Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Phân tích các yếu tố về khả năng lãnh đạo của người lãnh đạo thành công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.06 KB, 7 trang )

PHAN TICH CAC YẾU TỐ VỀ KHẢ NANG LÃNH DẠO CỦA NGƯỜI
LÃNH DẠO THANH CONG

“Lãnh đạo là nghệ thuật khiến ai đó làm điều mà bạn muốn như thể chính anh ta
muốn làm điều đó” - Dwight D. Eisenhower – Tổng thống thứ 34 của Mỹ
Chúng ta ai cũng hiểu một tổ chức, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền
vững đều cần đến những nhà lãnh đạo hiệu quả. Vậy thì yếu tố nào quyết định hiệu quả
của một nhà lãnh đạo “tố chất hay kỹ năng?. Những nghiên cứu gần đây cho thấy một số
tố chất về cá tính được coi là liên quan chặt chẽ với hiệu quả quản lý của nhà lãnh đạo
bao gồm mức độ sinh lực, sức chịu đựng căng thẳng, sự tự tin, xu hướng có động lực về
nội tâm, sự trưởng thành về mặt tâm lý, tính liêm trực, định hướng quyền lực hòa nhập
xã hôi, nhu cầu thành tích hợp lý và nhu cầu phụ thuộc thấp…. nhưng để thành công
ngoài nhưng tố chất đó nhà lãnh đạo còn phải có kỹ năng. Có 3 nhóm kỹ năng lãnh đạo
đã được phân loại đó là Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng nhận thức và Kỹ năng chuyên môn
nghiệp vụ. Tùy thuộc vào loại hình tổ chức, vào từng vị trí cấp bậc của quản lý mà tầm
quan trọng các các kỹ năng này được xếp ở mức cao, thấp hay trung. Như vậy có thể
thấy tố chất của nhà lãnh đạo là điều kiện cần và kỹ năng là điều kiện đủ. Một nhà lãnh
đạo có tố chất mà không có kỹ năng thì cũng không thể trở thành một nhà lãnh đạo thành
công và ngược lại.
Có một điều thú vị là sau khi tổng quan các tài liệu viết về lãnh đạo, Stogdill đã kết luận
rằng “có bao nhiêu người cố gắng định nghĩa thế nào là lãnh đạo thì cũng có bấy nhiêu
định nghĩa”, nên việc các nghiên cứu không đưa ra được một công thức chung nào cho
một nhà lãnh đạo hiệu quả trong mọi tình huống, mọi công việc cũng là điều hoàn toàn
dễ hiểu. Bản thân tôi sau khi nghiên cứu giáo trình “phát triển khả năng lãnh đạo” của
đại học Griggs kết hợp với kinh nghiệm thực tế, tôi cũng có quan điểm về tố chất và
năng lực của người lãnh đạo hiệu quả. Người lãnh đạo thành công mà tôi muốn nói đến ở
đây đó là lãnh đạo của tôi, ông Phạm Hồng Sơn – Tổng Giám đốc Ban QLDA đường Hồ
Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của ông, Ban QLDA đường Hồ Chí Minh luôn hoàn thành
tốt mọi nhiệm được giao, được Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng nhiều phần thưởng cao
quý, trong đó năm 2009 vào dịp kỷ niệm 10 năm ngày thành lập, Ban QLDA đường Hồ
_____________________________________________________________________________




Chí Minh đã vinh dự được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất. Những tố
chất và kỹ năng mà theo tôi là đã làm nên thành công của ông đó là:
- Có tầm nhìn, Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch và Kỹ năng giao tiếp: Sự thành bại
của doanh nghiệp phụ thuộc tài năng của nhà lãnh đạo bởi tầm nhìn xa trông rộng và kỹ
năng quản lý và lập kế hoạch của người lãnh đạo. Thế giới ngày nay đầy biến động, trình
độ và nhận thức của cấp dưới ngày càng cao đòi hòi nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến
lược vượt xa khỏi hiện tại, hoạch định rõ ràng mục tiêu, những khó khăn và thuận lợi để
đưa ra kế hoạch thực hiện tầm nhìn của mình. Nhà lãnh đạo cần phải có tư duy nhạy bén,
một khả năng phán đoán sắc bén để đưa ra tầm nhìn, chiến lược phát triển lâu dài cho
doanh nghiệp. Những tầm nhìn và kế hoạch đầy tham vọng sẽ là động lực lớn cho cấp
dưới tận tâm với mục đích chung của tổ chức. Tuy nhiên, để truyền đạt tầm nhìn và
thuyết phục nhân viên tận tâm với kế hoạch đề ra, nhà lãnh đạo còn phải cần một kỹ
năng giao tiếp tốt. Kỹ năng giao tiếp tốt cũng sẽ giúp nhà lãnh đạo khuyến khích, động
viên và thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên.
Tại Ban QLDA đường Hồ Chí Minh của chúng tôi, Tổng Giám đốc Phạm Hồng Sơn là
người có những cái nhìn sâu sắc về thời cuộc. Ông luôn đưa ra những tầm nhìn cấp tiến
và biết cách truyền đạt nó cho cấp dưới bằng niềm tin và nhiệt huyết của mình. Bằng
chứng đó là khi triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 (từ Xuân Mai, Hà Nội
– Ngọc Hồi, Kon Tum) đã có rất nhiều ý kiến cho rằng việc đầu tư dự án đường Hồ Chí
Minh là không hiệu quả. Ngay cả chúng tôi, lúc đầu cũng không nhiều người tin tưởng
vào việc dự án sẽ tiếp tục được triển khai các giai đoạn tiếp theo. Nhưng ông là người
luôn tin tưởng vào sự cần thiết của trục dọc Bắc – Nam thứ hai trong mục tiêu xóa đói
giảm nghèo và Công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, trong khi triển khai
giai đoạn 1, ông đã đưa ra kế hoạch triển khai công tác chuẩn bị đầu tư cho giai đoạn 2
(nối thông từ Pắc Bó – Cà Mau), với mục tiêu khi được Quốc hội xem xét đầu tư sẽ cung
cấp đầy đủ các thông tin để Quốc hội có cơ sở quyết định (Dự án xây dựng đường Hồ
Chí Minh là dự án quan trọng Quốc gia do Quốc hội quyết định đầu tư); cũng như sẽ đẩy
nhanh được tiến độ thực hiện dự án nếu Quốc hội quyết định đầu tư xây dựng giai đoạn 2

(đây cũng là một yếu tố để Quốc hội quyết định cho phép triển khai xây dựng dự án).
Đầu năm 2011, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 11/NĐ-CP để ổn định kinh tế vĩ mô,
kiềm chế lạm pháp và đảm bảo an sinh xã hội, trong đó có chủ trương cắt giảm đầu tư
_____________________________________________________________________________


công. Ông đã đánh giá nguồn vốn Ngân sách cho dự án sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, ông đã
tập trung công tác chỉ đạo vào việc tìm kiếm nguồn vốn khác để xây dựng dự án. Những
kế hoạch mà ông đề ra đều với mục tiêu là làm sao để Ban QLDA đường Hồ Chí Minh
phát triển bền vững, đời sống của cán bộ nhân viên ngày được cải thiện.
Ông truyền đạt cho cấp dưới hiểu được những ý tưởng của mình bằng kỹ năng giao tiếp
nhạy cảm, khả năng thuyết trình truyền cảm, sự quan tâm chân thành và cảm thông đối
với cấp dưới, bằng những khẩu hiệu hành động trong từng giai đoạn như: Nhanh và
nhanh hơn nữa – Tốt và tốt hơn nữa, Trực tiếp – Trí tuệ – Hiệu quả, Linh hoạt - Khẩn
trương – Chất lượng... Bằng những bài thơ, bản nhạc ngợi ca quê hương, đất nước, Bác
Hồ kính yêu (ông cũng là hội viên Hội Nhạc sỹ Hà Nội). Những chủ đề mà ông đưa ra
giúp chúng tôi hiểu rõ được tầm nhìn của ông và thấy rằng nó phù hợp với kỳ vọng, với
giá trị chung của chúng tôi. Từ đó, xác định được trách nhiệm của mình với mục tiêu
chung của Ban và nỗ lực thực hiện. Kết quả là năm 2008, giai đoạn 2 của dự án chính
thức được khởi công; Đầu năm 2012 dự án cao tốc Cam Lộ - Túy Loan đầu tư bằng hình
thức BT đã được chấp thuận triển khai.
- Kiên trì với mục tiêu đặt ra: Tục ngữ Việt Nam có câu “Có công mài sắt có ngày nên
kim”, một nhà lãnh đạo giỏi không bao giờ bỏ cuộc khi vẫn còn dù chỉ là một tia hy
vọng. Mọi thứ không phải lúc nào cũng dễ dàng nên là người đứng đầu biết chấp nhận
thử thách và kiên trì, giữ vững ý chí cho đến khi thành công. Niềm hy vọng và lòng kiên
trì, không ngại khó khăn luôn của người lãnh đạo có sức lan tỏa rộng rãi, khi đó nó trở
thành một phương châm hành động, văn hóa của tổ chức, đây sẽ là động lực tốt để phát
triển doanh nghiệp.
Tính cách mà chúng tôi học được của ở người lãnh đạo của mình đó là đã làm việc gì thì
phải làm cho bằng được, và đó cũng như kim chỉ nam hành động trong xử lý công việc

của chúng tôi. Trong những buổi họp giao ban, chúng tôi luôn cùng nhau tìm ra những
giải pháp để giải quyết những khó khăn vướng mắc trong công việc, những giải pháp đưa
ra được phân tích cụ thể tính khả thi trước khi được đưa vào thực hiện để tránh lãng phí
nguồn lực. Nó tạo điều kiện cho chúng tôi được phát huy sự chủ động, sáng tạo trong
giải quyết công việc, có cơ hội khẳng định được bản thân và nâng cao được kỹ năng xử
lý công việc từ đó gắn kết với tổ chức hơn.
_____________________________________________________________________________


- Quyết đoán, dám làm và dám chịu trách nhiệm: Người lãnh đạo luôn phải đối mặt
với vấn đề gai góc, những công việc phức tạp, khi đó bản lĩnh của người lãnh đạo mới
thực sự được thể hiện. Người lãnh đạo sau khi lắng nghe, bàn thảo, phác họa, cân nhắc,
ủy nhiệm, trao quyền là đến thời điểm đưa ra các quyết định quan trọng. Đó chính là lúc
đặt ra mục đích hành động, khích lệ niềm tin và hy vọng, chấp nhận những sáng kiến
hay, khen thưởng đúng người đúng việc, phác thảo những chuẩn mực đúng đắn và xác
định nhịp độ phù hợp. Nói cách khác, đó là lúc phẩm chất của nhà lãnh đạo đúng nghĩa
được biểu lộ. Một quyết định có thể phản ánh nhiều sự đóng góp của nhiều người, nhưng
quyết định đó là hành động của chính người lãnh đạo. Và bất chấp hậu quả có ra sao đi
nữa, thì người lãnh đạo cũng phải chấp nhận và chịu trách nhiệm của mình về quyết định
của mình. Sự cả nể, nhân nhượng trong cách đưa ra quyết định có thể dẫn đến những sai
lầm khi tạo tiền lệ xấu dẫn đến việc làm mất đi cái “uy” trong vị thế là người lãnh đạo.
Đôi khi người lãnh đạo cũng cần nhẫn tâm một chút trong việc kỷ luật một nhân viên nào
đó vì hành động gây tổn hại lớn đến lợi ích của công ty. Người lãnh đạo dám đứng mũi
chịu sào vì lợi ích chung của tổ chức có ảnh sâu sắc đến nhận thức của cấp dưới, cấp
dưới cảm phục và sẽ noi gương hành vi của người lãnh đạo và nỗ lực hết mình vì mục
tiêu chung.
Dự án của chúng tôi trải dài từ Pắc Bó – Cà Mau, mỗi một địa phương mà dự án đi qua
đều có những thuận lợi và khó khăn riêng, khối lượng công việc rất lớn, từ giải phóng
mặt bằng, chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư. Sự quyết đoán của Tổng Giám đốc trong
công việc là một yếu tố quan trọng đảm bảo tiến độ thực hiện dự án. Bằng sự nhạy bén

và quyết đoán, ông luôn đưa ra các giải pháp phù hợp cho vấn đề. Sự quyết đoán của ông
còn thể hiện một trình độ chuyên môn vững chắc đối với ngành nghề kỹ thuật đặc thù
như của chúng tôi. Những quyết định của ông được đưa vào thông báo họp giao ban
hàng tuần để cho các bộ phận làm căn cứ thực hiện. Điều này là rất hiếm đối với cơ chế
thủ trưởng lãnh đạo như tại Ban chúng tôi. Ông thường nói “tôi quyết, tôi chịu trách
nhiệm” và phê ý kiến chỉ đạo vào văn bản nếu còn có những bất đồng trong phương pháp
giải quyết công việc để cấp dưới yên tâm thực hiện.
- Kỹ năng giao quyền hiệu quả: Giao quyền đồng nghĩa với với đặt niềm tin vào cấp
dưới khuyến khích cấp dưới tự quyết định làm thế nào tốt nhất để thực hiện mục tiêu của
_____________________________________________________________________________


tổ chức, thay vì bảo họ phải làm gì. Giao quyền cũng sẽ giảm được sự rườm rà trong quá
trình giải quyết công việc, tránh mô hình quản lý nhiều tầng nấc. Ngoài ra giao quyền
còn có nghĩa là cung cấp đủ nguồn lực cho cấp dưới có thể toàn quyền thực hiện nhiệm
vụ mà họ chịu trách nhiệm. Chính vì vậy, nhà lãnh đạo phải biết phát hiện nhân tài,
người có khả năng và phân bổ công việc một cách hợp lý. Bên cạnh đó, người lãnh đạo
cần phải có chính sách đãi ngộ đặc biệt cho những con người giỏi, những người dám đặt
những mục tiêu vô cùng thách thức và tìm cách để thực hiện nó. Tuy nhiên, người lãnh
đạo cũng phải có một cơ chế báo cáo sao cho người lãnh đạo vẫn nắm bắt được tình hình
thực hiện công việc đã ủy quyền.
Khi bắt đầu triển khai xây dựng đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2, Tổng Giám đốc đã ủy
quyền cho các trưởng phó phòng trực tiếp điều hành từng dự án thành phần với chức
danh Giám đốc điều hành. Giám đốc điều hành được toàn quyền quyết định và phải chịu
trách nhiệm về tiến độ và chất lượng đối với dự án thành phần mà mình quản lý từ khâu
chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư cũng như giải phóng mặt bằng. Các phó Tổng Giám
đốc được ủy quyền để theo dõi và giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình
thực hiện. Những Giám đốc điều hành hoàn thành nhiệm vụ sẽ được ưu tiên giao nhiệm
vụ điều hành các dự án khác và là cơ sở để khen thưởng và xem xét bổ nhiệm chức vụ
cao hơn. Những người không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị cắt giảm công việc hoặc bố trí

giao nhiệm vụ khác thích hợp hơn. Chính việc ủy quyền này đã tạo động lực cho các
Giám đốc điều hành phát huy hết khả năng của mình phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ
được giao.
Kết quả là mặc dù gặp khó khăn đặc biệt về vốn, nhưng bằng sự nỗ lực và sáng tạo, năm
2011 chúng tôi đã hoàn thành và đưa vào sử dụng cầu Đầm Cùng (Cà Mau) và cầu Ngọc
Tháp (Phú Thọ). Trong bài phát biểu của mình tại lễ khánh thành cầu Đầm Cùng, Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã khen ngợi và đồng ý bố trí vốn cho Ban QLDA
đường Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai xây dựng cầu Năm Căn (Cà Mau). Phần thưởng
này không những là sự ghi nhận đối với những nỗ lực của chúng tôi trong thời gian qua
mà nó còn mang lại công việc cho toàn thể cán bộ nhân viên Ban QLDA đường Hồ Chí
Minh.

_____________________________________________________________________________


- Niềm đam mê và khát khao cống hiến: Richard Branson người sáng lập ra Tập đoàn
Virgin đã nói rằng “Nếu mục đích kiếm tiền là động lực duy nhất thì tôi tin bạn không
nên theo đuổi kinh doanh. Kinh doanh là phải có ích, có niềm vui, phải khích lệ được
khả năng sáng tạo của bạn”. Quả thật, trong mỗi của chúng ta, dù là lãnh đạo hay nhân
viên đều mong muốn được khẳng định bản thân, được đóng góp một phần sức lực của
mình cho Tổ quốc. Bằng chứng là các thế hệ người dân Việt Nam đều không tiếc máu
xương của mình chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, vì nền độc
lập tự do của Tổ quốc. Một người lãnh đạo biết khơi dậy niềm đam mê và khát khao
cống hiến của cấp dưới chắc chắn sẽ thành công.
Từ hành động đến lời nói và những sáng tác của mình của mình Tổng Giám đốc của
chúng tôi đã cho chúng tôi thấy được niềm tự hào khi Ban QLDA đường Hồ Chí Minh
vinh dự được giao nhiệm vụ tiếp bước các thế hệ cha anh xây dựng con đường Hồ Chí
Minh huyền thoại, con đường mang tên Bác - lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, con
đường xóa đói giảm nghèo thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Ngọn lửa nhiệt huyết trong đã truyền sang chúng tôi giúp chúng tôi hiểu và yêu công

việc của mình hơn, từ đó tận tâm cống hiến vì mục tiêu chung.
Và để kết thúc phần phân tích của mình tôi xin trích Bài ký “Viết tiếp về một con đường
lớn” của tác giả Cao Ngọc Thắng đăng trên Báo Văn Nghệ số 32 (8-8-2009) khi nói về
Tổng Giám đốc Phạm Hồng Sơn:
“...Tổng Giám đốc Phạm Hồng Sơn đã viết nên những ca khúc hào sảng như vậy để anh
chị em cùng hát:
Đường con đi theo theo dấu chân Người
Đi dọc Việt Nam yêu dấu
Nối trăm miền bằng tình Bác thiết tha
Nối trăm miền bằng tình Bác bao la...
Dàn đồng ca ấy, dưới sự chỉ huy của người nhạc trưởng Phạm Hồng Sơn, đã và đang
cùng cả nước vững bước đi trên con đường Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
thực hiện trọn vẹn những hoài bão son sắt một đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bác Hồ
kính yêu của chúng ta.”
_____________________________________________________________________________


Như vậy, có thể kết luận tố chất và kỹ năng là những phẩm chất làm nên một nhà lãnh
đạo thành công. Nhà lãnh đạo thành công là người có khả năng tạo động lực và truyền
ngọn lửa nhiệt huyết của mình cho mọi người, họ gắn kết trái tim và trí óc của mọi người
để hoàn thành các mục tiêu chung. Việc phân tích tố chất và kỹ năng của một nhà lãnh
đạo thành công có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển khả năng lãnh đạo, nó giúp
chúng ta lựa chọn nhân sự để đảm nhiệm các vị trí quản lý đồng thời xác định nhu cầu
đào tạo cho những vị trí hiện tại và lập kế hoạch cho các hoạt động phát triển quản lý để
chuẩn bị cho công tác quy hoạch cán bộ của tổ chức trong quá trình xây dựng và phát
triển tổ chức một cách bền vững.

Tài liệu tham khảo
-


Giáo trình môn “Phát triển khả năng lãnh đạo” – Chương trình đào tạo MBA - ĐH
Griggs.

-

/>
-

/>FE/View/Tri-thuc-Secoin2/Ong_chu To_chat_hay_ky_nang/?print=1977050574

-

/>portalid=52&tabid=105&catid=438&distid=810

_____________________________________________________________________________



×