Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn giai đoạn 2010 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.61 KB, 97 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------o0o--------------

NÔNG NGỌC TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP
ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
LẠNG SƠN,
TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2010 –
2014

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Thái Nguyên, năm 2015




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------o0o--------------

NÔNG NGỌC TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP
ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN
2010 – 2014


Ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LƯƠNG VĂN HINH

Thái Nguyên, năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc. /.
Người thực hiện

Nông Ngọc Trường


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Lương Văn
Hinh đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình giúp tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, Lãnh đạo Phòng Đào tạo Sau Đại học, Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài
nguyên và các thầy, cô giáo trong Bộ môn Pháp luật về đất đai.
Tôi bày tỏ lời cảm ơn tới Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn; Ủy ban nhân dân
thành phố Lạng Sơn; anh chị em đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã động viên và tạo
mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này. /.
Người thực hiện


Nông Ngọc Trường


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình dân số thành phố Lạng Sơn năm 2014 .....................................29
Bảng 3.2: Tình hình dân số hoạt động trong các nhóm ngành .................................30
Bảng 3.3: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu trong kế hoạch phát triển kinh
tế xã thành phố Lạng Sơn.............................................................................31
Bảng 3.4: Tình hình phân bổ các loại đất theo phường, xã của Thành phố Lạng Sơn
......................................................................................................................35
Bảng 3.5: Tình hình biến động sử dụng đất thành phố Lạng Sơn năm 2013 ...........36
Bảng 3.6. Kết quả công tác tiếp dân của UBND thành phố Lạng Sơngiai đoạn 20102014..............................................................................................................39
Bảng 3.7: Tổng hợp số lượng đơn thư liên quan đến đất đai trên địa bàn thành phố
Lạng Sơn giai đoạn 2010-2014 ....................................................................40
Bảng 3.8: Tổng hợp số lượng đơn thư về đất đai thuộc thẩm quyền trên địa bàn các
xã, phường thuộc thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2010 – 2014 ...................42
Bảng 3.9: Tổng hợp đơn thư khiếu nại về đất đai của UBND thành phố Lạng Sơn
giai đoạn 2010 - 2014...................................................................................44
Bảng 3.10: Tổng hợp đơn thư tố cáo về đất đai tại UBND thành phố Lạng Sơn giai
đoạn 2010 – 2014 .........................................................................................46
Bảng 3.11: Tổng hợp đơn thư tranh chấp về đất đai tại UBND thành phố Lạng
Sơn giai đoạn 2010 – 2014...........................................................................47
Bảng 3.12: Kết quả xử lý đơn thư khiếu nại về đất đai tại UBND thành phố Lạng
Sơn giai đoạn 2010 – 2014...........................................................................49
Bảng 3.13: Kết quả xử lý đơn thư tố cáo về đất đai tại UBND thành phố Lạng Sơn
giai đoạn 2010 - 2014...................................................................................50
Bảng 3.14: Kết quả giải quyết tranh chấp về đất đai tại UBND thành phố Lạng Sơn
giai đoạn 2010 – 2014 ..................................................................................52
Bảng 3.15. Tổng hợp kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại
UBND thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2010-2014.......................................53

Bảng 3.16: Một số vụ việc có tính chất điển hình trên địa bàn thành phố Lạng Sơn
trong giai đoạn 2010 – 2014 ........................................................................55
Bảng 3.17: Nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa
bàn thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2010 – 2014..........................................56


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ hành chính thành phố Lạng Sơn [39] ..............................................27
Hình 3.2: Tổng diện tích tự nhiên của thành phố Lạng Sơn[31] ..............................28


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNQSD

: Chứng nhận quyền sử dụng.

UBND

: Ủy ban nhân dân

HTX

: Hợp tác xã

GDP

: Tổng sản phẩm nội địa

ĐVT


: Đơn vị tính

TTHC

: Thủ tục hành chính

TCĐĐ

: Tranh chấp đất đai

GPMB

: Giải phóng mặt bằng

CBCC

: Cán bộ công chức

SDĐ

: Sử dụng đất


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề............................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................................... 2
3. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................................... 2
4. Yêu cầu của đề tài................................................................................................................. 3
5. Ý nghĩa................................................................................................................................... 3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học và pháp lý công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và
tranh chấp về đất đai ................................................................................................................. 4
1.1.1. Cơ sở khoa học............................................................................................................... 4
1.1.2. Cơ sở pháp lý.................................................................................................................. 5
1.1.3.Một số khái niệm về tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo
......................... 6
1.2. Tình hình tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên
cả
nước ............................................................................................................................................ 8
1.2.1. Kết quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo
giai đoạn 2011-2014 .................................................................................................................. 8
1.2.2. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khiếu nại, tố cáo ..................................................... 9
1.2.3. Đánh giá kết quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo trên cả nước .....
11
1.2.4. Phương hướng nhiện vụ công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong thời gian tới
................................................................................................................... 14
1.3. Tình hình tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên
địa bàn tỉnh Lạng Sơn
.................................................................................................................... 18
1.3.1. Về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,
tố cáo. ............................................................................................................................................
18
1.3.2. Kết quả thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo..........................
19


MỤC LỤC
1.3.3. Đánh giá kết quả công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố

cáo. ........................................................................................................................................... 21


1.3.4. Dự báo tình hình tiếp công dân và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong
công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian
tới......................................... 23
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................................. 25
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................
25
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................. 25
2.2. Nội dung nghiên cứu....................................................................................................... 25
2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................
27
3.1. Tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và công tác quản lý nhà
nước về đất đai của thành phố Lạng Sơn ..................................................................27
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................27
3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội .................................................................................29
3.1.3 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội.................................................
32
3.1.4. Tình hình công tác quản lý sử dụng đất đai tại thành phố Lạng Sơn
......................... 33
3.2. Tình hình công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất
đai tại
UBND thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2010 - 2014 ...........................................................
37
3.2.1. Công tác chỉ đạo về tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về
đất đai
................................................................................................................................................... 37
3.2.2. Kết quả thực hiện công tác tiếp công dân............................................................... 38

3.2.3. Tình hình tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai tại
UBND thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2010-2014........................................................... 40
3.2.4. Tình hình tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn thư khiếu nại về đất đai tại
UBND
thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2010-2014........................................................................... 43
3.2.5. Tình hình tiếp nhận và xử lý đơn thư tố cáo về đất đai tại UBND thành phố
Lạng
Sơn giai đoạn 2010-2014 ....................................................................................................... 45


3.2.6. Tình hình tiếp nhận và xử lý đơn thư tranh chấp về đất đai tại UBND thành
phố
Lạng Sơn giai đoạn 2010-2014 ............................................................................................. 47
3.3. Kết quả tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại
UBND
thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2010-2014 .............................................................................
48


3.3.2. Kết quả tiếp nhận, giải quyết tố cáo về đất đai tại UBND thành phố Lạng
Sơn
giai đoạn 2010-2014 ............................................................................................................... 50
3.3.3. Kết quả tiếp nhận, giải quyết tranh chấp về đất đai tại UBND thành phố
Lạng
Sơn giai đoạn 2010 – 2014.................................................................................................... 51
3.3.4. Tổng hợp kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại
UBND thành phố Lạng Sơn trong giai đoạn 2010-2014............................................... 52
3.3.5. Tìm hiểu một số vụ việc khiếu kiện điển hình liên quan đến đất đai trên địa
bàn thành phố Lạng Sơn ...................................................................................................... 54
3.4. Nguyên nhân phát sinh, những thuận lợi, khó khăn, ảnh hưởng của công tác giải

quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố Lạng Sơn và đề xuất
một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo,
tranh chấp về đất đai trên địa bàn thành phố Lạng Sơn trong thời gian tới
......................................................... 56
3.4.1. Một số nguyên nhân chủ yếu phát sinh khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất
đai...... 56
3.4.2. Ảnh hưởng của khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai đối với công tác quản lý
nhà
nước về đất đai ........................................................................................................................ 58
3.4.3. Những thuận lợi, khó khăn và tồn tại trong công tác giải quyết tranh chấp đất
đai

trên

địa

bàn

thành

phố

Lạng

Sơn

.......................................................................................... 59
3.4.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và tranh chấp đất đai tại UBND thành phố Lạng Sơn trong thời gian tới
....................... 62

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................................................. 65
1. Kết luận ................................................................................................................................ 65
2. Đề nghị .................................................................................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 67


1


2

1

P
H

N
M

Đ

U


3

Đất đai là nguồn lực quan trọng của mỗi quốc gia, là tài nguyên thiên nhiên
vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu
của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, các cơ sở kinh tế - xã hội và an
ninh, quốc phòng và các công trình phúc lợi công cộng. Quản lý và sử dụng đầy đủ

đất đai là mục tiêu cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
quốc gia. Ở nước ta vấn đề đất đai luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Tuy
nhiên trong thực tế quá trình sử dụng cũng như quan hệ đất đai có nhiều biến động,
vì vậy vấn đề giải quyết tranh chấp đất, khiếu nại, tố cáo về đất đai ngày càng trở
nên bức xúc và phức tạp; trong nhiều trường hợp, vấn đề giải quyết tranh chấp,
khiếu nại về đất đai cho các đối tượng sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn, phức
tạp và làm phát sinh những vấn đề mới cần được bổ sung và giải quyết.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai là nội dung hết sức quan
trọng của công tác quản lý nhà nước về đất đai, tuy chỉ là một trong những nội dung
của công tác quản lý do cơ quan Nhà nước thực hiện nhằm giải quyết ổn thoả mâu
thuẫn trong sử dụng đất đai, nhưng nó liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp thuộc về
pháp luật và những quan hệ xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức,
cá nhân; làm tốt công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai sẽ giúp
cho Nhà nước kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những sơ hở, yếu kém trong công tác
quản lý Nhà nước, xác lập chặt chẽ hơn mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với
người sử dụng đất và giữa những người sử dụng đất với nhau. Tạo điều kiện cho
việc sử dụng đất đai một cách ổn định, đầy đủ, hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất, góp
phần vào sự ổn định tình hình hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Do
vậy các vấn đề liên quan đến khiếu nại, tố cáo và công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo, tranh chấp về đất đai luôn nhận được sự quan tâm của nhiều cấp, nhiều ngành
và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai của các cơ quan Nhà nước
trong thời gian qua đã thu được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, tình hình khiếu
nại, tố
cáo về đất đai hiện nay vẫn còn những diễn biến phức tạp, số người đi khiếu nại, tố
cáo
còn nhiều; nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng và vượt cấp. Việc giải quyết
còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu. Nguyên nhân của tồn tại nói trên chủ yếu là do
việc tổ chức thực hiện pháp luật về đất đai, khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo của công dân còn nhiều thiếu sót, hạn chế.



4

Thành phố Lạng Sơn là trung tâm văn hóa, chính trị, xã hội của tỉnh Lạng
Sơn, trong những năm qua trên địa bàn thành phố triển khai thực hiện nhiều dự án
về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng phát triển các khu đô thị, khu tái định cư và
các công trình k h á c d o v ậ y công tác quản lý n h à n ư ớ c v ề đất đai đã
được các cấp chính quyền đặc biệt trú trọng vì vậy đã đạt được những kết quả
nhất định trong công tác quản lý. Song do nhiều nguyên nhân nên công tác quản
lý đất đai vẫn còn những bất cập, các vụ khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai
trong thực
tế vẫn diễn ra và được xem là những điểm nóng khó giải quyết đặc biệt là khiếu nại
về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư và tranh chấp quyền sử
dụng đất.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu Nhà
trường, Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài nguyên, Trưởng phòng Quản lý Sau Đại
học, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lương Văn Hinh và sự giúp đỡ của UBND
tỉnh Lạng Sơn và các cơ quan chức năng của tỉnh, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn
thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010 – 2014”.
2. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá công tác giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên
địa bàn thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2010 – 2014 và đề xuất một số giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai.
3. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai
trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010 – 2014.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai.
4. Yêu cầu của đề tài

- Nắm vững các văn bản theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, Luật
khiếu nại năm 2011, Luật tố cáo năm 2011, Luật Thanh tra năm 2011 và các văn
bản pháp luật có liên quan.
- Số liệu phải chính xác, trung thực, khách quan và có nguồn.


5

- Biện pháp khắc phục cụ thể, đưa ra kiến nghị và đề xuất phải có tính khả
thi, phải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và phù hợp với quy định của
pháp luật.
5. Ý nghĩa
- Đánh giá được những kết quả trong công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu
nại,
tố cáo, tranh chấp về đất đai trên địa bàn thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2010 – 2014.
- Đề xuất phương án tối ưu nhất trong công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu
nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.
- Hướng dẫn công dân thực hiện đúng trình tự thủ tục tranh chấp khiếu nại,
tố cáo về đất đai.


6

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học và pháp lý công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố
cáo và tranh chấp về đất đai
1.1.1. Cơ sở khoa học
- Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư là công việc bước đầu của quá trình
tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo và những bức xúc của công dân về quyết

định hành chính, hành vi hành chính hoặc những thắc mắc, tranh chấp… của người
dân mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai là một trong n h ữ n g
nội dung của công tác quản lý Nhà nước về đất đai, là hoạt động của các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ
các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tham gia quan hệ đất đai để tìm ra các giải
pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm phục hồi lại các quyền lợi bị xâm phạm,
đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật đất
đai.
- Thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai cơ
quan hành chính nhà nước cấp trên có thể kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động
của cấp dưới. Để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém và
xử lí hành vi vi phạm pháp luật để xây dựng một nền hành chính vững mạnh, trong
sạch, chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
- Thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai vừa
bảo đảm được quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, phát huy dân chủ xã hội chủ
nghĩa và sức mạnh, trí tuệ của nhân dân trong việc tham gia quản lí nhà nước, đồng
thời cũng bảo đảm kỷ cương, kỷ luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong
quản lý hành chính nhà nước.
- Giải quyết tranh chấp về đất đai phải đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; kiên
quyết bảo vệ những thành quả cách mạng về ruộng đất, đồng thời sửa lại theo đúng
pháp luật những trường hợp giải quyết không đúng và phải hướng tới mục đích ổn
định để phát


7

triển sản xuất và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân; đồng thời phải gắn
việc giải quyết các vấn đề về đất với tổ chức lại sản xuất, bố trí lại cơ cấu sản xuất

hàng hóa mở mang ngành nghề, phân bố lại lao động, dân cư phù hợp với đặc điểm
và quy định của địa phương.
1.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/04/2004 của Chính phủ về hướng
dẫn thi hành luật đất đai 2003;
- Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử
phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai;
- Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về hướng dẫn thi hành một số điều Nghị định 181/2004/NĐ-CP
ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật Đất đai 2003;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ về việc cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình
tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết
khiếu nại về đất đai;
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về xử phạt
hành chính trong lĩnh vực đất đai;
- Luật khiếu nại, tố cáo số 09/1998/QH10 ngày 02/12/1998; Luật sửa đổi bổ
sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm số 26/2004/QH11 ngày 15/62004
và số 58/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
- Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 14/11/2007 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật khiếu nại tố cáo và các luật sửa
đổi bổ xung một số điều luật khiếu nại tố cáo năm 2005;
- Thông tư số 04/2010/TT-TTCP ngày 26/08/2010 của Thanh tra Chính phủ
về việc quy đinh quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, đơn kiến


8


nghị liên quan đến khiếu nại tố cáo;
- Luật khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011;
- Luật tố cáo số 03/2011/QH13 ngày 11/11/2011;
- Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010;
- Nghị định số 86/2011/NĐ – CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra;
- Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật Khiếu nại;
- Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật Tố cáo;
- Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013 của Thanh tra Chính phủ quy
định quy trình giải quyết tố cáo;
- Thông tư số 07/2013 TT-TCCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ
quy
định về quy trình giải quyết khiếu nại hành chính;
- Luật Tiếp công dân số 42/2013/QH13 ngày 25/11/2013;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
- Nghị định số số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định
chi tiết về thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của luật Tiếp công dân;
- Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ
quy định trình tự, xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.
1.1.3.Một số khái niệm về tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo
Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4
của Luật này đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật [8].
Xử lý đơn là việc cơ quan nhà nước, tổ chức người có thẩm quyền khi nhận

được đơn của cá nhân, cơ quan, tổ chức phải căn cứ và đối chiếu với quy định của


9

pháp luật để thụ lý giải quyết nếu thuộc thẩm quyền của mình hoặc hướng dẫn công
dân hoặc chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết
theo quy định của pháp luật [25].
- Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo
thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem
xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước,
của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ
luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái
pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình [6].
- Khiếu nại về đất đai là việc các cơ quan, tổ chức, công dân đề nghị cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền xem xét lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính
trong quản lý đất đai khi có căn cứ cho rằng các quyết định hành chính, hành vi
hành chính đó xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình [3]
- Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực
hiện quyền khiếu nại [6].
- Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh
tế, đơn vị vũ trang nhân dân [6].
- Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành
chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định kỷ luật
cán bộ, công chức bị khiếu nại [6].
- Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại [6].
- Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc

người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về
một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một
lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể [6].
- Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người


10

có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện
nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật [6].
- Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải
quyết khiếu nại [6].
- Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ
quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức [7].
- Tố cáo về đất đai là sự phát hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về
những hành vi vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai của cơ quan nhà
nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cá nhân thuộc các cơ
quan, đơn vị đó hoặc của những người khác gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
đến lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể và lợi ích của người sử dụng đất [3].
- Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất
giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai [9].
1.2. Tình hình tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất
đai trên cả nước
1.2.1. Kết quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố
cáo giai đoạn 2011-2014
a) Về tiếp công dân:
Từ năm 2011 - 2014, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp 1.568.413
lượt người đến khiếu nại, tố cáo; với 18.049 đoàn đông người, trong đó: Trụ sở Tiếp

công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
đã tiếp
116.604 lượt người, với 24.798 vụ việc; Các Bộ, ngành Trung ương đã tiếp 153.971
lượt người. Các địa phương đã tiếp 1.297.838 lượt người. Các tỉnh có số lượng
người khiếu nại, tố cáo nhiều là: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Nam, Đồng
Tháp, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc.... [27],[28],[29],[30]
b) Kết quả tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo
- Từ năm 2011-2014, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp nhận, xử lý


11

717.629 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo.
Trong đó có 237.759 đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đủ điều kiện xử lý
(203309 đơn khiếu nại; 34.450 đơn tố cáo), số còn lại là các đơn kiến nghị, đề nghị,
đơn trùng lặp, nặc danh và không rõ nội dung và địa chỉ người khiếu nại, tố cáo.
- Các Bộ, ngành, địa phương đã giải quyết 190.872/220.134 đơn khiếu nại,
tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết (đạt 86,7% tổng số đơn khiếu nại, tố cáo thuộc
thẩm quyền). Trong đó đã giải quyết 164.313/187.105 đơn khiếu nại thuộc thẩm
quyền, đạt trên 87,8%; giải quyết 29.539/33.029 đơn tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt
89,4%.
- Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo đã thu hồi về cho Nhà nước gần136 tỷ
đồng, 468,7 ha đất; khôi phục quyền lợi, trả lại cho tập thể, công dân với số tiền
gần
1.283 tỷ đồng và 685,3 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 2.925 người; chuyển cơ
quan điều tra xem xét, xử lý trách nhiệm hình sự 180 vụ với 436 người. [27],[28],
[29],[30]
c) Kết quả giải quyết các vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài:
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012
của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch 319/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ, các

Bộ, ngành, địa phương đã tăng cường kiểm tra, rà soát và giải quyết các vụ việc
khiếu nại, tố cáo tồn đọng phức tạp kéo dài. Tính đến 31/12/2014, cả nước đã rà soát
528/528 vụ việc (đạt 100% kế hoạch), đã giải quyết 501/528 vụ việc đạt tỷ lệ
94,9%. Thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài các
ngành, các cấp và các địa phương đã có phương án giải quyết, khối phục quyền
lợi và hỗ trợ cho công dân
1.389,2 tỷ đồng, 34,33 ha đất sản xuất; 0,84 ha đất ở; 24 nền nhà tái định
cư.
1.2.2. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khiếu nại, tố cáo
a) Nguyên nhân khách quan:
- Trong thời gian gần đây, chính quyền địa phương tiến hành thu hồi nhiều
đất của dân để thực hiện các dự án xây dựng khu đô thị, thương mại, du lịch, dịch
vụ, khu công nghiệp, đường giao thông, công trình thuỷ lợi… nhưng chính sách
liên quan đến lợi ích của người sử dụng đất còn nhiều bất cập, nhất là về giá đất
chưa phù hợp, thường xuyên thay đổi, năm sau cao hơn năm trước; cơ chế chính


×