Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

bài thu hoạch tìm hiểu thực tế trường tiểu học thạnh phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.92 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC - MẦM NON
----------

BÀI THU HOẠCH TÌM HIỂU THỰC TẾ
TRƯỜNG TIỂU HỌC THẠNH PHÚ

Giảng viên hướng dẫn: Trần Dương Quốc Hòa
Lớp: Đại học Tiểu học A Khóa 5
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 1

Đồng Nai, 2018

Lời cảm ơn
Vừa qua chúng em đã được tìm hiểu thực tế giáo dục tại trường Tiểu học
1


Thạnh Phú , Xã Thạnh Phú , huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.Trong cả quá trình đi
thực tế nhờ có sự giúp đỡ của qúy thầy cô trường Đại học Đồng Nai và trường Tiểu
học Thạnh Phú chúng em đã biết được tình hình của nhà trường, cách tổ chức quản
lý của nhà trường và học hỏi được rất nhiều bài học về cách tổ chức lớp học, cách
đánh giá học sinh, làm sao để có thể trở thành một giáo viên tiểu học tốt. Do đó,
chúng em xin chân thành cảm ơn:
- Trường Đại học Đồng Nai.
- Khoa Sư phạm Tiểu học - Mầm Non.
- Ban giám hiệu, quý thầy cô và các em học sinh trường Tiểu học Thạnh Phú.
- Giảng viên hướng dẫn Trần Dương Quốc Hòa

2



A. PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU.
I. Nghe báo cáo:
-

Hoạt động của trường Tiểu học Thạnh Phú.

-

Người trình bày cô hiệu trưởng Phạm Thị Mỹ Dung.

-

Tại phòng hội đồng trường Tiểu học Thạnh Phú.

II.

Nghiên cứu tài liệu, hồ sơ

- Báo cáo kết quả năm học 2016- 2017 của cô hiệu trưởng.
- Kế hoạch phát triển giáo dục năm học 2017 - 2018
- Thông tư 22/2016 của Bộ giáo dục và đào tạo quy định đánh giá học sinh
tiểu học.
III. Tham quan điều tra:
- Tình hình giáo dục nhà trường và tình hình xã hội địa phương.
- Cách tổ chức lớp học thông qua dự tiết dạy mẫu của cô Nguyễn Thị Cẩm
Hương - Giáo viên chủ nhiệm lớp 5B, môn Toán , Bài : Ôn tập về phân số.
- Tìm hiểu hoàn cảnh của em Nguyễn Ngọc Bình - học sinh lớp 3A
- Cơ sở vật chất, phòng học, sân trường, phòng chức năng.


3


A. KẾT QUẢ TÌM HIỂU
I. Tìm hiểu tình hình giáo dục tại địa phương
1. Đặc điểm, tình hình chung
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường
 MỤC TIÊU
1. Nâng cao nhận thức phát huy tinh thần trách nhiệm của cán bộ giáo
viên, nhân viên và học sinh để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của
năm học 2017-2018.
2. Tiếp tục thực hiện đổi mới công tác quản lý, tổ chức các hoạt động
giáo dục; xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi để nâng cao chất lượng đáp
ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, sử dụng hiệu quả cơ
sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường để công tác dạy và học đạt
hiệu quả cao; thực hiện tốt nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học đúng
độ tuổi.
 NHIỆM VỤ
 Nhiệm vụ chung
Năm học 2017-2018 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày
28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK phổ thông; Quyết
định số 404/QĐ-TTg ngày 27/03/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt Đề án đổi mới chương trình, SGK phổ thông. Đồng thời thực hiện có
hiệu quả việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tiếp
tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua
của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
 Nhiệm vụ cụ thể
1. Tiếp tục thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh theo Chỉ thị 03-CT/TW ngày 14/05/2011 của Bộ Chính trị; CB,

GV, CNV quán triệt các nghị quyết, văn bản, chỉ thị … của Đảng, Nhà
nước, của ngành và địa phương, luật giáo dục (sửa đổi, bổ sung) và chỉ
thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; của UBND tỉnh Đồng Nai
về nhiệm vụ năm học 2017-2018. Đặc biệt, tích cực tham gia cuộc vận
động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong
giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà giáo, học sinh ngồi nhầm lớp”
và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Tiếp tục thực hiện phong
trào kỷ cương – tình thương – trách nhiệm, thực hiện “Mỗi thầy giáo,
cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
4


2. Tiếp tục đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa theo Nghị quyết số 29-NQ/TW
ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã được
Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI) thông qua để nâng cao nhận
thức và có hành động đúng đắn, tích cực hoàn thành nhiệm vụ
được giao.
- Tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày toàn dân đưa trẻ đến
trường”. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy; nâng cao
chất lượng và hiệu quả giáo dục. Thực hiện đúng quy định về kiểm tra,
đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 06/11/2016
của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá học sinh tiểu học. Tiếp
tục triển khai dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phù hợp với từng đối
tượng học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo đổi mới chương trình, kế
hoạch giáo dục, nội dung, phương pháp giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào
tạo quy định. Coi trọng thực hành trong giảng dạy, phát huy tính năng
động sáng tạo của học sinh. Nhà truờng có biện pháp, kế hoạch cụ thể

phối hợp với cha mẹ học sinh để không có học sinh bỏ học.
3. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ viên chức
về vai trò, nhiệm vụ trong việc đổi mới văn bản toàn diện giáo dục và đào
tạo. Chú trọng xây dựng Đảng, phát triển Đảng viên trong nhà trường.
- Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên
cho cán bộ, giáo viên. Triển khai chương trình đổi mới phương pháp
giảng dạy đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa sắp
tới của Bộ.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trong
quản lý dữ liệu. Chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ giáo viên và các điều
kiện khác để triển khai đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo
dục phổ thông.
- Tiếp tục thực hiện và đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp
giáo viên tiểu học.
- Tăng cường chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc đổi mới
phương pháp giảng dạy gắn với việc phát huy hiệu quả của thiết bị dạy
học tiên tiến. Đảm bảo đồng bộ với đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập, rèn luyện theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh của
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường theo Thông tư số
21/2010/TT-BGDĐT ngày 20/07/2010 của Bộ GDĐT.
5


- Tổ chức Hội thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi theo Thông tư số
43/2012/TT-BGDĐT ngày 26/11/2012 của Bộ GDĐT ban hành Điều lệ
Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục
thường xuyên.
- Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ khối. Tăng cường công tác kiểm

tra nội bộ, đổi mới công tác quản lí, đẩy mạnh, công tác thi đua theo Luật
thi đua- Khen thưởng đến toàn thể các cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
- Tất cả giáo viên sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị giảng
dạy tiên tiến, có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng
nguồn dữ liệu để phục vụ tốt cho công tác dạy học. Chú trọng đến công
tác kiểm định chất lượng.
- Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên nâng cao nghiệp vụ, nội dung
và phương pháp giảng dạy, thực hiện nghiêm túc có hiệu quả trong việc
đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày
06/11/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Tiếp tục tăng cường xây dựng cơ sở vật chất trường học
- Thực hiện chế độ chính sách đối với học sinh. Tăng cường hiệu
quả khai thác sử dụng thiết bị dạy học; huy động các nguồn lực xã hội để
đầu tư, bổ sung thêm thiết bị dạy học và có biện pháp khai thác các thiết
bị dạy học có hiệu quả nhất.
- Tiếp tục tuyên truyền việc dội mũ bảo hiểm của học sinh khi tham
gia giao thông. Tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn cho học sinh,
phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong trường học; tăng
cường tuyên truyền về biện pháp, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho
học sinh.
5. Tăng cường đổi mới quản lí, tăng cường công tác kiểm tra nội bộ
đẩy mạnh công tác thi đua:
- Tiếp tục tổ chức cho giáo viên học tập Điều lệ trường tiểu học và tổ
chức thực hiện nghiêm túc.
- Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt” để nâng cao chất
lượng. Thực hiện tốt chế độ thông tin hai chiều. Tăng cường kỷ luật kỷ
cương trong nhà trường. Thực hiện dân chủ hóa trong nhà trường. Giải
quyết kịp thời các thắc mắc, kiến nghị về thực hiện chế độ làm việc của
giáo viên, nhân viên.
- Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ. Đưa công tác thi đua vào nề

nếp với nội dung cụ thể, có sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, khen thưởng
kịp thời.
- Xây dựng kế hoạch và có biện pháp phòng, chống tham nhũng,
lãng phí, kế hoạch tiết kiệm điện, nước theo văn bản chỉ đạo của Phòng
Giáo dục và Đào tạo.
6


- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ đúng quy định, đúng Điều lệ nhà
trường, xác định đúng và đủ trách nhiệm của từng thành viên trong nhà
trường theo đề án việc làm, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, coi trọng sự
phối hợp của các đoàn thể trong hoạt động của nhà trường.
- Tăng cường quản lý việc giữ trẻ của giáo viên theo yêu cầu của cha
mẹ học sinh đúng quy định. Thường xuyên kiểm tra các điều kiện về cơ
sở vật chất, công tác phòng, chống tện nạn xã hội.
- Có kế hoạch và biện pháp phòng, chống cháy nổ, phòng gian bảo
mật, bảo vệ tài sản nhà tường, không để xảy ra trường hợp bị mất cắp.
Tham mưu với chính quyền địa phương, với công an và lực lượng dân
quân phường để hỗ trợ về an ninh trật tự quanh trường.
6. Tăng cường công tác tư tưởng, chính trị, xây dựng Đảng và các
đoàn thể trong trường học:
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, củng cố tổ chức
đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong nhà
trường.
- Coi trọng công tác phát triển đảng trong nhà trường, làm tốt công
tác quy hoạch cán bộ.
- Tăng cường công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh,
chăm sóc y tế, chăm sóc sức khỏe và giáo dục toàn diện học sinh. Thực
hiện tốt công tác giáo dục Nha học đường.
7. Tiếp tục cải thiện, xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. Xây dựng

“Môi trường thân thiện, xanh sạch đẹp”.
- Tăng cường đầu tư xây dựng trường học “Xanh – Sạch – Đẹp”.
Chú trọng xây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường, trồng cây xanh, cây
bóng mát, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, trang trí trường lớp
tạo môi trường học tập tích cực và thân thiện đối với học sinh. Nhà
trường tiếp tục thực hiện theo các tiêu chí xanh, sạch, đẹp và giữ gìn nhà
vệ sinh thường xuyên sạch sẽ.
- Cung cấp nước sinh hoạt cho giáo viên và học sinh, duy tu sửa
chữa hệ thống nhà vệ sinh, tạo điều kiện để giữ gìn vệ sinh thật tốt.
- Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất, giáo dục hòa nhập trẻ
khuyết tật, triển khai công tác y tế học đường trong chăm sóc sức khỏe,
phòng bệnh và phòng một số bệnh học đường. Tiếp tục triển khai công tác
bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế học sinh.
- Quan tâm chăm sóc sức khỏe, bảo vệ an toàn cho HS, phòng chống
tệ nạn xã hội trong nhà trường, tiếp tục làm tốt công tác nha học đường.
Bước đầu giáo dục cho HS hiểu biết về vấn đề “Môi trường và bảo vệ
môi trường”, rèn luyện thân thể.
8. Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi –
7


Đẩy mạnh cuộc vận động xã hội hóa giáo dục – Xây dựng xã hội
học tập.
- Triển khai thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày
24/03/2014 của Chính phủ về Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, thực hiện tốt
công tác điều tra phục vụ phổ cập giáo dục Tiểu học.
- Huy động học sinh ra lớp đúng độ tuổi. Tạo điều kiện và cơ hội cho
trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được đi học và hoàn thành chương trình
tiểu học. Phối hợp chặt chẽ với PHHS để giáo dục và quản lý học sinh.
Phấn đấu không có học sinh bỏ học.

- Tạo điều kiện tốt nhất để trẻ khuyết tật được đối xử bình đẳng,
được giáo dục kỹ năng sống, được học tập để hòa nhập cộng đồng. Có kế
hoạch theo dõi, giúp đỡ học sinh dân tộc vượt khó trong học tập.
- Tham mưu với chính quyền địa phương trong công tác vận động
học sinh ra lớp để thực hiện phổ cập giáo dục. Hoàn thành công tác chống
mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện những nội dung chủ yếu nhiệm vụ
trọng tâm trong năm học 2017-2018; Tập thể Hội đồng sư phạm trường Tiểu
học Thạnh Phú quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học đã đề ra.
3. Thành tích nhà trường đạt được
II. Tình hình , đặc điểm nhà trường
1. Cơ sở vật chất.
Năm học 2017 -2018 nhà trường có tất cả 18 phòng học với 15 lớp và 582
học sinh; 100% học 2 buổi/ngày.Cơ sở vật chất nhà trường khá khang trang,
có đầy đủ phòng học cũng như phòng chức năng,đảm bảo phục vụ cho việc
giảng dạy và học tập.Diện tích đất của trường đáp ứng được yêu cầu số
lượng học sinh, mỗi em gần 10 mét vuông. Được sự quan tâm của Ngành,
Chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh nên hàng năm, trường được tu
sửa, nâng cấp, bổ sung dần cơ sở vật chất để đảm bảo chất lượng dạy – học
được ổn định và phát triển.
2. Khái quát nhân sự
Đội ngũ CB, GV, CNV toàn trường là 31 / 28 nữ.Trong đó :
Ban
giám
hiệu:
+ Hiệu trưởng: Cô Phạm Thị Mỹ Dung.

2/

2


nữ.

1

/1

nữ.

+ Phó hiệu trưởng: Cô Hồ Thị Xuân Tước.
-Tổng
phụ
+ Cô: Lê Thị Hoài Diệu.

trách:

8


-Giáo viên giảng dạy: 23 giáo viên. Trong đó: GVCN: 16 giáo viên.
-Nhân viên: 6/ 4 nữ.
+GV PCXM: 01
+Nhân viên:3 (Văn thư + Kế toán: 01; Thư viện+ Thiết bị: 01; Y tế: 01);
+Nhân viên bảo vệ: 01
+Nhân viên phục vụ: 01.
3. Cơ cấu tổ chức nhà trường
Cơ cấu tổ chức của nhà trường theo hướng dẫn tại thông tư 41/2010/TTBGDĐT ban hành điều lệ trường tiểu học, và thông tư 35/2006/TTLTBGDĐT-BNV.
Đội ngũ CB, GV, CNV toàn trường là 31 / 28 nữ.Trong đó :
Ban
giám

hiệu:
2/
2
nữ.
+ Hiệu trưởng: Cô Phạm Thị Mỹ Dung.
+ Phó hiệu trưởng: Cô Hồ Thị Xuân Tước.
-Tổng
phụ
trách:
1
/1
nữ.
+ Cô: Lê Thị Hoài Diệu.
-Giáo viên giảng dạy: 23 giáo viên. Trong đó: GVCN: 16 giáo viên.
-Nhân viên: 6/ 4sg nữ.
+GV PCXM: 01
+Nhân viên:3 (Văn thư + Kế toán: 01; Thư viện+ Thiết bị: 01; Y tế: 01);
+Nhân viên bảo vệ: 01
+Nhân viên phục vụ: 01.
Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường đều có trình độ chuyên
môn đạt chuẩn và vượt chuẩn trên 90 %. Hầu hết trẻ, khỏe, nhiệt tình, có tinh
thần cầu tiến, lực lượng nòng cốt khá dày dặn kinh nghiệm, có lập trường
chính trị kiên định, có trình độ chuyên môn vững vàng.
4. Kết quả học tập của học sinh năm 2017- 2018
a. Kết quả giáo dục
-Kết quả học tập của học sinh: Trong năm 2016 – 2017, học sinh lên lớp
562/566 99%, học sinh hoàn thành Tiểu học đạt 102/102 100%.
b. Kết quả cuộc thi
- Thi viết chữ đẹp cấp huyện thì 10 em đi thi đều đạt giải : 1 giải nhất, 4 giải
nhì, 4 giải ba, 1 giải khuyến khích. Được Phòng GD chọn đi thi cấp tỉnh mỗi 1

khối được một em thì cả huyện được 5 em trong đó trường Thạnh Phú được 1
em tham gia và em đó được giải ba cấp tỉnh.
5. Khen thưởng .
9


- Năm vừa rồi đạt 7/23 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, giáo viên chủ nhiệm thì
đạt 2/3 giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện và 1 giáo viên tổng phụ trách giỏi
cấp huyện.
- Ba năm gần đây nhà trường được tặng danh hiệu Tập thể Lao động Xuất sắc
cấp Tỉnh.
- Về phụ huynh năm vừa rồi cũng đạt được giải phụ huynh xuất sắc cấp tỉnh.
III. Thực hiện thông tư 22 của nhà trường
1. Cách đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và ghi học bạ học sinh
a.

Đánh giá về năng lực học tập

Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên
căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kĩ năng
để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các
mức sau:
− Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt
động giáo dục;
− Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt
động giáo dục;
− Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn
học hoặc hoạt động giáo dục;
• Vào cuối học kì I và cuối năm học, đối với các môn học: Tiếng Việt,
Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc

có bài kiểm tra định kì;
Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kì môn Tiếng Việt, môn
Toán vào giữa học kì I và giữa học kì II;
• Đề kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng
phát triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các
mức như sau:
-

Mức 1: nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học;

-

Mức 2: hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến
thức theo cách hiểu của cá nhân;

-

Mức 3: biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn
đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống;

-

Mức 4: vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới
hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách
linh hoạt;
10


• Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang
10 điểm, không cho điểm 0, không cho điểm thập phân và được trả lại cho

học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kì không dùng để so sánh học sinh này
với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kì I và cuối năm học bất
thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể
cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học
sinh.
b.

Đánh giá định kì về năng lực, phẩm chất (hạnh kiểm + ghi
học bạ học sinh)
Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo
viên chủ nhiệm căn cứ vào các biểu hiện liên quan đến nhận thức, kĩ
năng, thái độ trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành
và phát triển từng năng lực, phẩm chất của mỗi học sinh, tổng hợp theo
các mức sau:

-

Tốt: đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên;

-

Đạt: đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường
xuyên;

-

Cần cố gắng: chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa
rõ.
c.


-

Ghi học bạ cho học sinh :

Cuối năm, giáo viên chủ nhiệm ghi kết quả đánh giá giáo dục của học
sinh vào học bạ và xét hoàn thành chương trình Tiểu học cho học sinh
K5.

2. Cách thức đánh giá và cho điểm, cách thức phân loại học sinh
 Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến
khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh
phát huy nhiều nhất khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách
quan.
 Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn
kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học
sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.
 Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kì bằng điểm số
kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ
học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
 Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học
sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học
11


sinh.
 Đánh giá thường xuyên về học tập:
a, Giáo viên dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa
đúng và cách sửa chữa, viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của
học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời;
b, Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của

bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và
làm tốt hơn;
c, Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận
xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo
viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.
 Đánh giá thường xuyên về năng lượng, phẩm chất:
a, Giáo viên căn cứ vào các biểu hiện về nhân thức, kĩ năng, thái độ
của học sinh ở từng năng lực, phẩm chất để nhận xét, có biện pháp giúp
đỡ kịp thời;
b, Học sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm
bạn về những biểu hiện của từng năng lực, phẩm chất để hoàn thiện bản
thân;
c, Khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên
động viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển năng lực, phẩm chất.
IV. Các hoạt động của nhà trường
1. Các hoạt động trong năm 2016 - 2017
 Tổ chức cho học sinh vẽ tranh tuyên truyền phòng chống ma túy, ATGT.
 Tặng lồng đèn và quà trung thu cho học sinh coa hoàn cảnh khó khăn tại
Liên đội.
 Tham gia phong trào “ Kế hoạch nhỏ ” cấp Thành phố và cấp Tỉnh.
 Tham gia công trình thanh niên cấp Tỉnh.
 Trao học bổng “ Thắp sáng ước mơ ” cho học sinh có hoàn cảnh khó
khăn.
 Tham gia phong trào “ Quỹ nhân đạo ” và “ Nuôi heo đất”.
 Tổ chức phong trào “ xuân yêu thương”.
 Tổ chức cho học sinh kể chuyện về Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
vào thứ 2 hàng tuần.
12



 Tổ chức thi vở sạch chữ đẹp cấp trường
 Tổ chức hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao chào mừng ngày Nhà
giáo Việt Nam 20/11.
 Phong trào “ Hoa điểm mười dâng tặng thầy cô ”
 Tổ chức cho học sinh múa sân trường vào các giờ ra chơi.
 Hoạt động chăm sóc cây xanh trong lớp học
 Tổ chức chải răng hàng tuần
 Kết quả tham gia phong trào
− Tặng lồng đèn và quà trung thu cho 45 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn
tại Liên đội và đóng góp về Thành Đoàn 25 lồng đèn và nến, tổng trị giá
1.775.000 đồng.
− Tham gia phong trào “ Kế hoạch nhỏ” cấp trường: thu gom 4342 kg giấy, đạt
190% vượt chỉ tiêu trên giao.
− Tham gia phong trào “ Kế hoạch nhỏ” cấp Huyện. Kết quả thu gom 3838 kg
giấy, đạt 160% vượt chỉ tiêu trên giao. Có 13 Dũng sỹ kế hoạch nhỏ cấp
Huyện.
− Phát động học sinh tham gia phong trào ủng hộ “ Quỹ nhân đạo” và “ Nuôi
heo đất” khuyến học. Kết quả “ quỹ nhân đạo”: 6.010.000 đồng/ năm học và
“ quỹ heo đất”:15.655.000 đồng/ năm học
− Tổ chức trao 33 suất học bổng “ Thắp sáng ước mơ” cho học sinh có hoàn
cảnh khó khăn với tổng trị giá 13.200.000 đồng
− Tổ chức phong trào “ xuân yêu thương ” tặng 55 phần quà cho học sinh có
hoàn cảnh khó khăn tại Liên đội với tổng trị giá 22.000.000 đồng.
− Tổ chức cho học sinh tham quan Dinh độc lập và Khu vui chơi đầm sen
nước.
− Ngoài ra, nhà trường còn phát động cho các em tham gia phong trào “ ngày
hội đọc sách”, chương trình phát thanh măng non, tổ chức các phong trào
văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian, các hội thi kể chuyện, viết chữ đẹp,
nuôi heo đất… giúp các em có những sân chơi lành mạnh, bổ ích góp phần
tạo thêm hứng khởi cho các em học tập tốt hơn.

2. Các hoạt động trong năm 2017 – 2018
- Tặng lồng đèn và quà trung thu cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Liên
đội.
13


- Tham gia phong trào “ Kế hoạch nhỏ ” cấp Huyện
- Tham gia công trình thanh niên cấp Huyện.
- Trao học bổng “ Thắp sáng ước mơ ” cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
- Tham gia phong trào “ Quỹ nhân đạo ” và “ Nuôi heo đất”.
- Tổ chức phong trào “ Xuân yêu thương”.
- Tổ chức cho học sinh kể chuyện về Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào
thứ 2 hàng tuần.
- Tổ chức thi vở sạch chữ đẹp cấp trường
- Tổ chức hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao chào mừng ngày Nhà giáo
Việt Nam 20/11.
- Phong trào “ Hoa điểm mười dâng tặng thầy cô ”
- Tổ chức cho học sinh múa sân trường vào các giờ ra chơi.
- Hoạt động chăm sóc cây xanh trong lớp học
- Tổ chức chải răng hàng tuần
V. Tiết dạy mẫu
1. Cách tổ chức lớp học
-

Đa phần là GV vận dụng đổi mới phương pháp đẩy mạnh tổ chức tự học cá
nhân, trao đổi nhóm đổi sau đó trao đổi nhóm lớn, song song với việc trao
đổi thì các em giúp bạn chỉ ra và sửa sai giúp bạn, phát huy tính tích cực,
tạo sự tự tin, mạnh dạn trao đổi chia sẻ, đặc biệt đẩy mạnh điều hành hội
đồng tự quản. GV là người hướng dẫn, tổ chức cho HS chiếm lĩnh kiến thức
đồng thời quan sát, hỗ trợ kịp thời khi HS lung túng. Đặc biệt GV cần là

người quan sát tinh tế để bao quát lớp mình.

Sau khi dự tiết dạy của cô Nguyễn Thị Cẩm Hương, chúng em cũng đã tìm hiểu
được cách tổ chức lớp học của cô. Ban cán sự lớp gồm có 1 Chủ Tịch Hội
Đồng, 2 Phó Chủ Tịch Hội Đồng và các ban tham gia Hội đồng tự quản (Ban
học tập, Ban nề nếp , Ban đời sống , vệ sinh, Ban văn nghệ - thể dục, Ban đối
ngoại…)

 Tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh cá biệt hoặc có hoàn cảnh khó khăn


Qua tìm hiểu từ cô Đinh Thị Tuyến - GVCN lớp 3A, chúng em đã được biết
về em Nguyễn Ngọc Bình, hiện cũng đang là học sinh lớp 3A



Hiện tại em Bình đang sống cùng gia đình là ba mẹ và ông bà nhưng ba mẹ
14


em đi làm xa, không có thời gian chăm sóc. Em chủ yếu được ông bà nội
chăm sóc. Có lẽ không có đầy đủ sự quan tâm từ ba mẹ nên em thường lơ là
học tập, trong giờ học hay chọc ghẹo bạn, không cho bạn học. Em cũng
được xem là một học sinh cá biệt của lớp. Có lẽ do hoàn cảnh gia đình nên
đã ảnh hưởng đến tính tình cũng như việc học của em. Thế nhưng GVCN
cũng tìm hiểu và tâm sự với em thì biết được em cũng là một đứa trẻ rất tình
cảm. Nhờ có sự giúp đỡ quan tâm của GVCN và các bạn trong lớp nên học
kỳ vừa rồi em có chút tiến bộ đạt được danh hiệu học sinh khá.
 Và qua đây chúng em thấy rằng, GVCN đã rất quan tâm, tận tình với mỗi
hoàn cảnh, luôn tìm hiểu để có thể dễ hòa đồng hơn với học sinh,

B.

CÁC VẤN ĐỀ CẢM THẤY BĂN KHOĂN, CHƯA PHÙ HỢP CỦA
TRƯỜNG TIỂU HỌC THẠNH PHÚ. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT
ĐỂ KHẮC PHỤC.
I.

Các vấn đề cảm thấy băn khoăn, chưa phù hợp của trường Tiểu học
Thạnh Phú.
- Thứ nhất là trường đang thiếu 1 Văn thư.
- Thứ hai là giáo viên tổng phụ trách mới nên còn ít kinh nghiệm.
- Thứ ba là cơ sở hạ tầng xuống cấp, cơ sở vật chất còn hạn chế, thiếu một
số trang thiết bị.
II. Một số biện pháp đề xuất để khắc phục.
- Thứ nhất là tạo điều kiện bồi dưỡng kinh nghiệm cho các giáo viên trẻ.
- Thứ hai là trường nên giảm chỉ tiêu số học sinh đầu vào bằng cách thu
hẹp địa bàn nhận hồ sơ nhập học.
- Thứ ba là sắp xếp vị trí của thư viện để phù hợp cho học sinh đọc và
mượn sách.

LỜI KẾT
Sau 2 buổi tìm hiểu thực tế giáo dục tại trường Tiểu học Thạnh Phú, dưới
sự hướng dẫn tận tình chu đáo của giáo viên hướng dẫn và sự quan tâm từ
phía Ban lãnh đạo nhà trường, chúng em đã rút ra cho mình được rất nhiều
bài học ý nghiã và học hỏi thêm rất nhiều điều từ thầy cô. Đúng là “ Cha mẹ
cho em hình hài, Thầy Cô cho em kiến thức ”, khi được trực tiếp là một giáo
viên thì em mới hiểu hết được sự khó khan, hiểu hết được nỗi lòng của một
giáo viên Tiểu học. Tuy thời gian tìm hiểu tại ngôi trường Thạnh Phú này
có ngắn nhưng chúng em đã học được rất nhiều điều , chúng em học được
những kĩ năng cơ bản để trở thành một giáo viên Tiểu học, học được kinh

15


nghiệm trong công tác chủ nhiệm 1 lớp học, trau dồi thêm kiến thức, kĩ năng
trong việc đứng lớp, giảng dạy 1 tiết học như thế nào cho thành công.
Chúng em đã được nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để có thể dự
tiết học và thông qua đó giúp chúng em mở rộng thêm rất nhiều kiến thức,
kĩ năng từ các thầy cô. Không chỉ học tập, nhà trường còn cho chúng em
tham gia hoạt động ngoại khóa của nhà trường, cho chúng em có cơ hội tiếp
xúc nhiều hơn với các em học sinh, qua đó chúng em đã phần nào hiểu thêm
về tâm tư, tình cảm của các em học sinh hiện nay, giúp chúng em gần gũi
hơn với học sinh, và làm cho chúng em thêm yêu quý hơn công việc mà
chúng em đang chọn. Chúng em xin chân thành cảm ơn !

16



×