Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

29 câu hỏi trắc nghiệm chương cảm ứng phần 1 thầy thịnh nam file word có lời giải chi tiết image marked image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.68 KB, 8 trang )

CẢM ỨNG
Câu 1:Cảm ứng của động vật là:
A. Khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích định hướng của môi trường sống
đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
B. Khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích của một số tác nhân môi trường
sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
C. Khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích của môi trường sống đảm bảo
cho cơ thể tồn tại và phát triển.
D. Khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng đới với kích thích vô hướng của môi trường sống
đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển
Câu 2:Khi thả tiếp một hòn đá vào cạnh con rùa thì thấy nó không rụt đầu vào mai nữa. Đây là
một ví dụ về hình thức học tập:
A. Học khôn.
B. Điều kiện hoá hành động.
C. Quen nhờn
D. Học ngầm.
Câu 3:Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng?
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
B. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
C. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
D. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.
Câu 4:Những tâp tính nào là những tập tính bẩm sinh?
A. Ve kêu vào mùa hè, chuột nghe mèo kêu thì chạy.
B. Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
C. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
D. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu thì chạy
Câu 5: Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào?
A. Có sự vận động vô hướng
B. Không liên quan đến sự phân chia tế bào.
C. Có nhiều tác nhân kích thích.
D. Tác nhân kích thích không định hướng.


Câu 6: Ý nào không đúng với phản xạ không điều kiện?
A. Di truyền được, đặc trưng cho loài.
B. Mang tính bẩm sinh và bền vững.
C. Thường do tuỷ sống điều khiển.
D. Có số lượng không hạn chế.
Câu 7: Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?
A. Hướng đất B. Hướng sáng.
C. Hướng nước.
D. Hướng tiếp xúc
Câu 8: Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi:
A. Kích thích của môi trường kéo dài.
B. Kích thích của môi trường mạnh mẽ.
C. Kích thích của môi trường lặp lại nhiều lần.
D. Số lượng các xinap trong cung phản xạ tăng lên.
Câu 9: Cơ sở của sự uốn cong trong hướng tiếp xúc là
A. do sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp
xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
B. do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, khi đó các tế bào tại phía được tiếp xúc
sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
C. do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, khi đó các tế bào tại phía không được tiếp
xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.


D. do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, khi đó các tế bào tại phía không được tiếp
xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
Câu 10: Phản xạ của động vật có hệ thần kinh lưới khi bị kích thích là:
A. Co toàn bộ cơ thể.
B. Co ở phần cơ thể bị kích thích.
C. Di chuyển đi chỗ khác,
D. Duỗi thẳng cơ thể .

Câu 11: Hai loại hướng động chính là
A. hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng
hướng tới nguồn kích thích).
B. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới
đất).
C. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng
tránh xa nguồn kích thích).
D. hướng động dương (sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hướng động âm (sinh trưởng
về trọng lực).
Câu 12: Phản xạ là gì?
A. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời lại các kích thích bên ngoài cơ thể
B. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích bên trong hoặc bên ngoài
cơ thể.
C. Phản ứng của mọi cơ thể trả lời lại các kích thích bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.
D. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời lại các kích thích bên trong cơ thể.
Câu 13: Các kiểu hướng động dương của rễ là
A. hướng sáng, hướng nước, hướng hoá.
B. hướng đất, hướng nước, hướng sáng.
C. hướng đất, ướng sáng, huớng hoá.
D. hướng đất, hướng nước, huớng hoá.
Câu 14: Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào?
A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → Bộ phận phản hồi
thông tin.
B. Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → Bộ phận thực hiện
phản ứng.
C. Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận thực hiện phản ứng → Bộ phận phân tích và tổng
hợp thông tin → Bộ phận phản hồi thông tin.
D. Bộ phận trả lời kích thích → Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận thực hiện phản ứng.
Câu 15: Ý nào không đúng đối với phản xạ?
A. Phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng.

B. Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh.
C. Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ.
D. Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng.
Câu 16: Ứng động nào khôngtheo chu kì đồng hồ sinh học?
A. Ứng động nở hoa.
B. Ứng động quấn vòng.
C. Ứng động thức ngủ của lá.
D. Ứng động đóng mở khí khổng của thực vật CAM.
Câu 17: Ý nào không đúng với cảm ứng của ruột khoang?
A. Tiêu phí nhiều năng lượng.
B. Tiết kiệm năng lượng.
C. Cảm ứng ở toàn bộ cơ thể.
D. Toàn bộ cơ thể co lại khi bị kích thích.
Câu 18: Những ứng động nào sau đây đều là ứng động sinh trưởng?
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.


B. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí khổng đóng mở.
C. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng
D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở
Câu 19: Ý nào không đúng với cảm ứng động vật đơn bào?
A. Thông qua phản xạ.
B. Co rút chất nguyên sinh.
C. Chuyển động cả cơ thể.
D. Tiêu tốn năng lượng.
Câu 20: Ứng động (Vận động cảm ứng) là:
A. hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích.
B. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định.
C. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng (theo mọi hướng).
D. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng.

Câu 21: Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ co ngón tay khi tay chạm phải vật nóng?
A. Là phản xạ bẩm sinh.
B. Là phản xạ không điều kiện.
C. Là phản xạ có điều kiện.
D. Là phản xạ có tính di truyền.
Câu 22: Chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap?
A. Chuỳ xinap
B. Màng sau xinap
C. Màng trước xinap D. Khe xinap
Câu 23: Điện thế nghỉ là:
A. sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong
màng mang điện dương và ngoài màng mang điện â
B. sự không chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía
trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương.
C. sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong
màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương.
D. sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích, phía trong màng
mang điện âm và ngoài màng mang điện dương.
Câu 24: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học nàm ở bộ phận nào của xinap?
A. Màng sau xinap.
B. Khe xinap.
C. Chuỳ xinap.
D. Màng trước xinap.
Câu 25: Sự phân bố ion K+ và ion Na+ ở điện thế nghỉ trong và ngoài màng tế bào như thế nào?
A. Ở trong tế bào, K+ và Na+ có nồng độ cao hơn so với bên ngoài tế bào.
B. Ở trong tế bào, K+ và Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào.
C. Ở trong tế bào, K+ có nồng độ thấp hơn và Na+ có nồng độ cao hơn so với bên ngoài tế bào.
D. Ở trong tế bào, K+ có nồng độ cao hơn và Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào.
Câu 26: Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào?
A. Tác nhân kích thích không định hướng.

B. Không liên quan đến sự phân chia tế bào.
C. Có sự vận động vô hướng
D. Có nhiều tác nhân kích thích.
Câu 27: Điện thế hoạt động là:
A. sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực, mất phân cực và tái phân
cực.
B. sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân
cực.
C. sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực.
D. sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực và tái phân cực.
Câu 28: Các kiểu hướng động âm của rễ là:
A. hướng sáng, hướng nước
B. hướng sáng, hướng hoá (đối với hóa chất độc hại).
C. hướng nước, hướng hoá.


D. hướng đất, hướng sáng.
Câu 29: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap?
A. Khe xinap. B. Màng sau xinap. C. Chuỳ xinap.
D. Màng trước xinap


LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1:Đáp ánC
Cảm ứng là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường (bên trong và
bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển.
Ví dụ : Trời rét, mèo xù lông.
Câu 2:Đáp ánC
Khi thả tiếp một hòn đá vào cạnh con rùa thì thấy nó không rụt đầu vào mai nữa. Đây là một ví
dụ về hình thức học tập quen nhờn vì hành động này lặp đi lặp lại nhiều lần nên con vật phớt lờ

với tác nhân không nguy hiểm đó.
Câu 3:Đáp ánD
Câu 4:Đáp ánB
Tập tính bẩm sinh là những hoạt động cơ bản của động vật, có từ khi sinh ra, được di truyền từ bố mẹ,
đặc trưng cho loài.
→ B đúng
Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu thì chạy là các tập tính học được.
Câu 5:Đáp ánD
Hướng động là phản ứng trước tác nhân kích thích có hướng xác định còn ứng động là phản ứng
trước tác nhân kích thích không có hướng xác định.
→ D đúng
Câu 6: Đáp án C
Câu 7:Đáp ánD
Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng tiếp xúc.
Hướng tiếp xúc: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của vật tiếp xúc với bộ
phận của cây.
Sự tiếp xúc đã kích thích sự sinh trưởng kéo dài của các tế bào ở phía không tiếp xúc làm cho tua
của nó quấn quanh giá thể.
Vai trò: Hướng động giúp cây sinh trưởng hướng tới tác nhân môi trường thuận lợi và tránh xa
các tác nhân không thuận lợi của môi trường => giúp cây thích ứng với những biến động của
điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển.
Câu 8:Đáp ánD
Các cúc xináp là nơi tiếp giáp giữa các nơron này với nơron khác hoặc với cơ quan trả lời. Vì
vậy , trong cung phản xạ , số lượng các xinap càng tăng đồng nghĩa với cách trả lời của cơ thể
với kích thích của môi trường càng phức tạp => Cơ thể của động vật đó càng có cấu trúc phức
tạp =>Mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên
Câu 9:Đáp ánD
Hướng tiếp xúc: Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của vật tiếp xúc với bộ
phận của cây.
Do phía kích thích (tiếp xúc) nồng độ au-xin thấp, tế bào sinh trưởng kéo dài chậm vì vậy cây

uốn cong theo cọc rào.
Sự tiếp xúc đã kích thích sự sinh trưởng kéo dài của các tế bào ở phía không tiếp xúc làm cho tua
của nó quấn quanh giá thể.


Câu 10:Đáp ánA
Ở hệ thần kinh dạng lưới, các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng
các sợi thần kinh.
Phản ứng với kích thích ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới là phản ứng co toàn bộ cơ thể, do
vậy tiêu tốn nhiều năng lượng, thiếu chính xác.
Câu 11:Đáp ánC
Hướng động là vận động sinh trưởng của các cơ quan thực vật đối với kích thích từ một hướng
xác định.
Hướng của phản ứng được xác định bởi hướng của tác nhân kích thích
Có hai loại hướng động chính :
+ Hướng động dương: vận động sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích
+ Hướng động âm : vận động tránh xa nguồn kích thích
Câu 12:Đáp ánB
Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài) thông qua
hệ thần kinh gọi là phản xạ.
* Ví dụ : Khi chân ta dẫm phải hòn than, chân vội nhấc lên là một phản xạ. Con chuột đang đi.
bỗng nhìn thấy con mèo, liền chạy trốn cũng là một phản xạ..
Câu 13:Đáp ánD
Hướng động dương: vận động sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích
Các kiểu hướng động dương của rễ là: hướng đất, hướng nước, huớng hoá.
Câu 14:Đáp ánB
Phân tíchđường đi của xung thần kinh trong phản xạ : Ví dụ: Nếu ta dẫm phải hòn chân thì cơ
quan thụ cảm ở đó nhận được một cảm giác rất nóng, liền xuất hiện một xung thần kinh theo dây
thần kinh hướng tâm về trung ương thần kinh. Rồi từ trung ương phát đi xung thần kinh theo dây
li tâm tới chân (cơ quan phản ứng).

Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược về trung ương theo hướng làm nếu phản ứng
chưa chính xác thì phát lệnh điều chỉnh, nhờ dây li tâm truyền tới cơ quan phản ứng. Nhờ vậy mà
cơ thể có thể phản ứng chính xác đối với kích thích.
Câu 15:Đáp ánA
A sai vì phản xạ là khái niệm hẹp hơn cảm ứng.
Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống đảm bảo
cho sinh vật tồn tại và phát triển.
ở động vật có tổ chức hệ thần kinh, các hình thức cảm ứng là các phản xạ.
Động vật đơn bào phản ứng lại kích thích bằng chuyển động cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh.
Câu 16:Đáp ánB
Vận động quấn vòng do sự di chuyển đỉnh, chóp của cây thân lep, các tua cuốn, Các tua cuốn tạo
các vòng giống nhau di chuyển liên tục xoay quanh trục của nó. Thời gian quấn vòng tùy theo
loại cây, không theo chu kì đồng hồ sinh học.
Câu 17:Đáp ánB
Ruột khoang có hệ thần kinh dạng lưới.
- Cấu tạo hệ thần kinh : các tế bào thần kinh phân bố khắp cơ thể thành dạng lưới
- Hình thức trả lời kích thích : co rút toàn thân.


- Phản ứng: nhanh, kịp thời nhưng chưa chính xác → tốn nhiều năng lượng
Câu 18:Đáp ánC
khí khổng đóng mở, Sự đóng mở của lá cây trinh nữ là các ứng động không sinh trưởng, liên
quan đến sức trương nước.
Câu 19:Đáp ánA
A sai vì Động vật đơn bào phản ứng lại kích thích bằng chuyển động cơ thể hoặc co rút của chất
nguyên sinh.
ở động vật có tổ chức hệ thần kinh, các hình thức cảm ứng là các phản xạ.
Câu 20:Đáp ánC
Ứng động là vận động phản ứng của cây trước những tác nhân kích thích không định hướng của
môi trường (do tác động từ nhiều phía của môi trường)

Câu 21:Đáp ánC
Phản xạ co ngón tay khi gặp phải vật nóng là phản xạ bẩm sinh, khi vừa sinh ra đã có, có tính di
truyền, không phải được hình thành trong quá trình sống nên đây không phải là phản xạ có điều
kiện
Câu 22: Đáp án A
Chất trung gian hóa học nằm ở chùy xinap.
Chất trung gian hóa học đi qua khe xináp làm thay đổi tính thấm ở màng sau xináp và làm xuất
hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp. Enzim có ở màng sau xináp thủy phân axêtincôlin và
côlin. Hai chất này quay trở lại chùy xináp và được tái tổng hợp lại thành axêlineôlin chứa trong
các túi.
Câu 23: Đáp án C
– Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích
thích, phía trong màng tích điện âm so với phía ngoài màng tế bào tích điện dương
Điện thế nghỉ hình thành chủ yếu do 3 yếu tố sau:
– Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào và sự di chuyển của các ion qua màng tế bào
– Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion
– Bơm Na – K
Câu 24: Đáp án A
Chất trung gian hóa hoc gắn vào thụ thể ở màng sau gây xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế
hoạt động (xung thần kinh) hình thành lan truyền đi tiếp.
Câu 25: Đáp án D
– Ở trạng thái nghỉ: Bên trong tế bào có nồng độ K+ cao hơn, ion Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài
=> tính thấm của ion K+ tăng, cổng K+ mở
Câu 26: Đáp án A
Ứng động là vận động phản ứng của cây trước những tác nhân kích thích không định hướng của
môi trường (do tác động từ nhiều phía của môi trường)
Hướng động là vận động sinh trưởng của các cơ quan thực vật đối với kích thích từ một hướng
xác định.
Vậy ứng động khác cơ bản với hướng động ở tác nhân kích thích không định hướng
Câu 27: Đáp án B



Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực,
đảo cực và tái phân cực.
Điện thế hoạt động được hình thành như sau:
+ Giai đoạn mất phân cực: Khi bị kích thích, tính thấm của màng tế bào thay đổi, cổng Na+ mở nên
Na+ khuếch tán từ phía ngoài vào phía trong màng. Do các ion Na lích điện dương nên khi vào làm
trung hòa điện tích âm ở bên trong tế bào dẫn đến sự chênh lệch điện thế ở hai bên màng tế bào
giảm nhanh từ 70mV tới 0mV (hình 29.2A).
+ Giai đoạn đảo cực: Các ion Na tích điện dương đi vào trong không những đủ để làm trung hòa
điện tích âm ở bên trong mà các ion Na còn vào dư thừa dẫn đến bên trong màng tích điện dương
(+35mV) so với bên ngoài màng tích điện âm.
+ Giai đoạn tái phân cực: Do bên trong màng lúc này tích điện dương nên tính thấm của màng đối
với Na+ giảm, cổng Na+ đóng lại. Tính thấm của màng đối với K+ lúc này tăng lên, cổng K* mở
rộng ra. Vì vậy, K+khuếch tán từ trong ra ngoài màng làm cho bên ngoài màng trở nên tích điện
đương so với bên trong tích điện âm và khôi phục lại điện thế nghỉ ban đầu - 70mV
Câu 28: Đáp án B
Hướng động âm là hình thức vận động tránh xa nguồn kích thích
Các kiểu hướng động âm ở rễ là: hướng sáng, hướng hoá (đối với hóa chất độc hại).
Còn hướng nước, hướng hóa (với tác nhân có lợi), hướng đất là các hướng động dương của rễ
Câu 29: Đáp án B
Xinap hóa học có cấu trúc gồm:
+ Chuỳ xinap chứa ti thể, bóng chứa chất trung gian hoá học
+ Màng trước.
+ Khe xinap.
+ Màng sau có thụ quan tiếp nhận chất trung gian hoá học.




×