Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.58 KB, 79 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH NINH BÌNH
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS PHẠM TRUNG LƯƠNG

Hà nội, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Những nội dung trong Luận văn này là do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Phạm Trung Lương.
Mọi tài liệu tham khảo được dùng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn
gốc rõ ràng.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa
được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày

tháng 08 năm 2018

Người thực hiện


Nguyễn Thị Tuyết Mai


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành, sâu sắc nhất đến PGS.TS
Phạm Trung Lương - Người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn: “Quản lý nhà nước đối với phát
triển du lịch tỉnh Ninh Bình”.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới các Thầy Cô giáo, cán bộ,
nhân viên khoa quản lý kinh tế, Học viện khoa học xã hội cùng các Thầy Cô giáo đã
trực tiếp giảng dạy trong suốt hai năm học vừa qua, đã động viên, nhiệt tình giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, Các phòng ban chức năng, các cán
bộ quản lý, đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Mặc dù đã hết sức cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn nhưng do điều
kiện thời gian và năng lực của bản thân, trình độ nghiên cứu còn hạn chế nên luận
văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý
kiến của các Thầy Cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp và những người quan tâm.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 08 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Tuyết Mai


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QLNN ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN DU LỊCH ............................................................................................ 6
1.1. Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch .............................................. 6
1.2. Đặc điểm, vai trò và nội dung QLNN đối với phát triển du lịch ............... 7
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN và phát triển du lịch ............ 12
1.4. Kinh nghiệm QLNN đối với phát triển du lịch ........................................ 20
Chương 2: THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2010 – 2017............................................ 24
2.1. Khái quát về phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình ........................................ 24
2.2. Phân tích thực trạng QLNN đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình........ 34
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QLNN ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2030 ........................... 56
3.1. Quan điểm, định hướng mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình ....... 56
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện QLNN đối phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình ........ 60
KẾT LUẬN .................................................................................................... 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 72


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung đầy đủ

QLNN

Quản lý nhà nước

DVDL


Dịch vụ du lịch

TNDL

Tài nguyên du lịch

SPDL

Sản phẩm du lịch

LS-VH

Lịch sử - Văn hóa

TTDL

Thị trường du lịch

UBND

Uỷ ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

BQL

Ban quản lý


XTĐT

Xúc tiến đầu tư

PGS.TS

Phó giáo sư.Tiến sĩ

VHTTDL

Văn hóa thể thao du lịch


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Số lượng khách du lịch đến Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2017 ......... 27
Bảng 2: Khách du lịch có lưu trú ở Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2017........... 29
Bảng 3: Tổng thu từ du lịch của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2017 ........ 32
Biểu đồ 1: Khách du lịch đến thăm quan Ninh Bình giai đoạn 2010 – 2017 . 28
Biểu đồ 2: Tổng số lượt khách nghỉ ở cơ sở lưu trú giai đoạn 2010 – 2017 .. 30
Biểu đồ 3: Tổng số ngày khách lưu trú qua đêm giai đoạn 2010 – 2017 ....... 31
Biểu đồ 4: Doanh thu từ hoạt động du lịch từ năm 2010 đến năm 2017 ........ 32


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Với tư cách là một ngành kinh tế phát triển trong điều kiện thị trường, hoạt
động phát triển du lịch luôn cần được đặt dưới sự quản lý nhà nước (QLNN) về du
lịch để một mặt tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển, đồng thời lại có được sự

quản lý nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của phát triển du lịch đến tài nguyên,
môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa), và kinh tế - xã
hội, hướng đến phát triển bền vững. Điều này đặc biệt quan trọng khi ở Việt Nam du
lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển nhanh chóng với tốc độ
bình quân trên 10%/năm trong vòng 10 năm trở lại đây. Nghị quyết 08 - NQ/TW ngày
16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
đã khẳng định vị trí của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế của cả nước. Nhiều địa
phương cũng đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và đã có định hướng
chiến lược phát triển trong xu thế hội nhập toàn diện với trào lưu phát triển du lịch
của cả nước, khu vực và thế giới. Trong thực tế du lịch là ngành kinh tế có mức tăng
trưởng trung bình liên tục trên 10%/năm giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Năm 2017,
ngành du lịch đã đóng góp trực tiếp 12.966 tỷ USD, tương đương 5,9% GDP quốc tế
và tạo ra trên 12,5 triệu việc làm cho xã hội (WTTC, 2018). Theo Tổng cục Du lịch,
số lượng khách quốc tế vào Việt Nam năm 2017 tăng gần 30% so với 2016, đạt gần
13 triệu lượt khách. Trong khi đó lượng khách du lịch nội địa tiếp tục tăng trưởng
trung bình trên 7%/năm, đạt gần 75 triệu lượt khách năm 2017. Du lịch tiếp tục là
lĩnh vực hấp dẫn các nhà đầu tư với mức đầu tư trên 5.139 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng
mức đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam trong năm 2017 (WTTC, 2018).
Cùng với bối cảnh chung đó, phát triển du lịch Ninh Bình trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn là phù hợp với xu thế của thời đại, phù hợp với chiến lược phát triển du
lịch của Việt Nam, đặc biệt là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước
trong thời kỳ mới. Ninh Bình là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, có tọa độ địa
lý từ 19O50’ đến 20O27’ vĩ độ Bắc và từ 105O32’ đến 106O27’ kinh độ đông. Về phía

1


Bắc, Ninh Bình giáp tỉnh Hà Nam với một phần ranh giới tự nhiên là sông Đáy; phía
Nam giáp tỉnh Thanh Hóa với ranh giới tự nhiên là dãy Tam Điệp chạy theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình; và phía Đông Nam giáp biển

Đông. Về mặt hành chính, tỉnh Ninh Bình có 8 huyện, thành phố là thành phố Ninh
Bình; thành phố Tam Điệp; và các huyện Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn, Hoa Lư, Gia
Viễn và Nho Quan), với diện tích tự nhiên là 1.386,79 km2, trong đó đất đồi núi và nửa
đồi núi chiếm trên 70% (trên 1.100 km2), dân số (năm 2016) trên 952,5 ngàn người.
Ninh Bình được xác định nằm ở Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc,
có các tuyến du lịch quốc gia chạy qua (tuyến đường bộ theo quốc lộ 1A, đường cao
tốc Bắc - Nam, quốc lộ 10… và tuyến đường sắt Bắc - Nam). Thành phố Ninh Bình
còn được xác định là trung tâm của tiểu vùng du lịch Nam đồng bằng sông Hồng.

Thực tế phát triển du lịch Ninh Bình trong những năm qua đã cho thấy du lịch
ngày càng có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương. Tổng thu từ du lịch của tỉnh Ninh Bình trong những năm qua đã có sự tăng
trưởng đáng kể. Nếu như năm 2010 tổng thu từ du lịch của tỉnh mới đạt 551,4 tỷ đồng
thì đến năm 2017 đã tăng lên gấp 4,58 lần và đạt mức xấp xỉ 2.528,3 tỷ đồng, tốc độ
tăng trưởng trung bình giai đoạn 2010 - 2017 là 24,3%/năm. Sự đóng góp của ngành
du lịch trong cơ cấu kinh tế của địa phương trong thời gian qua cũng không ngừng
gia tăng. Giá trị gia tăng ngành du lịch của tỉnh (GRDP du lịch) năm 2010 mới đạt
khoảng 410 tỷ đồng (tương đương 18,6 triệu USD), đến năm 2016 đã tăng lên 1.232
tỷ đồng (tương đương 56 triệu USD); tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 22,0%/năm
cho giai đoạn 2010 - 2016. Nếu như năm 2010, tỷ trọng GRDP du lịch trong GRDP
chung của tỉnh mới là 2,12% thì năm 2016 đã đạt 4,4%. Mặc dù chỉ số tuyệt đối còn
thấp, chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng, tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng như
hiện nay, có thể thấy triển vọng phát triển du lịch Ninh Bình trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn là rất lớn và có thể đạt tới 7,5 - 8,0% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, đặc biệt
khi các khu du lịch trọng điểm của tỉnh tiếp tục được đầu tư hoàn chỉnh và đi vào hoạt
động. Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Bình, việc lựa

2



chọn du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn hoàn toàn có cơ sở và phù hợp với chiến lược
phát triển du lịch chung của cả nước.
Trong thực tế cho thấy, sức hấp dẫn của du lịch Ninh Bình chủ yếu dựa vào
những yếu tố tự nhiên, các điểm du lịch đã được cải thiện nhưng cơ sở vật chất còn
thiếu tính đồng bộ, chuyên nghiệp. Những hạn chế về QLNN về du lịch với những
biểu hiện cụ thể như đã đề cập s ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu phát triển du
lịch Ninh Bình thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, tương xứng
với tiềm năng và vị thế của du lịch Ninh Bình.
Trong bối cảnh đó lựa chọn và thực hiện đề tài nghiên cứu: “Quản lý nhà
nước đối với phát triển du lịch tỉnh N inh Bình” để làm luận văn tốt nghiệp ngành
Quản lý kinh tế - Khoa Kinh tế học s có những đóng góp nhất định về việc giải quyết
những hạn chế đặt ra trên đây đối với công tác QLNN về du lịch ở Ninh Bình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tổng quan một số vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm về quản lý nhà nước
đối với phát triển du lịch.
Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh
Ninh Bình, xác định những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó làm
cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp tăng cường năng lực quản lý nhà nước đối với
phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình.
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lục quản lý nhà nước
đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2030.
Với đề tài QLNN đối với phát triền du lịch tỉnh Ninh Bình chưa có một công
trình nghiên cứu nào. Chính từ việc nghiên cứu đề tài đã có những đóng góp mới cho
sự phát triển chuyên ngành, đóng góp phục vụ sản xuất, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc
phòng và đời sống.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích vận dụng có chọn lọc cơ sở lý luận QLNN về phát triển du lịch tỉnh
Ninh Bình vào phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch. Từ đó, đưa ra định

hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch nhằm khai thác có hiệu quả tiềm

3


năng du lịch của tỉnh, đồng thời hướng tới sự phát triển bền vững và góp phần đẩy
mạnh phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình tương xướng với tiềm năng và vị thế.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
· Đối tượng nghiên cứu: là quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh

Ninh Bình.
- Phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
- Phân tích thực trạng QLNN đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
· Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Luận văn tập chung nghiên cứu nội dung cơ bản của QLNN
bao gồm quản lý chuyên ngành (QLNN về du lịch) và quản lý theo lãnh thổ đối với
phát triển du lịch.
+ Về không gian: Tỉnh Ninh Bình
+ Về thời gian: Các dữ liệu, số liệu và phân trích thực trạng giai đoạn

2010 - 2017; một số giải pháp hoàn thiện QLNN đối với phát triển du lịch tỉnh
Ninh Bình và định hướng đến năm 2030.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài s sử dụng một số cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu chính sau:
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Đây là phương pháp cơ bản và quan trọng
được sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu khoa học. Phương pháp này sử
dụng xuyên suốt trong quá trình giả quyết các nội dung nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp thống kê: là phương pháp được vận dụng nghiên cứu trong khoá
luận này để xác định hiện trạng hoạt động du lịch thông qua các chỉ tiêu phát triển

ngành cơ bản. Phương pháp này hỗ trợ xử lý các thông tin để xây dựng m ô hình phù
hợp với nhiệm vụ đã đặt ra.
Phương pháp sơ đồ, biểu đồ: là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên
cứu có liên quan đến các giá trị định lượng. Ngoài mục đích minh hoạ về tính trực
quan, phương pháp này còn giúp các nhận định, đánh giá trong quá trình nghiên cứu
thể hiện tổng quát nhất.

4


Phương pháp điều tra thực địa: Là công cụ không thể thiếu đối với các nghiên
cứu khoa học, cả trong lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Phương pháp này được áp dụng
nhằm thu thập các thông tin thực tế hoặc kiểm chứng những nhận định, giả thiết được
hình thành qua xử lý sơ bộ các số liệu, thông tin thu thập được.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
· Về lý luận: Luận giải và làm sáng tỏ hơn những vấn đề về QLNN đối với
phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình. Từ đó đã phân tích rõ thực trạng quản lý nhà nước
về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Binh năm 2010 đến 2017.
· Về thực tiễn: Giúp cho việc phản ánh thực trạng QLNN đối với phát triển
du lịch tại Ninh Bình và phân tích thực trạng đó, chỉ ra những nguyên nhân của những
hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Ninh Bình.
Là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc QLNN đối với phát triển du lịch tỉnh

Ninh Bình.
7. Kết cấu của luận văn
Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được cấu trúc
làm 3 chương:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về QLNN đối với phát triển du lịch.
Chương 2: Thực trạng QLNN đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai

đoạn 2010 – 2017.
Chương 3: Một số giải nhằm hoàn thiện QLNN đối với phát triển du lịch tỉnh
Ninh Bình đến năm 2030.

5


Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QLNN ĐỐI VỚI
PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1. Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch
Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch là sự tác động có tổ chức và điều
chỉnh liên tục bằng quyền lực công cộng chủ yếu thông qua pháp luật dựa trên nền
tảng của thể chế chính trị nhất định đối với các quá trình, các hoạt động du lịch nhằm
đạt được hiệu quả và mục tiêu kinh tế - xã hội do nhà nước đặt ra.
Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách
phát triển du lịch.
Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phát
triển du lịch; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về du lịch;
xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý về du lịch;
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phát triển du lịch.
Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; nghiên
cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển du lịch.
Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển
du lịch.
Thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước
và nước ngoài;
Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ
quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch.
Cấp, thu hồi giấy phép, các giấy chứng nhận về hoạt động du lịch.

Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về
du lịch.

Trong QLNN về du lịch đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình như sau:
Ø Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình, thực hiện quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương.

6


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full














×