Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Ảnh hưởng một số yếu tố sinh thái lên vi sinh vật trên đất trồng cây Hồ tiêu tại Đăk Lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.98 MB, 105 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................. i
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
Đặt vấn đề............................................................................................................. 1
Ý nghĩa khoa học...................................................................................................2
Ý nghĩa thực tiễn và hiệu quả ứng dụng................................................................2
5. Giới hạn của đề tài.............................................................................................3
Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................4
1.1. Giới thiệu chung về cây hồ tiêu......................................................................4
1.1.1. Nguồn gốc cây tiêu..................................................................................................................4
1.1.2. Công dụng của cây tiêu............................................................................................................4
1.1.3. Đặc điểm hình thái của cây tiêu..............................................................................................5
1.1.4. Yêu cầu sinh thái của cây hồ tiêu.............................................................................................7
1.3.1. Thành phần và sự đa dạng của các VSV đất..........................................................................11
1.3.2. Vai trò của vi sinh vật đất.......................................................................................................14
1.3.3. Sự phân bố của sinh vật trong đất........................................................................................16
1.3.4. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới phân bố vi sinh vật đất.....................................19
1.4.1 Vị trí địa lí................................................................................................................................21
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một
phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107o28'57"- 108o59'37" độ kinh Đông và
từ 12o9'45" - 13o25'06" độ vĩ Bắc. Độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nước biển. Phía
Đông của Đắk Lắk giáp Phú Yên và Khánh Hoà, phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông, phía Tây
giáp Campuchia với đường biên giới dài 193 km[27], tỉnh Gia Lai nằm ở phía Bắc. 1.4.2. Điều
kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn......................................................................................................21

Chương II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................25
2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................25
2.2. Nội dung nghiên cứu....................................................................................25
2.3. Thời gian và địa điểm thực hiện...................................................................26
2.4. Vật liệu, hóa chất và dụng cụ thí nghiệm.....................................................26
2.4.1. Vật liệu....................................................................................................................................26


i


2.4.2. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị.................................................................................................27
2.4.3. Các công thức môi trường....................................................................................................28

2.5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................30
2.5.1. Phương pháp thu thập mẫu..................................................................................................30
2.5.2. Phương pháp đánh giá mật độ vi sinh vật trong đất trồng tiêu...........................................30
2.5.3.Phương pháp đánh giá mật độ và thu thập các vi sinh vật có lợi trong đất trồng tiêu........31
2.5.4. Phương pháp nghiên cứu mật độ nấm bệnh trong đất trồng tiêu......................................32
2.5.6. Phương pháp phân tích tương quan giữa khu hệ vi sinh vật đất và các yếu tố gây bệnh. .33

Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................34
3.1 Đánh giá mức độ đa dạng sinh học vi sinh vật trong đất trồng hồ tiêu ở Đắk Lắk..................34
3.2 Mô tả đặc điểm hình thái các chủng vi sinh vật đã thu thập...................................................43

Bảng 3.4. Đặc điểm hình thái tế bào và Gram của các chủng vi khuẩn..............49
3.3 Xác định mối tương quan giữa khu hệ sinh vật đất trồng hồ tiêu và đặc điểm sinh thái.......57
3.3.1.Tương quan giữa độ ẩm, pH đất, nhiệt độ đất với khu hệ vi sinh vật đất............................57
3.4. Xác định mối tương quan giữa khu hệ sinh vật đất trồng hồ tiêu với mật độ tuyến trùng và
nấm gây bệnh...................................................................................................................................66

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................71
Kết luận.............................................................................................................................................71
Kiến nghị...........................................................................................................................................71

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................72

ii



DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BẢNG

iii


MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) có nguồn gốc từ Ấn độ, được trồng cách
đây khoảng 6.000 năm. Hồ tiêu đã trở thành một loại gia vị phổ biến rất quan
trọng, chiếm 34% tỷ lệ giao dịch trong thị trường gia vị. Nhu cầu sử dụng trong
công nghiệp chế biến thực phẩm ngày càng tăng, các sản phẩm thực phẩm có
thành phần hồ tiêu ngày càng đa dạng và nhiều chủng loại như: trong sản xuất
mì ăn liền, trong bột nêm, trong các loại nhân bánh và có trong cả kẹo,... Tại một
số nước người ta sử dụng hồ tiêu trong dược phẩm và hóa mỹ phẩm. Việt Nam
hiện nay là một trong những nước đứng đầu về xuất khẩu hồ tiêu trên thể giới.
Diện tích hồ tiêu Việt Nam hiện nay khoảng 85.568 ha (2015), với sản lượng
khoảng 160.000 tấn, chiếm gần 50% tổng sản lượng hồ tiêu toàn cầu, khẳng định
vị trí số 1 của Việt Nam trên thị trường hồ tiêu quốc tế. Vì vậy, cây hồ tiêu là một
trong những cây trồng mang lại nguồn thu nhập quan trọng cho nhiều địa
phương trong cả nước. Từ năm 1995 trở lại đây, cây hồ tiêu được phát triển với
quy mô và tốc độ khá lớn tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Bình Phước,
Quảng Trị, Đồng Nai,… Chỉ tính riêng tỉnh Đắk Lắk thì từ năm 1995 đến nay,
diện tích hồ tiêu mới phát triển lên tới trên 27.000 ha (2016).
Vi sinh vật trong đất là yếu tố sinh học quan trọng trong hình thành nên
đất canh tác. Các nhóm vi sinh vật trong đất rất đa dạng phong phú, phụ thuộc
vào địa lý, điều kiện sinh thái, loại đất và thực vật. Các chủng vi sinh vật trong

đất có vai trò quan trong trong phân hủy hữu cơ, chuyển hóa tuần hoàn C, N và
các dinh dưỡng khác để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Vi sinh vật chia thành hai
nhóm lớn: nhóm có lợi cho cây trồng, giúp chuyển hóa, khoáng hóa, trao đổi và
cung cấp dinh dưỡng cho cây, tổng hợp nhiều enzyme, kháng sinh, kích thích
sinh trưởng giúp thực vật ức chế vi sinh vật gây hại và tăng năng suất cây trồng.
Nhóm vi sinh gây hại, gây bệnh hại cây trồng cũng khá phổ biến, đa dạng. Các
nhóm vi sinh vật theo qui luật tự nhiên luôn luôn có sự tương quan, liên hệ với

1


nhau. Nhưng nhìn chung, nhóm vi sinh vật có lợi sẽ góp phần quan trọng kiểm
soát mật độ và sự đa dạng của vi sinh vật có hại trong đất.
Với diện tích lớn sản xuất hồ tiêu, mặc dù đã có một số công trình điều tra,
nghiên cứu về các loài vi sinh vật có lợi cũng như có hại cho đất trồng cây Hồ
tiêu, nhưng chưa có một nghiên cứu chi tiết nào về đặc tính sinh thái học, tương
tác giữa các loài của một số loài vi sinh vật ở trên đất trồng cây hồ tiêu tại Đắk
Lắk. Vì vậy, cần có một nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến
quần thể, sự đa dạng vi sinh vật và vai trò của nó đối với cây hồ tiêu và kiểm
soát dịch bệnh. Với ý nghĩa đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu một số yếu tố có ảnh hưởng đến khu hệ vi sinh vật trên đất
trồng cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) ở Đắk Lắk”
Mục tiêu nghiên cứu
- Thu thập, đánh giá được mức độ đa dạng sinh học vi sinh vật trong đất
trồng hồ tiêu ở Đắk Lắk.
- Xác định được mối tương quan giữa một số yếu tố sinh thái và khu hệ
sinh vật trong đất trồng hồ tiêu.
- Xác định được mối tương quan giữa khu hệ vi sinh vật đất trồng hồ tiêu
và tình hình dịch bệnh.
Ý nghĩa khoa học

- Chủ động sử dụng và bảo tồn nguồn tài nguyên vi sinh vật phong phú,
đa dạng tại địa phương
- Đề tài nghiên cứu này được tiến hành với mong muốn góp thêm một phần
cơ sở dữ liệu, thông tin khoa học về một loài vi sinh vật có giá trị ở Việt Nam.
Kết quả của đề tài tạo tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn về các loài vi sinh vật
trên đất trồng cây hồ tiêu ở Đắk Lắk, đồng thời cung cấp những dẫn liệu về nhân
sinh khối các loài vi sinh vật có lợi cho khoa học vi sinh vật ở Việt Nam
Ý nghĩa thực tiễn và hiệu quả ứng dụng
- Góp phần khai thác tiềm năng ứng dụng của nguồn tài nguyên vi sinh
vật bản địa vốn rất phong phú, đa dạng.
2


- Sử dụng các chủng vi sinh vật như là một tác nhân sinh học trong phòng
trừ bệnh hại cây trồng tại địa phương. Đồng thời sử dụng các chủng này trong
việc sản xuất phân bón sinh học thế hệ mới, vừa có tác dụng phòng ngừa tác
nhân gây bệnh, vừa đẩy mạnh các quá trình phân hủy tàn dư thực vật trong đất,
tạo sự cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường.
5. Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ tiến hành nghiên ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đối với
các nhóm vi sinh vật, không nghiên cứu sâu về sự biến đổi bên trong của vi sinh
vật dưới tác động của các nhân tố sinh thái.

3


Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về cây hồ tiêu
1.1.1. Nguồn gốc cây tiêu
Tiêu có nguồn gốc ở vùng Ghats miền Tây Ấn Độ, ở đây có nhiều giống

tiêu hoang dại, mọc rất lâu đời. Sau đó, tiêu được người Hindu mang tới Java
(Indonesia) vào khoảng 600 năm sau công nguyên. Cuối thế kỷ 12, tiêu được
trồng ở Mã Lai. Đến thế kỷ 18, tiêu được trồng ở Srilanka và Campuchia. Vào
đầu thế kỷ 20 thì tiêu được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới như Châu Phi với
Mandagasca, Nigieria, Congo và Châu Mỹ với Brazil, Mexico,… Tiêu du nhập
vào Đông Dương từ thế kỷ 17 nhưng mãi đến thế kỷ 18 mới bắt đầu phát triển
mạnh khi một số người Trung Hoa di dân vào Campuchia ở vùng dọc bờ biển
vịnh Thái Lan như Konpong, Trach, Kep, Kampot và tiêu vào Đồng bằng Sông
Cửu Long qua ngõ Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang, rồi sau đó lan dần đến các tỉnh
khác ở miền Trung – Tây Nguyên như Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị, Đắk Lắk,
Gia Lai, Đắk Lắk,…
1.1.2. Công dụng của cây tiêu
Tiêu là loại cây trồng có thể sống lâu năm và có giá trị kinh tế cao. Tiêu
được sử dụng làm gia vị, trong y dược, trong công nghiệp hương liệu và làm
chất trừ côn trùng.
- Chất gia vị: Hạt tiêu có vị nóng, cay, có mùi thơm hấp dẫn nên rất thích
hợp cho việc chế biến các món ăn. Vì vậy mà tiêu đã trở thành gia vị được dùng
rất phổ biến trên thế giới.
- Trong y dược: Do có sự hiện diện của chất piperin, tinh dầu và nhựa có
mùi thơm, cay, nóng đặc biệt, tiêu có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm cho ăn
ngon miệng. Ngoài ra, tiêu còn có tác dụng làm cho ấm bụng, thường dùng
chung với gừng để chữa chứng tiêu chảy, ói mửa khi ăn nhằm món ăn lạ, dùng
chung với hành lá trong tô cháo giải cảm… Tuy nhiên, khi dùng quá nhiều, tiêu
5 có thể gây táo bón, kích thích niêm mạc dạ dày, gây sốt, viêm đường tiểu và có
4


khi gây tiểu ra máu.
- Trong công nghiệp hương liệu: Chất piperin trong hạt tiêu được thủy
phân thành piperidin và acid piperic. Oxy hóa acid piperic bằng permanganate

kali (KMnO4), thu được piperonal (heliotropin nhân tạo) có mùi hương tương tự
như heliotropin và coumarin, dùng để thay thế các hương liệu này trong kỹ nghệ
làm nước hoa. Tinh dầu tiêu với mùi thơm đặc biệt được sử dụng trong công
nghiệp hương liệu và hóa dược.
- Trừ côn trùng: Trước kia, người ta dùng dung dịch chiết xuất từ hạt tiêu
xay tẩm vào da trong khi thuộc để ngừa côn trùng phá hoại, nhưng từ khi xuất
hiện các loại thuốc hóa học công dụng và rẻ tiền hơn thì tiêu không còn được sử
dụng trong lĩnh vực này nữa.
1.1.3. Đặc điểm hình thái của cây tiêu
* Hệ thống rễ: Thường gồm từ 3 – 6 rễ cái và một chùm rễ phụ ở dưới
mặt đất, trên đốt thân có rễ bám (rễ thằn lằn).
- Rễ cọc: Chỉ có những cây tiêu trồng bằng hạt mới có rễ cọc. Rễ này đâm
sâu xuống đất đến độ sâu 2,5 m, làm nhiệm vụ chính là hút nước.
- Rễ cái: Các rễ này cũng làm nhiệm vụ chính là hút nước. Đối với cây
tiêu trồng bằng giâm cành, sau khi trồng ra ngoài nọc được 1 năm, các rễ cái này
có thể ăn sâu đến 2 m.
- Rễ phụ: Các rễ phụ mọc thành chùm, phát triển theo chiều ngang, rất dày
đặc, phân bố nhiều nhất ở độ sâu 15 – 40 cm, làm nhiệm vụ hút nước và hút chất
dinh dưỡng trong đất để nuôi cây. Rễ cây tiêu thuộc loại háo khí, không chịu
được ngập úng, do đó để tạo cho rễ cái ăn sâu, cây chịu hạn tốt và rễ phụ phát
triển tốt hút được nhiều chất dinh dưỡng thì phải thường xuyên có biện pháp cải
tạo làm cho đất được tơi xốp, tăng hàm lượng mùn. Chỉ cần úng nước từ 12- 24
giờ thì bộ rễ cây tiêu đã bị tổn thương đáng kể và có thể dẫn tới việc hư thối và
dây tiêu có thể bị chết dần.
- Rễ bám: Mọc ra từ các đốt trên thân ở trên không, làm nhiệm vụ chính là
giúp cây tiêu bám vào choái, vách tường… để vươn lên cao. Khả năng hút nước
5


và hút chất dinh dưỡng của rễ bám rất hạn chế, gần như không đáng kể.

* Thân, cành, lá: Tiêu thuộc loại thân thảo mềm dẻo được phân thành
nhiều đốt, tại mỗi đốt có một lá đơn, hình trái tim, mọc cách. Ở nách lá có các
mầm ngủ có thể phát sinh thành các cành tược, cành lươn, cành ác (cành cho
trái) tùy theo từng giai đoạn phát triển của cây tiêu. - Cành tược (cành vượt):
Thường phát sinh từ mầm nách trên các cây tiêu nhỏ hơn 1 tuổi. Đối với cây
trưởng thành, cành tược phát sinh từ các mầm nách trên khung cành thân chính
phía dưới thấp của trụ tiêu, và thường là cành cấp 1. Đặc điểm của cành tược là
góc độ phân cành nhỏ, dưới 450 , cành mọc tương đối thẳng. Cành tược có sức
sinh trưởng mạnh, khỏe, thường được dùng để giâm cành nhân giống. - Cành
lươn: Cành phát sinh từ mầm nách gần sát gốc của bộ khung thân chính của cây
tiêu trưởng thành. Đặc trưng của cành lươn là có dạng bò sát đất và các lóng rất
dài. Cành lươn cũng được dùng để nhân giống, tuy vậy, tỷ lệ sống thấp và cây
thường ra hoa trái chậm hơn so với cành tược nhưng tuổi thọ lại dài và năng suất
cao.
- Cành cho trái (còn gọi là cành ác hay cành ngang): Đó là cành mang trái,
thường phát sinh từ mầm nách trên cây tiêu lớn hơn 1 năm tuổi. Đặc trưng của
cành ác là góc độ phân cành lớn, mọc ngang, độ dài của cành thường ngắn hơn 1
m, cành khúc khuỷu và lóng rất ngắn, cành cho trái trên bộ khung cây tiêu đa số
là cành cấp 2 trở lên. Cành cho trái nếu đem giâm cành cũng ra rễ, cho trái rất
sớm. Tuy vậy, cây phát triển chậm, không leo mà mọc thành bụi vì lóng đốt
không có rễ bám hoặc rất ít. Cây mau cỗi và năng suất thường thấp.
* Hoa, quả: Cây tiêu ra hoa dưới dạng hoa tự hình gié, treo lủng lẳng, dài
7 – 12 cm tùy giống tiêu và tùy điều kiện chăm sóc. Trên gié hoa có bình quân
20 – 60 hoa xếp thành hình xoắn ốc, hoa tiêu lưỡng tính hay đơn tính. 7 Trái tiêu
thuộc loại trái hạch, không có cuống, mang 1 hạt hình cầu. Từ khi hoa xuất hiện
đầy đủ cho đến khi trái chín kéo dài từ 7 – 10 tháng chia làm các giai đoạn sau:
- Hoa tự xuất hiện đầy đủ đến khi hoa nở thụ phấn: 1 – 1,5 tháng.
- Thụ phấn, phát triển trái (4 – 5,5 tháng): giai đoạn này tiêu lớn nhanh về
6



kích thước và đạt độ lớn tối đa của trái, đây là giai đoạn tiêu cần nước và dinh
dưỡng nhất.
- Trái chín (2 – 3 tháng): Trong giai đoạn này hạt bắt đầu phát triển, đạt
đường kính tối đa. Trái tiêu thường chín tập trung vào các tháng 1 – 2 trong năm,
đôi khi kéo dài đến các tháng 4 – 5 do các lứa hoa ra trễ và cũng tùy theo giống.
[1]
1.1.4. Yêu cầu sinh thái của cây hồ tiêu
Theo Phan Quốc Sủng và Phan Hữu Trinh [7],[10] cây tiêu có yêu cầu về
điều kiện sinh thái như sau:
- Nhiệt độ:
Tiêu là một loại cây đặc trưng của vùng nhiệt đới. Về mặt nhiệt độ, các tài
liệu cho thấy cây tiêu có thể trồng được ở khu vực vĩ tuyến 20 0 Bắc và Nam, nơi
có nhiệt độ từ 10 - 35 0C. Nhiệt độ thích hợp cho cây tiêu từ 18 - 27 0C. Khi nhiệt
độ không khí cao hơn 40 0C và thấp hơn 10 0C đều ảnh hưởng xấu đến sinh
trưởng cây tiêu. Cây tiêu sẽ ngừng sinh trưởng ở nhiệt độ 15 0C kéo dài. Nhiệt độ
6 -10 0C trong thời gian ngắn làm nám lá non, sau đó lá trên cây bắt đầu rụng.
- Ánh sáng:
Nguồn gốc tổ tiên của cây tiêu mọc dưới tán rừng thưa, do vậy tiêu là loại
cây ưa bóng ở mức độ nhất định. Ánh sáng tán xạ nhẹ phù hợp với yêu cầu sinh
lý về sinh trưởng và phát dục, ra hoa đậu quả của cây tiêu và kéo dài tuổi thọ của
vườn cây hơn, do vậy trồng tiêu trên các loại cây trụ sống là kiểu canh tác thích
hợp cho cây tiêu. Trong giai đoạn cây con cần che bóng rợp cho tiêu, còn trong
giai đoạn trưởng thành thì cây tiêu phát triển xum xuê nên tự che bóng cho nhau.
Đối với cây choái sống cần chú ý rong tỉa tán che của cây choái hợp lý để cung
cấp đầy đủ ánh sáng cho vườn tiêu.
- Lượng mưa và ẩm độ:
Cây tiêu ưa thích điều kiện khí hậu nóng ẩm. Lượng mưa trong năm cần từ
1500 - 2500mm phân bố tương đối điều hòa. Tiêu cũng cần một giai đoạn hạn
tương đối ngắn sau vụ thu hoạch để phân hóa mầm hoa tốt và ra hoa đồng loạt

7


vào mùa mưa năm sau. Cây tiêu cần ẩm độ không khí lớn từ 70 -90%, nhất là
vào thời kỳ ra hoa. Độ ẩm cao làm hạt phấn dễ dính vào nuốm nhị và làm cho
thời gian thụ phấn kéo dài do nuốm nhị trương to khi có độ ẩm. Tuy vậy cây tiêu
rất kỵ mưa lớn làm đọng nước ở rễ gây úng.
- Gió:
Cây tiêu ưa thích môi trường lặng gió, hoặc gió nhẹ. Gió nóng, gió lạnh,
bão đều không hợp với cây tiêu. Do vậy khi trồng tiêu tại những vùng có gió lớn,
việc thiết lập các hệ đai rừng chắn gió cho cây tiêu là điều không thể thiếu được.
- Yêu cầu đất đai:
Cây tiêu trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như đất đỏ phát
triển trên đá bazan, đất đỏ vàng phát triển trên sa phiến thạch, diệp thạch, đất
cát xám trên đá granit, đất phù sa, đất sét pha cát... miễn là đạt các yêu cầu
cơ bản sau.
+ Đất dễ thoát nước, có độ dốc dưới 5%, không bị úng ngập dù chỉ úng
ngập tạm thời trong vòng 24 giờ.
+ Tầng canh tác dày trên 70cm, mạch nước ngầm sâu hơn 2m.
+ Đất giàu mùn, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, pHKCl từ 5 - 6.
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu
1.2.1. Tình hình sản xuất tiêu trên thế giới
Sản lượng hồ tiêu của các nước sản xuất và xuất khẩu chính trên
thế giới một số năm gần đây được ghi lại ở hình 1.1

8


Nguồn: [20]
Hình 1. 1. Sản lượng của một số nước

trồng hồ tiêu chính trên thế giới
Châu Á vẫn là khu vực có sản lượng hồ tiêu lớn nhất thế giới (chiếm
83%). Trong đó sản lượng của khu vực Đông Nam Á chiếm 60%. Mặc dù giá hồ
tiêu tăng nhưng Việt Nam là quốc gia duy nhất có sản lượng hồ tiêu tăng mạnh
trong những năm qua. Năng suất cây trồng tăng và giá nhân công rẻ giúp cho
việc trồng hồ tiêu thu được nhiều lợi nhuận tại Việt Nam. Ngược lại sản lượng
hồ tiêu giảm và giá nhân công cao tại Indonesia và Ấn Độ khiến các nhà đầu tư
không còn mặn mà với cây trồng này.
Sản lượng tiếp tục duy trì cân bằng với sức tiêu thụ trên toàn thế giới. Vì
vậy giá tiêu dự báo sẽ vẫn giữ mức cao. Khi sức mua tăng, cần tập trung tăng sản
lượng để có thể làm giảm giá tiêu. Trong vụ 2014/2015, sản lượng tiêu toàn cầu
được dự báo tăng thêm 14.000 tấn nâng tổng sản lượng lên 404.000 tấn. Hầu hết
tăng trưởng tập trung ở Việt Nam. Những vùng trồng hồ tiêu mới ở các nước như
Campuchia, Trung Quốc và Thái Lan.
1.2.2. Tình hình sản xuất Hồ tiêu của Việt Nam
Theo tài liệu của Phan Hữu Trinh trích dẫn từ Chevalier [21], tiêu được du
nhập vào Việt Nam từ thế kỉ XVI hay XVII nhưng sự phát triển và mở rộng diện
tích mới chỉ bắt đầu từ thế kỉ XIX. Đặc biệt trong giai đoạn 1998-2004 cây tiêu
có mức tăng trưởng nhanh cả về diện tích lẫn sản lượng và trở thành cây có vị
thế cao trong tập đoàn các cây xuất khẩu của nước ta. Nếu năm 1998 diện tích
9


trồng tiêu ở nước ta chỉ mới 12.000 ha với sản lượng 22.000 tấn thì đến năm
2005 diện tích đã đạt gần 50.000 ha với tổng sản lượng xuất khẩu 98.494 tấn.
Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong 11 tháng năm 2015,
cả nước xuất khẩu 124.000 tấn hồ tiêu, đạt giá trị gần 1,2 tỷ USD, giảm 17% về
khối lượng nhưng tăng 2,8% về giá trị so với năm 2014.
Năm 2015 tiếp tục là năm hồ tiêu Việt Nam được giá, giá xuất khẩu bình
quân tính trong 11 tháng là 9.528 USD/tấn, tăng hơn 20% so với năm trước. Nếu

trong năm 2014, xuất khẩu hồ tiêu đạt 156.000 tấn với 1,21 tỷ USD thì năm
2015, cả nước xuất khẩu khoảng 130.000 tấn, với kim ngạch 1,24 tỷ USD.
Năng suất tiêu của chúng ta đạt cao nhất thế giới và bỏ xa các nước khác.
Chủ trương của nhà nước ta là không mở rộng diện tích hồ tiêu mà tập trung áp
dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tốt để giữ vững diện tích, năng suất và sản
lượng, đồng thời quan tâm nhiều hơn nữa đến các tiêu chí an toàn thực phẩm, an
toàn môi trường trong sản xuất hồ tiêu để nâng cao hơn nữa giá trị hồ tiêu Việt
Nam trên thị trường thế giới.
Ở nước ta hồ tiêu được phân bố thành các vùng sản xuất chính ở Bắc
Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng
Sông Cửu Long, trong đó Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là 2 vùng sản xuất
chính. Sản xuất hồ tiêu thường hình thành các vùng nổi tiếng như: Tân Lâm
(Quảng Trị), Lộc Ninh (Bình Phước), Bà Rịa (Bà Rịa-Vũng Tàu), Phú Quốc
(Kiên Giang), Dak R’Lấp (Dak Nông), Chư sê (Gia Lai), điều này sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho việc quy hoạch thành các vùng sản xuất hàng hoá, đạt chất
lượng xuất khẩu.
Theo số liệu thống kê, hiện nay diện tích hồ tiêu của cả nước đã đạt trên
79.000 ha, trong đó, các tỉnh Tây Nguyên chiếm 51,6%, các tỉnh Đông Nam Bộ
chiếm 39,6% diện tích hồ tiêu của cả nước.
Đặc biệt, năng suất hồ tiêu bình quân của cả nước đã đạt 2,16 tấn tiêu khô
một ha, được xếp vào loại cao nhất thế giới và đạt sản lượng 146.000 tấn, tăng
36.000 tấn so với năm 2011 và tăng 133.000 tấn so với năm 1997.
10


Hồ tiêu Việt Nam chiếm 30% sản lượng và hơn 50% thị phần xuất khẩu
hồ tiêu trên thế giới.
Ngành sản xuất hồ tiêu ở nước ta hiện nay chủ yếu là tự phát dưới hình thức
sản xuất nông hộ, tiêu được trồng và chăm bón theo kinh nghiệm của từng nông hộ.
Mô hình kinh tế nông hộ tỏ ra phù hợp với sản xuất hồ tiêu là loại cây trồng đòi hỏi

kỹ thuật cao cùng với sự chăm sóc thường xuyên, tỉ mỉ. Qua quá trình sản xuất,
nông dân trồng tiêu có nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc canh tác loại cây
trồng này, có nhiều mô hình tiêu trong sản xuất đạt năng suất 4-5 tấn tiêu đen/ha,
hiệu quả kinh tế mang lại rất cao, nhiều hộ đã giàu có lên nhờ cây tiêu.
Tuy vậy do không phải là một loại cây trồng được chú ý mở rộng sản xuất
nên cây tiêu ít được quan tâm đầu tư nghiên cứu để phục vụ sản xuất. Người sản
xuất gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng giống tiêu tốt cũng như trong việc
áp dụng các kỹ thuật canh tác và nhất là vấn đề phòng trừ sâu bệnh hại trên cây
tiêu.
Một hạn chế trong sản xuất hồ tiêu ở vùng Tây Nguyên là trên 95% diện tích
tiêu được trồng trên trụ gỗ chết [7], điều này đồng nghĩa với tình trạng lén lút phá
rừng lấy cây gỗ tốt làm trụ tiêu, hủy hoại môi trường sinh thái vùng. Cũng tương tự
như cây cà phê, nét canh tác đặc trưng của cây hồ tiêu ở vùng Tây Nguyên là thâm
canh cao độ, trồng tiêu trên trụ gỗ, không có cây che bóng, đầu tư cao về phân bón,
tưới nước để đạt năng suất cao. Đối với cây hồ tiêu đây là kiểu canh tác kém bền
vững, thể hiện ở chỗ cây tiêu có thể cho năng suất rất cao nhưng rất dễ bị các loại
sâu bệnh hại nguy hiểm tấn công đi đến sự hủy diệt cả vườn tiêu mà không chữa trị
được.
1.3. Giới thiệu chung về vi sinh vật đất
1.3.1. Thành phần và sự đa dạng của các VSV đất
VSV đất là những sinh vật vô cùng nhỏ bé sống trong đất, chúng rất đa
dạng và phong phú. Dựa vào đặc điểm cấu tạo và hình dạng cơ thể các VSV đất
được chia làm 5 nhóm chính: vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm, tảo và nguyên sinh động
vật (prozota). Thường trong các loại đất, vi khuẩn chiếm tỷ lệ trung bình 80 –
11


90% tổng số lượng VSV; xạ khuẩn và nấm chiếm khoảng 8 – 18%. Còn lại là
các nhóm tảo đơn bào, nguyên sinh động vật [15].
1.3.1.1. Vi khuẩn

Vi khuẩn có thể là sinh vật đơn bào hoặc đa bào, có nhân giả, đa số không
có tiêm mao. Vi khuẩn có kích thước nhỏ (0,1 -1,2) x (0,2 – 6) µm. Chúng có ý
nghĩa lớn trong việc phân hủy, chuyển hóa các chất trong đất.
Dựa theo đặc điểm hình thái các loại vi khuẩn được chia ra 5 nhóm chính
là cầu khuẩn, trực khuẩn, cầu trực khuẩn, xoắn khuẩn, phẩy khuẩn (bảng 1.1).
Bảng 1. 1.Phân loại vi khuẩn theo hình thái
Hình thái

Ví dụ
Đơn cầu: Monococcus agilis
Song cầu: Diplococcus pneumonia

Cầu khuẩn

Tứ cầu: Tetracoccus homeri
Tụ cầu: Staphylococcus pyogenes
Chuỗi cầu: Streptococcus lactis
Trực khuẩn gram âm không sinh nha bào (Rhizobium
japonicum)
Trực

Trực khuẩn

khuẩn

gram

dương

không


sinh

nha

bào

(Corynebacterium)
Trực khuẩn gram dương sinh nha bào (Bacillus
thurigencis)

Cầu

trực

(hình trứng)
Xoắn khuẩn

khuẩn

Pasterurelle dentina
Spirillium rubrum
Nguồn: [15]

Tùy thuộc vào dạng cấu tạo cơ thể mỗi loại vi khuẩn lại có các nhu cầu
dinh dưỡng cơ bản khác nhau phụ thuộc vào nguồn cacbon. Dựa vào mối quan
12


hệ với phân tử oxy và dạng năng lượng mà chúng sử dụng để lấy năng lượng qua

đó người ta chia ra làm 4 nhóm vi khuẩn chính: quang tự dưỡng, quang dị
dưỡng, hóa tự dưỡng, hóa dị dưỡng (bảng 1.2).
Bảng 1. 2.Các nhóm vi khuẩn theo đặc điểm dinh dưỡng
Các

kiểu

dinh Nguồn

dưỡng

năng Nguồn

lượng

Cacbon

Ví dụ
Vi khuẩn quang hợp (vi

Quang tự dưỡng

Quang dị dưỡng
Hóa tự dưỡng vô

Hóa dị dưỡng vô


Ánh sáng


Ánh sáng
Chất vô cơ
Chất hữu cơ

Cacbon
dioxit (CO2)

Chất hữu cơ
Cacbon
dioxit (CO2)
Chất hữu cơ

khuẩn lưu huỳnh màu lục
và vi khuẩn lưu huỳnh màu
tía), vi khuẩn lam, nhóm ưa
mặn.
Vi khuẩn không lưu huỳnh
màu tía
Nitrosomonas, Nitrobacter
Hầu hết vi khuẩn, nấm và
tất cả động vật
Nguồn: [15].

Mỗi loại vi khuẩn có thể tham gia trong một hoặc nhiều quá trình chuyển
hóa các chất nhất định. Dựa vào vai trò của chúng trong việc chuyển hóa các
chất khác nhau, có thể phân loại vi khuẩn đất theo các chất mà chúng tham gia
chuyển hóa, ví dụ như vi khuẩn phân hủy xenlulo (Clostridium, Cellulomonas,
Myrothecium), vi khuẩn sắt, vi khuẩn lưu huỳnh, các vi khuẩn chuyển hóa nitơ,
bao gồm vi khuẩn amon hóa (Micrococcus, bacillus). Vi khuẩn nitrat hóa giữ vai
trò chuyển hóa NH4+  NO3- nhờ quá trình oxy hóa; vi khuẩn chuyển NH 4+ 

NO2- gồm các chi Nitrosomonas, Nitrosospira, còn chuyển NO2-  NO3- gồm:
Nitrobacter, Nitrocystic. Trong điều kiện khử N2 cũng bị chuyển thành NO3- với
sự tham gia của vi khuẩn cộng sinh Rhizobium hoặc sống tự do như
Nitrobacter…
13


1.3.1.2. Xạ khuẩn
Xạ khuẩn là những VSV đơn bào thuộc nhóm nhân giả. Cơ thể có hình
sợi, người ta còn gọi xạ khuẩn là vi khuẩn-nấm. Xạ khuẩn phân bố rộng rãi trong
đất, trong nước, trong các cơ chất hữu cơ. Chúng có kích thước vô cùng nhỏ (0,2
- 0,5) x (0,4 -100) µm. Xạ khuẩn có 10 loại hình thái: đốt thưa, đốt dày, đốt cành,
đốt cong, đốt cong xoắn, đốt cong xoắn chum, đốt sao, đốt cành sao, đốt xoắn
ốc, đốt xoắn ốc chùm. Các xạ khuẩn có vai trò rất lớn trong quá trình phân hủy,
chuyển hóa các chất trong đất và xử lý ô nhiễm môi trường. Trong môi trường
đất có khoảng 11 chủng xạ khuẩn (Becgay, 1984) [14].
1.3.1.3. Nấm
Nấm là những VSV đơn hoặc đa bào, cơ thể hình sợi thuộc nhóm nhân
thật. Kích thước: (0,5 - 3,5) x (0,9 - 100) µm. Nấm được chia thành 2 nhóm lớn:
nấm mốc và nấm men. Trong đó nấm mốc được chia thành 2 nhóm: nấm mốc
bậc thấp (có vách ngăn) như: Mucor, Rhizopus…; nấm mốc bậc cao (không vách
ngăn) như: nấm cúc Aspergillus… Nấm men có nhiều hình dạng khác nhau như
elip, trứng, hình ống, hình cầu…
Khác với các VSV khác, nấm có cả 3 hình sinh sản: sinh sản sinh dưỡng,
sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản
mà một đoạn sợi nấm riêng rẽ trong môi trường thích hợp và gặp điều kiện thuận
lợi sẽ phát triển thành hệ sợi nấm mới. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản
bằng bào tử kín hoặc bào tử đính (bào tử trần), các bào tử này được hình thành
trên cơ quan sinh bào tử chuyên biệt. Bào tử sau khi được giải phóng ra bên
ngoài gặp điều kiên thuận lợi sẽ phát triển thành sợi nấm mới. Sinh sản hữu tính

là sự sinh sản bao gồm các hiện tượng tiếp hợp, kết hợp nhân và phân bào giảm
nhiễm như ở thực vật bậc cao.
1.3.2. Vai trò của vi sinh vật đất
Bên cạnh các tác động có hại như tham gia quá trình phản nitrat hóa, tiết
độc tố vào đất, gây bệnh cho cây trồng, VSV có nhiều tác động tích cực cho đất
và cây trồng như tham gia quá trình cải tạo đất, hình thành đất, phân hủy chất
14


độc trong đất…
Nhiều loại VSV đất như vi khuẩn, tảo, địa y… tham gia vào quá trình gắn
kết các hạt đất tạo thành các đoàn lạp đất, góp phần hình thành kết cấu đất.
Nhiều loại vi khuẩn hoại sinh phát triển trong môi trường hydrat cacbon sinh ra
khí CO2, axit hữu cơ giúp phá hủy alumino silicat đặc biệt là phenspat và
kaolinit, chúng tạo ra nhiều axit silic và giải phóng nhôm vào trong môi trường;
Một phần quan trọng các tinh thể alumino silicat thứ sinh trong đất do hoạt động
sống của vi khuẩn và nấm tạo thành. Địa y không chỉ phá hủy đất đá bằng con
đường hóa học mà còn phá hủy bằng tác động cơ học của các sợi nấm. Địa y tích
lũy trong môi trường các nguyên tố S, P, K… là các nguyên tố dinh dưỡng cần
thiết đối với VSV khác; Các vi khuẩn butyric, vi khuẩn nitrat, vi khuẩn có nha
bào có đủ năng lượng để phá hủy alumio silicat, apatit, mica. Các tế bào của
chúng tập hợp thành các khuẩn tập đoàn, tạo thành những màng nhày bao bọc
phân tử khoáng; các phân tử khoáng này sau đó bị tác động tiếp của các loại
VSV, các yếu tố vật lý, hóa học trở thành dạng dinh dưỡng cho cây.
VSV đất phân hủy các chất hữu cơ trong xác động, thực vật…để lấy chất
dinh dưỡng, năng lượng giải phóng các nguyên tố dinh dưỡng thành các chất dễ
tiêu cho thực vật.
VSV đất phân giải dư lượng thuốc BVTV, các hợp chất hóa học, kim loại
nặng và các chất thải công nghiệp khác, góp phần quyết định vào việc bảo vệ hệ
sinh thái đất thoát khỏi sự ô nhiễm hóa học.

Sự tổng hợp các chất mùn đặc trưng của VSV như humic, fulvic…đóng
vai trò quan trọng trong việc tạo nên kết cấu đất, duy trì độ phì, hạn chế quá trình
rửa trôi bạc màu đất.
VSV phân giải các chất dinh dưỡng dự trữ trong mùn để cây có thể hút
thu chất dinh dưỡng qua đó giảm bớt lượng phân bón trong canh tác. Riêng đối
với các khu rừng tự nhiên và các thảo nguyên đồng cỏ ở những vùng đất hoang
thì vai trò này càng có tính quan trọng. VSV đất giúp cố định nitơ, chuyển một
lượng lớn khí nitơ trong thành phần không khí thành dạng amon dễ tiêu cho đất
15


và cho cây trồng.
Tóm lại, VSV đất là mắt xích không thể thiếu trong việc khép kín các
vòng tuần hoàn vật chất (cacbon, nitơ, kali, photpho…) trong hệ sinh thái đất
cũng như trong sinh quyển.
Sinh khối vi sinh vật đất thể hiện một phần chức năng của đất trong chu
trình dinh dưỡng, năng lượng và điều chỉnh quá trình chuyển hóa chất hữu cơ
(Gregorich và cộng sự, 1994; Turco và cộng sự, 1994) [23]. Một số nghiên cứu
chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa sinh khối VSV đất, tốc độ phân hủy và khoáng
hóa N (Jenkinson, 1988; Smith và cộng sự, 1990) [26]. Cuối cùng, sinh khối
VSV đóng góp trong việc hình thành cấu trúc và sự ổn định của đất (Fliebach và
cộng sự, 2000; Smith và cộng sự, 1990) [26].
1.3.3. Sự phân bố của sinh vật trong đất
1.3.3.1. Sự phân bố VSV theo loại đất
Theo Tropkin (Liên Xô, 1976) ở một số loại đất như đất podzol, đất xám
bạc màu, đất đen có sự khác biệt khá rõ rệt về tỉ lệ các loại VSV cũng như số
lượng VSV tổng số [8]. Đất đen có hàm lượng dinh dưỡng cao, độ ẩm thích
hợp, các điều kiện khoáng hóa tốt, đất tơi xốp nên có lượng VSV nhiều hơn.
Ngược lại ở đất podzol nghèo dinh dưỡng, thành phần cơ giới nhẹ, các điều kiện
độ ẩm và thoáng khí kém nên có số lượng VSV ít hơn rất nhiều (bảng 1.3).

Bảng 1. 3.Số lượng VSV ở một số loại đất khác nhau.
Loại đất
Đất

VSV tổng

Dinh
dưỡng

podzol

đồng cỏ
Đất xám bạc
màu
Đất đen

+

Tỉ lệ các nhóm VSV (%)

số

Vi khuẩn

Nấm tổng

Xạ khuẩn

(x 106)


tổng số

số

tổng số

441

70,7

28,2

1,1

1925

89,3

8,1

2,6

3500

73,8

15,4

10,8


16


Nguồn: (Tropkin, 1976)[9].
Tại Việt Nam theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Phụng
(1982), Nguyễn Đường, Nguyễn Xuân Thành (1996) cho thấy đất đỏ bazan, đất
phù sa sông Hồng và đất ferarit trên đá vôi có số lượng VSV tổng số cao hơn hẳn
các đất phù sa sông Cửu Long, đất cát, và một số loại đất khác (bảng 1.4) [15].
Đồng thời sự phân bố của vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn trong các đất này cũng có sự
khác nhau rõ rệt, các đất có độ pH càng thấp và có tính phèn càng cao như đất
phèn ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh thì nấm và xạ khuẩn chiếm tỉ lệ càng lớn
trong khu hệ VSV đất do nấm thích nghi được với độ pH của các loại đất này tốt
hơn các loại VSV khác.
Bảng 1. 4. Thành phần và số lượng VSV trong một số loại đất ở Việt Nam
VSV
Loại đất

Cây trồng

Đất đỏ Bazan
(Đồng Nai)
Đất phù sa sông
Cửu Long (Cần

Tỷ lệ các nhóm VSV (%)

tổng số
(x 106)

Vi khuẩn


Nấm

Xạ khuẩn

Cao su

213,4

95,5

1,8

2,7

Lúa - màu

24,6

90,3

3,6

6,1

Chuyên màu

29,4

76,8


12,2

11,0

Chuyên màu

9,7

83,5

11,0

5,5

Chuyên màu

7,9

59,6

24,5

15,9

2 vụ lúa

186,6

96,9


1,4

1,7

2 vụ lúa

113,2

97,6

1,4

1,0

Thơ)
Đất đỏ bazan
trên

đá

sét

(Vĩnh phúc)
Đất cát biển
(Nghệ An)
Đất phèn ngoại
ô TP Hồ Chí
Minh
Đất phù sa sông

Hồng (Hà Nội)
Đất phù sa Tiền

17


Hải (sông Thái
Bình)
Đất bạc màu
(Bắc Giang)
Đất đồi Ferarit
trên

đá

vôi

Lúa – màu

98,7

92,6

3,4

4,2

Chuyên màu

108,0


92,0

4,8

3,2

Chuyên màu

18,9

85,6

10,5

3,9

Sắn

11,8

87,0

8,0

5,0

(Thanh Hóa)
Đất cát biển
Hậu


Lộc,

Thanh Hóa
Đất vàng trên
đá biến chất,
Hà Giang
Nguồn: [15].
1.3.3.2. Sự phân bố của sinh vật theo độ sâu
Quần xã sinh vật thường phân bố nhiều nhất tại tầng đất mặt, có điều kiện
môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, dinh dưỡng thích hợp cho sự phát
triển của sinh vật. Đây là tầng đất thường xuyên được xới xáo, chăm bón tạo
điều kiện cho các sinh vật như giun đất, ấu trùng ve và các VSV đặc biệt là các
VSV hiếu khí như xạ khuẩn, vi nấm, vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn phân hủy
xenlulo phát triển. Càng xuống dưới sâu, số lượng các sinh vật đặc biệt là các
VSV như vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn, nguyên sinh động vật đất càng giảm.
Theo nghiên cứu của Phedorvo và Khudianov nghiên cứu về sự phân bố
của VSV trên đất podzol cho thấy quá trình hoạt động của VSV cũng như số
lượng của chúng tập trung chủ yếu ở lớp đất mặt, giảm dần theo độ sâu phẫu
diện.
Tương tự như vậy Araragi và các cộng sự (1979) khi nghiên cứu đất tại
Thái Lan cũng kết luận rằng mật độ của nhóm vi khuẩn hiếu khí, xạ khuẩn, vi
khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn phân hủy xenlulo giảm dần theo chiều sâu của đất.
Trong khi đó tiểu nhóm vi khuẩn amon hóa có phần gia tăng theo chiều sâu của
18


đất. Còn tiểu nhóm nitrat hóa có sự biến động tùy từng loại đất, không theo quy
định nhất định (bảng 1.5) [9].
Bảng 1. 5. Sự phân bố VSV theo chiều sâu trong đất

Độ sâu

Vi khuẩn

(cm)

Độ ẩm

0 – 22
22 – 37
37 – 55
Dưới 55

(%)
32
22
36,4
28

pH
6,0
4,9
5,0
5,2

Nhóm

(x 105)

Xạ khuẩn


Nấm

232
37,1
6,2
4,3

(x 105)
47,8
10,2
2,4
0,7

(x 102)
243
29,2
2,04
5,5

nitrat hóa
(x 102)
408
_
_
_
Nguồn: [15].

1.3.4. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới phân bố vi sinh vật đất
Sự phân bố VSV đất có sự phụ thuộc rất lớn vào độ sâu, lớp phủ thực vật,

loại đất cũng như các yếu tố khí hậu. Sự phân bố của VSV trên bề mặt đất phụ
thuộc vào sự phân bố chất hữu cơ trên bề mặt đất, nơi nào có chất hữu cơ VSV
tập trung sinh sản tại nơi đó. Khi đất được cày xới, chất hữu cơ phân bố đều hơn,
nên sinh vật cũng phân bố đều hơn.
Mỗi đới khí hậu có lớp thực vật đặc trưng như: ở vùng cực chủ yếu là tảo,
địa y và rêu với nhóm VSV phát triển chủ yếu là nấm rễ; còn ở vùng ôn đới chủ
yếu phát triển nhóm các cây hạt trần, lá kim, rụng lá theo mùa, nhóm VSV phát
triển chủ yếu là nấm. Vùng nhiệt đới có khu hệ động thực vật, VSV phong phú.
Trừ nhóm VSV phân hủy xenlulo, phần lớn các nhóm VSV khác phát triển vào
mùa mưa mạnh hơn mùa khô. Động thái của VSV dao động rất lớn trong ngày,
giờ, phụ thuộc từng mùa khác nhau.
Động thái của VSV phụ thuộc nhiều vào khí hậu, thời tiết đặc biệt là các
yếu tố nhiệt độ, độ ẩm (hình 2). Đa số VSV hoạt động mạnh ở nhiệt độ: 22 30o. VSV phát triển mạnh ở độ ẩm từ 50 - 70 % so với độ trữ ẩm cực đại [9].
Nhìn chung VSV ở càng gần rễ càng phong phú. Ở vùng gần bề mặt rễ có
tới 65 - 70% số lượng VSV vùng rễ cây; VSV gần sát rễ chiếm 15 - 25%, còn
VSV xa rễ chỉ chiếm 5 - 10% (Rovira, 1956). Theo các nghiên cứu của Protocob
19


(1982) đối với cây yến mạch và cây thuốc lá, cho thấy số VSV sát bề mặt rễ
nhiều gấp hàng nghìn lần so với ở cách rễ 20 cm [15].

Hình 1. 2. Ảnh hưởng của yếu tố khí hậu tới vi sinh vật đất [4]
Ở Việt Nam, vào mùa xuân, mùa đông và mùa thu mật độ VSV ban ngày
nhiều hơn ban đêm, vào mùa hạ thì ngược lại.VSV tổng số trong đất đạt 10 7 - 109
CFU/g đất vào tháng 3 - 5 (nhiệt độ đất khoảng 23 oC - 25oC). Khi nhiệt độ không
khí tăng lên 30oC, trời khô hanh, không thích hợp cho sự phát triển của VSV
[15].
Lớp phủ thực vật có ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp tới khu hệ sinh vật
đất thông qua tác động đến các yếu tố môi trường như tạo bóng mát, bảo vệ đất,

độ hút nước và chất dinh dưỡng; phương thức trực tiếp bằng cách cung cấp thức
ăn, tiết ra các chất tiết tại vùng rễ. Bao quanh mỗi hệ rễ của loài cây riêng biệt có
khu hệ sinh vật riêng biệt như: quanh rễ cây họ đậu luôn có các vi khuẩn cố định
nitơ và phân giải protein, quanh rễ cây hòa thảo có vi khuẩn phân giải tinh bột và
lên men đường.
Bên cạnh đó ngay ở mỗi thời kì sinh trưởng và phát triển của cây cũng có
các nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, cũng tiết ra các chất khác nhau, điều này gây
ảnh hưởng tới khu hệ sinh vật đặc biệt là khu hệ VSV trong đất. Ví dụ như khi
cây còn non thì các xác hữu cơ tạo ra chủ yếu vẫn là các dạng dễ phân hủy có tỉ
20


lệ C/N thấp nên nhóm các vi khuẩn Chromobacterium, Mycobacterium,
Pseudomonas phát triển mạnh, khi cây đã già các chất hữu cơ bền vững hơn, tiết
ra nhiều lignhin hơn…nên nhóm các vi khuẩn sinh nha bào và các nhóm có khả
năng phân hủy các chất hữu cơ bền vững như: Bacillus, Asperillus…chiếm ưu
thế [15].
1.4. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
1.4.1 Vị trí địa lí
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ
thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ
107o28'57"- 108o59'37" độ kinh Đông và từ 12o9'45" - 13o25'06" độ vĩ Bắc. Độ
cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nước biển. Phía Đông của Đắk Lắk
giáp Phú Yên và Khánh Hoà, phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông, phía Tây
giáp Campuchia với đường biên giới dài 193 km[27], tỉnh Gia Lai nằm ở phía
Bắc. 1.4.2. Điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn
*Địa hình:
Địa hình của tỉnh nói chung và vùng nói riêng rất đa dạng và phong phú,
nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình
dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven theo

các sông chính. Địa hình của tỉnh có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây
Bắc.
* Khí hậu :
Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng khí hậu. Vùng phía Tây
Bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô; Vùng phía Đông có khí hậu
mát mẻ, ôn hòa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24 oC, tháng nóng nhất và lạnh
nhất chênh lệch nhau chỉ hơn 5 độ.
Nhìn chung đặc điểm khí hậu vừa bị chi phối của khí hậu nhiệt đới gió
mùa, vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên với nhiệt độ ôn hoà gần như quanh
năm, đã tạo ra các vùng sinh thái nông nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng,
nhất là các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, tiêu,
21


cao su, điều, bông vải…

Hình 1. 3.Vị trí tỉnh Đắk Lắk trên bản đồ [12]
*Thuỷ văn:
Hệ thống sông, suối trên địa bàn tỉnh khá phong phú, phân bố tương đối
đồng đều. Trên địa bàn tỉnh có hai hệ thống sông chính. Sông Sêrêpôk (có chiều
dài sông chính là 315 km và hai nhánh chính là Krông Ana và Krông Nô) với
nhiều thác nước cao có nguồn thuỷ năng lớn, khai thác thuỷ điện tốt như thác
Buôn Kuốp, Dray Sáp, Dray H'Ling. Sông Ba nằm về phía Đông Bắc của tỉnh và
22


×