Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

19 câu hỏi trắc nghiệm chương quần xã sinh vật phần 1 thầy thịnh nam file word có lời giải chi tiết image marked image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.97 KB, 6 trang )

QUẦN XÃ SINH VẬT
Câu 1:Điều nào sau đây làkhôngđúng khi nói về mối quan hệ cạnh tranh?
A. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy các loài tồn tại trong thiên nhiên một cách ổn định.
B. Trong quan hệ cạnh tranh, các loài sinh vật đều bị ảnh hưởng bất lợi, trong đó có loài yếu
thế, có loài thắng thế.
C. Trong quần xã, các loài có cùng nguồn thức ăn, chỗ ở thường có quan hệ cạnh tranh với
nhau.
D. Chỉ những cá thể khác loài mới cạnh tranh gay gắt với nhau còn những cá thể cùng loài sẽ
rất ít hoặc không cạnh tranh nhau.
Câu 2:Trong một hồ nước thải, giàu chất hữu cơ, quá trình diễn thế kèm theo những biến đổi
:
(1) Chuỗi thức ăn mở đầu bằng mùn bã hữu cơ ở giai đoạn đầu, chuỗi thức ăn mở đầu bằng
thực vật ưu thế ở giai đoạn cuối.
(2) Hô hấp giảm dần, còn sức sản xuất tăng dần.
(3) Hàm lượng ôxi tăng dần, còn cacbon điôxit giảm dần.
(4) Các loài có kích thước cơ thể nhỏ thay dần bằng các loài có kích thước cơ thể lớn.
Số nội dung nói đúng là
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Câu 3:Loài côn trùng A là loài duy nhất có khả năng thụ phấn cho loài thực vật B. Côn trùng
A bay đến hoa của cây B mang theo nhiều hạt phấn và tiến hành thụ phấn cho hoa. Nhưng
trong quá trình này, côn trùng đồng thời đẻ một số trứng vào phần bầu nhụy ở một số hoa.Ở
những hoa này, trứng côn trùng nở và gây chết noãn trong các bầu nhụy.Nếu có nhiều noãn bị
hỏng, thì quả cũng bị hỏng. Đây là một ví dụ về mối quan hệ nào giữa các loài trong quần xã
?
A. Kí sinh.
B. Hội sinh.
C. Cạnh tranh.
D. ức chế cảm nhiễm.


Câu 4: Xét các mối quan hệ sinh thái:
1. Cộng sinh.
2. Vật kí sinh và vật chủ.
3. Hội sinh.
4. Hợp tác.
5. Vật ăn thịt và con mồi.
Có bao nhiêu mối quan hệ mà có ít nhất một loài có lợi?
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
Câu 5: Khi nói về tính đa dạng của quần xã, điều nào sau đây không đúng?
A. Quần xã ở vùng nhiệt đới có độ đa dạng cao hơn quần xã ở vùng ôn đới.
B. Điều kiện tự nhiên càng thuận lợi thì độ đa dạng của quần thể càng cao.
C. Trong quần xã, số lượng quần thể càng nhiều thì kích thước của mỗi quần thể càng lớn.
D. Thành phần quần thể và kích thước của mỗi quần thể thay đổi theo các mùa trong năm
Câu 6: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa
A. tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.
B. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
C. tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
D. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống
Câu 7: Trong các phát biểu sau đây về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Diễn thế sinh thái là sự biến đổi tuần tự của quần xã sinh vật qua các giai đoạn khác nhau.
(2) Quá trình diễn thế có thể tạo nên một quần xã ổn định hoặc suy thoái.
(3) Người ta có thể dự đoán được tương lai của quá trình diễn thế.


(4) Diễn thế sinh thái có thể được ứng dụng trong việc quy hoạch về nông lâm ngư nghiệp.
A. 4.
B. 1.

C. 3.
D. 2.
Câu 8: Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến
A. sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã.
B. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.
C. sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã.
D. làm giảm độ đa dạng sinh học của quần xã.
Câu 9: Xét các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây:
(1) Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.
(2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
(3) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.
(4) Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.
(5) Trùng roi sống trong ruột mối.
Trong các mối quan hệ trên, có bao nhiêu mối quan hệ mà ít nhất có một loại có hại cho các loài
tham gia?
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Câu 10: Trong diễn thế sinh thái, nhóm loài ưu thế đã “tự đào huyệt chôn mình”. Nguyên nhân
là do
A. nhóm loài ưu thế hạn chế các hoạt động sống trong điều kiện môi trường ổn định, từ đó dễ
bị các loài khác vượt lên thành nhóm loài ưu thế mới.
B. nhóm loài ưu thế hạn chế các hoạt động sống trong điều kiện môi trường thay đổi, từ đó dễ
bị các loài khác vượt lên thành nhóm loài ưu thế mới.
C. hoạt động của nhóm loài ưu thế làm biến đổi mạnh mẽ môi trường, từ đó dẫn đến cạn kiệt
nguồn sống của chính các loài ưu thế và các loài khác trong quần xã.
D. hoạt động của nhóm loài ưu thế làm biến đổi mạnh mẽ môi trường, từ đó tạo điều kiện cho
nhóm loài khác có khả năng cạnh tranh cao hơn trở thành nhóm loài ưu thế mới.
Câu 11: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau :

(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi
trường.
(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện
tự nhiên của môi trường.
(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.
Có bao nhiêu thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh?
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Câu 12: Khi nói về mối quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi trong một quần xã sinh vật,
phát biểu nào sau đây đúng?
A. Số lượng cá thể sinh vật ăn thịt bao giờ cũng nhiều hơn số lượng cá thể con mồi.
B. Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật ăn thịt và con mồi không cùng một bậc dinh dưỡng.
C. Mỗi loài sinh vật ăn thịt chỉ sử dụng một loại con mồi nhất định làm thức ăn.
D. Theo thời gian con mồi sẽ dần dần bị sinh vật ăn thịt tiêu diệt hoàn toàn.
Câu 13: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:
(1) Xuất hiện ở môi trường trống trơn, chưa có quần xã sinh vật từng sống.


(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi
trường.
(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện
tự nhiên của môi trường.
(4) Kết quả thường hình thành nên một quần xã đỉnh cực.
(5) Song song với quá trình diễn thế, có sự biến đổi về cấu trúc của quần xã sinh vật.
Trong các thông tin nói trên, có bao nhiêu thông tin là đặc điểm chung cho diễn thế thứ sinh và
diễn thế nguyên sinh?
A. 4.

B. 5.
C. 3.
D. 2.
Câu 14: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:
(1) Xuất hiện ở môi trường trống trơn (chưa có quần xã sinh vật từng sống).
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi
trường.
(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện
tự nhiên của môi trường.
(4) Song song với quá trình diễn thế, có sự biến đổi về cấu trúc của quần xã sinh vật.
Trong các thông tin nói trên, có bao nhiêu thông tin nói về diễn thế thứ sinh?
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 15: Cho các phát biểu sau:
(1) Khống chế sinh học thường dẫn đến sự cân bằng sinh học.
(2) Ứng dụng khống chế sinh học trong bảo vệ thực vật bằng cách sử dụng thiên địch để trừ sâu.
(3) Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài.
(4) Nơi quần xã sống gọi là sinh cảnh.
Số phát biểu đúng là:
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 16: Cho hình ảnh về các giai đoạn của một quá trình diễn thế sinh thái và các phát biểu sau
đây:

(1) Quá trình này là quá trình diễn thế nguyên sinh.
(2) Thứ tự đúng của các giai đoạn là a → e → c → b → d.

(3) Giai đoạn a được gọi là quần xã sinh vật tiên phong
(4) Quần xã ở giai đoạn d có độ đa dạng cao nhất
(5) Thành phần thực vật chủ yếu trong giai đoạn e là cây ưa bóng.
Số phát biểu đúng.
A. 2.
B. 4.
C. 3.

D. 1.


Câu 17: Xét các ví dụ sau:
(1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm, chim ăn cá.
(2) Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ.
(3) Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật xung quanh.
(4) Cú và chồn cùng sống trong rừng, cùng bắt chuột làm thức ăn.
Có bao nhiêu ví dụ nào phản ánh mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm?
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 18: Khi quần thể vượt quá “mức chịu đựng” thì thể thường xảy ra mối quan hệ
A. cạnh tranh.
B. cộng sinh.
C. hội sinh.
D. hỗ trợ.
Câu 19: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đặc điểm của vật ăn thịt
- con mồi; kí sinh - vật chủ?
(1) Để lấy được một lượng dinh dưỡng lớn từ cơ thể vật chủ nên số lượng vật kí sinh thường ít
hơn vật chủ.

(2) Để kí sinh được vào vật chủ nên vật kí sinh thường có kích thước cơ thể nhỏ hơn vật chủ.
(3) Do nhu cầu cao về dinh dưỡng nên vật ăn thịt và vật kí sinh thường giết chết con mồi và vật
chủ.
(4) Để bắt được con mồi nên số lượng vật ăn thịt thường lớn hơn số lượng con mồi.
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.


LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1:Đáp ánD
Các câu A, B, C đúng.
D sai vì các cá thể cùng loài cũng có thể cạnh tranh nhau khi mật độ cá thể của quần thể tăng
lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
Các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng...
hoặc con đực tranh nhau giành con cái.
Ví dụ:
+ Cạnh tranh nhau giành ánh sáng, chất dinh dưỡng ở thực vật. Những cá thể cạnh tranh yếu
sẽ bị đào thải, kết quả dẫn tới mật độ phân bố của thực vật giảm.
+ Do thiếu thức ăn, nơi ở, nhiều cá thể trong quần thể cá, chim, thú... đánh lẫn nhau, dọa nạt
nhau bằng tiếng hú hoặc động tác nhằm bảo vệ nơi sống, nhất là vào mùa sinh sản. Kết quả
dẫn tới mỗi nhóm cá thể bảo vệ 1 khu vực sống riêng, 1 số cá thể buộc phải tách ra khỏi đàn.
+ Khi thiếu thức ăn, 1 số động vật ăn thịt lẫn nhau. Ta thường gặp các cá thể lớn ăn trứng do
chính chúng đẻ ra hoặc cá thể lớn ăn cá thể bé hơn. Ví dụ: cá mập con khi mới nở ra sử dụng
trứng chưa nở làm thức ăn.
Câu 2:Đáp ánB
Cả 4 nội dung trên đều là những biến đổi về quá trình diễn thể trong một hồ nước thải giàu
chất hữu cơ. Ban đầu khi chất hữu cơ còn nhiều, chuỗi thức ăn mở đầu bằng mùn bã hữu cơ,
hô hấp diễn ra mạnh để phân giải chất hữu cơ, khí cacbon đioxit nhiều, đa số các loài có kích

thước nhỏ. Sau đó, khi chất hữu cơ bị phân giải hết, chuyển thành chuỗi thức ăn mở đầu bằng
thực vật ưu thế ở giai đoạn cuối, hô hấp giảm mà thay vào đó là quá trình sản xuất tăng lên,
hàm lượng oxi tăng, cacbon điôxit giảm dần, các loài có kích thước cơ thể nhỏ thay dần bằng
các loài có kích thước cơ thể lớn
Câu 3:Đáp ánD
Côn trùng A đã đẻ một số trứng vào bầu nhị của hoa làm cho nhiều noãn bị hỏng, như vậy
trong quá trình thực hiện các chức năng sống của mình, côn trùng A đã vô tình làm hại đến
loài thực vật B nên đây là một ví dụ về mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm
Câu 4:Đáp ánB
Câu 5:Đáp ánC
Nội dung A, B, D đúng.
Nội dung C sai. Trong quần xã, số lượng quần thể càng nhiều thì kích thước của mỗi quần thể
càng nhỏ.
Câu 6:Đáp ánD
Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa giảm mức độ cạnh
tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống. (SGK trang 176).
Câu 7:Đáp ánD
Nội dung 3, 4 đúng.
Nội dung 1, 2 sai.Diễn thế sinh thái là sự biến đổi tuần tự của quần xã sinh vật từ dạng khởi
đầu qua các giai đoạn trung gian tương ứng với sự biến đổi của môi trường, kết quả là đạt đến
quần xã cuối cùng tương đối ổn định.


Câu 8:Đáp ánB
Hiện tượng khống chế sinh học giúp duy trì trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã, khiến
cho số lượng các loài được giữ ở một mức ổn định, không có loài nào có số lượng tăng lên
quá cao hoặc giảm xuống quá thấp
Câu 9:Đáp ánB
Nội dung (1); (2); (4) đúng
Câu 10:Đáp ánD

Trong điều kiện môi trường tương đối ổn định, loài ưu thế thường làm cho điều kiện môi
trường biến đổi mạnh đến mức bất lợi cho chính cuộc sống của mình, nhưng lại thuận lợi cho
loài ưu thế khác có sức cạnh tranh cao hơn thay thế
Câu 11:Đáp ánC
Nội dung 1 sai. Đây là đặc điểm của diễn thế thứ sinh.
Nội dung 2, 3 đúng.
Nội dung 4 sai. Quá trình diễn thể thường tạo nên một quần xã sinh vật tương đối ổn định.
Có 2 nội dung đúng.
Câu 12:Đáp ánB
Câu 13:Đáp ánC
Nội dung (2); (3); (5) đúng
Câu 14:Đáp ánC
Nội dung (2); (3); (4) đúng
Câu 15:Đáp ánA
Câu 16:Đáp ánD
Nội dung (1) đúng
Câu 17: Đáp án B
Nội dung (1) và (3) đúng
Câu 18: Đáp án A
Hướng dẫn: Khi quần thể vượt quá mức chịu đựng của môi trường thì quần thể thường xảy ra mối quan
hệ cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể,vì khi đó không 1 cá thể nào có thể kiếm đủ thức ăn
cạnh tranh giữa các cá thể xuất hiện làm cho mức tử vong tăng , còn mức sinh sản lại giảm. → kích thước
quần thể giảm để phù hợp với sức chứa của môi trường.
Ví dụ hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật.
Câu 19: Đáp án A



×