Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

THỜI THƠ ấu từ một PHẠM TRÙ văn hóa đến một hệ CHỦ đề TRONG văn học LÃNG mạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.11 KB, 33 trang )

THỜI THƠ ẤU - TỪ MỘT
PHẠM TRÙ VĂN HÓA ĐẾN
MỘT HỆ CHỦ ĐỀ TRONG VĂN
HỌC LÃNG MẠN

1


- Thời thơ ấu - từ một phạm trù văn hóa
Nói đến thời thơ ấu là chúng ta thường nghĩ ngay tới trẻ em
bởi trẻ em chính là tâm điểm của thời thơ ấu. Có mối liên hệ mật
thiết như vậy nhưng thực ra, trẻ em và thời thơ ấu vẫn là hai khái
niệm chứ không thể hoàn toàn đồng nhất. "Trẻ em" đã được Công
ước quốc tế về quyền trẻ em của Unicef xác định là "người dưới 18
tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi
vị thành niên sớm hơn". "Thời thơ ấu" được Từ điển tiếng Việt giải
thích là: "thời rất ít tuổi, còn thơ ngây, bé dại"[73;1184]. Trong thực
tiễn, thời thơ ấu là quan niệm mang tính mở, không xác định cụ thể
về thời gian, cái gọi là "ngây thơ, bé dại" cũng được hiểu rất linh
hoạt, gọi là thời thơ ấu nhưng nội hàm của nó còn chứa đựng cả
những "lằn ranh", những biên giới mong manh, tinh tế giữa trẻ em
và người lớn.
Thời thơ ấu là giai đoạn đầu đời của mỗi con người mà dù
muốn hay không người ta cũng không thể phủ nhận sự tồn tại của
nó. Tuy nhiên, quan niệm về thời thơ ấu trong văn hóa, văn học là
cả một quá trình diễn tiến luôn chịu sự chi phối của của những tri
thức hệ, ý thức thẩm mỹ khác nhau của con người trong những thời
kỳ lịch sử nhất định.

2



Trong văn hóa dân gian, ý niệm về thời thơ ấu được biểu đạt
trong các huyền thoại và các nghi lễ phổ biến ở hầu hết các nền văn
hóa trên thế giới, trong đó thời điểm một con người ra đời chính là
bước khởi đầu cho thời kì thơ ấu. Có thể tìm thấy dấu vết của ý
niệm này trong các huyền thoại, nghi lễ về sự ra đời. Trong kho tàng
văn học dân gian của mỗi dân tộc ở cả phương Đông và phương Tây
đều chứa đựng môtip sinh nở thần kỳ. Sử thi Ramayana của Ấn Độ
kể về sự ra đời của nàng Xita là từ luống cày nên Xita là con của
Đất Mẹ thiêng liêng. Huyền thoại Tangun của Kerea kể chuyện vị
vua lập ra nước Tangun có lai lịch và sự ra đời kỳ lạ, "khác sự sinh
nở của con người bình thường mà theo những phương cách siêu
nhiên, có mối liên hệ với thiên giới". Mẹ của vua Choson vốn là con
gấu, nhờ tu luyện mà hóa thân thành thiếu nữ, kết hợp với cha
Hwanung vốn là thần linh biến hóa, sinh ra Choson. Truyền thuyết
Con Rồng cháu Tiên của Việt Nam cũng miêu tả sự ra đời của bọc
trăm trứng nở ra trăm con, là Tổ của Bách Việt. Lạc Long Quân và
Âu Cơ đều là những vị thần có xuất thân linh thiêng, huyền bí, tài
năng phi phàm nên hôn phối giữa họ gắn với sự sinh nở thần kỳ, từ
bọc trăm trứng nở ra một trăm con hồng hào, đẹp đẽ. "Đàn con
không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, đẹp
đẽ như thần". Truyền thuyết Thánh Gióng kể về sự ra đời của cậu bé
làng Gióng là do người mẹ ướm bàn chân của mình vào dấu chân lạ
3


rồi mang thai và sinh ra Gióng. Nhiều truyện cổ tích Việt Nam cũng
nói về sự ra đời của đứa trẻ một cách thần kỳ như Thạch Sanh là do
Thái tử con trời đầu thai vào nhà ông bà họ Thạch nhân đức, Sọ
Dừa ra đời là do người mẹ uống nước trong cái sọ người.... Trong

văn hóa các nước phương Tây, sự sinh nở của người phụ nữ cũng
gắn với yếu tố thần kỳ. Đức mẹ Maria thụ thai bởi thần khí thánh
của Đức Chúa Trời và sinh ra Giê – su khi vẫn còn là một thiếu nữ
đồng trinh. Như vậy, môtip về sự đầu thai, sự sinh nở thần kì trong
văn hóa dân gian các nước cho thấy ý niệm của người cổ đại về sự
sinh nở và thời thơ ấu. Theo đó, đứa trẻ sinh ra là sự nhập thể của
một thực thể linh hồn có sẵn, là thần linh đầu thai. Trẻ em và thời
thơ ấu không được thừa nhận mà chỉ là hình thức tồn tại khác của
linh hồn đã trưởng thành. Đứa trẻ không được thừa nhận như một cá
thể, một thể sinh học non nớt như là chính bản thân nó.
Bên cạnh môtip đầu thai, sinh nở thần kỳ là các nghi lễ thôi
nôi, cúng mụ, đầy tháng, trưởng thành cũng cho thấy thái độ phủ
nhận ấu thơ của con người, cho đó là giai đoạn không có giá trị cần
loại bỏ khỏi tâm thức cộng đồng. Đặc biệt nghi lễ trưởng thành
được coi như một sự kiện trọng đại của cộng đồng, nghi lễ đánh dấu
sự chấm dứt của thời kì thơ ấu. Một số bộ tộc cho rằng kí ức tuổi
thơ là vật cản trong quá trình trưởng thành của một người đàn ông,
do đó, để thực sự trở thành một người lớn, các cậu bé phải trải qua
4


những nghi lễ hoặc thử thách như cắt bao quy đầu, nhảy qua đống
lửa... Không miêu tả cụ thể nghi lễ trưởng thành như trong các nền
văn hóa khác nhưng truyền thuyết Thánh Gióng của Việt Nam kể
chuyện cậu bé ba năm không biết nói, biết cười, một hôm nghe tin
giặc Ân đến xâm lược liền vụt lớn trở thành một trang anh hùng
dũng sĩ đã chứng tỏ trong ý niệm dân gian không có giai đoạn ấu
thơ hoặc giai đoạn ấu thơ không quan trọng, trưởng thành mới là
giai đoạn có ý nghĩa của đời người.
Đến thời trung đại, ở phương Đông, văn hóa Nho giáo là văn

hóa coi trọng và đề cao người già, không coi trọng trẻ em. Sách Nhị
thập tứ hiếu của Trung Hoa do Quách Cư Nghiệp thời nhà Nguyên
biên soạn có kể lại sự tích của 24 tấm gương hiếu thảo, trong đó có
kể câu chuyện cảm động về hiếu tử Quách Cự, người đời nhà Hán,
thờ mẹ chí hiếu. Khi cửa nhà sa sút, thường bữa ông thấy mẹ không
dám ăn no, cứ bớt phần cơm để cho đứa con của ông vừa mới lên ba
tuổi ăn, hai vợ chồng bàn nhau: Mẹ già không đủ ăn, mà vợ chồng
ta còn sinh đẻ, nếu để con mình chia xẻ ngọt bùi của mẹ là không
phải đạo. Hai vợ chồng định đào hố chôn con đi nhưng khi đào
được phân nửa thì tìm thấy một hũ vàng, nhờ đó hai vợ chồng
không phải chôn con và có đủ tiền phụng dưỡng mẹ già. Câu
chuyện đó, trong khi nói lên tấm lòng chí hiếu của người con, còn
cho thấy thái độ của người Trung Hoa thời cổ: coi trọng người già,
5


xem nhẹ trẻ em. Bên cạnh đó, các cuốn sách bàn về luân lý, đạo
đức, chính trị... của người phương Đông cũng chủ yếu hướng tới
người trưởng thành. Tam cương ngũ thường vốn được coi là rường
cột của đạo Nho cũng tuyệt đối không nhắc đến trẻ em...
Văn hóa trung cổ phương Tây cũng có một nhìn nhận tương tự
về trẻ em. Điều này xuất phát từ một đặc điểm: người trung cổ chưa
có cảm quan về tương lai, hay nếu có thì tương lai không phải là nơi
hướng đến mà là sự quay về thời hoàng kim của quá khứ. Với ý
thức đề cao cái cổ xưa, coi cổ xưa là chân lí, người phương Tây thời
trung cổ cho rằng tuổi già mới là biểu tượng trung tâm của thời đại,
biểu tượng của sự hiền minh. Ở thời trung cổ, người ta xem đứa bé
như là một người lớn còn bé và người ta không đặt ra vấn đề nào cả
về sự phát triển và sự hình thành nhân cách con người. F. Ariex khi
nghiên cứu thái độ đối với trẻ em ở châu Âu thời trung cổ cho rằng:

"thời trung cổ người ta không biết đến phạm trù trẻ em như một
trạng thái đặc biệt xác định về chất của con người". "Văn minh
trung cổ là văn minh của những người lớn" [17;333]. Thái độ này
đối với trẻ em được thể hiện rõ trong mọi mặt của đời sống, từ công
tác giáo dục, nghệ thuật tạo hình đến sự sáng tạo các trò chơi. Trong
giáo dục, người ta không tính đến lứa tuổi, thiếu nhi được dạy dỗ
như là người lớn. Trong nghệ thuật tạo hình, người ta mô tả trẻ em
như người lớn kích thước thu nhỏ lại, ăn mặc cũng như người lớn và
6


kết cấu thân hình giống người lớn. Trong các trò chơi, trước khi trở
thành trò chơi của trẻ em, là những trò chơi có tính chất kị sĩ. A. JA.
Gurêvich khi bàn về Các phạm trù văn hóa trung cổ đã kết luận:
"Xã hội trung cổ từ bỏ việc phân biệt các lứa tuổi thời nguyên thủy
với những nghi lễ chuyển tuổi, bỏ quên những nguyên tắc giáo dục
của thời cổ đại; xã hội trung cổ một thời gian dài không biết đến
tuổi ấu thơ và việc chuyển tiếp từ tuổi này đến thời khôn lớn"
[17;333]. Nói cách khác, văn hóa trung cổ phương Tây nhìn đứa trẻ
trong trạng thái tĩnh, sự lớn khôn nếu có chỉ là việc chuyển trạng
thái này sang trạng thái khác có tính chất đột ngột, nhảy cóc, không
có sự chuẩn bị về chất, không được giải thích bằng động cơ bên
trong, không phải là sự chuyển hóa và trưởng thành từ chính bản
thân nó. Quan niệm này chịu ảnh hưởng sâu sắc của giáo lý nhà thờ
Cơ đốc giáo.
Thời cận đại ở phương Tây, nhất là bắt đầu từ thời Phục hưng,
quan niệm về con người thay đổi. Những gì thuộc về con người
trước đây bị coi thường, rẻ rúng thì nay được đề cao, trân trọng.
Người ta nhận ra rằng cần phải nhìn con người như một bản thể,
một tiểu vũ trụ có bắt đầu, trưởng thành phát triển và kết thúc. Qua

những vở bi kịch, hài kịch nổi tiếng, W. Shakespear tôn vinh con
người bằng hai tiếng viết hoa. Qua những cuốn tiểu thuyết đồ sộ, F.
Rabelais lại đề cao phần tự nhiên, bản năng trong mỗi người. Tiểu
7


thuyết Gacgăngchuya và Păngtagruyen kể câu chuyện phi thường
về cuộc đời hai cha con từ khi sinh ra. Gacgăngchuya là con của vua
Grăngguziê, sinh ra là một chú bé khổng lồ, vừa cất tiếng chào đời
đã đòi ăn đòi uống, nó ăn khỏe, uống khỏe, rồi lớn dần lên được đi
học nhưng càng học nó càng trở nên "ngớ ngẩn, đần độn", chán nản
vì bị nhồi nhét hàng đống kiến thức chết vào đầu. Chỉ đến khi gặp
được thầy Pônôcratex, được giáo dục bởi một chương trình và
phương pháp mới để phát triển toàn diện, đủ các mặt trí dục, đức
dục, thể dục, mĩ dục, được tham gia lao động chân tay, học nghề, đi
tham quan các xưởng, công trường, nghiên cứu cỏ cây thì chú bé
mới thấy hứng thú và việc học tập mới có kết quả. Păngtagruyen
chào đời, là con của Gacgăngchuya, cũng là một đứa trẻ khổng lồ,
được gửi đến học ở các trường nổi tiếng và trưởng thành vững vàng.
Cuốn tiểu thuyết tuy không chỉ viết về thời thơ ấu của các nhân vật
mà nhà văn đã dành sự quan tâm sâu sắc tới việc giáo dục trẻ em để
chúng được phát triển tự nhiên, tự do về thân thể và được khai
phóng về tâm hồn, trí tuệ. Rabelais còn đưa ra một mô hình tu viện
mới, tu viện Têlem, hoàn toàn khác với các tu viện vẫn có xưa nay,
dành cho con trai từ 12 đến 18 tuổi, con gái từ 10 đến 15 tuổi với
khẩu hiệu "Muốn làm gì thì làm", đề cao tự do gần như tuyệt đối,
nương theo nhu cầu tự nhiên của con người nhưng trên thực tế tuyệt
nhiên chẳng có hành vi gì bậy bạ hết. Rabelais đã cất lên tiếng nói
8



đề cao trẻ thơ, đề cao con người, "đưa ma" thế giới đã lỗi thời bằng
tiếng cười vui vẻ. Những quan niệm nhân văn thời Phục hưng về
giáo dục trẻ em, về con người cũng là những hạt giống tốt lành ươm
mầm cho những tư tưởng tiến bộ về sau.
Bắt đầu từ thế kỉ XVIII – thế kỉ Ánh sáng – trở về sau, nhiều
nhà hoạt động chính trị, giáo dục, văn hóa của châu Âu đã đi sâu
nghiên cứu con người như là chính nó, tôn trọng mọi đặc điểm, sự
khác biệt về cá tính, sở thích của con người. Người ta nhận ra rằng
thời thơ ấu của con người thực sự là giai đoạn tiền đề không thể
thiếu, nếu không muốn nói, còn có ý nghĩa quyết định đối với sự
hình thành nhân cách của mỗi người sau này. Vì thế, không chỉ cần
quan tâm, tôn trọng, yêu thương mà còn cần dành sự giáo dục thỏa
đáng cho giai đoạn đầu đời của trẻ.
Jean Jacques Rousseau có thể nói là một trong những tư tưởng
gia đầu tiên khẳng định trẻ em là một thế giới, có những qui luật
phát triển nội tại, khác với thế giới người lớn. Sinh năm 1712 mất
năm 1778, cuộc đời của Rousseau nằm trọn vẹn trong thế kỉ Ánh
sáng. Là một nhà triết học, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu lỗi lạc,
Rousseau trở thành một trong những ngọn cờ tư tưởng của thế kỉ
XVIII. Phải trải qua một quãng đời tuổi thơ thiếu thốn cả về vật chất
và tình cảm, sớm mất mẹ, cha là một thợ sửa đồng hồ bình thường,

9


Rousseau không được học hành chu đáo. Năm 16 tuổi, ông đã phải
lang thang nhiều nơi, kiếm sống bằng nhiều nghề trước khi trở nên
nổi tiếng. Từ những trải nghiệm của bản thân, Rouseau đã đưa ra
những triết lý và quan điểm mang tính chất khai sáng về trẻ em

cũng như vai trò của giáo dục. Giáo dục chính là cách tốt nhất để
giúp trẻ lớn lên, cố nhiên, đó không phải kiểu giáo dục áp đặt như
đã có trước đây hay kiểu giáo dục đang thịnh hành tại thời điểm đó
mà phải tôn trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ, đó là mô hình giáo
dục "kiểu Rouseau". Toàn bộ quan điểm về giáo dục của Rouseau
được thể hiện tập trung trong tác phẩm Émile hay là về giáo dục
(1762). Cuốn sách bắt đầu như một luận văn về giáo dục, nhưng các
ví dụ minh họa cho các ý tưởng đều tập trung vào cậu bé Émile
khiến nó trở thành một tiểu thuyết – sư phạm. Những ý tưởng mới
mẻ và độc đáo của tác giả nhằm đề cao và kêu gọi phát huy cái hồn
nhiên, tự nhiên nhất trong con người, chống lại những giáo điều
cứng nhắc đã khiến cuốn sách lập tức bị công kích, lên án, bị ra lệnh
tịch thu, thiêu hủy công khai và tác giả của nó phải sống lưu vong
suốt đời. Có thể tại thời điểm đó và cho đến ngày nay, nhiều nội
dung trong cuốn sách còn cần phải xem xét lại một cách kĩ lưỡng
nhưng có điều không thể phủ nhận được, đó chính là tâm huyết của
Rouseau dành cho trẻ em. Ông quan niệm một đứa trẻ hạnh phúc
cần có sự cân bằng giữa nhu cầu và năng lực, điều này không phải
10


hình thành tự nhiên, hoang dã nơi đứa trẻ mà cần sự nuôi dưỡng
chăm sóc, giáo dục của người lớn. Tuy nhiên đừng tước đi sự chủ
động của bản thân trẻ. Từ đó, ông quan tâm đến việc thay đổi về
chất trong phương pháp và mục tiêu giáo dục nhằm đào tạo trẻ để
trở thành con người với tư cách là tác nhân cải tạo xã hội chứ không
chỉ là nhân tố tái tạo xã hội. Có thể gọi giáo dục kiểu Rouseau là
nền giáo dục "phòng vệ": "Nền giáo dục phòng vệ không phải là
phóng đãng. Nó không mang lại đức hạnh, nhưng ngăn chặn tội lỗi;
nó không phô trương chân lý mà ngăn chặn sai lầm. Nó chuẩn bị

tất cả cho trẻ con để chúng có thể nhận thức được cái Chân khi đủ
năng lực thấu hiểu, và cái Thiện khi có thể biết ái mộ" [51;18].
Không kể Lời nói đầu, cuốn sách gồm năm quyển. Quyển một kể về
giai đoạn bé Émile ra đời đến lúc tập nói, từ 0 đến 2 tuổi, giai đoạn
này bé cần được chăm sóc sức khỏe từ việc ăn uống đến việc luyện
tập các cử động và sử dụng giác quan. Quyển hai kể về giai đoạn
Émile từ 3 đến 12 tuổi, cần chú ý tới các trò chơi giáo dục ảnh
hưởng đến phát triển trí tuệ của bé. Quyển ba kể về giai đoạn Émile
từ 13 đến 15 tuổi, kể chuyện chú bé được học các môn học qua sách
vở, kinh nghiệm cuộc sống, kiến thức hướng nghiệp cho tương lai.
Quyển bốn, Émile từ 15 đến 20 tuổi, Émile được giáo dục giới tính,
thẩm mĩ, tôn giáo để bước vào thế giới của người lớn không bị ngỡ

11


ngàng, vấp váp. Quyển năm kể về giai đoạn Émile 20 đến 25 tuổi, là
độ tuổi đã lớn khôn và chuẩn bị bước vào hôn nhân.
Như vậy, từ nội dung cuốn sách, có thể dễ dàng nhận thấy
Rouseau dành sự quan tâm chủ yếu vào giai đoạn ấu thơ và bước
vào ngưỡng cửa trưởng thành của nhân vật Émile bởi theo ông đây
là giai đoạn quan trọng nhất. Trong Lời nói đầu tác phẩm, Rousseau
viết: "Người ta không hề hiểu biết tuổi thơ: dựa trên những ý tưởng
sai lầm của ta về tuổi thơ, thì càng đi, càng lạc lối. Những bậc hiền
minh nhất chuyên chú vào những điều con người cần biết, mà
không coi trọng những điều trẻ con có thể học được. Họ luôn tìm
kiếm người lớn trong đứa trẻ, mà không nghĩ về hiện trạng của đứa
trẻ đó trước khi nó là người lớn" [51;26]. Có thể nói đây là một
bước ngoặt rất quan trọng trong văn hóa phương Tây, một sự phản
biện, chất vấn lại những quan niệm trước đó về tuổi thơ và khẳng

định cần phải nghiên cứu thế giới trẻ em như một thực thể độc lập,
với những đặc trưng và qui luật riêng, khác với thế giới người lớn.
Rousseau cho rằng, tuổi thơ là một trong những trật tự tất yếu
của tự nhiên, một sự chuẩn bị cần thiết cho sự trưởng thành mọi mặt
của con người, và con người cần phải tôn trọng những qui luật nội
tại của nó, mọi sự can thiệp một cách thô bạo đến trật tự tự nhiên tất
yếu đó sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường: "Tự nhiên muốn trẻ

12


em là trẻ em trước khi là người lớn. Nếu chúng ta muốn làm sai lạc
trật tự ấy, chúng ta sẽ sản xuất ra những quả chín sớm, chẳng có độ
thành thục cũng chẳng có hương vị, và sẽ hỏng sớm; chúng ta sẽ có
những nhà bác học ít tuổi và những đứa trẻ già nua. Tuổi thơ có
cách nhìn, cách suy nghĩ, cảm nhận, riêng thuộc về nó; không có gì
kém hợp lý bằng việc muốn đem cách nghĩ của chúng ta thay cho
những cách nghĩ ấy; và đòi đứa trẻ mười tuổi phải biết xét đoán
khác gì đòi một đứa trẻ phải cao năm pied" [51;105]. Ông đề nghị:
"Xin hãy tôn trọng tuổi thơ, và đừng vội vã xét đoán nó, dù hay dù
dở. Hãy để cho các ngoại lệ tự biểu thị, tự chứng tỏ, tự xác nhận
lâu dài trước khi dùng những phương pháp đặc biệt đối với các
ngoại lệ ấy. Hãy để tự nhiên hành động lâu dài, trước khi xen vào
hành động thay cho tự nhiên, e rằng gây trở ngại cho các việc làm
của tự nhiên" [51;128]. Quan điểm tự nhiên về thời thơ ấu trong
trước tác của Rousseau đã có ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến diễn
ngôn về giáo dục trẻ em được hình thành trong văn hóa phương Tây
giai đoạn sau này. Có thể nói, Émile hay là về giáo dục của
Rousseau là sự kết tinh của triết học thời kỳ Khai sáng về trẻ em,
trong đó diễn ngôn nổi bật của nó là: trẻ em là một bản thể tự nhiên.

Vào thế kỉ XIX, tư tưởng đề cao trẻ em, coi trọng thời thơ ấu
đó đã tiếp tục được củng cố. Hegel trong công trình Mỹ học nổi
tiếng đã lấy hình ảnh cậu bé ném hòn đá thia lia xuống nước để
13


minh họa cho tư tưởng của ông về khoái cảm thẩm mỹ khi sáng tạo:
"Ngay cái ham muốn đầu tiên của đứa bé cũng chứa đựng ở nó một
sự thay đổi thực tiễn các sự vật bên ngoài. Cậu bé ném hòn đá
xuống sông, khoái trá nhìn những vòng tròn tan dần ra trên mặt
nước, đồng thời ngắm sự sáng tạo của mình" [43]. Niềm vui vô tư,
không vụ lợi, niềm vui được nhân đôi mình lên của một đứa trẻ ném
thia lia xuống mặt nước được so sánh với niềm vui mà người nghệ
sĩ có được khi sáng tạo nghệ thuật. Bằng hình ảnh này, Hegel đã
ngầm khẳng định sự tương đồng giữa thế giới tinh thần của trẻ em
với thế giới tự do, không vụ lợi của sáng tạo nghệ thuật và khẳng
định vẻ đẹp của thế giới ấy. Tư tưởng này của Hegel rất tiêu biểu
cho diễn ngôn lãng mạn về trẻ em và thời thơ ấu, cái sẽ được thể
hiện một cách phổ biến trong văn học lãng mạn thời kì này.
Đến thế kỷ XX, các nghiên cứu giáo dục của Montessori,
Dewey, Piaget, Gardner đã đưa ra những phân tích thực nghiệm và
khoa học về thế giới trẻ em. Montessori khẳng định cuộc sống từ
thời kỳ phôi thai và những thăng trầm thời thơ ấu có tính quyết định
đến sức khỏe của người trưởng thành và tương lai nhân loại. Toàn
bộ quá trình phát triển của trẻ trong thời thơ ấu được xem như một
quá trình bí ẩn mà bà gọi là “nhập thể”, trong đó một dạng năng
lượng nào đó đã kích hoạt cơ thể bất động của trẻ sơ sinh, cho nó
khả năng sử dụng tứ chi, khả năng ngôn ngữ, khả năng hành động
14



và thể hiện ý chí riêng [67;28]. Montessori nhấn mạnh đến tính chất
bí ẩn của toàn bộ quá trình kiến tạo nên thế giới tuổi thơ, với những
tiềm năng kì diệu, sự tiến triển nội tại dưới bàn tay thần kì của tạo
hóa.
Nhà giáo dục J.Dewey đề cập đến tính chất non nớt của thời
thơ ấu như là một trạng thái tất yếu của thời kì tăng trưởng. Trạng
thái non nớt này được hiểu theo nghĩa tích cực, tức là “khả năng có
thể tăng trưởng”, “một sức mạnh đang thực sự tồn tại”, “một năng
lực để phát triển” [52;63] và vì vậy, trong giáo dục, cần coi trẻ em
như một chủ thể có những tiềm năng riêng, động cơ riêng, cá tính
riêng. Jean Piaget đi sâu nghiên cứu các giai đoạn phát triển của thời
thơ ấu, chỉ ra đặc trưng riêng của từng giai đoạn, cho thấy thời thơ
ấu là một chỉnh thể không cố định mà có sự phát triển nội tại.
H.Gardner lại tìm thấy mối liên hệ giữa những biểu hiện của thời
thơ ấu với sự phát triển trí tuệ của con người trong thời kỳ trưởng
thành. Có thể nói, các diễn ngôn giáo dục của thế kỷ XX đều nhấn
mạnh đến tầm quan trọng cũng như tính chất độc lập của thời thơ
ấu, những tiềm năng to lớn của tuổi thơ, sự bí ẩn và vẻ đẹp kỳ diệu
của nó. Các diễn ngôn giáo dục này không chỉ ảnh hưởng tới các
hoạt động giáo dục thực tiễn trong các trường học, mà còn có tác
động rất lớn đến diễn ngôn về thời thơ ấu trong văn chương nghệ
thuật.
15


Như vậy, có thể khẳng định, trẻ em đã xuất hiện từ khi có loài
người trên trái đất nhưng chỉ bắt đầu đến thời Phục hưng và đặc biệt
từ thời kỳ Khai sáng trở về, con người có một cảm quan mới về thế
giới, cảm quan về sự khởi nguyên, khi diễn ngôn về giáo dục hình

thành, đứa trẻ mới được nhìn nhận như là chính nó, là một thế giới
tự trị có đặc điểm riêng về thể chất, có khả năng nhận thức, có cảm
xúc, hành vi mà người lớn phải trân trọng, nhìn ngắm nó chứ không
phải chi phối, áp đặt mọi thứ quyền lực lên nó. Đứa trẻ trở thành
một phạm trù văn hóa trung tâm. Thời thơ ấu trở thành một đối
tượng được hiểu và tạo nghĩa, tuổi thơ vừa là tương lai vừa là một
thế giới để quay về.
- đến một hệ chủ đề trong văn học lãng mạn
Văn học lãng mạn hình thành và phát triển ở nhiều nền văn
hóa và quốc gia trên thế giới. Ở phương Tây, trào lưu văn học lãng
mạn xuất hiện rộng khắp ở các nước như Pháp, Anh, Tây Ban Nha...
vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Cùng với cuộc xâm lược
thuộc địa, trào lưu lãng mạn phương Tây đã ảnh hưởng đến các
quốc gia phương Đông như Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc vào
thế kỉ XX. Tuy nhiên, ở đề tài này, chúng tôi giới hạn khảo sát chủ
đề thời thơ ấu trong phạm vi văn học phương Tây, chủ yếu từ cuối

16


thế kỷ XVIII - thế kỉ XIX, khảo sát thêm một số tác phẩm xuất hiện
vào đầu thế kỉ XX.
Trong cuốn Văn học thiếu nhi, Judith V.Lechner cho rằng: trên
thế giới, tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi mới ra đời cách nay
khoảng 250 năm. Nhưng bắt đầu từ thời đại của nữ hoàng Elizabeth
I ở Anh thế kỷ XIV sang thế kỷ XV, XVI, đứa trẻ đã trở thành một
đối tượng được quan tâm, giáo dục và nâng đỡ. Những cuốn sách
dành để dạy trẻ em đầu tiên có nội dung giáo khoa, truyền dạy chủ
yếu những bài học về địa lý, quy tắc ứng xử xã hội... Truyện ngụ
ngôn Aesop là một ví dụ điển hình, được sử dụng rộng khắp ở Tây

Âu từ giữa thế kỷ XIV để dạy tiếng Hy Lạp, tiếng La tinh, ngữ pháp
và những bài học đạo đức. Nhưng giai đoạn bùng nổ của văn học
dành cho thiếu nhi phải kể đến thời kỳ Khai sáng (cuối thế kỷ XVIII
– đầu XIX) khi vấn đề giáo dục và sự trưởng thành của một đứa trẻ
được xã hội đặt lên hàng đầu. Trẻ thơ được coi là thế hệ làm nên
tương lai của nhân loại.
Tư tưởng Khai sáng ảnh hưởng trực tiếp đến sự ra đời của chủ
nghĩa lãng mạn phương Tây. Vì thế, trong văn học lãng mạn, lần
đầu tiên thời thơ ấu được đề cập đến như một chủ đề lớn của văn
chương. Nếu ở thời kỳ trước, trẻ em mới xuất hiện rải rác trong tác
phẩm, chưa phải là nhân vật trung tâm, chưa được thừa nhận giá trị

17


thì đến thời kỳ lãng mạn lại xuất hiện bùng nổ các tác phẩm văn
chương viết cho trẻ em, viết về trẻ em, lấy trẻ em làm nhân vật
trung tâm, các tác phẩm viết về kỷ niệm thời thơ ấu, các tác phẩm
thể hiện niềm khao khát muốn quay lại thời thơ ấu, hoặc bày tỏ
niềm thương cảm đối với trẻ thơ. Có thể liệt kê ra một loạt tác phẩm
như: Công chúa nhỏ, Khu vườn bí mật, Không gia đình, Oliver
Twist, Sau lưng gió bấc, Chuyện rừng xanh,Truyện cổ Grimm,
Truyện cổ Andersen, Những người khốn khổ, thơ W.Blake,...
Mỗi tác phẩm, tác giả viết về trẻ thơ dưới một góc nhìn riêng
nhưng xét tổng thể văn học về trẻ em và thời thơ ấu thời kỳ này, có
thể nhận ra những môtip tiêu biểu. Khi thời thơ ấu trở thành một hệ
chủ đề được quan tâm và thể hiện sâu sắc trong nhiều tác phẩm của
nhiều tác giả, nó đã tạo nên một loạt những môtip nghệ thuật, bởi
môtip được quan niệm "là cái gì đó khác hơn là sự chung chung, có
thể hơi đặc biệt, độc đáo. Nó phải làm cho người ta nhớ và lặp đi

lặp lại trong các dị bản". Thời thơ ấu trong văn học lãng mạn
phương Tây được xây dựng theo ba môtip cơ bản:
- Môtip đứa trẻ mồ côi lưu lạc
- Môtip đứa trẻ thiên thần
- Môtip đứa con của tự nhiên

18


- Môtip đứa trẻ mồ côi lưu lạc
Nhiều tác phẩm văn học lãng mạn xây dựng hình hượng trung
tâm là đứa trẻ mồ côi lưu lạc. Chúng thường gặp biến cố mất cha,
mất mẹ hoặc mất cả cha lẫn mẹ, bị hắt hủi, ruồng rẫy, xô đẩy. Cô bé
Sara Crewe trong tác phẩm Công chúa nhỏ của Frances H. Burnett
là đứa trẻ mồ côi mẹ từ năm lên bảy tuổi, cha là đại úy Crewe giàu
có. Sara đã được gửi đến nước Anh để có được điều kiện học tập và
sinh sống tốt nhất. Cô bé được học trong trường của cô Michin,
được người đàn bà tham lam ích kỉ chiều chuộng hết lòng, có người
hầu gái riêng, có một căn phòng rộng rãi, có bàn để uống trà và có
nhiều bạn bè. Cô bé được nâng niu như một nàng công chúa nhỏ.
Nhưng khoảng thời gian sung sướng kéo dài không lâu, năm cô bé
mười một tuổi, tai họa ập đến với Sara khi cha em qua đời vì sốt rét
tại Ấn Độ. Tài sản không còn, Sara từ một tiểu thư giàu có trở thành
đứa trẻ mồ côi không cha mẹ, người thân, không một xu dính túi.
Michin thực dụng lập tức trở mặt, đối xử với Sara lạnh lùng, tàn
nhẫn. Cô bé phải cởi bỏ những bộ quần áo đắt tiền, phải xuống làm
việc dưới bếp, phải ở trên căn buồng áp mái bẩn thỉu và lạnh lẽo.
Chưa hết, Sara còn phải nghe những lời sỉ vả nguyền rủa độc địa từ
những người trước đây đã từng chiều chuộng, yêu thương cô.


19


Khu vườn bí mật cũng là một trong những tuyệt phẩm nổi
tiếng của nữ văn sĩ Frances H. Burnett xây dựng nên môtip đứa trẻ
mồ côi lưu lạc. Mary vốn là cô tiểu thư Ấn Độ khó tính kiêu kỳ, gặp
phải một biến cố lớn trong đời khi lên tám tuổi. Căn bệnh dịch tả đã
cùng lúc cướp đi cha mẹ, người thân và gia đình của cô bé, biến nó
trở thành một đứa trẻ mồ côi vô thừa nhận. Mary được đưa đến
trang viên rộng lớn của bác Archilbald Craven tại một vùng nông
thôn nước Anh. Ở đó, em đã phải sống một chuỗi ngày lạnh lùng cô
đơn bên cạnh những người xa lạ, thường xuyên buồn tủi một mình.
Cuộc sống ấy chỉ kết thúc khi cô bé vô tình khám phá ra khu vườn
bí mật đã bị đóng cửa mười năm nay sau cái chết của phu nhân
Craven và làm quen với những người bạn mới.
Không gia đình là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của văn hào
Pháp Hector Malot, cũng sử dụng môtip đứa trẻ mồ côi lưu lạc.
Nhân vật trung tâm là cậu bé Rémy – một đứa trẻ bị bỏ rơi, không
cha mẹ, chịu nhiều buồn tủi oan ức, cay đắng. Không còn người
thân để nương tựa, Rémy phải đi theo gánh xiếc của cụ Vitalis làm
thuê kiếm sống, lang thang khắp các nước Anh và Pháp. Em đã
sống, va vấp với đủ mọi hạng người, ở mọi nơi, chịu đủ mọi cực
khổ, có khi chịu đói mấy ngày liền không có chút gì trong bụng, có
khi suýt chết rét, có khi bị lụt trong giếng mỏ mười mấy ngày đêm,
có cả khi bị oan và phải ở tù.
20


Oliver Twist của Charles Dickens cũng xây dựng hình tượng
nhân vật trung tâm của tác phẩm là cậu bé mồ côi – Oliver Twist.

Nhờ được hưởng điều luật Poor Law nên chín năm đầu đời Oliver
được chăm sóc tại một trại tế bần. Sinh nhật lần thứ chín cũng đánh
dấu sự thay đổi trong cuộc đời Oliver khi cậu bé được đưa đến một
trại tế bần khác. Tại đây, Oliver phải nếm trải nhiều cực khổ, đói
khát, cậu bé phải đi xin ăn. Hành động này của Oliver bị trừng phạt,
lo sợ về điều không hay xảy đến với mình, Oliver bỏ trốn đến
London. Từ đây, Oliver lại tiếp tục hành trình gian khổ, gặp phải
nhiều kẻ xấu xa thủ đoạn luôn tìm cách hãm hại mình, chịu đựng
nhiều oan ức, có lúc cũng bị bắt và kết án.
Trẻ mồ côi bao giờ cũng phải trải qua những cuộc phiêu lưu,
nhờ đó mà trưởng thành, tôi luyện được bản lĩnh và định hình nhân
cách. Mất cha mất mẹ, những đứa trẻ phải ly hương, đến ở nhờ nhà
người bác họ như Mary, sống trong chuỗi ngày bị hành hạ tra tấn
như Sara hay phải lang thang, làm thuê kiếm sống như Rémy.
Nhưng chính khoảng thời gian sống phiêu bạt mà những cậu bé, cô
bé ngày một vững vàng, trưởng thành hơn. Sara, dù sống trong căn
buồng áp mái bẩn thỉu và lạnh lẽo, chịu đựng những thủ đoạn hành
hạ và sự ác độc của cô Michin nhưng vẫn là cô công chúa nhỏ thông
minh, nhân hậu và luôn kiên nghị trong khó khăn. Cô bé không van
lơn, cầu xin hay oán trách, vẫn đối xử nhã nhặn, lịch sự với mọi
21


người, kể cả những kẻ đã nhạo báng mình. Cô bé luôn hết lòng với
những người bạn tốt bụng như Becky, Ermegarde, Lottie và cả chú
chuột Melchisedec. Cô bé Sara giống như thể một thiên thần, luôn
mở lòng ra với mọi người, gần gũi và giúp đỡ nhiều bạn bè. Sara
giúp Ermegarde trong học tập, khích lệ cô bạn nhút nhát. Nhờ Sara,
Ermegarde xóa đi mặc cảm tự ti rằng mình chỉ là một đứa ngốc
nghếch và béo ú. Sara còn dỗ dành Lottie, cô bé bốn tuổi cũng

không còn mẹ như mình. Với một nhân cách cao thượng, một tâm
hồn lạc quan yêu đời, Sara đã vượt lên trên nghịch cảnh và tìm thấy
hạnh phúc ngay trong chính căn buồng áp mái cũ kỹ. Cô bé luôn giữ
được niềm tin vào những điều tốt đẹp, rồi có một ngày, phép màu đã
thật sự đến với tất cả. Cuộc sống mới ở trang viên của bác
Archilbald Craven cũng khiến cho Mary thay đổi, sống khỏe khoắn
và lành mạnh, không còn là một tiểu thư ngang ngược khó gần mà
đã trở thành cô gái thân thiện dễ mến, có thể truyền cảm hứng cho
những người xung quanh. Còn Rémy, dưới sự dìu dắt của ông cụ
Vitalis từng trải, đạo đức và bằng chính sự trải nghiệm của bản thân,
đã trưởng thành vững vàng. Khó khăn đã tôi luyện, hun đúc tính
cách, bản lĩnh của Rémy, em không những lo cho bản thân mình mà
còn là chỗ dựa, lo đảm bảo việc biểu diễn và sinh sống cho cả một
gánh hát rong. Dù trong hoàn cảnh nào Rémy vẫn giữ vững phẩm
chất làm người, ngay thẳng, tự trọng, yêu lao động, yêu thương
22


những người xung quanh. Cuối cùng Rémy cũng tìm lại được gia
đình thật sự của mình và sống hạnh phúc. Oliver Twist trên hành
trình phiêu lưu đã bị không ít kẻ xấu hãm hại nhưng cũng đã gặp
nhiều người bạn tốt thấu hiểu và sẵn lòng giúp đỡ khi cậu bé cần
như cụ Brownlow, bà Maylie, cô Rose. Điều quan trọng nhất là
chuyến phiêu lưu dài đầy gian khổ đã đem đến cho Oliver những
trải nghiệm quý giá, những mối quan hệ, tình thân, bản lĩnh và lòng
nhân hậu cùng với một gia đình- nơi cậu có cuộc sống trong sạch
hạnh phúc bên những người yêu thương mình thật sự.
Như vậy, những tác phẩm sử dụng môtip đứa trẻ mồ côi lưu
lạc thường miêu tả những thiệt thòi bất hạnh của trẻ thơ cùng với
những hành trình phiêu lưu của trẻ và qua những chuyến phiêu lưu

đó, đứa trẻ được tôi luyện, trưởng thành. Nếu không có thời thơ ấu
với những chuyến phiêu lưu kì thú và mạo hiểm thì cũng không thể
có sự trưởng thành. Với môtip đứa trẻ mồ côi lưu lạc, các nhà văn
lãng mạn phương Tây đã khẳng định thời thơ ấu là giai đoạn khởi
đầu đặc biệt quan trọng của đời người, nó có tính độc lập, có ý
nghĩa riêng không thể xem nhẹ, coi thường. Nó là tiền đề, là điều
kiện tất yếu đối với sự hình thành và phát triển của nhân cách sau
này ở mỗi người.
- Môtip đứa trẻ thiên thần

23


Có một điều dễ nhận thấy, ở nhiều tác phẩm viết về trẻ thơ
trong văn học lãng mạn phương Tây, những đứa trẻ dù phải trải qua
hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu thì điều đáng quý nhất là chúng vẫn
giữ được sự hồn nhiên, trong trẻo, thánh thiện, lạc quan, nhiệt thành,
luôn hướng đến tình bạn, tình yêu, tình người đích thực. Sự ngây
thơ, tâm hồn sáng trong "không tì vết" của trẻ em là vẻ đẹp thiên
thần mà các nhà văn luôn muốn hướng đến để ca ngợi. Cả Sara
(Công chúa nhỏ), Mary (Khu vườn bí mật), Rémy (Không gia đình),
Oliver (Oliver Twist ) đều xứng đáng là những thiên sứ, thiên thần
nhỏ tuổi, tuy không có đôi cánh thiên thần nhưng tâm hồn thánh
thiện tinh khôi của chúng nhiều khi khiến cho người trưởng thành
cũng phải soi vào để tự nhìn ngắm, điều chỉnh lại bản thân.
Môtip đứa trẻ thiên thần còn xuất hiện trong nhiều tác phẩm
lãng mạn khác viết về trẻ thơ. Những người khốn khổ là một tiểu
thuyết lãng mạn nổi tiếng của đại văn hào Pháp V.Hugo, xuất bản
năm 1862. Mặc dù đây không phải là tác phẩm văn học thiếu nhi
nhưng nhà văn đã dành những trang văn hay nhất, đẹp nhất, cảm

động nhất để miêu tả những nhân vật trẻ em. Đó là bé Cosette khổ
sở đáng thương khi đi ở cho vợ chồng lão Thenardier: "Quần áo nó
rách tả tơi; chân không bít tất xỏ một đôi guốc". Cosette phải hầu
mụ Thenardier giống như một con chuột nhắt phải hầu một con voi.
Nó phải làm đủ việc: "nào là giặt giũ, lau chùi, quét tước, vừa đi
24


vừa chạy, vừa làm vừa thở, chuyển những đồ vật nặng; tội nghiệp
con bé gầy còm như thế mà phải làm những công việc rất nặng
nhọc. Chẳng ai thương hại nó; một bà chủ dữ tợn, một ông chủ
thâm độc. Cái cửa hàng của Thenardier ... giống như cái lưới nhện,
Cosset mắc vào đó, run rẩy". Lúc nào nó cũng thu mình lại vì sợ
hãi. Cosette bị la mắng, đánh đập bất cứ lúc nào, có khi một bên mắt
tím bầm sưng húp vì quả đấm của mụ Thenardier. Mới tám tuổi đầu,
con bé đã ngồi nghĩ ngợi vẩn vơ với "dáng điệu một bà cụ già thảm
hại", "khuôn mặt gầy gò, quắt queo". Nhà văn đã rưng rưng xót
thương cho số kiếp những đứa trẻ như Cosette: "Vừa từ cõi Chúa
xuống, trần trụi, bé bỏng bước vào bình minh của cuộc sống mà
gặp phải người đời như vậy, thử hỏi các linh hồn trong trắng ấy
nghĩ gì?". Với Hugo, trẻ thơ luôn có tâm hồn trong trắng, ngây thơ
và thời thơ ấu là bình minh của cuộc sống, là khoảng giao nối tiếp
xúc với chúa trời. Trẻ thơ mang vẻ đẹp của thiên thần. Cho nên, nhà
văn miêu tả Cosette tuy cuộc sống đau khổ, đói khát, bị hành hạ tra
tấn về thể xác nhưng vẫn giữ được tâm hồn trong sáng, ngây thơ, cô
bé được mọi người gọi là sơn ca của núi rừng bất chấp sự hằn học
khó chịu của mụ Thenardier. Không chỉ Cosette, ngay cả hai đứa trẻ
con nhà Thenardier cũng được miêu tả hồn nhiên đáng yêu như
những thiên thần, mặc dù vợ chồng lão Thenardier thì bần tiện, độc
ác, xấu xa. Cậu bé đường phố Gavroche cũng là một hình tượng đẹp

25


×