Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Bao cao duoc lieu chua carbohydrat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.78 MB, 15 trang )

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CARBOHYDRAT

ĐỊNH NGHĨA
Carbohydrat (Hydrate of carbon = saccharid =sugar : đường) là những hợp chất hữu
cơ gồm những monosaccharid, những dẫn chất hoặc những sản phẩm ngưng tụ của
chúng. Là thành phần quan trọng trong thực vật. Trong động vật tồn tại dưới dạng
đường huyết, glycogen.
CẤU TẠO
-Về mặt cấu trúc monosaccharid là những polyhydroxyaldehyd (aldose) hoặc
Polyhydroxyceton (cetose).
- Tồn tại dưới dạng mạch hở hoặc mạch vòng (bán acetal).
- Sản phẩm ngưng tụ là oligosaccharid và polysaccharid.
-Dẫn chất của chúng là các glycosid
Carbohydrate chia thành 4 loại :
- Monosaccharid : là những đường đơn không thể cho cacbohydrate đơn giản hơn
khi thủy phân. Các đường đơn tồn tại trong tự nhiên từ 4 đến 9 carbon.
- Oligosaccharid : khi thủy phân cho từ 2 đến 8 đường đơn.
- Polysaccharid : có phân tử rất lớn gồm nhiều monosaccharid nối với nhau.
- Glycosid : là những hợp chất hữu cơ tạo thành do sự ngưng tụ giữa đường
(saccharid) với một phân tử hữu cơ khác.
Tên carbohydrat vì phần lớn đường có thể viết dưới dạng:
Cn (H 2 O) n
ĐẶC ĐIỂM SƠ LƯỢC DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT
Tinh bột là một trong những dược liệu chứa Carbohydrat. Các phân tử polysacharid
có trong Carbohydrat trong tự nhiên được chia làm 2 nhóm lớn: Homopolysacharid
(gồm : tinh bột) và Heteropolysaccharid (gồm: gôm, chất nhày, pectin,
thạch,alginate..)
Tinh bột là sản phẩm từ quang tổng hợp của cây xanh dự trữ trong hạt, củ, quả, lá.
Tinh bột là những polymer có khả năng hấp thu nước tốt (gấp 2000 lần thể tích của
nó) và hòa tan tốt trong nước.
Tinh bột dạng hạt, có kích thước và hình dạng khác nhau. Không tan trong nước


lạnh. Đun trong nước bị “hồ hóa” và độ nhớt tăng lên. Dưới tác động của Enzym
trong cây tinh bột bị cắt thành đường hòa tan để đưa đến các bộ phận của cây.


PHẦN II: NỘI DUNG THỰC HÀNH

I.TIẾN HÀNH SOI TINH BỘT:

• Dụng cụ:
Stt

Tên dụng cụ

Đơn vị tính

Số lượng

Ghi chú

1

Kính hiển vi

Cái

01

2

Lam Kính


Cái

05

Lau sạch

3

Lamen

Cái

05

Sạch, còn
mới

Khi quan sát kính hiển vi một số loại tinh bột ta thấy:
1. Tinh bột Gạo (Amylum Oryzae)
Hình dạng: hạt đơn, hình đa giác. Thường gặp hạt kép, có khi kết thành đám rất
nhiều hạt. Kích thước nhỏ 2-12 µm, tễ là 1 chấm nhỏ, vân tăng trưởng không rõ.
Đặc tính: Tinh bột gạo phải mịn không lẫn tạp chất. màu trắng, có mùi hương của
gạo.
Minh họa hình ảnh:

Hình ảnh: tinh bột gạo(nguồn từ: google.com)

2



Hình chụp: Tinh bột gạo_ quan sát trên kính hiển vi 40

Hình chụp: Tinh bột gạo_ quan sát trên kính hiển vi 100

3


2. Tinh bột Ý Dĩ (Amylum Coicis)
Hình dạng: hình đĩa, mép thường dợn sóng, kích thước hạt trung bình, tễ phân
nhánh hình sao.
Đặc tính: màu vàng đậm, thể chất cứng không mùi, vị ngọt và hơi thơm
Minh họa hình ảnh:

Hình ảnh: tinh bột ý dĩ (nguồn từ: web caythuoc.org)

Hình chụp: tinh bột Ý Dĩ_quan sát trên kính hiển vi 40

4


Hình chụp: tinh bột Ý Dĩ_quan sát trên kính hiển vi 100
3. Tinh bột Đậu Xanh(Amylum Phaseoli)
Hình dạng: hình trứng, hình bầu dục, kích thước 50 µm, tễ dài phân nhánh hình
xương cá.
Đặc tính: màu vàng, tinh bột đậu xanh có chứa nhiều amylose hơn một số loại tinh
bột khác (>50%) nên nhiệt độ hồ hóa (hóa thành hồ tinh bột )của nó cũng tương đối
lớn hơn các loại tinh bột khác.
Minh họa hình ảnh:


Hình ảnh: hạt đậu xanh và tinh bột đậu xanh (nguồn từ: google.com)

5


Hình chụp: tinh bột đậu xanh_quan sát trên kính hiển vi 40

Hình chụp: tinh bột đậu xanh_quan sát trên kính hiển vi 100

6


Hình vẽ: tinh bột đậu xanh
4. Tinh bột Sắn Dây(Amylum Puerariae)
Hình dạng: hình chỏm cầu hay hình chuông nhỏ, kích thước 2-10 µm, tễ là 1 điểm
Đặc tính: kết thành mảng màu trắng, có mùi thơm đặc trưng.
Minh họa hình ảnh:

7


Hình ảnh: tinh bột sắn dây (nguồn từ web: doisongphapluat.com)

Hình chụp: Tinh bột Săn dây_ trên kính hiển vi 40 (nguồn: mượn từ ảnh của Tiểu
nhóm 1)

8


Hình chụp: tinh bột sắn dây_ trên kính hiển vi 100(nguồn: mượn từ ảnh của Tiểu

nhóm 1)
II. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

• Dụng cụ:
Stt

Tên dụng cụ

Đơn vị tính

Số lượng

1

Cân điện tử

Cái

01

2

Ống nhỏ giọt

Cái

03

3


Đũa khấy

Cái

02

4

Becher 150ml

Cái

03

5

Becher 250ml

Cái

01

6

Pipet chia vạch 5ml

Cái

01


7

Ống nghiệm

Cái

07

Đơn vị tính

Trọng lượng

g

0.2

Ghi chú

Sạch và
khô

• Dược liệu:
Stt
1

Tên dược liệu
Tinh bột gạo

• Cách tiến hành thí nghiệm 1: Định tính


9

Ghi chú


Bước 1: Tiến hành cân tinh bột gạo 0.2g

• Chuẩn bị cân điện tử có giấy cân và đã trừ bì
• Lấy tinh bột gạo với trọng lượng 0.2g

Bước 2: Tiến hành pha trộn hỗn hợp tinh bột gạo + nước

• Cho 0.2g bột gạo vào Becher 250ml đổ 10ml nước cất
• Lấy đũa khấy khấy đều hỗn hợp trên
• Đun 150ml nước sôi cho thêm vào Becher 250ml, vừa cho
nước vào vừa khấy đều.

Bước 3: Đun hỗn hợp thành hồ tinh bột
Đem hỗn hợp đun 10 phút vừa đun vừa khấy đều cho đến
khi chuyển từ đục sang trong hơn thì thành hồ tinh bột
(thường khi nhiệt độ đạt 95 độ C thì dung dịch sẽ thành hồ
tinh bột)

10


Bước 4: Định tính với thuốc thử Lugol

• Cho 5ml hồ tinh bột ở Bước 3 vào 1 ống nghiệm (ống
nghiệm phải sạch và khô)


• Thêm 5ml nước cất vào ống nghiệm
• Lấy 1 giọt thuốc thử Lugol cho vào ta thấy dung dịch lập
tức có màu xanh dương đậm (màu của dung dịch cũng tùy
thuộc vào cấu trúc của phân tử tinh bột – như ở dung dịch
này thì phân tử tinh bột có nhiều Amylose nên cho màu
xanh dương đậm)

• Giải thích hiện tượng dung dich có màu khi thêm
thuốc thử Lugol: là do trong hồ tinh bột ở nhiệt độ thường
phân tử tinh bột và các sản phẩm thủy phân từng phần của
nó là dextrin tồn tại dưới dạng các chuỗi xoắn, cứ 6 phân tử
glucose lập thành một bước xoắn có thể hấp thụ 1 phân tử
iod (thuốc thủ Lugol) làm cho dung dịch có màu xanh đậm

Bước 5: Làm nóng nhanh dung dịch

• Cho ống nghiệm vào đun cách thủy để làm nóng nhanh
dung dịch

• Khi thấy dung dịch mất màu thì lấy ra
• Giải thích hiện tượng khi hồ tinh bột trong dung dịch
bị đun nóng: trong hồ tinh bột các vòng xoắn của dextrin
(dextrin là phân tử tinh bột và các sản phẩm thủy phân từng
phần) duỗi ra làm độ giữ iod mất đi dung dịch mất màu.

11


Bước 6: Làm lạnh dung dịch


• Để ống nghiệm nghỉ khoảng 30 giây cho nguội bớt
• Sau đó đưa ống nghiệm vào nước đá để làm lạnh hoàn
toàn dung dịch

Bước 7: Quan sát hiện tượng

• Đến khi dung dịch trong ống nghiệm có màu thì lấy ra
• Quan sát thấy dung dịch có màu xanh đậm hơn màu xanh
đậm ban đầu (ở bước 4)

• Giải thích hiện tượng dung dich có màu khi làm lạnh:
khi làm lạnh vòng xoắn của dextrin co lại nhưng không
được như ban đầu nên dung dịch có màu xanh dương nhạt
hơn ban đầu

• Cách tiến hành thí nghiệm 2: Phản ứng thủy giải
Bước 1: Tiến hành phản ứng hồ tinh bột, nước cất và acid

• Lấy 10ml dung dịch (hồ tinh bột) ở Bước 3 phần Định tính cho vào Becher 150ml
12


• Thêm 30ml nước cất
• Thêm 20ml dung dịch HCL 2N, khấy đều

Bước 2: Tiến hành cho dung dịch vào ống nghiệm

• Lấy 6 ống nghiệm
• Lấy ngay pipet hút 5ml dung dịch (ở Bước 1) cho vào mỗi ống nghiệm

Bước 3: Đun 5 ống nghiệm với nhiệt độ 95 độ C

• Cho đồng loạt 5 ống vào nồi cách thủy đun (nhiệt độ 95
độ C)

• Lần lượt lấy từng ống nghiệm ra ở các thời điểm sau
3,6,9,12,15 phút cho vào trong nước (hoặc dưới vòi nước
lạnh) để làm nguội

Bước 4: Với thuốc thử Lugol

• Cho vào 5 ống mỗi ống 1 giọt thuốc thử Lugol
• Quan sát ta thấy các ống xuất hiện màu sắc khác nhau.
• Giải thích hiện tượng:
+Ống 3phút, 6 phút,9 phút, 12 phút phản ứng đặc trưng với
iod cho ra màu xanh. Nhưng do bước 1 cho HCL rồi lại
đun nóng lên (bước 3) dung dịch bị ảnh hưởng ít nhiều,
màu xanh bị mất từ từ theo thời gian đun: ống 3 phút > ống
6 phút > ống 9 phút>12 phút
+Từ ống 15 phút thể hiện rõ nhất màu xanh mất nhiều ống
chuyển sang màu đỏ nâu
+Ống 0 phút màu xanh rêu là màu chuẩn của dung dịch
nhưng do có ảnh hưởng acid nên cho ra màu này.

13


Bước 5: Với thuốc thử Lugol

• Tiếp tục cho vào 5 ống mỗi ống 1 giọt thuốc thử Lugol

• Quan sát ta thấy màu sắc các ống đậm hơn ở bước 5:
• Giải thích hiện tượng: thêm thuốc thử Lugol (iod) tăng
thêm phản ứng iod nên dung dịch ngả màu xanh đậm hơn
bước 4.

III. KẾT LUẬN VÀ NHẬN XÉT THÍ NGHIỆM, ỨNG DỤNG THÍ NGHIỆM
TRONG NGÀNH DƯỢC:
Thí nghiệm 1: Khi đun nóng, các vòng xoắn dextrin duỗi ra làm cho hồ tinh bột
mất màu. Nhưng khi làm lạnh, các phân tử có xu hướng trở về dạng chỗi xoắn làm
hồ tinh bột có màu trở lại.
Thí nghiệm 2: khi thủy phân tinh bột(bằng enzym hay acid) phân tử tinh bột bị cắt
ngắn dần làm cho màu của hồ tinh bột với iod chuyển từ xanh sang tím đỏ hoặc đỏ
nâu rồi tới không màu. Nhưng thí nghiệm trên do ảnh hưởng từ cấu trúc phân tử
tinh bột nhiều amylose, cho nhiều iod và thời điểm thêm thuốc thử vào quá nhanh
hay quá chậm nên dẫn đến kết quả định tính cuối cùng màu xanh còn tồn tại nhiều.
Các thí nghiệm này được ứng dụng để xác định cấu trúc phân tử tinh bột đó có
nhiều amylose hay amylopectin từ đó tùy theo sản phẩm yêu cầu mà chọn phân tử
tinh bột phù hợp: có sản phẩm yêu cầu tinh bột giàu amiloza lại có sản phẩm yêu
cầu tinh bột thuần nhất amilopectin, Có sản phẩm cần dạng tinh bột có độ hòa tan
tốt, có dạng cần tinh bột bền không bị thoái hóa ở nhiệt độ thấp…

14


PHẦN III: TRẢ LỜI CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ (TRONG GIÁO TRÌNH)
1.Những đặc điểm có thể giúp phân biệt các loại tinh bột:
- Phân biệt bằng cảm quan( như: màu sắc, hình dạng bên ngoài..)
- Soi trên kính hiển vi (nhận biết qua: hình dạng, tễ, vân, kích thước của tế bào tinh
bột thấy được trên kính)
2. Ý nghĩa của thử nghiệm định tính tinh bột với dung dịch Iod: để phát hiện

trong dược liệu nào đó có chứa tinh bột không từ đó sẽ có thể xác định định danh
dược liệu đó.
+ Không thể dùng các phản ứng hóa học để phân biệt các loại tinh bột với
nhau: vì đa số phân tử trong tinh bột đều có amylopectin và amylose rất khó để tiến
hành định tính để phân biệt. Amylopectin và amylose khi phản ứng sẽ cho ra màu
đặc trưng của nó do đó khi định tính các tinh bột sẽ cho ra màu giống nhau hoặc
tương đồng nên không thể phân biệt được.
3. Chỉ số trương nở không được dùng như một chỉ tiêu định tính tinh bột vì: đa
số dược liệu khác cũng đều có chỉ số trương nở nên chỉ số trương nở không phải là
đặc tính đặc trưng của tinh bột mà phản ứng iod mới chính là đặc tính đặc trưng của
tinh bột.

15



×