Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HUỲNH KIM PHƯƠNG

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HÀNH VI TRÁNH THUẾ CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HUỲNH KIM PHƯƠNG
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI
TRÁNH THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN
SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS SỬ ĐÌNH THÀNH


TP. Hồ Chí Minh – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài luận văn thạc sĩ với đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi theo sự hướng dẫn của GS.TS Sử Đình Thành. Các số liệu, kết quả nêu
trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của Luận văn
này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày…...tháng……năm 2018

NGUYỄN HUỲNH KIM PHƯƠNG


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1.GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................................1
1.1.

Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu ...............................................3

1.5.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................3

1.6.

Kết cấu đề tài .................................................................................................4

CHƯƠNG 2.CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY .............................................................................................................5
2.1.

Cơ sở lý thuyết ...............................................................................................5

2.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tránh thuế ...............................................7

2.2.1.


Quy mô doanh nghiệp .............................................................................7

2.2.2.

Đòn bẩy ...................................................................................................9

2.2.3.

Lợi nhuận ..............................................................................................10

2.2.4.

Quyết định đầu tư .................................................................................11

2.2.5.

Sở hữu nhà nước ...................................................................................11

2.2.6.

Sự kiêm nhiệm ......................................................................................12

2.3.

Tổng quan các nghiên cứu trước đây ..........................................................13

CHƯƠNG 3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................24
3.1.


Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................24

3.2.

Mô hình nghiên cứu .....................................................................................25

3.3.

Đo lường biến và kỳ vọng dấu ....................................................................27


3.3.1.

Quy mô doanh nghiệp ...........................................................................27

3.3.2.

Đòn bẩy .................................................................................................29

3.3.3.

Tài sản hữu hình ...................................................................................30

3.3.4.

Lợi nhuận doanh nghiệp .......................................................................30

3.3.5.

Cơ hội tăng trưởng ................................................................................31


3.3.6.

Sự kiêm nhiệm ......................................................................................32

3.3.7.

Sở hữu nhà nước ...................................................................................33

3.4.

Phương pháp hồi quy ...................................................................................35

CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................38
4.1.

Thống kê mô tả và ma trận tương quan .......................................................38

4.2.

Kết quả nghiên cứu ......................................................................................44

4.2.1.

Kết quả kiểm định mô hình phù hợp ....................................................44

4.2.2.

Kết quả hồi quy .....................................................................................46


CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................60
5.1.

Kết luận........................................................................................................60

5.2.

Kiến nghị .....................................................................................................61

5.3.

Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................63

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI

AR(2)

Tự tương quan bậc 2

CEO

Tổng giám đốc điều hành


ETR

Tỷ lệ thuế suất có hiệu lực

FGLS

Phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi

GMM

Phương pháp moment tổng quát

HĐQT

Hội đồng quản trị

HSX

Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

OLS

Phương pháp bình phương nhỏ nhất

VIF

Hệ số phóng đại phương sai


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Thống kê mẫu nghiên cứu theo từng năm ................................................25
Bảng 3.2. Mô tả biến .................................................................................................35
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến ...........................................................................38
Bảng 4.2. Ma trận tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc ..................42
Bảng 4.3. Kết quả kiểm định hệ số VIF ....................................................................43
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan .......................45
Bảng 4.5. Kết quả hồi quy ảnh hưởng của các yếu tố đặc điểm doanh nghiệp đến
hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp ..................................................................47
Bảng 4.6. Kết quả hồi quy ảnh hưởng của các yếu tố đặc điểm doanh nghiệp và
quản trị doanh nghiệp đến hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp .......................53


TÓM TẮT
Luận văn phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tránh thuế của 169
doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh trong giai đoạn 2010 – 2016. Bằng việc sử dụng phương pháp hồi quy
GMM để ước lượng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tránh
thuế của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu, luận văn tìm thấy các bằng chứng
thực nghiệm cho thấy rằng các doanh nghiệp có quy mô càng lớn, nhiều cơ hội tăng
trưởng, lợi nhuận càng nhiều, đầu tư nhiều vào tài sản hữu hình và có sự kiêm
nhiệm giữa vị trí chủ tịch HĐQT và CEO thì sẽ càng có hành vi tránh thuế càng
cao. Ngược lại, các doanh nghiệp nắm giữ nhiều hàng tồn kho, sử dụng nhiều nợ
trong cấu trúc vốn và có mức độ sở hữu nhà nước càng cao thì sẽ càng ít có hành vi
tránh thuế. Các phát hiện của luận văn có nhiều hàm ý chính sách dành cho các nhà
đầu tư, các nhà quản trị doanh nghiệp và các cơ quan thuế tại Việt Nam.
Từ khóa: Tránh thuế, đặc điểm doanh nghiệp, HSX, GMM


1


CHƯƠNG 1.
1.1.

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Lý do chọn đề tài
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (ETR) thường được sử dụng bởi các

nhà đầu tư, nhà quản trị của công ty và các cổ đông của các công ty như là một công
cụ để suy luận về hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp bởi vì thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp cung cấp một thống kê tóm tắt tiện lợi về ảnh hưởng lũy kế của
các ưu đãi thuế và sự thay đổi trong mức thuế thu nhập doanh nghiệp (Kern và
Morris, 1992; Gupta và Newberry, 1997). Theo các nghiên cứu trước đây chẳng hạn
như Gupta và Newberry (1997), Kern và Morris (1992), McIntyre và Nguyen
(2000), Omer và các cộng sự (1993) và Zimmerman (1983), ETR có hai cách đo
lường, trong đó cách đo lường đầu tiên được tính toán bởi tỷ lệ thuế thu nhập doanh
nghiệp trên thu nhập trước thuế và cách đo lường thứ hai được tính bởi tỷ lệ phần
thuế thu nhập doanh nghiệp phải trả trên thu nhập trước thuế1. Đồng thời, Shevlin
và Porter (1992) cho rằng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp có sự khác biệt
giữa các công ty và thay đổi qua thời gian, và điều này được Shevlin và Porter
(1992) nhận định rằng hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp không phù hợp và đây
là lý do tốt cho sự cải cách thuế.
Mặt khác, thuế thu nhập doanh nghiệp được biết đến như là một công cụ
dùng để thực thi chính sách tài khóa của chính phủ. Thậm chí việc lựa chọn và thiết
lập thuế thu nhập doanh nghiệp bao nhiêu vẫn là vấn đề nhận được nhiều sự quan
tâm bởi chính phủ. Thuế được xem như là một nguồn thu nhập quan trọng đối với
ngân sách của từng địa phương cũng như đối với ngân sách nhà nước bởi lẻ phần
thu thuế được sử dụng để bù đắp phần chi ngân sách cũng như dùng để trang trải
các chính sách phát triển quốc gia. Tuy nhiên, việc gia tăng thuế suất của thuế thu
1


Tỷ lệ ETR càng cao càng hàm ý rằng doanh nghiệp đang nộp nhiều thuế thu nhập doanh

nghiệp, nói cách khác doanh nghiệp đang ít tránh thuế


2

nhập doanh nghiệp nhằm đáp ứng mục đích trên thì bị hạn chế bởi các khía cạnh
quan trọng khác như mức độ liên quan của thuế thu nhập doanh nghiệp đối với sự
hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, cho thấy rằng việc nghiên cứu các
yếu tố tác động đến phần thuế thu nhập doanh nghiệp mà các công ty phải trả hay
nói cách khác chính là vấn đề tránh thuế của các doanh nghiệp sẽ hữu ích đối với
các nhà hoạch định chính sách.
Tuy nhiên, chủ đề phân tích các yếu tố quyết định đến hành vi tránh thuế của
các doanh nghiệp tại Việt Nam hầu như vẫn chưa được nhận nhiều sự quan tâm bởi
các nhà nghiên cứu cũng như các nhà đầu tư… Cho nên, học viên nhận thấy cần
thiết phải thực hiện xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tránh thuế của các
doanh nghiệp tại Việt Nam. Đó chính là lý do học viên lựa chọn đề tài “Phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp niêm yết
trên Sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM”.

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là cung cấp bằng chứng thực nghiệm về

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp niêm
yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM. Để đạt được mục tiêu này, luận văn
tiến hành nghiên cứu các vấn đề như sau:

-

Phân tích tác động của các yếu tố này đến hành vi tránh thuế của các
doanh nghiệp.

-

Đề xuất các hàm ý chính sách dành cho các nhà quản lý của các công ty
và các nhà hoạch định chính sách.

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu
Từ các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận văn đưa ra một số câu hỏi nghiên

cứu nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu. Cụ thể như sau:


3

-

Yếu tố nào được các nghiên cứu trước đây cho rằng có tác động đáng kể
đến hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp?

-

Tác động của các yếu tố này đến hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp
có đáng kể hay không? Nếu có thì đó là tác động cùng chiều (+), hay
ngược chiều (-)?


1.4.

Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn thực hiện thu thập số liệu của 169 doanh nghiệp phi tài chính được

niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn từ 2010 – 2016.
 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên số liệu báo cáo tài chính (đã kiểm toán) của
các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM
trong giai đoạn từ 2010 – 2016. Trong đó các đối tượng nghiên cứu trực tiếp là mức
thuế suất thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp thông qua tỷ lệ thuế thu nhập
doanh nghiệp trên thu nhập trước thuế và tỷ lệ phần thuế thu nhập doanh nghiệp
phải trả trên thu nhập trước thuế, và các yếu tố có tác động đến hành vi tránh thuế
của các doanh nghiệp này.

1.5.

Phương pháp nghiên cứu
Luận văn kỳ vọng áp dụng phương pháp hồi quy OLS bằng cách ước lượng

các mô hình OLS gộp, mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed Effect Model), Mô hình
ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effect Model) như cách dùng của các nghiên cứu
trước đây khi hồi quy các yếu tố xác định hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp
chẳng hạn như Wu và các cộng sự (2012), Richardson và các cộng sự (2015). Tuy
nhiên, do sự hiện diện của biến trễ của biến phụ thuộc có thể gây ra hiện tượng nội
sinh tiềm tàng trong mô hình nghiên cứu như đã được dẫn chứng trong các nghiên



4

cứu trước đây (Minnick và Noga, 2010; Wintoki và các cộng sự, 2010; Salihu và
các cộng sự, 2014; Fernández-Rodríguez và Martínez-Arias, 2014). Cho nên việc sử
dụng phương pháp hồi quy OLS để ước lượng các mô hình nghiên cứu trong luận
văn có thể cho ra kết quả bị chệch (Bias) và không hiệu quả. Do đó, luận văn sử
dụng phương pháp hồi quy khác để ước lượng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp Việt Nam có trong mẫu nghiên
cứu. Cụ thể, qua sự tìm hiểu, luận văn phát hiện phương pháp hồi quy hai bước
(2SLS) và phương pháp hồi quy GMM thường được các nghiên cứu trước đây sử
dụng khi khắc phục hiện tượng nội sinh trong mô hình nghiên cứu. Tuy nhiên, hai
phương pháp hồi quy này có điểm khác biệt đáng kể, theo đó, phương pháp hồi quy
hai bước (2SLS) yêu cầu mô hình nghiên cứu không tồn tại hiện tượng tự tương
quan và phương sai thay đổi, trong khi phương pháp hồi quy GMM không ràng
buộc điều kiện này. Vì thế, luận văn sử dụng hai kiểm định Wooldridge và kiểm
định Modified Wald để kiểm định hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi
thông qua câu lệnh xtserial và xttest3. Trong trường hợp tồn tại hiện tượng tự tương
quan và/hoặc hiện tượng phương sai thay đổi, luận văn sẽ sử dụng phương pháp hồi
quy GMM để ước lượng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
tránh thuế của các doanh nghiệp và ngược lại phương pháp hồi quy hai bước sẽ
được đề cử để hồi quy mô hình nghiên cứu.

1.6.

Kết cấu đề tài
Luận văn bao gồm 05 chương như sau:
Chương 1. Giới thiệu đề tài
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu trước đây
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu

Chương 5. Kết luận và khuyến nghị


5

CHƯƠNG 2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG

QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.1.

Cơ sở lý thuyết
Liên quan đến lý thuyết giải thích hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp,

tồn tại hai quan điểm được sử dụng để làm rõ hành vi tránh thuế. Quan điểm đầu
tiên cho rằng hành vi tránh thuế chỉ đơn thuần là hành vi sử dụng các chiến lược để
tiết kiệm phần thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải nộp cho Nhà
nước mà không liên quan đến vấn đề đại diện của doanh nghiệp (Desai và
Dharmapala, 2009). Do đó các nhà quản trị thực hiện các hành vi tránh thuế nhằm
mục đích giảm thiểu gánh nặng thuế (tax burdens) và các nhà đầu tư tin rằng hành
vi tránh thuế là hoạt động nâng cao giá trị của doanh nghiệp. Vì lý do này các nhà
quản trị vừa có động lực để thực hiện các hành vi tránh thuế vừa được thưởng đối
với các hoạt động tránh thuế này (Kim và các cộng sự, 2011). Quan điểm này chủ
yếu xem xét các chi phí có liên quan trực tiếp đến thuế thu nhập doanh nghiệp
chẳng hạn như chi phí lãi vay, chi phí khấu hao… Nghiên cứu có liên quan đến
quan điểm này là nghiên cứu của Graham và Tucker (2006) khi xem xét 44 trường
hợp doanh nghiệp tránh thuế. Qua đó các tác giả cho rằng quy mô và lợi nhuận có
tương quan cùng chiều với hành vi tránh thuế và lập luận rằng các doanh nghiệp
này nhận được nhiều ưu đãi từ các khoản khấu trừ liên quan đến cấu trúc vốn (Desai

và Dharmapala, 2009b). Hơn thế nữa, Philips và John (2003) cho rằng cơ chế
thưởng cho các nhà quản lý có thể thúc đẩy hành vi tránh thuế ở các doanh nghiệp
này.
Quan điểm khác giải thích hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp có liên
quan đến sự phân tách quyền sở hữu và quyền kiểm soát. Các nghiên cứu trước đây


6

phân tích mô hình người đại diện (agency) cho thấy khả năng mà các nhà quản trị
(người đại diện) thực hiện các hoạt động tránh thuế được giải thích bởi hai động cơ
chính là (1) lý thuyết hợp tác và (2) lý thuyết đại diện. Các nghiên cứu trước đây về
tránh thuế thì đã nhấn mạnh về hành vi cá nhân hơn là hành vi của doanh nghiệp.
Chẳng hạn như Slemord (2004) đã nhấn mạnh sự khác biệt giữa việc tuân thủ thuế
của các cá nhân và các doanh nghiệp, và tác giả cho rằng sự khác biệt này có thể
được phân tích trong mô hình của lý thuyết đại diện. Trong đó tiền đề cơ bản của
mô hình này cho rằng quyết định tránh thuế của các doanh nghiệp chủ yếu được
thực hiện bởi các nhà quản lý của công ty.
Theo động cơ được đề cập trong lý thuyết hợp tác, các nhà quản lý của công
ty sẽ thực hiện theo như mong muốn của các cổ đông của các công ty để gia tăng
giá trị của công ty. Nếu các hoạt động tránh thuế được thực thi dưới động cơ hợp
tác giữa nhà quản lý và các cổ đông, thì các hoạt động này sẽ có thể tạo ra hoặc gia
tăng giá trị tài sản của các cổ đông.
Lý thuyết đại diện cho rằng lợi ích của các cổ đông và các nhà quản lý không
nhất thiết phải giống nhau và dựa trên giả định rằng các nhà quản trị sẽ thực hiện
các hành vi tối đa hóa lợi ích cá nhân của họ và thậm chí các hành vi này có thể làm
sụt giảm giá trị tài sản của các cổ đông, ngược lại với các lợi ích của các cổ đông
mong muốn. Các nhà quản trị có thể tránh thuế bởi vì họ có thể gia tăng uy tín hoặc
triển vọng nghề nghiệp của họ bằng cách làm cho giá trị của công ty gia tăng đáng
kể nhờ vào sự suy giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Đồng thời theo

Alchian và Demsetz (1972), Jensen và Meckling (1976) và Eisenhardt (1989), thiếu
sự hiện diện của cơ chế giám sát hoặc các biện pháp thích hợp, các nhà quản lý có
thể thực hiện các hành vi có nguy cơ đối với các cổ đông. Lập luận này cho rằng
các cổ đông sẽ mong muốn tối đa hóa lợi nhuận nhưng các nhà quản lý của họ thì
không có chung lợi ích hoặc không có động cơ để thực hiện điều này.


7

2.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tránh thuế

2.2.1. Quy mô doanh nghiệp
Quy mô doanh nghiệp được các nghiên cứu trước đây cho rằng là yếu tố ảnh
hưởng đáng kể đến sự lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp, do đó sẽ có
tác động đến hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp. Theo đó, mối quan hệ giữa
quy mô doanh nghiệp và hành vi tránh thuế đã được nhiều nhà nghiên cứu tiến hành
xem xét. Nhưng kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai biến số này lại chưa
nhất quán, trong đó mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô doanh nghiệp và hành vi
tránh thuế đã tìm thấy bởi Janssen và Buinjink (1998), Holland (1998), Porcano
(1986), Siegfried (1972). Một số nghiên cứu khác bao gồm Rego (2003), Omer và
các cộng sự (1993), Zimmerman (1983) đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa
quy mô doanh nghiệp và hành vi tránh thuế. Ngoài ra, các nghiên cứu khác (Millis
và các cộng sự, 1998; Gupta và Newberry, 1997; Jacob, 1996) không tìm thấy tác
động đáng kể của quy mô doanh nghiệp đến hành vi tránh thuế.
Zimmerman (1983) đã tiết lộ rằng quy mô doanh nghiệp và hành vi tránh
thuế có mối tương quan ngược chiều với nhau và tranh luận rằng các công ty có quy
mô lớn thường sẽ chi trả nhiều thuế thu nhập doanh nghiệp hơn bởi vì họ phải chịu
đựng sự giám sát chặt chẽ bởi chính phủ và thị trường tài chính. Theo đó tác giả đã

lập luận kết quả nghiên cứu này có thể được giải thích bởi lý thuyết chi phí chính trị
(political cost theory). Omer và các cộng sự (1993) cũng tìm thấy bằng chứng thực
nghiệm ủng hộ phát hiện của Zimmerman (1983) và giả thuyết lý thuyết chi phí
chính trị. Rego (2003) nghiên cứu hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp ở Mỹ từ
năm 1990 – 1997. Qua đó, tác giả tiết lộ rằng sau khi kiểm soát các yếu tố như thu
nhập trước thuế, hoạt động nước ngoài, thì tìm thấy rằng các ngân hàng có quy mô
càng lớn sẽ càng có tỷ lệ thuế suất có hiệu lực càng lớn. Kết quả của tác giả kết luận
rằng các công ty có quy mô càng lớn sẽ càng phải đối mặt với chi phí chính trị và sẽ
làm gia tăng tỷ lệ thuế suất có hiệu lực. Theo đó lý thuyết này cho rằng tỷ lệ thuế
suất hiệu lực của các doanh nghiệp đại diện cho chi phí chính trị bởi vì thuế mà các


8

doanh nghiệp phải nộp được xem như là một phần tài sản được chuyển giao bởi
công ty đến một tổ chức khác. Đồng thời, tỷ lệ thuế suất hiệu lực cũng đại diện cho
sự thành công của doanh nghiệp, do đó, các doanh nghiệp có quy mô lớn thì thường
thành công hơn so với các công ty có quy mô nhỏ và cho nên sẽ phải đối mặt với sự
kiểm soát chính trị nhiều hơn. Khi đó các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ chịu sự
giám sát chặt chẽ từ các cơ quan thuế bởi vì các cơ quan thuế không muốn giảm
phần thu thuế doanh nghiệp. Kết quả là các doanh nghiệp có quy mô lớn được kỳ
vọng có gánh nặng thuế tương đối cao hơn so với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ
vì phần thuế phải nộp phản ánh chi phí chính trị mà các công ty phải gánh chịu.
Ngược lại, Siegfried (1972) tìm thấy mối tương quan cùng chiều giữa quy
mô doanh nghiệp và hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp. Tác giả lập luận rằng
các công ty có quy mô lớn sẽ có xu hướng tránh thuế nhiều hơn bởi vì các doanh
nghiệp này có đủ nguồn lực để gia tăng khả năng phát triển chuyên môn trong việc
lập kế hoạch thuế và quản trị chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tốt hơn. Salamon
và Siegfried (1977) lập luận rằng các công ty có quy mô lớn có quyền lực chính trị
và kinh tế cao hơn so với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và do đó có thể tránh

thuế tốt hơn. Porcano (1986) ủng hộ quan điểm này bằng việc tìm thấy bằng chứng
thực nghiệm mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô doanh nghiệp và hành vi tránh
thuế của các doanh nghiệp. Ở Châu Âu, Janssen và Buinjink (1998) đã cách sử dụng
số liệu của các doanh nghiệp ở Hà Lan và tìm thấy mối tương quan cùng chiều giữa
quy mô doanh nghiệp và hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp. Holland (1998)
là người đầu tiên nghiên cứu mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và hành vi
tránh thuế của các doanh nghiệp phi tài chính ở Anh trong 26 năm và tác giả cũng
tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng các doanh nghiệp có quy mô càng lớn sẽ có
hành vi tránh thuế càng nhiều.
Tuy nhiên, Jacob (1996), Gupta và Newberry (1997), Millis và các cộng sự
(1998) không tìm thấy bất kỳ mối quan hệ đáng kể nào giữa quy mô doanh nghiệp
và hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp.


9

2.2.2. Đòn bẩy
Để trang trải cho các dự án đầu tư của mình, cũng như phục vụ cho chiến
lược tăng trưởng, các doanh nghiệp thường xuyên có nhu cầu về vốn và bằng cách
vay nợ hoặc phát hành vốn cổ phần mới, các doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu
về vốn. Bên cạnh đó, khi đưa ra quyết định tài trợ, các doanh nghiệp thường xem
xét chi phí và lợi ích có liên quan đến các phương thức tài trợ. Theo đó, để giải
thích cho quyết định tài trợ liên quan đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, các nghiên
cứu trước đây dựa vào nhiều lý thuyết khác nhau, bao gồm lý thuyết đánh đổi
(Brennan và Schwartz, 1978), lý thuyết trật tự phân hạng (Myers, 1984; Myers và
Majluf, 1984), lý thuyết chi phí đại diện (Jensen, 1986; Jensen và Meckling, 1976)
và lý thuyết tấm chắn thuế (Lasfer, 1995; Chatterjee và Scott, 1989; Ross, 1985;
DeAngelo và Masulis, 1980). Một số nghiên cứu cho rằng thuế thu nhập doanh
nghiệp và chi phí đại diện được xem là các yếu tố quyết định cấu trúc vốn của các
doanh nghiệp (Barclay và Smith, 1995; Harris và Raviv, 1990; Stulz, 1990). Hơn

thế nữa, Graham (2000) cho rằng lợi ích về thuế là một trong những yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định tài trợ của doanh nghiệp. Trong đó lợi ích về thuế xuất phát
từ lý thuyết tấm chắn thuế của nợ được đề xuất bởi Modigliani và Miller (1985).
Theo đó, lý thuyết này kỳ vọng rằng các công ty càng sử dụng nhiều nợ vay càng sẽ
có thể giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp khi chi phí lãi vay được xem là một
khoản khấu trừ thuế.
Bởi vì khi một công ty lựa chọn tiếp cận với nguồn tài trợ bên ngoài bởi vốn
cổ phần thì mặc dù nguồn tài trợ này tương đối rẻ hơn, nhưng khi đó doanh nghiệp
phải trả thù lao cho các nhà đầu tư chẳng hạn như chi trả cổ tức, các thù lao này thì
lại không được khấu trừ để giảm thuế thu thập doanh nghiệp phải nộp. Do đó, khi
các doanh nghiệp sử dụng nợ thì có thể tận dụng được ưu đãi tấm chắn thuế thông
qua việc giảm trừ chi phí lãi vay, kết quả là các công ty ưa thích sử dụng tài trợ nợ
hơn so với việc tài trợ bởi vốn cổ phần (phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng).
Như được chỉ ra bởi Kraft (2014), quyết định tài trợ của công ty cũng có thể giúp


10

các doanh nghiệp giảm thiểu mâu thuẫn giữa cổ đông và nhà quản trị. Cụ thể, các
nhà quản trị của các doanh nghiệp có đòn bẩy cao sẽ phải tuân theo các điều kiện tài
trợ đã ký kết với chủ nợ bao gồm việc hoàn trả khoản vay và trả lãi vay đúng kỳ ký
kết. Do đó, theo cách giải thích này, đòn bẩy có tương quan âm với tỷ lệ thuế suất
hiệu lực. Richardson và Lanis (2007) và Kraft (2014) tìm thấy mối quan hệ cùng
chiều giữa đòn bẩy được sử dụng để đại diện cấu trúc vốn và hành vi tránh thuế của
các doanh nghiệp.
2.2.3. Lợi nhuận
Một yếu tố khác được tìm thấy có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi tránh thuế
là lợi nhuận của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa lợi nhuận của
doanh nghiệp và hành vi tránh thuế vẫn chưa thật sự rõ ràng. Manzon và Plesko
(2001) cho rằng các công ty có lợi nhuận nhiều sẽ có thể sử dụng hiệu quả các

khoản khấu trừ thuế bao gồm khấu hao, chi phí lãi vay, kết quả cho thấy các doanh
nghiệp này có hành vi tránh thuế cao. Spooner (1986) cho rằng quyết định đầu tư và
lợi nhuận có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp.
Siegfried (1972) đã cho rằng các công ty có đủ nguồn lực thì sẽ gia tăng khả năng
phát triển chuyên môn trong việc lập kế hoạch thuế và quản trị chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp tốt hơn. Rego (2003) cũng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành
vi tránh thuế của các doanh nghiệp và tìm thấy rằng các doanh nghiệp có quy mô
nhỏ, lợi nhuận nhiều và công ty đa quốc gia thì sẽ tránh thuế nhiều hơn các doanh
nghiệp khác.
Mặt khác, có thể thấy rằng các doanh nghiệp có lợi nhuận càng nhiều sẽ càng
phải chịu sự giám sát nhiều từ phía cơ quan thuế bởi lẽ các cơ quan thuế không
muốn phần thuế thu nhập doanh nghiệp được nộp từ phía các doanh nghiệp này
giảm. Cho nên các doanh nghiệp này sẽ phải chịu sự giám sát chặt chẽ từ cơ quan
thuế và do đó sẽ có tỷ lệ thuế suất hiệu lực cao hơn so với các doanh nghiệp khác.
Các nghiên cứu trước đây của Wilkie (1998), Gupta và Newberry (1997),


11

Richardson và Lanis (2007), Minick và Noga (2010) và Armstrong và các cộng sự
(2012) đã tìm thấy bằng chứng ủng hộ quan điểm này, cụ thể là tồn tại mối tương
quan ngược chiều giữa lợi nhuận và hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp.
2.2.4. Quyết định đầu tư
Tương tự như quyết định tài trợ, quyết định đầu tư cũng có ảnh hưởng đáng
kể đến hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp do nhận được ưu đãi từ chi phí khấu
hao. Cụ thể, Hanlon và Heitzman (2010) đã chỉ ra rằng các quyết định đầu tư của
các nhà quản trị có thể bị hạn chế bởi thuế thu nhập doanh nghiệp do sự thay đổi
trong phần thuế phải nộp Nhà nước và các khoản khấu trừ giá trị hiện tại của một
khoản đầu tư. Hơn thế nữa, cũng như chi phí lãi vay, khấu hao đóng vai trò quan
trọng trong việc ghi nhận các khoản chi phí của doanh nghiệp. Do đó các doanh

nghiệp càng sử dụng nhiều doanh nghiệp hữu hình thì sẽ càng tận dụng được nhiều
lợi ích từ các khoản khấu hao. Kết quả là các doanh nghiệp sẽ có tỷ lệ thuế suất hiệu
lực tương đối thấp, điều này ngụ ý rằng các doanh nghiệp đang có hành vi tránh
thuế. Theo đó, Gupta và Newberry (1997), Derashid và Zhang (2003) và
Richardson và Lanis (2007) cũng đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm cho thấy tồn
tại mối tương quan dương giữa tài sản hữu hình và hành vi tránh thuế của các doanh
nghiệp.
2.2.5. Sở hữu nhà nước
Các nghiên cứu trước đây cũng cho rằng sở hữu nhà nước có ảnh hưởng
đáng kể đến hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp (Desai và Dharmapala, 2006;
Chen và các cộng sự, 2010; Minnick và Noga, 2010; Armstrong và các cộng sự,
2012; Wahab và Holland, 2012; Chan và các cộng sự, 2013). Tuy nhiên mối quan
hệ giữa sở hữu nhà nước và hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp vẫn chưa thật
sự rõ ràng. Một số nghiên cứu ủng hộ quan điểm các doanh nghiệp nhà nước sẽ ít
có động cơ để thực hiện các hành vi tránh thuế hơn so với các doanh nghiệp tư
nhân. Các nghiên cứu này bao gồm Chan và các cộng sự (2013), Wu và các cộng sự


12

(2013) và Ha và Phan (2017). Theo đó các nghiên cứu này cho rằng các doanh
nghiệp nhà nước thường là các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu vì mục tiêu chính
trị xã hội hơn là vì mục tiêu tối đa hóa giá trị của các cổ đông như các doanh nghiệp
tư nhân thông thường (Chan và các cộng sự, 2013). Cho nên các doanh nghiệp này
sẽ ít có hành vi tránh thuế hơn so với các doanh nghiệp tư nhân. Mặt khác, các
nghiên cứu khác như Adhikari và các cộng sự (2006), Mahenthiran và Kasipillai
(2012), Salihu và các cộng sự (2014) tìm thấy bằng chứng cho thấy tồn tại mối quan
hệ cùng chiều giữa sở hữu nhà nước và hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp.
Nói cách khác, các doanh nghiệp nhà nước sẽ có động cơ tránh thuế nhiều hơn.
Đồng thời, các nghiên cứu lập luận rằng các doanh nghiệp nhà nước sẽ thường được

Nhà nước can thiệp vào các hoạt động của doanh nghiệp, do đó các công ty này sẽ ít
chịu sự giám sát chặt chẽ bởi thị trường tài chính cũng như các nhà đầu tư, kết quả
là gây ra vấn đề bất cân xứng thông tin. Điều này có thể được hiểu rằng các doanh
nghiệp này sẽ ít tiết lộ các thông tin, chiến lược, chính sách thuế của doanh nghiệp;
cho nên sẽ có hành vi tránh thuế dễ dàng hơn so với các doanh nghiệp tư nhân.
2.2.6. Sự kiêm nhiệm
Sự phân tách quyền sở hữu và quyền kiểm soát có thể tạo ra chi phí đại diện
giữa các cổ đông và các nhà quản trị của doanh nghiệp. Hội đồng quản trị, có quyền
lực để thuê, sa thải và đưa ra chính sách cổ tức, và thưởng phạt các ủy viên trong
hội đồng quản trị, có thể điều chỉnh lợi ích của cổ đông và nhà quản trị và từ đó
giảm thiểu chi phí đại diện của công ty (Baysinger và Butler, 1985). Mặt khác, hội
đồng quản trị có thể đóng vai trò tư vấn cho công ty. Theo đó, hội đồng quản trị có
thể tư vấn cho giám đốc của công ty cách để làm gia tăng giá trị của công ty và một
trong các phương pháp đó là thông qua hiệu quả trong việc quản trị chi phí thuế của
công ty (Yermack, 2004). Do đó, hội đồng quản trị đóng vai trò quan trọng trong cơ
chế quản trị của doanh nghiệp (Fama và Jensen, 1983).


13

Bên cạnh đó, có thể thấy rằng giám đốc điều hành (CEO) của doanh nghiệp
là lãnh đạo điều hành các hoạt động, quyết định của công ty, là người đưa ra quyết
định cuối cùng về các hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, thông
thường chủ tịch hội đồng quản trị sẽ kiêm nhiệm vị trí giám đốc điều hành (CEO) ở
Mỹ, trong khi đó, hầu hết các quốc gia ở Châu Âu, Anh và Canada, các doanh
nghiệp đều tách biệt hai vị trí này (Lin và Liu, 2009). Sự khác biệt trong cơ chế
quản trị này giữa các quốc gia tiết lộ rằng tác động của sự kiêm nhiệm vị trí chủ tịch
hội đồng quản trị và giám đốc điều hành đến doanh nghiệp có thể là ngược chiều và
cùng chiều. Điều này phù hợp với kỳ vọng của lý thuyết hợp tác và lý thuyết đại
diện (Braun và Sharma, 2007). Theo quan điểm của lý thuyết hợp tác, các nhà quản

lý cố gắng điều hành các hoạt động của doanh nghiệp nhằm mục đích bảo vệ và tối
đa hóa lợi ích của các cổ đông của doanh nghiệp bằng cách cải thiện hiệu quả hoạt
động của công ty (Davis và các cộng sự, 1997). Do đó, sự kết hợp giữa vấn đề sở
hữu và quản trị của doanh nghiệp có thể cải thiện tốc độ đưa ra quyết định và hiệu
quả lãnh đạo đối với các chiến lược của doanh nghiệp; cũng như các quyết định này
cũng sẽ phù hợp với sự kỳ vọng của hội đồng quản trị (Donaldson và Davis, 1991;
Alexander và các cộng sự, 1993). Mặt khác, lý thuyết đại diện cho rằng có thể giám
sát và theo dõi các quyết định của giám đốc điều hành có vì lợi ích của các cổ đông
hay không bằng cách tách biệt vị trí chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc điều
hành. Sự kiêm nhiệm vị trí chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc điều hành có thể
làm cản trở khả năng giám sát của hội đồng quản trị đối với các quyết định của
giám đốc điều hành (McWilliams và Sen, 1997; Dalton và Kesner, 1997). Từ đó có
thể làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Klein, 2002).

2.3.

Tổng quan các nghiên cứu trước đây
Gupta và Newberry (1997) đã tiến hành xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ

lệ thuế suất có hiệu lực qua đó phân tích hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp ở
Mỹ trong giai đoạn 1982 – 1990. Trong mô hình nghiên cứu của mình, các tác giả
đưa các biến độc lập như quy mô, đòn bẩy, tài sản hữu hình, hàng tồn kho, chi phí


14

nghiên cứu và phát triển, lợi nhuận doanh nghiệp như là các yếu tố giải thích hành
vi tránh thuế của các công ty. Bằng cách áp dụng mô hình ảnh hưởng cố định, các
tác giả tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng tài sản hữu hình, chi phí nghiên cứu và
phát triển có tương quan dương với hành vi tránh thuế. Điều này cho thấy rằng các

doanh nghiệp càng đầu tư nhiều vào tài sản hữu hình và chi phí nghiên cứu và phát
triển thì sẽ càng có hành vi tránh thuế càng cao. Ngược lại hàng tồn kho và lợi
nhuận cho thấy mối tương quan âm với hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp.
Nói cách khác, các doanh nghiệp nắm giữ nhiều hàng tồn kho và càng có nhiều lợi
nhuận sẽ có hành vi tránh thuế hơn so với các doanh nghiệp khác. Ngoài ra, ảnh
hưởng của quy mô doanh nghiệp và đòn bẩy đến hành vi tránh thuế chưa rõ ràng,
phụ thuộc vào cách đo lường hành vi tránh thuế và giai đoạn nghiên cứu.
Kim và Limpaphayom (1998) sử dụng số liệu của các doanh nghiệp ở Hong
Kong, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan và Thái Lan trong giai đoạn 1975 – 1992 với
mục đích nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thuế suất có hiệu lực qua đó
phân tích hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp. Theo đó, các tác giả đã sử dụng
các biến số quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy, cơ hội tăng trưởng và lợi nhuận với vai
trò làm biến độc lập giải thích hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp trong mẫu
nghiên cứu. Bằng việc sử dụng phương pháp hồi quy OLS, các tác giả tìm thấy kết
quả nghiên cứu cho thấy rằng quy mô doanh nghiệp có tương quan dương với hành
vi tránh thuế của các doanh nghiệp. Điều này ngụ ý rằng các doanh nghiệp có quy
mô càng lớn sẽ càng có hành vi tránh thuế càng cao. Ngược lại, cơ hội tăng trưởng
và lợi nhuận có tương quan âm với hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp. Điều
này ngụ ý rằng các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tăng trưởng và lợi nhuận càng
nhiều sẽ càng ít có hành vi tránh thuế. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của các tác giả
có sự khác biệt giữa các quốc gia trong mẫu nghiên cứu. Đồng thời tùy thuộc vào
cách đo lường hành vi tránh thuế, đòn bẩy sẽ có ảnh hưởng cùng chiều/ngược chiều
đến hành vi tránh thuế.


15

Derashid và Zhang (2003) tiến hành xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ
thuế suất có hiệu lực qua đó phân tích hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp ở
Malaysia. Qua đó các tác giả thu thập số liệu của các doanh nghiệp niêm yết ở

Malaysia từ năm 1990 – 1999 và sử dụng các biến quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy,
tài sản hữu hình, hàng tồn kho, lợi nhuận, cơ hội tăng trưởng, sở hữu nhà nước đóng
vai trò như các biến độc lập giải thích hành vi tránh thuế của doanh nghiệp ở
Malaysia. Bằng việc áp dụng phương pháp hồi quy OLS ước lượng mô hình nghiên
cứu, kết quả của các tác giả cho thấy rằng quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy, tài sản
hữu hình, lợi nhuận có tương quan âm với tỷ lệ thuế suất có hiệu lực ở mức ý nghĩa
10%. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp càng có quy mô càng lớn, càng sử
dụng nợ vay nhiều trong cấu trúc vốn, đầu tư nhiều tài sản hữu hình và có nhiều lợi
nhuận sẽ có hành vi tránh thuế càng cao. Ngược lại, cơ hội tăng trưởng được tìm
thấy có tương quan dương với tỷ lệ thuế suất có hiệu lực ở mức ý nghĩa 1%. Điều
này ngụ ý rằng các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tăng trưởng sẽ ít có hành vi tránh
thuế hơn các doanh nghiệp khác. Ngoài ra, hàng tồn kho và sở hữu nhà nước không
có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp.
Harris và Feeny (2003) thực hiện nghiên cứu mô hình xác định tỷ lệ thuế
suất có hiệu lực của các doanh nghiệp từ đó phân tích hành vi tránh thuế. Bằng việc
thu thập số liệu của các doanh nghiệp ở Úc từ 1993 – 1997, các tác giả đã xây dựng
mô hình nghiên cứu xác định hành vi tránh thuế bằng cách sử dụng các biến quy mô
doanh nghiệp, đòn bẩy, tài sản hữu hình, hoạt động nước ngoài, lợi nhuận và chi phí
nghiên cứu và phát triển như là các yếu tố giải thích hành vi tránh thuế của các
doanh nghiệp. Thông qua phương pháp hồi quy OLS để ước lượng mô hình nghiên
cứu, các tác giả tìm thấy rằng đòn bẩy, lợi nhuận của các doanh nghiệp thể hiện
tương quan dương với tỷ lệ thuế suất có hiệu lực của các doanh nghiệp. Điều này
ngụ ý rằng các doanh nghiệp càng sử dụng nhiều nợ vay trong cấu trúc vốn, càng có
nhiều lợi nhuận thì sẽ càng ít có hành vi tránh thuế. Ngược lại, quy mô doanh
nghiệp, hoạt động nước ngoài và chi phí nghiên cứu và phát triển cho thấy tương
quan âm với tỷ lệ thuế suất có hiệu lực của các doanh nghiệp. Kết quả này hàm ý


16


rằng các doanh nghiệp có quy mô càng lớn, càng có thu nhập nước ngoài càng
nhiều và càng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, thì sẽ có hành vi tránh thuế càng
cao. Ngoài ra, tài sản hữu hình không thể hiện ảnh hưởng rõ ràng đến hành vi tránh
thuế của các doanh nghiệp.
Rego (2003) phân tích hành vi tránh thuế ở các doanh nghiệp đa quốc gia ở
Mỹ. Bằng cách sử dụng 5379 công ty trong giai đoạn 1990 – 1997, và sử dụng các
biến như quy mô doanh nghiệp, lợi nhuận, hoạt động nước ngoài và ngành nghề
kinh doanh làm đại diện cho các yếu tố giải thích hành vi tránh thuế của các doanh
nghiệp. Để ước lượng mô hình nghiên cứu, tác giả đã dùng phương pháp hồi quy
OLS và tìm thấy kết quả nghiên cứu cho thấy rằng quy mô doanh nghiệp có tương
quan dương với tỷ lệ thuế suất có hiệu lực. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp
càng có quy mô càng lớn sẽ càng ít có hành vi tránh thuế. Kết quả của tác giả kết
luận rằng các công ty có quy mô càng lớn sẽ càng phải đối mặt với chi phí chính trị
và sẽ làm gia tăng tỷ lệ thuế suất có hiệu lực. Ngược lại, tỷ lệ thuế suất có hiệu lực
tương quan âm với lợi nhuận và hoạt động ở nước ngoài. Kết quả này cho thấy rằng
các doanh nghiệp càng có lợi nhuận càng cao, có hoạt động ở nước ngoài thì sẽ có
hành vi tránh thuế càng cao. Tác giả cũng chỉ ra rằng các công ty có lợi nhuận nhiều
sẽ có chi phí thấp do các doanh nghiệp này có đủ nguồn lực để đầu tư vào các hoạt
động quản trị thuế doanh nghiệp và điều này sẽ làm giảm thuế suất hiệu lực của
doanh nghiệp, cũng hàm ý rằng hành vi tránh thuế của doanh nghiệp đang gia tăng.
Đồng thời, các doanh nghiệp có lợi nhuận nhiều thì thường có nhiều động cơ trong
việc giảm thiểu gánh nặng thuế hơn và do đó sẽ giảm thuế suất hiệu lực của doanh
nghiệp.
Janssen (2005) tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thuế suất
có hiệu lực thông qua đó phân tích hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp. Để giải
quyết mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã thu thập số liệu của 1592 doanh nghiệp đang
hoạt động ở Hà Lan trong giai đoạn 1994 – 1999. Đồng thời, trong mô hình nghiên
cứu của tác giả, tác giả sử dụng các biến số quy mô doanh nghiệp, tài sản hữu hình,



17

thu nhập từ hoạt động nước ngoài, lợi nhuận, đòn bẩy đóng vai trò như là các biến
giải thích hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp. Để ước lượng mô hình nghiên
cứu, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy OLS và tìm thấy bằng chứng cho thấy
rằng quy mô doanh nghiệp và tài sản hữu hình có tương quan âm với tỷ lệ thuế suất
có hiệu lực ở mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp càng có
quy mô càng lớn, càng đầu tư nhiều vào tài sản hữu hình thì sẽ càng có hành vi
tránh thuế càng nhiều. Ngược lại, lợi nhuận và đòn bẩy cho thấy mối quan hệ cùng
chiều với tỷ lệ thuế suất có hiệu lực ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả này ngụ ý rằng các
doanh nghiệp càng có lợi nhuận càng nhiều, và càng sử dụng nợ vay nhiều trong
cấu trúc vốn sẽ càng ít có hành vi tránh thuế hơn các doanh nghiệp khác.
Liu và Cao (2007) tiến hành nghiên cứu nhằm giải thích các yếu tố quyết
định tỷ lệ thuế suất có hiệu lực của các doanh nghiệp ở Trung Quốc từ đó phân tích
hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp. Theo đó, các tác giả đã thu nhập số liệu từ
425 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc trong giai đoạn
1998 – 2004 và sử dụng các biến quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy, tài sản hữu hình,
lợi nhuận như là các yếu tố giải thích hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp.
Bằng cách áp dụng mô hình OLS gộp, mô hình ảnh hưởng cố định, mô hình ảnh
hưởng ngẫu nhiên để hồi quy mô hình nghiên cứu, các tác giả tìm thấy đòn bẩy thể
hiện tương quan âm với tỷ lệ thuế suất có hiệu lực ở mức ý nghĩa 1% trong cả 03
mô hình hồi quy. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ vay
trong cấu trúc vốn càng có hành vi tránh thuế càng cao hơn các doanh nghiệp khác.
Ngược lại, lợi nhuận có tương quan dương với tỷ lệ thuế suất có hiệu lực ở mức ý
nghĩa 1% trong cả 03 mô hình hồi quy. Kết quả này ngụ ý rằng các doanh nghiệp có
lợi nhuận càng nhiều sẽ càng ít có hành vi tránh thuế hơn các doanh nghiệp khác.
Ngoài ra, tài sản hữu hình và quy mô doanh nghiệp không có ảnh hưởng đáng kể
đến hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp.
Richardson và Lanis (2007) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay
đổi trong tỷ lệ thuế suất có hiệu lực của các doanh nghiệp ở Úc, từ đó phân tích



×