Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Những giải pháp thúc đẩy xã hội hoá đầu tư cho giáo dục phổ thông tại tỉnh hà tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.81 KB, 68 trang )

Chuyªn ®Ò thc tËp
Quang Hng KH41A

TrÇn

LỜI NÓI ĐẦU
Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã nêu rõ: “Các vấn đề xã
hội đều phải giải quyết theo tinh thần xã hội hóa. Nhà nước giữ
vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh
nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và tổ chức nước
ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội”.
Giáo dục là những nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát
triển của xã hội, gắn liền với đời sống xã hội, chỉ có sự tham gia
của toàn xã hội mới đảm bảo cho lĩnh vực giáo dục phát triển.
Do đó, việc thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm huy động nhiều
nguồn lực từ các lực lượng xã hội theo phương châm Nhà nước
và nhân dân cùng làm để phát triển sự nghiệp giáo dục là tất yếu
khách quan và cũng là thực hiện quan điểm chiến lược về các
vấn đề xã hội theo đường lối của Đảng và Nhà nước.
Những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 90/CP ngày
21/8/1997 và Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của
Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa các hoạt động
trên lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục, tỉnh Hà Tây đã có nhiều
chủ trương, chính sách để

hoạt động giáo dục từng bước thực

hiện xã hội hóa, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển về chất
lượng, qui mô và cơ sở vật chất, bước đầu đáp ứng được nhu cầu
cơ bản của nhân dân.
Tuy nhiên, trước nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội,


lĩnh vực trên còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế cả về nhận thức
1


Chuyªn ®Ò thc tËp
Quang Hng KH41A

TrÇn

và chính sách thực hiện. Chất lượng giáo dục đào tạo toàn diện
cho học sinh chưa cao, hiệu quả hoạt động giáo dục đào tạo còn
thấp, Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình hình trên là do việc đầu
tư kinh phí để phát triển sự nghiệp giáo dục còn thấp.
Xuất phát từ thực tế trên nên em quyết định lựa chọn
nghiên cứu đề tài: “Những giải pháp thúc đẩy xã hội hoá đầu tư
cho giáo dục phổ thông tại tỉnh Hà Tây” .
Kết cấu của đề tài gồm 3 phần:
+ Chương I:

Sự cần thiết xã hội hoá đầu tư cho giáo dục

+ Chương II: Hiện trạng xã hội hoá đầu tư cho giáo dục
phổ thông tại tỉnh Hà Tây
+ Chương III: Giải pháp thúc đẩy xã hội hoá đầu tư cho
giáo dục phổ thông tại tỉnh Hà Tây
Đây là một bản chuyên đề có tính khoa học cao và logic,
do khả năng và trình độ có hạn nên bài viết không tránh khỏi
những khiếm khuyết. Em rất mong được sự bổ sung, góp ý của
thầy cô và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn của thấy giáo:

Tiến sĩ Phạm Ngọc Linh, người đã trực tiếp giúp đỡ em hoàn
thành chuyên đề này.

2


Chuyªn ®Ò thc tËp
Quang Hng KH41A

TrÇn
CHƯƠNG I

SỰ CẦN THIẾT XÃ HỘI HOÁ ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC

I. GIÁO DỤC VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC TRONG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI
1. Giáo dục và đặc điểm hoạt động giáo dục
1.1 Khái niệm
Nói đến “giáo dục” người ta thường nghĩ ngay đến giáo
dục nhà trường. Đây là cách hiểu hẹp nhất, thực ra nó chỉ là một
loại trong hoạt động giáo dục. Thực ra trong giao tiếp giữa người
với người, trong gia đình, trong công tác .v.v…, người ta từng
giờ từng phút tiếp nhận sự giáo dục của người khác và của xã
hội. Trên thực tế giáo dục là một hoạt động như sau:
Giáo dục là quá trình sản xuất, truyền bá tri thức thông
qua các tổ chức, cơ cầu Nhà nước và dân gian, nhằm mục đích
bồi dưỡng cho người ta các kỹ năng thích ứng xã hôi, thích ứng
cuộc sống.
Theo khái niệm này hoạt động giáo dục có thể chia làm 3
loại:

- Giáo dục nhà trường: gồm giáo dục phổ thông và giáo
dục chuyên nghiệp.

3


Chuyªn ®Ò thc tËp
Quang Hng KH41A

TrÇn

- Giáo dục gia đinh: đây là cơ sở của giáo dục nhà
trường
- Giáo dục xã hội: nó vừa có tác dụng kiểm nghiệm
thành quả của giáo dục nhà trường, vừa là kéo dài và
bổ sung cho giáo dục nhà trường trong xã hội.
Trong các hình thức giáo dục nêu trên thì hình thức giáo
dục trong nhà trường có ý nghĩa hết sức lớn lao. Sự phát triển
của hình thức giáo dục này đã tạo nên hệ thống giáo dục quốc
dân và là điều kiện quan trong nhất để nâng cao chất lượng của
lực lượng lao động.
Theo luật giáo dục Việt Nam( ban hành ngày 02/12/1998),
hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
1. Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo
2. Giáo dục phổ thông có hai bậc học là bậc tiểu học
và bâc trung học; bậc trung học có hai cấp học là
câp trung học cơ sở và cấp trung học phổng thông.
3. Giáo dục nghề nghiệp có trung học chuyên nghiệp
và dạy nghề.
4. Giáo dục đại học đào tạo hai trình độ là trình độ

cao đẳng và trình độ đại học; giáo dục sau đại học
đào tạo hai trình độ là trình độ thạc sĩ và trình độ
tiến sĩ.

4


Chuyªn ®Ò thc tËp
Quang Hng KH41A

TrÇn

1.2. Đặc điểm của hoạt động giáo dục
Dưới giác độ kinh tế học và trong điều kiện của nền kinh
tế thị trường, hoạt động giáo dục - đào tạo được coi là một trong
những lĩnh vực cung cấp hàng hoá dịch vụ công cộng cho xã hội.
Bởi vì sản phẩm của giáo dục là cung cấp các kiến thức và kỹ
năng cho người học, đây là sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu
tiêu dùng có tính chất xã hội. Khi người học được học tập chính
là lúc họ đang được thụ hưởng các hàng hoá công cộng do hoạt
động giáo dục cung cấp, kiến thức của họ được tích luỹ, kỹ năng
của họ được từng bước trau rồi trong quá trình học tập, để cuối
cùng họ có được một năng lực nhất định, trở thành người lao
động có ích cho xã hội sau khi được học tập.
Các dịch vụ do hoạt động giáo dục cung cấp có một số đặc
điểm sau:
Thứ nhất, dịch vụ của hoạt động giáo dục chủ yếu là các
dịch vụ công cộng, chúng phục vụ đồng thời cho nhiều người
cùng sử dụng. Chúng vừa mang tính chất là hàng hoá dịch vụ
công cộng đại chúng, của toàn xã hội, vừa mang tính chất hàng

hoá dịch vụ công cộng của nhóm, cho từng nhóm người nhất
định. Điều này có nghĩa là dịch vụ của hoạt động giáo dục là
hàng hoá công cộng không thuần tuý và có tính chất loại trừ.
Qua đặc điểm này, chúng ta có thể thấy các kiến thức, kỹ
năng… đã được tích luỹ, hệ thống lại và được biên soạn lại thành
giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo… là sảm phẩm

5


Chuyªn ®Ò thc tËp
Quang Hng KH41A

TrÇn

mang tính chất công cộng chung của toàn xã hội (thậm chí của
toàn nhân loại), tất các mọi người đề có quyền tiếp nhận, khai
thác và sử dụng chúng. Với góc độ này thì sản phẩm của lĩnh vực
là hàng hoá dịch vụ công cộng mang tính chất đại chúng, không
thể loại trừ bất cứ một ai muốn sử dụng chúng.
Song, con người nói chúng không thể tự mình tiếp thu
được tất cả các kiến thức, kỹ năng… mà về cơ bản, muốn có
những kiến thức, kỹ năng… nhất định phải trải qua quá trinh học
tập. Nhà trường, thầy cô giáo… sẽ truyền thụ kỹ năng cho người
học. Trong điều kiện như vậy, các kiến thức, kỹ năng… sẽ không
được truyền thụ một cách đồng loạt cho tất cả mọi người, mà chỉ
có một lượng ( nhóm ) người nhất định nào đó được truyền đạt
những kiến thức, kỹ năng. Vì vậy, với góc độ này thì sản phẩm
của hoạt động giáo dục mang tính chất là hàng hoá dịch vụ công
cộng nhóm, chúng bị giới hạn trong những mức độ, điều kiện

nhất định và dành cho một lượng, một nhóm người nhất định
được hưởng thụ chúng.
Với đặc điểm là dịch vụ công cộng nhóm cho phé người ta
hạn chế, loại trừ bớt số lượng người tham gia hưởng thụ các dịch
vụ giáo dục với những biện pháp khác nhau như: thi tuyển chọn,
chế độ học phí .v.v…, với đặc điểm này cho phép hoạt động giáo
dục không chỉ được cung cấp bởi nhà nước mà còn có thể được
cung cấp bởi khu vực tư nhân.
Thư hai, Dưới giác độ tiêu dùng, sản phẩm của hoạt động
giáo dục không những không bị tiêu dùng mất đi, mà ngược lại
6


Chuyªn ®Ò thc tËp
Quang Hng KH41A

TrÇn

chúng luôn được đổi mới, bổ sung. Tri thức kỹ năng của con
người ngày càng được tích luỹ, kế thừa, phát huy, đổi mới và bổ
sung thêm từ thế hệ này sang thế hệ khác, làm cho sảm phẩm của
hoạt động giáo dục ngày càng thêm phong phú. Với ngưới được
truyền thụ các kiến thức và kỹ năng… họ không thể dùng hết
ngay các kiến thức và các kỹ năng đó, mà ngược lại chúng được
vận dụng, ứng dụng… lâu dài trong quá trình lao động sau này
của người được đào tạo. Thậm trí các kiến thức, các kỹ năng ban
đầu được trau rồi, bổ sung, đổi mới từng bước được hoàn thiện
hơn để người lao động ngày càng phat huy năng lực tốt trong
công việc của họ.
Từ những đặc điểm của hoạt động giáo dục trên đây, theo

em có thể rút ra một số nhận xét như sau
Một là, Kho tàng kiến thức và kỹ năng của nhân loại là vô
tận, mỗi người chỉ có thể tiếp thu một lượng nhất định các kiến
thức, kỹ năng thích hợp nào đó tương ứng với khả năng tâm, sinh
lý học của bản thân, các điều kiện kinh tế - xã hội cho phép và
đòi hỏi những năng lực khác mà xã hội đặt ra cho từng người.
Chính vì vậy, xã hội phải có trách nhiệm tổ chức các cơ sở giáo
dục đào tạo tương ứng với nhiều loại bậc học, ngành nghề khác
nhau. Mỗi người căn cứ vào khả năng, điều kiện của bản thân và
nhu cầu của xã hội để lựa chọn bậc học, ngành nghề thích hợp
nhằm mục đích có được năng lực lao động tốt nhất phục vụ cho
xã hội sau khi được học tập.

7


Chuyªn ®Ò thc tËp
Quang Hng KH41A

TrÇn

Hai là, Hoạt động giáo dục vừa đặt cơ sở nền tảng để
người học tiếp thu các kiến thức, kỹ năng... vừa giúp người học
hoàn thiện và phát huy năng lực của mình lâu dài trong quá trình
lao động sản xuất. Đó là quá trình “đào tạo - tự đào tạo - đào
tạo lại” diễn ra một cách thường xuyên và suốt đời đối với người
lao động.
Ba là, Đầu tư các điều kiện cần thiết cho hoạt động giáo
dục có thể nói là trách nhiệm chung của toàn xã hội, nhưng vai
trò chủ đạo phải thuộc về Nhà nước. Việc chăm lo phát triển sự

nghiệp giáo dục là trách nhiệm của xã hội, vì hoạt động giáo dục
tạo ra năng lực cho mỗi thành viên của xã hội. Do đó, “ xã hội
hoá giáo dục - đào tạo " là vấn đề không có gì mới mẻ, đã tồn tại
lâu đời từ trước tới nay. Song, ở đây cần nhận thức rằng Nhà
nước phải giữ vai trò là người chủ đạo. Vì:
- Hoạt động giáo dục - đào tạo đòi hỏi nhiều tiềm lực lớn
về cả con người và về cả vật chất, chỉ có Nhà nước là người có
khả năng và điều kiện tốt nhất để giải quyết vấn đề này.
- Sự chủ đạo của Nhà nước giúp cho hoạt động giáo dục
đào tạo đi đúng định hướng ở tầm vĩ mô mà xã hội mong muốn.
- Nhờ có cơ chế thuế mà Nhà nước có thể thu hồi được chi
phí đầu tư cho hoạt động giáo dục - đào tạo . Thật vậy, với những
hàng hoá dịch vụ công cộng mang tính đại chúng, việc loại trừ
“người ăn không ” là hầu như không thể nếu như họ không có
8


Chuyªn ®Ò thc tËp
Quang Hng KH41A

TrÇn

nghĩa vụ nộp thuế. Còn đối với việc cung cấp các hàng hoá dịch
vụ công cộng nhóm có thể loại trừ được “ người ăn không”, thì tư
nhân cũng có thể làm được. Song nếu như vậy sẽ là quá nặng cho
người học vì phải nộp học phí cao nhằm trang trải đầy đủ chi phí
cho việc học tập , trong khi người học chưa đi làm nên chưa có
thu nhập. Chính vì vậy, giải pháp tốt nhất ở đây là người học nộp
học phí chỉ trang trải một phần chi phí cho giáo dục , phần còn
lại họ “ mắc nợ” và trả sau khi đã đi làm, có thu nhập thông qua

nộp thuế (thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng lao động...) cho
Nhà nước.
Nhà nước là chủ đạo, nhưng không thể phó mặc tất cả cho
Nhà nước, vì nguồn lực của Nhà nước tuy lớn, nhưng cũng rất có
hạn và phải đáp ứng cho mọi lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội,
nên không thể kham nổi tất cả. Hơn nữa tính công bằng, hiệu quả
sẽ bị vi phạm, nhiều người sẽ được “ ăn không”, và tất nhiên sẽ
ảnh hưởng đến lợi ích của người khác.
Bốn là, Nghĩa vụ của người học. Khi người học được học
tập là đang được hưởng các hàng hoá dịch vụ công cộng do hoạt
động giáo dục - đào tạo cung cấp. Được hưởng lợi phải trả tiền
là nguyên lý thông thường của kinh tế học thị trường. Song, ở
đây người học thể hiện sự trả tiền thông qua việc trả học phí,
nhưng học phí chỉ bù đắp một phần chi phí cho giáo dục - đào
tạo, và cũng không nên có chế độ học phí quá cao vì người học
hiện tại chưa tạo ra thu nhập. Sau quá trình học tập, người học
9


Chuyªn ®Ò thc tËp
Quang Hng KH41A

TrÇn

có năng lực làm việc, tạo ra thu nhập, sẽ trích một phần thu nhập
để trả chi phí cho giáo dục - đào tạo (nộp thuế cho Nhà nước,
phụng dưỡng “bố mẹ già yếu ” đã có công nuôi ăn học...).
Năm là, Các cơ sở sử dụng lao động đã được đào tạo phải
có nghĩa vụ trả chi phí cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Xã hội
đào tạo năng lực cho người lao động, các cơ sở sử dụng lao động

khai thác các năng lực đó và thu được các nguồn lợi cho mình.
Vậy thì họ cũng phải có nghĩa vụ trích một phần nguồn lợi (lợi
nhuận) để trang trải chi phí cho hoạt động giáo dục - đào tạo mà
xã hội đã bỏ ra trước đây - Điều này hoàn toàn phù hợp với quy
luật của kinh tế thị trường. Cơ chế tốt nhất để các cơ sở sử dụng
lao động hoàn trả chi phí cho hoạt động giáo dục - đào tạo là nộp
thuế cho Nhà nước (thuế quỹ lương, thuế thu nhập doanh
nghiệp...)
Tóm lại, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoạt động
giáo dục về mặt kinh tế học cũng là một lĩnh vực cung cấp các
hàng hoá dịch vụ công cộng cho xã hội. Do đó, cần phải có
những nhận thức và đối xử đúng đắn để lĩnh vực này cung cấp
các hàng hoá dịch vụ công cộng với chất lượng ngày càng tốt
hơn, thoả mãn nhu cầu của xã hội và đảm bảo phát triển một
cách bền vững.

10


Chuyªn ®Ò thc tËp
Quang Hng KH41A

TrÇn

2. Vai trò của giáo dục trong phát triển kinh tế – xã hội
2.1.Giáo dục với tái sản xuất dân số và việc làm
 Giáo dục với tái sản xuất dân số
Tái sản xuất dân số bao gồm cả mặt số lượng và mặt chất
lượng.Tốc độ tăng dân số và chất lượng dân sô chịu tác động bởi
nhiều yếu tố trong đó tác động của giáo dục là vô cùng quan

trọng.
Khi nhân thức của con người được nâng cao, tuổi lập gia
đình tăng lên và là một nguyên nhân làm mức sinh giảm xuống
và tỷ lệ sinh cũng giảm. Giáo dục có ảnh hưởng đến nhiều mặt
của tính cách, trong trường hợp đối với phụ nữ thì bao gồm cả
thái độ với việc sinh đẻ, nhiều nghiên cứu cho thấy, trình độ học
vấn của phụ nữ có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với sự sinh đẻ của
họ, (phụ nữ càng học nhiều càng có xu hướng đẻ ít con), họ
muốn đẻ ít con hơn để có điều kiện tham gia vào các hoạt động
xã hội, và phát huy được khả năng của minh. Khi trình độ được
nâng cao, quan niệm về con cái cũng khác đi, con người mất dần
quan niệm có con cái để nhờ vả sau này, đó cũng là một nguyên
làm giảm tỷ lệ sinh
Nếu muốn nâng cao chất lượng dân số mà không có giáo
dục thì không thể làm được. Giáo dục là then chốt bảo đảm chất
lượng của dân số, giáo dục có vai trò quan trọng trong việc nâng
cao trí lực của con người. Đồng thời giáo dục còn có ảnh hưởng
trực

tiếp đến sức khoẻ của

con người. Trình độ học vấn làm
11


Chuyªn ®Ò thc tËp
Quang Hng KH41A

TrÇn


thay đổi trong việc vệ sinh phòng bệnh của gia đinh như rửa tay
và uống nước sôi… và việc sử dụng các dich vụ y tế chăm sóc
sức khoẻ và khám chữa bênh. Trình độ học vấn của cha mẹ có
liên quan mật thiết đế sức khoẻ của trẻ em, đặc biệt là người mẹ
càng có học thì tỷ lệ trẻ em sơ sinh chết càng giảm và đứa trẻ
càng khoẻ mạnh.
 Giáo dục với vấn đề việc làm
Vấn đề việc làm là mối quan tâm của tất cả các quốc gia
trên thế giới trong quá trình phát triển. Sức lao động có đầy đủ
việc làm vừa là tiêu chí của một quốc gia phát triển cao, vừa là
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Vấn đề này được quyết đinh
bởi sự tác động tổng hợp của rất nhiều nhân tố, trong đó ảnh
hưởng của giáo dục lá vô cùng mạnh mẽ.
Đào tạo nhân tài về chuyên môn ở các cấp để thoả mãn nhu
cầu của xã hội là nhiệm vụ cơ bản của sự nghiệp giáo dục, cũng
là điều kiện cơ bản bảo đảm cho sức lao động có đầy đủ việc
làm. Vì rằng, xã hội cần có nhân tài ở nhiều tầng, nhiều bậc, vừa
cần có cán bộ quản lý cao cấp, vừa cần có nhân viên kỹ thuật có
trình độ kỹ thuật trung cấp, sơ cấp. Nếu sự nghiệp giáo dục chỉ
theo đuổi việc đào tạo nhân tài chuyên nghiệp đại học hoặc nhân
tài ở một vài chuyên môn nào đó, coi nhẹ việc đào tạo nhân tài
trung, sơ cấp thì sẽ gây ra sự thất nghiệp giả tạo theo cơ cấu
hoặc là hạ thấp nhân tài xuống để sử dụng gây lãng phí chi phí
đào tạo.

12


Chuyªn ®Ò thc tËp
Quang Hng KH41A


TrÇn

Đồng thời sự nghiệp giáo dục còn có một vai trò nữa
không kém phần quan trọng là đổi mới tri thức cho những người
lao động, nếu những người lao động không được đổi mới tri
thức, kỹ năng làm việc thì sẽ gây ra một tình thế “hao mòn vô
hinh” của đội ngũ lao động, khó thích ứng với yêu cầu mới của
sự phát triển kinh tế. Vơi tư cách là biện pháp làm cho người ta
có được kỹ năng chuyên môn, đổi mới tri thức, giáo dục là một
trong nhưng điều kiện cần thiết khiến sức lao động có đầy đủ
việc làm.
2.2. Giáo dục gắn bó chặt chẽ với thu nhập và tiêu dùng
Nói chung mức độ cao, thấp của trình độ học vấn tỷ lệ
thuận với thu nhập tiền bạc của cá nhân. Thu nhập của người lao
động trí óc tương đối cao hơn thu nhập của người lao động chân
tay. Đối với những người lao động có khả năng học hết bậc trung
học và đại học thì họ có cơ hội tìm kiếm những công việc tốt với
mức thu nhập cao hơn những người lao động mới học hết một
phần hoặc hết cấp tiểu học, và mức chênh lệch về tiền lương có
thể đạt cỡ 300 đến 800%.
Tỷ trọng chi phí giáo dục trong tổng chi phí tiêu dùng của
mọi người có thể được thể hiện ở trình độ nhận thức và mức độ
khát khao được giáo dục của mọi người ở các lứa tuổi khác nhau.
Chi tiêu giáo dục thuộc phạm trù chi tiêu cho đời sống tinh thần,
văn hoá, mức chi tiêu của nó tăng theo mức thu nhập của dân cư.
Nói chung khi thu nhập thấp, tỷ trọng chi tiêu cho đời sống vật
chất tương đối lớn. Theo đà nâng cao mức thu nhập, tỷ trọng chi
13



Chuyªn ®Ò thc tËp
Quang Hng KH41A

TrÇn

tiêu cho giáo dục tăng nhanh. Như

vậy, giáo dục là nội dung

quan trọng làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của mọi
người, nhất là trong xã hội phát triển, việc coi trọng giáo dục
làm cho mọi người sẵn lòng đầu tư nhiều hơn vào sự nghiệp giáo
dục.
2.3. Giáo dục có tác động tích cực đến sự nghiệp y tế, văn hoá
thể dục thể thao.
Giáo dục thông qua đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên y
tế chuyên nghiệp, vừa có thể làm cho họ mau chóng nắm vững
các phương pháp trị bệnh, nâng cao tỷ lệ chữa bệnh, lại có thể
làm cho tố chất tu dưỡng của đông đảo cán bộ nhân viên y tế
được nâng cao rộng rãi, có được đạo đức nghề nghiệp tốt đẹp,
cung câp những nhân tài chuyên môn có trình độ cao để đẩy
mạnh sự phát triển của sự nghiệp y tế, bảo vệ sức khoẻ.
Sự nghiệp giáo dục cũng có tác động tương tự như vậy đối
với sự phát triển của thể dục, thể thao. Giáo dục sẽ bồi dưỡng
cho thể thao các huấn luận viên, vận động viên có chuyên môn
và phẩm chất đạo đức tốt.
Giáo dục ngoài vai trò phân tích ở trên còn đóng vai trò
quan trọng trong các lĩnh vực chính trị, văn hóa….Giáo dục
không chỉ tác động tới việc hoàn thiện con người, mà còn có

tác động trực tiếp tới sự phát triển kinh tế xã hội. Giáo dục tạo
ra nguồn nhân lực có học thức, có kỹ năng nghề nghiệp, có
phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân. Vì

14


Chuyên đề thc tập
Quang Hng KH41A

Trần

vy u t cho giỏo dc khụng ch l u t xoỏ úi gim
nghốo m cũn l u t cho s phỏt trin kinh t xó hi.
II. S CN THIT X HI HO U T CHO GIO DC
1. Cỏc ngun vn u t cho giỏo dc
Hot ng giỏo dc - o to cung cp cỏc dch v cng
ging nh lnh vc sn xut vt cht, trong quỏ trỡnh sn xut
ũi hi phi cú cỏc ngun lc u t nht nh hỡnh thnh cỏc
yu t u vo. Trong quỏ trỡnh hot ng cỏc yu t u vo
luụn b tiờu hao, do ú thc hin quỏ trỡnh tỏi sn xut, tỏi
cung cp ũi hi ngun lc phi c b sung v tỏi to, ngun
lc quan trng nht l ngun ti chớnh. Vy ngun ti chớnh c
hỡnh thnh t õu?
Cng nh cỏc hot ng khỏc, ngun ti chớnh ó cung cp
cho giỏo dc - o to mt lc lng vt cht duy trỡ s hot
ng ca ngnh, trờn c s ú m thc hin c cỏc chc nng
nhim v ca mỡnh. T vic xõy dng c s vt cht nh: xõy
dng cỏc trng hc, mua sm mỏy múc thit b, phng tin
lm vic, ging dy, chi cho con ngi... duy trỡ hot ng

ca ngnh.
Trong nhiu nm qua, vi c ch k hoch húa tp trung
bao cp, nn kinh t cn bn da trờn s hu ton dõn v s hu
tp th. Cỏc hot ng xó hi cng ch yu da trờn c s hai
hỡnh thc s hu ú. Tc l Nh nc hu nh c quyn chi
phi mi mt hot ng xó hi nh: y t, giỏo dc, vn húa, th
15


Chuyªn ®Ò thc tËp
Quang Hng KH41A

TrÇn

dục thể thao... xã hội hầu như chỉ có công lập. Nên nguồn tài
chính cung cấp cho các hoạt động này chủ yếu do ngân sách Nhà
nước đảm nhận (từ cấp trung ương đến cấp cơ sở). Đó là một
trong những lý do cơ bản làm cho cơ sơ vật chất ngành giáo dục
xuống cấp và lạc hậu, chất lượng của hoạt động giáo dục giảm
sút, không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của
đất nước.
Từ năm 1986 chúng ta đã thực hiện cải cách kinh tế, chuyển
nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước, Sự đổi mới này cũng bắt nguồn từ nhận
thức của chúng ta về xã hội: Trong quá trình phát triển lịch sử
của loài người vấn đề có tính quy luật là xu hướng ngày càng
tăng tính chất xã hội hóa mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Xã
hội ngày càng phát triển thì tính chất xã hội hóa ngày càng cao,
ngược lại tính chất xã hội hóa càng cao thì xã hội càng có điều

kiện để phát triển.
Bước sang thời kỳ đổi mới, Nhà nước thực hiện chính sách
“Đa phương hóa, đa dạng hóa”, tức là thực hiện các chính sách
mở cửa, tăng cường giao lưu hợp tác với bên ngoài theo tinh
thần Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Kết quả
của các chính sách cải cách kinh tế này đã tạo điều kiện thuận
lợi cho mọi thành phần kinh tế khai thác các tiềm năng về nhân
tài, vật lực và kinh nghiệm quản lý, thúc đẩy nền kinh tế tăng
trưởng, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài và một nguồn viện

16


Chuyªn ®Ò thc tËp
Quang Hng KH41A

TrÇn

trợ đáng kể phục vụ quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội.
Tác động của cải cách kinh tế trong thời gian vừa qua đã
ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động giáo dục. Mở rộng các hình
thức dịch vụ giáo dục - đào tạo: công lập, bán công, dân lập...
cũng từ đó thúc đẩy tính năng động, sáng tạo và kích thích sự cố
gắng của hệ thống giáo dục - đào tạo của Nhà nước trong điều
kiện có cạnh tranh. Cùng với việc cải cách kinh tế, Nhà nước
cũng đã thực hiện cải cách hệ thống giáo dục quốc dân, làm đa
dạng hóa các nguồn tài chính cung cấp cho hoạt động giáo dục đào tạo. Ở thời kỳ này, nguồn tài chính bao gồm:
- Nguồn ngân sách nhà nước.
- Nguồn ngoài ngân sách nhà nước.
Các nguồn tài chính này ngày càng được hoàn thiện, phù

hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và kích thích sự
nghiệp giáo dục - đào tạo và y tế phát triển. Suy cho cùng đầu tư
bằng nguồn tài chính nào thì người dân cũng phải trả các khoản
chi phí đó. Nhưng mỗi nguồn đều có những thế mạnh và hạn chế
nhất định, nên phải sử dụng tổng hợp tất cả các nguồn tài chính
đó.
1.1. Nguồn ngân sách nhà nước.
Trong cơ chế thị trường, ngân sách Nhà nước không còn là
ngân sách của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhưng trong tất cả

17


Chuyªn ®Ò thc tËp
Quang Hng KH41A

TrÇn

các nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động giáo dục thì nguồn
ngân sách Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo và quan trọng nhất,
có tính chất quyết định đối với việc hình thành, mở rộng và phát
triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo. Được thể hiện:
Thứ nhất, chi phát triển văn hoá - xã hội trong đó có sự
nghiệp giáo dục-đào tạo là một trong những nội dung cơ bản nhất
của hoạt động chi ngân sách Nhà nước.
Như ta đã biết, Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục - đào tạo
là: “quốc sách hàng đầu”, vì vậy đầu tư cho hoạt động giáo dụcđào tạo cũng là ưu tiên hàng đầu và tại điều 89 của “ Luật Giáo
dục” đã nêu rõ: “ Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí
ngân sách giáo dục, bảo đảm tỷ lệ ngân sách Nhà nước chi cho
giáo dục tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo

dục”. Bên cạnh đó, nền kinh tế đa thành phần ở nước ta mới
được hình thành và phát triển, trong đó thành phần kinh tế quốc
doanh còn nhỏ bé nên sự đóng góp cho hoạt động giáo dục-đào
tạo còn nhiều hạn chế. Mặt khác, hệ thống trường công của nước
ta còn chiếm tỷ lệ lớn, việc phát triển các trường bán công, dân
lập chưa nhiều, vấn đề “ xã hội hoá sự nghiệp giáo dục-đào tạo ”,
đa dạng hoá các loại hình trường, lớp chưa được phổ biến rộng
rãi, do đó chưa có khả năng thu hút được các nguồn đầu tư khác
cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Chính vì vậy, nguồn đầu tư của
ngân sách Nhà nước trong những năm vừa qua vẫn chiếm ưu thế
trong tổng chi cho sự nghiệp giáo dục- đào tạo, nhằm duy trì và

18


Chuyªn ®Ò thc tËp
Quang Hng KH41A

TrÇn

phát triển hệ thống giáo dục-đào tạo theo định hướng của Đảng,
Nhà nước trong chiến lược phát triển chung của quốc gia.
Thứ hai, đầu tư của ngân sách nhà nước như: xây dựng cơ
sở vật chất, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu...
một mặt tạo điều kiện để tăng về số lượng và từng bước nâng cao
chất lượng giáo dục - đào tạo. Mặt khác, đây cũng là cơ sở ban
đầu để khuyến khích các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội,
các thành phần kinh tế đóng góp nhằm thực hiện phương châm:
“Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo phát triển sự nghiệp giáo
dục - đào tạo”.

Thứ ba, ngân sách nhà nước còn có vai trò điều phối cơ cấu
của mỗi trường cũng như toàn hệ thống.
Thông qua định mức chi ngân sách hàng năm cho sự nghiệp
giáo dục đã góp phần định hướng, sắp xếp cơ cấu mạng lưới
trường trong hệ thống giáo dục quốc dân, cơ sở vật chất của mỗi
trường và toàn hệ thống. Tập trung ngân sách Nhà nước cho
những mục tiêu chương trình quốc gia như: chương trình xóa mù,
xác định hệ thống trường lớp, xây dựng trung tâm đào tạo có
chất lượng cao...
Ngoài ra, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nguồn
vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo
còn có quan hệ mật thiết với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã
hội.

19


Chuyªn ®Ò thc tËp
Quang Hng KH41A

TrÇn

1.2. Nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.
Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, do dân, vì
dân. Do đó, việc quan tâm đến sự nghiệp này là trách nhiệm của
toàn xã hội với định hướng phát triển sự nghiệp giáo dục - đào
tạo, thực hiện xã hội hoá trong giáo dục - đào tạo, đa dạng hoá
các nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo với
phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm ”. Khi sự nghiệp
giáo dục - đào tạo có tính xã hội thì các tổ chức, doanh nghiệp,

cá nhân, gia đình, cộng đồng đều có trách nhiệm quan tâm góp
sức lực, trí tuệ, tiền của để phát triển sự nghiệp giáo dục.
Trong những năm vừa qua, chi ngân sách Nhà nước cho sự
nghiệp giáo dục - đào tạo có xu hướng tăng lên, nhưng vẫn chưa
đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển của sự nghiệp này. Trên thực
tế, việc tăng chi cho sự nghiệp này chủ yếu bằng nguồn ngân
sách Nhà nước đã và đang tỏ ra không còn phù hợp với sự phát
triển đa dạng của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ
chuyển đổi và hội nhập hiện nay. Chính vì lẽ đó, cần phải tích
cực huy động các nguồn lực tài chính ngoài ngân sách Nhà nước
để đầu tư cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo, những nguồn thu này
tuy chưa nhiều, chưa triệt để nhưng cũng đã góp phần đáng kể
vào việc phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở nước ta.
Các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước đầu tư phát triển
sự nghiệp giáo dục - đào tạo bao gồm:

20


Chuyªn ®Ò thc tËp
Quang Hng KH41A

TrÇn

- Nguồn đầu tư của gia đình học sinh. Nguồn gốc của nguồn
này là từ thu nhập của hộ gia đình, trích một phần để chi tiêu
cho việc học tập của con em họ. Nguồn này bao gồm các khoản
sau:
+ Tiền học phí, lệ phí tuyển sinh... của học sinh do gia
đình họ đóng góp (có ưu tiên miễn giảm cho những học sinh

thuộc đối tượng chính sách). Đây là nguồn cơ bản, chiếm tỷ
trọng chủ yếu trong nguồn ngoài ngân sách Nhà nước của các
trường ở nước ta hiện nay.
+ Các khoản tiền mà các gia đình chu cấp cho con, em
họ để chi tiêu phục vụ việc học tập và sinh hoạt hàng ngày gồm:
tiền mua sách vở, tài liệu, phương tiện, đồ dùng học tập, tiền ăn,
ngoài ra còn tiền học thêm tin học, ngoại ngữ...
- Nguồn vốn của các đơn vị kinh tế, các doanh nghiệp tự bỏ
ra để đào tạo cán bộ, công nhân viên của mình.
- Tiền ủng hộ của các cơ quan đơn vị, các doanh nghiệp đầu
tư cho các trường, lớp.
- Tiền tài trợ của các tổ chức quốc tế thông qua các dự án
đào tạo. Đây là nguồn tài chính có ý nghĩa không nhỏ trong phát
triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở nước ta trong những năm
vừa qua.

21


Chuyªn ®Ò thc tËp
Quang Hng KH41A

TrÇn

- Tiền ủng hộ của các tổ chức Việt kiều ở nước ngoài. Hàng
năm đồng bào ta ở nước ngoài ủng hộ hàng trăm suất học bổng
cho học sinh, sinh viên Việt Nam trị giá hàng tỷ đồng.
- Các khoản được tặng biếu cho các trường bằng hiện vật
như: máy vi tính, đồ dùng thí nghiệm, giáo trình, giáo khoa...
của các tổ chức kinh tế, đoàn thể và tổ chức xã hội.

2. Vai trò của xã hội hoá đầu tư cho giáo dục
Nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước được hình thành từ
nhiều nguồn vốn khác nhau, do đó nguồn vốn này có vai trò đặc
biệt quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục - đào
tạo. Và nó được thể hiện ở các mặt sau đây:
Một là , nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước góp phần làm
tăng nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo, và làm
giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong việc chi cho sự
nghiệp giáo dục - đào tạo. Phần lớn ngân sách giáo dục dùng để
chi trả lương cho cán bộ, giáo viên, phần chi cho cơ sở vật chất
và các hoạt động sự nghiệp còn lại quá ít. Vì vậy, nguồn vốn
ngoài ngân sách nhà nước do học sinh đóng góp và được các tổ
chức tài trợ, đóng một phần không nhỏ trong việc nâng cấp và
xây dựng mới cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục - đào tạo,
cải thiện đời sống cán bộ giáo viên và học sinh nhằm đảm bảo
nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Ngoài ra việc các
thành phần, các tổ chức kinh tế và các cá nhân đầu tư vào lĩnh

22


Chuyªn ®Ò thc tËp
Quang Hng KH41A

TrÇn

vực giáo dục - đào tạo cũng sẽ tạo ra những cơ sở vật chất cho
ngành giáo dục mà nhà nước không phải bỏ tiền ra để đầu tư.
Hai là, xã hội hoá đầu tư cho giáo dục có vai trò quan
trọng trong việc phát triển nhiều loại hình trường lớp, như bán

công, dân lâp, tư thục. Các loại hình trường lớp này được mở ra
góp phần làm giảm sự quá tải cho các trường công lập
Ba là, thực hiện xã hội hoá đầu tư cho sự nghiệp giáo dục
đào tạo là thực hiện quan điểm “ xã hội hoá sự nghiệp giáo dục đào tạo” của đảng và nhà nước, là giải pháp quan trọng để thực
hiện chính sách công bằng xã hội trong chiến lược phát triển
kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước. Công bằng xã hội không
chỉ biểu hiện về mặt hưởng thụ, tức là người dân được xã hội và
nhà nước chăm lo, mà còn biểu hiện cả về mặt người dân đóng
góp, cống hiến cho xã hội theo khả năng thực tế của từng người,
từng địa phương.
Bốn là, xã hội hoá đầu tư cho giáo dục giúp cho ngành
Giáo dục - Đào phát huy tính năng động của mình trong việc huy
động các nguồn tài chính đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo.
Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn rất nhỏ bé và phải
chi cho nhiều lĩnh vực của nền kinh tế – xã hội, thì việc huy
động mọi tầng lớp nhân dân, tổ chức kinh tế – xã hội, doanh
nghiệp đầu tư cho giáo dục - đào tạo là một biện pháp quan trọng

23


Chuyªn ®Ò thc tËp
Quang Hng KH41A

TrÇn

để phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay cũng như sau này

CHƯƠNG II

HIỆN TRẠNG XÃ HỘI HOÁ ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC PHỔ
THÔNG TẠI TỈNH HÀ TÂY

24


Chuyªn ®Ò thc tËp
Quang Hng KH41A

TrÇn

I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIỆN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HÀ
TÂY.
1. Điều kiện tự nhiên , dân cư của tỉnh Hà Tây
1.1. Điều kiện tự nhiên
Hà Tây là tỉnh thuộc châu thổ sông Hồng bao bọc phía Tây
và Nam thủ đô Hà Nội. Hà Tây có 12 huyện, 2 thị xã với 325 xã,
phường, thị trấn. Diện tích tự nhiên khoảng 2.192 Km 2 , dân số
2,39 triệu người. Địa hình chia làm hai vùng khác nhau: Địa hình
đồng bằng tập trung ở phía đông gồm 8 huyện thị xã với tổng
diện tích là 1.488 km 2 , địa hình đối núi phía tây gồm 6 huyện,
thị xã với diện tích tự nhiên 704 km 2 .
Về mặt tự nhiên, Hà Tây hình thành trong một không gian
với nhiều hình thái địa hình khác nhau đã tạo nên một vùng lãnh
thổ có sự tiềm năng về sự đa dạng sinh học: Có đồng bằng, có
đồi núi, có rừng, có hệ thống sông lớn bao quanh, các sông nhỏ
phân bố trên lãnh thổ. Các điêu kiện này kết hợp với các lợi thế
tự nhiên khác nhau như vị trí địa lý, đã tạo nên các thế mạnh về
sản xuất nông nghiệp.
Hà Tây là tỉnh nằm cạnh Thủ đô Hà Nội và trong khu vực

kinh tế trọng điểm phía bắc, tạo cho Hà Tây có nhiêu thuận lợi:
Có một thị trường tiêu thụ lớn để có thể tiêu thụ các nông sản
hàng hoá, hàng tiểu thủ công mỹ nghệ, Hà Tây có đồng bằng phì
nhiêu có mức thâm canh cao, có vùng đồi gò với sinh thái đa
dạng nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú có thể phát triển
25


×