Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SỰC tác ĐỌNG MẠNH mẽ tới marketing của các công nghệ marketing mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.95 KB, 13 trang )

SỰC TÁC ĐỌNG MẠNH MẼ TỚI MARKETING CỦA CÁC CÔNG
NGHỆ MARKETING MỚI

Công nghệ thông tin là một trong những ngành công nghệ mũi nhọn của
xã hội hiện đại. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thành công đã mở ra kỷ
nguyên mới sự phát triển của công nghệ thông tin. Cùng với các ngành công
nghệ khác như công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng
lượng mới, công nghệ thông tin đã, đang và sẽ thay đổi toàn diện, mạnh mẽ
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Với xu thế toàn cầu hóa, trước hết là toàn cầu
hóa về nền kinh tế và xây dựng những nền tảng của kinh tế tri thức, công nghệ
thông tin càng có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế tri thức, công
nghệ thông tin càng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc liên kết các nước,
các dân tộc; kiên kết các thị trường quốc gia, khu vực thành một thị trường
chung toàn cầu. Nền kinh tế thế giới, thị trường toàn cầu có phát triển được hay
không phụ thuộc nhiều vào các ngành công nghệ cao, hiện đại, trong đó công
nghệ thông tin giữ vai trò chủ đạo. Bên cạnh những thành tựu mà công nghệ
thông tin mang lại cho con người, bản thân công nghệ thông tin và những hệ
quả của việc ứng dụng nó cũng đang đặt nhân loại trước những thách thức to
lớn, mà để vượt qua được những thách thức đó, trước tiên cần phải có nhận
thức đúng đắn về công nghệ này.
Đối với Việt Nam, CNTT mới được áp dụng vào đời sống kinh tế, xã hội
khoảng hơn hai chục năm nay và nhanh chóng chiếm vị thế quan trọng trong
đời sống của người dân Việt Nam. Công nghệ thông tin ngày càng thể hiện vai

Page 1


trò đặc biệt quan trọng của nó khi nước ta tiến hành hội nhập kinh tế toàn cầu
và đang bước vào thời kỳ “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát
triển kinh té tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” như Đại hội đại biểu toàn


quốc lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ. Những nghiên cứu về
sự phát triển CNTT và tác động của nó tới nước ta cho đến nay phần nhiều chỉ
mới được đề cập tới dưới các góc độ kỹ thuật và kinh tế, mà chưa có những
công trình bàn đến công nghệ thông tin và ảnh hưởng của nó tới mọi mặt của
đời sống xã hội một cách có hệ thống và toàn diện. Bên cạnh những mặt tích
cực mà công nghệ thông tin đem lại thì những mặt tiêu cực của nó trên bình
diện xã hội không phải là ít. Những bài học về tổn thất do công nghệ thông tin
mang lại cho nền kinh tế, quân sự, chính trị, xã hội ở nhiều nước trên thế giới là
không nhỏ và đang là một trong những thách thức đối với sự bền vững của các
xã hội đương đại, trong đó có Việt Nam. Bởi vậy, cùng với sự phát triển công
nghệ thông tin với tư cách là một trong những động lực quan trọng của sự phát
triển kinh tế và xã hội, thì việc nghiên cứu sự phát triển của công nghệ mới trở
nên vô cùng quan trọng.
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển
rực rỡ của CNTT. CNTT đã ở một bước phát triển cao đó là số hóa tất cả các
dữ liệu thông tin, luân chuyển mạnh mẽ và kết nối tất cả chúng ta lại với nhau.
Mọi loại thông tin, số liệu âm thanh, hình ảnh có thể được đưa về dạng kỹ thuật
số để bất kỳ máy tính nào cũng có thể lưu trữ, xử lý và chuyển tiếp cho nhiều
người. Những công cụ và sự kết nối của thời đại kỹ thuật số cho phép chúng ta
Page 2


dễ dàng thu thập, chia sẻ thông tin và hành động trên cơ sở những thông tin này
theo phương thức hoàn toàn mới, kéo theo hàng loạt sự thay đổi về các quan
niệm, các tập tục, các thói quen truyền thống, và thậm chí cả cách nhìn các giá
trị trong cuộc sống. CNTT đến với từng người dân, từng người quản lý, nhà
khoa học, người nông dân, bà nội trợ, học sinh tiểu học….Không có lĩnh vực
nào, không có nơi nào không có mặt của CNTT. Công nghệ thông tin là một
trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển…ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí

tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh
và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng
cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và tạo
khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH.
Với những bước tiến như vũ bão những thập kỉ cuối thế kỉ XX, CNTT đã
tạo nên một diện mạo mới cho cuộc sống con người và mở ra cho nhân loại
một kỉ nguyên mới-kỉ nguyên công nghệ thông tin. Những đổi mới trong
CNTT làm xuất hiện các công nghệ mới, tiên tiến với những hình thức phân
phối, mua bán và sử dụng công nghệ mới, tiến bộ và mang lại hiệu quả cao.
Chúng ta có thể thấy sự phát triển không ngừng của CNTT tác động tới mọi
mặt của đời sống xã hội, ảnh hưởng sâu sắc tới xã hội loại người tạo nên những
thay đổi mang tính chất đột phá. Thứ nhất, thay đổi cách thức giao tiếp của con
người: nếu như trước kia con người thường đối thoại trực diện thì ngày nay các
hình thức giao tiếp đã phong phú hơn rất nhiều như: giao tiếp qua mạng, qua
Page 3


điện thoại,…đây thực sự là một bước tiến lớn của CNTT tạo ra hiệu quả cao
trong giao tiếp. Thứ hai, thay đổi cách thức sử dụng thông tin: trước đây chúng
ta chỉ có thể tiếp cận và khai thác thông tin chủ yếu thông qua sách báo, thì
ngày nay con người có thể tra cứu, lưu trữ, truyền nhận thông tin qua rất nhiều
hình thức khác, nhất là thông qua mạng Internet. Điều này làm thay đổi nhận
thức, tư duy, tầm nhìn của con người được mở rộng phong phú đa dạng hơn.
Thứ ba, thay đổi bản chất công việc và hình thức lao động: người lao động
không nhất thiết phải đến nơi làm việc để làm việc trong một thời gian nhất
định như trước nữa mà con người có thể làm việc mọi lúc, mọi nơi chỉ cần
thông qua một chiếc máy tính. Thứ tư, thay đổi cách thức học tập và hoạt động
giáo dục: có thể thấy các hình thức học tập ngày nay rất phong phú và đa dạng,
nó không còn gò bó như trước nữa, bởi nhờ có sự phát triển của công nghệ mới

mà người đi học không nhất thiết phải đến lớp mà vẫn có thể tiếp nhận đầy đủ
lượng kiến thức thông qua các hình thức đào tạo từ xa, giảng dạy trực
tuyến...Thứ năm, thay đổi cách thức chăm sóc sức khỏe và hoạt động y tế: nhờ
những ứng dụng của CNTT mà việc khám chữa bệnh hiệu quả hơn, tiết kiệm
được thời gian và chi phí, một số ứng dụng: phẫu thuật bằng hình thức nội soi,
chuẩn đoán bệnh thông qua siêu âm ba chiều…Thứ sáu, thay đổi bản chất của
thương mại: các hoạt động thương mại diễn ra sôi động hơn dưới nhiều hình
thức trong đó phải kể đến là việc giao dịch qua mạng, mua bán trao đồi hàng
hóa, đặt hàng qua mạng…Thứ bảy, thay đổi cách thức hoạt động của Chính
phủ: cách thức làm việc truyền thống trước đây của Chính Phủ dần được cải
thiện bằng hệ thống mạng máy tính được kết nối giữa các cơ quan, đơn vị giúp
Page 4


cho việc giải quyết công việc của Nhà nước cũng như của công dân được
nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, CNTT còn làm thay đổi cách thức làm
việc, thiết kế, xây dựng, dịch vụ và cách thức nghiêm cứu của con người. Bởi
vậy, CNTT từ khi mới xuất hiện đã khẳng định vai trò ưu việt của mình đối với
sự phát triển xã hội loài người.
Tác động sự phát triển của CNTT đối với xã hội loài người vô cùng to
lớn, nó không chỉ thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế, mà còn kéo
theo sự biến đổi trong phương thức sáng tạo của cải, trong lối sống và tư duy
của con người. Sự phát triển của CNTT đối với mỗi nền kinh tế thì tạo ra các
xu thế phát triển nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả và chất lượng mạng lưới
CNTT và nó là bước tiến lớn về cách mạng khoa học đối với mỗi nền kinh tế
đó. Nếu như trong nền kinh tế tri thức, các quy trình sản xuất đều được tự động
hoá. Máy móc không chỉ thay thế con người những công việc nặng nhọc, mà
thay thế con người ở những khâu phức tạp của sản xuất và quản lý, không chỉ
thay thế thao tác lao động của con người mà cả thao tác tư duy. Thì trong nền
kinh tế toàn cầu, với sự phát triển của internet, thương mại điện tử đang trở

thành một lĩnh vực phát triển rất mạnh mẽ, nó thúc đẩy các ngành sản xuất dịch
vụ trên phạm vi toàn thế giới, và đặc biệt quan trọng với các nước đang phát
triển, nhất là đối với vùng xa xôi hẻo lánh, các nước và các vùng này có cơ hội
tiếp cận thị trường quốc tế. Công nghệ thông tin là chiếc chìa khoá để mở cánh
cổng vào nền kinh tế tri thức. Mạng thông tin là môi trường lý tưởng cho sự
sáng tạo, là phương tiện quan trọng để quảng bá và nhân rộng nhanh vốn tri
thức, động lực của sự phát triển, thúc đẩy phát triển dân chủ trong xã hội, phát
Page 5


triển năng lực của con người…CNTT sẽ nhanh chóng thay đổi thế giới một
cách mạnh mẽ, sự chuyển đổi này có vị thế trong lịch sử như một cuộc cách
mạng kinh tế - xã hội và đạt được thành quả đáng kể như sau:
Đối với y tế, việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và
CNTT đã trở thành một hình thức phổ biến có tác dụng hỗ trợ kịp thời và thiết
thực trong việc chữa bệnh cho nhân dân. Hệ thống bệnh án đã được tin học hóa
và được kiểm soát; các công cụ và phương tiện chuẩn đoán và phẫu thuật giúp
các bác sĩ có thể đưa ra những kết luận chính xác hơn về tình trạng sức khỏe
của bệnh nhân nhờ sự giúp đỡ của máy tính như các thông số về nhịp tim, áp
huyết; đưa ra các phương pháp mới như dùng công nghệ siêu âm 3D (ba
chiều), hoặc các bác sĩ có thể hội chẩn từ xa (thậm chí từ nhiều nước khác nhau
trên thế giới) qua mạng Internet. Sử dụng CNTT để hỗ trợ về mặt kỹ thuật và
phương pháp điều trị cho những vùng xa trung tâm y tế đã mang lại giá trị to
lớn về mặt tinh thần cũng như vật chất cho nhân dân.
Trong lĩnh vực Giáo dục, đào tạo việc ứng dụng CNTT đã góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp, các bậc học như sử dụng các
phương tiện thiết bị hiện đại trong quá trình giảng dạy, mở rộng thêm nhiều
loại hình đào tạo như đào tạo từ xa, phối hợp liên kết giữa các trường, các
Quốc gia với nhau đang nhằm đưa chất lượng giáo dục của nước ta ngang bằng
với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trong quản lý của Chính phủ, điện tử trên cơ sở điện tử hoá các hoạt
động quản lý nhà nước đang hình thành và ngày càng trở nên phổ biến. Mạng
thông tin lớn và mạnh có thể nối các cơ quan quản lý với đối tượng quản lý,
Page 6


giúp cho quá trình ra quyết định được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính
xác và tiết kiệm thông qua các hoạt động giao ban trực tuyến từ Trung ương
đến cơ sở theo định kỳ hoặc khi có sự vụ đột biến xảy ra. CNTT góp phần nâng
cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước.
Thương mại điện tử xuất hiện, khách hàng có thể tiếp xúc và tìm hiểu
mọi thông tin về công ty dễ dàng ở bất cứ nơi nào, lúc nào. Công ty sẽ nhận
được phản hồi của khách hàng nhanh chóng về chiến lược tiếp thị hoặc danh
mục hàng hoá của các doanh nghiệp để từ đó có những thay đổi về chiến lược
kinh doanh cho phù hợp với thị hiếu của thị trường.
An ninh quốc phòng cũng có những thay đổi cơ bản, công nghệ thông
tin đã tạo ra những thế hệ vũ khí, phương tiện chiến tranh "thông minh", từ đó
xuất hiện hình thái chiến tranh, phương thức tác chiến mới, làm thay đổi sâu
sắc học thuyết quân sự của nhiều quốc gia.
Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu
kinh tế, phương thức tổ chức và sản xuất, cách tiếp cận của từng người tới tri
thức, giải trí, phương pháp tư duy và giải quyết công việc và các mối quan hệ
trong xã hội. Sáng tạo ra những giá trị mới và các việc làm mới, cuộc cách
mạng này sẽ mang lại những thị trường mới và những nghề nghiệp mới với
những đột phá công nghệ có tính thách thức đối với toàn thế giới. Hơn nữa,
chính bản thân công nghệ thông tin đã trực tiếp tạo ra sự biến đổi lớn lao trong
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội loài người. Chưa bao giờ quá trình dân
chủ hoá lại được mở rộng và có nhiều điều kiện để thực hiện như bây giờ.
CNTT đi vào cuộc sống sẽ lan toả đến mọi nơi, mọi lĩnh vực, máy tính sẽ có
Page 7



mặt ở khắp mọi nơi, việc kết nối mạng cũng trở nên dễ dàng và thuận tiện nhất
cho tất cả mọi người dân. Bên cạnh đó, mặt trái của công nghệ thông tin, của
nền kinh tế tri thức đang đặt ra những thách thức rất lớn, đó là sự cách biệt giàu
nghèo, sự phân hoá giữa một bên là các quốc gia, dân tộc biết nắm bắt và khai
phá những nguồn lợi từ công nghệ thông tin, hạn chế những mặt tiêu cực mà nó
đưa lại với các quốc gia dân tộc không có hoặc chưa phát triển những công
nghệ đó. Vì vậy với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin hiện nay,
quốc gia nào, dân tộc nào nhanh chóng nắm bắt và làm chủ được công nghệ
thông tin thì sẽ khai thác được nhiều hơn, nhanh hơn lợi thế của mình. Và cũng
chính từ đây nảy sinh một thách thức rất lớn đối với các nước đang phát triển
như nước ta đó là làm thế nào để phát huy được thế mạnh của CNTT thúc đẩy
sự phát triển của xã hội mà không mất đi văn hoá truyền thống quý báu của dân
tộc. Sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay tất yếu phải khai thác được
những tiềm năng thế mạnh của công nghệ thông tin, thúc đẩy những ứng dụng
và phát triển công nghệ thông tin, coi đó là một điều kiện cần thiết để đạt được
những mục tiêu của giai đoạn đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước. Nhận thức rõ vai
trò của CNTT trong việc góp phần nâng cao hiệu quả công tác, cải cách hành
chính, đổi mới phương thức, lề lối làm việc.
Với sự phát triển mạnh mẽ trong kỉ nguyên công nghệ thì một lĩnh vực
như quảng cáo trực tuyến đã ra đời, CNTT đã được con người sử dụng như là
trợ thủ đắc lực giúp ngành công nghiệp này kiếm lợi nhuận khổng lồ và cạnh
tranh cùng truyền thông. CNTT đã tạo nên những ưu thế vượt trội cho quảng
cáo trực tuyến tạo nên sự phát triển cạnh tranh và khốc liệt đối với ngành
Page 8


marketing. Khi đó marketing đã trở thành một công cụ không thể thiếu cho việc
bán hàng thì rất nhiều phương tiện truyền thông quảng cáo đã liên tục ra đời để

phục vụ cho mục tiêu của marketing. Sự phát triển của CNTT không chỉ mang
lại cho lĩnh vực marketing nói chung mà còn ứng dụng cho marketing xã hội
nói riêng những đột phá mới trong thời đại số. Cụ thể, sự phát triển marketing
trong nền kinh tế khó khăn năm 2012, hơn 800 triệu chiếc điện thoại di động và
máy tính bảng đã được phân phối đến tay người tiêu dùng, hơn 1 tỷ tài khoản
hoạt động và 680 triệu người sử dụng Facebook qua điện thoại, hơn 200 triệu
tài khoản hoạt động tích cực trên Twitter, và 200 triệu tài khoản trên LinkedIn.
Những con số này cho thấy xu hướng sử dụng các thiết bị di động và mạng xã
hội ngày một lan rộng, khiến cho việc tận dụng những công cụ truyền thông số
và nền tảng công nghệ sẵn có đã trở thành chiến lược marketing của nhiều DN.
Mặt khác, tình hình kinh tế khó khăn cũng đặt ra nhiều thử thách cho ngành
marketing. Năm 2013 được dự báo là sẽ khó khăn hơn cả năm 2012. Thực tế đó
tạo nên tình huống nan giải cho các CMO bởi một mặt cần duy trì và phát triển
hình ảnh của sản phẩm, dịch vụ của công ty, tổ chức của mình; mặt khác họ
phải đối mặt với sức mua đang ngày càng giảm sút của người tiêu dùng và sự
cạnh tranh mạnh mẽ từ những đối thủ cùng ngành. Danh mục cắt giảm đầu tiên
mà doanh nghiệp thường nghĩ đến là marketing vì cho rằng, khi nền kinh tế rơi
vào suy thoái, người tiêu dùng nào cũng sẽ “thắt lưng buộc bụng” và chẳng
mấy lưu tâm đến những sự kiện quảng bá. Lúc này, marketing sẽ là một thứ xa
xỉ, tốn kém chứ không đem lại bất cứ hiệu quả nào. Thực tế có phải như vậy?
Chính trong lúc này, vai trò trung tâm của CMO càng cần được nâng cao khi họ
Page 9


chính là người sẽ chịu trách nhiệm phân tích những xu hướng phát triển thị
trường để tìm ra những cơ hội kinh doanh khả thi, liên tục đổi mới, sáng tạo và
xác lập những hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Ngoài ra, tình hình
khó khăn cũng đòi hỏi CMO cần có năng lực làm hài hòa trong việc tạo dựng
và duy trì lực lượng khách hàng trung thành song song với việc xây dựng chiến
lược tạo ảnh hưởng và thu hút khách hàng mới.

Những đổi mới chiến lược marketing trong thời đại số chỉ ra nhờ cuộc
cách mạng công nghệ, những công cụ marketing mới như marketing trực tuyến
và di động nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và trở thành công cụ chính của
hơn 90% “marketer” trên toàn thế giới. Những công cụ nói trên tỏ ra đặc biệt
hữu ích trong việc giúp doanh nghiệp tư vấn, thấu hiểu, gắn kết khách hàng,
quản lý nhận thức thương hiệu, truyền cảm hứng và mở rộng mạng lưới khách
hàng một cách nhanh nhất. Chiến lược phát triển kinh doanh và marketing của
doanh nghiệp cũng cần phải được định hướng và phát triển lại nhằm tận dụng
sức mạnh của cuộc cách mạng di động đang diễn ra hiện nay . Với thực tế phát
triển này, các DN nên tận dụng kênh truyền thông xã hội trên mạng Internet
như một kênh tiếp thị với chi phí thấp, độ phủ sóng rộng so với các kênh thông
tin truyền thống khác như báo in, đài phát thanh và truyền hình để tung ra các
chiến dịch quảng cáo và tìm hiểu người tiêu dùng trên Internet. Bởi con người
có thể kết nối với nhau một cách dễ dàng chỉ cần một cú nhấp chuột. Khách
hàng cũng dễ dàng tìm mua sản phẩm và dịch vụ ở bất cứ nơi đâu trên thế giới
hoàn toàn thông qua Internet. Sự kết nối này mở ra một cuộc chơi không chỉ
dành cho các DN lớn mà còn là cơ hội cho những DN vừa và nhỏ.
Page
10


Nhưng hình như việc sử dụng quá nhiều một vài công cụ marketing đã
làm người tiêu dùng luôn nghi ngờ mọi thứ đến với họ đều mang tính chất
quảng cáo, do đó sẽ bị từ chối khỏi tâm trí khách hàng ngay tức khắc làm giảm
hiệu quả của marketing rất nhiều. Trong khi đó những vấn đề lớn của xã hội
như: bạo lực học đường, ô nhiễm môi trường, sức khỏe và bệnh tật….không
cần ai giới thiệu mời chào mọi người cũng tự giác tìm hiểu. Chính yếu tố này
đã làm cho marketing xã hội trở thành một tuyệt chiêu của các nhiều công ty,
họ đã tìm cách lồng thông điệp của mình thông qua một công việc có ích cho
xã hội. Bởi vậy, để sử dụng marketing xã hội hiệu quả cần phải chú ý những

yếu tố sau khi sử dụng công cụ này:
Thứ nhất, Nắm bắt xu hướng
Để thực hiện một chiến dịch marketing xã hội cần có một vấn đề xã hội được
đề cập tới và đương nhiên những vấn đề xã hội nóng hổi được nhiều người
quan tâm luôn là đề tài được lựa chọn, mỗi một thởi điểm khác nhau thì vấn đề
xã hội được gây chú ý lại khác nhau, vì vậy nếu sử dụng những hình thức lỗi
thời như cấm đoán( cấm để rác), ép buộc( đội mũ bảo hiểm), dọa nạt( hình ảnh
nguy hiểm từ những tệ nạn xã hội) đã ít có tác dụng. Xu hướng nổi lên bây giờ
là truyền thông thân thiện, hướng tới những điều tốt đẹp như bảo vệ quyền lợi
trẻ em, chống bạo lực học đường , bảo vệ thành phố xanh sạch ...
Thứ hai, Thông điệp
Marking xã hội tác động tới hành vi ứng xử của xã hội nó không mang lại lợi
nhuận cho marketer nhưng mang lại lợi ích cho xã hội và khác hàng mục tiêu.
Vì vậy khi làm marketing xã hội thì chúng ta chỉ đứng ra là người đồng hành
Page
11


cùng chiến dịch đó và khách hàng sẽ tự động nhận biết, nếu mang thông điệp
quảng cáo đi kèm sẽ làm giảm giá trị của chiến dịch đi rất nhiều. Chỉ nên dùng
những thông điệp thực sự có ý nghĩa sâu sắc và hài hước chẳng hạn như
chương trình khuyến học Đèn đom đóm của Dutch Lady hướng tới việc tất cả
trẻ em đều được đến trường, trong chương trình họ không hề có một thông điệp
quảng cáo nào về mình thế nhưng chương trình đã làm nên thương hiệu Dutch
Lady luôn ở trong tâm trí người tiêu dùng.
Thứ ba, đối tác
Với chương trình marketing xã hội đối tác là vô cùng quan trọng tác động lớn
đến tầm ảnh hưởng của chiến dịch vì một ván đề xã hội luôn có một tổ chức
hoặc nhiều tổ chức xã hội đứng ra phụ trách, Chắc chắn bạn sẽ ảnh hưởng lớn
tới người tiêu dùng nếu bạn đồng hành cùng hội bảo vệ thiên nhiên, môi trường

hay hội y tế cộng động…do đó, cố gắng mời nhiều đối tác xã hội cùng tham gia
chương trình điều này làm tăng hiệu quả quảng bá lên rất nhiều lần.
Tóm lại, sự phát triển không ngừng của CNTT đóng vai trò vô cùng
quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó sự thay đổi và
bước tiến đột phá của chúng mang lại cho lĩnh vực marketing mang tới nhiều
thắng lợi to lớn. Mặt khác, trong một thị trường sôi động và cạnh tranh khốc
liệt như hiện nay thì CNTT chính là yếu tố tạo nên khác biệt, thậm chí là bản
sắc cho doanh nghiệp. Có thể nói, nhanh chân đi trước đón đầu các xu thế công
nghệ là một trong những mục tiêu giúp nhà cung cấp marketing đứng vững trên
thị trường này.

Page
12


Page
13



×