Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích tố chất của một nhà lãnh đạo thành công – ví dụ CEO thép VISCO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.57 KB, 12 trang )

Phân tích tố chất của một nhà lãnh đạo thành công – ví dụ CEO
Thép VISCO
Lãnh đạo là một chủ đề mà từ lâu nhiều người đã quan tâm. Trước đây khi
nói đến lãnh đạo, mọi người thường nghĩ ngay đến hình ảnh những cá nhân đầy
quyền lực, năng động làm thủ lĩnh những đội quân thiện chiến. Sau khi xã hội phát
triển thì hình ảnh người lãnh đạo trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế xã hội, tôn
giáo .v.v. cũng được khắc họa rất rõ nét. Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu tiến hành
nghiên cứu vấn đề này và cũng đã có rất nhiều định nghĩa về lãnh đạo được đưa ra
nhưng đến nay thuật ngữ này vẫn chưa được định nghĩa một cách thỏa đáng. Theo
Stogdill (1974, trang 259) đã kết luận rằng “có bao nhiêu người cố gắng định nghĩa
thế nào là lãnh đạo thì cũng có bấy nhiêu định nghĩa về lãnh đạo”.
Tôi là một người đã có thời gian công tác gần 20 năm, đã từng tiếp xúc và
làm việc với rất nhiều người lãnh đạo khác nhau. Có những lãnh đạo thất bại trong
công tác điều hành doanh nghiệp. Nhưng có những người lãnh đạo được đánh giá
là rất thành công. Trong phạm vi của bài tập này Tôi xin trình bày quan điểm của
mình về những tố chất và kỹ năng của người lãnh đạo thành công dựa trên những
kiến thức mà Tôi đã được giới thiệu qua môn học “Phát triển khả năng lãnh đạo”
và những kiến thức thực tế được rút ra trong quá trình công tác của mình. Những
suy nghĩ, cảm nhận, quan điểm cá nhân về một người lãnh đạo thành công qua một
tấm gương vị lãnh đạo hiện nay của Tôi: vị “Tổng giám đốc điều hành - Công ty cổ
phần Thép Việt – Ý” . Để có thể thấy rõ thành công của vị Tổng giám đốc này
trong việc điều hành, quản lý và xây dựng công ty như thế nào, mọi người có thể
cùng Tôi đi tìm hiểu đôi nét về Công ty cổ phần Thép Việt – Ý.
Nhà máy thép Việt – Ý được khởi công xây dựng vào năm 2001, hoàn thành
và đi vào hoạt động theo hình thức công ty cổ phần từ năm 2004. Có thể nói trước
năm 2006, khi nhắc đến thương hiệu thép Việt-Ý (VIS), có thể rất nhiều người tiêu


dùng, các nhà tư vấn, nhà thầu… hầu như không ai quan tâm hoặc để ý đến thép
VIS. Trong khoảng thời gian đó trong tiềm thức những người tiêu dùng hình ảnh
của những thương hiệu thép mạnh đã có bề dày kinh nghiệm như TISCO, Thép


Việt-Úc, SSE…luôn là một niềm tin vững chắc. Tuy nhiên với chiến lược đúng đắn
ngay từ khi tham gia vào thị trường cạnh tranh khốc liệt, cùng với sự lãnh đạo tài
tình của vị Tổng giám đốc (CEO), sau gần 10 năm có mặt trên thị trường tên tuổi
của Việt-Ý đã được biết đến là một trong những doanh nghiệp sản xuất và kinh
doanh thép xây dựng lớn nhất miền Bắc. Thép Việt – Ý đã liên tục đạt được những
danh hiệu đáng khâm phục như: Giải thưởng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
(2007); Giải thưởng thương hiệu mạnh và cúp vàng hội nhập kinh tế quốc tế
(2008); Tốp 10 giải thưởng Sao vàng Đất Việt (2009); Giải thưởng mã chứng
khoán uy tín do các nhà đầu tư bình chọn .v.v.
Một số kết quả đã đạt được của Công ty cổ phần Thép Việt – Ý (VISCO)
trong những năm qua:

STT
1
2
3
4
5

Chỉ tiêu
Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịch vụ (VNĐ)
Sản lượng sản
xuất (Tấn)
Sản lượng tiêu
thụ (Tấn)
Lợi nhuận sau
thuế TNDN
(VNĐ)

Lãi cơ bản trên
cổ phiếu (VNĐ)

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

1.480.008.616.176

1.716.456.968.04
6

2.084.025.041.39
4

3.104.305.259.335

143.616

161.387

234.168

252.145

150.448


160.755

229.660

251.654

21.912.539.648

131.210.445.276

225.424.626.297

110.415.394.363

1.662

8.747

15.028

4.005

Để đạt được những thành công đáng kể nêu trên ngoài sự ủng hộ của các Bộ,
ban ngành, các cấp lãnh đạo tỉnh Hưng Yên và Tập đoàn Sông Đà, phải ghi nhận
đến sự đoàn kết, nỗ lực cố gắng của Ban lãnh đạo cùng tập thể người lao động của


VISCO mà đứng đầu là vị Bí thư đảng ủy – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng
giám đốc công ty – Ông Trần Văn Thạnh. Có thể khẳng định rằng với bản lĩnh

vững vàng trước những khó khăn thử thách, sự năng động linh hoạt, sự am hiểu rõ
nét về thị trường, Ông Trần Văn Thạnh luôn đưa ra những quyết định đúng đắn
trong việc điều hành Công ty để có một VISCO phát triển như ngày hôm nay. Vậy
những tố chất và kỹ năng lãnh đạo của Tổng Giám đốc (CEO) Trần Văn Thạnh như
thế nào mà đã ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh của VIS trên thị trường, khách
hàng, nhà thầu?
Thực tế đã chứng minh rằng một người lãnh đạo thành công không chỉ hội tụ
được những tố chất lãnh đạo vốn có mà còn phải liên tục trau dồi những kỹ năng
cần thiết để lãnh đạo hiệu quả, làm cho những người khác (dưới quyền) cần phải
lắng nghe, tôn trọng người khác. Đồng thời nhà lãnh đạo cần phải biết được các tố
chất và kỹ năng cần có cho mình để xây dựng và phát huy chúng một cách tốt nhất.
I. TỐ CHẤT CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO:
Tố chất là một thuật ngữ chỉ các đặc điểm cá nhân khác nhau, bao gồm các
đặc điểm về cá tính, tính khí, nhu cầu và các giá trị. Một doanh nghiệp thành công
không thể không nói đến yếu tố nhà lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo cần phải có những
tố chất cần thiết đó là: Sự hiểu biết và ham học hỏi, có tầm nhìn và sự quyết đoán,
dũng cảm và kiên trì.
1. Sự hiểu biết và ham học hỏi:
Người lãnh đạo không thể điều hành tốt nếu họ không hiểu biết gì về lĩnh
vực hoạt động của họ. Ngoài những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực hoạt động của
mình, người lãnh đạo còn phải đọc nhiều và luôn có tinh thần học hỏi để không
ngừng nâng cao kiến thức, nhận biết và cập nhật những thông tin và tri thức mới.
Điều này giúp cho nhà lãnh đạo có một vốn kiến thức sâu rộng vừa hoàn thiện bản
thân lại vừa có cái nhìn tổng thể để phát triển doanh nghiệp.


Là một Tổng giám đốc điều hành, những quyết định đưa ra là rất quan trọng
vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy Ông
Trần Văn Thạnh luôn xác định kỹ năng nhận thức của người lãnh đạo là quan trọng
nhất. Từ một kỹ sư bán hàng (đó là chuyên môn mà vị CEO được đào tạo) được

bổ nhiệm làm Tổng giám đốc điều hành của một doanh nghiệp chuyên sản xuất và
kinh doanh thép xây dựng, một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ. Ngay từ những ngày
đầu Ông Thạnh đã chú trọng nghiên cứu học hỏi từ những cán bộ kỹ thuật có
chuyên ngành, tham khảo một số doanh nghiệp trong ngành thép, từ đó nhanh
chóng tiếp cận và am hiểu về lĩnh vực cán thép xây dựng. Những ý tưởng mà Ông
đưa ra như sản xuất thép D40 nhằm thực hiện “chiến lược khác biệt hóa sản phẩm”
hoặc cán thép từ phôi 150x150 làm tiết kiệm rất nhiều chi phí sản xuất cho doanh
nghiệp, góp phần làm cho thương hiệu VIS cạnh tranh được với những nhà sản
xuất thép có tiếng tăm như TISCO,Việt-Úc, SSE, Việt - Nhật .v.v. Từ sự nhiệt tình
ham học hỏi của mình ông đã truyền nhiệt huyết đến các cán bộ công nhân viên
dưới quyền. Những phong trào thi đua phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật liên tiếp
được đưa ra. Nhiều sáng kiến đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí sản xuất làm lợi
cho Công ty.
2. Tầm nhìn và sự quyết đoán
Sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc tài năng của nhà lãnh đạo bởi sự
quyết đoán và tầm nhìn xa trông rộng của người lãnh đạo. Xã hội luôn có xu thế
phát triển, nhiểu mới mẻ đòi hòi nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược thực tế,
vạch địch rõ ràng mục tiêu và những khó khăn, thuận lợi trước mắt để đưa ra kế
hoạch tiến triển công việc. Nếu không có khả năng phán đoán tương lai thì sẽ rất
khó để đưa ra tầm nhìn, chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Bên cạnh
đó, tính quyết đoán trong mọi công việc sẽ giúp cho họ có những quyết định kịp
thời và sáng suốt.


Xuất phát từ một kỹ sư bán hàng, Ông Trần Văn Thạnh thường có cảm nhận
gần như rất chính xác về thị trường. Để có được khả năng này đòi hỏi con người
cần phải có quá trình nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng và lâu dài, có thể ví như
“nếm mật nằm gai với thị trường”. Những quyết định mà Ông đưa ra vào các thời
điểm như: Thời điểm nhập nguyên vật liệu, thời điểm dự trữ nguyên vật liệu phục
vụ sản xuất, dự trữ sản phẩm phục vụ công tác bán hàng đã được thực tế chứng

minh là rất hợp lý. Ông vạch ra chiến lược cho sự phát triển của Công ty, xây dựng
rõ sứ mệnh, tầm nhìn. Cụ thể như:
Đối với khách hàng: VISCO cam kết thỏa mãn tối đa lợi ích của khách hàng
trên cơ sở tư vấn và cung cấp cho khách hàng những sản phẩm hoàn hảo, chất
lượng, dịch vụ chuyên nghiệp với giá cả cạnh tranh.
- Đối với nhân viên: VISCO luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần
của người lao động, đảm bảo mức thu nhập ổn định, đặc biệt quan tâm đến sự
trung thành, cống hiến vì sự phát triển của công ty. Đảm bảo người lao động
thường xuyên được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề,
đảm bảo được phát triển cả quyền lợi chính trị và văn hoá.
- Đối với Cổ đông: VISCO luôn chú trọng và nâng cao giá trị cổ phiếu, duy trì
mức cổ tức tăng cao hàng năm.
- Đối với ngành và đất nước: VISCO cam kết thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính
đối với ngân sách nhà nước, luôn đề cao và tuân thủ đường lối chỉ đạo và chính
sách quản lý của toàn ngành và của Chính phủ góp phần bình ổn thị trường thép
trong nước, luôn quan tâm chăm lo đến công tác xã hội, từ thiện để chia sẻ khó
khăn của cộng đồng.
Phấn đấu luôn đứng trong TOP 10 doanh nghiệp sản xuất thép hàng đầu tại
Việt Nam, luôn phát triển và duy trì thương hiệu Thép Việt - Ý luôn là thương hiệu
mạnh, là mã chứng khoán tin cậy của các nhà đầu tư trong nước và khu vực.


Với việc đề ra các mục tiêu cụ thể, kết hợp với cam kết thực hiện của người
lãnh đạo cao nhất trong công ty, Ông Trần Văn Thạnh đã điều hành VISCO đã đạt
được rất nhiều thành công trong những năm vừa qua.
3. Dũng cảm và kiên trì
Một nhà lãnh đạo tốt không bao giờ đầu hàng khó khăn, thất bại mà quan
trọng là họ biết đối mặt và dũng cảm vượt qua sự khó khăn, thất bại đó đồng thời
để trải nghiệm thêm cho mình vốn tích lũy thiết thực về quản lý hay chiến lược
kinh doanh. Mọi thứ không phải lúc nào cũng dễ dàng và nhất là người đứng đầu

nên biết chấp nhận thử thách và kiên trì, giữ vững ý chí cho đến khi nào thành công
thì thôi. Niềm hy vọng và lòng kiên trì, không ngại khó khăn là động lực lớn để
phát triển doanh nghiệp.
Trong mấy năm vừa qua nền kinh tế trong nước gặp rất nhiều khó khăn do
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Rất nhiều doanh nghiệp trong
nước nói chung và các doanh nghiệp trong ngành thép nói riêng đã sụp đổ hoặc
đứng bên bờ vực phá sản. Các doanh nghiệp còn lại thì hoạt động cầm chừng.
Trước những khó khăn chung Hội đồng quản trị công ty (đứng đầu là Ông Trần
Văn Thạnh) đã xác định “chú trọng định hướng khách hàng, từng bước nâng cao
uy tín, nhãn hiệu các sản phẩm của Thép Việt - Ý”. Ông xác định “khách hàng và
sản phẩm là sự sống còn của Công ty”. VISCO phải cung cấp những sản phẩm mà
thị trường cần, chứ không phải là cung cấp những sản phẩm mà mình có. Ông
thường xuyên yêu cầu các bộ phận phòng ban chức năng phải phân tích rõ nhu cầu
thị trường, từng điểm mạnh điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. Từ đó đưa ra các
quyết định công tác quản lý phù hợp. Có thể nói hiện nay trên thị trường, thép Việt
- Ý là một trong những nhà máy đa dạng nhất về chủng loại sản phẩm.
4. Niềm say mê và óc sáng tạo:
Một nhà lãnh đạo hiệu quả là người luôn khát khao làm được điều gì đó
đóng góp cho xã hội, hoặc chí ít là cho mình. Không có sự say mê, thì một nhà


lãnh đạo sẽ không thể có được những quyết định táo bạo và tâm huyết. Người lãnh
đạo luôn phải suy nghĩ để làm sao đưa ra những chiến lược thực hiện tầm nhìn một
cách hiệu quả nhất. Trong bất cứ công việc nào, cũng cần phát huy trí sáng tạo để
thực hiện công việc nhanh nhất, hiệu quả nhất, chất lượng đảm bảo nhất
Từ khi nhận nhiệm vụ Tổng giám đốc điều hành đến nay, Ông luôn trăn trở
tìm mọi giải pháp để quản lý và điều hành công ty sao có hiệu quả nhất. Những câu
hỏi làm như thế nào? Liệu có hiệu quả không? Sắp xếp, tổ chức như thế nào sao
cho hợp lý, luôn thường trực trong đầu Ông. Ông say mê nghiên cứu, đánh giá lại
toàn bộ hệ thống quản lý của công ty, xác định những mắt xích nào quan trọng,

những bộ phận nào còn chưa hợp lý để đề ra những giải pháp điều chỉnh cho phù
hợp. Ông tìm hiểu và đưa ra thắc mắc tại sao Thép Việt – Ý không hề thua kém các
thương hiệu thép khác về chất lượng, nhưng lại không được người tiêu dùng dân
dụng ưa chuộng. Ông tìm tòi đưa ra các sáng kiến như: dùng băng đai để bó thép
thay thế cho việc dùng thép buộc như từ trước đến nay; Dùng khí than thay thế dầu
FO, .v.v. Những cải tiến này đã thu được rất nhiều ý kiến phản hồi tích cực từ phía
khách hàng. Những cố gắng đã không phụ lòng người, Công ty cổ phần thép Việt –
Ý dưới sự lãnh đạo của CEO Trần Văn Thạnh đã từng bước, từng bước đạt được
những thành công như ngày hôm nay.
II.KỸ NĂNG CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO:
Chìa khóa dẫn tới thành công luôn gắn liền với khả năng lãnh đạo của người
đứng đầu doanh nghiệp. Một nhà lãnh đạo ngoài những tố chất sẵn có của bản thân
cần phải trau dồi kiến thức, những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo hiệu quả: Kỹ năng
quản lý và lập kế hoạch; Kỹ năng nhận thức; Kỹ năng giao quyền hiệu quả; Kỹ
năng truyền cảm hứng và kỹ năng giao tiếp.
1. Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch:


Quyết định của người lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn tới vận mệnh của doanh
nghiệp. Mọi người trong doanh nghiệp sẽ hành động theo quyết định đó. Vì vậy kỹ
năng quản lý và lập kế hoạch là không thể thiếu đối với một nhà lãnh đạo. Sau khi
xác định tầm nhìn chiến lược cho Công ty, nhà lãnh đạo phải xây dựng những kế
hoạch hợp lý và hướng toàn bộ doanh nghiệp làm việc theo mục tiêu của kế hoạch
đã định. Một kế hoạch đúng đắn có thể giúp doanh nghiệp phát triển và ngược lại,
kế hoạch sai lầm có thể sẽ đưa đến những rủi ro khó lường.
Ngay từ khi nhậm chức, Ông Trần Văn Thạnh đã xác định để tồn tại và phát
triểnVISCO phải thực hiện chiến lược: “Dẫn đầu về chi phí thấp” và “Khác biệt
hóa sản phẩm”. Ông tiến hành cải tổ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, bổ nhiệm
những cán bộ trẻ và có năng lực vào các vị trí chủ chốt trong công ty. Tổng giám
đốc thường xuyên tổ chức các buổi họp, nói chuyện với các hàng ngũ trưởng

phòng, quản đốc, giám đốc các chi nhánh để tìm ra những nút thắt cổ chai, cùng
bàn bạc thảo luận với cấp dưới tìm cách tháo gỡ. Ông luôn chú trọng công tác xây
dựng kế hoạch, yêu cầu các đơn vị phòng ban phải bám sát công việc theo kế
hoạch đã đề ra. Vì vậy các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của VISCO luôn dẫn đầu về so
với các nhà máy khác. VISCO đã tạo được sự khác biệt sản phẩm thông qua tăng
cường sản xuất các sản phẩm thép xây dựng chất lượng cao để cung cấp vào các
công trình, dự án trọng điểm của quốc gia. Hàng năm Công ty luôn hoàn thành
xuất sắc kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra.
2. Kỹ năng nhận thức:
Đây là kỹ năng đặc biệt quan trọng của nhà lãnh đạo. Kỹ năng nhận thức
bao gồm khả năng phân tích, tư duy logic, đưa ra những đánh giá những nhận định
sáng suốt. Kỹ năng nhận thức tốt sẽ giúp cho người lãnh đạo có tầm nhìn mang
tính chiến lược phát triển cho doanh nghiệp. Có thể nói CEO Trần Văn Thạnh
ngoài những kiến thức chuyên môn về kinh doanh, Ông còn có khả năng ứng biến


linh hoạt trong các quyết định của mình. Trong những tình huống phức tạp, các yếu
tố khách quan bất ngờ xảy ra, Ông luôn có các quyết định kịp thời tháo gỡ các
vướng mắc.
Ví dụ: Mỗi quyết định mua phôi là một quyết định sống còn của doanh
nghiệp. Khi quyết định ký một hợp đồng nhập khẩu phôi (thường giá trị mỗi hợp
đồng khoảng 8÷10 triệu USD), từ khi ký hợp đồng đến khi hàng về tới Công ty
khoảng 2 đến 3 tháng. Thì ngoài những khả năng đánh giá mang tính chuyên môn
như xu hướng thị trường thép trong nước và thế giới trong thời gian tới, nhu cầu
thép xây dựng trong nước.v.v. Người lãnh đạo còn cần phải có những nhận định
mang tính khách quan có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp như: tình hình tài chính
trong nước, khả năng tài trợ vốn của các ngân hàng, khả năng biến động của lãi
suất và tỷ giá hối đoái trong một vài tháng tới. Đánh giá được những khả năng có
thể xảy ra đã giúp cho VISCO ký những hợp đồng mang lại giá trị lớn cho doanh
nghiệp.

3. Kỹ năng truyền cảm hứng:
Kỹ năng truyền cảm hứng và quan tâm tới nhân viên luôn được lãnh đạo
VISCO kết hợp rất hài hòa và đạt được hiệu quả cao. Tổng giám đốc Trần Văn
Thạnh luôn áp dụng triệt để các hình thức đối thoại trực tiếp qua đó sẽ nắm rõ được
tâm tư nguyện vọng của người lao động, từ tính cách, thói quen, gia đình, hoàn
cảnh... Khi có vấn đề ảnh hưởng đến tâm lý của nhân viên, ban lãnh đạo trực tiếp
gặp gỡ và trao đổi, lắng nghe và chia sẻ để từ đó có hướng giải quyết hợp tình hợp
lý, chứ không áp đặt mệnh lệnh cứng nhắc. Ông chủ trương xây dựng nền văn hóa
doanh nghiệp trong công ty. Thông qua các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên
tuyên truyền cho người lao động hiểu rõ tôn chỉ mục đích hành động của Công ty,
làm cho người lao động hiểu rõ quyền lợi của Họ luôn gắn liền với quyền lợi của
Công ty. Công ty có làm ăn hiệu quả thì thu nhập của người lao động mới tăng lên


được. Vì vậy mọi quyết định của Ban giám đốc đưa ra đều được mọi người lao
động trong công ty nhiệt tình hưởng ứng. Những quyết định đạt được sự đồng
thuận từ trên xuống dưới nhất định sẽ thành công.
4. Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục:
Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục có ý nghĩa quan trọng với hiệu quả quản lý
và sự thăng tiến. Nhà lãnh đạo thành công thường có sự đồng cảm, sức lôi cuốn,
hiểu biết xã hội, tính thuyết phục và khả năng giao tiếp bằng lời để duy trì và phát
triển mối quan hệ hợp tác với cấp dưới, cấp trên, đồng sự và những người bên
ngoài tổ chức. Biết cách áp dụng các phương pháp thuyết phục hiệu quả nhằm tạo
ra những giải pháp có lợi cho tất cả các bên liên quan.
Trước những sự kiện lớn của Công ty anh Trần Văn Thạnh luôn chuẩn bị rất
chu đáo những bài thuyết trình, bài phát biểu mang đầy tính thuyết phục. Đối với
cấp dưới Tổng giám đốc luôn rất đúng mực. Đối với công việc, Ông yêu cầu sự
chuẩn mực rất cao. Nhiều người đánh giá Tổng giám đốc là một người cầu toàn.
Những chính từ những yêu cầu nghiêm khắc của Ông đã tạo ra một tác phong công
nghiệp trong đội ngũ người lao động trong công ty. Bản thân Tổng giám đốc luôn

thực hiện đúng các nội quy, qui định của Công ty đề ra. Mỗi khi có những sự cố
sản xuất xảy ra, bản thân Tổng giám đốc cũng lăn lộn cùng công nhân để tìm biện
pháp khắc phục. Những lời nói, hành động, việc làm của Ông đều làm cho chúng
tôi cảm nhận Ông như một người anh trong gia đình, vừa nghiêm khắc, vừa gần
gũi.
Đối với khách hàng và các đối tác, Tổng giám đốc cũng luôn có những
phương pháp làm việc, sao cho cả 2 bên cùng có lợi và đạt được mục tiêu ban đầu
đã đề ra. Vì vậy số lượng khách hàng có quan hệ giao dịch mua bán thường xuyên
với VISCO ngày càng tăng lên. Uy tín của VISCO ngày càng được khẳng định trên
thị trường.


5. Kỹ năng giao quyền hiệu quả:
Nhà lãnh đạo phải biết phát hiện nhân tài đó là người có khả năng bổ sung
những khiếm khuyết của lãnh đạo. Thay vì biết cách khen ngợi thì hãy phân quyền
và phân bổ công việc cho cấp dưới một cách hợp lý. Bên cạnh đó, người lãnh đạo
cần phải có chính sách đãi ngộ đặc biệt cho những người giỏi, những người dám
đặt những mục tiêu vô cùng thách thức và tìm cách để thực hiện nó. Với một mức
lương cao và một văn phòng làm việc đầy đủ tiện nghi chỉ là điều kiện cần chứ
không phải là điều kiện đủ để nhà lãnh đạo có thể giữ lại những nhân viên tốt, có
đầu óc sáng tạo, có lòng say mê công việc.
Tại VISCO Tổng giám đốc thực hiện nguyên tắc quản lý dựa trên hiệu quả
công việc. Vì vậy các vị trí từ Phó tổng giám đốc trở xuống đều được qui định
trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể trong ISO của công ty. Căn cứ vào
chức năng, nhiệm vụ và năng lực của từng cá nhân, từng bộ phận phòng ban chức
năng, Tổng giám đốc đã trao quyền tự quyết và ủy quyền rất nhiều công việc cho
cấp dưới, để cấp dưới tự chủ trong thực hiện công tác tránh chồng chéo hoặc gây
ách tắc làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Thủ trưởng các đơn vị
sẽ chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về hoạt động của đơn vị mình. Nhờ
phương pháp quản lý rất mở này, nên người lao động ở Công ty cảm thấy rất tự tin

và nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của mình trong công việc, phát huy
hết năng lực để hoàn thành tốt công việc được giao. Chúng tôi thường đùa với
nhau Tổng giám đốc Trần Văn Thạnh là vị tư lệnh tối cao của đơn vị.
III. KẾT LUẬN:
Để có thể trở thành người lãnh đạo, con người cần phải có tố chất lãnh đạo.
Nhưng để lãnh đạo hiệu quả, ngoài những tố chất sẵn có nhà lãnh đạo cần phải trau
dồi những kỹ năng lãnh đạo hiệu quả. Mỗi con người là những cá thể khác nhau, vì
vậy những tố chất và khả năng lãnh đạo của mỗi người là khác nhau. Do vậy mỗi


nhà lãnh đạo cần phải nhận thức được những tố chất và kỹ năng cần thiết cho mình
để xây dựng và phát huy nó một cách hiệu quả.
Với Tổng giám đốc Trần Văn Thạnh, có thể nói những cố gắng nỗ lực của bản
thân trong việc trao dồi kiến thức cũng như tích lũy kinh nghiệm, cùng với những
trải nghiệm thực tế kết hợp với tố chất lãnh đạo trong con người của CEO Trần
Văn Thạnh đã đưa Ông đến những thành công như ngày hôm nay. Một điều thực tế
cho rằng, một nhà lãnh đạo tổ chức nếu thiếu chuyên môn nhưng biết tôn trọng các
nguyên tắc đối xử trong cuộc sống và có hành vi lương thiện cũng có thể thành
công trong việc lãnh đạo tổ chức.
Bản thân Tôi luôn cảm phục và coi sự thành công của Tổng Giám đốc Trần Văn
Thạnh làm tấm gương trau dồi tri thức trên con đường rèn luyện bản lĩnh chính trị
và năng lực cá nhân. Hy vọng rằng sau khi kết thúc khóa học này, với lượng kiến
thức tiếp thu được cộng với sự cố gắng nỗ lực học hỏi từ bản thân và sự chỉ đạo
của lãnh đạo VISCO trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, Tôi sẽ đạt được
những mục tiêu mà bản thân mình đã đề ra.
Xin trân trọng cảm ơn./.

Nguồn tài liệu:
1. Giáo trình Phát triển khả năng lãnh đạo - Chương trình đào tạo thạc sĩ Quản


Trị Kinh doanh quốc tế-ĐH Griggs
2. Leadership in Organisations 7th Edition of Gary Yukl (2010) – University at
Albany State University of New York
3. Tài liệu trên mạng Internet, “Những tố chất của nhà lãnh đạo”, cập nhật ngày
06 tháng 10 năm 2011. (“ ”).
4. Tài liệu quản trị nội bộ của Công ty cổ phần thép Việt - Ý.



×