Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VÂN CƠ PHÚ THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.12 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VÂN CƠ - PHÚ THỌ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÚ THỌ, NĂM 2014

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các hoạt động của ngân hàng thương mại, cho vay là hoạt động chủ
yếu và đem lại thu nhập chính cho ngân hàng. Trong những năm gần đây, hoạt
động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa không những giúp cho ngân hàng
thương mại đảm bảo được tốc độ quay vòng vốn mà còn giúp cho ngân hàng thu
được một khoản lợi nhuận từ hoạt động cho vay đó, góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với một nền kinh tế đang phát triển thì nhu
cầu về vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng trở nên rất quan trọng,
vốn giúp cho doanh nghiệp đầu tư mua sắm trang thiết bị, nguyên vật liệu để mở
rộng và nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do đó, hoạt động cho
vay đóng vai trò rất quan trọng đối với cả doanh nghiệp và các ngân hàng thương
mại. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp rất nhiều khó khăn trong
quá trình giải quyết những tồn tại của bản thân doanh nghiệp như: trình độ tổ
chức và quản lý yếu, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém, thị
trường không ổn định, thiếu vốn để đổi mới công nghệ,... Do vậy, doanh nghiệp
nhỏ và vừa khó tiếp cận được vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại và đây


là một trở ngại lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Vân
Cơ - Phú Thọ không ngừng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các
doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng được khá lớn nhu cầu vốn từ phía các doanh
nghiệp. Trong quá trình hoạt động Chi nhánh không ngừng quan tâm đến vấn đề
củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bằng cách đa dạng hoá cung
ứng sản phẩm dịch vụ thông qua các chiến lược và chính sách ưu đãi nhằm thu
hút doanh nghiệp nhỏ và vừa mới. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động cho vay đối
với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam Chi nhánh Vân Cơ - Phú Thọ vẫn chưa đạt kết quả cao như:
doanh số cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thấp, việc kiểm tra giám sát tình

2


hình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp chưa được chặt chẽ, hoạt động thu nợ
chưa thực sự hiệu quả,...
Xuất phát từ thực tiễn đó, em chọn đề tài:"Thực trạng cho vay doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam Chi nhánh Vân Cơ - Phú Thọ" làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phản ánh và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Vân Cơ - Phú Thọ. Từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại Chi nhánh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở khoa học của hoạt động cho vay đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa của NHTM;
- Phản ánh và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và

vừa tại NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Vân Cơ - Phú Thọ;
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Vân Cơ - Phú Thọ;
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Đối tượng khảo sát:
+ NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Vân Cơ - Phú Thọ
+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Vân
Cơ - Phú Thọ
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng tập trung
vào hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Về không gian: NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Vân Cơ - Phú Thọ
- Về thời gian: Sử dụng số liệu từ năm 2011 đến năm 2013
3


4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp xử lý tài liệu
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp
nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh
Vân Cơ - Phú Thọ

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam Chi nhánh Vân Cơ - Phú Thọ

4


Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về Ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại
Theo nghị định của Chính phủ số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/07/2009 về tổ
chức và hoạt động của NHTM định nghĩa:" NHTM là ngân hàng được thực hiện
toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì
mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định
khác của pháp luật".
1.1.2. Chức năng
- Chức năng trung gian tín dụng
- Chức năng trung gian thanh toán
- Chức năng tạo tiền
1.1.3. Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế
- Ngân hàng Thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
- Ngân hàng Thương mại là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường
- Ngân hàng Thương mại là công cụ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế
- Ngân hàng Thương mại là cầu nối giữa nền tài chính quốc gia với nền
tài chính quốc tế
1.1.4. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
- Hoạt động huy động vốn
- Hoạt động tín dụng

- Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
- Các hoạt động khác
1.2. Khái quát chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo
quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng
5


nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng
cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (trong đó
tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên).
1.2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ bé
- Năng lực quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp nhỏ và vừa thấp
- Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thấp
- Hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu ảnh hưởng lớn của môi
trường kinh doanh bên ngoài
1.2.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế thị trường
Thứ nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò rất quan trọng trong việc
tạo công ăn việc làm, góp phần ổn định xã hội.
Thứ hai, doanh nghiệp nhỏ và vừa cung cấp một khối lượng lớn sản phẩm
đa dạng và phong phú về chủng loại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba, doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần quan trọng trong việc tạo lập
sự phát triển cân bằng và chuyển dịch cơ cấu kinh doanh theo vùng lãnh thổ.
Thứ tư, doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần quan trọng trong việc thu hút
vốn đầu tư trong dân cư và sử dụng tối ưu các nguồn lực tại địa phương.
1.3. Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng
thương mại

1.3.1. Khái niệm hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng là hoạt động
chuyển nhượng vốn giữa ngân hàng với các chủ thể khác trong nền kinh tế trong
một khoảng thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định.
1.3.2. Đặc điểm của hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thứ nhất, khi cho vay đối với các DNN&V, các ngân hàng dễ gặp phải rủi
ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng.
Thứ hai, là khi cho vay đối với DNN&V ngân hàng có thể đa dạng hóa
danh mục đầu tư, phân tán rủi ro, đặc biệt là rủi ro hệ thống.
6


1.3.3.Các hình thức cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Căn cứ vào thời hạn cho vay người ta chia làm 3 loại: cho vay ngắn
hạn, cho vay trung hạn, cho vay dài hạn.
- Căn cứ vào loại hình doanh nghiệp người ta chia làm 3 loại: tín dụng
đối với công ty TNHH; tín dụng đối với công ty tư nhân; tín dụng đối với công
ty cổ phần.
- Căn cứ vào ngành nghề người ta chia ra làm 3 loại: Tín dụng đối với
ngành thương nghiệp; tín dụng đối với ngành công nghiệp-xây dựng; tín dụng
đối với ngành giao thông vận tải.
1.3.4. Vai trò của hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp một cách kịp thời
- Nâng cao việc sử dụng vốn của các doanh nghiệp
- Thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng cường thực hiện chế độ
hạch toán kinh doanh
1.4. Hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân
hàng thương mại
1.4.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động cho vay đối doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hiệu quả hoạt động cho vay đối với DNN&V được thể hiện ở: Đối với

ngân hàng đó là khoản lợi nhuận mà hoạt động cho vay mang lại. Khoản lợi
nhuận này được tính dựa trên chênh lệch giữa lãi huy động và lãi cho vay. Khi
khoản cho vay này đem lại lợi nhuận tức là hoạt động cho vay của ngân hàng là
có hiệu quả. Đối với DNN&V khoản này giúp doanh nghiệp tái sản xuất đơn
giản và mở rộng hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

1.4.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp
nhỏ và vừa
1.4.2.1. Chỉ tiêu định tính
- Khả năng đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Khả năng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng
- Khả năng đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
- Quy trình cho vay, chính sách cho vay
7


1.4.2.2. Chỉ tiêu định lượng
- Tỷ lệ nợ quá hạn
- Tỷ lệ nợ xấu
- Vòng quay vốn tín dụng
- Tỷ suất lợi nhuận
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.5.1. Các nhân tố khách quan
- Môi trường kinh tế
- Môi trường xã hội
- Môi trường pháp lý
- Các yếu tố rủi ro
- Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp
1.5.2. Các nhân tố chủ quan
Thứ nhất, chính sách tín dụng

Thứ hai, quy trình phân tích tín dụng
1.6. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ
và vừa của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
1.6.1. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
1.6.2. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ( Vietinbank)

8


Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VÂN CƠ - PHÚ THỌ
2.1. Khái quát chung về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam Chi nhánh Vân Cơ – Phú Thọ
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Vân Cơ thuộc
hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Chi nhánh
Vân Cơ được thành lập vào ngày 10 tháng 03 năm 1997 theo quyết định số QĐ
số 52/CP ngày 15/02/1997 của chính phủ.
Từ khi thành lập đến nay Chi nhánh không ngừng đổi mới, nâng cấp cơ sở
vật chất kỹ thuật, gia tăng số lượng nhân viên cũng như chất lượng phục vụ với
mục đích cuối cùng là tạo sự thoải mái tối đa cho khách hàng.
Trong những năm qua tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đã
đạt được một số kết quả nhất định. Cụ thể:
- Về hoạt đông huy động vốn: tổng nguồn vốn huy động tăng dần qua 3 năm.
Năm 2011 đạt 104.414 triệu đồng, năm 2012 là 196.594 triệu đồng, đến năm 2013
đạt 286.179 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn đạt 33,53%.
- Về hoạt động tín dụng: doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều giảm qua
từng năm. Doanh số cho vay năm 2011 là 420.356 triệu đồng, năm 2013 là 325.793
triệu đồng. Doanh số thu nợ năm 2011 là 401.828 triệu đồng, năm 2013 là 357.327

triệu đồng. Dư nợ thì có sự biến động năm 2011 là 229.012 triệu đồng, năm 2012
tăng lên 253.900 triệu đồng, năm 2013 lại giảm xuống còn 211.756 triệu đồng. Qua
đó cho thấy tính hình tín dụng của Chi nhánh chưa thực sự hiệu quả.
- Về kết quả hoạt động kinh doanh: lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh
tăng qua từng năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn đạt 19,35% cho
thấy hoạt động kinh doanh của chi nhánh có lãi và đạt được kết quả tốt.
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Vân Cơ- Phú Thọ
9


2.2.1. Đặc điểm hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Vân Cơ – Phú Thọ
2.2.2. Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Vân Cơ – Phú Thọ
Bước 1: Hướng dẫn DNN&V lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ
Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay vốn
Bước 3: Ra quyết định cấp tín dụng
Bước 4: Tiến hành giải ngân
Bước 5: Kiểm tra, giám sát sau khi giải ngân
Bước 6: Thu nợ gốc và lãi, xử lý những phát sinh và thanh lý hợp đồng tín dụng
2.2.3. Kết quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Vân Cơ – Phú Thọ
2.2.3.1. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại Chi nhánh
Số lượng khách hàng là DNN&V vay vốn tại Chi nhánh có sự thay đổi rõ
rệt qua các năm theo xu hướng giảm dần. Cụ thể, năm 2011, số DNN&V có
quan hệ tín dụng với Chi nhánh là 23 doanh nghiệp, sang năm 2012 và năm
2013 số doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh giảm xuống còn 16 doanh nghiệp.
2.2.3.2. Tỷ trọng dư nợ
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay DNN&V trong tổng dư nợ cho vay

Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2011
Chỉ tiêu
1. Tổng
dư nợ cho
vay
2. Dư nợ
cho vay
DNN&V

Số tiền

Tỷ
trọng
(%)

229.012 100,00

79.081

34,53

Năm 2012
Số tiền

Tỷ
trọng
(%)

253.900 100,00


67.273

26,50

Năm 2013
Số tiền

Tỷ
trọng
(%)

211.759 100,00

60.254

28,45

So sánh (%)
2012/
2011

2013/
2012

Bình
quân
(%)

110,88


83,40

96,16

85,07

89,57

87,29

( Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Vân Cơ-Phú Thọ)

10


Qua đó ta thấy, tỷ trọng dư nợ của DNN&V so với tổng dư nợ giảm dần
qua các năm nhưng tốc độ còn thấp, dư nợ cho vay DNN&V vẫn chiếm tỷ trọng
nhỏ trong trong tổng dư nợ cho vay.
2.2.3.3. Doanh số cho vay
a, Doanh số cho vay đối với DNN&V phân theo thời hạn vay
Bảng 2.5. Doanh số cho vay đối với DNN&V phân theo thời hạn vay tại
NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Vân Cơ-Phú Thọ giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2011
Chỉ tiêu

Năm 2012

Tỷ

Số tiền

trọng

Tỷ
Số tiền

(%)
Tổng doanh
số cho vay
Doanh số cho
vay ngắn hạn
Doanh số cho
vay dài hạn

Năm 2013

trọng

Tỷ
Số tiền

(%)

trọng
(%)

So sánh (%)
2012/


2013/

Bình

2011

2012

quân

176.703 100,00

159.523 100,00

125.620 100,00

90,28

78,75

84,32

151.258

85,60

134.318

84,20


105.144

83,70

88,80

78,28

83,37

25.445

14,40

25.205

15,80

20.476

16,30

99,05

81,24

89,71

( Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Vân Cơ-Phú Thọ)
Qua bảng 2.5 ta thấy: Doanh số cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chi

nhánh có xu hướng giảm dần. nguyên nhân là các doanh nghiệp chưa có nhiều
phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, hàng tồn kho còn nhiều, doanh nghiệp
bị giải thể nhiều do không có khả năng cạnh tranh.
b, Doanh số cho vay đối với DNN&V phân theo loại hình doanh nghiệp
Qua bảng 2.6 ta thấy: Doanh số cho vay của công ty TNHH chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay đối với DNN&V tại Chi nhánh.

11


Bảng 2.6. Doanh số cho vay đối với DNN&V phân theo loại hình doanh
nghiệp tại NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Vân Cơ-Phú Thọ
giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2011
Chỉ tiêu

Số tiền

Tỷ
trọng

Năm 2012
Số tiền

(%)
Tổng doanh
số cho vay

176.703 100,00


Tỷ
trọng

Năm 2013
Số tiền

(%)
159.523 100,00

Tỷ
trọng
(%)

125.620 100,00

So sánh (%)
2012/
2011

2013/
2012

Bình
quân

90,28

78,75


84,32

Công ty cổ
phần

63.929

36,18

66.756

41,85

61.994

49,35 104,42

92,87

98,47

Công ty
TNHH

87.691

49,62

76.470


47,93

55.716

44,35

87,20

72,86

79,71

DN tư nhân

25.083

14,20

16.297

10,22

7.910

6,30

64,97

48,54


56,16

( Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Vân Cơ-Phú Thọ)
c, Doanh số cho vay đối với DNN&V phân theo ngành nghề
Bảng 2.7: Doanh số cho vay đối với DNN&V phân theo ngành nghề tại
NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Vân Cơ-Phú Thọ giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2011
Chỉ tiêu

Tổng doanh
số cho vay
Thương
nghiệp
Công nghiệpxây dựng
Giao thông
vận tải

Số tiền

Tỷ
trọng
(%)

176.703 100,00

Năm 2012
Số tiền

Tỷ

trọng
(%)

159.523 100,00

Năm 2013

So sánh (%)

Tỷ
trọng
(%)

2012/
2011

2013/
2012

Bình
quân

125.620 100,00

90,28

78,75

84,32


Số tiền

13.125

7,43

15.215

9,54

15.696

12,49 115,92 103,16 109,36

153.255

86,73

132.356

82,97

97.883

77,92

10.323

5,84


11.952

7,49

12.041

86,36

73,95

9,59 115,77 100,74 108,00

( Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Vân Cơ-Phú Thọ)

12

79,92


Qua bảng số liệu 2.7 ta thấy, ngành công nghiệp- xây dựng là ngành có
doanh số cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay tại Chi nhánh.
Thứ hai là ngành thương nghiệp. Sau cùng là ngành giao thông vận tải.
2.2.3.4. Doanh số thu nợ
a, Doanh số thu nợ đối với DNN&V phân theo thời hạn vay
Bảng 2.8: Doanh số thu nợ đối với DNN&V phân theo thời hạn vay tại
NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Vân Cơ- Phú Thọ giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2011
Chỉ tiêu


Năm 2012

Tỷ
Số tiền

trọng

Tỷ
Số tiền

(%)
Tổng doanh
số thu nợ
Doanh số thu
nợ ngắn hạn
Doanh số thu
nợ dài hạn

110.104 100,00

Năm 2013

trọng

Tỷ

2012/

2013/


Bình

2011

2012

quân

89.683 100,00

92,31

88,24

90,25

Số tiền

(%)
101.632 100,00

So sánh (%)

trọng
(%)

93.555

84,97


87.109

85,71

77.145

86,02

93,11

88,56

90,81

16.549

15,03

14.523

14,29

12.538

13,98

87,76

86,33


87,04

( Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Vân Cơ-Phú Thọ)
Qua bảng 2.8 ta thấy doanh số thu nợ của Chi nhánh giảm dần qua các
năm, tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn giảm 9,25%. Nguyên nhân là do
doanh số cho vay giảm, các doanh nghiệp vay vốn làm ăn kém hiệu quả, hàng
tốn kho nhiều không có khả năng trả nợ đúng hạn.
b, Doanh số thu nợ đối với DNN&V phân theo loại hình doanh nghiệp
Để có đựơc những kết quả như bảng 2.9 Chi nhánh cần có những hiểu biết
hơn về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp tránh cho vay những doanh
nghiệp làm ăn thua lỗ để giúp cho công tác và chính sách thu hòi nợ được hiệu
quả hơn.

13


Bảng 2.9: Doanh số thu nợ đối với DNN&V phân theo loại hình doanh
nghiệp tại NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Vân Cơ-Phú Thọ
giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2011
Chỉ tiêu

Số tiền

Tỷ
trọng

Năm 2012
Số tiền


(%)
Tổng doanh
số thu nợ

110.104 100,00

Tỷ
trọng

Năm 2013
Số tiền

(%)
101.632 100,00

Tỷ
trọng
(%)

89.683 100,00

So sánh (%)
2012/
2011

2013/
2012

Bình

quân

92,31

88,24

90,25

Công ty cổ
phần

43.150

39,19

45.663

44,93

41.172

45,91 105,83

90,17

97,68

Công ty
TNHH


62.517

56,78

52.798

51,95

45.640

50,89

84,45

86,44

85,44

4.437

4,03

3.171

3,12

2.871

3,20


71,46

90,54

80,44

DN tư nhân

( Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Vân Cơ-Phú Thọ)
c, Doanh số thu nợ đối với DNN&V phân theo ngành nghề
Bảng 2.10: Doanh số thu nợ đối với DNN&V phân theo ngành nghề tại
NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Vân Cơ-Phú Thọ giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng doanh
số thu nợ
Thương
nghiệp
Công nghiệpxây dựng
Giao thông
vận tải

Năm 2011
Tỷ
Số tiền trọng
(%)

Năm 2012
Tỷ
Số tiền trọng

(%)

Năm 2013
Tỷ
Số tiền trọng
(%)

110.104 100,00

101.632 100,00

89.683 100,00

So sánh (%)
2012/
2011

2013/
2012

Bình
quân

92,31

88,24

90,25

9.125


8,29

10.728

10,56

12.558

14,00 117,57 117,06 117,31

94.161

85,52

83.054

81,72

68.087

75,92

6.818

6,19

7.850

7,72


9.038

88,20

81,98

85,03

10,08 115,14 115,13 115,14

( Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Vân Cơ-Phú Thọ)
Doanh số thu nợ cho vay đối với DNN&V theo ngành kinh tế cũng chưa
đạt được nhiều kết quả tốt nên làm cho công tác thu nợ của Chi nhánh không
14


mấy hiệu quả. Chi nhánh cần nâng cao hơn nữa công tác thu nợ sao cho đạt hiệu
quả tốt hơn nữa.
2.2.3.5. Dư nợ cho vay
a, Dư nợ đối với DNN&V phân theo thời hạn cho vay
Bảng 2.11: Dư nợ đối với DNN&V phân theo thời hạn vay tại
NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Vân Cơ- Phú Thọ giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2011
Chỉ tiêu

Năm 2012

Tỷ

Số tiền

trọng

Tỷ
Số tiền

(%)
Tổng dư nợ
cho vay
Dư nợ
ngắn hạn
Dư nợ
dài hạn

Năm 2013

trọng

Tỷ
Số tiền

(%)

trọng
(%)

So sánh (%)
2012/


2013/

Bình

2011

2012

quân

79.081 100,00

67.273 100,00

60.254 100,00

85,07

89,57

87,29

69.963

88,47

58.454

86,89


52.704

87,47

83,55

90,16

86,79

9.118

11,53

8.819

13,11

7.550

12,53

96,73

85,60

91,00

( Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Vân Cơ-Phú Thọ)
Nhìn vào 2.11 có thể thấy, dư nợ của Chi nhánh trong 3 năm đang theo xu

hướng giảm dần. Năm 2011 đạt 79.081 triệu đồng, năm 2013 đạt 60.254 triệu
đồng. Tốc độ bình quân cả giai đoạn giảm 12,71%.
b, Dư nợ đối với DNN&V phân theo loại hình doanh nghiệp
Từ bảng 2.12 có thể thấy, dư nợ của công ty TNHH luôn chiếm tỷ trọng cao
nhất trong tổng dư nợ, nhưng có xu hướng giảm dần qua 3 năm.

15


Bảng 2.12: Dư nợ đối với DNN&V phân theo loại hình doanh nghiệp tại
NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Vân Cơ-Phú Thọ giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng dư nợ
cho vay
Công ty cổ
phần
Công ty
TNHH
DN tư nhân

Năm 2011
Tỷ
Số tiền trọng
(%)

Năm 2012
Tỷ
Số tiền trọng
(%)


Năm 2013
Tỷ
Số tiền trọng
(%)

79.081 100,00

67.273 100,00

30.810

38,96

26.828

42.506

53,75

5.765

7,29

So sánh (%)
2012/
2011

2013/
2012


Bình
quân

60.254 100,00

85,07

89,57

87,29

39,88

27.258

45,24

87,08 101,60

94,06

35.621

52,95

29.277

48,59


83,80

82,19

83,00

4.823

7,17

3.719

6,17

83,67

77,10

80,32

( Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Vân Cơ-Phú Thọ)
c, Dư nợ đối với DNN&V phân theo ngành nghề
Bảng 2.13: Dư nợ đối với DNN&V phân theo ngành nghề tại NHNo&PTNT
Việt Nam, Chi nhánh Vân Cơ-Phú Thọ giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2011
Chỉ tiêu

Năm 2012


Tỷ
Số tiền

trọng

Tỷ
Số tiền

(%)
Tổng dư nợ
cho vay
Thương
nghiệp
Công nghiệpxây dựng
Giao thông
vận tải

110.104 100,00

Năm 2013

trọng

Tỷ
Số tiền

(%)
101.632 100,00

trọng

(%)

89.683 100,00

So sánh (%)
2012/

2013/

Bình

2011

2012

quân

92,31

88,24

90,25

9.125

8,29

10.728

10,56


12.558

14,00 117,57 117,06 117,31

94.161

85,52

83.054

81,72

68.087

75,92

6.818

6,19

7.850

7,72

9.038

88,20

81,98


85,03

10,08 115,14 115,13 115,14

( Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Vân Cơ-Phú Thọ)
Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo ngành kinh tế
tại Chi nhánh qua 3 năm có sự biến động không đều. Và Chi nhánh cũng nên

16


xem xét thực tế hơn khả năng trả nợ của các doanh nghiệp trong các ngành kinh
tế để có chính sách cho vay hợp lý.
2.2.4. Hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Vân Cơ-Phú Thọ
2.2.3.1. Chỉ tiêu định tính
a, Khả năng đáp ứng nhu cầu DNN&V
- Về phía ngân hàng: Chi nhánh có trụ sở giao dịch là nhà 3 tầng khang
trang, sạch đẹp, được bố trí hài hòa, khoa học tạo cảm giác tin cậy cho DNN&V
khi đến giao dịch.
- Về phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa: Qua việc tổng hợp ý kiến đánh
giá của các DNN&V có thể thấy Chi nhánh phần nào đã đáp ứng được nhu cầu
vay vốn của các doanh nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn
chế như: hồ sơ vay vốn vẫn còn rườm rà, mất thời gian;...
b, Khả năng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Chi nhánh
- Đứng từ góc độ ngân hàng:Trong quá trình cho vay Chi nhánh đã thực
hiện nghiêm túc luật tín dụng, các quy định, quy chế trong hoạt động tín dụng và
cơ chế ủy quyền của giám đốc. Điều đó giúp cho hoạt động kinh doanh của Chi
nhánh luôn được an toàn và phát triển bền vững.

- Đứng từ góc độ là các doanh nghiệp nhỏ và vừa: Sau khi vay vốn tại
Chi nhánh, các doanh nghiệp đều sử dụng các khoản vốn đó để phục vụ mục
đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình và hàng tháng hoặc hàng kỳ
các doanh nghiệp phải tiến hành trả lãi cho ngân hàng.
c, Khả năng đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
Chi nhánh đã cung ứng một khối lượng vốn lớn để phục vụ sản xuất và
lưu thông hàng hóa đặc biệt là vốn tín dụng ngắn hạn đối với DNN&V, góp
phần không nhỏ trong việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, ổn định tiền tệ.
d, Quy trình cho vay, chính sách cho vay
- Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chi nhánh:
Thực hiện đầy đủ 6 bước cho vay theo đúng quy trình cho vay chung nhưng còn
rườm rà mất thời gian.
17


- Chính sách cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chi nhánh:
Chính sách cho vay của Chi nhánh còn chưa linh hoạt về lãi suất, thời hạn,...
2.2.3.2. Chỉ tiêu định lượng
a, Tỷ lệ nợ quá hạn
Bảng 2.14: Tỷ lệ nợ quá hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHNo&PTNT
Việt Nam, Chi nhánh Vân Cơ-Phú Thọ giai đoạn 2011-2013
2012/2011
Chỉ tiêu
1. Dư nợ cho vay
(tr.đ)
2. Nợ quá hạn
(tr.đ)
3. Tỷ lệ nợ quá hạn
(%)


Năm
2011

Năm
2012

79.081 67.273

Năm
2013

Mức
tăng
giảm

60.254

2013/2012

Bình
quân
(%)

Tỷ lệ
(%)

Mức
tăng
giảm


Tỷ lệ
(%)

-11.808

85,07

-7.019

89,57

87,29

1.523

1.203

1.057

-320

78,99

-146

87,86

83,31

1,93


1,79

1,75

-0,14

92,85

-0,03

98,10

95,22

( Nguồn:Phòng tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Vân Cơ-Phú Thọ)
Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn của cho vay đối với DNN&V tại Chi nhánh
từ năm 2011 đến năm 2013 đã có sự giảm đáng kể đó là một dấu hiệu đáng
mừng và cho thấy sự nỗ lực trong công tác cho vay và thu hồi nợ của Chi nhánh.
b, Tỷ lệ nợ xấu
Bảng 2.15: Tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHNo&PTNT Việt
Nam, Chi nhánh Vân Cơ-Phú Thọ giai đoạn 2011-2013
2012/2011

Tỷ lệ
(%)

Bình
quân
(%)


-7.019

89,57

87,29

73,31

-204

73,58

73,44

-197

73,73

-143

73,60

73,67

161

-84

72,28


-58

73,52

72,98

1,15

0,94

-0,18

86,18

-0,20

82,15

84,07

0,95

0,82

0,67

-0,13

86,32


0,15

81,70

83,98

0,38

0,33

0,27

-0,05

86,84

0,06

81,82

84,29

Năm
2011

Năm
2012

Năm

2013

Mức
tăng
giảm

79.081

67.273

60.254

-11.808

85,07

1.053

772

568

-281

- Nhóm 3

750

553


407

- Nhóm 4

303

219

3. Tỷ lệ nợ xấu (%)

1,33

- Nhóm 3
- Nhóm 4

Chỉ tiêu
1. Dư nợ cho vay (tr.đ)
2. Nợ xấu (tr.đ)

2013/2012

Tỷ lệ
(%)

Mức
tăng
giảm

( Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Vân Cơ-Phú Thọ)
18



Nhìn vào bảng 2.16 có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh giảm dần qua
3 năm và không có nợ xấu thuộc nhóm nợ có khả năng mất vốn. Năm 2011 tỷ lệ
nợ xấu là 1,33%, năm 2013 là 0,94%.
c, Vòng quay vốn tín dụng
Bảng 2.16: Vòng quay vốn tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Vân Cơ-Phú Thọ giai đoạn 2011-2013
2012/2011
Chỉ tiêu

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Mức
tăng
giảm

2013/2012

Tỷ lệ
(%)

Mức

tăng
giảm

Tỷ lệ
(%)

Bình
quân
(%)

1. Doanh số thu nợ
(tr.đ)

110.104

101.632 89.683

-11.808

85,07

-7.019

89,57

87,29

2. Dư nợ bình quân
(tr.đ)


79.865

69.085 60.076

-10.780

86,50

-9.009

73,58

73,44

0,09

-

0,02

-

-

3. Vòng quay vốn tín
dụng (vòng)

1,38

1,47


1,49

( Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Vân Cơ-Phú Thọ)
Qua bảng 2.16 ta thấy vòng quay vốn đôi với DNN&V của Chi nhánh
tăng đều qua 3 năm. Cụ thể: Năm 2011 là 1,38 vòng/năm; năm 2012 là 1,47
vòng/năm; năm 2013 lại 1,49 vòng/năm.
d, Tỷ suất lợi nhuận
Bảng 2.17: Tỷ suất lợi nhuận cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Vân Cơ-Phú Thọ giai đoạn 2011-2013
2012/2011
Chỉ tiêu
1. Lợi nhuận
(tr.đ)
2. Lợi nhuận cho vay
DNN&V (tr.đ)
3. Tỷ suất lợi nhuận
(%)

Năm

Năm

Năm

2011

2012

2013


8.311

10.344 11.838

Mức
tăng
giảm

Tỷ lệ
(%)

2.033 124,46

2013/2012
Mức
tăng
giảm

Bình

Tỷ lệ

quân

(%)

(%)

1.494 114,44


119,35

3.323

3.235

3.194

-88

97,35

-41

98,74

99,41

39,98

31,27

26,98

-8,71

78,21

86,28


86,28

82,15

( Nguồn: Phòng tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Vân Cơ-Phú Thọ)
19


Qua bảng 2.18 ta có thể thấy tỷ suất lợi nhuận cho vay DNN&V của Chi
nhánh giảm dần qua từng năm. Tốc độ bình quân cả giai đoạn giảm 17,85%. Từ
đó ta thấy, Chi nhánh cần phải mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với
DNN&V.
2.3. Đánh giá thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Vân Cơ – Phú Thọ
2.3.1. Kết quả đạt được
Thứ nhất: Với đội ngũ cán bộ nhân viên năng động và nhiệt tình, cơ sở khang
trang sạch đẹp góp phần tạo dựng hình ảnh một Chi nhánh thân thiện, nhiệt huyết với
phương châm "mang phồn thịnh đến cho khách hàng" trong mắt DNN&V.
Thứ hai: Hoạt động cho vay đối với DNN&V của Chi nhánh góp phần làm
tăng lợi nhuận cho Chi nhánh.
Thứ ba: Nợ quá hạn, nợ xấu trong hoạt động cho vay đối với DNN&V
giảm qua các năm.
Thứ tư: Vòng quay vốn tín dụng hàng năm khá cao (đều lớn hơn 1) chứng
tỏ công tác thu nợ của Chi nhánh là tốt, hiệu quả cho vay DNN&V cả Chi nhánh
ngày càng được chú trọng.
2.3.2. Hạn chế
- Cơ cấu lao động chưa hợp lý, số lao động nữ chiếm phần lớn. Trình độ
chuyên môn còn hơi thấp. Thái độ phục vụ chưa cao, thiếu lịch sự.
- Quy trình cho vay chưa thực sự chặt chẽ: thiếu hoạt động tư vấn trong

quá trình làm hồ sơ vay vốn; công tác thẩm định cond nhiều sai sót,...
- Công tác tiếp thị, marketing chưa thực sự hiệu quả, chủ yếu là khách
hàng có nhu cầu tự tìm đến Chi nhánh.
- Dư nợ, thu nơ, và doanh số cho vay ngày càng giảm.
- Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng nhỏ
trong tổng dư nợ cho vay.
- Kết cấu cho vay theo ngành nghề và theo thời gian chưa hợp lý.

20


2.3.3. Nguyên nhân
2.3.3.1. Về phía ngân hàng
Cơ cấu lao động của Chi nhánh không cân xứng giữa nam và nữ. Số cán
bộ nữ là phần lớn do đặc thù của ngành là cần những người có ngoại hình ưa
nhìn, năng động, trung thực, không vụ lợi và có khả năng giao tiếp tốt.
Hệ thống máy móc thiết bị còn lỗi chưa bắt kịp được thị trường, một số
máy tính máy in đã cũ. Trụ sở làm viêc còn khá hẹp, không rộng rãi, thoải mái.
Việc thực hiện quy trình cho vay còn nhiều thiếu sót, chưa thu thập đầy
đủ thông tin về DNN&V để có kết quả đánh giá chính xác.
Hệ thống thông tin về DNN&V còn thiếu, chất lượng thông tin cung cấp
chưa cao, thiếu tính cập nhật.
Đội ngũ cán bộ của Chi nhánh chưa có nhiều kinh nghiệm và đặc biệt chưa
có CBTD chuyên về thẩm định, tư vấn khách hàng mặc dù Chi nhánh đã chú trọng
đến công tác đào tạo nhân lực.
Hoạt động marketing tại Chi nhánh chưa cao, chưa có những chính sách
lôi cuốn thu hút DNN&V vay vốn tham gia. Công tác tiếp thị chưa được chú
trọng trong khi nó là bước cơ bản, cần thiết để khách hàng biết đến và sử dụng
sản phẩm của Chi nhánh.
Chính sách tín dụng chưa linh hoạt, lãi suất cho vay còn cao, chưa thực sự

linh hoạt khiến cho một vài khách hàng vay vốn tại Chi nhánh chuyển sang ngân
hàng khác.
Việc phân cấp quản lý theo hướng chuyên môn hoá cho vay theo ngành
hoặc theo thành phần kinh tế ở Chi nhánh chưa được thực hiện.
2.3.3.2. Về phía doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trước hết là xuất phát từ chính bản thân DNN&V về vấn đề đạo đức của
doanh nghiệp. Nhiều báo cáo tài chính được lập thiếu chính xác, thậm chí còn sai
lệch gây khó khăn cho cán bộ tín dụng khi tiến hành thẩm định.
Quá trình lập phương án vay vốn còn sơ sài, thiếu căn cứ, tính khả thi và
hiệu quả thấp nên không thuyết phục được ngân hàng cho vay vốn.

21


Trong quá trình sử dụng vốn vẫn còn xảy ra hiện tượng doanh nghiệp sử
dụng vốn vay sai mục đích, không tuân thủ hợp đồng vay vốn làm mất đi sự tín
nhiệm của ngân hàng đối với doanh nghiệp.
Uy tín còn hạn chế, chưa có vị thế trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp
làm ăn kinh doanh kém hiệu quả để xảy ra tình trạng thua lỗ do trình độ chuyên
môn, năng lực quản lý thấp.
Lượng hàng tồn kho nhiều, giá cả đầu vào gia tăng nên không mở rông
sản xuất kinh doanh.
2.3.3.3. Nguyên nhân khác
Do trên địa bàn thành phố đang có nhiều ngân hàng cùng hoạt động, mức
độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, đã làm ảnh hưởng đến kết
quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Nền kinh tế nước ta trong những năm qua tiếp tục phải đương đầu với
nhiều khó khăn, thử thách khiến cho môi trường kinh doanh và đầu tư bị ảnh
hưởng không nhỏ, phần nào gây khó khăn cho hầu hết các doanh nghiệp và
ngành ngân hàng nói chung.

Ngoài ra, trong hoạt động kinh doanh tín dụng ngân hàng, môi trường
pháp lý cho hoạt động này cũng còn nhiều khiếm khuyết.

22


Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
CHI NHÁNH VÂN CƠ – PHÚ THỌ
3.1. Phương hướng, mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Vân Cơ – Phú Thọ
3.1.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa
- Tăng trưởng dư nợ lành mạnh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DNN&V
vay vốn. Phấn đấu giảm tỷ lệ nợ quá hạn thấp hơn nữa. Tiếp tục đẩy mạnh xử lý
dứt điểm nợ xấu, nợ tồn đọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối
với DNN&V.
- Chú trọng kiểm tra giám sát sau giải ngân, đảm bảo sử dụng vốn đúng
mục đích vay, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra với khoản vay.
- Tăng cường công tác thu nợ, chỉ cấp tín dụng cho những dự án nào có
hiệu quả.
- Tăng cường công tác tiếp thị mở rộng và đa dạng hóa tập trung vào
khách hàng là DNN&V kinh doanh có hiệu quả.
3.1.2. Mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp
nhỏ và vừa
Bám sát phương hướng đề ra của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh
NHNo&PTNT Vân Cơ đã đề ra mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

cho vay đối với DNN&V cho tới năm 2015 như sau:
- Khai thác và đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho các DNN&V nâng
cao dư nợ cho vay, phấn đấu tổng dư nợ cho vay đạt 450 tỷ đồng/năm. Trong đó
dư nợ cho vay DNN&V đạt 200 tỷ đồng/năm.
- Mở rộng phương thức cho vay đối với DNN&V.
23


- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát trong và sau khi giải ngân đồng
thời đẩy mạnh công tác tư vấn, marketing để thu hút các DNN&V.
- Phấn đấu giảm tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu xuống dưới 1%.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Chi nhánh Vân Cơ – Phú Thọ
3.2.1. Nâng cao chất lượng nhân sự
- Về công tác tuyển dụng, bố trí cán bộ:
- Về công tác đào tạo:
- Bố trí CBTD đúng chuyên môn
3.2.2. Hiện đại hóa trang thiết bị, phát triển công nghệ ngân hàng
3.2.3. Hoàn thiện, quy trình cho vay DNN&V
- Áp dụng linh hoạt các điều kiện và thủ tục vay vốn
- Tăng cường hoạt động tư vấn khi DNN&V vay vốn
- Nâng cao công tác thẩm định trước khi ra quyết định cho vay
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát sau giải ngân
3.2.4. Vận dụng chính sách tín dụng linh hoạt, phù hợp
- Về lãi suất
- Về phương thức cho vay
- Về thời hạn cho vay
- Về đảm bảo tiền vay
3.2.5. Xây dựng chiến lược khách hàng linh hoạt

3.2.6. Tăng cường công tác Marketing chăm sóc khách hàng
3.2.7. Cho vay tập trung có trọng điểm
3.2.8. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin về khách hàng

24


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua bài khóa luận về “ Cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Chi nhánh Vân CơPhú Thọ” em đã rút ra được một số kết luận sau:
Một là, Hệ thống lý luận và làm rõ một số vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt
động cho vay của ngân hàng đối với DNN&V như: vai trò tín dụng đối với
DNN&V, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động cho vay đối với DNN&V,
cũng như vai trò của nó trong quá trình phát triển kinh tế.
Hai là, Phản ánh và đánh giá được thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay
đối với DNN&V tại NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Vân Cơ-Phú Thọ.
Thông qua đó rút ra những mặt đạt được như: các chỉ tiêu về nợ xấu và nợ quá
hạn đều giảm,….và những mặt còn tồn tại như: số lượng DNN&V cay vốn
giảm, chưa đáp ứng tốt nhu cầu vốn DNN&V của các DNN&V, công tác tư vấn
vẫn chưa được coi trọng,... Và từ thực trạng đó đã tìm ra được một số nguyên
nhân như: chính sách marketing chưa phù hợp, quy trình cho vay còn nhiều
thiếu sót, mất thời gian,…
Ba là, Mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động cho vay đối với các DNN&V tại NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Vân
Cơ-Phú Thọ như: nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, đẩy mạnh marketing,
hoàn thiện quy trình cho vay,...
2. Kiến nghị
Thứ nhất: Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam
Thứ hai: Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Vân Cơ-Phú Thọ

Thứ ba: Kiến nghị với DNN&V

25


×