Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích phong cách lãnh đạo của vladimir putin – hình mẫu nhà lãnh đạo hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.72 KB, 11 trang )

PHÂN TÍCH PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA VLADIMIR PUTIN –
HÌNH MẪU NHÀ LÃNH ĐẠO HIỆN ĐẠI


VLADIMIR PUTIN – HÌNH MẪU NHÀ LÃNH ĐẠO HIỆN ĐẠI
I.

ĐIỂM QUA VỀ CUỘC ĐỜI PUTIN

Những ngày gần đây, dư luận thế giới bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đối với chính
trường nga nơi hình ảnh nhà tân tổng thống nước nga đang dần hé lộ. Và nhà lãnh
đạo được kỳ vọng nhất không ái khác chính là Vladimir Putin.
Thủ tướng Vladimir putin sinh ngày 07/10/1952 tại thành phố st Petecbua. Ông tốt
nghiệp khoa luật trường đại học quốc gia Lenin Grat. Ông làm việc cho ủy ban an
ninh quốc gia và bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình với công việc của mình tại
tòa thị chính lenin Grat. Năm 1998, sau khi chuyển về Matxcova, ông được cử làm
giám đốc cơ quan an ninh liên bang Nga và sự nghiệp chính trị của một nhân viên
an ninh đã tỏa sáng khi chỉ một năm sau, ông đã đc bổ nhiệm làm quyền thủ tướng
và sau đó đã được tổng thống Ensin đã giới thiệu là người kế nhiệm. Vào thời
điểm đó, không ai ngờ rằng, nhân vật chính trị ít tiếng tăm này lại có thể trở thành
người tạo nên một bước ngoặt cho tương lai của nước nga – hậu xô viết. Sau hai
nhiệm kỳ tổng thống từ năm 2000 đến năm 2008, ông Putin đã biến nước nga từ
khủng hoảng toàn diện về kinh tế xã hội, từ một vị thế quốc tế bị suy yếu từng
bước trở lại bản đồ cường quốc, thành công lớn nhất của ông là đã ổn định được
chính trị trong nước , đưa lại một diện mạo mới cho nền kinh tế nga, có những
bước đi chắc chắn trong thời kỳ đổi mới, lập lại ưu thế của nước nga trên trường
quốc tế. Tất cả đã tạo một nền móng cơ bản cho sự đi lên của nước Nga ngày nay.
Ngày 04/3 đã mở ra một tương lai mới cho nước nga, vị tân tổng thống Putin sẽ trở
lại với điện Cremly với nhiều triển vọng nhưng cũng không ít thách thức.
Ngày nay, khi trong nước và quốc tế, đâu đó vẫn còn những chuyện quant ham
nhũng nhiễu người dân, khi những người lãnh đạo vẫn còn thái độ cả nể lẫn nhau


rồi cho qua mọi chuyện, đâu đó vẫn còn những hình ảnh người dân mất lòng tin
vào cán bộ lãnh đạo hay những hình ảnh bi thương như dạng Gadafi, người ta càng
trông chờ nhiều hơn vào sự đổi ngôi dành cho những con người thực sự vì một xã
hội mới tươi đẹp hơn theo hình bóng của tân tổng thống Nga, Vladimir Putin.


Trong phần tham luận phía dưới, tôi xin được điểm lại những phong cách lãnh đạo,
những cách sống nơi Putin, để từ đó cùng thần tượng ông như một người lãnh đạo
chuẩn mực ngày nay.
II.

PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO VÀ CÁCH SỐNG PUTIN
1. Khẩu khí cương cường và thái độ quyết liệt

Đây có lẽ là điểm đầu tiên tôi khâm phục Putin khi ông luôn giữ cho mình một thái
độ cứng rắn, kiên quyết đối với các vấn đề đối mặt thay vì thái độ “dĩ hòa vi quý”
như nhiều đồng nghiệp lãnh đạo trên thế giới.
Nhiều nhà phân tích đã tổng kết lại thành 5 điểm chủ yếu trong câu trả lời về
nguyên nhân hình thành lên tính cách khẩu khí cương cường và quyết liệt của nhà
lãnh đạo V.Putin tại cái nơi có rất nhiều cái đầu không chỉ thông thái mà là rất ‘Sói
Siberi’ cộng thêm chất ‘Gấu Nga’, thậm chí đã thêm vào cái ngạo mạn ghê gớm
của ‘quý tộc Sa Hoàng kiểu mới’ trong Chính Giới nước Nga:
* Sự tự tôn tự cường thêm vào là tinh thần yêu nước thương Dân thật lòng của một
Chính khách Lương thiện và rất biết mình phải làm gì trong chỉ dẫn bởi chiến
lược.
* Ông liêm chính để không phải ‘cò kè’ với những ‘thế lực ‘hảo hán giang hồ
thao túng Chính Giới’. Đó là điều cơ bản làm nên tính chí công vô tư và hiệu
nghiệm quản lý của Ông.
* Ông biết dựa vào sức mạnh Dân Tộc Nga và hun đúc thêm niềm tự hào và hướng
Thiện của Nhân Dân Nga, làm hậu thuẫn cho những quyết định và chính sách cải

cách mạnh mẽ.
* Ông giao tiếp ứng xử tích cực với Chính khách các nước, như cương phải Đạo,
khiến họ kính nể và phải đồng ý với những đề xuất Chính trị Quốc tế, làm tăng uy
tín cai trị Quốc nội.
* Ông rèn luyện bản thân giỏi giang, mạnh mẽ..tạo hình ảnh cá nhân đầy uy tín,
thân thiện, và có tính thuyết phục cộng đồng cao để nhận được sự tín nhiệm mang
tính đại diện.
Theo thiển nghĩ của tôi, bất cứ Chính khách nước nào có được 5 điều như Ông
V.Putin là có thể trở thành nhà Lãnh đạo tuấn kiệt của đất nước mình và mang tầm


vóc Quốc tế để gánh được những sứ mệnh kiến Quốc, những kì vọng lớn lao của
Nhân Dân…
2. Phong cách lãnh đạo mạnh mẽ
Nhiều người viết về Putin như một “hiện tượng” của giới chính khách hiện đại với
các thành tựu kinh tế và năng lực vực dậy một cường quốc. Số khác “lắc đầu” với
sự huyền bí đậm chất KGB của ông sau khi kết luận rằng đừng vội nhìn những gì
Putin làm mà đưa ra dự đoán sớm. Số còn lại “xoay” ông quanh những phát ngôn
“thật đến trần trụi” và gật gù với cái thâm thuý trong từng lời nói.
Tuy nhiên, sự thật về Putin không chỉ có vậy. Bên cạnh những lời nói có tính chất
“dân dã quá mức” đã được trích dẫn, vài ví dụ về cách chỉ đạo không có lời mở
đầu kiểu “tôi đề nghị”, “theo tôi”, “giá như"... phần nào sẽ cho thấy một khía cạnh
khác trong con người Putin. Đó là chất “thép” trong phát ngôn của cựu sĩ quan tình
báo Nga.
1. Khi thăm và làm việc tại thành phố nghỉ dưỡng Sochi, chứng kiến sự xuống cấp
cơ sở hạ tầng, Tổng thống ngay lập tức thể hiện thái độ gay gắt bởi chính quyền
địa phương trì trệ quá. “Không có nước đầy đủ thì không thể nói đến nghỉ ngơi
thoải mái được. Không có điện cũng thế. Vậy tại sao ở đây mùa đông nào cũng
hỏng hệ thống đường ống dẫn nước nóng?”
Với công tác chuẩn bị cho thế vận hội Sochi 2014, ông răn đe ngay từ đầu: “Hãy

bỏ ngay ảo tưởng rằng chúng ta vẫn còn nhiều thời gian. Nếu tính toán cẩn thận
những nhiệm vụ cần phải giải quyết thì ngay bây giờ trở tay cũng không kịp đâu”.
Chưa hết, ông nói: “Không được để một xu nào bị xung “tư quỹ”. Tôi lệnh cho
Tổng công tố phải thành lập ngay một tổ công tác giám sát việc thực thi các công
trình”.
Một lần nữa, nếu nhiều chính khách của Việt Nam có cách nghĩ, cách làm như trên
của Putin thì rất nhiều dự án trọng điểm quốc gia đã được đẩy nhanh tiến độ, để có
thể phục vụ lợi ích của quốc gia hơn là nằm cuốn chiếu do những nguyên do:khách
quan” không chết ai .


2. Đánh giá chất lượng cán bộ sĩ quan KGB, Tổng thống Putin thẳng thắn: “Tôi
cũng đã từng phục vụ trong KGB một thời gian dài và tôi biết một số kẻ sau vài
năm phục vụ trở về nhà, đến tìm gián điệp trong gầm giường cũng chẳng xong”.
3. Tại cuộc họp Chính phủ về đánh giá các thành tựu tăng trưởng kinh tế, ông chủ
điện Kremlin “nóng mặt”: “Thật đáng xấu hổ khi nhìn bảng đối chiếu này! Các chỉ
số kinh tế của Nga và Hungary chỉ tương đương nhau. Còn Balan sắp vượt chúng
ta rồi!”.
Còn với sự chậm trễ trong công tác chuẩn bị và tổ chức nhân sự, ông chỉ trích:
“Hôm nay các anh phản ứng không kịp thời với vấn đề chúng ta thừa các chuyên
gia luật và kinh tế, ngày mai chậm trễ với việc chúng ta có quá nhiều người dọn vệ
sinh và chuyên chở nước, còn ngày kia lại nhận ra rằng chúng ta có rất nhiều người
chăn ngựa. Vấn đề là ở chỗ nào?”.
4. Khi nhắc nhở cấp dưới, đôi lúc, ông không cần nể nang. Câu nói thuộc loại
“rắn” khi chỉ trích tiến độ xây dựng đường ống dẫn khí tại đảo Camchatka sau đây
của Tổng thống Putin chắc hẳn làm mất lòng nhiều quan chức: “Tại sao Chính phủ
chẳng làm gì để phát triển các vùng? Chẳng lẽ chỉ biết có mỗi một việc là ngồi…
ngoáy mũi. Mà không hiểu các vị ngoáy cái gì trong đó?”
Sau đó, ông quay sang Bộ trưởng Phát triển vùng Gref, tiếp lời: “Đây, anh hãy
nhìn danh sách nhiệm vụ được giao. Anh chẳng làm được cái quái gì hết! Tại sao

thế?”
Ngay cả với Thị trưởng Matxcova Luzhkov, dù có nhẹ nhàng hơn trong lời nói,
nhưng ông Putin vẫn giữ nguyên thái độ: “Vấn đề vẫn còn nhiều… Ví dụ như
những người gửi tiền ngân hàng lừa đảo hoặc vấn đề nhà ở. Hãy cứ làm đi, khi nào
làm xong thì mới nói đến chuyện thay đổi chức vụ (về hưu an toàn). Để sau nhé?”
Còn với Matvienko - Thị trưởng Saint-Peterburg không biết nên hiểu lời nói sau là
khen hay chê: “Kết quả đấu tranh chống tham nhũng ở Saint-Peterburg là đáng
mừng, nhưng vẫn phải kiên quyết hơn nữa”.
Đó là một cách xử lý xưa nay hiếm ở Việt Nam thì phải. Tôi cũng từng biết nhiều
cán bộ khi có sai sót, hay cả ekip gặp những “vấn đề” với dân với nước, thì một
cách rất nhanh gọn đó là “về một cục” nhường lại miếng mối ngon cho kẻ khác để


lại được hưởng thái bình. Thực sự nếu vẫn còn những cách làm như thế, người cán
bộ sẽ khó lòng tạo được niềm tin trong nhân viên, trong nhân dân.
5. Trong dịp tổng kết cuối năm, ông cũng thẳng thừng nói: “Tôi cho rằng đừng bao
giờ làm ra vẻ tất cả mọi thứ đều trơn tru nếu trên thực tế vẫn còn vấn đề. Ngược
lại, phải thẳng thắn nêu nó lên và tìm mọi cách để tất cả các chương trình đã đề ra,
đặc biệt là trong lĩnh vực phúc lợi xã hội phải được thực thi chính xác như một
chiếc đồng hồ. Hơn thế, phải là chiếc đồng hồ loại tốt!”
6. Khi trả lời yêu cầu của đại biểu Baburin đề nghị phát cho mỗi người dân 4 tỷ
rúp, ông trả lời theo kiểu vừa đùa vừa “dọa”: “Có 4 tỷ rúp thôi á? Sao ít thế? Theo
tôi, chúng ta nên chia nhau hết và giải tán mỗi người một nơi. Thế là chẳng còn gì
mà mong đợi nữa!”.
Để thúc giục Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhanh chóng nâng cấp cơ sở hạ tầng
đi lại, ông "đe": “Xe buýt tất nhiên là tiện lợi. Nhưng nếu không có đường cho xe
buýt đi thì các anh phải bỏ tiền túi ra mà mua hết số xe buýt đó!”.
7. Chỉ đạo về quản lý thu nhập cán bộ, ông nói thẳng: “Cần phải minh bạch hóa
thu nhập của cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật và thân nhân họ. Tất nhiên, đây
sẽ là một thủ tục phiền hà và không hề dễ chịu, nhưng mọi người vẫn có quyền lựa

chọn: có đồng ý làm việc với những điều kiện như thế không?”
Về đầu tư cơ bản, ông nói: “Tôi không biết các anh đánh giá nó hoạt động hiệu quả
đến đâu chứ theo tôi thì việc hoàn lại cho Nhà nước là khó tránh khỏi”.
Chưa hết. Xây dựng nhà chung cư hiện tại đang trở thành vấn đề nóng của không ít
quốc gia. Vấn đề sử dụng tiền đầu tư ra sao để không gây thất thoát cũng là một
bài toán khó. Vậy phải giải quyết thế nào? Ông Putin chỉ đạo: “Bài toán của chúng
ta không phải chỉ có mỗi việc là vung tiền ra rồi để mặc cho bọn đỉa đói thi nhau
xâu xé, mà phải làm thế nào để từng rúp lẻ phải đem lại lợi ích cho người dân.”
Bên cạnh đó, ông Putin còn tỏ ra là người biết cách nắm tay hòm chìa khoá ngân
sách quốc gia và chống tham nhũng tuyệt vời: “Có thêm thu nhập phụ là điều ai
chẳng muốn. Tôi cũng khuyến khích có thêm loại thu nhập này. Nhưng, vấn đề
quan trọng là phải đảm bảo mỗi đồng chi ra từ ngân sách đều phải có cơ sở”.


8. Ngay cả vấn đề lá chắn tên lửa gây phức tạp cho quan hệ Nga - Mỹ, ông đưa ra
cách giải quyết không vòng vèo thế này: “Vâng, chúng tôi tin rằng người Mỹ
muốn xây dựng lá chắn để chống lại các tên lửa của Iran. Thế thì chúng ta cùng
nhau tự vệ!... Chúng ta trả lời hay im lặng, hoặc nói ba mặt một lời? Kiểu gì rồi
cũng có người tìm ra cớ để công kích Nga. Vì thế tốt nhất là hãy nói thẳng!”
9. Trước thềm chuyến thăm Iran mới đây, các nguồn tin tình báo cho biết rất có thể
Tổng thống Putin sẽ bị ám sát. Tuy nhiên, ông vẫn khởi hành chuyến công du, còn
bổ sung thêm: “Nếu cứ phản ứng trước những mối đe doạ và tuân thủ các biện
pháp an ninh thì đến bước ra khỏi nhà cũng không dám!”.
10. Còn phong cách lãnh đạo "mạnh mẽ" thì chắc chắn không còn gì cụ thể hơn
qua cách nói của ông Putin: “Tôi lúc nào cũng tin rằng lợi ích của từng công dân
phải được đặt lên hàng đầu. Nếu lãnh đạo mà chỉ biết nói với dân: lại đây, nếu
không sẽ “ăn” một gậy thì chẳng đạt được kết quả gì đâu!”.
Hoặc: “Đình chỉ, cấm, hay những việc làm tương tự khác tất nhiên là đôi khi có
phát huy tác dụng. Nhưng nếu chỉ suốt ngày ra lệnh như thế thì rõ ràng là không
đủ!... Nước Nga có môn thể thao được yêu thích nhất là khúc côn cầu kết hợp ném

vòng. Chúng ta gần như ai cũng biết chơi một cách chuyên nghiệp, nghĩa là chơi
hết mình đến phút cuối cùng. Tôi cũng sẽ làm việc đến phút cuối cùng như khi
chơi môn thể thao này để tất cả các vị bộ trưởng, Chính phủ và cả bộ máy hành
chính “phải” chơi theo lối chơi đó!”
3. Bình dị trong đời thường
Về tính cách, nhiều nhà nghiên cứu từng nhận định rằng Tổng thống Putin là một
trong những nhà lãnh đạo thế giới khó hiểu, phức tạp và khó nắm bắt nhất. Trước
khi tìm hiểu những thứ "vô cùng khó hiểu" này, chúng ta cùng đi dạo một vòng
trong cuộc sống ngày thường của Putin để xem có gì khác biệt?
Dậy sớm
Tổng thống Vladimir Vladimirovich Putin có thói quen đi ngủ rất muộn. Tuy
nhiên, cũng giống như nhiều người Nga khác, ông cũng thích ngủ nướng chút ít dù
rằng sở thích này với người đứng đầu nước Nga nhiều khi là khá xa xỉ. Thỉnh
thoảng ông cũng ngủ tới tận 10 giờ mới dậy.


Ông cùng vợ là Đệ nhất phu nhân Lyudmila, và hai cô con gái Maria và Katerina
sống ở dinh thự Novo Ogarevo cách trung tâm Thủ đô Matxcơva 25 dặm về phía
Tây. Dinh thự này có những cây thông và cây gỗ bulô màu trắng, được xây dựng
hồi cuối thế kỷ 19 dành cho con trai của Nga hoàng Alexander II.
Putin thường dậy vào lúc 7h30 và bắt đầu buổi sáng với bài tập thể dục cường độ
cao trong bể bơi nhỏ trong nhà. Ông rất thích kiểu bơi bướm. Dinh thự nơi Putin
sống có một nhà thờ mới được tu sửa lại, một sân bay dành cho máy bay lên thẳng.
Thỉnh thoảng, Putin thích làm việc và tiếp khách ở dinh thự Novo Ogarevo hơn là
ở điện Kremli.
Kết thúc một ngày vào 2 giờ đêm
Xuống dưới phía hành lang, trong các khu phòng đã được tu sửa lại - từng là nơi ở
và làm việc của Stalin - là một nhà thờ nhỏ với các ngọn nến nhỏ làm bằng đèn nêông. Trên tường treo các bức tranh vẽ mang tính chất biểu tượng. Người tiền
nhiệm của Putin - cựu Tổng thống Boris Yeltsin, đã cho xây nhà thờ này nhưng
hiếm khi ông xuất hiện tại đây. Nhưng Putin lại hoàn toàn ngược lại. Ông xuất hiện

thường xuyên trong khu lễ đường của nhà thờ. Và không ai khác, chính Tổng
thống Putin là người tiết lộ điều này cho một vị khách nghe.
Trong phòng ăn riêng của Tổng thống (cũng ở trên tầng hai) có một bộ sưu tập
rượu vang đỏ của Tây Ban Nha. Đây cũng là một trong những sở thích của ông.
Tổng thống Putin có thói quen ăn món nhắm (zakuski) với vài ngụm vodka. Bữa
ăn thường được kết thúc bằng ly rượu cô-nhắc từ Dagestan, một tỉnh ở miền Bắc
Caucasus của Nga.
Nếu như cựu Tổng thống Boris Yeltsin là người nghiện rượu, nhiều lần công chúng
đã được chứng kiến ông say thì Putin lại được nhiều người ngưỡng mộ vì ông
không uống nhiều rượu và biết dừng có chừng mực khi xuất hiện trước công
chúng. Thỉnh thoảng, ông ăn tối ở điện Kremli, nhưng thường ông hay quay về
dinh thự Novo Ogarevo. Thú vui buổi tối của ông là nhấm nháp vài cốc trà. Một
ngày làm việc của ông thường kếtthúc vào tầm nửa đêm. Một người thân cận của
ông cho hay, ông không bao giờ lên giường trước 2 giờ đêm.
Hình ảnh này của Putin lại làm tôi nhớ đến những lời răn xưa của các bậc thành
hiền: người quân tử, phải vui sau niềm vui thiên hạ, lo trước nỗi lo của thiên hạ.


Có thể thấy, Putin đang thể hiện rất rõ những cách nghĩ, cách nhận thức hay nói
đúng hơn tự ý thức được trách nhiệm của mình. Có lẽ với Putin, còn hơi thở là còn
cống hiến.
Văn phòng giản dị và nhiều điện thoại
Vào những ngày mà ông phải đến văn phòng, Putin cho xe đi nhanh qua sông
Matxcơva. Tuy nhiên, trên chiếc xe Mercedes Pullman bọc thép, ông thường ngồi
ở ghế đằng sau và hiếm khi tự lái.
Đoàn xe hộ tống của Putin đưa ông đến bên trong bức tường trong điện Kremlin,
gần trong văn phòng làm việc của ông ở Hội đồng liên bang, một toà nhà xây dựng
theo kiểu tân cổ có từ những năm 1770. Nơi đây đã trở thành trụ sở của Lênin sau
Cách mạng tháng Mười Nga 1917, khi những người bôn-sê-vích chuyển thủ đô từ
St. Petersburg về Matxcơva.

Văn phòng của Putin ở góc Tây Bắc trên tầng hai, đứng trên đó có thể nhìn ra
quảng trường Đỏ. Nó khá giản dị, không có tính chất cá nhân và có cảm giác hơi
cổ xưa. Trong phòng có một ti vi, một loạt 12 chiếc điện thoại giống nhau với các
máy điện thoại cầm tay nặng trịch - các đường điện thoại nối trực tiếp tới các văn
phòng của những quan chức của Tổng thống Putin ở trong điện Kremli và các
quan chức cấp cao khác.
Phức hợp và phức tạp
Trong trường học dạy về tư tưởng Putin, có rất nhiều các học thuyết đề cập đến
việc điều gì làm cho ông ấy trở thành ngýời xuất sắc lỗi lạc và ðýợc nhiều ngýời
chú ý. Rất nhiều nhà phân tích nhấn mạnh về việc ông được đào tạo trong ngành
tình báo và có nền tảng từ thời đại Liên Xô cũ.
Alexander Rahr, tác giả của cuốn tiểu sử Putin mang tên "Người Đức ở Kremli"
(the German in the Kremlin) nhìn nhận ông trong ngữ cảnh ông là nhân viên KGB
ở Dresden và yêu thích văn hóa Đức (ông nói tiếng Đức rất trôi chảy). Các nhà
phân tích khác thì nhìn nhận Putin là người lưỡng tính, một người được có tính
cách mâu thuẫn: vừa hướng nội vừa hướng ngoại.
Nhiều người cho hay, Tổng thống Putin là sản phẩm của sự kết hợp giữa môi
trường và di sản Nga. Trên thực tế, tính Nga trong ông Putin, theo ý nghĩa rộng
nhất, chính là chìa khóa để lý giải tính cách của người đàn ông quyền lực này.


4. Một số thống kế thú vị
Ông Putin đã đi khắp đất nước, tới tất cả 212 thành phố trong 8 năm làm tổng
thống. Ông cũng đã tới thăm 74 nước trên thế giới. Mỗi năm, ông chủ trì khoảng
150 cuộc gặp gỡ với các quan chức nước ngoài.
Kremlin hiện lưu giữ 1.409 bài phát biểu của ông trong các chuyến công du nước
ngoài. Cuộc gặp gỡ với chức cấp cao nước ngoài cuối cùng của ông diễn ra hôm
29/4/2008 tại điện Kremlin với Tổng thống Hy Lạp Costas Karamanlis.
Ngoài các cuộc gặp gỡ cá nhân, ông Putin cũng thường xuyên liên lạc với nguyên
thủ các nước qua điện thoại. Mỗi năm ông có hàng trăm cuộc điện đàm như vậy.

Cuộc trò chuyện qua điện thoại với Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak để chúc
mừng sinh nhật lần thứ 80 là cuộc điện đàm cuối cùng của ông với một nguyên thủ
nước ngoài.
Ông Putin cũng là nguyên thủ nhiều lần tham gia các sự kiện quốc tế. Ông tham
gia nhiều nhất vào các hội nghị thượng đỉnh của Cộng đồng các quốc gia độc lập
(SNG) - tổng cộng 64 lần. Ông còn dự 17 hội nghị thượng đỉnh Nga-EU, 7 hội
nghị APEC, 3 hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc và 8 hội nghị G8.
Từ năm 2000-2008, ông đã thực hiện 192 chuyến công du nước ngoài ở các cấp độ
khác nhau.
Những con số này cũng phần nào nói lên khối lượng công việc ông đã làm cũng
như sự tham gia của ông trong các vấn đề trong nước và quốc tế. Thật xứng đáng
với câu nói của ông “Tổng thống là người chịu mọi trách nhiệm của nước Nga”
Năm 2012, sau 4 năm nhường lại chiếc ghế tổng thống nga cho người cộng sự
Medvedep, Putin sẽ quay trở lại điện Creamly tiếp tục chèo lái con thuyền nước
Nga hậu Xô Viết vượt qua những sóng gió. Hi vọng rằng, Putin sẽ mãi luôn dành
được những thành công như ông đã có để góp phần xây dựng một nước Nga giàu
mạnh cũng như một người anh “trượng nghĩa” trên thế giới.
KẾT LUẬN
Qua hình ảnh Putin chúng ta thấy một hình tượng lãnh đạo thực sự vì dân vì nước,
quên đi những niềm vui riêng để hướng đến niềm vui chung của dân tộc. Xin được
nhắc lại lời của các nhà phân tích: bất cứ Chính khách nước nào có được 5 điều
như Ông V.Putin là có thể trở thành nhà Lãnh đạo tuấn kiệt của đất nước mình và


mang tầm vóc Quốc tế để gánh được những sứ mệnh kiến Quốc, những kì vọng
lớn lao của Nhân Dân…
Chúng ta có thể không kỳ vọng làm những điều to lớn như Putin khi điều hành cả
một quốc gia, nhưng rồi một ngày, có thể chúng ta sẽ phải điều hành một tổ chức
một doanh nghiệp, rồi trách nhiệm sẽ được đặt lên vai chúng ta, khi đó hãy như tôi
hướng về hình ảnh Putin như một trong những hình tượng lãnh đạo mẫu mực, có

khí phách, quyết đoán, mạnh mẽ và quan trọng hơn là đem lại lợi ích cho nhân
dân, cho xã hội, đặt lên trước lợi ích của bản thân mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình giảng dạy môn Phát triển Khả năng lãnh đạo – Chương trình Đào
tạo MBA Quốc tế Griggs
2. Cuộc đời Putin tham khảo tại địa chỉ
/>3. Phong cách chính trị của Putin tham khảo tại địa chỉ
/>in_Phong_cach_chinh_tri_khac_nhau_/3/24/1842
4. Một số thống kê thú vị về 8 năm cầm quyền tại điện Creamly của Putin tham
khảo tại địa chỉ
/>c_nga-2-16786.html



×