Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Quản trị chiến lược phân tích 5 cơ hội và 5 nguy cơ với doanh nghiệp kinh doanh trong điều kiện hiện nay(chọn công ty VNG)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.8 KB, 10 trang )

ĐỀ TÀI:
Anh/chị lựa chọn 1 doanh nghiệp và phân tích 5 cơ hội và 5 nguy cơ với doanh nghiệp đó
---------------------------BÀI LÀM
Công ty VNG hay tên cũ là Vinagame được thành lập vào tháng 9 năm 2004 sau
10 năm xây dựng và phát triển đã trở thành 1 công ty Internet và truyền thống số 1 Việt
Nam với tổng cộng hơn 1800 nhân viên, với gần 30 triệu khách hàng và doanh thu năm
2013 ước đạt gần 3000 tỷ Việt Nam Đồng.
Với khẩu hiệu “Phát triển Internet để thay đổi cuộc sống người Việt Nam”
VNG tin vào sức mạnh của Internet, và đặt cho mình sứ mệnh mang lại cho người sử
dụng Internet những trải nghiệm ý nghĩa. Mỗi ngày, hàng triệu bạn trẻ Việt Nam giải trí,
giao lưu kết bạn, mua sắm trực tuyến hay tham gia những hoạt động vì cộng đồng thông
qua những sản phẩm của VNG, đó là cách VNG đã và đang tạo ra giá trị cho xã hội.
VNG cũng hiểu rằng tiềm năng của Internet còn rất lớn, và không ngừng tìm kiếm
những cách thức mới để Internet trở nên gần gũi hơn, mang lại nhiều thay đổi có giá trị
hơn cho người Việt Nam. Chú trọng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, không ngừng
cải tiến công nghệ, đồng thời duy trì hiệu quả hiệu động của tổ chức, đó là điều VNG
đang làm để theo đuổi sứ mệnh “Phát triển Internet để thay đổi cuộc sống người Việt
Nam”.
Hiện nay trong tình hình chung của kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam VNG với
tham vọng và mong muốn “Phát triển Internet để thay đổi cuộc sống người Việt Nam”
nhóm 2 lớp ONE7 đã quyết định chọn công ty VNG để làm doanh nghiệp để tìm hiểu
phân tích 5 cơ hội và 5 nguy cơ với doanh nghiệp VNG trong năm 2014 và các năm tiếp
theo với mục tiêu, kế hoạch, kết quả hoạt động, giá trị xã hội mà công ty tạo ra.
I.

Kết quả hoạt động kinh doanh và mục tiêu của VNG đến năm 2014
Dưới đây là kết quả hoạt động xây dựng, phát triển và kinh doanh của VNG trong 10 năm
qua, thông tin được công ty VNG public trên các báo cáo hoạt động của doanh nghiệp và
trên trang chủ của doanh nghiệp.
1. Khởi nghiệp
-



Tháng 9/2004 - 5 anh chàng mê game, vốn liếng ít ỏi, không chút kinh nghiệm “dò
dẫm” bước vào thương trường với tham vọng mở một công ty tiên phong trong lĩnh
vực game online còn rất sơ khai tại Việt Nam.

-

Tháng 6/2005 – 9 tháng sau khi thành lập, VNG gây chấn động khi ký được hợp
đồng đầu tiên với “đại gia” Kingsoft để mang Võ Lâm Truyền Kỳ về quê nhà, mở
đường cho kỷ nguyên game nhập vai tại Việt Nam. Trong vòng 1 tháng, VLTK đã tạo


nên cơn sốt chưa từng có tại Việt Nam với con số ấn tượng 20,000 PCU (lượng người
chơi truy cập tại cùng một thời điểm).
2. Tăng tốc
-

Tháng 6/2006 – Các quán cà phê Internet hào hứng đón nhận Cyber Station Manager
(CSM) được VNG lắp đặt miễn phí nhằm giúp họ quản lý hiệu quả hoạt động kinh
doanh. Đây cũng chính là thời điểm VNG bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực thương mại
điện tử khi giới thiệu trang web 123Mua.

-

Tháng 12/2006 – 500 thành viên của VNG “phát sốt” khi báo cáo cuối năm tiết lộ
con số “thần kỳ”: 17 triệu USD doanh thu, gấp 6 lần năm 2005.

-

Tháng 3/2007 – VNG lọt vào top 50 công ty có môi trường làm việc tốt nhất tại Việt

Nam trong cuộc bình chọn do Navigos - AC Nielson tổ chức.

-

Tháng 4/2007 –VNG khánh thành trung tâm dữ liệu hiện đại nhất Việt Nam, chính
thức làm chủ việc lưu trữ thông tin cho toàn bộ sản phẩm của mình.

-

Tháng 4/2007 – Cùng thời điểm, phiên bản chạy thử Boom Online của VNG được
thị trường casual game đón nhận và phản hồi rất tích cực với hơn 60,000 CCU.

-

Tháng 8/2007 – VNG tiến vào mảng kinh doanh web với việc cho ra mắt Zing MP3
và Zing Chat, không biết rằng thách thức và khó khăn đang chờ đợi phía trước.

-

Tháng 1/2008 – Giới trẻ có thêm sân chơi hấp dẫn sau khi Zing News ra mắt, “phủ
sóng” toàn bộ các hoạt động thông tin giải trí cho lứa tuổi teen.

-

Tháng 8/2008 – Zing.vn trở thành trang web được truy cập nhiều nhất tại Việt Nam
theo xếp hạng của Alexa.

-

Tháng 9/2008 – Sau 4 năm mày mò, VNG đúc kết được sứ mệnh, tầm nhìn và 6 giá

trị cốt lõi, coi đây là kim chỉ nam cho con tàu VNG tới năm 2014.

-

Tháng 12/2008 – Zing Play, một tập hợp các mini game cực kỳ hấp dẫn tiếp tục lôi
cuốn các Zing fan.

-

Cuối 2008 – VNG đã mở rộng quy mô nhân sự lên tới hơn 1000 người để đáp ứng
nhu cầu hoạt động trong thời kì bùng nổ này.

-

Sau thời gian thử nghiệm và phát triển một cách dàn trải, VNG rút ra nhiều bài học
“xương máu”. Công ty đề ra chủ trương kinh doanh mới “Chỉ tập trung vào các sản
phẩm chủ chốt”.


3. Những thử nghiệm mới
-

Tháng 4/2009 – Zing.vn và CSM giành giải thưởng Sao Khuê do VINASA trao tặng.

-

Tháng 6/2009 – VNG triển khai hệ thống đánh giá năng lực phạm vi toàn công ty,
làm nền tảng cho chiến lược phát triển nhân lực lâu dài. Người VNG cũng biết thế
nào là “làm chủ thật sự” khi công ty công bố chương trình Quyền mua cổ phiếu cho
nhân viên.


-

Tháng 8/2009 – Zing Me, dự án được hoàn thiện trong thời gian kỷ lục 6 tháng, ra
mắt cộng đồng mạng. Đến cuối năm 2009, Zing Me đã có hơn 4 triệu thành viên hoạt
động thường xuyên hàng tháng.

-

Tháng 1/2010 – Sau 4 năm ra mắt, phần mềm CSM của VNG được sử dụng rộng rãi
trên 95% số phòng máy cả nước.

-

Tháng 3/2010 - Thuận Thiên Kiếm của VNG làm “dậy sóng giang hồ” với danh
xưng “Game MMO đầu tiên được sản xuất tại Đông Nam Á”

-

Tháng 4/2010 - Google AdPlanner công bố Zing.vn đạt hơn 1 tỷ lượt truy cập hàng
tháng, một kỷ lục mới cho trang web có nhiều người truy cập nhất tại Việt Nam.

-

Tháng 5/2010 - VNG mở rộng công cụ thanh toán Zing Pay cho các dịch vụ kinh
doanh trực tuyến ngoài VNG.

-

Tháng 5/2010 - VNG giới thiệu bộ nhận diện thương hiệu mới, trẻ trung và năng

động hơn.

4. Phát triển đa dạng không ngừng
-

Tháng 3/2011 - Ứng dụng Zing chính thức có mặt trên Itunes

-

Tháng 4/2011 – VNG là doanh nghiệp duy nhất được vinh danh “Doanh nghiệp nội
dung số có sản phẩm, dịch vụ thương hiệu Việt Nam thành công nhất”

-

Tháng 6/2011 – VNG vinh dự nhận 04 giải thưởng Sao Khuê 2011 do Hiệp hội
Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) trao tặng cho các sản phẩm nội dung
số

-

Tháng 7/2011 – Phần mềm quản lý phòng máy chuyên nghiệp CSM được chứng
nhận đạt chuẩn quốc gia

-

Tháng 8/2011 – Sau 2 năm ra mắt, Zing Me chính thức cán mốc 8 triệu người dùng


II.


-

Tháng 10/2011 – VNG nhận giải thưởng uy tín Top 200 thương hiệu Sao Vàng Đất
Việt 2011

-

Tháng 10/2011 – VNG hợp tác cùng Google để thúc đẩy sự phát triển của trình duyệt
Chrome tại Việt Nam

-

Tháng 11/2011 – VNG xuất khẩu thành công game trực tuyến “Ủn Ỉn” sang thị
trường Nhật Bản.

-

Tháng 2/2012 – Cổng thông tin Zing.vn đứng đầu top 100 website Việt Nam với 16
triệu người dùng.

-

Tháng 3/2012 – Game trực tuyến “Khu vườn trên mây” sau 3 tháng ra mắt tại thị
trường Trung Quốc đã nhận được giải thưởng “Game hải ngoại đột phá nhất”

-

Tháng 3/2012 – VNG khai trương trụ sở chính lớn nhất từ trước đến nay, đánh dấu
thương hiệu VNG.


-

Tháng 10/2012 - VNG ra mắt trang thương mại điện tử 123.vn theo mô hình B2C.

-

Tháng 3/2013 - VNG chính thức xuất khẩu game Galaxy Pirates sang thị trường
Nhật Bản.

-

Tháng 4/2013 - Zini chạy thử phiên bản alpha

-

Tháng 5/2013 - Sau 5 tháng ra mắt, Zalo cán đích 2 triệu người dùng

Cơ hội phát triển và thực hiện mục tiêu của VNG
1. VNG ông lớn hành đầu Việt Nam và khu vực Đông Nam Á trong lĩnh vực Internet,
mobie game theo số liệu cuối năm 2013 được công ty công bố với lượng khách hàng
phục vụ xấp xỉ 30 triệu khách hàng 1 năm, doanh thu gần 2500 tỷ Việt Nam Đồng và
có đội ngũ nhân lực 1800 giàu kinh nghiệm và có chất lượng kĩ thuật tốt nhất Việt
Nam trong cùng lĩnh vực.
- Với doanh thu gần 2500 tỷ Việt Nam Đồng đó là một con số khá cao trong tình hình
kinh tế khó khăn nhưng các ông chủ VNG muốn cưỡi 'cơn sóng thần" vượt xa con số
đó...Nếu coi game, mạng xã hội và thương mại điện tử là 3 đợt sóng lớn của đại
dương Internet, thì VNG đã đón đầu những con sóng ấy, nhằm thực hiện sứ mệnh:
"Phát triển Internet để thay đổi cuộc sống người Việt Nam".
- Doanh số hiện nay của VNG tương đương với hơn 110 triệu USD chiếm 65% tổng
doanh thu của ngành Internet và truyền thông giải trí tại Việt Nam hiện nay, là công ty



-

có kết quả kinh doanh tốt nhất trong các công ty trong cùng lĩnh vực tại khu vực Đông
Nam Á với doanh số chiếm 1/6 tổng doanh số cả khu vực Đông Nam Á(năm 2013
doanh thu cả khu vực Đông Nam Á ước đạt 650 triệu USD).
Quy mô về nhân sự, số lượng khách hàng và số sản phẩm cũng là vượt trội so với các
doanh nghiệp khác tại Việt Nam và Đông Nam Á, khi FPT Online năm 2013 có
doanh thu 200 tỷ VND, VTC Game là 300 tỷ, Sohagame là 50 tỷ, Lenon Game
(Singapore) là 20 triệu USD, True Digital Plus là 40 triệu USD.

2. Các sản phẩm của công ty trên nền Internet, Mobie và Game có tấc độ tăng tưởng
khách hàng và doanh thu không ngừng tăng trưởng.
- Các nhóm sản phẩm trên nền tảng Internet, Mobie và Game là 3 nhóm sản phẩm trụ
cột của VNG, trong đó theo báo cáo cuối năm 2013 nhóm game đem lại 70% doanh
thu, nhóm sản phẩm trên Internet đem về 25% doanh số, còn nhóm sản phẩm hiện tại
trên mobie chỉ mang về 5% doanh thu.
- Tuy nhiên theo tính toán của VNG và những nhà kinh tế thì trong 3 năm tới cán cây sẽ
thay đổi 180 độ, với các sản phẩm trên nền tảng mobie sẽ chiếm 60% doanh thu
VNG, các sản phẩm game vẫn giữ ổn định 25% doanh còn các sản phẩm từ Internet
chỉ còn 15% tổng doanh thu.
- Căn cứ để đưa ra nhận định trên vì hiện nay Zalo sản phẩm OTT trên Mobie của
VNG đã tăng trưởng đạt mốc 15 triệu người sử dụng trong tổng số 50 triệu người
dùng Mobie tại Việt Nam, Zalo đang trên dần khẳng định vị trí của platform trên
Mobie số 1 tại Việt Nam.
- Về các sản phẩm trên Internet Me.zing, mp3.zing và ZingNew vẫn đang là những
platform và trang giải trí lớn nhất trên Internet Việt Nam với tổng số người dùng
hàng ngày ước đạt 20 triệu người, Me.zing đang trở thành 1 platform cho game và
các ứng dụng nhiều cái nhất Việt Nam hiện nay(nhiều người dùng, nhiều game, nhiều

ứng dụng, doanh thu cao nhất…….).
- Game mặc dù không còn là nhóm sản phẩm chính của VNG nhưng hiện nay nhóm
sản phẩm game của VNG vẫn là nồi cơm chính của công ty với nguồn thu gần 1600 tỷ
VND năm 2013 vẫn là niềm mơ ước của nhiều doanh nghiệp trong mọi ngành nghề
đang hoạt động tại Việt Nam.
- Với xấp xỉ 50 triệu người dùng Mobie và Internet hiện nay tại nước ta, mục tiêu
1441(41 triệu khách hàng của VNG vào năm 2014) có thể không đạt được(dự tính
hết năm 2014 chỉ có khoảng 38 triệu người khách hàng) nhưng với hơn 10 triệu
khách hàng còn lại, cùng với sự giàu có lên của xã hội và người dùng cơ hội để cho
VNG tăng trưởng khách hàng và tăng trưởng doanh thu trong các năm tiếp theo.
3. Me.zing và Zalo 2 sản phẩm chiến lược hiện nay đang là 2 ông lớn về Mạng xã hội
trên PC truyền thống và mobie hiện đại vẫn tiếp tục tăng trưởng và giữ chân người
dùng ấn tượng đó sẽ là tập khách hàng khai thác lâu dài giá trị ổn định
- Theo thống kê đến tháng 3 – 2014 hiện nay Me.zing đang có tổng số 120 triệu tài
khoản đăng ký, có khoảng 20 triệu người dùng hàng ngày, trên hệ thống hiện có
khoảng 200 game với doanh thu hàng tháng ước đạt 20 tỷ VND.


-

Cùng với các sản phẩm trong platform như mp3.zing, zingnew và 123.vn, 123mua.vn.
Platform Zing ngày càng hoàn thiện về các chức năng các ứng dụng giúp cho mọi
người dùng Innternet ở mọi đối tượng giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp và thu nhập có
thể tìm thấy nhu cầu mong muốn của mình trên đó.

-

Doanh thu của platform Zing và các sản phẩm trên Internet tuy không chiếm thị phần
cao trong tổng doanh thu của VNG nhưng nó lại là sản phẩm đánh dấu VNG từ 1
công ty phát triển trò chơi thành 1 công ty truyền thông internet hàng đầu tại Việt

Nam, nó làm tăng giá trị thương hiệu, giá trị hình ảnh, giá trị xã hội và nhất là giá trị
niềm tin trong cộng đồng và những nhà kinh tế để ngày 1 nhanh chóng đưa cổ phiếu
của VNG đến với các sàn giao dịch Nasdaq (Mỹ) hoặc Hồng Kông như tham vọng
của CEO Lê Hồng Minh.

-

Nếu như Me.zing là 1 sản phẩm đánh dấu VNG chuyển mình từ 1 công ty phát
triển trò chơi thành công ty truyền thông internet hàng đầu của Việt Nam thì Zalo
lại đánh dấu VNG thành người khổng lồ trong ngành công nghệ tại Việt Nam và
khu vực khi hiện nay Zalo đã trở thành sản phẩm OTT lớn nhất Việt Nam với 15
triệu người sử dụng, Zalo đang làm người dùng mobie Việt Nam quên dần các sản
phẩm ngoại như Viber, Kakaotalk...

4. Ngành game, internet và mobie trên thế giới vẫn là 1 xu thế phát triển của thời đại
công nghệ số với tấc độ phát triển sản phẩm, khách hàng và doanh thu sẽ ngày càng
cao, điều đó mang lại lợi ích khổng lồ cho các doanh nghiệp trong ngành.
- Trong khoảng 10 năm trở lại đây thế giới chứng kiến nhiều trao lưu lớn của internet từ
web 2.0 năm 2007, mạng xã hội năm 2009, game trên mạng xã hội năm 2010,
facebook năm 2011 và mobie năm 2012... đã tạo ra nhiều người khổng lồ hoạt động
trong lĩnh vực truyền thông và internet như Facebook, Youtube, Zynga, Kakao và cả
VNG....
-

Hiện nay với trào lưu Mobie với lượng khách hàng ước lượng gấp nhiều lần lượng
khách hàng trên Internet PC, khả năng bỏ tiền của người dùng Mobie cũng là gấp đôi
người dùng trên PC, cơ hội thành công và kiến tiền từ người dùng ngày càng lớn
dù sản phẩm chỉ phát triển từ 1 cá nhân như Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông
mang về doanh thu trên 1 tỷ VND 1 ngày là minh chứng rõ nhất cho cơ hội kiếm
tiền ngày càng ra tăng.


-

Với mức độ phát triển ngày càng nhanh, tần suất xuất hiện trào lưu ngày càng
nhiều và doanh thu của những công ty cưỡi trên con sóng trào lưu đó ngày càng
lớn hứa hẹn VNG trong những năm tiếp theo hoàn toàn có thể thu về được những
thành công lớn hơn những năm vừa qua.


5. Uy tín thương hiệu VNG, quan hệ hợp tác lâu dài với các công ty lớn trên thế giới
cùng lĩnh vực như Tencent của Trung Quốc, Kakao của Nhật Bản, NC Soft, Nexon,
CJ E&M đều của Hàn Quốc, Zynga của Mỹ là cơ hội để VNG học tập mô hình, công
nghệ, khách hàng và tài chính trong các hợp đồng xây dựng, mua bán, phát hành
game hay xây dựng đào tạo đội ngũ nhân sự
- VNG học hỏi được nhiều điều từ Tencent(Công ty Internet và game hàng đầu Trung
Quốc) thông qua quỹ đầu tư IDG (IDG từng đầu tư vào Tencent ở Trung Quốc, hiện
nay VNG là công ty phát triển game duy nhất của Việt Nam được quỹ IDG đầu tư,
cùng với quan hệ hợp tác với các nhà phát hành game lớn như Kakao của Nhật Bản,
NC Soft, Nexon, CJ E&M đều của Hàn Quốc, Zynga của Mỹ. VNG đã tận dụng rất
tốt những cơ hội làm việc, học hỏi từ những đối tác hùng mạnh trên.
-

III.

Với kinh nghiệp có được qua quá trình làm việc và kết quả là những sản phẩm đã
được phát hành thành công tại nước ngoài như Khu vườn trên mây tại Trung
Quốc(Top 10 game hấp dẫn nhất năm 2012), Ủn ỉn tại Nhật Bản, Hàng Rong tại Hàn
Quốc, Đảo Rồng tại Trung Quốc, kế hoạch phát hành các game Bài và Mobie tại thị
trường Indonesia năm 2014… Đã chứng minh vai trò và tầm ảnh hưởng của VNG
trong khu vực và Châu Á ngày càng rõ rệt hơn khi theo các chỉ số của Forbes công

bố năm 2013 có nhận định VNG đang trên đường trở thành công ty quyền lực nhất
tại Đông Nam Á trong lĩnh vực truyền thông và internet.

Nguy cơ ảnh hưởng đến tồn tại và phát triển của VNG trong tương lai
1. Sự quá phụ thuộc vào sản phẩm, công nghệ và quan hệ tài chính cổ phần của VNG
vào các công ty nước ngoài mà tiêu biểu là Tencent của Trung Quốc.
- Theo báo cáo báo chí cuối năm 2013 hiện VNG có 40% cổ phần là của Tencent Trung
Quốc sở hữu, tuy số lượng cổ phần Tencent nắm giữ chưa quá 50% nhưng với 40% họ
lại nắm đến 60% quyền bỏ phiếu tại hội đồng cổ đông.
- Theo thống kê đến cuối năm 2013 thì có đến 70% sản phẩm, công nghệ hiện VNG
đang phát triển và kinh doanh có xuất xứ từ các công ty game và công nghệ của Trung
Quốc với tình hình quan hệ chính trị, tình hình biển Đông có nhiều biến động phức
tạp như thời gian qua thì không gì có thể chắc chắn không xảy ra “Sự cố Chinh Đồ”
lần thứ 2 (Phía nhà phát triển Trung Quốc tự động update bản đồ Trung Quốc bao
gồm phần lớn Biển Đông và 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), gây thiệt hại nhiều
chục tỷ VND đến VNG vì bồi thường và dừng hoạt động của game cũng như chịu các
trách nhiệm liên đới trước pháp luật và dư luận xã hội. Đây là 1 nguy cơ bên ngoài
tiềm ẩn khả năng rủi ro rất lớn mà VNG không thể kiểm soát được.
2. Ông Lê Hồng Minh tự nhận định VNG “già, béo, xấu” Trong bài viết tự sự của mình
nhân dịp năm mới 2014, VNG sau 10 năm phát triển từ 5 nhân viên nay đã thành
1800 nhân viên, có 6 Divison và có quá nhiều thành công lẫn thất bại, tiếng thơm lẫn
tai tiếng đó là 1 hình ảnh được ví VNG già, béo vào xấu của năm 2014.


-

Hiện nay quỹ lương của VNG 1 tháng phải chi trả lên đến xấp xỉ 30 tỷ VND cùng với
các chi phí hoạt động khác tính bình quân 1 tháng để cố máy VNG hoạt động cần chi
phí xấp xỉ 50 tỷ VND, 1 chỉ số thể hiện áp lực tài chính mà ban giám đốc công ty phải
giải quyết là không hề nhỏ.


-

Qua thời gian những kinh nghiệm của những chiến binh dày dạn là điều rất đáng quý
nhưng kéo theo đó là sức ì, nhiệt huyết tuổi trẻ cũng giảm đi không ít, áp lực về hiệu
quả hoạt động của VNG ngày càng tăng đó thực sự là những thách thức cho việc quản
lý, điều hành và nâng cao chất lượng hoạt động nhân sự tại VNG. Đây là 1 nguy cơ
tiềm ẩn rủi ro hiệu quả hoạt động từ chính trong thực tại của VNG

3. Cái nhìn thiếu thiện cảm của xã hội và cơ quan truyền thông về công ty chuyên kinh
doanh, phát triển game sau những sự việc xã hội liên quan đến người chơi game và
ảnh hưởng tiêu cực của game đến đời sống xã hội hiện nay.
- Vũ Văn Luyện cướp tiệm vàng vì thiếu tiền chơi game, cháu giết bà để lấy tiền chơi
game.... vô vàn những giật típ, những trào lưu ném đá ăn theo vô hình chung đã góp
phần làm nổi bật những cái của của game và VNG với cái tên cũ Vinagame là trung
tâm của những chỉ trích, những phản hồi, những ánh nhìn không tốt đẹp thiện
cảm.
-

Năm 2006, ông Lê Hồng Minh đã phải lên tiếng bằng một bài viết nổi tiếng lan truyền
trong cộng đồng mạng - "Tôi chơi và làm game", như một tự sự của một game thủ .
Bốn năm sau, tháng 6/2010, một lần nữa ngành game Việt non trẻ lại "bầm dập" khi bị
nhiều tờ báo đồng loạt lên án như một thứ "tệ nạn" ghê gớm, thậm chí… hủy hoại
tương lai của đất nước. Ông Minh lại phải lên tiếng qua bài viết "Chúng tôi chơi và
làm game", kêu gọi xã hội nhìn nhận khách quan công bằng hơn khi đánh giá về
các lợi ích của game, đồng thời giúp củng cố niềm tin của những người đang hoạt
động trong ngành này.

-


Đến nay sau 4 năm cái nhìn và đánh giá của xã hội cũng không có nhiều tiến triển, dù
rất mệt mỏi nhưng với đam mê và niềm tin ông Minh đã phải trích dẫn lời phát biểu
năm 1999 của Bộ trưởng Y tế Mỹ khi đó, ông David Satcher: "Chúng ta thường gắn
kết truyền thông bạo lực với hành vi bạo lực, nhưng nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng
này rất nhỏ so với các yếu tố khác. Hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến các vụ bạo lực
trong trường học là sức khỏe tâm lý của học sinh và sự quan tâm của gia đình". Để
góp phần giải oan bớt cho ngành công nghiệp non trẻ nhiều tiềm năng phát triển.

4. Cơ chế chính sách, hàng lang pháp lý tại Việt Nam ngày càng thắt chặt, không đồng
bộ không coi ngành công nghiệp Game(lĩnh vực hoạt động doanh thu chính của
VNG) hay Chat điện thoại internet OTT(như sản phẩm Zalo của VNG) là lĩnh vực


-

mang lại nhiều giá trị cho xã hội cần chú trọng khuyến khích đầu tư và phát triển.
Không chỉ mang những khó khăn từ các yêu tố bên ngoài và các yếu tố xã hội cũng
như dư luận VNG và ngành game Việt Nam còn gặp khó khăn từ cơ chế chính sách
của nhà nước chưa khi chưa đánh giá hết vai trò và giá trị của ngành game.

-

Tại các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc họ coi ngành game là 1 ngành mang lại
nhiều giá trị cho kinh tế và xã hội tương đương với ngành phần mềm, các chính
sách ưu đãi thuê quan và các trường đại học, cao đẳng của họ còn mở thêm những
khoa những ngành học về các việc làm liên quan đến ngành game.

-

Còn tại Việt Nam không có 1 trường nào có các ngành nghề đạo tạo liên quan đến

công việc trong ngành game, các chính sách ưu đãi về thuê cho các công ty game
không hề có như các công ty trong lĩnh vực phần mềm trước kia. Vì thế khi khủng
hoảng kinh tế chưa qua, hoạt động kinh doanh giảm sút không được sự trợ giúp từ
chính sách rất nhiền công ty game Việt phải thu nhỏ quy mô hoạt động rất nhiều
như FPT Online, VTC, Sohagame và VNG cũng không phải là ngoại lệ.

5. Thất bại của các sản phẩm phát hành ra thị trường nước ngoài tại Nhật Bản, Trung
Quốc và Indonesi cùng với sự lấn sân của các ông lớn nước ngoài như Facebook,
Google, Zynga, Tencent, Kakao....... vào thị trường internet và di động Việt Nam, với
kinh nghiệm, cơ chế hành lang pháp lý tại các nước sở tại, tiềm lực tài chính, kĩ thuật
và nhân sự vượt trội của các đối thủ được xem 1 thách thức cho sự tồn tại và phát
triển của VNG ngay tại sân nhà Việt Nam.
- Như chúng ta đã biết thì bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng muốn tên tuổi và sản
phẩm của mình không chỉ phát triển bền vững trong nước , mà còn phải vươn xa va
lớn mạnh ra ngoài phạm vi lãnh thổ của quốc gia . Đó là thị trường quốc tế , để làm
được điều này thì trước hết sản phẩm mà doanh nghiệp đó sản xuất ra phải chiếm lĩnh
gần như hầu hết các thị trường trong nước , sau đó mới đến thị trường nước ngoài.
-

Sau khi đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước thì VNG bắt đầu chiến dịch thâm
nhập thi trường nước ngoài bằng những sản phẩm cụ thể mang tầm quốc tế . Tuy
nhiên khi cho gia mắt các sản phẩm phát hành ở thị trường Nhật bản , Trung Quốc ,
Indonesia là những quốc gia rất phát triển về kinh tế cũng như về game thì VNG đã
không thành công như mong đợi . Thất bại này cũng nói lên những hạn chế yếu
kém của sản phẩm và đội ngũ nhân sự mà VNG đang có .

-

Với nguồn lực tài chính, kĩ thuật, công nghệ, sản phẩm hùng hậu và kinh nghiệp triển
khai, khả năng ứng phó với các yếu tố bất lợi vượt trội so với VNG các công ty lớn

đang thực lấn sâu vào thị trường Việt Nam như Facebook , Google..vv . Đã ảnh
hưởng không nhỏ cũng như đe dọa đến sự phát triển, thậm chí tồn tại và cạnh


tranh ngày càng khốc liệt với VNG ngay tại thị trường Việt Nam. Nếu không có
những đối sách hợp lý và bước đi đột phá nguy cơ VNG mất thị phần thua ngay
trên sân nhà Việt Nam là rất cao trong vài năm tới đây.
IV.
-

-

-

Tổng kết cơ hội và nguy của đối với doanh nghiệp, phương hướng giải quyết
nguy cơ và tận dụng cơ hội đối với doanh nghiệp, đánh giá, dự báo của nhóm về
doanh nghiệp trong tương lai của nhóm đưa ra.
Với 5 yếu tố cơ hội và 5 yếu tố nguy cơ đe dọa đến VNG nhóm đã nêu ở trên thì
nhiệm vụ của VNG trong năm 2014 và các năm tiếp theo phải phát huy tối đa những
cơ hội và kiểm soát dần những nguy cơ ảnh hưởng đến.
VNG cần phải tích cực tái cấu trúc trong nội bộ công ty bao hàm cả 2 ý nghĩa làm
tăng chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng làm việc, chất lượng các dự án và sản
phẩm làm ra việc này đang được công ty tích cực thực hiện từ đầu năm 2014.
Tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng như các dự án đã tham gia như: Cơm
có thịt, Máy tính cho chiến sĩ hải đảo, Góp đá xây đảo Trường Sa, Mua xuồng chủ
quyền cho chiến sĩ hải đảo.... Đã làm thay đổi 1 phần hình ảnh, góp phần quảng báo
đến cộng đồng để cộng đồng hiểu sâu hơn về hoạt động của công ty cũng như ngành
game cũng như tiến tới xây dựng hình ảnh công ty hoạt động có trách nhiệm với cộng
đồng và xã hội.
Cần chủ động về vấn đề nhân sự và công nghệ, VNG cần hợp tác với các doanh

nghiệp trong cùng lĩnh vực, các trường các đơn vị đào tạo để sớm đưa ra giáo hình,
các môn học và ngành học đạo tạo các lĩnh vực liên quan đến làm game như tại các
nước trên thế giới, có như thế mới góp phần đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất
lượng cao dồi dào góp phần chủ động về nhân sự, công nghệ giảm thiểu rủi ro từ yếu
tố công nghệ bên ngoài.
Phát hành game và các sản phẩm VNG phát triển ra các nước xung quanh cần tích cực
hơn(năm 2014 VNG tập trung phát triển thị trường gần 250 triệu dân của Indonesia)
để vừa tăng thêm số lượng khách hàng, doanh thu và đồng thời cũng vừa giới thiệu
hình ảnh công ty ra bên ngoài góp phần sớm góp phần sớm đưa cổ phiếu VNG niêm
yết cổ phiếu của công ty trên những sàn giao dịch chứng khoán danh tiếng ở Hồng
Kông hay Nasdaq (Mỹ).



×