Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

YÊU cầu và BIỆN PHÁP QUẢN lý QUÁ TRÌNH dạy học môn NGỮ văn ở các TRƯỜNG TRUNG học cơ sơ HUYỆN hải hà, TỈNH QUẢNG NINH THEO HƯỚNG dạy học TÍCH hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.64 KB, 50 trang )

YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY
HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SƠ
HUYỆN HẢI HÀ, TỈNH
QUẢNG NINH THEO HƯỚNG
DẠY HỌC TÍCH HỢP


- Yêu cầu đổi mới dạy học môn Ngữ văn ở các trường
Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo
hướng dạy học tích hợp
- Thể chế hoá quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về dạy học môn
Ngữ văn cho học sinh các trường Trung học cơ sở theo hướng
dạy học tích hợp
Đây là yêu cầu đảm bảo về tính tư tưởng, tính pháp lý của
dạy học môn Ngữ văn theo hướng dạy học tích hợp. Thực tiễn
những năm qua vấn đề dạy học theo hướng tích hợp đã được
thực hiện trong các nhà trường, đã có sự chỉ đạo của các cấp
quản lý, nhưng chưa có các quan điểm pháp lý mang tính hệ
thống, đồng bộ. Hầu như vấn đề dạy học theo hướng tích hợp
mới được nảy sinh trong thực tiễn các văn bản quản lý về vấn
đề này còn mang tính nhỏ lẻ, nặng về xử lý tình huống. Các văn
bản quản lý chỉ đạo về vấn đề dạy học tích hợp nói chung chưa
thật sự nhất quán. Cơ chế quản lý thiếu sự đồng bộ, thiếu nhất
quán. Vì vậy, để dạy học theo hướng tích hợp phải có định
hướng, có tổ chức nghiên cứu và triển khai thực hiện đồng bộ
từ chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức và các điều
kiện đảm bảo.



- Đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, đồng bộ trong
dạy học tích hợp môn Ngữ văn với các môn học khác
Dạy học tích hợp liên môn là vấn đề khá phức tạp, phải
được sự thống nhất về nội dung, chương trình của các môn có
liên quan. Để tránh tình trạng dạy học chồng chéo giữa môn
Ngữ văn với các môn tích hợp cần phải có sự chỉ đạo thống
nhất từ cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình, nội dung
của các môn tích hợp. Trong nhà trường có nhiều môn cùng dạy
tích hợp thì phải xác định rõ phạm vi giới hạn tích hợp của từng
môn học khác nhau. Xác định rõ nội dung nào là tích hợp với
môn Ngữ văn, nội dung nào của môn Ngữ văn để tích hợp vào
môn học khác. Sự tích hợp phải đảm bảo tính khoa học, hệ
thống, phù hợp lô gic nội dung và lô gic nhận thức của học
sinh. Chẳng hạn sự kiện lịch sử được tích hợp vào môn Ngữ
văn thì khi giảng dạy nội dung lịch sử đó trong môn Ngữ văn
đòi hỏi giáo viên phải vừa lý giải vấn đề đó dưới góc độ của
Ngữ văn nhưng cũng vừa phải luận giải vấn đề đó dưới góc độ
của khoa học lịch sử. Tức là giáo viên phải rút ra ý nghĩa văn
học và ý nghĩa lịch sử của sự kiện lịch sử đó. Đây là một yêu
cầu khó khăn nhất đối với giáo viên trong dạy học tích hợp.
- Tăng tính thực tiễn và tính nghệ thuật trong dạy học
môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở


Một trong những biểu hiện của sự thiếu hứng thú trong dạy
và học môn Ngữ văn ở các trường Trung học cơ sở hiện nay là vì
dạy học nặng về sách vở, thiếu tính ứng dụng trong thực tiễn.
Đặc biệt đối với học sinh các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì học bất cứ môn gì đều phải

gắn với thực tiễn, phải hướng vào vận dụng trong thực tiễn. Dạy
học môn Ngữ văn phải gắn với thực tiễn của địa phương, văn
hóa địa phương, những giá trị truyền thống của địa phương. Đặc
biệt, dạy học môn Ngữ văn phải làm cho học sinh hiểu rõ ca dao,
tục ngữ, hò vè ... của các dân tộc ở địa phương. Đây vừa là yêu
cầu về tính thực tiễn vừa là yêu cầu về tính nghệ thuật trong
giảng dạy môn Ngữ văn. Tính nghệ thuật trong giảng dạy môn
Ngữ văn theo hướng dạy học tích hợp được thể hiện ở sự kết
hợp các nội dung của các môn học với nhau nhưng không bị lẫn
lộn đối tượng nghiên cứu của môn học. Thí dụ: Khi khai thác tác
phẩm Thánh Gióng dưới góc độ của văn học khác với góc độ
của lịch sử. Dưới góc độ của văn học thì khai thác hình ảnh của
Thánh Gióng là hình ảnh của dân tộc. Dưới góc độ của lịch sử,
khi khai tác tác phẩm này phải khẳng định đây là thời kỳ đồ sắt;
phương thức chiến tranh bằng ngựa... Tính thực tiễn gắn với tính
nghệ thuật trong giảng dạy môn Ngữ văn là phải hướng học sinh
về tính nhân văn trong cuộc sống.


- Các biện pháp quản lý quá trình dạy học môn Ngữ
văn ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh
Quảng Ninh theo hướng dạy học tích hợp
- Xây dựng các văn bản pháp quy và kế
hoạch dạy học môn Ngữ văn theo hướng dạy
học tích hợp
* Mục tiêu của biện pháp
Bất kỳ một quá trình dạy học nào cũng phải được thực
hiện dựa trên một cơ sở pháp lý và theo một kế hoạch nhất
quán. Dạy học môn Ngữ văn theo hướng dạy học tích hợp là
một phương thức dạy học mới, liên quan đến nhiều vấn đề.

Trước hết, về quan điểm phải có sự nhận thức nhất quán về dạy
học tích hợp. Dạy học tích hợp là một phương pháp dạy học
thông thường hay một quan điểm, một mô hình dạy học mới?
Cần phải hiểu như thế nào về dạy học tích hợp cho đúng, cho
nhất quán. Tổ chức dạy học tích hợp trong nhà trường như thế
nào cho đúng. Đó là những vấn đề đặt ra trong dạy học tích
hợp, đòi hỏi ngành giáo dục phải giải quyết. Biện pháp này
nhằm đảm bảo về tính pháp lý của dạy học môn Ngữ văn theo
hướng dạy học tích hợp, đồng thời tạo ra sự nhất quá trong tư
duy và hành động.
* Nội dung của biện pháp


Nội dung xây dựng các văn bản pháp quy và kế hoạch dạy
học môn Ngữ văn theo hướng dạy học tích hợp bao gồm những
vấn đề cơ bản như sau:
Một là, tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức, đổi mới tư
duy cho các lực lượng trong ngành giáo dục về dạy học môn
Ngữ văn theo hướng dạy học tích hợp. Phải kết hợp các biện
pháp khác nhau nhằm làm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và
học sinh có hiểu biết về dạy học tích hợp, có quan điểm đúng
đắn và nhất quán về dạy học tích hợp. Tạo được sự đồng thuận
trong nhận thức và tư duy về đổi mới dạy học nói chung, đổi
mới dạy học môn Ngữ văn nói riêng theo hướng dạy học tích
hợp. Trên cơ sở nhận thức để định hướng thái độ tích cực của
các lực lượng trong ngành giáo dục hưởng ứng, ủng hộ các chủ
trương, biện pháp đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới dạy
học môn Ngữ văn nói riêng theo hướng dạy học tích hợp.
Hai là, xây dựng các văn bản pháp quy về dạy học môn
Ngữ văn theo hướng dạy học tích hợp. Văn bản pháp quy về

dạy học môn Ngữ văn theo định hướng dạy học tích hợp là cơ
sở pháp lý đảm bảo cho các nhà quản lý có cở sở tổ chức, điều
hành quá trình dạy học trong các nhà trường. Văn bản pháp quy
này phải quy định những vấn đề chung về dạy học tích hợp.
Xác định những môn học nào, những nội dung nào cần phải dạy
tích hợp. Quy định về phương thức tổ chức dạy học tích hợp.


Quy định trách nhiệm cho các nhà trường có quyền hạn đến đâu
trong dạy học tích hợp. Văn bản pháp quy này phải tạo ra được
sự nhất quán trong quản lý, tổ chức, điều hành từ Bộ Giáo dục
và Đào tạo đến các cấp Sở, Phòng và đến các nhà trường.
Ba là, xây dựng kế hoạch dạy học môn Ngữ văn theo
hướng dạy học tích hợp. Trong dạy học, bất kỳ môn học nào
cũng phải xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện theo kế
hoạch. Kế hoạch dạy học khi đã được phê duyệt, về bản chất
cũng là một văn bản có tính pháp quy bắt buộc các lực lượng có
liên quan phải tổ chức thực hiện. Kế hoạch dạy học môn Ngữ
văn bao gồm kế hoạch chung của toàn trường, kế hoạch cho
từng khối lớp, kế hoạch của từng lớp. Có kế hoạch của cả năm
học, có kế hoạch cho từng học kỳ. Trong đó xác định mục đích,
mục tiêu dạy học, chương trình, nội dung của môn học và cách
thức tổ chức thực hiện. Kế hoạch dạy học môn Ngữ văn phải
được xây dựng thống nhất với kế hoạch dạy học chung của nhà
trường. Kế hoạch dạy học môn Ngữ văn theo hướng dạy học
tích hợp có liên quan đến kế hoạch dạy học các môn học khác
trong nhà trường. Vì vậy việc xây dựng kế hoạch dạy học môn
Ngữ văn phải được thực hiện đồng bộ trong mối quan hệ với kế
hoạch dạy học các môn học khác.
*Cách thức thực hiện biện pháp



Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan quản lý nhà nước về
giáo dục, đào tạo nói chung, có trách nhiệm xây dựng các văn
bản pháp quy chung cho toàn ngành về dạy học tích hợp. Đồng
thời các cơ quan chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo phải
chủ trì tổ chức xây dựng các văn bản pháp quy cho dạy học tích
hợp các môn học cụ thể khác nhau. Tùy theo các nội dung cụ
thể mà xác định các loại văn bản quản lý cho thích hợp. Những
nội dung nào cần đưa vào Luật giáo dục hoặc các văn bản vượt
ra ngoài thẩm quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo phải báo cáo
các cơ quan chức năng của Đảng, Chính phủ và Quốc hội cho
quyết định. Các văn bản này phải được triển khai đến các Sở
Giáo dục và Đào tạo, các Phòng Giáo dục và Đào tạo, được phổ
biến đến người dạy, người học và các lực lượng có liên quan để
tổ chức thực hiện. Nghĩa là, phải có các văn bản chỉ đạo thống
nhất từ trên xuống dưới về dạy học tích hợp.
Các nhà trường Trung học cơ sở tổ chức thực hiện dạy
học các môn học theo hướng dạy học tích hợp. Dựa trên các
văn bản pháp quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, các
nhà trường Trung học cơ sở xin ý kiến chỉ đạo của Phòng Giáo
dục và Đào tạo xây dựng các văn bản tổ chức dạy học tích hợp
trong nhà trường mình. Trước hết, dạy học tích hợp phải được
thể hiện trong quy chế quản lý giáo dục của mỗi nhà trường.
Trong quy chế quản lý của nhà trường phải xác định các điều


khoản quy định về tổ chức dạy học tích hợp trong nhà trường.
Kế hoạch dạy học của nhà trường phải xác định các nội dung về
dạy học tích hợp chung cho tất cả các môn. Hiệu trưởng nhà

trường phải tổ chức hội nghị chung trong nhà trường chỉ đạo
các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp. Những
nội dung được tích hợp vào môn Ngữ văn thì tính chất trội của
các nội dung đó là là tính chất chuyên ngành của môn Ngữ văn.
Tuy nhiên, trong khi tích hợp như vậy không được làm mất đi
tính chất chuyên ngành của môn học gốc được tích hợp vào
môn Ngữ văn. Đây là vấn đề khó và khá phức tạp đòi hỏi giáo
viên phải có hiểu biết rộng và có năng lực sư phạm đa năng.
Các tổ chuyên môn trong nhà trường xây dựng kế hoạch
dạy học của bộ môn mình. Trong đó xác định rõ các nội dung
dạy học tích hợp phương thức phối hợp giữa các tổ chuyên môn
trong dạy học. Tổ chuyên môn Ngữ văn phải xây dựng kế
hoạch dạy học tích hợp môn Ngữ văn. Kế hoạch phải xác định
các nội dung tích hợp liên môn và phương thức tiến hành dạy
học các nội dung đó. Đặc biệt phải xác định rõ tính chất của
môn học, mục tiêu dạy học, giới hạn phạm vi của nội dung tích
hợp. Kế hoạch phải thể hiện được lộ trình tổ chức thực hiện và
phải xác định được các điều kiện đảm bảo cho dạy học tích hợp
môn Ngữ văn.


- Tổ chức xây dựng và thực hiện chương trình, nội
dung dạy học môn Ngữ văn cho học sinh theo hướng dạy học
tích hợp gắn với đổi mới giáo dục hiện nay
* Mục tiêu của biện pháp
Chương trình, nội dung dạy học là thành tố quan trong
nhất của quá trình dạy học. Mỗi phương thức dạy học khác
nhau có cấu trúc chương trình nội dung khác nhau và cách thức
tổ chức thực hiện khác nhau. Chuyển từ dạy học theo bài, theo
môn học sang dạy học tích hợp là một quá trình chuyển đổi cả

về cấu trúc nội dung, chương trình và phương pháp, hình thức
tổ chức dạy học. Dạy học tích hợp sẽ khắc phục được tình trạng
trùng lặp nội dung, làm giảm tải nội dung của các môn học. Để
dạy học tích hợp, trước hết phải xác định được chương trình,
nội dung môn học theo hướng dạy học tích hợp. Biện pháp này
nhằm xác định rõ nội dung nào trong chương trình môn Ngữ
văn ở trường Trung học cơ sở có thể dạy học theo hướng tích
hợp. Những nội dung nào là tích hợp nội môn, những nội dung
nào là tích hợp liên môn. Đồng thời, quá trình chuyển sang dạy
học tích hợp cũng là quá trình hướng vào thực hiện các mục
tiêu đổi mới giáo dục hiện nay.
* Nội dung của biện pháp


Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, nội dung
dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường Trung học cơ sở là một vấn
đề quan trong nhất trong quá trình dạy học, bao gồm nhiều nội
dung cụ thể. Xây dựng chương trình, nội dung dạy học môn
Ngữ văn theo hướng dạy học tích hợp đã khó, nhưng gắn với
đổi mới giáo dục càng khó khăn hơn. Để thực hiện biện pháp
này cần tập trung vào các nội dung cơ bản như sau:
Một là, xây dựng chương trình, nội dung dạy học môn
Ngữ văn cho học sinh theo hướng dạy học tích hợp. Vấn đề
quan trong nhất của xây dựng chương trình, nội dung dạy học
môn Ngữ văn theo hướng dạy học tích hợp là xác định được các
nội dung tích hợp. Trong đó, cần xác định rõ nội dung nào tích
hợp nội môn; những nội dung nào tích hợp liên môn. Tích hợp
nội môn còn gọi là tích hợp đơn môn trong môn Ngữ văn là tích
hợp giữa các phân môn Tiếng Việt với Văn học và Tập làm văn.
Việc tích hợp này có thể do bộ môn tự rà soát, tự xác định và

báo cáo Hiệu trưởng nhà trường. Tích hợp liên môn hay còn gọi
là tích hợp đa môn từ hai đến nhiều môn trong một nội dung
dạy học. Chẳng hạn tích hợp liên môn giữa Ngữ văn với Lịch
sử; tích hợp liên môn Ngữ văn với Địa lý; hoặc tích hợp đa môn
giữa Ngữ văn với Lịch sử và Địa lý. Việc tích hợp này liên quan
đến nội dung của các tổ chuyên môn khác nhau, từng bộ môn
riêng lẻ không thể thực hiện được. Trong xây dựng chương


trình, nội dung dạy học theo hướng tích hợp cần phải xác định
được những nội dung nào tích hợp từ các môn khác sang môn
Ngữ văn và những nội dung nào tích hợp từ môn Ngữ văn sang
các môn học khác.
Hai là, tổ chức thực hiện chương trình, nội dung dạy học
môn Ngữ văn cho học sinh theo hướng dạy học tích hợp. Tổ
chức thực hiện chương trình, nội dung dạy học tích hợp là phân
công giáo viên giảng dạy các nội dung tích hợp và huy động
các nguồn lực đảm bảo cho dạy học tích hợp. Khi tích hợp nội
môn thì vẫn là giáo viên trong tổ chuyên môn giảng dạy nội
dung tích hợp. Nhưng trong dạy học tích hợp liên môn thì giáo
viên trong tổ chuyên môn này lại đảm nhiệm giảng dạy nội
dung chung của các tổ bộ môn khác. Trong thực tiễn giảng dạy
cho thấy, cùng một nội dung nhưng mỗi môn học có thể khai
thác một góc độ khác nhau. Nếu nội dung đó thuộc môn Ngữ
văn thì giáo viên khai thác dưới góc độ chuyên ngành Ngữ văn.
Nếu cũng là nội dung đó thuộc môn Lịch sử thì giáo viên khai
thác dưới góc độ của chuyên ngành Lịch sử. Dạy học tích hợp
không đơn thuần chỉ là tích hợp nội dung đó vào một môn học
mà còn phải tích hợp trong khai thác nội dung đó dưới góc độ
của các chuyên ngành khác nhau. Vì vậy đòi hỏi giáo viên

giảng dạy các nội dung tích hợp liên môn phải có hiểu biết về
nội dung đó đã được giảng dạy ở các môn khác như thế nào.


Nhà trường phải tổ chức cho các giáo viên đi dự giờ chéo giữa
các tổ chuyên môn với nhau để có hiểu biết toàn diện hơn.
Ba là, gắn xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình,
nội dung dạy học môn Ngữ văn theo hướng tích hợp với quá
trình đổi mới giáo dục hiện nay. Một vấn đề đặt ra là làm thế
nào để xây dựng chương trình dạy học môn Ngữ văn theo
hướng dạy học tích hợp gắn với đổi mới giáo dục hiện nay. Về
bản chất, quá trình chuyển từ dạy học đơn môn sang dạy học
tích hợp là một quá trình đổi mới giáo dục ở các nhà trường.
Dạy học đơn môn, phân môn chia cắt các nội dung khoa học
làm cho học sinh khó ứng dụng trong thực tiễn. Đồng thời dạy
học đơn môn, phân môn làm loãng chương trình dẫn đến trùng
lặp về nội dung. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình,
nội dung dạy học tích hợp đã khắc phục được các hạn chế của
phương thức dạy học cũ, cắt giảm được các nội dung trùng lắp,
khắc phục tình trạng quá tải về nội dung. Đó là đã góp phần
thực hiện đổi mới giáo dục ở các trường Trung học cơ sở. Mặt
khác, trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện chương
trình, nội dung dạy học môn Ngữ văn theo hướng dạy học tích
hợp đồng thời phải hướng đổi mới chương trình, nội dung dạy
học vào phát triển năng lực của học sinh. Xây dựng chương
trình, nội dung dạy học theo hướng tăng các nội dung ứng
dụng, cắt giảm bớt các nội dung hàn lâm. Đối với các nhà


trường Trung học cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, quá

trình tích hợp phải gắn chương trình, nội dung môn Ngữ văn
với ca dao, tục ngữ và những giá trị văn hóa của địa phương.
* Cách thức tổ chức thực hiện biện pháp
Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo xây dựng chương trình
khung cho các môn học theo hướng dạy học tích hợp. Đồng
thời tổ chức viết sách giáo khoa theo hướng tích hợp cho các
môn học. Chương trình, nội dung dạy học môn Ngữ văn theo
hướng dạy học tích hợp ở các trường Trung học cơ sở được
thực hiện theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
Các nhà trường Trung học cơ sở tổ chức xây dựng chương
trình, nội dung dạy học tích hợp của nhà trường mình. Hiệu
trưởng nhà trường chủ trì Hội đồng khoa học nhà trường xác
định các nội dung dạy học tích hợp liên môn. Xác định những
nội dung tích hợp của các môn khác vào môn Ngữ Văn; những
nội dung tích hợp từ môn Ngữ văn sang các môn học khác.
Những nội dung nào tích hợp 2 môn, những nội dung nào có
thể tích hợp nhiều môn. Xác định đối tượng nghiên cứu của nội
dung tích hợp như thế nào cho phù hợp. Chẳng hạn nội dung
tích hợp từ môn Lịch sử sang môn Ngữ văn thì phải cắt bỏ nội
dung đó ở môn Lịch sử. Khi giảng dạy nội dung đó trong môn


Ngữ văn thì xác định đối tượng nghiên cứu dưới góc độ của
chuyên ngành Ngữ văn hay Lịch sử. Làm thế nào để học sinh
có thể hiểu được vấn đề đó dưới góc độ của chuyên ngành Ngữ
văn nhưng đồng thời vẫn hiểu được nội dung đó dưới góc độ
của chuyên ngành Lịch sử. Việc tích hợp các nội dung phải
được các tổ trưởng chuyên môn có liên quan đồng ý.
Tổ trưởng chuyên môn chủ trì xác định nội dung tích hợp

nội môn. Tổ trưởng tổ Ngữ văn tổ chức hội nghị toàn bộ giáo
viên trong bộ môn để xác định các nội dung tích hợp giữa các
phân môn Tiếng Việt, Văn học và Tập làm văn. Tổ trưởng
chuyên môn phải kết luận được các nội dung tích hợp, kết luận
được cấu trúc đề cương giảng dạy các nội dung tích hợp. Đồng
thời xác định rõ chủ thể tích hợp và xác định các điều kiện tích
hợp. Những nội dung tích hợp phải báo cáo trước Hội đồng
khoa học của nhà trường và được Hiệu trưởng nhà trường ký
cho phép ban hành.
- Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học môn Ngữ văn ở các trường Trung học cơ sở theo hướng
dạy học tích hợp
* Mục tiêu của biện pháp
Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học là những thành
tố cơ bản của quá trình dạy học. Phương pháp và hình thức tổ


chức dạy học là sự hội tụ của mục tiêu và nội dung dạy học,
luôn chịu sự tác động chi phối của mục tiêu và nội dung dạy
học. Mục tiêu và nội dung dạy học được thiết kế theo hướng
dạy học tích hợp thì phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
cũng phải thực hiện theo hướng tích hợp. Biện pháp này nhằm
đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ
văn theo hướng dạy học tích hợp, đảm bảo sự thống nhất đồng
bộ giữa đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp, hình thức
tổ chức dạy học.
* Nội dung của biện pháp
Một là, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ
văn theo hướng tích hợp nội dung gắn với tích hợp phương
pháp. Mỗi môn học khác nhau có mục tiêu dạy học khác nhau,

có phương pháp dạy học khác nhau. Đôi khi cùng một nội dung
dạy học như nhau nhưng mỗi môn học khác nhau có mục tiêu
khác nhau và phương pháp dạy học cũng khác nhau. Thí dụ,
nghiên cứu bối cảnh lịch sử ra đời của một tác phẩm văn học và
bối cảnh lịch sử của một sự kiện lịch sử. Có thể về thời gian
cùng trong một giai đoạn như nhau, nhưng khi khai thác bối
cảnh đó dẫn đến sự ra đời của tác phẩm văn học phải khác với
khai thác bối cảnh dẫn đến sự xuất hiện của một sự kiện lịch sử
cụ thể nào đó. Phương pháp dạy học tích hợp là cách thức phối
hợp các phương pháp dạy học của các môn học khác nhau, các


nội dung khác nhau trong một buổi học. Chẳng hạn phương
pháp dạy học tích hợp giữa môn Ngữ văn với môn Lịch sử là
kết hợp phương pháp dạy học Ngữ văn với phương pháp dạy
học Lịch sử. Giáo viên khi giảng dạy các nội dung tích hợp phải
xác định phương pháp chủ đạo cho từng nội dung, phải biết kết
hợp phương pháp chủ đạo của môn Ngữ văn với các phương
pháp phối hợp của các môn học khác.
Hai là, chỉ đạo đổi mới các hình thức tổ chức dạy học
môn Ngữ văn theo hướng tích hợp. Nghĩa là, tích hợp trong các
hình thức tổ chức dạy học. Có hai phương thức cơ bản đổi mới
hình thức tổ chức dạy học theo hướng dạy học tích hợp. Đó là
tích hợp trong từng hình thức tổ chức dạy học cụ thể và tích
hợp các hình thức trong một hình thức tổng hợp. Tích hợp trong
từng hình thức tổ chức dạy học là cách thức tổ chức buổi học
theo một hình thức tổ chức chủ đạo, trong đó có phối hợp sử
dụng các hình thức khác. Thí dụ, trong một buổi lên lớp, giáo
viên có thể tổ chức cho học sinh thành các nhóm trao đổi với
nhau tự khám phá tìm kiếm kiến thức. Trong dạy học tích hợp,

thường coi trọng các hình thức tổ chức dạy học tổng hợp trong
thực tiễn.
* Cách thức tổ chức thực hiện biện pháp


Ở các trường Trung học cơ sở, có thể tích hợp nội dung
gắn với tích hợp về phương pháp của các môn học trong dạy
học môn Ngữ năn như sau: Hiệu trưởng nhà trường trực tiếp
chủ trì hoặc cử một phó Hiệu trưởng chủ trì rà soát các nội
dung tương động của các môn học để thực hiện tích hợp. Trước
hết cần phải rà soát các môn gần, liên quan trực tiếp vó nội
dung của môn Ngữ văn. Chẳng hạn tích hợp liên môn Văn Lịch sử. Giáo viên có thể phối hợp kiến thức lịch sử về hoàn
cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm văn học hoặc giới thiệu các
nhân vật lịch sử tiêu biểu trong từng giai đoạn lịch sử trong quá
trình phân tích giá trị thành công và hạn chế của tác phẩm văn
học. Trong quá trình phân tích tác phẩm văn học, giáo viên cần
phải biết sử dụng phương pháp phân tích Lịch sử.
Dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS có thể tích hợp với
môn Địa lý. Khi phân tích những nhân vật và những sự kiện
trong các tác phẩm văn học cần chỉ ra cho học sinh hiểu biết sự
kiện đó diễn ra ở đâu, trong điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội
lịch sử cụ thể như thế nào. Phương pháp dạy học tích hợp là
phương pháp dạy Văn kết hợp phương pháp dạy Địa lý.
Tích hợp liên môn Văn - Âm nhạc. Ví dụ, khi ta dạy một
tác phẩm văn học như bài “ Đồng chí”, “Viếng lăng Bác” trong
chương trình môn Ngữ văn lớp 9, giáo viên có thể chuẩn bị


buổi học theo hình thức sân khấu hóa, cho học sinh hát những
bài hát về lãnh tụ.

Để thực hiện tích hợp liên môn đòi hỏi các giáo viên
giảng dạy các môn cần phải chủ động tìm tòi đề nghị với tổ
trưởng chuyên môn tổng hợp. Hàng năm, Ban Giám hiệu nhà
trường cần chủ trì xác định các môn học, các nội dung tích hợp,
phân công giáo viên biên soạn giáo án và giảng thử cho giáo
viên các bộ môn cùng đóng góp ý kiến về nội dung và phương
pháp.
Tích hợp trong hình thức lên lớp bài mới. Lên lớp là một
hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở các nhà trường Trung học
cơ sở. Hình thức lên lớp có thể tích hợp với các hình thức tổ
chức dạy học khác. Ngay từ đầu buổi lên lớp, giáo viên có thể
thông qua giới thiệu bài học mới mà thực hiện tích hợp. Tùy
theo bối cảnh cụ thể mà lựa chọn hình thức tích hợp cho có hiệu
quả.
Trong khi giảng bài, giáo viên có thể tích hợp dưới dạng
liên hệ, so sánh đối chiếu. Hoặc tổ chức cho học sinh tham gia
các hoạt động học tập đa dạng khác nhau. Nếu giáo viên biết
lồng ghép tích hợp thông qua các phương pháp dạy học đa dạng
với các hình thức tích hợp phong phú phù hợp với nội dung,


phù hợp đối tượng học sinh thì hiệu quả dạy học tích hợp sẽ
được nâng cao rất nhiều.
Tích hợp thông qua hình thức tự học. Tự học là một hình
thức tổ chức dạy học cơ bản ở các trường Trung học cơ sở. Tự
học gồm có tự học ở nhà và tự học trên lớp; tự học làm bài tập,
tự học lại các bài giảng trên lớp; tự học chuẩn bị cho bài học
mới... Trong hình thức tự học, mỗi học sinh có thể bắt đầu tự
học bằng cách khác nhau. Tự học có thể thực hiện theo hình
thức cá nhân, có thể tự học theo đôi bạn, có thể tự học theo

nhóm. Trong giờ tự học, các học sinh có thể trao đổi, hỏi đáp,
tranh luận các vấn đề học tập.
Tích hợp thông qua hình thức kiểm tra. Kiểm tra là một
hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở nhà trường Trung học cơ sở.
Kiểm tra có các hình thức kiểm tra khác nhau. Hình thức kiểm
tra vấn đáp, kiểm tra viết, kiểm tra thực hành, kiểm tra trắc
nghiệm. Có thể phân thành hình thức kiểm tra thường xuyên và
hình thức kiểm tra theo định kỳ. Mỗi hình thức kiểm tra có mục
đích, mục tiêu khác nhau. Có hình thức kiểm tra để kích thích
tinh thần thái độ học tập của học sinh. Có những hình thức
kiểm tra để đánh giá chất lượng và kết quả của học động dạy và
học.


Tích hợp gắn với đời sống xã hội. Dạy học môn Ngữ văn
phải lồng ghép vào các sự kiện của đời sống xã hội, làm cho
kiến thức về môn học được sồng trong thực tiễn. Một trong
những yêu cầu quan trọng của dạy học tíc hợp là phải gắn nội
dung dạy học với đời sống xã hội. Có nhiều cách để gắn nội
dung dạy học với đời sống xã hội. Tùy theo nội dung của chủ
đề bài học mà giáo viên nên gắn với sự kiện nào của xã hội. Có
thể đi từ các sự kiện của xã hội để dẫn dắt học sinh đến với nội
dung bài học. Cũng có thể đi từ nội dung bài học rồi dẫn dắt
học sinh đến các vấn đề xã hội có liên quan.
Đặc biệt, phải gắn các nội dung dạy học với văn hóa dân
tộc và địa phương. Đối với các lớp học sinh ở vùng đồng bào
dân tộc thiểu số của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, dạy nội
dung Ngữ văn cần phải tích hợp các nội dung trong sách giáo
khoa với các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc địa phương.
Học môn Ngữ văn phải hướng học sinh am hiểu được ca dao,

tục ngữ, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương. Ngay từ
khi soạn giáo án, Ban Giám hiệu nhà trường, tổ trưởng chuyên
môn cần phải có sinh hoạt chuyên môn, chỉ đạo cho giáo viên
biết gắn kết nhuần nhuyễn nội dung của chủ đề môn học với
các giá trị văn hóa của địa phương.
- Phát triển đội ngũ giáo viên môn Ngữ văn đáp ứng
yêu cầu dạy học tích hợp gắn với đổi mới giáo dục hiện nay


* Mục tiêu của biện pháp
Giáo viên là chủ thể của quá trình dạy học. Chất lượng
dạy và học cao hay thấp chủ yếu dựa vào trình độ, năng lực của
đội ngũ giáo viên. Các thành tố khác của quá trình dạy học tuy
rất quan trọng, nhưng sự vận động của các thành tố đó phát huy
tác dụng trong thực tiễn đến đâu đều phụ thuộc vào vai trò chủ
thể của giáo viên. Giáo viên có nhiệm vụ triển khai các thành tố
cấu trúc của quá trình dạy học thành hiện thực, liên kết các
thành tố đó trong hệ thống, làm cho các thành tố luôn vận động,
phát triển đồng bộ với nhau. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục là đổi mới tất cả các khâu, các bước, các thành tố của quá
trình giáo dục, nhưng quan trọng nhất là đổi mới tư duy và
phong cách sư phạm của giáo viên. Chuyển từ tư duy và phong
cách sư phạm nhỏ lẻ, chia cắt, phân tán sang tư duy và phong
cách sư phạm mang tính tổng hợp. Biện pháp này nhằm phát
triển đội ngũ giáo viên Ngữ văn ở các trường Trung học cơ sở
về số lượng, chất lượng, cơ cấu đáp ứng yêu cầu dạy học tích
hợp nói riêng và yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung.
* Nội dung của biện pháp
Để phát triển đội ngũ giáo viên môn Ngữ văn ở trường
Trung học cơ sở theo hướng dạy học tích hợp gắn với đổi mới



giáo dục, cần phải tập trung thực hiện tốt các nội dung cơ bản
như sau:
Một là, xác định những thuận lợi và khó khăn đối với
giáo viên Ngữ văn trong dạy học tích hợp. Hiện nay nhận thức
của một số giáo viên về dạy học tích hợp còn đơn giản, chưa ý
thức được những thuận lợi, khó khăn và những yêu cầu mới đặt
ra. Dạy học tích hợp là phương thức khắc phục sự trùng lặp về
nội dung trong chương trình dạy học, góp phần giảm tải cho
giáo viên. Đồng thời dạy học theo hướng tích hợp buộc giáo
viên phải gắn những nội dung dạy học với hiện thực xã hội, làm
cho các kiến thức của môn học gắn với thực tiễn nhiều hơn.
Thực chất dạy học theo hướng tích hợp không phải là vấn đề
hoàn toàn mới mà đã được thực hiện ở một số nền giáo dục trên
thế giới. Ở Việt Nam cụm từ dạy học tích hợp mới được sử
dụng chưa lâu, nhưng trong thực tiễn các phương thức dạy học
tích hợp ít nhiều đã được thực hiện dưới những góc độ khác
nhau.
Khó khăn của giáo viên hiện nay là cả thế hệ giáo viên
được đào tạo theo phương thức cũ, đó là phương thức lấy việc
dạy kiến thức làm mục tiêu chủ yếu. Trong các trường sư phạm
các giáo sinh được thực hành giảng dạy từng bài theo các chủ
đề độc lập trong môn học. Điều đó đã hình thành ở họ phương
pháp tư duy chia cắt, khả năng tổng hợp kiến thức của cả môn


học và tổng hợp kiến thức của các môn học với nhau thường bị
hạn chế. Giáo viên khó có thể xác định được các nội dung tích
hợp một cách chính xác. Về tổ chức dạy tích hợp liên môn, khi

tích hợp một nội dung của môn học này vào môn học khác thì
sẽ dẫn đến tình trạng có môn bị cắt bớt nội dung, có môn lại
tăng nội dung lên. Về vấn đề này, các tổ chuyên môn không thể
tùy tiện cắt bớt nội dung trong chương trình môn học đã quy
định sang cho các môn học khác. Giáo viên giảng dạy các nội
dung tích hợp nhưng chưa có hiểu biết về phương pháp bộ môn
của các tổ chuyên môn khác.
Hai là, xác định những yêu cầu mới về năng lực và phẩm
chất của giáo viên Ngữ văn trong dạy học tích hợp. Giáo viên
dạy tích hợp phải có kiến thức hiểu biết rộng về môn văn và các
môn học khác có liên quan, có hiểu biết thực tiễn. Ngoài những
phẩm chất của nhà sư phạm, người giáo viên dạy tích hợp phải
có các phẩm chất của nhà hoạt động thực tiễn. Vì vậy, trong
tương lai, các nhà trường sư phạm cần phải xây dựng lại
chương trình đào tạo giáo viên theo hướng dạy học tích hợp.
Các nhà trường cần phải xây dựng mô hình về phẩm chất, năng
lực của người giáo viên tương lai theo hướng dạy học tích hợp.
Nghĩa là, phải đảm bảo ngay trong quá trình đào tạo tại các
trường sư phạm đã hướng vào thực hiện mô hình đào tạo người
giáo viên dạy học tích hợp. Quan trọng nhất của người giáo


viên dạy học tích hợp là phải có kiến thức hiểu biết rộng và có
tư duy tổng hợp. Giáo viên phải có năng lực tổng hợp kiến thức
tương đương của các môn học khác nhau trong chương trình
học của từng khối lớp. Đồng thời giáo viên phải có năng lực xử
lý các nội dung trong các sách giáo khoa để xây dựng thành
giáo án tích hợp.
Yêu cầu quan trọng nhất trong dạy học tích hợp là giáo
viên phải có năng lực tổng hợp nội dung, tổng hợp kiến thức từ

các môn học khác nhau, gắn nội dung dạy học với thực tiễn
cuộc sống xã hội của địa phương và của đất nước. Giáo viên
phải biết sử dụng tổng hợp các phương pháp dạy học trong một
chủ đề, biết liên hệ với thực tiễn.
Ba là, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho giáo viên Ngữ
văn theo hướng dạy học tích hợp. Trên cơ sở những yêu cầu
mới về phẩm chất, năng lực của giáo viên Ngữ văn trong dạy
học theo hướng tích hợp, các nhà trường phải tổ chức bồi
dưỡng cho giáo viên. Mục tiêu của bồi dưỡng là để bổ sung
thêm những kiến thức mới về dạy học tích hợp, phát triển năng
lực của giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Để tiến
hành bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên môn Ngữ văn ở các
trường Trung học cơ sở, các nhà trường phải kết hợp với Phòng
Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng. Trong đó
xác định nội dung bồi dưỡng, phương pháp và hình thức tổ


×