Tải bản đầy đủ (.doc) (155 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1018.38 KB, 155 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NGOAN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NGOAN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG

Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 60-62-01-16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Ngọc Lan

Thái Nguyên, năm 2015




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và hoàn toàn chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phương Ngoan


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời
cảm ơn đến người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn, các Thầy Cô thuộc bộ phận quản lý sau đại học trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn UBND huyện Yên Sơn; UBND các xã: Lang Quán, Thắng Quân,
Tứ Quận - huyện Yên Sơn và các hộ gia đình ở 3 xã trên đã cung cấp số liệu thực tế
và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia
đình, người thân đã động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Phương Ngoan


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... vii DANH
MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii MỞ ĐẦU
....................................................................................................................1
1.
Tính
cấp
thiết
của
..........................................................................................1

đề

2.
Mục
tiêu
cứu................................................................................................3

tài
nghiên


2.1.
Mục
chung.....................................................................................................3

tiêu

2.2.
Mục
tiêu
cụ
.....................................................................................................3

thể

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
3.1.
Đối
tượng
cứu...........................................................................................3

nghiên

3.2.
Phạm
vi
cứu..............................................................................................3

nghiên

4.

Ý
nghĩa
của
tài....................................................................................................4

đề

4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................4
4.2.
Ý
nghĩa
thực
..................................................................................................4

tiễn

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................5
1.1.

sở
khoa
học
....................................................................................5
1.1.1.
Khái
niệm
về
phát
....................................................................5


của
triển

đề

tài

nông

thôn

1.1.2. Khái niệm về nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới ...............................5
1.1.2.1.
Khái
niệm
nông
..............................................................................5

thôn

mới


4

1.1.2.2.
Nội
dung
xây
................................................................6

1.1.3.
Nguồn
gốc
động
mới................................................12

dựng
lực

1.1.3.1.
Động
lực
từ
công
.................................................12

nông

xây

nghiệp

1.1.3.2.
Động
lực
từ
nông
.............................................................13

hóa

dân

dựng


thôn

mới

nông

thôn

đô

phi

thị

nông

hóa
hóa

1.1.3.3. Động lực từ các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và các tổ
chức
hợp
.......................................................................................................................13
1.1.4.
Nguyên

tắc
thực
..............................................14

hiện

xây

dựng

nông

thôn

tác
mới


5

1.1.5. Các bước xây dựng nông thôn mới .................................................................15
1.2. Một số kết quả nghiên cứu về xây dựng mô hình nông thôn mới trong và
ngoài nước
.................................................................................................................15
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ...........................................................................15
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước .............................................................................16
1.2.2.1. Thành tựu của quá trình phát triển nông thôn
..............................................16
1.2.2.2. Nghiên cứu về các mô hình phát triển nông thôn mới ở Việt Nam .............19
1.3. Một số kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới ..............................................21

1.3.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới từ các nước trên thế giới ...................21
1.3.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam .............................................22
1.4. Xây dựng nông thôn mới ở Tuyên Quang .........................................................24
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................28
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................28
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................28
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................28
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................28
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................28
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................28
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin
......................................................................28
2.4.2. Phương pháp phân tích....................................................................................29
2.4.2.1. Phương pháp thống kê mô tả........................................................................29
2.4.2.2. Phương pháp thống kê so sánh.....................................................................29
2.4.2.3. Phương pháp chuyên gia ..............................................................................29
2.4.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin ......................................................30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................31
3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Yên Sơn .............................................31
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
.....................................................31


6

3.1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................31
3.1.1.2. Điều kiện địa hình, khí hậu, thủy văn ..........................................................31
3.1.1.3. Các nguồn tài nguyên ...................................................................................32



7

3.1.2. Thực trạng về kinh tế - xã hội .........................................................................33
3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động .......................................................................33
3.1.2.2. Tình hình kinh tế của huyện Yên Sơn..........................................................35
3.1.2.3. Đặc điểm về cơ sở hạ tầng ...........................................................................36
3.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Sơn.....................................39
3.2.1. Chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại
huyện Yên Sơn
..........................................................................................................39
3.2.2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành ............................................................40
3.2.3. Công tác tuyên truyền, vận động
....................................................................41
3.2.4. Xây dựng và thực hiện Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020
.......................................................42
3.2.5. Kết quả bước đầu tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015 .................................42
3.2.6. Nhận thức của cán bộ và người dân về xây dựng nông thôn mới...................56
3.2.6.1. Nhận thức và hoạt động của cán bộ cấp cơ sở về nông thôn
mới................56
3.2.6.2. Nhận thức và hoạt động của người dân về xây dựng nông thôn mới ..........57
3.3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc thực hiện xây
dựng NTM trên địa bàn huyện Yên Sơn
...................................................................63
3.3.1. Điểm mạnh
......................................................................................................63
3.3.2. Điểm yếu .........................................................................................................64
3.3.3. Cơ hội ..............................................................................................................65
3.3.4. Thách thức

.......................................................................................................65
3.4. Các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện
Yên Sơn trong những năm tới ...................................................................................66


8

3.4.1. Một số giải pháp chung ...................................................................................66
3.4.2. Giải pháp cụ thể nhằm xây dựng nông thôn mới hiệu quả trên địa bàn huyện
Yên Sơn .....................................................................................................................68
3.4.2.1. Về xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội..................................................68
3.4.2.2. Về phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất
.....................................................70
3.4.2.3. Về văn hóa, xã hội, môi trường....................................................................71


9

3.4.2.4. Hệ thống tổ chức chính trị và an ninh trật tự xã hội ....................................73
3.4.3. Giải pháp nâng cao sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn
mới....74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................75
1. Kết luận .................................................................................................................75
2. Kiến nghị ...............................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
II. Tiếng Anh
PHỤ LỤC



vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa

BCĐ

: Ban chỉ đạo

BQ

: Bình quân

HTX

: Hợp tác xã

KHKT

: Khoa học kỹ thuật



: Lao động MT

: Môi trường MTQG
tiêu quốc gia NTM


: Mục
: Nông

thôn mới
PTNT

: Phát triển nông thôn

SX-KD

: Sản xuất - kinh doanh

THCS

: Trung học cơ sở

TT

: Thứ tự

UBND

: Ủy ban nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Yên Sơn (2012-2014)....................32
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Sơn (2012-2014) ..............34
Bảng 3.3. Tình hình kinh tế của huyện qua 3 năm (2012-2014) ..............................35
Bảng 3.4. Chiều dài các loại đường trong hệ thống giao thông huyện Yên Sơn ......37
Bảng 3.5. Cơ sở hạ tầng ngành y tế huyện Yên Sơn.................................................38
Bảng 3.6. Cơ sở hạ tầng ngành giáo dục huyện Yên Sơn .........................................38
Bảng 3.7. Tình hình thực hiện tiêu chí Quy hoạch và thực hiện quy hoạch (Tính đến
hết năm 2014)
..............................................................................................43
Bảng 3.8. Tình hình thực hiện tiêu chí giao thông (Tính đến hết năm 2014 ) .........44
Bảng 3.9. Tình hình thực hiện tiêu chí thủy lợi (Tính đến hết năm 2014) ...............45
Bảng 3.10. Tình hình thực hiện tiêu chí về điện nông thôn (Tính đến hết năm 2014)
..... 46
Bảng 3.11. Tình hình thực hiện tiêu chí nhà ở dân cư (Tính đến hết năm 2014) .....48
Bảng 3.12. Tình hình thực hiện tiêu chí về giáo dục (Tính đến hết năm 2014) .......50
Bảng 3.13. Tình hình thực hiện tiêu chí về Y tế (Tính đến hết năm 2014) ..............51
Bảng 3.14. Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường (Tính đến hết năm 2014) ........52
Bảng 3.15. Tình hình thực hiện tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị (Tính đến hết
năm 2014)
....................................................................................................54
Bảng 3.16. Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí trên toàn huyện (Tính đến hết
năm 2014)
....................................................................................................56
Bảng 3.17. Các kênh tiếp cận thông tin của người dân về xây dựng nông thôn mới
(n=90) ..........................................................................................................57
Bảng 3.18. Sự tham gia của người dân trong tiến trình xây dựng nông thôn mới
(n=90) ..........................................................................................................58
Bảng 3.19. Đánh giá của người người dân về hoạt động xây dựng NTM tại huyện



viii
Yên Sơn (n=90) ...........................................................................................60


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, mặc dù nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta
đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá
cao theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả;
đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm
vị thế cao trên thị trường thế giới. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng
tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục
đổi mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; bộ mặt nhiều vùng
nông thôn thay đổi. Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng
nông thôn ngày càng được cải thiện.
Tuy nhiên sự phát triển này chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của
nước ta. Sự thực là trước đây chúng ta thiên về quan tâm đến sự phát triển của
nông nghiệp với mục tiêu chính là tăng năng xuất của nền nông nghiệp mà
chưa chú trọng đến chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp
cũng như các vấn đề về nông dân và nông thôn, trong khi đó nông thôn không
chỉ là nơi hình thành và lưu giữ nhiều nét bản sắc văn hóa của dân tộc. Ngày nay,
nông thôn vừa là nơi cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng xã hội,
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nông sản hàng hóa cho xuất khẩu, nhân lực
cho các hoạt động kinh tế và đời sống của đô thị, vừa là nơi tiêu thụ hàng hóa do
các nhà máy ở thành phố sản xuất ra, về nông dân nói chung còn nhiều yếu kém,
tư tưởng lạc hậu, trình độ sản xuất thì yếu kém đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự

phát triển của nông nghiệp, nông thôn nói riêng và sự phát triển của đất nước nói
chung, và cũng chính sự tập trung không đồng đều trong nông nghiệp nông dân và
nông thôn đã làm cho sự phát triển của nước ta chậm lại so với khả năng của
mình, vì vậy Ngày 4/6/2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
800/QĐ-TTg về Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới (NTM) giai đoạn 2010 - 2020 với mục tiêu “Xây dựng nông thôn mới có kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ


2

chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ;
gắn phát triển nông thôn với đô thị theo


3

quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi
trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và
tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ
nghĩa” nhằm tạo nên sự đột phá trên tất các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, môi
trường... phát triển nông thôn bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của dân cư nông thôn.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi với phần lớn dân số sống ở nông thôn,
sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, song nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn nhiều
khó khăn. Thực hiện quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 về việc phê duyệt
Chương trình Mục tiêu Quốc Gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
UBND tỉnh Tuyên Quang đã lập kế hoạch triển khai thực hiện xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010 - 2020.
Xác định Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một

chương trình tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng ở địa
phương. Là thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước để phát triển
khu vực nông thôn. Do đó huyện Yên Sơn đã tiếp nhận và triển khai chương trình
xây dựng nông thôn mới một cách đồng bộ, có sự vào cuộc của cả hệ thống chính
trị và sự tham gia của người dân, giúp người dân nhận thức rõ nhiệm vụ và quyền
lợi của mình trong xây dựng nông thôn mới.
Song cần phải nhận thấy rằng Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng
nông thôn mới nhằm phát triển nông thôn một cách toàn diện về kinh tế, văn hóa,
xã hội, môi trường, hệ thống chính trị cơ sở phù hợp với từng vùng kinh tế - xã
hội khác nhau. Qua thực tiễn triển khai Nghị quyết 26-NQ/TW ở các địa phương và
các xã điểm cho thấy: hầu hết cán bộ cấp xã và đại bộ phận nhân dân đều lúng
túng khi bắt đầu triển khai việc thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Xây dựng nông thôn mới phải theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương và quy hoạch ngành. hưởng ứng phong trào xây dựng nông
thôn mới, huyện Yên Sơn đã và đang tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu
quốc gia về nông thôn mới, bên cạnh những thành tựu đạt được thì huyện Yên
Sơn vẫn có những lúng túng, bất cập trong tiến trình xây dựng nông thôn mới


4

Nhận thấy tầm quan trọng của chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn
mới và thực trạng thực hiện nông thôn mới tại địa phương, chính vì vậy tôi lực chọn
“Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang” làm luận văn nghiên cứu của mình.
2. Mục têu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu, đánh giá thực trạng việc triển khai thực hiện nông thôn mới
trên địa bàn huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp
xây dựng nông thôn mới hiệu quả trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình nông thôn mới và
xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay.
- Đánh giá được thực trạng việc thực hiện xây dựng nông thôn mới của
huyện Yên Sơn - Tuyên Quang
- Đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức ảnh hưởng đến quá
trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nghiên cứu.
Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng nông thôn mới hiệu
quả hơn trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Mô hình nông thôn mới nói chung và mô hình nông thôn mới trên
địa bàn huyện.
- Các đối tượng tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên
Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Luận văn được nghiên cứu tại huyện Yên Sơn, tỉnh
Tuyên Quang.
Phạm vi về thời gian: Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 7/2014 đến
tháng 7/2015.


5

4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tư liệu khoa học hữu ích cho việc nghiên
cứu, tham khảo trong việc giảng dạy, học tập tại các trường, các viện nghiên cứu về
phát triển nông thôn.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tư liệu tốt cho chính quyền địa

phương, các cấp, các ngành của huyện Yên Sơn nói riêng và tỉnh Tuyên Quang nói
chung sử dụng cho việc thực hiện xây dựng chương trình nông thôn mới tại các
xã trên địa bàn tỉnh.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ là cơ sở cho các nhà hoạch định
chính sách, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các Bộ, Ngành có liên quan
xem xét trong việc điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách trong việc huy động
nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại các xã trong cả nước.


6

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Khái niệm về phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiều
quan điểm khác nhau. Theo Ngân hàng thế giới (1975): “Phát triển nông thôn là
một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống về kinh tế và xã hội của một
nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng nông thôn. Nó giúp những người nghèo
nhất trong những người dân sống ở các vùng nông thôn được hưởng lợi ích từ sự
phát triển”.
Phát triển nông thôn có tác động theo nhiều chiều khác nhau. Đây là một
quá trình thu hút mọi người dân tham gia vào các chương trình phát triển, nhằm
mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống của các cư dân nông thôn, đồng thời phát
triển nông thôn là quá trình thực hiện hiện đại hóa nền văn hóa nông thôn nhưng
vẫn bảo tồn được những giá trị truyền thống thông qua việc ứng dụng khoa học
và công nghệ. PTNT là sự phát triển tổng hợp của tất cả các hoạt động có mối liên
hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố vật chất, kinh tế, công nghệ, văn hóa,
xã hội, thể chế và môi trường. Nó không thể tiến hành một cách độc lập mà phải
được đặt trong khuôn khổ của một chiến lược, chương trình phát triển quốc gia. Sự

phát triển của các vùng nông thôn sẽ đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển
kinh tế nói riêng và sự phát triển chung của đất nước.
1.1.2. Khái niệm về nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới
1.1.2.1. Khái niệm nông thôn mới
Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW đưa ra mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới
có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức
sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị
theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí
được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông
thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”[2].


7

Trong quyết định Số 800/QĐ-TTg đưa ra mục tiêu trung về xây dựng mô
hình nông thôn mới: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn
nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn
với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa
dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống
vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã
hội chủ nghĩa”.
Như vậy nông thôn mới trước tiên nó phải là nông thôn không phải là thị tứ,
thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay, có thể khái
quát gọn theo năm nội dung cơ bản sau: (1) làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ
tầng hiện đại; (2) sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; (3) đời
sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; (4) bản sắc văn
hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; (5) xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý
dân chủ.[4]
* Khái niệm xây dựng nông thôn mới:

Từ Quyết định số 491 và Quyết định 800/Q Đ-TTg của Thủ Tướng Chính
phủ thì: Xây dựng nông thôn mới là xây dựng nông thôn đạt 19 tiêu chí của Bộ tiêu
chí quốc gia về Nông thôn mới.
1.1.2.2. Nội dung xây dựng nông thôn mới
* Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Nội dung:
- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu:
+ Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông
nghiệp hàng hóa theo Thông tư 07/2010/TT-BNNPTNT, ngày 08/02/2010 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ theo Thông tư số 31/2009/TT-BXD,
ngày


10/9/2009 của Bộ Xây dựng.

8


9

- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các
khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã theo Thông tư
số 09/2010/TT-BXD, ngày 04/8/2010 và Sổ tay hướng dẫn lập quy hoạch nông thôn
mới của Bộ Xây dựng.
Yêu cầu: Đạt tiêu chí số 01 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
* Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội
Nội dung:
- Về giao thông:

+ Hoàn thiện đường xã, liên xã, đường xã xuống thôn bằng nhựa hóa hoặc bê
tông hóa theo tiêu chuẩn đường ô tô cấp VI được quy định trong TCVN 4054-2005;
+ Hoàn thiện đường trục thôn, xóm được cứng hóa theo tiêu chuẩn 22TCVN
210:1992.
+ Xây dựng đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa, trong đó
phần lớn được cứng hóa theo tiêu chuẩn 22TCVN 210:1992 (hoặc tiêu chuẩn thiết
kế áo đường cứng 22 TCN 223-95);
+ Xây dựng đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại
thuận tiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN 4454/1987 của Bộ xây dựng.
- Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh
hoạt và sản xuất trên địa bàn đáp ứng Quy trình kỹ thuật điện nông thôn năm
2006 (QĐKT - ĐNT-2006).
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa
thể thao trên địa bàn:
+ Xây dựng, hoàn thiện trung tâm văn hóa, thể thao xã (gồm nhà văn hóa
đa năng và sân thể thao phổ thông) đảm bảo theo Quy chuẩn trung tâm văn hóa,
thể thao xã của Bộ văn hóa, thể thao và Du lịch (ban hành kèm theo Quyết
định
2448/QĐ-BVHTTDL, ngày 07/7/2009);
+ Xây dựng, hoàn thiện nhà văn hóa và khu thể thao thôn.
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trên địa
bàn theo Quyết định 370/2002/QĐ-BYT, ngày 07/2/2002 của Bộ Y tế.


10

- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục
trên địa bàn.
+ Hoàn thiện trường mầm non, nhà trẻ có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia
theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 262:2002 và đảm bảo quy định theo

Quyết định số 36/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 16/7/2008 của Bộ Giáo dục về ban hành
Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia;
+ Hoàn thiện trường tiểu học có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia theo tiêu
chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 3978-1984 và đảm bảo quy định theo Quyết định
số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT, ngày 24/10/2005 của Bộ Giáo dục về ban hành Quy chế
chuẩn công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia;
+ Hoàn thiện trường trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia
theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 3978-1984 và đảm bảo quy định theo
Quyết định số 27/2001/QĐ-BGD&ĐT, ngày 05/7/2001 của Bộ Giáo dục về ban
hành Quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
- Xây dựng, hoàn thiện chợ nông thôn đạt chuẩn TCXDVN 361:2000 của Bộ
xây dựng.
- Về bưu điện:
+ Xây dựng điểm phục vụ bưu chính viễn thông (đại lý bưu điện hoặc ki ốt,
bưu cục hoặc điểm bưu điện - văn hóa, thùng thư công cộng, điểm truy nhập
2

dịch vụ bưu chính, viễn thông...) với diện tích tối thiểu 150m ;
+ Xây dựng điểm cung cấp dịch vụ truy nhập Internet ở thôn (đối với
Internet băng rộng (ADSL) theo tiêu chuẩn TCN 68-227:2006 ban hành tại Quyết
định định số 55/2006/QĐ-BBCVT ngày 25/12/2006 của Bộ Bưu chính viễn thông).
- Cải tạo, xây mới xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn:
+ Xây dựng đê hoặc bờ bao chống lũ theo tiêu chuẩn hoàn chỉnh mặt cắt
thiết kế, cứng hóa mặt đê và đường hành lang chân đê, trồng cỏ mái đê, trồng cây
chân đê phía sông, phía biển; cống dưới đê vững chắc, đồng bộ với mặt cắt đê; lử
lý sạt lở đảm bảo ổn định; đảm bảo môi trường xanh sạch đẹp; có ban chỉ huy


11


phòng chống lụt bão xã, có đội quản lý đê nhân dân, đội tuần tra, canh gác đê
trong mùa mưa lũ theo quy định, hoạt động có hiệu quả;


×