Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích đặc điểm của nhà lãnh đạo thành công – ví dụ tổng gđ chứng khoán phương nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.23 KB, 12 trang )

Phân tích đặc điểm của nhà lãnh đạo thành công – ví dụ Tổng GĐ
Chứng khoán Phương Nam

Một nhà lãnh đạo thành công, bao nhiêu phần trăm là do tố chất và bao nhiêu
phần trăm là do kỹ năng và kinh nghiệm thực tế tạo ra? Yếu tố nào là yếu tố quyết
định sự thành công của một nhà lãnh đạo: Tố chất hay Kỹ năng? Thực tiễn cho ta
thấy rằng Tố chất và Kỹ năng là điều kiện cần và đủ cho thành công. Tố chất là điều
kiện cần và kỹ năng là điều kiện đủ cho nhà lãnh đạo thành công. Có tố chất mà
không có kỹ năng thì cũng không thể trở thành một nhà lãnh đạo thành công và
ngược lại.
“Người lãnh đạo được miêu tả với đặc trưng là người có mong muốn mạnh mẽ
được gánh vác trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ, mạnh mẽ và kiên trì trong việc
thực hiện mục tiêu, quyết đoán và sáng tạo trong giải quyết vấn đề, chủ động trong
các tình huống, tự tin, mong muốn khẳng định mình, sẵn sàng chấp nhận hậu quả
của quyết định và hành động của mình, sẵn sàng chấp nhận áp lực trong các mối
quan hệ, sẵn sàng chịu đựng sự thất bại và chậm chễ, khả năng gây ảnh hưởng đối
với hành vi của người khác, năng lực xây dựng hệ thống giao tiếp xã hội phục vụ
mục đích cấp bách”.
“Người lãnh đạo phải là người thủ lĩnh, đồng thời phải là người thắp lửa và giữ lửa
bởi vì ngọn lửa đó không thể giao cho ai được, ngọn lửa của mình thổi không giống
ngọn lửa do người khác thổi.”
“Làm Giám đốc phải làm thủ lĩnh. Đã là thủ lĩnh thì phải hành động. Chính hành
động của mình làm cho người lao động của mình hiểu mình và ở bên cạnh mình”


Sau đây tôi sẽ phân tích những tố chất và kỹ năng của người lãnh đạo trực tiếp của
tôi là Ông: Phan Quốc Huỳnh. Phó TGĐ – Kiêm Giám Đốc Chi nhánh Công ty cổ
phần Chứng khoán Phương Nam tại Hà Nội.
1, Trước hết về đam mê, khát vọng và tố chất:
Theo các nghiên cứu về tố chất và kỹ năng lãnh đạo của Stogdill (1948 &
1974) thì tố chất đượt liệt kê ra là: Khả năng thích ứng tốt với tình hình; Tỉnh táo


trong môi trường xã hội; Tham vọng, luôn định hướng thưc hiện mục tiêu; Quyết
đoán; Hợp tác; Có thể tin cậy; Thể hiện quyền lực; Năng động; Kiên trì; Tự tin; Chịu
được áp lực căng thẳng; Sẵn sàng chịu trách nhiệm. Nhận định về tố chất của nhà
quản lý hiệu quả người ta cho rằng đó là: Định hướng hiệu quả rõ ràng; Định hướng
quyền lực hòa nhập xã hội mạnh mẽ; Tự tin cao; Niềm tin mãnh liệt vào giá trị bản
thân; Trung tâm điều khiển nội. Một số các tố chất khác cũng được nêu đến gồm: Trí
thông minh cảm xúc; Hiểu biết xã hội; Tư duy hệ thống; Khả năng học hỏi.
Tuy nhiên khía cạnh phân tích ở đây cụ thể hơn, tất nhiên có nhiều điểm
chung với lý thuyết chung về tố chất lãnh đạo.
Làm lãnh đạo đã khó, làm lãnh đạo giỏi còn khó hơn gấp nhiều lần. Lãnh đạo
không chỉ đơn thuần là một chức danh, một vị trí, một sự bổ nhiệm mà hơn thế, lãnh
đạo chính là khả năng tạo ra ảnh hưởng với tất cả mọi người. Do đó, muốn làm lãnh
đạo giỏi, phải có những "bí kíp" riêng.
Khát vọng và tố chất là hai yếu tố không thể thiếu của một lãnh đạo thành
công. Chúng ta đều đồng ý rằng, sống trên cõi trần này, bất luận đó là nghề gì, thì
đều phải có khát vọng. Nhưng khát vọng thôi không đủ, bạn phải có tố chất.
Giám đốc là nghề quản lý/quản trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Nói
đến nghệ thuật tức là nói đến năng khiếu trời cho. Edison (nhà khoa học vĩ đại của


thế kỷ 20 đã để lại hàng ngàn phát minh giá trị cho nhân loại) từng nói: “Để thành
công một cái gì đó thì 99% nhờ vào nỗ lực của bản thân, chỉ có 1% nhờ vào tài
năng”. Rõ ràng, 1% tài năng (tố chất) tuy nhỏ, nhưng nếu không có 1% này thì 99%
kia cũng… bỏ.
Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu nhiều thách thức, việc thành hay bại
của doanh nghiệp phần lớn phụ thuộc vào lãnh đạo. Các doanh nghiệp có thể bắt
chước nhau mọi thứ từ công nghệ, nguyên vật liệu, sản phẩm, giá cả... nhưng có một
thứ khó mà sao chép được, đó chính là "lãnh đạo". Nhưng thông thường điều khác
biệt chính tạo nên lãnh đạo khác nhau là tố chất.
Đam mê là một nhân tố rất quan trọng đối với một người lãnh đạo. Nếu thiếu

đam mê thì anh sẽ biến thành nhà lãnh đạo “robot”, thiếu cá tính, thiếu bản sắc.
Ngoài ra, tất cả các những nhà lãnh đạo doanh nghiệp lớn đều thể hiện sự nhiệt tình
vì công việc, vì công ty và sự nghiệp bản thân. Họ có niềm tin và cảm nhận mạnh
mẽ về một ý tưởng, một sản phẩm hay một quy trình mới và có khả năng sử dụng
hiệu quả cương vị của mình để truyền bá niềm tin này với nhân viên họ một cách
hiệu quả nhất.
Sự hiểu biết, chỉ số thông minh và ham học hỏi: Người lãnh đạo không thể
điều hành tốt nếu họ không hiểu biết gì về lĩnh vực hoạt động của họ. Ngoài những
kiến thức cơ bản trong lĩnh vực hoạt động của mình, người lãnh đạo còn phải đọc
nhiều và luôn có tinh thần học hỏi để không ngừng nâng cao kiến thức, nhận biết và
cập nhật những thông tin và tri thức mới. Điều này giúp cho nhà lãnh đạo có một
vốn kiến thức sâu rộng vừa hoàn thiện bản thân lại vừa có cái nhìn tổng thể để phát
triển doanh nghiệp.


Tầm nhìn và sự quyết đoán: Sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc tài
năng của nhà lãnh đạo bởi sự quyết đoán và tầm nhìn xa trông rộng của người lãnh
đạo.Bởi xã hội có nhiều biến chuyển, xu thế phát triển có nhiểu mới mẻ đòi hòi nhà
lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược thực tế, vạch địch rõ ràng mục tiêu và những
khó khăn, thuận lợi trước mắt để đưa ra kế hoạch tiến triển công việc. Nếu không có
khả năng phán đoán tương lai thì sẽ rất khó để đưa ra tầm nhìn, chiến lược phát triển
lâu dài của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tính quyết đoán trong mọi công việc sẽ giúp
cho họ có những quyết định kịp thời và sáng suốt.
Ông Phan Quốc Huỳnh đưa ra khẩu hiệu “Chuyên nghiệp để phát triển”,Thông
điệp đó cũng thể hiện quan điểm rõ ràng của doanh nghiệp với khách hàng.
Dũng cảm và kiên trì: Một nhà lãnh đạo tốt không bao giờ đầu hàng khó
khăn, thất bại mà quan trọng là họ biết đối mặt và dũng cảm vượt qua sự khó khăn,
thất bại đó đồng thời để trải nghiệm thêm cho mình vốn tích lũy thiết thực về quản
lý hay chiến lược kinh doanh. Mọi thứ không phải lúc nào cũng dễ dàng và nhất là
người đứng đầu nên biết chấp nhận thử thách và kiên trì, giữ vững ý chí cho đến khi

nào thành công thì thôi. Niềm hy vọng và lòng kiên trì, không ngại khó khăn là động
lực lớn để phát triển doanh nghiệp.
Cuối năm 2011 thị trường chứng khoán giảm mạnh đã kéo theo tất cả các cổ
phiếu giảm sút mạnh nhất trong lịch sử, nhiêu công ty chứng khoán đã phá sản hoặc
xin rút khỏi nghiệp vụ môi giới.
Bên cạnh đó có thể phân tích thêm một số khía cạnh nữa của tố chất lãnh đạo
đã hội tụ trong nhà lãnh đạo thành công nói chung, và Ông Phan Quốc Huỳnh nói
riêng đó là:
- Về chỉ số, đòi hỏi cần có: chỉ số thông minh cao, chỉ số nhạy cảm cao...


- Về tư duy chiến lược, đòi hỏi cần có: tư duy tổng hợp, tư duy phân tích, tư duy hệ
thống, tư duy sáng tạo, tư duy logic, tư duy quy luật...
- Về tính cách, đòi hỏi cần có: cẩn trọng, chu toàn, chặt chẽ, nhanh nhạy, tinh tế,
mạnh mẽ, quyết đoán, kiên nhẫn, chịu đựng...
Ngoài ra, tôi cảm nhận được cái thần thái, có cái uy trong hành động, tác
phong của Ông Phan Quốc Huỳnh. Tôi không tin và không biết xem tướng số,
nhưng ở con người Ông toát lên được phong thái của người lãnh đạo, có khả năng
tập hợp, hiệu triệu người khác một cách tự nhiên, có khả năng thuyết phục cao, đáng
tin cậy.
2, Về kỹ năng:
Kỹ năng lãnh đạo là một phẩm chất bạn cần phải học hỏi và rèn luyện. Cách
học tốt nhất chính là từ những kinh nghiệm của bản thân. Năng lực lãnh đạo được
phát triển qua kinh nghiệm thực tế, qua những cọ sát, thử thách với công việc hằng
ngày.
Theo các nghiên cứu về tố chất và kỹ năng lãnh đạo của Stogdill (1948 &
1974) thì các kỹ năng của một nhà lãnh đạo gồm: Có kỹ năng dựa trên khái niệm;
Sáng tạo; Giỏi ngoại giao và tế nhị; Nói năng lưu loát; Hiểu biết về công việc; Có
đầu óc tổ chức (có khả năng quản lý); Có sức thuyết phục; Có kỹ năng giao tiếp.
Có 3 nhóm kỹ năng lãnh đạo đã được phân loại:

+, Kỹ năng nghiệp vụ
+, Kỹ năng giao tiếp
+, Kỹ năng nhận thức.


Tùy thuộc vào từng vị trí (cấp bậc) của quản lý mà tầm quan trọng các các kỹ
năng này được xếp ở mức cao, thấp hay trung.
Tuy nhiên trong phạm vi nội dung này, tôi đi sâu phân tích một số kỹ năng
điển hình, được thể hiện rõ ở cá nhân Ông Phan Quốc Huỳnh, xem như phần bổ
sung thực tiễn cho những vấn đề mang tính lý thuyết.
Một số kỹ năng không thể thiếu của nhà lãnh đạo có thể kể như: Kỹ năng
quản lý và lập kế hoạch, kỹ năng giao quyền hiệu quả, kỹ năng truyền cảm hứng và
kỹ năng giao tiếp.
2.1. Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch:
Đây là một kỹ năng không thể thiếu của nhà lãnh đạo. Họ xây dựng tầm nhìn
chiến lược cho công ty, đồng thời cũng phải quản lý và lập kế hoạch cho các mục
tiêu mà công ty cần đạt tới. Có khả năng quản lý và lập kế hoạch, thì nhà lãnh đạo
mới có thể duy trì, phát triển và thay đổi được tầm nhìn chiến lược khi cần thiết.
Quản lý và lập kế hoạch được Ông Phan Quốc Huỳnh chỉ đạo thực hiện tốt
thông qua các thành viên trong tổ chức của mình. Những kinh nghiệm tích luỹ trong
quá trình hoạt động trong lĩnh vực Luật sư và chứng khoán đã giúp Ông lập kế
hoạch và quản lý kế hoạch rất sát đúng với tình hình thực tế. Do đó trong giai đoạn
khó khăn cuối năm 2011 của thị trường chứng khoán, nhưng Chứng khoán Phương
Nam luôn đạt các chỉ số kinh doanh tốt, an toàn và phát triển bền vững.
2.2. Kỹ năng giao quyền hiệu quả:
Nhà lãnh đạo phải biết phát hiện nhân tài người có khả năng bổ sung những
khiếm khuyết của bạn thay vì biết cách khen ngợi mà hãy phân quyền và phân bổ
công việc một cách hợp lý. Bên cạnh đó, người lãnh đạo cần phải có chính sách đãi



ngộ đặc biệt cho những con người giỏi, những người dám đặt những mục tiêu vô
cùng thách thức và tìm cách để thực hiện nó.
Ông Phan Quốc Huỳnh thường tin vào khả năng ra quyết định và nhìn nhận
của mình hơn, nhưng một khi đã tin vào khả năng của một nhân viên dưới quyền thì
Ông giao cho họ đủ quyền để họ chủ động phát huy. Từ đó đã tạo ra động lực rất tốt
cho bộ máy của ông. Những vấn đề uỷ quyền cho cấp phó đều được nêu thành các
văn bản rất cụ thể và chi tiết. Việc can thiệp vào vấn đề đã uỷ quyền được Ông Phan
Quốc Huỳnh thực hiện rất hạn chế, chỉ điều chỉnh khi việc đi lệch hướng mục tiêu.
Do đó người dưới quyền phát huy được quyền với cấp dưới. Như vậy đã tạo được
một mắt xích “lãnh đạo” có uy tín trong doanh nghiệp.
Trong nội bộ công ty tôi với từng phòng ban Ông Phan Quốc Huỳnh đều có
những cách quản lý và những chính sách khác nhau. Tạo điều kiện cho tối đa cho
mọi người phát huy hết các khả làm việc và đối với ông đó là hiệu quả của công
việc.
2.3. Kỹ năng truyền cảm hứng:
Biết cách truyền cảm hứng cho người khác và bạn sẽ nhận được những điều
mà bạn mong đợi khi bạn quan tâm nhiều đến họ. Muốn trở thành nhà lãnh đạo giỏi,
bạn cần phải hiểu nhân viên của mình, biết lắng nghe và chia sẻ với cấp dưới chứ
không phải chỉ biết ra lệnh và quát tháo. Khi có vấn đề rắc rối, phải đặt mình vào
hoàn cảnh cụ thể để từ đó có hướng giải quyết hợp tình hợp lý.
Theo David Glass - nguyên Chủ tịch, Tổng giám đốc của Tập đoàn bán lẻ
Wal-Mart , xét trên khía cạnh chiến lược, các nhà lãnh đạo có thể đưa ra những
quyết định lớn lao nhưng điều đó chưa hẳn giúp được nhiều cho họ trừ khi họ là
người lãnh đạo có khả năng truyền cảm. Khi công ty gặp biến cố, mà sớm hay muộn


thì điều này cũng sẽ xảy ra với hầu hết các công ty, khả năng lãnh đạo đầy nhiệt
huyết và có sức lan tỏa sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành bại của tổ chức.
Về góc độ này, Ông Phan Quốc Huỳnh là người rất giỏi. Trong năm đầu tiên
làm Giám đốc của Công ty Chứng khoán Phương Nam là năm mà thị trường chứng

khoán giảm mạnh và rất nhiều công ty chứng khoán gặp khó khăn. Ông đã truyền
cảm hứng cho mọi người ở công ty đưa ra những chính sách quản lý hết sức hợp lý
đã tạo động lực làm việc cho mọi người cùng cố gắng vượt bão , cách mà ông gọi là
“giữ lửa” đã thu phục được nhiều người. Ông truyền cảm hứng cho mọi người thông
qua tác phong và thái độ với công việc. Tất cả đều vì cái chung, sự công bằng và
hiệu quả của công ty. Cảm hứng đó cũng được Ông Phan Quốc Huỳnh truyền tải
thông qua các những phát biểu trên truyền hình của những kênh tài chính chứng
khoán, các tạp chí tài chính. Cấp dưới cứ dần dần hiểu và thấm dần quan điểm, tư
duy.
2.4. Kỹ năng giao tiếp:
Nhà lãnh đạo phải có một kỹ năng giao tiếp tốt bằng cả văn nói và văn viết,
vì điều đó sẽ bộc lộ được khả năng nhiều mặt của bạn và có ảnh hưởng không nhỏ
tới sự thành công của công ty. Muốn thuyết phục được nhân viên tin mình, theo
mình, nhà lãnh đạo phải biết cách truyền đạt thông tin. Muốn thúc đẩy tinh thần làm
việc của nhân viên, nhà lãnh đạo phải biết cách khuyến khích, động viên, hay muốn
có các bản hợp đồng, nhà lãnh đạo cũng phải biết cách thương thuyết.
Ông Phan Quốc Huỳnh đã từng là một Luật sư nên ông có khả năng hùng
biện và diễn thuyết rất tốt, phù hợp hoàn cảnh. Khả năng hùng biện và triển khai từ
những chi tiết nhỏ. Sức lôi cuốn của các lần diễn thuyết, phát biểu chỉ đạo tại các hội
nghị, các cuộc họp cũng là một thứ “vũ khí” tốt. Do đó tầm giao tiếp và khả năng


giao tiếp là rất tốt và là lợi thế. Vì vậy chung tôi thường thấy Ông Phan Quốc Huỳnh
người đại diện công bố thông tin của công ty và là người thường xuyên xuất hiện
trên các tờ báo về tài chính ngân hàng cũng như các bản tin tài chính trên ti vi. Và
ông thường đưa ra những nhận đinh sâu xắc về các chính sách về tài chính...
Tạo nên bầu không khí làm việc khuyến khích mọi người năng động, sáng
tạo. Hãy đánh giá đầy đủ vai trò của những kỹ thuật để cải tiến quy trình làm việc
của doanh nghiệp, tạo ra bầu không khí hợp tác, đảm bảo sự thỏa mãn của từng cá
nhân đối với công việc. Sau đây là một số cách tạo ra bầu không khí làm việc năng

động:
3. Quan hệ nghề nghiệp:
Tại sao cần phải có quan hệ nghề nghiệp?
Vì không ai có thể giỏi nghề mà thiếu sự chia sẻ với đồng nghiệp trong xã
hội. Mỗi nghề đều có "sân chơi" riêng của mình, thế nên, mỗi một lãnh đạo cần phải
có quan hệ sâu rộng trong giới doanh nhân và cộng đồng.
Điều này cũng hội tụ đủ trong Ông Phan Quốc Huỳnh. Tất nhiên mối quan hệ
nghề nghiệp có xuất phát rất nhiều từ bạn bè học trong trường Đại học. Bên cạnh đó
các mối quan hệ với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước cũng được duy trì
tốt trên cơ sở công việc. Từ đó rất nhiều việc quan trọng, rất nhiều doanh nghiệp đã
được công ty Chúng khoán Phương Nam tư vấn lên sàn. Hoạt động một cách rất
hiệu quả.
4. Quản trị chức năng:
Là những kỹ năng bắt buộc, như: Biết cách chỉ đạo việc quản trị nguồn nhân
lực; Biết cách chỉ đạo việc quản lý tài chính và đầu tư; Biết cách chỉ đạo việc quản


lý công tác kế toán; Biết cách chỉ đạo việc quản lý marketing và thương hiệu; Biết
cách sử dụng dịch vụ tư vấn doanh nghiệp khi có nhu cầu; Hiểu biết về quan hệ
công chúng và quan hệ truyền thông, Nắm bắt về hội nhập và toàn cầu hóa…
Những nội dung liên quan đến quản trị chức năng thường do các bộ phận
chức năng làm theo sự phân công phân cấp. Tuy nhiên Ông Phan Quốc Huỳnh cũng
là người nắm bắt chắc về nguyên lý. Bên cạnh các lĩnh vực nắm trực tiếp như Tổ
chức nhân lực, Đầu tư và Tự Doanh Chứng Khoán thì các lĩnh vực quản trị chức
năng khác đều được uỷ quyền và giám sát hiệu quả.
5. Kết Luận
Tôi cho rằng, một người lãnh đạo thực sự không chỉ hội tụ những tố chất lãnh
đạo vốn có mà còn phải trau dồi những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo hiệu quả. Thế
nhưng, nhiều người trong chúng ta xem nhẹ điều đó và cứ giữ mãi quan niệm chủ
quan khi cho rằng họ sinh ra là để làm người đứng đầu. Hãy tự hỏi mình vì sao

những người khác cần phải lắng nghe, tôn trọng và thực hiện theo sự điều động,
hướng dẫn của bạn. Vì vậy nhà lãnh đạo phải biết được đâu là tố chất và kỹ năng
cần có cho mình để xây dựng và phát huy chúng một cách hiệu quả. Những phẩm
chất và kỹ năng này ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh người lãnh đạo và nền tảng
thành công của doanh nghiệp.
Kỹ năng lãnh đạo là một phẩm chất bạn cần phải học hỏi và rèn luyện. Cách
học tốt nhất chính là từ những kinh nghiệm của bản thân. Năng lực lãnh đạo được
phát triển qua kinh nghiệm thực tế, qua những cọ sát, thử thách với công việc hằng
ngày. Cũng như đối với mọi vấn đề khác trong cuộc sống, càng có nhiều thời gian
khám phá khả năng lãnh đạo thực tế thì càng gặt hái nhiều điều từ nó. Từ nền tảng lý
thuyết, ý tưởng, kinh nghiệm và những con người thực tiễn (Như trường hợp Ông


Phan Quốc Huỳnh đã dẫn ra ở trên), kết hợp với thực nghiệm của chính bản thân,
chúng ta sẽ dần dần khám phá được khả năng lãnh đạo của bản thân cũng như học
hỏi thêm được những kỹ năng, phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo thành công.


Tài liệu tham khảo:

- Phát triển kỹ năng lãnh đạo – Tài liệu chương trình đào tạo thạc sỹ kinh doanh
quốc tế
- />-



×