Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

CÁC yếu tố của NHÀ QUẢN lý dự án HIỆU QUẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.42 KB, 14 trang )

CÁC YẾU TỐ CỦA NHÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN HIỆU QUẢ
1/ Theo anh chị, một người Quản lý Dự án cần phải có ký năng gì để đạt hiệu quả ?
Hãy nêu tổng quát các kỹ năng này và giải thích tại sao anh/chị tin rằng những kỹ năng
này là quan trọng.
Kể từ khi ra đời đến nay, lý thuyết “Quản lý dự án” đã không ngừng phát triển và
không chỉ là những lý thuyết đơn thuần nữa vì tính cần thiết của nó với mọi doanh nghiệp,
mọi tổ chức chính phủ. Vì vậy, hiện nay quản lý dự án được các nhà lãnh đạo của tổ chức
Page 1
chính phủ, của các doanh nghiệp, các tập đoàn đặc biệt quan tâm đến những kỹ năng
quản lý dự án, thậm chí nó còn được coi trọng như sự quyết định sống còn của các nhà
quản lý dự án.
Chính vì thế là một người quản lý dự án cần phải hiểu rõ vai trò của nhà quản lý dự
án như :
- Hoạch định

- Lãnh đạo

- Tổ chức

- Ra quyết định

- Hội nhập

- Truyền thông

- Kiểm soát

- Và Xây dựng một môi trường
hỗ trợ dự án

Nhà quản lý dự án khi đã hiểu rõ vai trò của mình trong tổ chức, quản lý dự án thì


những kỹ năng trong quản lý dự án là không thể thiếu được vì thiếu kỹ năng quản lý dự án
thì dự án sẽ không hiệu quả dẫn đến thất bại trong tổ chức thực hiện một dự án.
Vì thế, là một nhà quản lý dự án thì cần có các kỹ năng cơ bản sau đây :
1/ Kỹ năng quản lý thời gian


2/ Kỹ năng tổ chức công việc
3/ Kỹ năng con người
Để đạt hiệu quả trong tổ chức quản lý dự án của các doanh nghiệp thì 3 kỹ năng trên
là rất quan trọng với nhà quản lý dự án :
Thứ nhất: Về kỹ năng quản lý thời gian
Trước hết chúng ta cần hiểu thời gian là gì ?
Với tôi, thời gian là thứ tài sản thượng đế ban tặng muôn loài đều đồng nhất, có giới
hạn, không thay đổi được và không mua không bán được. Vì những đặc điểm này thì thực
sự chúng ta không bao giờ quản lý được thời gian, điều duy nhất chúng ta có thể làm được
Page 2
là sắp xếp và sử dụng thời gian như thế nào cho hiệu quả nhất. Người quản lý sử dụng thời
gian hiệu quả là người “giàu có” và chắc chắn sẽ thành công trong quản lý một dự án.
Chúng ta có thể nói rằng: 80% thành quả được mang đến từ 20% công việc, vì thế
20% đó là việc quan trọng rồi. Người thành công trong quản lý thời gian là người biết
chọn đúng những việc quan trọng để làm và dám ‘vứt đi” những việc không quan trọng
làm ảnh hưởng đến tiến độ và mục tiêu của dự án đã đề ra.
Tại sao lại như vậy ? vì khi chúng ta chưa biết cách lập kế hoạch và tổ chức công
việc của mình hiệu quả thì chúng ta sẽ luôn luôn bị chồng chéo công việc dẫn đến làm
việc gì cũng dở dang và ngày càng trì trệ, mất phương hướng.
Thậm trí nhà quản lý dự án khi quản lý thời gian thiếu hiệu quả có thể dẫn đến stress
và mất cân bằng trong công việc lẫn cuộc sống riêng tư. Vì thế quản lý thời gian là rất
quan trọng, là một nhà quản lý dự án khi thật sự kiểm soát được thời gian, những căng
thẳng áp lực sẽ giảm bớt và hiệu suất công việc chắc chắn được cải thiện tích cực. Khi đó



chúng ta có thể dành nhiều thời gian cho những ý tưởng công việc mới trong quản lý dự
án.
Vì vậy, nhà quản lý dự án cần có kỹ năng để quản lý thời gian hiệu quả và chúng ta
cần phải lập kế hoạch hay hoạch định công việc tốt qua các bước sau :
- Xác định mục tiêu của dự án
- Liệt kê những việc phải làm cụ thể là việc nào quan trọng cần ưu tiên thực
hiện trước
- Ước tính thời gian cần thiết để hoàn thành từng hạng mục công việc
- Cân nhắc mức độ ưu tiên công việc
- Ra quyết định thực hiện và lên lịch thực hiện
Chúng ta cần lưu ý, bước xác định mục tiêu cần phải tỉ mỉ rõ dàng, thường thì chúng
ta xác định mục tiêu rất chung chung. Và vì chung chung nên chúng ta không ước lượng
được thời gian cần thiết, dẫn đến chúng ta bị “vỡ” kế hoạch vướng vào vòng luẩn quẩn
Page 3
của các sự vụ làm cho nhà quản lý dự án luôn phải giải quyết các việc khẩn cấp liên tục.
Để thành công chúng ta cần dành đủ thời gian để lập kế hoạch tốt và thường xuyên
kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của mình. Chúng ta cũng sẵn sàng điều chỉnh kế hoạch
cho phù hợp với tình hình sao cho mục tiêu đã đề ra được đảm bảo như : hoàn thành dự án
trong kinh phí cho phép, quy mô dự án, công trình đạt chất lượng và hoàn thành dự án
trong thời gian quy định... Như vậy là chúng ta đã thành công trong quản lý thời gian và tổ
chức công việc hiệu quả rồi.
Thứ hai : Kỹ năng tổ chức công việc


Là một nhà quản lý dự án thì công việc của nhà quản lý rất nặng nề nếu không biết
sắp xếp công việc một cách hợp lý như bàn làm việc luôn ngổn ngang tài liệu và dụng cụ
văn phòng trong khi điện thoại thì reo liên tục…nếu như vậy chắc chắn sẽ rất căng thẳng
trước công việc quá nhiều. Hoàn toàn không phải do năng lực chuyên môn yếu kém mà do
chúng ta chưa biết cách tổ chức công việc hợp lý.

Vì thế, là nhà quản lý dự án giỏi cần hiểu rõ tầm quan trọng của kỹ năng tổ chức
công việc và phải có những kỹ năng tổ chức công việc như sau:
- Sắp xếp hồ sơ tài liệu khoa học
- Rèn luyện tác phong công nghiệp
- Chuẩn bị những tài liệu kỹ càng trước khi phải truyền đạt một kế hoạch
chuẩn bị thực hiện hay phải xử lý một vụ việc phát sinh trong tổ chức
- Và chuẩn bị tốt các nguồn lực trước khi triển khai thực hiện…
- Luôn ghi nhớ và tuân theo các mục tiêu đã đề ra trong suốt quá trình dự án
và xây dựng một chiến lược để đạt được tất cả các mục tiêu của dự án
- Giám sát định kỳ để đảm bảo rằng dự án luôn nằm trong mục tiêu ban đầu
đã đề ra, ngoài ra cần phải xác định rõ và chuẩn bị đánh giá : kết quả mong muốn,
trở ngại, lập ra các chính sách sẽ giúp nhà quản lý đạt được mục tiêu

Page 4
- Việc lựa chọn thành viên thích hợp cho dự án là những người có thể đóng
góp những nhận định và thông tin có ích cho dự án chứ không chỉ đơn thuần là
người có thể hợp tác hay làm việc theo nhóm.


Với những kỹ năng tổ chức công việc trên khi nhà quản lý dự án hiểu và áp dụng
trong tổ chức của mình thì tất cả các công việc đều nhịp nhàng và luôn chủ động được tình
hình trong tổ chức công việc và quản lý dự án hiệu quả.
Thứ ba : Kỹ năng con người
Là nhà quản dự án cần sử dụng cả sự thuyết phục lẫn thẩm quyền trực tiếp, đồng thời
cũng cần biết khi nào thì sử dụng mỗi phương thức đó cho phù hợp với từng hoàn cảnh.
Ngoài ra nhà quản lý dự án cũng cần phải là một người giỏi giao tiếp và có các kỹ năng
quản lý xung đột và quản lý thay đổi.
Vì vậy, nhà quản lý dự án cần phải có kỹ năng giao tiếp ví như khả năng tổ chức lãnh
đạo các cuộc họp tốt ra sao sẽ quyết định ai sẽ làm theo bạn và họ sẽ thu được điều gì –
tiêu phí thời gian hay thu được lợi nhuận, là người quản lý chúng ta cần phải phân xử như

một trọng tài khi xảy ra những xung đột ngoài ý muốn trong doanh nghiệp. Ngoài ra kỹ
năng giao tiếp của nhà quản lý cần phải cương, nhu tuỳ vào từng hoàn cảnh sao cho phù
hợp.
Theo đó, người quản lý dự án cần phải có các kỹ năng con người như sau :
Kỹ năng thứ nhất : Nói đơn giản dễ hiểu
Kỹ năng nói không chỉ là “điểm cộng” cho nhà quản lý dự án mà nó đã trở thành một
yêu cầu thiết yếu. Vị trí của một người trong công ty càng cao thì kỹ năng nói lại càng trở
nên cần thiết. Người quản lý dự án có kỹ năng nói trước đông người được xem như một
tiêu chuẩn đánh giá các nhà quản lý điều hành cao cấp.
Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta không phải là một nhà quản lý điều hành cao cấp khi
phải đứng diễn giải về một vấn đề nào đó đang xảy ra trong khi thực hiện dự án với lãnh
đạo cấp cao, với đối tác đầu tư, với khách hàng tiềm năng hay thường xuyên phải nói với
đồng nghiệp của mình thì sự thành bại trong các cuộc nói chuyện hay diễn giải luôn có
Page 5


liên quan trực tiếp đến điểm cốt yếu và kỹ năng nói của mình.
Chúng ta đều hiểu rõ chính những người quản lý dự án có khả năng gây ấn tượng
mạnh đối với đồng nghiệp, tổ chức và khách hàng tiềm năng của mình – chứ không phải
nhất thiết là người có bề ngoài sáng sủa nhất hay có năng lực chuyên môn vượt trội.
Những người có khả năng nói tốt thường được đánh giá là thông minh hơn, có uy lực hơn
và sẽ được kính nể hơn so với những người khác.
Kỹ năng nói một cách hiệu quả không còn đơn thuần chỉ là một điều “có thì càng
hay” nữa, nó đã thực sự là một kỹ năng không thể thiếu đối với người quản lý dự án giỏi.
Kỹ năng thứ hai : Nghe phải hiểu những điểm chính
Đối với nhà quản lý dự án việc nghe có thể quyết định việc bán hay không bán hàng,
có được thêm hay mất đi một khách hàng, khích lệ hay làm nản lòng đồng nghiệp, nối lại
hay phá huỷ một mối quan hệ công việc. Không chỉ đơn giản như một trạng thái thụ động
của con người, kỹ năng nghe còn là yếu tố quyết định sự thành bại của chủ doanh nghiệp
hay nhà quản lý dự án. Tóm lại nhà quản lý dự án cần phải học cách lắng nghe và bạn sẽ

thu được nhiều từ những kẻ không có kỹ năng ăn nói.
Kỹ năng thứ ba : dàn xếp các xung đột ổn thoả
Là nhà quản lý dự án tất nhiên là sẽ phải đối mặt với rất nhiều xung đột. Nếu không
phải xung đột với khách hàng thì là xung đột nội bộ. Còn nếu không phải xung đột nội bộ
thì lại là xung đột với chính quyền hoặc cơ quan thanh tra hay với các bộ phận phòng ban
chuyên đấu đá nhau, và xung đột với các cổ đông về các kỳ vọng và biện pháp thực hiện
để có lợi nhuận mong muốn. Là nhà quản lý dự án chúng ta sẽ phải phân xử như một trọng
tài công bằng.
Vì vậy trong hành trang của một nhà quản lý thiếu các kỹ năng để giải quyết những
đề như trên thì sẽ khó lòng đạt được các kết quả cũng như mục tiêu kinh doanh của mình.
Để có thể thu được những kết quả tốt hơn, nhà quản lý dự án hãy học cách hoàn thiện


những kỹ năng này và sau đó hãy trang bị lại cho các nhân viên chủ chốt của mình để đào
tạo nguồn lực kế tục.
Page 6
Câu 2 :
Ba kỹ năng nào mà anh/chị nghĩ là điểm mạnh nhất của anh/ chị ? Hãy nêu chi tiết,
kèm theo ví dụ, giải thích tại sao ba kỹ năng này là điểm mạnh nhất của anh/chị.
Với tôi trong quản lý sản xuất thì vấn đề mấu chốt nhằm giúp doanh nghiệp ổn định
và phát triển đều nằm trong ba kỹ năng như : năng xuất, chất lượng và chi phí. Đây cũng
là ba kỹ năng tôi luôn sử dụng một cách hiệu quả và đó cũng chính là điểm mạnh nhất của
tôi. Nhưng trong quản lý thì áp dụng cả 3 hay ,1chính là câu hỏi cần đặt ra cho người quản
lý với kỹ năng sử dụng trong quản lý như thế nào ?
Thật ra, trong quản lý nên tập trung và 3 yếu tố trên và dù với định hướng nào cũng
sẽ đạt được kết quả với cả 3. Vì muốn đạt kết quả tốt ở mặt này, thì đều phải có các giải
pháp liên quan đến 2 mặt kia và nó được sử dụng như thế nào ở hoàn cảnh nào hoặc ở đâu
thì tuỳ thuộc vào việc nhà quản lý hiểu 3 khái niệm như thế nào ?
Trước hết, với kinh nghiệm và thời gian 10 năm làm quản lý của mình, tôi đã sử
dụng vào thực tế tại doanh nghiệp mình với những quan điểm của riêng tôi và đã rút ra

được một quan điểm thực tế trong quản lý sản xuất là rẻ, tốt, nhanh có nghĩa là:
1/ Tốt = chất lượng tốt
2/ Rẻ = chi phí thấp
3/Nhanh = năng suất cao
Là một quản lý chúng ta có thể đặt ra 3 tình huống có thể xảy ra trong quản lý sản
xuất, nếu chúng ta lựa chọn một tiêu chí để sản xuất ra một sản phẩm của dự án thì sẽ có
3 lựa chọn như sau :


1/ Sản phẩm : vừa Tốt + vừa Rẻ = thời gian sản xuất sẽ dài hơn, không Năng suất
2/ Sản phẩm : vừa Rẻ + vừa Nhanh = sản phẩm đó có Chất lượng không Tốt
3/ Sản phẩm : vừa Tốt + vừa Nhanh = chi phí cho sản phẩm không bao giờ Rẻ
Vậy, thế nào là năng suất ? Năng suất cần được xem xét đến tính hiệu quả. Ví dụ :
Page 7
nếu nói rằng năng suất là sản lượng làm ra trên một đơn vị thời gian (Năng suất lao động)
thì cần phải xem xét đến giá trị của thời gian thực hiện này. Công của người thợ bậc 7 sẽ
khác với công của thợ bậc 4, do đó hiểu như thế sẽ không chính xác và cần phải hiểu đúng
về năng suất. Như vậy, trong quản lý năng suất cần lưu ý đến các lãng phí xảy ra trong quá
trình sản xuất, từ đó sẽ có những phương thức quản lý tốt hơn nhằm giảm chi phí sản xuất
thông qua quản lý năng suất.
Và thế nào là chất lượng ? ở đây xin không bàn đến các định nghĩa về chất lượng, mà
chỉ xin nói đến những suy nghĩ về chất lượng đó của một số sản phẩm của doanh nghiệp.
Chất lượng được hiểu là làm sao đem đến cho khách hàng những sản phẩm đạt chất lượng,
còn những sản phẩm lỗi phải loại bỏ, những lãng phí do tái chế trong quá trình sản xuất thì
không được lưu ý.
Xin đưa ra một ví dụ rất phổ biến trong ngành nhựa hiện nay, nếu đến một doanh
nghiệp nhựa hỏi tỷ lệ sản phẩm lỗi là bao nhiêu %, thì sẽ nhận được một con số rất ấn
tượng là dưới 1%. Nhưng thật ra là bao nhiêu ? phải khoảng 20% - 30%. Tại sao lại có sự
khác biệt lớn như thế ? vì doanh nghiệp không đưa những số liệu về sản phẩm lỗi được tái
chế, tỷ lệ lượng dư gia công cao hơn định mức đầu vào so với kế hoạch trong quản lý, đây

cũng được tính là tỷ lệ mất chất lượng chứ không thể chỉ lấy số lượng đầu ra so với tổng
nguyên liệu đầu vào. Nhờ vậy chúng ta mới có thể đưa ra những giải pháp khắc phục để
nâng cao chất lượng sản xuất và từ đó giảm chi phí.


Từ những ví dụ này, chúng ta lại thấy xuất hiện khái niệm về năng suất, chất lượng
và chi phí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, việc quản lý chất lượng tốt dẫn đến năng suất
cao và chi phí giảm. Và cũng từ 2 khái niệm về năng suất và chất lượng trên, việc quản lý
chi phí cần được định hướng rõ rệt bằng các giải pháp đi tìm các lãng phí trong quá trình
sản xuất như : những phế phẩm, phế liệu, những thao tác thừa, những di chuyển không
phù hợp…để từ đó có biện pháp loại trừ chúng, từ đó chi phí được tiết giảm, chất lượng hệ
thống sẽ được quản lý tốt hơn và từ đó năng suất cũng gia tăng theo đó.
Câu 3 :
Ba kỹ năng nào là điểm yếu nhất của anh/chị ? Nêu chi tiết, kèm theo ví dụ tại sao
Page 8
anh/chị nghĩ những kỹ năng này là điểm yếu nhất của anh / chị.
Để duy trì và phát triển doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hay tổ chức thực hiện thành
công một dự án, người quản lý phải đối mặt với rất nhiều tình huống có thể xảy trong quá
trình hoạt động là điều không thể tránh khỏi. Các nhà quản lý đều có những kỹ năng hay
chuyên môn giỏi với tất cả các lĩnh vực quản lý được, thường thì có người quản lý giỏi về
một lĩnh vực nào đó thì cũng kèm theo lĩnh vực nào đó là yếu kém, đó cũng là điều bình
thường vì “nhân vô thập toàn”
Với kinh nghiệm ít ỏi trong quản lý doanh nghiệp hay quản lý dự án của cá nhân tôi
cũng thấy một số năng lực chuyên môn hay kỹ năng quản lý của mình còn yếu kém nên
trong quá trình là người quản lý nhiều khi tôi cũng gặp phải những tình huống mà mình rất
lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh xảy ra trong doanh nghiệp mình.
Vì vậy, qua bài luận này tôi xin đưa ra những kỹ năng có thể nói đối với tôi là yếu
kém :
1/ Kỹ năng quản trị xung đột



Trong bất kỳ cơ quan nào cũng có nhiều mâu thuẫn vẫn tồn tại tuy mức độ khác
nhau, nhưng nhà quản lý luôn phải đối mặt với các xung đột mâu thuẫn trong doanh
nghiệp của mình thì nhà quản lý cũng cần nhìn nhận một cách thấu đáo và phải hiểu được
đâu là mâu thuẫn xung đột mang tính tích cực (Lợi) và đâu là mâu thuẫn xung đột mang
tính tiêu cực (Hại) và không phải cách giải quyết nào cũng dễ dàng hay đơn giản.
Xin đưa một ví dụ: trong kỳ bình bầu chiến sỹ thi đua cấp ngành, khi ban thi đua
công ty đề cử một trưởng phòng phụ trách về chuyên môn vào danh sách thì một trưởng
phòng phụ trách cơ sở vật chất kiên quyết phản đối với một loạt lý do bôi đen và phủ nhận
đồng sự của mình. Trưởng phòng chuyên môn phản ứng và bác bỏ mọi cáo buộc rồi lớn
tiếng công bố những khuyết điểm của đồng sự. Đến đây thì xảy ra xung đột dữ dội, người
có quyền lực duy nhất là giám đốc công ty là trọng tài và ra quyết định dập tắt xung đột
này, nhưng giám đốc tỏ ra rất lúng túng chỉ tập trung vào việc dàn hoà và cuộc khẩu chiến
gay gắt kéo dài dẫn đến hội nghị thi đua tan vỡ.
Page 9
Điều quan trọng hơn là từ đó những tình tiết về lỗi lầm của hai trưởng phòng được
lan truyền, thậm chí có những lỗi chết người cũng được đưa ra nửa kín nửa hở, vai trò của
giám đốc bắt đầu mờ nhạt cũng từ đây hoạt động bị đình trệ chỉ còn lại hoạt động theo quy
chế tồn tại nhưng mất hết những động lực tích cực của toàn công ty và công ty phải chịu
những vết trượt dài tụt hậu. Đây là bài học trong việc giải quyết xung đột thiếu kinh
nghiệm của giám đốc công ty.
2/ Kỹ năng quản lý sự thay đổi
Ngay sau đó ban giám đốc công ty xây dựng một chiến lược hoạch định và thực hiện
quản lý sự thay đổi trong công ty. Nhưng kế hoạch thực hiện sự thay đổi lại gặp nhiều vấn
đề và sự chống đối phát sinh ra nhiều tình huống phức tạp hơn trong qua trình thay đổi
thường kéo dài thời gian và cần có nguồn lực để thực hiện thay đổi, giám sát sự thay đổi


và thúc đẩy nhanh sự thay đổi liên quan đến nhiều bộ phận… chính vì thế quản lý thay đổi
không dễ và không phải người quản lý nào cũng có đủ kỹ năng ngay lập tức để thực hiện.

3/ Và kỹ năng quản lý kỹ thuật
Quản lý kỹ thuật thực chất là tổng hợp các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng của
quá trình sản xuất. Mục tiêu của quản lý kỹ thuật trong xí nghiệp là không ngừng cải tiến
sản phẩm, phát triển sản phẩm mới bảo đảm cho sản xuất liên tục, an toàn và đạt hiệu quả
cao.
Sự biến đổi nhanh chóng của khoa học và công nghệ là một thách thức đối với quản
lý kỹ thuật của tất cả các công ty, xí nghiệp. Nó đòi hỏi luôn tìm ra các sản phẩm mới, sản
phẩm cải tiến, nghiên cứu ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và khai thác
tốt nhất cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có của công ty là điều không hề dễ.
Câu 4 :
Sử dụng 6 kỹ năng trên, anh/chị có thể làm gì để phát huy những kỹ năng mạnh nhất
của anh/chị và cải thiện những kỹ năng yếu nhất của anh chị.
Để phát huy những kỹ năng mạnh nhất như : quản lý năng suất, quản lý chất lượng
và quản lý chi phí thì tôi luôn nghiên cứu lập một kế hoạch chi tiết và định hướng mục
Page 10
tiêu rõ dàng cho nhà đầu tư hay khách hàng cũng như chuẩn bị sẵn mọi nguồn lực để thực
hiện hiệu quả bằng các biện pháp xây dựng dự toán trên những thông tin rõ dàng để lập
ngân sách dự phòng, những phát sinh trong chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công
cũng cần lưu ý quan tâm, từ đó nhận và phân tích dữ liệu kịp thời hiệu chỉnh một cách
nhanh chóng, đồng thời phải xây dựng một môi trường công khai thông tin một cách cởi
mở và chân thực.
Ngân sách dự phòng được quản lý và sử dụng cho các hoạt động chi tiêu theo đúng
dự toán ban đầu và trong quản lý chất lượng và phạm vi bao gồm việc miêu tả những đặc


tính và chức năng của sản phẩm sử dụng các biện pháp đánh giá chất lượng thường xuyên
trong suốt quá trình từ khi dự án bắt đầu đến khi kết thúc dự án.
Để phát huy hết các thế mạnh trên tôi cũng luôn nghiên cứu và cải thiện những kỹ
năng còn yếu kém của mình như : Kỹ năng quản trị xung đột, kỹ năng quản lý sự thay đổi
và kỹ năng quản lý kỹ thuật.

Về cải thiện kỹ năng quản trị xung đột khi xảy ra xung đột trong công ty thì tôi sẽ
gặp các bên liên quan để tìm hiểu thông tin và lắng nghe mọi người trình bày quan điểm,
xem xét kỹ lợi ích và quyền lợi của họ trong vụ xung đột gây rắc rối cho công ty. Thông
thường các xung đột khó có thể giải quyết được ngay lập tức vì thời gian để tìm ra bản
chất của vấn đề là rất lâu vì thế tôi sẽ đưa ra quyết đoán để có thể giải quyết xung đột
thành công bằng cách lấy uy quyền chấm dứt ngay xung đột và đưa ra các yêu cầu đối với
các bên rồi ra quyết định thông báo thời hạn cần phải giải quyết dứt điểm.
Về cải thiện kỹ năng quản lý sự thay đổi tôi sẽ thiết lập các mục tiêu cụ thể có quy
trình thay đổi được bắt đầu với những tuyên bố và chi tiết về các mục tiêu dựa vào các
nguyên nhân xã hội là xu hướng người tiêu dùng, nguyên nhân kinh tế do toàn cầu hoá và
cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước để từ đó chủ động giải quyết và quản lý sự thay đổi
một cách hiệu quả.
Về cải thiện kỹ năng quản lý kỹ thuật và công nghệ, dây truyền sản xuất tôi sẽ sử
dụng biện pháp là lấy ý kiến của các chuyên gia hiểu sâu sắc những hạng mục dự án liên

Page 11
quan đến hạng mục thực hiện về mặt kỹ thuật trước khi quyết định cho triển khai thực
hiện.
Với những phát huy các kỹ năng mạnh nhất và cải thiện các kỹ năng yếu nhất như
trên, tôi chắc chắn rằng tôi sẽ thể hiện rõ trách nhiệm, vai trò của người quản lý trong


công ty của mình và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng con
người luôn được đổi mới toàn diện góp phần đóng góp xây dựng một thương hiệu mạnh
trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế như hiện nay./.
Tài liệu tham khảo :
2. http:// www. Kynang.edu.vn

Page 12





×