TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA HÀNH CHÍNH HỌC
GIÁO ÁN HỌC PHẦN
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(30 tiết)
Giảng viên soạn: Nguyễn Văn Phong
Khoa Hành chính học
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH;
Chương 2: QUY ĐỊNH, THỰC HIỆN VÀ KIỂM SOÁT
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH;
Chương 3: THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC MỘT SỐ
NGÀNH, LĨNH VỰC;
Chương 4: CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH.
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH
1.1. Khái niệm và đặc điểm của thủ tục hành chính
1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính
a. Khái niệm thủ tục:
- Theo cuốn từ điển Tiếng việt của Viện Ngôn ngữ học thì thủ tục
được hiểu là việc cụ thể phải làm theo một trật tự quy định để tiến
hành một công việc có tính chất chính thức.
- Theo từ điển từ và ngữ Hán – Việt thì thủ tục là cách thức tiến
hành công việc theo một thứ tự hay luật lệ đã quen. Theo quan
niệm này thì thủ tục gồm hai yếu tố cơ bản đó là cách thức hoạt
động và trình tự hoạt động.
- Với nghĩa chung nhất thì thủ tục được hiểu cụ thể như sau:
Thủ tục là phương thức, cách thức giải quyết công việc theo
một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất, gồm một loạt
nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt được kết quả
mong muốn.
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH
1.1. Khái niệm và đặc điểm của thủ tục hành chính
1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính
b. Khái niệm thủ tục hành chính:
- Thủ tục hành chính là trình tự mà các cơ quan quản lý
nhà nước giải quyết trong lĩnh vực trách nhiệm hành
chính và xử lý vi phạm pháp luật.
- Thủ tục hành chính là trình tự giải quyết bất kỳ một
nhiệm vụ cá biệt, cụ thể nào trong lĩnh vực quản lý hành
chính nhà nước.
- Thủ tục hành chính ngoài trình tự giải quyết các vụ việc cá
biệt theo thẩm quyền thì còn bao gồm trình tự thực hiện
thẩm quyền trong việc ban hành quyết định hành chính
chủ đạo, chính sách và các quyết định hành chính quy
phạm.
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH
1.1. Khái niệm và đặc điểm của thủ tục hành chính
1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính
b. Khái niệm thủ tục hành chính:
- Khái niệm thủ tục hành chính: Thủ tục hành chính là
trình tự, cách thức giải quyết công việc của các cơ quan
hành chính nhà nước có thẩm quyền để giải quyết công việc
cụ thể giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và
giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và
cá nhân công dân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy
định, buộc cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân công
dân phải tuân theo khi thực hiện thủ tục.
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH
1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính:
1.1.2.1 Thủ tục hành chính là quy phạm có tính thủ tục để đưa
pháp luật vào đời sống thực tế
1.1.2.2. Thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước, người có thẩm
quyền quy định
1.1.2.3. Thủ tục hành chính được thực hiện một cách thống nhất
1.1.2.4. Thủ tục hành chính có tính đa dạng, phức tạp
1.1.2.5. Thủ tục hành chính có sự linh hoạt theo yêu cầu triển khai
pháp luật vào đời sống
1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính
1.1.2.1 Thủ tục hành chính là quy phạm có tính thủ tục để đưa pháp
luật vào đời sống thực tế
- Quy phạm là những quy định chặt chẽ, đòi hỏi phải tuân theo.
- Quy phạm nội dung là gì? Quy phạm thủ tục là gì?
+ Quy phạm nội dung là những quy định về chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các cơ quan hành chính nhà
nước, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội, của công dân.
+ Quy phạm thủ tục là những quy định về trình tự, thủ tục, cách
thức tiến hành công việc nhằm thực hiện quy phạm nội dung.
1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính
1.1.2.1 Thủ tục hành chính là quy phạm có tính thủ tục để đưa pháp
luật vào đời sống thực tế
Thủ tục hành chính được điều chỉnh bởi quy phạm thủ tục
được biểu hiện cụ thể như thế nào?
- Mọi hoạt động quản lý hành chính nhà nước được trật tự hóa.
- Thủ tục hành chính là trình tự, thủ tục nhằm áp dụng văn bản
quy phạm pháp luật.
- Thủ tục hành chính là nhân tố bảo đảm cho hoạt động của cơ
quan hành chính chặt chẽ, thuận lợi, đúng chức năng.
1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính
1.1.2.2. Thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước, người có thẩm
quyền quy định
- Các cơ quan nhà nước không được tùy tiện xây dựng
và ban hành các quy định về thủ tục hành chính;
- Không phải tất cả các cơ quan nhà nước, tất cả các cán
bộ, công chức đều có thẩm quyền được xây dựng và ban
hành các quy định về thủ tục hành chính;
- Chỉ những cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền
mới được xây dựng và ban hành các quy định về thủ tục
hành chính.
1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính
1.1.2.3. Thủ tục hành chính được thực hiện một cách thống nhất
- Thủ tục hành chính được thực hiện thống nhất trong
phạm vi cả nước.
- Thủ tục hành chính được thực hiện thống nhất từ trung
ương tới địa phương.
- Thủ tục hành chính được thực hiện thống nhất trong tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Thủ tục hành chính được thực hiện thống nhất về mặt nội
dung, thống nhất về cách thức thực hiện, thống nhất về mặt
hồ sơ, giấy tờ, thống nhất về văn bản áp dụng.
1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính
1.1.2.4. Thủ tục hành chính có tính đa dạng, phức tạp
- Tại sao nói thủ tục hành chính có tính đa dạng, phức tạp?
+ Xuất phát từ hoạt động quản lý đặc thủ của ngành;
+ Xuất phát từ chủ thể thực hiện thủ tục hành chính;
+ Xuất phát từ đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.
1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính
1.1.2.4. Thủ tục hành chính có tính đa dạng, phức tạp
- Sự đa dạng và phức tạp của thủ tục hành chính được biểu hiện
như thế nào?
+ Một: Thủ tục hành chính là tổng thể các hành động diễn ra
theo trình tự, thủ tục, được thực hiện bởi nhiều cơ quan và công
chức nhà nước.
+ Hai: Thủ tục hành chính là thủ tục giải quyết công việc của
Nhà nước và công việc liên quan đến quyền chủ thể và nghĩa vụ
pháp lý của công dân, tổ chức.
1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính
1.1.2.4. Thủ tục hành chính có tính đa dạng, phức tạp
+ Ba: Thủ tục hành chính chủ yếu là những thủ tục liên quan đến
hoạt động định hướng, cho phép, trong một số trường hợp đặc biệt
thủ tục hành chính mang tính chất cưỡng chế.
+ Bốn: Các thủ tục hành chính do cơ quan hành chính nhà nước
thực hiện chủ yếu tại văn phòng của công sở.
+ Năm: Thủ tục hành chính của nước ta chịu sự tác động từ thủ
tục của các quốc gia trên thế giới và khu vực.
1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính
1.1.2.5. Thủ tục hành chính có sự linh hoạt theo yêu cầu triển
khai pháp luật vào đời sống
- Thủ tục hành chính do các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành để giải quyết công việc liên
quan trực tiếp đến Nhà nước, công dân và tổ chức.
- Khi xây dựng các thủ tục hành chính, trên một trừng
mực nhất định, nó lệ thuộc vào nhận thức chủ quan
của chính những người trực tiếp xây dựng nên.
1.3. Vai trò, ý nghĩa của thủ tục hành chính
1.3.1. Vai trò của TTHC:
- TTHC là nhân tố đảm bảo cho hoạt động của cơ quan hành
chính nhà nước được thuận lợi, chặt chẽ, đúng chức năng.
- TTHC tạo điệu kiện thuận lợi cho công dân, tổ chức thực hiện
quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình.
- TTHC giúp cho việc phát triển nguyên tắc tập trung, dân chủ và
tính công khai trong quản lý hành chính nhà nước.
- TTHC giúp cho công dân và tổ chức tiết kiệm được thời gian và
chi phí đi lại cho công dân, tổ chức.
1.3. Vai trò, ý nghĩa của thủ tục hành chính
1.3.2. Ý nghĩa của TTHC:
- Thủ tục hành chính bảo đảm cho các quy phạm nội
dung của pháp luật được thực hiện trong thực tiễn của
đời sống.
- Thủ tục hành chính bảo đảm cho hoạt động quản lý
hành chính nhà nước được thống nhất và có thể kiểm
tra được tính hợp pháp, hợp lý cũng như các hệ quả
do việc thực hiện các quyết định hành chính tạo ra.
1.3. Ý nghĩa của thủ tục hành chính
- Ý nghĩa của thủ tục hành chính còn được thể hiện ở
chỗ, khi được xây dựng và vận dụng một cách hợp lý,
các thủ tục hành chính sẽ tạo ra khả năng sáng tạo
trong việc thực hiện các quyết định quản lý đã được
thông qua, đem lại hiệu quả thiết thực cho quản lý
nhà nước.
- Xét trong tổng thể, vì thủ tục hành chính là một bộ
phận của pháp luật hành chính cho nên nắm vững và
thực hiện các quy định về thủ tục hành chính sẽ có ý
nghĩa lớn đối với quá trình cải cách nền hành chính
Nhà nước và hướng tới xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa.
1.3. Ý nghĩa của thủ tục hành chính
- Thủ tục hành chính là là một bộ phận của pháp luật về hành
chính nên việc xây dựng và thực hiện tôt thủ tục hành chính có
ý nghĩa rất lớn đối với quá trình xây dựng và triển khai pháp
luật.
- Thủ tục hành chính là chiếc cầu nối quan trọng giữa cơ qua
nhà nước với dân và các tổ chức, khẳ năng làm bền chặt các
mối quan hệ của quá trình quản lý, làm cho Nhà nước ta thực
sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
- Thủ tục hành chính trên một phương diện nhất định là biểu
hiện trình độ văn hóa, văn hóa giao tiếp, văn hóa điều hành,
mức độ văn minh của nền hành chính.
1.4. Phân loại thủ tục hành chính
1.3.1. Phân loại dựa trên quan hệ công tác của cơ
quan hành chính nhà nước.
1.3.2. Phân loại theo lĩnh vực quản lý hành chính
nhà nước.
1.3.3. Phân loại theo phân cấp quản lý hành chính
nhà nước (thẩm quyền giải quyết thủ tục hành
chính).
1.4. Phân loại thủ tục hành chính
1.4.1. Phân loại dựa trên quan hệ công tác của cơ quan hành chính
nhà nước:
a. Mục đích phân loại thủ tục hành chính dựa trên quan hệ công tác:
Nhằm xác định được mối quan hệ cụ thể giữa các cơ quan hành
chính nhà nước trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính
giữa các cơ quan hành chính nhà nước. Thông qua đó làm căn cứ
để giải quyết thủ tục hành chính giữa cơ quan hành chính nhà nước
với nhau và giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến công dân,
tổ chức.
1.4. Phân loại thủ tục hành chính
1.4.1. Phân loại dựa trên quan hệ công tác của cơ quan hành chính nhà
nước:
b. Các loại thủ tục hành chính phân loại theo quan hệ công tác:
* Thủ tục hành chính nội bộ là gì?
- Thủ tục hành chính nội bộ là thủ tục liên quan đến quan hệ trong
quá trình thực hiện các công việc nội bộ của các cơ quan, công sở
trong hệ thống cơ quan hành chình Nhà nước nói riêng và trong bộ
máy Nhà nước nói chung.
- Thủ tục hành chính nội bộ bao gồm: các thủ tục về quan hệ lãnh
đạo, kiểm tra của cơ quan nhà nước cấp trên đối với cơ quan nhà
nước cấp dưới; thủ tục quan hệ báo cáo của cơ quan cấp dưới đối với
cấp trên; quan hệ hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước cùng
cấp, ngang cấp và ngang quyền; quan hệ công tác giữa cơ quan Nhà
nước thẩm quyền chung với các bộ, cơ quan chuyên môn của Ủy ban
nhân dân cấp trên, quan hệ giữa cán bộ công chức trong nội bộ cơ
quan.
1.4. Phân loại thủ tục hành chính
1.4.1. Phân loại dựa trên quan hệ công tác của cơ quan hành
chính nhà nước:
b. Các loại thủ tục hành chính phân loại theo quan hệ công tác:
* Thủ tục hành chính liên hệ là gì?
- Thủ tục hành chính liên hệ là trình tự, thủ tục giải quyết công
việc của cơ quan hành chính nhà nước liên quan trực tiếp đến
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức.
- Thủ tục hành chính liên hệ bao gồm:
+ Thủ tục cho phép: Đây là thủ tục giải quyết các yêu cầu, kiến
nghị, đề nghị của công dân và tổ chức.
1.4. Phân loại thủ tục hành chính
1.4.1. Phân loại dựa trên quan hệ công tác của cơ quan hành chính nhà
nước:
b. Các loại thủ tục hành chính phân loại theo quan hệ công tác:
- Thủ tục hành chính liên hệ bao gồm:
+ Thủ tục ngăn cấm hay cưỡng chế thi hành: Nghĩa là khi công dân và
tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính hay cố tình không chịu
thi hành các quyết định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước
thì cơ quan hành chính nhà nước và công chức có thẩm quyền được
thực hiện các biện pháp ngăn chặn, xử phạt hay cưỡng chế thi hành
bằng các quyết định hành chính có tính chất mệnh lệnh và các hành vi
hành chính trực tiếp.
+Thủ tục trưng thu, trưng dụng: Trong một số trường hợp theo luật
định, cơ quan hành chính có thẩm quyền được thực hiện quyền trưng
thu ( trong tình thế cấp bách), trưng mua ( trong trường hợp cần ưu
tiên vì lợi ích công cộng).
1.4. Phân loại thủ tục hành chính
1.4.2. Phân loại theo ngành, lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước:
a. Mục đích của việc phân loại theo ngành, lĩnh vực quản lý hành
chính nhà nước:
- Cách phân loại này đơn giản, dễ hiểu và có khẳ năng áp dụng
rộng rãi trong thực tiễn.
- Các loại thủ tục này gắn liền với hoạt động cụ thể, gắn liền với
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của các cơ quan hành
chính nhà nước từ Trung ương tới địa phương, nó phản ánh
tính đặc thù trong quá trình vận dụng các thủ tục đó vào thực
tiễn.
1.4. Phân loại thủ tục hành chính
1.4.2. Phân loại theo ngành, lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước:
b. Các loại thủ tục hành chính phân loại theo theo ngành, lĩnh vực quản
lý hành chính nhà nước:
- Thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông
thôn;
- Thủ tục hành chính trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo;
- Thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng;
- Thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên môi trường;
- Thủ tục hành chính trong lĩnh vực khoa học và công nghệ;
- Thủ tục hành chính trong lĩnh vực ngoại giao;
- Thủ tục hành chính trong lĩnh vực y tế;
- Thủ tục hành chính trong lĩnh vực công thương;