Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH HƯNG THIÊN
1.1 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH,
PHÁT TRIỂN
Tháng 04 năm 2003 dưới sự tăng trưởng của nền kinh tế, nhìn thấy nhu cầu xây
dựng mới và khôi phục lại cơ sở vật chất của đất nước sẽ phát triển trong tương lai
gần.
Do đó ngày 26 tháng 06 năm 2003 Công ty được thành lập với tên gọi ban đầu là
Công Ty TNHH Sài Gòn Hương Nam với ba thành viên sáng lập cùng với hơn 10
nhân viên.
Trải qua quá trình phát triển đến ngày 21 tháng 12 năm 2006 Công ty đổi tên thành
Công Ty TNHH Hưng Thiên được thành lập theo giấy phép kinh doanh số
4102046106 do 05 thành viên sáng lập và với đội ngũ quản lý lên đến gần 40 nhân
viên.
Trụ sở đặt tại: A1215 C/c Hoàng Anh, số 357 Lê Văn Lương, P. Tân Quy, Quận 7
Trải qua hơn 6 năm hoạt động vai trò và quy mô Công ty không những được nâng
cao, mặc dù gặp không ít khó khăn kể cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, nhất
là trong giai đoạn nền kinh tế nước ta gặp khó khăn về khủng hoảng như hiện nay.
Nhưng được chỉ đạo kịp thời của cấp trên cùng với sự nổ lực của Ban Giám Đốc và
CB-CNV nên Công ty cũng vượt qua được khó khăn.
Tên giao dịch quốc tế: HUNG THIEN CO., LTD
Hình Thức Sở Hữu Vốn
Công ty là Công ty TNHH với vốn điều lệ: 50.000.000.000 đồng được cơ cấu như
sau:
Stt Tên Thành Viên Số Vốn Góp % Vốn
1 Phan Đình Minh Bảo 20.000.000.000 40,00
2 Đỗ Anh Tuấn 12.000.000.000 24,00
3 Phan Duy Lam 8.000.000.000 16,00
4 Nguyễn Ngọc Thạnh 5.000.000.000 10,00
5 Nguyễn Thị Thanh Vân 5.000.000.000 10,00
Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng và có tài khoản tại Ngân
hàng do đó Công ty phải có trách nhiệm chấp hành đúng các chế độ chính sách về
Trang 1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
quản lý kinh tế Tài chính, sử dụng và quản lý tiền vốn tài sản, nguồn lao động, để
đãm bảo hoạt động của Công ty có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân
sách nhà nước.
1.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH, CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ,
VAI TRÒ CỦA CÔNG TY
1.1.1Ngành nghề kinh doanh của Công ty
1.1.1.1Xây dựng
Công ty được cấp giấy phép hành nghề trong toàn quốc về lĩnh vực xây dựng.
Hình thức hoạt động là sản xuất và kinh doanh, cụ thể là xây dựng mới, khôi phục và
mở rộng, sửa chữa các công trình từ quy mô nhỏ, vừa và lớn.
1.1.1.2Tư Vấn xây dựng
Ngoài việc xây dựng mới, sửa chữa các công trình, Công ty còn nhận thiết kế các
công trình dân dụng, công nghiệp.
1.1.1.3Các ngành nghề khác
Ngoài ra công ty còn kinh doanh vật liệu xây dựng.
* Mục tiêu phát triển
Để mở rộng hoạt động của Công ty và để việc sản xuất kinh doanh của Công ty
được năng động, ban Giám đốc Công ty sẽ mở rộng quy mô kinh doanh sang lĩnh vực
nhà hàng và nhập khẩu xe con.
1.1.2Cơ Cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh
1.1.2.1Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Công ty thực hiện quản lý theo mô hình trực tuyến có sự kiêm nhiệm để giảm nhẹ
bộ máy quản lý theo sơ đồ sau:
Trang 2
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
PGĐ KỸ THUẬT
KẾ TOÁN TRƯỞNG
PGĐ TÀI CHÍNH
PHÒNG
TC - HC
PHÒNG
KH-KT
ĐỘI
XÂY
DỰNG
XƯỞNG
CƠ KHÍ
TỔ
ĐIỆN
NƯỚC
PHÒNG
KẾ
TOÁN
CỬA
HÀNG
VLXD
Sơ đồ bộ máy quản lý
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chức năng nhiệm vụ
Hội đồng quản trị: có quyền hạn cao nhất trong công ty và chịu trách nhiệm hữu hạn
trong mọi hoạt động, điều hành xác định cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty.
Giám đốc: là người đại diện pháp nhân cho công ty, chịu trách nhiệm điều hành mọi
hoạt động xác định cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty theo nguyên tắc tinh giảm
gọn nhẹ và đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Phó giám đốc phụ trách tài chính: giúp cho Giám đốc và trực tiếp điều hành các
phòng ban nghiệp vụ cũng như các bộ phận sản xuất khác được phân công.
Phó giám đốc kỹ thuật: giúp việc cho giám đốc và trực tiếp điều hành phòng Kế
Hoạch - Kỹ Thuật.
Kế Toán Trưởng: có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo công tác kế toán cũng như hướng
dẫn các chế độ quản lý kinh tế tài chính cho cán bộ trong Công ty. Giúp Giám đốc
trong việc kiểm tra, tổ chức và phân tích hoạt động kinh tế của Công ty. Ký duyệt các
chứng từ kế toán, các báo cáo kế toán, hợp đồng tính dụng, hợp đồng kinh tế.
Phòng tổ chức hành chánh: Xây dựng nội quy, chế độ làm việc, tiếp nhận, tuyển
dụng mới lao động, ký kết hợp đồng lao động, theo dõi quản lý lao động về mặt sổ
sách cũng như tình hình biến động thực tế, tính lương trả cho CB-CNV. Tiếp nhận và
gửi văn bản có liên quan đến Công ty. Quản lý bảo vệ an ninh trật tự, an toàn lao
động, thực hiện chính sách chế độ đến CB-CNV.
Trang 3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Cung cấp vật tư theo tiến độ công trình, theo dõi xuất nhập tồn vật tư, kiểm kê vật tư,
định kỳ hay độ xuất. Quản lý xe máy và tổ bốc xếp.
Phòng kế toán: tham mưu cho BGĐ trong việc thực hiện chế độ tài chính, quản lý
kinh doanh. kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kế hoạch thu – chi tài
chính, kiểm tra việc sử dụng và bảo quản vốn, vật tư, tài sản. Tổ chức hạch toán các
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tính toán và phân tích hiệu quả kinh
doanh giúp Giám đốc nghiên cứu tổ chức sản xuất đạt hiệu quả cao.
1.1.2.2Cơ cấu tổ chức sản xuất
Chức năng nhiệm vụ
Các đội xây dựng ( thi công): thực hiện công tác xây dựng lắp đặt các công trình theo
kế hoạch công ty giao.
Xưởng cơ khí: sản xuất, gia công, lắp đặt các cấu kiện bằng thép như: vì, kèo, cửa sắt
để lắp đặt vào công trình theo kế hoạch được giao.
Tổ điện nước: lắp đặt hệ thống điện nước toàn khu, điện nước nội thất các công trình
theo kế hoạch giao.
1.1.2.3Nhiệm vụ và vai trò của Công ty
1.1.2.3.1Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty
Công TNHH Hưng Thiên là Công ty chuyên về xây lắp, xây dựng các công trình
công nghiệp, dân dụng, Công ty đã xây dựng và hoàn thành rất nhiều công trình nằm
ở các nơi trong nước. Nhằm đưa các công trình vào phục vụ đời sống con người,
phục vụ cho sản xuất, tạo của cải vật chất cho Xã hội
1.1.2.3.2Vai trò
Công ty là một đơn vị kinh tế, là một tế bào không thể thiếu của nền kinh tế quốc
gia, hoạt động của Công ty là hoạt động theo pháp luật và đảm bảo sự thống nhất
giữa lợi ích của Công ty với lợi ích chung của nền kinh tế quốc gia. Ngoài việc chăm
lo đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức cho CB-CNV, Công
ty còn tham gia các vấn đề về Xã hội như: Bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh, trật tự
an toàn Xã hội và làm tròn nghĩa vụ của một chủ thể đối với Xã hội.
1.3 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
Trang 4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.1.3Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty
- Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 kết thúc 31/12
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển
đổi đồng tiền khác: tiền đồng Việt Nam
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung
- Phương pháp kế toán TSCĐ
+ Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: theo giá gốc
+ Phương pháp khấu hao áp dụng vào các trường hợp khấu hao đặc biệt: Phương
pháp đường thẳng
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ nguyên tắc đánh giá: theo giá gốc
+ phương pháp xác định giá trị hàng tồn cuối kỳ: phương pháp đích danh
+ phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
1.1.4Tổ chức thực hiện chế độ chứng từ
- Hệ thống chứng từ kế toán tại Công ty được thực hiện theo quyết định Bộ trưởng
Bộ Tài Chính về ban hành chế độ Kế toán doanh nghiệp số 1141/TC/CĐKT ngày
01/11/1995 và áp dụng áp dụng thống nhất trong cả nước cho tất cả Doanh nghiệp từ
ngày 01/11/1996.
- Hệ thống chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc bao gồm: Phiếu thu, phiếu chi,
phiếu nhập, phiếu xuất, bảng chấm công, bảng thanh toán lương.
- Hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn bao gồm: Hợp đồng giao việc, biên bản
nghiệm thu, giấy đề nghị tạm ứng, giấy báo vật tư còn lại cuối kỳ.
1.1.5Hệ thống tài khoản áp dụng
Doanh nghiệp áp dụng hệ thống tài khoản ban hành theo quyết định
1141/TC/CĐKT ngày 01/11/1995 và các quyết định thông tư hướng dẫn hiện hành
phù hợp với tình hình thực tế.
1.1.6Hình thức sổ kế toán
Để thuận lợi trong việc luân chuyển chứng từ, đối chiếu giữa các bộ phận với nhau
Công ty áp dụng hình thức Kế toán nhật ký chung.
Trang 5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Sổ sách kế toán chủ yếu bao gồm: Nhật ký chung, sổ cái, sổ nhật ký đặc biệt và sổ
chi tiết.
- Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản phù hợp. nếu đơn vị có mở sổ
Kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh được ghi vào sổ kế toán chi tiết liên quan.
- Đối với nhật ký đặc biệt hằng ngày căn cứ vào các chứng từ được làm căn cứ ghi
sổ, ghi các nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt có liên quan.
Định kỳ (310 ngày) hoặc cuối tháng, tùy theo khối lượng nghiệp vụ phát sinh tổng
hợp trên sổ cái.
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái lập bảng cân đối số phát
sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu đã ghi trên sổ cái và bảng tổng
hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) thì ta tiến hành lập báo cáo tài chính.
1.1.7Tổ chức bộ máy kế toán
Trang 6
Hình thức nhật ký chung
CHỨNG TỪ GỐC
SỔ NHẬT KÝ
CHUYÊN DÙNG
SỔ NHẬT KÝ
CHUNG
SỔ THẺ KẾ TOÁN
CHI TIẾT
BẢNG TỔNG HỢP
CHI TIẾT
SỔ CÁI
BẢNG CÂN ĐỐI
SỐ PHÁT SINH
BÁO CÁO TÀI
CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi hàng tháng
Đối chiếu – kiểm tra
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Để đảm bảo việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh và chỉ đạo Công tác kế toán kịp
thời, cung cấp thông tin cho giám đốc nhanh chóng và phù hợp yêu cầu sản xuất.
Công ty áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung, phòng kế toán tổ chức việc ghi
chép. Phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ tổng
hợp, sổ chi tiết, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, lập báo cáo kế
toán… Để thực hiện các bước công việc trên công tác kế toán được minh họa theo sơ
đồ sau:
Nhiệm vụ của từng bộ phận
Kế toán trưởng: có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo công tác kế toán cũng như hướng
dẫn các chế độ quản lý kinh tế tài chính cho cán bộ trong Công ty. Giúp Giám đốc
trong việc kiểm tra, tổ chức và phân tích hoạt động kinh tế của Công ty. Ký duyệt các
chứng từ kế toán, các báo cáo kế toán, hợp đồng tính dụng, hợp đồng kinh tế.
Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp tính giá thành: Giúp kế toán trưởng trong
công tác kế toán và điều hành công việc khi kế toán trưởng vắng mặt. Phụ trách công
tác tổng hợp tính giá thành công trình, hạng mục công trình xây dựng và giá thành
sản phẩm các phân xưởng phụ trợ. Kế toán các khoản chi phí phải trả, chi phí trả
trước và xây dựng cơ bản dở dang.
Trang 7
Sơ đồ bộ máy kế toán
KẾ TOÁN TRƯỞNG
PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN KIÊM KẾ TOÁN
TỔNG HỢP TÍNH GIÁ THÀNH
KẾ TOÁN CÔNG NỢ
CC-VT-BHXH
KẾ TOÁN TIỀN MẶT-
TGNH
THỦ QUỶ KIÊM GIAO
DỊCH
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Kế toán công nợ: Kế toán các khoản công nợ phải thu, phải trả, tạm ứng. theo dõi
tình hình tăng giảm vốn kinh doanh và các quỹ của Công ty. Kế toán nhập xuất tồn
kho nguyên liệu, công cụ, tính lương, bảo hiểm xã hội phải trả thay lương cho cán bộ
công nhân viên trong công ty và kiêm kế toán công đoàn.
Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: theo dõi các khoản thu chi tiền mặt, tiền gửi
ngân hàng và các khoản tín dụng. Theo dõi tình hình kinh doanh của cửa hàng vật
liệu xây dựng và các khoản công nợ giữa cửa hàng với Công ty.
Thủ quỹ kiêm giao dịch: Có trách nhiệm bảo quản tại quỹ, nhận tiền mặt tại ngân
hàng và các khoản phát sinh thu chi tiền mặt khi có chứng từ hợp lệ. Giao dịch
thường xuyên với Ngân hàng để nắm bắt những thông tin về tình hình thanh toán tín
dụng.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
Trang 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SẢN PHẨM XÂY LẮP, CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
2.1.1Đặc điểm sản xuất xây lắp và chi phí xây lắp
2.1.1.1Một số khái niệm
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất có vị trí hết sức quan trọng trong
nền kinh tế của mỗi quốc gia. Xây dựng cơ bản là quá trình xây dựng mới, xây dựng
lại, cải tạo hiện đại hóa, khôi phục các công trình nhà máy, xí nghiệp… nhằm phục
vụ cho sản xuất và đời sống xã hội.
2.1.1.2Đặc điểm sản xuất xây lắp
Sản phẩm xây lắp mang tính chất riêng lẻ: không sản phẩm nào giống sản phẩm
nào, mỗi sản phẩm có yêu cầu về mặt thiết kế mỹ thuật, kết cấu, hình thức địa điểm
khác nhau.
Sản phẩm xây dựng cơ bản có giá trị lớn, khối lượng công trình lớn, thời gian thi
công tương đối dài: các công trình XDCB thường có thời gian thi công rất dài, có
công trình phải xây dựng hàng chục năm mới xong.
Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp tương đối dài: do thường có thời gian sử dụng
dài nên mọi sai lầm trong quá trình thi công thường khó sửa chữa, phải phá đi làm lại.
Sản phẩm XDCB được sử dụng tại chỗ, địa điểm xây dựng luôn thay đổi theo địa
bàn thi công: khi chọn địa điểm xây dựng phải điều tra nghiên cứu khảo sát thật kỹ về
điều kiện kinh tế, địa chất, thủy văn và kết hợp với các yếu tố về phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội trước mắt cũng như lâu dài.
Sản xuất XDCB thường diễn ra ngoài trời chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện,
môi trường… do đó việc thi công xây lắp ở mức độ nào đó mang tính chất thời vụ.
2.1.2Các loại giá thành trong sản xuất xây lắp
2.1.2.1Khái niệm
Giá thành sản phẩm xây lắp: toàn bộ chi phí tính bằng tiền mặt để hoàn thành khối
lượng xây lắp. Theo quy định sản phẩm xây lắp có thể là khối lượng công việc hoặc
giai đoạn công việc, có thiết kế và giá trị dự toán riêng hoặc hạng mục công trình
hoàn thành toàn bộ.
Trang 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.1.2.2Các loại giá thành trong sản xuất xây lắp
Giá thành dự toán công tác xây lắp: toàn bộ các chi phí để hoàn thành khối lượng
công tác xây lắp theo dự toán.
Giá thành kế hoạch: giá thành được xác định từ những điều kiện và đặc điểm cụ thể
một doanh nghiệp xây lắp trong một kỳ kế hoạch nhất định.
Giá thành định mức: tổng chi phí để hoàn thành một khối lượng xây lắp.
Giá thành thực tế: toàn bộ các chi phí sản xuất thực tế phát sinh để thực hiện hoàn
thành quá trình thi công do kế toán tập hợp được.
2.1.3Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.1.3.1Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
Tùy theo quy trình công nghệ sản xuất của sản phẩm, đặc điểm, yếu cầu của công
tác tính giá thành sản phẩm mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sẽ khác nhau.
Tuy nhiên do đặc điểm sản phẩm xây lắp có tính đơn chiếc nên đối tượng hạch toán
chi phí sản xuất thường là theo từng đơn đặt hàng hoặc hạng mục công trình.
2.1.3.2Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công trình, lao vụ do doanh nghiệp
sản xuất ra và cần phải tính được giá thành và giá thành đơn vị.
2.1.3.3Kỳ tính giá thành trong sản xuất xây dựng cơ bản
Do chu kỳ sản xuất dài, hạng mục công trình chỉ hoàn thành khi kết thúc một kỳ
sản xuất nên kỳ tính giá thành thường được chọn là thời điểm mà công trình, hạng
mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.
2.1.4Phương pháp quy nạp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành
2.1.4.1Quy nạp chi phí sản xuất theo sản phẩm và đối tượng tính giá
thành
Do đặc điểm, tính chất của loại hình sản xuất, các chi phí sản xuất phát sinh có liên
quan đến sản phẩm hoặc đơn đặt hàng sẽ được tập hợp và phân loại vào sản phẩm và
đơn đặt hàng đó.
phương pháp được áp dụng để tính giá thành sản phẩm là phương pháp giá thành
thực tế.
Trang 10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.1.4.2Quy nạp chi phí theo nhóm sản phẩm
Phương pháp này được áp dụng khi tất cả các hạng mục công trình được tiến hành
thi công cùng một lúc, chi phí bao gồm chi phí trực tiếp và gián tiếp.
Phương pháp tính giá thành được áp dụng là phương pháp tỷ lệ hoặc phương pháp hệ
số.
2.2 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
2.1.5Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường
xuyên
2.1.5.1Kế toán chi phí nguyên vật liệu sản xuất
Chứng từ sử dụng
Lệnh sản xuất, phiếu xuất kho, các bảng phân bổ nguyên vệt liệu.
Sổ sách sử dụng
Sổ chi tiết:
+ Sổ chi phí sản xuất kinh doanh mở TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
+ Sổ kế toán chi tiết liên quan khác như sổ chi tiết vật tư, sản phẩm, hàng hóa…
Sổ tổng hợp:
+ Kế toán mở sổ tổng hợp tùy thuộc hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng.
Đối với hình thức nhật ký chung
Đối với hình thức chứng từ ghi sổ
Trang 11
Chứng từ
Nhật ký chung
Sổ cái (TK 621 và các tài
khoản có liên quan)
Sổ chi tiết
nguyên vật liệu
Chứng từ
Nhật ký chung
Sổ cái (TK 621 và các tài
khoản có liên quan)
Sổ chi tiết
nguyên vật liệu
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Đối với hình thức nhật ký sổ cái
Đối với hình thức nhật ký chứng từ
Tài khoản sử dụng TK 621”Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
- Bên nợ: Giá trị thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động xây
lắp sản xuất công nghiệp kinh doanh dịch vụ trong kỳ kế hoạch.
- Bên có: Giá trị nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho.
Kết chuyển hoặc phân bổ trị giá nguyên vật liệu cho các đối tượng tính giá thành liên
quan.
Tài khoản 621 được kết toán (không có số dư) vào cuối kỳ
Định khoản một số nghiệp vụ
(1) Xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động xây lắp, sản xuất công nghiệp,
hoạt động dịch vụ trong kỳ
Nợ TK 621
Có TK 152
(2) Mua nguyên liệu, vật liệu đưa ngay vào sử dụng (không qua nhập kho)
Nợ TK 621
Nợ TK 133 (1331) Nếu DN nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ
Có TK 111; 112; 331
(3) Doanh nghiệp thực hiện tạm ứng chi phí xây lắp giao khoán không tổ chức kế
toán riêng.
Trang 12
Chứng từ
Nhật ký sổ cái
Sổ chi tiết
nguyên vật liệu
Tổng hợp
Chứng từ
Sổ chi tiết
nguyên vật liệu
Bảng kê số 4 (Nợ 621, 622, 623, 627)
Nhật ký chứng từ số 8 (Có 621, 622, …)
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Khi tạm ứng
Nợ TK 141 (1413)
Có TK 111; 112; 152…
+ Khi quyết toán các khoản tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành đã bàn
giao được duyệt
Nợ TK 621
Nợ TK 133 (nếu có)
Có 141 (1413)
(4) Nguyên liệu, vật liệu dùng không hết nhập lại kho
Nợ TK 152
Có TK 621
Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL thực tế sử dụng vào TK tính giá thành
Nợ TK 154
Có TK 621
2.1.5.2Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chứng từ ghi sổ
- Bảng chấm công, bảng lương, bảng phân bổ chi phí tiền lương
- Hợp đồng giao khoán
Sổ sách sử dụng
- Sổ chi tiết gồm: Sổ chi tiết tiền lương…
- Sổ tổng hợp gồm: Sổ cái 622, nhật ký chung, sổ chứng từ ghi sổ …
Tài khoản sử dụng TK 622
- Bên nợ: Tập hợp các chi phí nhân công trực tiếp (gồm tiền lương, tìên công lao
động và các khoản trích theo lương)
- Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công vào bên nợ tài khoản 154 lúc cuối kỳ.
TK 622 không có số dư cuối kỳ.
Định khoản một số nghiệp vụ
(1) Tiền lương phải thanh toán cho công nhân
Nợ TK 622
Trang 13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Có TK 334 (3341; 3342)
(2) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của nhân công trực tiếp sản xuất
Nợ TK 622
Có TK 338 (3382; 3383; 3384; 3389)
(3) Tạm ứng chi phí tiền công thực hiện giá trị khối lượng giao khoán xây lắp nội bộ
Nợ TK 141 (1411); 334…
Có TK 111; 112
(4) Khi quyết toán tạm ứng về khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao được duyệt
Nợ TK 622
Có TK 141 (1411); 334…
2.1.5.3Chi phí sử dụng máy thi công
Chứng từ sử dụng
- Bảng lương của bộ phận sử dụng máy
- Lệnh sản xuất, phiếu xuất kho, bảng khấu hao TSCĐ…
Sổ sách
- Sổ chi tiết:
+ Sổ chi phí sử dụng máy 623
+ Các sổ chi tiết liên quan (Sổ chi tiết vật tư sản phẩm, hàng hóa, sổ tiền lượng…)
- Sổ tổng hợp: Sổ cái, sổ nhật ký chung…
Tài khoản sử dụng TK 623
- Bên Nợ: Các chi phí liên quan đến máy thi công (chi phí nguyên liệu cho máy hoạt
động, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp…)
- Bên có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào bên nợ TK 154
Tài khoản 623 không có số dư cuối kỳ.
Định khoản một số nghiệp vụ
* Trường hợp doanh nghiệp tổ chức máy thi công riêng biệt và có phân cấp quản lý
để theo dõi riêng chi phí cho một bộ phận sản xuất độc lập. Kế toán phản ánh như
sau:
+ Các chi phí liên quan đến đội máy thi công
Trang 14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nợ TK 621; 622; 627
Có các TK liên quan
+ Cuối kỳ kết chuyển chi phí để tính giá thành thực tế ca máy
Nợ TK 154
Có TK 621; 622; 627
Căn cứ vào giá thành ca máy tính toán được, tính phân bổ cho các đối tượng xây lắp.
* Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức cung cấp lao vụ máy lẫn nhau giữa
các bộ phận
Nợ TK 623
Có TK 154
* Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức bán lao vụ máy lẫn nhau giữa các bộ
phận nội bộ
(a) Giá thành ca máy chuyển giao cho các bộ phận xây lắp trong nội bộ
Nợ TK 623
Có TK 154
(b) Trị giá cung cấp lao vụ máy tính theo giá tiêu thụ
Nợ TK 623
Nợ TK 133 (nếu nộp thuế theo phương pháp khấu trừ)
Có TK 512
* Nếu doanh nghiệp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt hoặc tổ chức nhung
không phân cấp thành một bộ phận độc lập để theo dõi riêng chi phí
(c) Chi phí thường xuyên gồm: Các chi phí xảy ra hàng ngày trong quá trình sử dụng
máy thi công như nguyên liệu, dầu mỡ, các chi phí vật liệu khác tiền lương của
Công nhân điều khiển và công nhân phục vụ xe máy.
Các chi phí được tính trực tiếp một lần vào chi phí sử dụng máy thi công trong kỳ.
Nội dung và phương pháp hạch toán
(1) Trả lương cho công nhan điều khiển máy, phục vụ máy
Nợ TK 623 (6231)
Có TK 334
Trang 15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
(2) Trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân điều khiển xe máy
Nợ TK 623
Có TK 335
(3) Xuất kho mua nguyên liệu, nhiên liệu phụ sử dụng cho xây lắp máy thi công
Nợ TK 623 (6232)
Nợ TK 133 (133.1) nếu được khấu trừ thuế VAT
Có TK 152; 111; 112; 331…
(4) Chi phí công cụ dụng cụ dùng cho xe máy thi công
Nợ TK 623 (6233)
Có TK 153; 111; 112 (phân bổ một lần)
Có TK 142; 242
(5) Khấu hao xe máy thi công sử dụng ở đội máy thi công
Nợ TK 623
Có TK 214
(6) Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh
Nợ TK 623 (623.7) Giá chưa thuế
Nợ TK 133 (133.1) nếu được khấu trừ
Có TK 111; 112; 331
(7) Các chi phí bằng tiền phát sinh
Nợ TK 623
Nợ TK 133 (133.1) Nếu được khấu trừ thuế
Có TK 111; 112
(8) Cuối kỳ kết chuyển hết chi phí sử dụng máy vào tài khoản tính giá thành:
Nợ TK 154
Có TK 623
(d) Chi phí tạm thời là: Những chi phí phát sinh một lần có liên quan đến việc lắp,
tháo, vận chuyển máy và các chi phí về những công trình tạm phục vụ cho việc
sử dụng máy.
Trang 16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Thường không được tính trực tiếp một lần vào chi phí sử dụng máy thi công mà được
tính phân bổ dần theo thời gian sử dụng các công trình tạm thời hoặc theo thời gian
thi công trên công trường.
Nội dung và phương pháp hạch toán
Trường hợp không trích trước
(1) Khi phát sinh chi phí
Nợ TK 142, 242
Nợ TK 133 (1331) Nếu được khấu trừ thuế
Có TK 111; 112; 331…
(2) Khi phân bổ chi phí trong kỳ
Nợ TK 623
Có TK 142; 242
Trường hợp có trích trước
(1) Khi trích trước chi phí
Nợ TK 623
Có TK 335 (335.2)
(2) Chi phí thực tế phát sinh
Nợ TK 335 (335.2)
Có TK 111; 112; 331…
2.1.5.4Chi phí sản xuất chung
Chứng từ sử dụng
- Bảng khấu hao TSCĐ
- Phiếu thu, phiếu chi, hoá đơn thuế VAT, hóa đơn bán hàng…
Sổ sách
Trang 17
Số phân bổ
chi phí tạm
thời hàng
tháng
Chi phí thực tế XD
tại các công trình
tạm
Chi phí tháo dở các
công trình tạm dự
tính
Giá trị phế liệu thu
hồi được dự tính
+
+
Thời gian sử dụng các công trình tạm hoặc thời gian thi công trên
công trường
=
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Sổ chi tiết gồm: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 627
- Sổ tổng hợp gồm: Sổ cái, sổ nhật ký chung…
- Sổ tiền lương, sổ chi tiết vật tư, sản phẩm, hàng hóa ...
Tài khoản sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung”
- Bên Nợ: Tập hợp các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ
- Bên Có: Các khoản giảm chi phí sản xuấtchung
Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh
dở dang”
Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ.
Định khoản một số nghiệp vụ
(1) Chi phí về tiền lương của nhân viên quản lý sản xuất
Nợ TK 627
Có TK 334
(2) Các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý sản xuất
Nợ TK 627
Có TK 338
(3) Chi phí vật liệu dùng cho các bộ phận sản xuất chung
Nợ TK 627
Có TK 152
(4) Chi phí dụng cụ nhỏ phân bổ một lần
Nợ TK 627
Có TK 153
(5) Mua đưa vào sử dụng ngay
Nợ TK 627
Nợ TK 133 (nếu nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ)
Có TK 111; 112; 331
(6) Phân bổ dần các loại công cụ dụng cụ, chi phí sửa chữa TSCĐ…
Nợ TK 627
Có TK 1421; 242
Trang 18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
(7) Chi phí về khấu hao TSCĐ
Nợ TK 627
Có TK 214
(8) Trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ
Nợ TK 627
Có TK 335
(9) Các khoản chi phí khác liên quan đến dịch vụ mua ngoài và chi phí khác được
thanh toán trực tiếp bằng tiền
Nợ TK 627
Nợ TK 133
Có TK 111; 112; 331; 141
(10) Cuối kỳ phân bổ (k/c) chi phí sản xuất chung vào tài khoản tính giá thành
Nợ TK 154
Có TK 627
2.3 TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP THEO PHƯƠNG
PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN
2.1.6Phân bổ, tổng hợp kết chuyển giá thành
2.1.6.1Phân bổ
Phân bổ chi phí sử dụng máy
- Phân bổ theo phương pháp thích hợp căn cứ vào số ca máy hoặc khối lượng phục vụ
thực tế.
+Trường hợp các chi phí sử dụng máy theo dõi riêng cho từng loại xe máy
+ Trường hợp không theo dõi tập hợp chi phí cho từng loại máy riêng biệt phải xác
định ca máy tiêu chuẩn thông qua hệ số quy đổi.
Trang 19
Chi phí sử
dụng phân
bổ cho từng
đối tượng
Tổng chi phí sử dụng máy phải
phân bổ
Tổng ca số máy hoạt động thực tế
hoặc khối lượng công tác cho máy
thực hiện
số ca máy thực tế
(hoặc khối lượng
công tác) máy đã
phục vụ cho từng
đối tượng
=
x
Giá kế hoạch của một ca máy
Giá kế hoạch của một ca máy thấp nhất
=
H