Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích ba lợi ích cơ bản mà chiến lược sẽ mang lại cho doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.49 KB, 13 trang )

PHÂN TÍCH BA LỢI ÍCH CƠ BẢN MÀ CHIẾN LƯỢC SẼ MANG LẠI
CHO DOANH NGHIỆP
Chiến lược nói chung và chiến lược của doanh nghiệp ngày càng có tầm quan trọng đối
với sự thành bại của chính doanh nghiệp đó, anh chị hãy chỉ ra ba lợi ích cơ bản (theo
quan điểm cá nhân mình) mà chiến lược sẽ mang lại cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp
xây dựng được một chiến lược doanh nghiệp đúng. Giải thích vì sao nó lại là lợi ích cơ
bản nhất? Cho ví dụ.

Chiến lược kinh doanh như là một hướng đi, một hướng đi giúp các tổ chức này
vượt qua sóng gió trong thương trường, vươn tới một tương lai bằng chính nỗ lực và khả
năng của mình. Đây là kết quả của sự nghiên cứu khoa học trên cơ sở thực tiễn kinh
doanh của rất nhiều công ty. Nó thực sự là một sản phẩm của khoa học quản lý, bởi lẽ nếu
các tổ chức xây dựng được một chiến lược kinh doanh tốt, họ sẽ có được chỗ dựa tốt để
tiến lên phía trước.
Ba lợi ích cơ bản mà chiến lược sẽ mang lại cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp
xây dựng được một chiến lược doanh nghiệp đúng
Thứ nhất: Chiến lược kinh doanh tạo ra các căn cứ vững chắc cho việc đề ra các
chính sách và quyết định về sản xuất kinh doanh phù hợp với những biến động của thị
trường.
Thứ hai: Chiến lược kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực,
tăng cường vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp đảm bảo cho sự phát triển bền vững của
doanh nghiệp.
Thứ ba: Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội
kinh doanh, đồng thời có biện pháp chủ động vượt qua những nguy cơ và mối đe dọa trên
thương trường cạnh tranh. Và giúp doanh nghiệp nhận rõ mục đích, hướng đi của mình
làm cơ sở, kim chỉ nam cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Do đó chiến lược kinh doanh liên quan đến các mục tiêu của một doanh nghiệp, các
chiến lược được xây dựng phải giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên

1



chiến lược kinh doanh lại liên quan nhiều hơn tới việc làm thế nào một doanh nghiệp có
thể cạnh tranh thành công trên một thị trường cụ thể. Nó liên quan đến các quyến định
chiến lược về việc lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh
tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra được các cơ hội mới v.v…
Theo Fred R.David “Chiến lược kinh doanh là những phương tiện để đạt tới những
mục tiêu dài hạn.”
Có thể nói chiến lược kinh doanh chính là những phương tiện giúp các doanh nghiệp
đạt đến những mục tiêu dài hạn. Chiến lược kinh doanh không nhằm vạch ra những cách
làm cụ thể, mà đó là chương trình tổng quát, những giải pháp huy động có hiệu quả nhất
các nguồn lực nhằm thực thi các mục tiêu xác định.
Vậy hiểu thế nào là đúng về chiến lược và quản trị chiến lược? Thuật ngữ chiến lược
được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Ở đây, tôi không có ý định đi vào cuộc tranh
luận về thuật ngữ khoa học mà chỉ muốn quan tâm đến khía cạnh thực tiễn của vấn đề.
Chiến lược có thể coi là tập hợp những quyết định và hành động hướng mục tiêu để các
năng lực và nguồn lực của tổ chức đáp ứng được những cơ hội và thách thức từ bên
ngoài. Vì vậy, trước hết, chiến lược liên quan tới các mục tiêu của doanh nghiệp. Thứ
đến, chiến lược doanh nghiệp bao gồm không chỉ những gì doanh nghiệp muốn thực
hiện, mà còn là cách thức thực hiện những việc đó là một loạt các hành động và quyết
định có liên quan chặt chẽ với nhau và lựa chọn phương pháp phối hợp những hành động
và quyết định đó. Chiến lược của doanh nghiệp phải khai thác được những điểm mạnh cơ
bản của mình (các nguồn lực và năng lực) và phải tính đến những cơ hội, thách thức của
môi trường.
Michael L.Porterr, giáo sư nổi tiếng về chiến lược lãnh doanh của trường Đại học Harvad
danh tiếng, năm 1996, đã phát biểu những quan niệm mới của mình về chiến lược qua bài
báo: “Chiến lược là gì?” ông cho rằng:
Thứ nhất, chiến lược là sự sáng tạo ra vị thế có giá trị và độc đáo bao gồm các hoạt động
khác biệt.

2



Thứ hai, chiến lược là sự lựa chọn, đánh đổi trong cạnh tranh.
Thứ ba, chiến lược là việc tạo ra sự phù hợp giữa tất cả các hoạt động của Công ty.
Nói đến định nghĩa về chiến lược thì nhiều vô cùng với khuôn khổ bài luận này tôi xin
đưa ra dẫn chứng cụ thể về Công ty TNHH Một thành viên Lũng Lô 3 là một doanh
nghiệp trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô – Bộ Quốc phòng
Giới thiệu về Công ty TNHH Một thành viên Lũng Lô 3
Công ty TNHH Một thành viên Lũng Lô 3 là một doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty
Xây dựng Lũng Lô – Bộ Quốc phòng, thành lập trên 20 năm công ty đã không ngừng
phát triển, mở rộng về quy mô ngành nghề và tổ chức. Hiện nay, Công ty TNHH Một
thành viên Lũng Lô 3 đã và đang tham gia xây dựng nhiều công trình trọng điểm của Bộ
quốc phòng nói riêng và của cả đất nước nói chung như thi công các công trình thuỷ điện,
công trình ngầm, đường hầm, công trình giao thông, công trình trên biển... Nhận thức
được tầm quan trọng của công tác xây dựng chiến lược kinh doanh thực sự đóng vai trò
quan trọng trong định hướng phát triển, tạo ưu thế cạnh tranh của Công ty nên công ty đã
cho xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty mình từ năm 2012 -2016 đến nay công
ty đã được gần nửa chặng đường và nhận thấy rằng chính chiến lược kinh doanh của công
ty đã làm nên thành công của Công ty TNHH Một thành viên Lũng Lô 3 ngày hôm này
Trong bài này tôi xin đưa ra 1 vài chính sách và Lũng Lô 3 đã áp dụng trong chiến lược
của mình để có được hướng đi đúng của cả công ty ngày hôm nay và tương lai
Chiến lược mà lũng lô đã xây dựng và thực hiện để đạt được thành công như ngày
hôm nay là “XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH DỊCH VỤ THI CÔNG
ĐƯỜNG HẦM CHO CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN LŨNG LÔ 3 GIAI
ĐOẠN 2012 – 2016.”
Trong bản chiến lược của mình Lũng Lô 3 đã phân tích, đánh giá môi trường vĩ
mô, vi mô và môi trường nội bộ của Công ty để từ đó nhận biết những cơ hội và những
mối đe dọa từ môi trường kinh doanh; những điểm mạnh, điểm yếu ảnh hưởng tới sự phát
triển dịch vụ thi công đường hầm của Công ty.


3


- Xây dựng các mục tiêu chiến lược sản xuất kinh doanh dịch vụ thi công đường
hầm cho Công ty từ 2012 tới năm 2016 và đề xuất kế hoạch thực hiện mục tiêu chiến
lược đó giúp Công ty phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh và hội nhập.
Với lợi thế kinh nghiệm trên hai mươi năm trong lĩnh vực thi công xây lắp, thi
công đường hầm, dò tìm, xử lý bom mìn vật nổ, Công ty Lũng Lô 3 đã được các chủ đầu
tư đánh giá cao, thương hiệu Lũng Lô đã có uy tín trong và ngoài nước. Ngay từ khi ra
đời, Công ty đã đặt mục tiêu hàng đầu cho sự tồn tại đó là: Chặt chẽ vững vàng về tổ
chức, CHẤT LƯỢNG – HIỆU QUẢ - UY TÍN trong kinh doanh. Đây chính là nền tảng
của công ty cho việc phát triển các công trình thi công đường hầm – một lĩnh vực yêu cầu
kinh nghiệm, năng lực thi công cao, công nghệ hiện đại, tiên tiến, nhân công lành nghề,
kỹ thuật cao, để phân tích đánh giá một số đối thủ có khả năng cạnh tranh với Công ty
hiện tại và trong tương lai.
Và tất nhiên Lũng Lô 3 cũng nhận biết được sự đe doạ của các đối thủ tiềm tàng phụ
thuộc nhiều vào các rào cản xâm nhập ngành. Tuy nhiên có một vài rào cản khá lớn đối
với các doanh nghiệp trong nước muốn gia nhập ngành và cạnh tranh với Lũng Lô 3, đó
là thời gian thành lập của doanh nghiệp, yếu tố kinh nghiệm, năng lực của doanh nghiệp,
năng lực tài chính, hạng mục kinh doanh chính, sự hợp tác lâu dài với các cơ quan quản
lý các chủ đầu tư của Thành phố Hà nội…Đặc biệt trong lĩnh vực thi công công trình
ngầm và đường hầm là một lĩnh vực xây dựng đòi hỏi kỹ thuật thi công khó bậc nhất hiện
nay tại Việt Nam. Để đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng công trình, các công ty hoạt động
trong lĩnh vực này phải có nguồn tài chính mạnh, dồi dào, khả năng quản lý, tay nghề
nhân công cao và sử dụng công nghệ máy móc tiên tiến. Như vậy với các ưu thế của
mình Lũng Lô 3 sẽ không phải đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn từ đối thủ tiềm năng
trong nước.
Tuy nhiên với thời điểm khi xây dựng chiến lược trong thời kỳ nền kinh tế mở cửa,
nước ta gia nhập các tổ chức WTO, AFTA….sắp tới đây sẽ có nhiều tập đoàn công ty xây
dựng nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Với những lợi thế như tài chính

lành mạnh, kinh nghiệm hàng trăm năm, đội ngũ quản lý, nhân công lành nghề chuyên

4


nghiệp, công nghệ máy móc tiên tiến thì chắc chắn Lũng Lô 3 sẽ vấp phải sự cạnh tranh
vô cùng mạnh mẽ từ những đối thủ này. Nhận thấy được thách thức đó Lũng Lô 3 đã xây
dựng chiến lược và tầm nhìn cho đến 2016 để công ty có một hướng đi đúng và dẫn đến
thành công như ngày hôm nay
Khách hàng của Lũng Lô 3 hiện nay là Tổng công ty Điện lực Việt Nam – EVN,
Ban quản lý dự án 46 – Bộ quốc phòng, Công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt
Nam (VEC)… Với thương hiệu đã được khẳng định Lũng Lô 3 đã được rất nhiều khách
hàng trong và ngoài nước quan tâm và mời thi công các công trình đường hầm. Với
thương hiệu ngày càng được khẳng định, năng lực tài chính, năng lực thiết bị không
ngừng được nâng cao, tiến độ, chất lượng, tính cam kết đối với khách hàng, đối với các
Công trình mà Công ty đã và đang thi công ngày càng được khẳng định, với đội ngũ nhân
sự có trình độ, tâm huyết với công ty, đặc biệt là sự năng động của Ban lãnh đạo trong
thời gian qua Công ty đã trúng thầu các Công trình đường hầm đặc biệt trong thời gian
tới đây Công ty sẽ tập trung nguồn lực vào thi công tàu điện ngầm Metro - Hà Nội, công
trình đường hầm Bến Thành – Tham Nương, Công trình đường hầm nhà máy thủy điện
Xepian – Xenamnoy (Lào)…
Có được thành công như ngày hôm nay một phần là nhờ sự chỉ đạo đúng đắn của
Lãnh đạo Lũng Lô 3, Ban lãnh đạo đã nắm bắt được thị trường kinh tế - và nhận thấy
toàn cầu hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ: Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế
quốc tế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam có một môi trường kinh
doanh năng động hơn và một thị trường vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Cộng với nhận biết được sự khuyến khích phát triển các công trình ngầm, đường
hầm của Chính phủ: Đất nước ta đang ngày càng phát triển, tuy nhiên với thực trạng cơ
sở hạ tầng thời điểm hiện tại là không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển đó. Hơn nữa,
Việt Nam là một quốc gia có mật độ dân cư đông đúc, đặc biệt là tại các thành phố lớn

dẫn đến tình trạng quá tải. Do đó, nhu cầu về công trình ngầm, đường hầm càng trở nên
cấp thiết hơn bao giờ hết. Chính phủ đang đẩy mạnh phát triển các công trình ngầm,

5


đường hầm trên cả nước do vậy Lũng Lô 3 đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển mở
rộng sản xuất kinh doanh của công ty.
- Năng lực cạnh tranh của các công ty xây dựng trong nước chưa cao: ngoài một
số tập đoàn lớn về xây dựng: VINACONEX, LICOGI, SÔNG ĐÀ.… có năng lực, còn
lại hầu hết các Công ty xây dựng tại Việt Nam hiện nay chưa phải là đối thủ thực sự của
Công ty Lũng Lô 3. Tiến độ thi công, trình độ nhân công yếu kém, công nghệ máy móc
lạc hậu, yếu kém về kinh nghiệm…là những yếu tố khiến cho các công ty khó cạnh
tranh được với Lũng Lô 3.
Và một trong những chiến lược đúng đắn nữa là chiến lược về nguồn nhân lực
Công ty TNHH 1 TV Lũng Lô 3 coi công tác nhân sự là một trong những yếu tố tiên
quyết, quan trọng để phát triển, vì vậy đội ngũ nhân sự của Công ty luôn được chú trọng
về chất lượng với số lượng phù hợp, thường xuyên được tham gia các khóa học nâng cao
về kỹ thuật, quản lý, kiểm soát chất lượng. Lực lượng công nhân kỹ thuật của Công ty rất
lành nghề do được tuyển từ các trường dạy nghề có tiếng và được đào tạo tiếp tục tại chỗ.
Lực lượng cán bộ công nhân viên hiện nay của Công ty đa phần đều là những người trẻ,
năng động, sáng tạo, được đào tạo bài bản tại các trường đại học danh tiếng tại Việt Nam.
Đặc biệt đội ngũ CBCNV của Công ty luôn luôn vận động không ngừng nhằm bắt kịp sự
thay đổi như vũ bão của khoa học công nghệ. Đây chính là một thế mạnh của đơn vị
trong thi công xây lắp các công trình. Tính đến thời điểm 01/01/2012, đội ngũ nhân sự
của Công ty như sau:
Bảng 2.6: Danh sách nhân sự công ty TNHH 1 thành viên Lũng Lô 3
STT

Chuyên môn


Số lượng

I

Kỹ sư

120

1

Kỹ sư Thủy lợi

14

2

Chỉ Huy RPBM

30

3

K ỹ sư Điện máy

4

6



4

Kỹ sư Xây dựng DD&CN

18

5

Kỹ sư Xây dựng Cầu đường

27

6

Kiến trúc sư

3

7

Kỹ sư Công trình thủy

3

8

Kỹ sư Cơ khí, Địa chất

13


9

Kỹ sư Công trình ngầm

6

10

Kỹ sư Cầu hầm

2

II

Cán bộ quản lý kinh tế

32

1

Tiến sỹ

1

2

Thạc sỹ

3


3

Cử nhân kinh tế

32

III

Cử nhân ngoại ngữ

2

IV

Cao đẳng Tài chính, kỹ thuật

31

V

Công nhân kỹ thuật

550

Tổng cộng

739
(Nguồn: Công ty TNHH MTV Lũng Lô 3)

Các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh dịch vụ thi công đường hầm

củaCông Ty TNHH Một Thành Viên Lũng Lô 3
Giải pháp marketing
Chiến lược an toàn trong kinh doanh
- Tăng tốc độ thanh quyết toán công trình sau khi bàn giao công trình.
- Đào tạo nâng cao kỹ năng sáng tạo cho kỹ sư xây dựng trong công ty
- Thành lập đội ngũ chuyên làm nhiệm vụ tìm hiểu tình hình biến động trên thị
trường và đối thủ cạnh tranh đang tồn tại hoặc vừa mới thâm nhập.
Chiến lược cạnh tranh
- Chiến lược thăm dò khách hàng, đối thủ cạnh tranh
+ Tìm hiểu mong muốn của chủ đầu tư về công trình sắp đấu thầu. Dựa vào những
yếu tố đó, đưa ra phương án thi công phù hợp với công trình và yêu cầu của chủ đầu tư.

7


+ Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh, khả năng phục vụ của họ, so sánh giữa mình với
đối thủ, có những vượt trội gì, khi tham gia dự thầu đưa vào hồ sơ các yếu tố đó.
Chính sách phân phối
Chính sách phân phối của công ty hiện nay chỉ sử dụng duy nhất kênh trực tiếp cũng
làm giảm hiệu quả của kinh doanh. Mặc dù trong ngành xây dựng thì sử dụng kênh trực
tiếp là tốt nhất nhưng công ty cũng nên mở rộng kênh phân phối của mình như phát triển
các kênh gián tiếp nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng trong việc tiếp xúc
đàm phán với công ty:
-

Mở thêm các chi nhánh tại các địa phương.

-

Nâng cao khả năng nắm bắt và làm chủ thông tin thị trường bằng cách xây dựng

đội ngũ chuyên làm nhiệm vụ quan hệ, hợp tác, tìm kiếm thông tin.

-

Mở rộng và duy trì mối quan hệ với các khách hàng cũ. Chú trọng đầu tư cho các
hoạt động chính, thành lập bộ phận marketing, điều tra và tìm hiểu thị trường tiêu
thụ.

Giải pháp về nhân lực
Để đảm bảo có một nguồn nhân lực ổn định cho chiến lược phát triển Công ty đến
năm 2016 thì Công ty Lũng Lô 3 phải luôn chú trọng đến công tác tuyển dụng để lựa
chọn những ứng viên có kỹ năng và trình độ chuyên môn phù hợp, có kinh nghiệm làm
việc, có tâm huyết, có chung chí hướng phát triển với Ban lãnh đạo Công ty, chấp nhận
trả chi phí cao (lương), nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại và phát triển để chuẩn bị cho
những chiến lược trong tương lai. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến công tác đào tạo cho
CBCNV, đặc biệt là đội ngũ CBCNV chủ chốt để tạo lực lượng nhân sự nguồn giúp Ban
lãnh đạo Công ty triển khai hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đầu tư
thuê chuyên gia tư vấn là các giáo sư, tiến sỹ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự
trong và ngoài nước để tư vấn cho Công ty trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực. Ngoài
ra công ty cần có nguồn nhân lực dự trữ để bù đắp cho những biến động nguồn nhân lực
và đáp ứng cho nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó công tác truyền thông nội bộ của Công ty cũng chưa tốt, rất nhiều các
chủ trương, chính sách của công ty chưa được phổ biến tới từng người lao động d ẫn đến
8


sự hiểu lầm, thiếu hợp tác trong công vi ệc c ủa m ột b ộ ph ận CBCNV Công ty. M ặt khác
chế độ phân phối thu nhập chưa thực sự công bằng, ch ế độ khen th ưởng k ỷ lu ật ch ưa
tương xứng hoặc không đúng đối tượng vì v ậy không động viên, khuy ến khích ng ười lao
động phát huy hết năng lực. Vì vậy Công ty cần phải c ải ti ến ch ế độ đãi ng ộ cho ng ười

lao động theo hướng sau:
- Cải tiến việc phân ph ối thu nh ập cho ng ười lao động: Vấn đề quan tâm hàng
đầu của người lao động là vấn thu nhập, vì vậy để động viên thúc đẩy ng ười lao động làm
việc thì Công ty cần phải có chế độ phân phối thu nhập hợp lý, trong đó:
+ Thu nhập của người lao động phải t ăng dần theo t ừng n ăm và đảm b ảo bù đắp
được mức độ trượt giá của hàng hóa tiêu dùng và t ốc độ l ạm phát trên th ị tr ường. M ặt
khác thu nhập của Công ty phải cao h ơn m ức thu nh ập trung bình c ủa các Công ty cùng
quy mô, cùng ngành nghề để tránh hiện tượng chảy máu ch ất xám đồng th ời thu hút nhân
tài từ các đối thủ cạnh tranh.
+ Quy chế phân phối thu nhập phải được xây d ựng d ựa trên tiêu chí k ết qu ả hoàn
thành công việc của người lao động, h ệ số ch ức danh, h ệ s ố trách nhi ệm… đảm b ảo công
bằng để người lao động nâng cao tinh thần trách nhi ệm, t ự giác và phát huy h ết n ăng l ực.
- Xây dựng chế độ khen th ưởng và k ỷ lu ật h ợp lý: Bao gồm việc khen thưởng
xứng đáng cho những cá nhân, tập th ể đạt thành tích cao, có nh ững sáng ki ến mang l ại l ợi
ích cho công ty,khen thưởng theo t ừng s ự v ụ và đánh giá khen th ưởng quý, n ăm… nh ằm
động viên, khuyến khích cán b ộ công nhân viên Công ty phát huy n ăng l ực c ủa mình
trong công việc.
- Xây dựng môi trường làm vi ệc t ốt: Môi trường làm việc ngày càng tr ở lên quan
trọng đối và là một trong hai yếu t ố quan tr ọng nh ất quy ết định s ự g ắn bó, n ăng su ất, ch ất
lượng và hiệu quả làm việc của người lao động đối v ới doanh nghi ệp (cùng v ới y ếu t ố v ề
tiền lương). Do đó, việc xây dựng môi trường làm vi ệc chuyên nghi ệp c ần ph ải đặt lên ưu

9


tiên hàng đầu trong chiến lược c ủa Công ty. Bên c ạnh nh ững vi ệc đã làm được trong quá
trình xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp nh ư: đi làm đúng gi ờ, may đồng ph ục,
trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công vi ệc, xây d ựng tinh th ần đoàn k ết gi ữa
người lao động… Công ty cần thực hi ện các công vi ệc sau:
+ Xây dựng bầu không khí làm việc thân thi ện, gần g ũi gi ữa lãnh đạo v ới nhân

viên, giữa các phòng ban và gi ữa nh ững ng ười lao động. Đồng th ời t ạo đi ều ki ện cho
người lao động chia sẻ tâm tư, nguy ện v ọng c ủa mình nh ằm t ạo t ư t ưởng tho ải mái nh ất,
phát huy tối đa năng lực của bản thân.
+ Xây dựng môi trường làm vi ệc cạnh tranh lành m ạnh t ạo động l ực phát tri ển
bằng cách năng cao năng lực làm vi ệc c ủa m ỗi cán b ộ công nhân viên.
- Đảm bảo các chế độ cho người lao động: Công ty cần chú trọng đến các chế độ
cho người lao động như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các ch ế độ ph ụ c ấp rõ ràng…
Giải pháp phát triển công nghệ
Tăng nhanh cơ giới hóa thi công đường hầm: đầu tư các máy móc, thiết bị hiện đại
phục vụ thi công đường hầm, cụ thể: đầu tư đồng bộ hàng loạt máy móc thiết bị thi công
hiện đại được chế tạo bởi các hãng nổi tiếng của các nước G7 như: Atlass Copco - Th ụy
Điển, TamRock - Phần Lan, Volvo, Caterpiler… áp dụng công nghệ đào hầm theo
phương pháp hiện đại nhất thế giới như NATM của Áo, công nghệ khoan toàn tiết diện
TBM …
- Tăng cường nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật thi công mới: Ứng dụng kỹ thuật mới

thi công đường hầm có tác dụng rất rõ ràng trong việc nâng cao chất lượng thi công và
đẩy nhanh tiến độ thi công như dùng vật liệu hợp kim tốt làm mũi khoan, cải tiến hình
dáng mũi khoan để tăng nhanh tốc độ khoan lỗ; nghiên cứu thiết kế nổ phá tối ưu, dung
máy tính khống chế khoan lỗ, nâng cao năng lực khoan lỗ nổ phá theo chương trình máy
tính…

10


- Tăng cường hiện đại hóa thi công đường hầm: Nghiên cứu áp dụng các phương

thức ứng dụng quản lý hiện đại hóa thi công đường hầm có thể phát huy hiệu suất cơ giới,
bảo đảm chất lượng công trình và an toàn thi công đến mức tối đa.
Giải pháp về tài chính

Công ty cần thực hiện một số giải pháp để nâng cao năng lực tài chính như sau:
- Giảm thiểu giá trị hàng tồn kho: Công ty cần tập trung vào công tác nghiệm thu
thanh toán trong cuối quý III và đầu quý IV hàng năm, tránh để tình trạng dồn dập vào
cuối năm như các năm qua đã qua gây nên sức ép và sự thiếu hụt về vốn thanh toán cho
nhà cung cấp và ngân hàng.
+ Không để tình trạng thi công, bàn giao xong mà vẫn chưa được duyệt nghiệm
thu do phát sinh ngoài thiết kế.
+ Định kỳ cần có các cuộc họp từng cấp kiểm điểm công tác nghiệm thu thanh
toán và thu hồi công nợ, ra biện pháp cho kỳ tiếp theo.
- Cải thiện khâu thu hồi công nợ: Để sớm thu hồi vốn thì cần phải thực hiện chuẩn
xác công đoạn bàn giao, nghiệm thu đưa vào sử dụng, làm hồ sơ thanh toán đến đâu khép
kín đến đấy kể cả Chủ đầu tư cho nợ hồ sơ.
- Tăng vốn điều lệ: Hiện nay vốn điều lệ của Công ty là 30 tỷ so với các công ty
khác cùng hoạt động trong ngành thì số vốn điều lệ của Công ty chỉ ở mức độ trung bình.
Trong thời gian tới đây khi thực hiện các dự án lớn, để đảm bảo tính thanh khoản, ngay
trong năm 2013 Công ty cần phải tăng vốn điều lệ bằng cách: Đề nghị Tổng Công ty
Lũng Lô (công ty mẹ) cho phép tăng vốn và cấp bổ sung vốn điều lệ.
Giải pháp về quản trị chất lượng dịch vụ
- Quản trị nguồn cung ứng nguyên vật liệu: Thời gian vừa qua do tác động của
cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, giá nguyên vật liệu lên xuống
thất thường kèm theo tỷ giá ngoại tệ tăng cao nên ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh
doanh cũng như làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty do vật liệu chiếm đến trên 60%
giá thành sản phẩm của đơn vị. Do vậy giải pháp đưa ra là:
+ Với số lượng các nhà cung cấp vật liệu Sắt, thép, Xi măng tương đối nhiều trên
thị trường: cần thương thảo với các nhà cung cấp để mua nguyên vật liệu với giá rẻ nhất.
11


+ Xây dựng kế hoạch ngân quỹ sát với thực tế để có kế hoạch mua nguyên vật liệu
đáp ứng yêu cầu sản xuất. Xây dựng kế hoạch ngân quỹ phải bắt đầu từ xây dựng kế

hoạch tiêu thụ sản phẩm từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch nguyên vật liệu phù
hợp.
-

Tiết giảm vật liệu hao hụt định mức nguyên vật liệu trong quá trình thi công.

-

Tiết giảm chi phí nhân công.

-

Sử dụng công nghệ mới trong thi công đường hầm thuỷ điện và đường hầm giao
thông

KẾT LUẬN
Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi doanh
nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường có nhiều cơ hội song cũng không ít những thách
thức, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh muốn tồn tại và phát triển thì cần phải
vạch ra cho mình một hướng đi thích hợp với sự cạnh tranh gay gắt trong cơ chế thị
trường. Hướng đi chính là chiến lược phát triển cho công ty.
Hiện tại và trong tương lai, Công ty Lũng Lô 3 sẽ ngày càng có thêm nhiều hơn
nữa các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh trên thị trường. Từ việc xây dựng và lựa
chọn chiến lược kinh doanh tối ưu, Công ty sẽ đề ra được các giải pháp phù hợp nhằm
không ngừng củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, tận dụng tốt những lợi
thế sẵn có trước các đối thủ cạnh tranh hiện tại cũng như các đối thủ tiềm năng để xây
dựng và phát triển Công ty ngày càng vững mạnh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Website của Công ty TNHH MTV Lũng Lô 3.

2. Nguyễn Thế Phùng, Giáo trình Thi công hầm, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
3. Nguyễn Quốc Hùng, Giáo trình Đường hầm và Metro, Nhà xuất bản thống kê, Hà
Nội.
4. Đại học pgsm (2014), Giáo trình Quản trị chiến lược.
12


5. Lê Thế Giới (2009), Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

13



×