Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý QUÁ TRÌNH dạy học môn NGỮ văn ở các TRƯỜNG TRUNG học cơ sơ THEO HƯỚNG dạy học TÍCH hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.4 KB, 39 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
QUÁ TRÌNH DẠY HỌC MÔN
NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SƠ THEO
HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH HỢP


Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến
đề tài
Các công trình nghiên cứu về dạy học tích hợp
Trên thế giới, giáo dục tích hợp đã được nghiên cứu và
vận dụng trong thực tiễn từ những năm 60 của thế kỷ XX. Tuy
nhiên, tích hợp mới được vận dụng ở mức đơn giản bằng cách
sắp xếp các phân môn “đứng cạnh nhau” mà chưa tích hợp nội
dung giữa các môn học. Từ những năm 70 của thế kỷ XX, đã
xuất hiện những công trình nghiên cứu chuyên sâu về dạy học
tích hợp. Giai đoạn này, dạy học tích hợp bắt đầu phát triển
rộng trên nhiều quốc gia và xuất hiện nhiều công trình nghiên
cứu tiêu biểu. Các công trình nghiên cứu khá đa dạng, nhưng có
thể khái quát theo các hướng như sau:
Một là: Bàn về vai trò, hiệu quả của dạy học tích hợp.
Các tác giả tiêu biểu như: Wraga, W.G. (1996), Acentury of
interdisciplinary curricula in American schools, In P.S. [70];
Vars, G.F. (1991), “Integrated curriculum in historical
perspective”, Educationa Leadership, 49(2), 14-15 [71];
Hopkins, L.T. (1937), Integration: Its meaning and application,
New York: Appleton Century Crofts [62]; Hurd, P.D. (1991),
“Why we must transform science education”, Educationa
Leadership, 49(2), 33-35 [63]. Các tác giả cho rằng, dạy học



tích hợp có khả năng gây hứng thú học tập cho học sinh cao
hơn cách dạy truyền thống, Thay vì học tập các chuyên đề đơn
lẻ, rời rạc của một lĩnh vực khoa học, không gây hứng thú học
tập cho học sinh thì dạy học tích hợp các kiến thức, các vấn đề
thực tiễn sẽ gây hứng thú học tập cho học sinh.
Ciccorico, E.A. [59] và Hayes Jacobs, H. [61] cùng cho
rằng dạy học theo quan điểm tích hợp các nội dung kiến thức là
một nhu cầu giáo dục cần thiết và quan trọng để giáo dục thành
công trong tương lai.
Nghiên cứu về tích hợp chương trình giảng dạy về kiến
thức tổng hợp, các tác giả: Braunger, J.E. & Hart-Landsberg, S.
[58]; Tchudi, S.L. [68]; Oberholzer, E.E. [64]. Các tác giả đã đề
cập đến các kỹ năng tư duy và kiến thức bậc cao cần thiết của
công dân để hiểu một cách tổng quan các vấn đề khoa học và
các vấn đề về thế giới liên quan đến nhau. Các tác giả đã mô tả
tích hợp chương trình giảng dạy là cách riêng của mình để biết
và hiểu thế giới, xem các kiến thức tích hợp như các khái niệm
và quá trình tư duy cần thiết cho sinh viên.
Hai là: Bàn về nội dung, phương pháp, hình thức tích
hợp. Theo Xaviers Roegirs “Khoa sư phạm tích hợp là một
quan niệm về quá trình học tập trong đó toàn thể các quá
trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng


lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học
sinh nhằm phục vụ cho quá trình học tập tương lai, hoặc
hoà nhập học sinh vào cuộc sống lao động. Khoa sư phạm
tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa” [72,tr.24].
Ở Việt Nam, tác giả Dương Tiến Sỹ (2003), trong công
trình nghiên cứu về giáo dục môi trường theo quan điểm tích

hợp, đã xác định “một số phương pháp tích hợp và logic tổ
chức hoạt động dạy học tích hợp trong giáo dục môi trường”
[83].
Tác giả Trịnh Anh Cường trong công trình “Giáo dục
hướng nghiệp cho học sinh ở trường trung học phổ thông”. Tác
giả đã chỉ ra vai trò của dạy học tích hợp, những ưu điểm của
dạy học tích hợp, từ đó đề xuất các nguyên tắc tích hợp giáo
dục hướng nghiệp cho học sinh. Tác giả cho rằng, “dạy học tích
hợp sẽ tạo hứng thú trong học tập của học sinh giúp các em gia
tăng sự hiểu biết về các ngành nghề trong xã hội, tiết kiệm được
thời gian và kinh phí cho công tác hướng nghiệp, tránh chồng
chéo, trùng lặp giữa các nội dung dạy học hướng nghiệp. Trong
7 biện pháp mà tác giả đề xuất có 4 biện pháp đề cập đến vấn
đề dạy học tích hợp” [11].
Tác giả Trần Bá Hoành (2006), “dạy học tích hợp”, Tạp
chí Khoa học giáo dục, số 12 đã khẳng định, “dạy học tích hợp


ở các trường phổ thông không chỉ liên quan tới việc thiết kế nội
dung, chương trình mà còn đòi hỏi sự thay đổi đồng bộ về cách
tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy và học, thay đổi
việc kiểm tra, đánh giá” [24]. Trong dạy học, giáo viên cần tăng
cường những mối liên hệ liên môn, thực hiện tích hợp trong nội
bộ môn học và tích hợp các mặt giáo dục khác trong các môn
học phù hợp.
Bùi Văn Hồng (2015), “Dạy học tích hợp trong giáo dục
nghề nghiệp theo lý thuyết học tập trải nghiệm của Davida A.
Kolb”, Tạp chí khoa học số 6, Đại học Sư phạm Hà Nội [26]. Tác
giả cho rằng, trong dạy học kỹ thuật và dạy nghề, khi mục tiêu
dạy học đã được tích hợp kiến thức, kỹ năng và thái độ thì cấu

trúc của nội dung dạy học cũng phải được thể hiện sự tích hợp đó.
Việc thiết kế và triển khai hoạt động dạy học cần thiết phải được
dựa trên một quy trình dạy học tích hợp phù hợp để nâng cao hiệu
quả dạy học. Tích hợp trong mô hình của Kolb được thể hiện
thông qua tiến trình thực hiện các giai đoạn học tập.
Theo Nguyễn Văn Khải “Dạy học tích hợp tạo ra các
tình huống liên kết tri thức các môn học, đó là cơ hội phát
triển các năng lực của học sinh. Khi xây dựng các tình
huống vận dụng kiến thức, học sinh sẽ phát huy được năng
lực tự lực, phát triển tư duy sáng tạo”. Theo định nghĩa trên,
tác giả đã xác định mục đích của dạy học tích hợp là hình


thành và phát triển năng lực của người học. Như thế có thể
hiểu dạy học tích hợp là “quá trình dạy học mà ở đó các
thành phần năng lực được tích hợp với nhau trên cơ sở các
tình huống cụ thể trong đời sống để hình thành năng lực của
người học” [5].
- Các công trình nghiên cứu về dạy học môn Ngữ văn
Môn Ngữ văn là môn học cơ bản ở tất cả các cấp học phổ
thông. Từ trước đến nay, có nhiều tác giả, nhiều công trình
nghiên cứu về dạy học môn Ngữ văn với nhiều hướng tiếp cận
khác nhau. Có thể kể tên một số tác giả và các tác phẩm như
sau: Trần Đình Sử (Chủ biên, 2008), “Giáo trình Lý luận Văn
học”, tập 1, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội. Nguyễn Viết Chữ
(2004), “Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương”, Nxb.
Đại học quốc gia Hà Nội. Phan Trọng Luận (Chủ biên, 2008),
“Phương pháp dạy học văn”, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Nguyễn Thanh Hùng (2007), “Phương pháp dạy Ngữ văn ở
trung học cơ sở”, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.

Các công trình nghiên cứu trên đây chủ yếu nghiên cứu cơ
bản về phương pháp dạy học môn Ngữ văn. Các tác giả đã
khẳng định vai trò, vị trí của môn văn và phương pháp dạy học
môn văn trong nhà trường. Các nghiên cứu đã gợi mở các vấn
đề đặt ra trong dạy học môn Ngữ văn. Các tác giả Trần Đình


Sử, Phan Trọng Luận, Nguyễn Thanh Hùng đã nghiên cứu
những vấn đề lý luận cơ bản về dạy học môn Ngữ văn. Các tác
giả đều đặt ra vấn đề về khả năng giáo dục nhân cách cho học
sinh thông qua dạy học môn Ngữ văn.
Các tác giả như: Nguyễn Thúy Hồng, Nguyễn Quang
Ninh, Trần Thị Sáu đã đi sâu nghiên cứu về phương pháp đặc
thù trong dạy học môn Ngữ văn. Khi bàn về đổi mới phương
pháp dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường hiện nay, các tác
giả đã hướng tới vấn đề dạy học tích hợp để hình thành năng
lực tổng hợp cho học sinh.
- Các công trình nghiên cứu về quản lý dạy học môn
Ngữ văn
Trần Thị Sáu (2006), trong luận văn Thạc sĩ với đề tài
“Các biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn
Tiếng Việt bậc Tiểu học ở quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí
Minh”. Tác giả đã chỉ ra các biện pháp như sau: “Xây dựng kế
hoạch thực hiện chương trình tiểu học mới; Nâng cao năng lực
đội ngũ cán bộ quản lý Tiểu học; Chỉ đạo thực hiện một số
phương pháp mới trong giảng dạy tiếng Việt. Trong đó đã chỉ ra
các biện pháp cụ thể như: Dạy tiếng Việt theo định hướng giao
tiếp; phương pháp tổ chức trò chơi học tập tiếng Việt; Phương
pháp học tập hợp tác theo nhóm; Ứng dụng công nghệ thông tin



để giảng dạy môn tiếng Việt.; Tăng cường kiểm tra, đánh giá
trong dạy học môn tiếng Việt” [43].
La Thị Phương Thảo (2015), “Quản lý hoạt động dạy học
môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở huyện Mỹ Hào, tỉnh
Hưng Yên”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục, Học viện
Chính trị, Hà Nội. Tác giả đã phân tích cơ sở lý luận, cơ sở thực
tiễn và đề xuất hệ thống 5 biện pháp quản lý như sau: “Giáo
dục nâng cao nhận thức trách nhiệm cho các chủ thể trong quản
lý hoạt động giảng dạy môn Ngữ văn; Quản lý tốt việc thực
hiện chương trình, nội dung, kế hoạch giảng dạy môn Ngữ văn;
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quản lý hoạt
động giảng dạy của giáo viên; Quản lý tốt hoạt động giảng dạy
và đổi mới phương pháp quản lý hoạt động giảng dạy môn Ngữ
văn của giáo viên; Thực hiện tốt hoạt động kiểm tra, đánh giá
kết quả hoạt động giảng dạy môn Ngữ văn của đội ngũ giáo
viên” [47].
Nguyễn Thị Khoa (2017), “Quản lý hoạt động dạy học
môn Ngữ văn ở các trường trung học phổ thông quận Bắc Từ
Liêm, thành phố Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục,
Học viện Chính trị, Hà Nội. Tác giả đã đề xuất hệ thống 6 biện
pháp như sau: “Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức trách
nhiệm cho các lực lượng sư phạm của các trường THPT về dạy
học Ngữ văn; Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo


viên môn Ngữ văn theo hướng chuẩn hóa; Chỉ đạo đổi mới
chương trình, nội dung dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển
năng lực cảm thụ; Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học Ngữ
văn theo hướng phát huy tinh thần sáng tạo của học sinh; Bồi

dưỡng nâng cao trình độ tin học cho giáo viên, tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn; Tăng
cường kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn cho học
sinh” [32].
Cũng nghiên cứu về quản lý dạy học môn Ngữ văn, tác
giả Nguyễn Thúy Hồng (2007) đã công bố công trình nghiên
cứu với tên là “Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn
của học sinh Trung học cơ sở, Trung học phổ thông”, Nxb.
Giáo dục, Hà Nội [29]. Tác giả cho rằng, kết quả học tập môn
Ngữ văn của học sinh không chỉ đánh giá bằng trình độ nắm nội
dung mà cần phải đánh giá về sự phát triển cảm xúc, tình cảm
và thái độ, hành vi trong ứng xử, trong giao tiếp của học sinh.
Nhìn chung, các tác giả với các công trình nghiên cứu
khác nhau, đã đề xuất được nhiều biện pháp góp phần nâng cao
chất lượng dạy học môn Ngữ văn và các biện pháp quản lý dạy
học môn Ngữ văn ở các nhà trường. Tuy nhiên, các công tình
nghiên cứu thường bàn về dạy học tích hợp hoặc bàn về dạy
học môn Ngữ văn theo hai mãng tách rới nhau. Các công trình
nghiên cứu về dạy học môn Ngữ văn thường được tiếp cận dưới


góc độ của chuyên ngành văn học. Những công trình nghiên
cứu về dạy học tích hợp thường được tiếp cận dưới góc độ của
phương pháp dạy học. Các công trình bàn về quản lý dạy học
môn Ngữ văn theo hướng dạy tích hợp còn ít và chưa có các
công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này.
Hiện nay, chương trình THPT, môn Ngữ văn, năm 2002
do Bộ GD&ĐT dự thảo đã ghi rõ: “Lấy quan điểm tích hợp làm
nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn
sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy”.

“Nguyên tắc tích hợp phải được quán triệt trong toàn bộ môn
học, từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong mọi
khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt
động học tập; tích hợp trong chương trình; tích hợp trong sách
giáo khoa; tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên
và tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh; tích hợp trong
các sách đọc thêm, tham khảo.”
Trên các diễn đàn khoa học, các bài phỏng vấn và các ý
kiến phát biểu trên báo viết, báo hình, các trang web của các tổ
chức giáo dục, các nhà trường đã đăng tải nhiều ý kiến khác
nhau về tích hợp trong dạy học môn Ngữ văn. Các ý kiến này
khá tản mạn, chưa theo một chủ đề, một ý tưởng khoa học và
mang nặng ý nghĩa thăm dò dư luận, chưa mang tính pháp lý.
Dù vậy, đây là những kênh thông tin rất quan trọng cho việc


nghiên cứu chung quanh chủ đề quản lý quá trình dạy học môn
Ngữ văn ở các trường THCS theo hướng dạy học tích hợp.
- Các khái niệm cơ bản của đề tài
- Khái niệm quá trình dạy học môn Ngữ văn
Dạy học là một quá trình bộ phận thuộc quá trình sư phạm
tổng thể. Gọi là quá trình bởi vì dạy học diễn ra trong một giai
đoạn với một quãng thời gian, không gian xác định, có khởi
đầu, có diễn biến, có kết thúc. Quá trình dạy học bao gồm nhiều
thành tố được cấu trúc theo hệ thống có các mối liên hệ rằng
buộc lẫn nhau, tác động qua lại lẫn nhau, chi phối lẫn nhau.
Trong các mối quan hệ đó hoạt động của người dạy và hoạt
động của người học luôn phối hợp thống nhất với nhau, chi
phối, điều khiển các thành tố khác, liên kết và thúc đẩy các
thành tố khác cùng vận động, phát triển. Quá trình dạy học

được thực hiện trong môi trường sư phạm có mục đích, có tổ
chức, có kế hoạch và chương trình, nội dung cụ thể.
Môn Ngữ văn là một môn học bắt buộc trong chương
trình các môn học ở nhà trường THCS. Cấu trúc môn Ngữ văn
ở trường THCS bao gồm các phân môn như Văn – Tiếng Việt –
Làm văn. Môn Ngữ văn thuộc nhóm các môn khoa học xã hội,
có liên quan đến những môn học khác trong chương trình. Môn


Ngữ văn thường chiếm tỷ trọng thời gian lớn trong chương
trình.
Dựa theo lý luận về quá trình dạy học nói chung, quá trình
dạy học môn Ngữ văn được hiểu như sau:
Dạy học môn Ngữ văn là quá trình có mục đích, có tổ
chức, phối hợp thống nhất hoạt động dạy của giáo viên và hoạt
động học của học sinh, được thực hiện trong điều kiện sư phạm
xác định, nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học môn học
này trong nhà trường.
Bản chất của dạy học môn Ngữ văn là dạy học bộ môn,
một môn học cụ thể trong nhà trường. Quá trình dạy học môn
Ngữ văn về cơ bản tuân theo lý luận dạy học bộ môn. Quá trình
dạy học môn Ngữ văn gồm các giai đoạn khởi đầu, diễn biến và
kết thúc của các hoạt động dạy và học. Quá trình dạy học môn
Ngữ văn có thể xem xét gồm các khâu, các bước, các quy trình
vận hành của các thành tố trong hệ thống dạy học. Tuy nhiên,
mỗi môn học, ngoài những tính chất chung của dạy học lại có
những tính chất riêng mang nét độc lập tương đối. Quá trình
dạy học bộ môn Ngữ văn có những nét đặc thù riêng do tính
chất đặc thù của môn học quy định.
Chủ thể giảng dạy môn Ngữ văn là các giáo viên được

đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành văn học. Giáo viên được


đào tạo về chuyên ngành sư phạm văn học mới giảng dạy được
môn Ngữ văn. Giáo viên văn không những phải có kiến thức
hiểu biết chuyên sâu về văn học, mà còn phải được trang bị về
phương pháp giảng dạy môn học này. Ngoài những kiến thức
hiểu biết về văn học, giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn phải có
kiến thức hiểu biết về xã hội, hiểu biết về các môn học cơ bản
và cơ sở khác có liên quan.
Học sinh học tập môn Ngữ văn ở các trường bao gồm
nhiều đối tượng khác nhau. Mỗi bậc học, mỗi lớp có chương
trình, nội dung dạy học môn Ngữ văn khác nhau, có đối tượng
học sinh khác nhau. Hoạt động của học sinh là hoạt động học
tập, dưới sự tổ chức, điều khiển của giáo viên. Mặt khác, hoạt
động của học sinh với tư cách là chủ thể của hoạt động nhận
thức luôn mang những dấu ấn chủ quan cá nhân. Tức là mức độ
tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi cá nhân học sinh trong quá
trình học tập môn Ngữ văn rất khác nhau.
Sự phối hợp hoạt động của giáo viên với học sinh là sự
tác động hai chiều. Giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn với tư
cách là chủ thể của hoạt động giảng dạy, vừa tác động vào quá
trình nhận thức của học sinh, tổ chức điều khiển hoạt động nhận
thức của học sinh, vừa tác động vào chương trình, nội dung
môn học. Giáo viên phải xử lý, chế biến nội dung môn Ngữ văn
thành các vấn đề học tập phù hợp với mục đích dạy học, phù


hợp hình thức tổ chức dạy học và phù hộ với đối tượng học
sinh. Học sinh vừa là chủ thể, vừa là khách thể trong quá trình

học tập. Học sinh lĩnh hội, tiếp thu sự tác động của giáo viên
với động cơ, thái độ học tập khác nhau.
- Khái niệm dạy học môn Ngữ văn theo hướng tích hợp
* Dạy học tích hợp
Khái niệm dạy học tích hợp đã được nhiều tác giả nghiên
cứu và đưa ra với những định nghĩa khác nhau. Mặc dù có
những cách định nghĩa khác nhau như vậy, nhưng trong cách
hiểu thì hầu như đều thống nhất với nhau.
Dạy học tích hợp là tổng hợp các nội dung tương đồng
của các môn học, hoặc trong các hợp phần của một môn học
vào một chủ đề bài giảng, nhằm tạo ra sự nhất quán về nhận
thức của học sinh, khắc phục tình trạng trùng lặp trong nội
dung dạy học, góp phần hình thành, phát triển tư duy tổng hợp
cho học sinh.
Bản chất của dạy học tích hợp là lựa chọn những kiến
thức tương đồng trong chương trình của từng khối lớp tổng hợp
thành một nội dung dạy học chung với một hoặc một số chủ đề.
Những kiến thức tương đồng đó thuộc các môn học khác nhau


được gọi là tích hợp liên môn. Kiến thức tương đồng đó nằm
trong cùng một môn học gọi là tích hợp đơn môn.
Nội dung dạy học tích hợp liên môn được thực hiện trong
một môn học cụ thể. Khi đã tổng hợp kiến thức liên môn vào
một môn học cụ thể thì các môn học khác không giảng dạy
phần kiến thức đã tích hợp đó nữa. Thí dụ: khi tích hợp kiến
thức của các môn Lịch sử, Địa lý, hay Giáo dục công dân vào
môn Ngữ văn thì giáo viên môn Ngữ văn có trách nhiệm giảng
dạy nội dung tích hợp đó. Trong chương trình của các môn Lịch
sử, Địa lý, Giáo dục công dân sẽ cắt các nội dung đã tích hợp,

không giảng dạy nữa. Như vậy, nội dung dạy học sẽ khắc phục
được tình trạng trùng lặp và phân tán, chia cắt.
Phương pháp dạy học tích hợp được thực hiện tổng hợp
các phương pháp dạy học của các môn được tích hợp. Nội dung
dạy học từ các môn khác nhau được tích hợp vào môn nào thì
môn học đó được gọi là môn học chính. Giáo viên của môn học
chính đó chịu trách nhiệm giảng dạy về nội dung và lựa chọn
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Phương pháp dạy học
các nội dung tích hợp là tổng hợp phương pháp của các môn
tích hợp. Trong đó, phương pháp chủ đạo là phương pháp của
môn học chính mà nội dung của các môn học khác được tích
hợp vào.


Mục tiêu dạy học tích hợp nhằm khắc phục tình trạng
trùng lặp, chia cắt kiến thức giữa các môn học đơn lẻ, góp phần
hình thành tư duy tổng hợp cho học sinh. Dạy học tích hợp là
phương thức dạy học tốt nhất nhằm phát triển năng lực tư duy
sáng tạo của học sinh. Dạy học tích hợp là yêu cầu của thực tiễn
xã hội hiện đại, thực tiễn đó đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng
kiến thức tổng hợp vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
* Dạy học môn Ngữ văn theo hướng tích hợp
Dạy học môn Ngữ văn theo hướng tích hợp là dạy học tích
hợp trong một môn học cụ thể, vừa phải tuân thủ theo lý thuyết dạy
học tích hợp, vừa phải đáp ứng yêu cầu đặc điểm riêng của môn
Ngư văn ở một bậc học cụ thể.
Dạy học môn Ngữ văn theo hướng tích hợp là tổng hợp
các nội dung tương đồng trong các hợp phần của môn học này,
hoặc các môn học khác vào một chủ đề bài giảng của môn Ngữ
văn, nhằm tạo cơ sở cho sự phát triển tư duy tổng hợp của học

sinh, khắc phục tình trạng chia cắt, phân tán và trùng lặp trong
nội dung dạy học môn học.
Bản chất của dạy học môn Ngữ văn theo hướng tích hợp
là sự phối hợp các tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với
nhau trong chương trình môn học, để chúng hỗ trợ và tác động


vào nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kiến thức tổng hợp
cho học sinh.
Nội dung, phương pháp dạy học tích hợp môn Ngữ văn là
tích hợp đơn môn và tích hợp liên môn. Tích hợp đơn môn là
phối hợp các nội dung gần gủi nhau trong các hợp phần của
môn Ngữ văn như Văn - Tiếng Việt - Làm văn vào một bài học.
Việc tích hợp đơn môn được thực hiện trong nội bộ do tổ
chuyên môn chủ trì và báo cáo với Hiệu trưởng nhà trường.
Tích hợp liên môn là phối hợp các nội dung gần gủi nhau
của môn Ngữ văn với các môn Lịch sử, Địa lý, Đạo đức và các
môn khác vào một bài học của môn Ngữ văn, giúp học sinh biết
sử dụng tổng hợp kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong
thực tiễn. Để tích hợp đa môn hay còn gọi là tíc hợp liên môn
phải có sự phối hợp của các tổ chuyên môn trong nhà trường.
Vì vậy, Hiệu trưởng nhà trường phải chủ trì.
Mục tiêu của dạy học môn Ngữ văn theo hướng tích hợp
nhằm tạo cho học sinh có kiến thức tổng hợp và biết tư duy
tổng hợp trong xử lý các vấn đề thực tiễn phức tạp của cuộc
sống. Chẳng hạn để đọc một tác phẩm văn học về biển đảo,
hoặc đọc một cuốn truyện tranh về Gạc Ma học sinh cần phải
có kiến thức địa lý về biển Đông và phải có hiểu biết lịch sử về
chiến tranh biển đảo. Tương tự như vậy, để cảm thụ và hiểu sâu



sắc các tác phẩm văn học về Trọng Thủy - Mỵ Châu, về Bài thơ
thần của Lý Thường Kiệt, về Hịch Tướng sĩ của Đại vương
Trần Quốc Tuấn, hay tác phẩm Đại cáo Bình Ngô của Nguyễn
Trãi thì học sinh cần phải có hiểu biết về địa lý và lịch sử dân
tộc. Như vậy, học Ngữ văn không phải chỉ để có kiến thức văn
học thuần túy, mà với cách dạy tích hợp sẽ giúp cho học sinh có
cái nhìn tổng quát về địa lý, lịch sử và văn hóa trong văn học.
Với cách học tích hợp, học sinh sẽ có thêm hiểu biết lịch sử văn
học với lịch sử đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước của dân
tộc, từ đó hình thành cho các em tinh thần yêu nước, sẵn sàng
bảo vệ Tổ quốc.
- Khái niệm quản lý quá trình dạy học môn Ngữ văn ở
trường Trung học cơ sở theo hướng dạy học tích hợp
Quản lý và quản lý quá trình dạy học là một khái niệm
khá phổ biến đã được nhiều sách giáo trình, giáo khoa đề cập
đến. Tuy nhiên, quản lý mỗi môn học khác nhau có những yêu
cầu riêng do đặc điểm của môn học đó quy định. Đặc biệt, quản
lý quá trình dạy học môn học cụ thể theo hướng dạy học tích
hợp là một khái niệm mới. Quản lý quá trình dạy học là cách
thức mà chủ thể quản lý sử dụng các chức năng quản lý để tác
động vào các thành tố cấu trúc của quá trình dạy học, tổ chức,
điều khiển các thành tố đó vận động trong một hệ thống đồng


bộ nhằm thực hiện các mục tiêu dạy học đã xác định đạt được
chất lượng, hiệu quả cao nhất.
Dựa trên trục lý luận về quản lý giáo dục, quản lý nhà
trường và quản lý quá trình dạy học nói chung, chúng ta có thể
đi tới khái niệm về quản lý quá trình dạy học môn Ngữ văn như

sau:
Quản lý quá trình dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung
học cơ sở theo hướng dạy học tích hợp là tác động có mục
đích, có tổ chức của các chủ thể quản lý nhà trường đến quá
trình dạy học môn Ngữ văn, nhằm tổ chức, điều khiển các
thành tố cấu trúc của quá trình đó vận hành theo hướng dạy
học tích hợp, phù hợp với chương trình, kế hoạch đã xác định,
góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn đáp ứng
yêu cầu mới.
Bản chất của quản lý quá trình dạy học môn Ngữ văn ở
trường Trung học cơ sở theo hướng dạy học tích hợp là chủ thể
quản lý sử dụng các chức năng quản lý để tổ chức, điều khiển
quá trình dạy học môn Ngữ văn theo lý thuyết dạy học tích hợp.
Đảm bảo cho các thành tố cấu trúc quá trình dạy học môn học
này vận động trong một hệ thống đồng bộ, thống nhất theo
chương trình, nội dung dạy học đã xác định, phù hợp với lý


thuyết dạy học tích hợp và phù hợp với đặc điểm của môn Ngữ
văn.
Mục đích quản lý quá trình dạy học môn Ngữ văn ở
trường Trung học cơ sở theo hướng dạy học tích hợp nhằm hình
thành, phát triển năng lực tư duy tổng hợp của học sinh, giúp họ
biết vận dụng kiến thức lý thuyết đã học vào giải quyết các vấn
đề thực tiễn xã hội.
Chủ thể quản lý của quá trình dạy học môn Ngữ văn ở nhà
trường Trung học cơ sở là cán bộ quản lý nhà trường và giáo
viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn. Chủ thể quản lý là
những người quản lý trong nhà trường, đứng đầu là Hiệu
trưởng. Chủ thể quản lý thực hiện chức năng quản lý hành

chính và quản lý chuyên môn trong dạy học môn Ngữ văn.
Trong dạy học tích hợp đòi hỏi chủ thể quản lý phải tổ chức
phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong giảng dạy các phân môn
và các môn học được tích hợp.
Đối tượng quản lý là quá trình dạy học môn Ngữ văn, bao
gồm các thành tố cấu thành quá trình dạy học và sự vận động
của các thành tố đó trong hệ thống. Trong đó hoạt động dạy,
hoạt động học là hai thành tố quan trọng nhất. Người dạy và
người học là chủ thể của quá trình dạy học, đồng thời là đối
tượng bị quản lý của Ban Giám hiệu nhà trường. Trong dạy học


tích hợp, đối tượng quản lý cần phải đặc biệt chú ý là xây dựng
nội dung, chương trình tích hợp, phương thức tích hợp.
Phương thức quản lý quá trình dạy học môn Ngữ văn ở
trường trung học cơ sở theo hướng dạy học tích hợp là quản lý
trực tiếp, không thông qua cơ quan chức năng trung gian. Đặc
điểm dạy học tích hợp là có tích hợp phân môn và tích hợp đa
môn, đòi hỏi phương thức quản lý phải phân công trách nhiệm
và phân bổ nội dung, chương trình các môn học tích hợp sao
cho không trùng lặp và không bỏ sót nội dung. Chủ thể quản lý
phải nắm chắc công cụ quản lý, phải xây dựng, kiện toàn hệ
thống đảm bảo chất lượng giáo dục trong nhà trường, tổ chức,
huy động mọi thành viên trong hệ thống đảm bảo chất lượng
giáo dục của nhà trường tham gia vào các hoạt động đảm bảo
chất lượng dạy học môn Ngữ văn theo hướng dạy học tích hợp.
- Nội dung quản lý quá trình dạy học môn Ngữ văn ở
các trường Trung học cơ sở theo hướng dạy học tích hợp
- Quản lý kế hoạch dạy học môn Ngữ văn ở trường
Trung học cơ sở theo hướng dạy học tích hợp

Một trong những chức năng quan trọng nhất của quản lý
nhà trường là kế hoạch hóa các hoạt động. Nói đến quản lý,
trước hết phải có kế hoạch, quản lý bằng kế hoạch. Không có
kế hoạch là không có quản lý. Kế hoạch dạy học là bản thiết kế


các hoạt động dạy và học của thầy và trò. Kế hoạch dạy học là
văn bản pháp lý để Ban Giám hiệu nhà trường và các cơ quan
quản lý giáo dục kiểm tra, đánh giá, điều hành các hoạt động
dạy và học. Mọi hoạt động dạy học trong nhà trường phải được
kế hoạch hóa.
Về thời gian, nhà trường phải xây dựng được kế hoạch
dạy học ngắn hạn, dài hạn và trung hạn. Kế hoạch phải thể hiện
được mục đích, mục tiêu, nội dung chương trình, tổ chức thực
hiện và điều kiện đảm bảo. Nhà trường phải xây dựng được kế
hoạch cho cả khóa học, kế hoạch cho từng năm học, kế hoạch
cho từng học kỳ, từng quý, từng tháng từng tuần.
Ban giám hiệu nhà trường, tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo,
hướng dẫn giáo viên ở tổ chuyên môn lập kế hoạch, thống nhất
mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giảng dạy của môn
học, của từng bài giảng, tiết học... Kế hoạch dạy học môn Ngữ
văn bao gồm kế hoạch chung của toàn trường, kế hoạch cho
từng khối lớp, kế hoạch cho từng lớp và kế hoạch cho từng nội
dung dạy học. Những nội dung dạy học tích hợp phải được xác
định rõ ràng trong kế hoạch của tổ chuyên môn.
Kế hoạch dạy học tích hợp phải được phổ biến đến các tổ
chuyên môn có liên quan. Đặc biệt, các giáo viên trực tiếp
giảng dạy các nội dung tích hợp cần phải được quán triệt đầy đủ



kế hoạch dạy học. Trên cơ sở kế hoạch chung để giáo viên xây
dựng kế học và dự kiến các phương án dạy học của bản thân.
- Quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình môn Ngữ
văn trường Trung học cơ sở theo hướng dạy học tích hợp
Mục tiêu, nội dung, chương trình là những thành tố quan
trọng của quá trình dạy học. Quản lý mục tiêu, nội dung,
chương trình dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS là đảm bảo
sự thống nhất giữa các thành tố bên trong của quá trình dạy học
môn học này và sự thống nhất của quá trình dạy học môn Ngữ
văn với quá trình dạy học các môn học khác trong nhà trường.
Quản lý mục tiêu môn học là quản lý kết quả dự kiến sẽ
đạt được của học sinh sau khi học môn Ngữ văn. Mục tiêu dạy
học định hướng nội dung và các thành tố khác của quá trình dạy
học. Nếu người giáo viên không xác định đúng mục tiêu cần đạt
của môn học cũng như mục tiêu của từng bài giảng, thì hoạt
động dạy học của người giáo viên đó sẽ không đạt yêu cầu. Bởi
vậy, ngay từ đầu, bản thân nhà quản lý giáo dục (Ban giám
hiệu, Tổ trưởng chuyên môn) phải xác định đúng mục tiêu môn
học, mục tiêu cho từng phần, chương, trong đó Ban giám hiệu
cần giao cho Tổ trưởng chuyên môn tổ chức việc thảo luận của
các giáo viên trong tổ về mục tiêu từng bài giảng, từng tiết học
cho nội dung, chương trình dạy học tích hợp môn Ngữ văn mà


tổ bộ môn đang giảng dạy. Mục tiêu dạy học môn Ngữ văn theo
hướng dạy học tích hợp phải hướng vào hình thành tư duy tổng
hợp cho học sinh trong học tập môn Ngữ văn, giúp họ biết sử
dụng tổng hợp kiến thức đó vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Vì vậy, khi xác định mục tiêu dạy học môn Ngữ văn theo
hướng dạy học tích hợp cần phải gắn với quá trình đổi mới giáo

dục hiện nay. Phải chuyển từ mục tiêu dạy học nhằm trang bị
kiến thức là chủ yếu sang mục tiêu dạy học hướng vào phát
triển năng lực cho học sinh.
Quản lý nội dung, chương trình dạy học là đảm bảo cho
quá trình dạy học môn Ngữ văn phải thực hiện đúng, đủ nội
dung, chương trình môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo. Mặt khác, quản lý nội dung, chương trình là phải cụ
thể hóa nội dung, chương trình môn học theo quy định của Bộ
thành các chủ đề bài giảng phù hợp với đặc điểm nhà trường,
địa phương và đặc điểm nhận thức của học sinh.
Quản lý nội dung, chương trình dạy học môn Ngữ văn
theo hướng tích hợp là xác định các nội dung tích hợp trong
môn học và những nội dung tích hợp liên môn, xây dựng
phương thức tích hợp. Đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong
quá trình dạy học tích hợp các môn. Những nội dung tích hợp
liên môn phải có sự phối hợp thống nhất giữa các bộ môn với


nhau. Xác định nội dung và chủ thể chịu trách nhiệm chính
trong dạy học tích hợp.
- Quản lý hoạt động dạy của giáo viên môn Ngữ văn
theo hướng dạy học tích hợp
Quản lý hoạt động dạy của giáo viên là quản lý một thành
tố chủ thể của quá trình dạy học. Hoạt động dạy của giáo viên
có vai trò quyết định chất lượng và kết quả dạy học trong nhà
trường. Trong thực tế, nhiều khi nhà trường có chương trình kế
hoạch dạy học rõ ràng, có mục tiêu, nội dung dạy học được
kiểm duyệt chặt chẽ, khoa học nhưng do hoạt động giảng dạy
của giáo viên yếu kém dẫn đến kết quả dạy học không đạt yêu
cầu.

Quản lý hoạt động dạy của giáo viên theo hướng dạy học
tích hợp bao gồm quản lý khâu chuẩn bị bài dạy, khâu tiến hành
bài dạy và khâu kết thúc bài dạy. Cán bộ quản lý phải kiểm tra,
điều khiển các hoạt động chuẩn bị bài dạy của giáo viên theo
hướng dạy tích hợp, kiểm tra việc chuẩn bị hồ sơ sổ sách, giáo
án và phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động giảng dạy của
giáo viên theo hướng tích hợp. Trong dạy học tích hợp, khâu
chuẩn bị nội dung tích hợp của bài giảng có vai trò rất quan
trọng.


×