Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Quản trị văn hóa doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.51 KB, 9 trang )

Quản trị văn hóa Doanh nghiệp

Xác định 3 khía cạnh quan trọng nhất trong việc xác định văn hóa doanh nghiệp
+ Đầu tiên chúng ta phải hiểu được văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa là gì ?
- Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa
bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư
tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện…
Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa.
- UNESCO lại có một định nghĩa khác về Văn hóa: “ Văn hóa phản ánh và thể hện
một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của
mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại,
qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thông,
thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của
mình”
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
- Văn hoá doanh nghiệp là một hệ thống của các giá trị do doanh nghiệp sáng tạo và
tích lũy qua quá trình hoạt động kinh doanh, trong mối quan hệ với môi trường xã hội
và tự nhiên của mình.
1


- VHDN là tổng thể các truyền thống, các cấu trúc và bí quyết kinh doanh xác lập qui
tắc ứng xử của một doanh nghiệp;
- VHDN là toàn bộ phương thức kinh doanh, quản lý điều hành kinh doanh, phong cách
ứng xử trong quan hệ với đối tác và trong nội bộ doanh nghiệp;
- VHDN là những qui tắc ứng xử bất thành văn, là lực lượng vô hình trở thành qui định
của pháp luật, nhưng được các chủ thể tham gia thị trường hiểu và chấp nhận.
- Văn hóa doanh nghiệp là “ tính cách” của một tổ chức, góp phần tạo nên sự khác
biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh
nghiệp


Mọi tổ chức đều có văn hóa và những giá trị độc đáo riêng của nó. Hầu hết các tổ
chức đều không tự ý thức là phải cố gắng để tạo ra một nền văn hóa nhất định của
mình. Văn hóa của một tổ chức thường được tạo ra một cách vô thức, dựa trên những
tiêu chuẩn của những người điều hành đứng đầu hay những người sáng lập ra tổ chức
đó.
E.Heriôt từng nói: "Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi - cái đó là
văn hoá". Ðiều đó khẳng định rằng, văn hoá doanh nghiệp (VHDN) là một giá trị tinh
thần và hơn thế nữa, là một tài sản vô hình của DN. Nó là toàn bộ các giá trị văn hoá
được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một DN (hay một tổ
chức), trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, thể hiện trong các hoạt động của
DN ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi ứng xử của mọi thành viên của DN.
Theo TS Ðỗ Minh Cương - Trường Ðại học Thương mại Hà Nội: "Văn hoá doanh
nghiệp (văn hoá công ty) là một dạng của văn hoá tổ chức bao gồm những giá trị,
2


những nhân tố văn hoá mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tạo
nên cái bản sắc của doanh nghiệp và tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả
các thành viên của nó
+ Những biểu hiện của Văn hóa doanh nghiệp:
Một công ty có một môi trường văn hóa luôn luôn chứa đựng:
- Một tầm nhìn rõ ràng
- Một sứ mệnh và nhiệm vụ cụ thể
- Kiên định trong mục tiêu
- Mạnh mẽ trong lãnh đạo
- Tuyển những người tài giỏi
- Tự do trong hợp tác
- Quyền lực được chia sẻ
- Mục tiêu là khách hàng
- Ý tưởng được xem xét

- Cải tiến được ủng hộ
- Thành công được ghi nhận
3 khía cạnh quan trọng nhất:
1- Một tầm nhìn rõ ràng

3


Muốn trở thành một doanh nhân thành đạt trong kinh doanh, bạn luôn phải đặt ra cho
mình những câu hỏi khó về mục tiêu của chính mình trong ý tưởng kinh cũng như xem
xét tiến độ công việc hiện tại của doanh nghiệp mình có đạt được mục tiêu đó không. Tìm
ra được khả năng ứng biến theo điều kiện thị trường cũng là yếu tố vô cùng cần thiết để
doanh nghiệp có thể tiến xa.
Mỗi doanh nhân cần phải ghi nhớ rằng không bao giờ có hai doanh nghiệp cùng đi chung
một con đường. Do đó bạn không thể trông đợi vào những công thức thành công sẵn có
và rồi bạn đưa ra nó ra áp dụng vào những lựa chọn liên quan tới doanh nghiệp của mình.
Một quyết định đúng đắn với doanh nghiệp này có thể sẽ trở thành tai họa khi áp dụng
vào doanh nghiệp khác.
2- Mạnh mẽ trong lãnh đạo

-Để là một lãnh đạo mạnh mẽ cần có các tố chất khác nhau. Nhưng tố chất nổi bật nhất có
lẽ là ý chí đương đầu thử thách. Một nhà lãnh đạo mạnh mẽ khi gặp khó khăn không chùn
bước mà nghĩ đó chính là bước chuẩn bị cho sự phát triển trong tương lai. Nhiều lãnh đạo
đã thành công với tinh thần và ý chí đằng sau sự khó khăn lớn là một cơ hội lớn để đưa
doanh nghiệp vượt khó. Nếu người lãnh đạo đầu hàng hoàn cảnh khó khăn và cam chịu
4


thì sự phát triển của họ cũng dừng ở đó và doanh nghiệp không lớn thêm được nữa.
Trong giới doanh nhân Nhật, không ai không biết Matsushita Konosuke, người sáng lập

ra Công ty Matsushita Electric, tiền thân của Tập đoàn Panasonic. Sau Thế chiến thứ hai,
nhà máy sản xuất bóng đèn của Matsushita bị tàn phá. Ngày hội ngộ, mọi người nhìn
nhau lắc đầu và bỏ đi tìm việc mới. Riêng Matsushita ngày đêm không nghỉ, thu lượm
mảnh vỡ máy móc trong hoang tàn để nhân viên sửa chữa, đi vào sản xuất trở lại. Ông đã
thuyết phục được đồng nghiệp ở lại, dấn thân vào một thử thách mới để rồi xây dựng nên
một tập đoàn lớn mạnh như hiện nay.
-Sức mạnh của một đội bóng phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh của người lãnh đạo, dẫn
dắt lối chơi. Một đội bóng hay một doanh nghiệp đều như vậy. Chừng nào người lãnh đạo
không nâng tầm của mình thì tổ chức và nhân viên trong đó sẽ không thể nào vượt lên
được. Vì vậy với một lãnh đạo mạnh mẽ, nhân viên cũng sẽ được học hỏi và trải nghiệm,
được kéo đi theo dòng chảy mạnh mẽ và sẽ trở thành những nhân viên mạnh mẽ. Do đó,
tìm ra những nhà lãnh đạo mạnh mẽ rồi bồi dưỡng phát triển chính là sứ mệnh tối quan
trọng để doanh nghiệp có thể đối đầu với nghịch cảnh như hiện nay.
Do vậy, doanh nghiệp phải xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp, nhưng trên cả
là cần đào tạo một lãnh đạo mạnh mẽ. Đây không phải là việc có thể thực hiện được trong
ngày một ngày hai. Doanh nghiệp cần làm ngay từ bây giờ, phải tập trung vào con người,
tìm kiếm và phát huy điểm mạnh của nhân viên, luôn nhiệt huyết trong việc đào tạo các
lãnh đạo giỏi càng nhiều càng tốt. Khi khó khăn mà cắt giảm nhân sự chưa hẳn đã là điều
tốt. Thay vào đó cần chuẩn bị tạo ra nhiều nhà lãnh đạo mạnh mẽ, làm nòng cốt cho một
tập thể mạnh mẽ. Được như vậy là coi như đã xây dựng được một mô hình quản trị có
khả năng chiến thắng nghịch cảnh.
3- Tuyển những người tài giỏi
Nguồn nhân lực là tài sản quý giá và quan trọng của doanh nghiệp, đặc biệt là những
người tài lại càng cần được đề cao hơn nữa bởi vì thiếu họ, không một doanh nghiệp nào

5


có thể tồn tại và phát triển. Tuy nhiên ngay cả khi một số doanh nghiệp Việt có được đội
ngũ nhân lực dồi dào, rất nhiều bài toán khác lại đặt ra cho các nhà quản lý

Hầu hết mọi người đều khẳng định nhân viên giỏi trong một doanh nghiệp là những
cá nhân làm việc gắn lợi ích cá nhân với lợi ích của tập thể, đề cao giá trị chung của
doanh nghiệp. Họ làm việc luôn có sự cân nhắc công việc với các quan hệ xã hội, làm
việc với lòng tự trọng và có nhu cầu khẳng định tài năng rất lớn. Và họ là những người đề
cao sự logic, khoa học, không chấp nhận những điều áp đặt vô lý.
Một doanh nghiệp có những con người làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, luôn
hướng đến những mục đích cao đẹp thì tương lai của doanh nghiệp sẽ rất phát triển bởi có
nội lực mạnh là đội ngũ nhân viên giỏi có Tâm và có Tài.
Đội ngũ nhân viên giỏi tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp: Nguồn nhân lực cùng với
vốn là hai nhân tố nhất thiết phải có khi quyết định thành lập một doanh nghiệp. Nguồn
vốn tài chính giúp công ty bảo đảm bộ mặt bên ngoài của tổ chức nhưng nguồn nhân lực
đóng vai trò quan trọng quyết định sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp bởi đó chính
là Thế và Lực của doanh nghiệp đó.
Nhân viên giỏi chi phối đến sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp bởi họ tác động trực
tiếp đến hoạt động thực thi chiến lược kinh doanh của tổ chức. Chiến lược kinh doanh là
yếu tố then chốt của kinh doanh thành công. Có chiến lược đúng đắn thì khả năng thành
công đã là 50%. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp Viêt Nam gần đây đang lâm vào tình
trạng khủng hoảng về chiến lược kinh doanh bởi có một thực trạng là tỷ lệ nhân viên giỏi
xin thôi việc ở công ty để sang làm cho doanh nghiệp nước ngoài đang có xu hướng gia
tăng. Thực trạng này kéo dài sẽ làm giảm sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
Nam nghiêm trọng bởi khi nguồn tài sản nhân lực bị mất đi thì doanh nghiệp đó mất đi
nguồn chất xám to lớn. Doanh nghiệp sẽ không thể đưa ra được các chiến lược kinh
doanh. Một khi doanh nghiệp không còn khả năng đề ra chiến lược kinh doanh hiệu quả
thì tất yếu sẽ không thể vượt qua được những doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh tốt
bởi Thế và Lực của họ mạnh hơn. Và kinh doanh sẽ thất bại là hậu quả tất yếu
6


Câu 2
Những nguyên tắc căn bản nhất trong giao tiếp đa văn hóa

1-Với mỗi 1 người nước ngoài trước khi giao tiếp chúng ta phải biết được 1 vài nét văn
hóa chủ yếu của họ qua đó làm tăng hiệu quả trong giao tiếp. Ví dụ:
+ Văn hóa Nhật Bản
- Coi trọng lễ phép xã giao và các nghi lễ trong cuộc sống
- Ý thức cao về tập thể và cộng đồng
- Chú trọng cách ăn mặc và hình thức bề ngoài
- Rất chi tiết và nhẫn nại trong công việc
- Cảm nhận cao về văn hóa và nghệ thuật
- Thường ăn uống ở nhà hàng, thích nếm thử các món ăn khác lạ
- Kính trọng người lớn tuổi, thường dành cho họ quyền quyết định
- Phụ nữ chỉ có vai trò phụ trong các công việc hành chính
- Thích sự mềm mỏng. Tránh tranh luận và từ chối trực tiếp, thường dùng từ ngữ trung
gian để thể hiện ý định của mình
+ Văn hóa Pháp
- Coi trọng văn hóa trong việc tiếp xúc và trang phục bề ngoài
- Coi trọng cách dùng ngôn ngữ
- Cảm nhận cao về thẩm mỹ, văn hóa và nghệ thuật
- Thích ăn ngon, phục vụ đúng qui cách
- Rượu vang là thức uống không thể thiếu trong mọi bữa ăn và tiếp khách tại nhà
- Thích trật tự và nề nếp
- Khá kiểu cách trong giao tiếp ban đầu nhưng thích sự chân thành và bền vững
- Dành ưu tiên cho người lớn tuổi và phụ nữ
- Thích nuôi thú vật cưng và quan tâm đến môi trường
+ Văn hóa Anh
7


- Rất truyền thống trong giao tiếp và nghi lễ, đôi khi mang tính bảo thủ
- Coi trọng nguồn gốc gia đình và địa vị xã hội
- Thường dùng ngôn ngữ chuẩn xác

- Thích ăn mặc trang nhã, không cầu kì nổi bật
- Không nói chuyện về bản thân
- Không thích chuyện vô bổ, nhưng rất thích tranh luận các nội dung nghiêm túc
- Thích hài hước, nhưng không châm biếm người khác
- Thích sinh hoạt trong các câu lạc bộ và kết bạn với người cùng sở thích
- Tôn trọng người khác, không tạo ra không khí thân mật quá trớn với người mới quen
2- Hãy luôn nghĩ rằng sự hiểu nhầm trong giao tiếp đa văn hoá là chuyện xảy ra thường
xuyên.
3- Hãy cố gắng học những phong tục tập quán riêng của từng dân tộc, hiểu và thông cảm
cho sự tồn tại của những cá nhân khác nhau trong một nhóm người.
4- Đừng khái quát hóa về một cá nhân chỉ bởi vì nền văn hoá riêng của họ. Có rất nhiều
sự tồn tại của những cá nhân khác nhau trong một tập thể.
5-Tránh những vấn đề nhạy cảm hoặc những điều ngớ ngẩn như sự chế giễu tôn giáo,
các thành ngữ về giới tính, phân biệt chủng tộc, những cử chỉ không phù hợp, sự phân
công nhiệm vụ một cách rập khuôn. Tránh hỏi về tuổi tác và tình trạng hôn nhân của
người nước ngoài
6-Hãy luôn nói câu” Chúng ta ở đây cùng nhau” để thể hiện sự tin tưởng và cổ vũ tinh
thần đoàn kết và hợp tác.
7-Phản ứng với hoàn cảnh và nội dung của nhiệm vụ và ngôn từ của một người hơn là sự
thúc đẩy giả định.
8-Không phân theo giọng nói, trọng âm, ngữ pháp hay bề ngoài của một người, hãy đánh
giá phẩm chất qua những phát ngôn và hành động.
9- Có ý thức tìm kiếm những mối quan hệ và thách thức đa văn hoá mới

8


Tài liệu tham khảo
1-Quản lý xuyên văn hóa ,Charlene M.Solomon,MichealS.Schell,2009
3-

4-
5- />
9



×