Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

36 câu hỏi trắc nghiệm chương cá thể và quần thể sinh vật megabook file word có lời giải chi tiết image marked image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.04 KB, 16 trang )

36 câu hỏi chương Cá thể và Quần thể Sinh vật
Câu 1: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp voọc mông trắng đang sống ở khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long.
B. Tập hợp cây cỏ đang sống ở cao nguyên Mộc Châu.
C. Tập hợp côn trùng đang sống ở Vườn Quốc gia Cúc Phương.
D. Tập hợp cá đang sống ở Hồ Tây.
Câu 2: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ chết.
B. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.
C. Trong khoảng chống chịu của các nhân tố sinh thái, hoạt động sinh lí của sinh vật bị
ức chế.
D. Giới hạn sinh thái ở tất cả các loài đều giống nhau.
Câu 3: Giả sử 4 quần thể của một loài thú được kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu
phân bố và mật độ cá thể như sau:
Quần thể

A

B

C

D

Diện tích khu phân bố (ha)

100

120

80



90

Mật độ (cá thể/ha)

22

25

26

21

Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể không thay đổi, không có hiện tượng xuất
cư và nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể D có kích thước nhỏ nhất.
II. Kích thước quần thể A lớn hơn kích thước quần thể C.
III. Nếu kích thước quần thể B tăng 5%/năm thì sau 1 năm mật độ cá thể của quần thể
này là 26,25 cá thể/ha.
IV. Nếu kích thước quần thể C tăng 5%/năm thì sau 1 năm quần thể này tăng thêm 152
cá thể.
A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Câu 4: Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây dẫn đến kích thước quần thể xuống dưới

mức tối thiểu thì quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong?


I. Số lượng cá thể trong quần thể quá ít, sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể
không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
II. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực với các cá thể cái
ít.
III. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của
quần thể.
IV. Những cá thể còn sót lại cạnh tranh nhau về nguồn thức ăn và nơi ở.
A. 1.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Câu 5: Trường hợp nào sau đây phản ánh hiện tượng biến động số lượng không theo chu
kì?
A. Mạ non trên một thửa ruộng bị chết hàng loạt sau một đợt rét.
B. Số lượng ve sầu tăng lên trong mùa hè.
C. Cứ 9 - 10 năm lại xảy ra sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng Bắc Mĩ.
D. Số lượng cá thể của các loài động vật nổi thường tăng lên vào ban đêm và giảm ban
ngày.
Câu 6: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi là khoảng giá trị của nhân tố
sinh thái mà ở đó sinh vật
A. có sức sống trung bình.

B. phát triển thuận lợi nhất.


C. có sức sống giảm dần.

D. chết hàng loạt.

Câu 7: Tập hợp nào sau đây được xem là một quần thể sinh vật?
A. Một đàn gà ri nuôi trong vườn.

B. Một lồng gà bán ngoài chợ.

C. Đàn cá rô phi đơn tính sống dưới ao.

D. Một rừng cây.

Câu 8: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho các hoạt động
sinh lí của sinh vật.
B. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ không thể tồn tại được.
C. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
D. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài đều giống nhau.
Câu 9: Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5,6° C đến 42° C. Nhận
định nào sau đây sai?
A. 42° C là giới hạn trên.

B. 42° C là giới hạn dưới.


C. 42° C là điểm gây chết.

D. 5,6° C là điểm gây chết.


Câu 10: Ví dụ nào sau đây minh họa cho kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể
sinh vật theo chu kì?
A. Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh sau cháy rừng vào năm
2002.
B. Ở Việt Nam, số lượng cá thể của quần thể ếch đống tăng vào mùa mưa, giảm vào
mùa khô.
C. Số lượng sâu hại lúa trên một cánh đồng lúa bị giảm mạnh sau một lần phun thuốc
trừ sâu.
D. Số lượng cá chép ở Hồ Tây bị giảm mạnh do ô nhiễm môi trường nước vào năm
2016.
Câu 11: Tập hợp nào sau đây không được xem là một quần thể sinh vật?
A. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
B. Các cá thể cá rô phi sống chung một ao.
C. Tập hợp các cá thể cá chép sống chung trong một ao.
D. Tập hợp những con voi sống ở Châu Phi và Châu Á.
Câu 12: Ví dụ nào sau đầy thể hiện quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
sinh vật?
A. Tảo giáp nở hoa gây độc cho tôm, cá sống trong cùng một môi trường.
B. Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn các cây thông nhựa sống riêng
rẽ.
C. Vào mùa sinh sản, các con cò cái trong đàn tranh giành nơi làm tổ.
D. Bồ nông đi kiếm ăn theo đàn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
Câu 13: Nhân tố nào sau dày là nhân tố sinh thái hữu sinh?
A. Động vật.

B. Độ pH.

C. Ánh sáng.


D. Nhiệt độ.

Câu 14: Trường hợp nào dưới đây được xem là một quần thể sinh vật?
A. Những chuột sống trên cùng một ruộng lúa.
B. Các cá thể hươu, nai, sống cùng một khu rừng.
C. Các cá thể thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
D. Các cá thể cá sấu sống ở hai khu vực khác nhau.


Câu 15: Giả sử cho 4 loài của một loài thú được kí hiệu là A, B, C, D có giới hạn sinh
thái cụ thể như sau:
Loài

A

B

C

D

Giới hạn sinh thái

5, 6C − 42C

5C − 36C

2C − 44C

0C − 31, 4C


Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Loài C có vùng phân bố về nhiệt độ rộng nhất.
II. Nếu các loài đang xét cùng sống trong một khu vực và nhiệt độ môi trường xuống
mức 5,1C thì chỉ có một loài có khả năng tồn tại.
III. Trình tự vùng phân bố từ hẹp đến rộng về nhiệt độ của các loài trên theo thứ tự là:
B→D →A →C
IV. Tất cả các loài trên đều có khả năng tồn tại ở nhiệt độ 30C
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 16: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp cây cỏ đang sinh sống trên một cánh đồng cỏ
B. Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Tây Hồ
C. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc Phương
D. Tập hợp chim đang sống trong rừng Amazôn.
Câu 17: Khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau
đây sai?
A. Quan hệ cạnh tranh làm cho số lượng và sự phân bố của các cá thể duy trì ở mức
độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển
B. Quan hệ hỗ trợ giúp quần thể khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm
tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể
C. Cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao dẫn đến quần
thể bị diệt vong
D. Cạnh tranh cùng loài góp phần nâng cao khả năng sống sót và thích nghi của quần

thể.
Câu 18: Trường hợp nào dưới đây được xem là một quần thể sinh vật?
A. Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong một rừng
mưa nhiệt đới
B. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam
C. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao


D. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau
Câu 19: Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Ổ sinh thái của một loài là “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái
của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển
II. Do nhu cầu về ánh sáng của các loài cây khác nhau dẫn đến hình thành các các ổ
sinh thái về ánh sáng khác nhau
III. Các quần thể động vật khác loài cùng sinh sống trong một sinh cảnh chắc chắn có
ở sinh thái về nhiệt độ trùng nhau hoàn toàn
IV. Các loài chim cùng sinh sống trên một loài cây chắc chắn sẽ có ổ sinh thái dinh
dưỡng trùng nhau hoàn toàn
A. 1

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 20: Môi trường nào là nơi sống của phần lớn các sinh vật trên Trái Đất?
A. Môi trường nước

B. Môi trường đất


C. Môi trường sinh vật

D. Môi trường trên cạn

Câu 21: Các quần thể của cùng 1 loài có mật độ và diện tích môi trường sống tương
ứng như sau:
Quần thể

Diện tích môi trường sống ( m 2 )

Mật độ (cá thể/ m 2 )

I

2987

12

II

3475

8

III

3573

9


IV

3500

7

Biết rằng diện tích khu phân bố của mỗi quần thể nếu thể đều không thay đổi, không có
hiện tượng xuất nhập cư. Sắp xếp các quần thể trên theo kích thước tăng dần từ thấp
đến cao là:
A. IV → III → II → I

B. IV → II → I → III

C. IV → II → III → I

D. IV → I → III → II

Câu 22: Trường hợp nào sau đây phản ánh mối quan hệ hỗ trợ cùng loại?
A. những cây tre sống tụ họp thành khóm, cụm
B. tảo và nấm trong địa y
C. cỏ dại và lúa trên cùng một cánh đồng


D. những con cò và nhạn bể làm tổ thành tập đoàn
Câu 23: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về ổ sinh thái?
A. những loài sử dụng cùng một thức ăn thì có ổ sinh thái trùng nhau
B. trong cùng một nơi ở, các cá thể khác loài có thể không cạnh tranh nhau
C. sự trùng lặp về nơi ở là nguyên nhân chính dẫn đến sự cạnh tranh giữa các loài sống
cùng khu vực

D. Ổ sinh thái chứa nhiều nơi ở của các loài khác nhau
Câu 24: Phân bố ngẫu nhiên và phân bố đồng đều có đặc điểm chung nào dưới đây?
A. giữa cá thể trong quần thể có sự cạnh tranh gay gắt
B. là những kiểu phân bố phổ biến nhất trong tự nhiên
C. thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều
D. giúp tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường
Câu 25: Trường hợp nào sau đây phản ánh mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. cây tầm gửi sống bám trên thân cây chò
B. những con cò và nhạn bể làm tổ thành tập đoàn
C. những cây thông nhựa sống gần nhau có rễ nối thông nhau
D. những con cá ép sống bám trên thân cá mập
Câu 26: Trong cùng một ao nuôi cá, người ta thường nuôi ghép các loài cá như cá mè
trắng, cá mè hoa, cá trắm cỏ, cá trắm đen, cá rô phi… Có các ổ sinh thái khác nhau
nhằm mục đích gì?
A. làm tăng tính đa dạng sinh học cho ao
B. giảm sự lây lan của dịch bệnh
C. tận dụng tối đa nguồn thức ăn trong ao
D. tăng cường mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài
Câu 27: Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì
A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm đi.
C. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
D. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu.


Câu 28: Có bao nhiêu tác nhân dưới đây có thể gây ra sự biến động số lượng cá thể của
quần thể không theo chu kì?
1. Dịch bệnh
2. Cháy rừng
3. Thời tiết khắc nghiệt

4. Hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người
5. Lũ lụt
A. 2.

B. 4.

C. 5.

D. 3.

Câu 29: Trường hợp nào sau đây phản ánh mối quan hệ hỗ trợ khác loài?
A. Những con chim bồ nông xếp thành hàng ngang để cùng nhau bắt cá.
B. Đàn chim cánh cụt đứng úp vào nhau, kết thành bè lớn trong bão tuyết.
C. Những con cò và nhạn bể làm tổ thành tập đoàn.
D. Những cây thông nhựa sống gần nhau có rễ nối thông nhau.
Câu 30: Trường hợp nào sau đây được xem là quần thể sinh vật?
A. Những con chim sẻ cùng đậu trên một cành cây.
B. Những con ong cùng kiếm mật trong một vườn hoa.
C. Những con lợn cùng được vận chuyển trong xe tải.
D. Những con cá trắm đen sống trong một hồ nước.
Câu 31: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái
suy giảm dẫn tới diệt vong.
B. Kích thước quần thể thường dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa.
C. Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong
quần thể tăng cao.
D. Các quần thể cùng loài luôn có kích thước quần thể giống nhau.
Câu 32: Ví dụ nào sau đây minh họa cho mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong
quần thể sinh vật?
A. Bồ nông đi kiếm ăn theo đàn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.

B. Chó rừng đi kiếm ăn theo đàn, nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn.
C. Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn các cây sống riêng rẽ.


D. Cá mập con khi mới nở sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.
Câu 33: Khi nói về đặc trưng của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Tuổi quần thể là tuổi thọ trung bình của các cá thể trong quần thể.
II. Cấu trúc tuổi của quần thể thường không đổi theo thời gian.
III. Trong vòng đời cá thể các loài sinh vật đều trải qua 3 nhóm tuổi: trước sinh sản,
đang sinh sản và sau sinh sản.
IV. Các cá thể trong quần thể phân bố theo ba dạng : phân bố đồng đều, phân bố ngẫu
nhiên và phân bố theo nhóm.
A. 1

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 34: Đường cong tăng trưởng của một quần thể sinh vật được biểu diễn ở hình.
Phân tích hình, hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng?

A. Đây là đường cong tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể.
B. Trong các điểm trên đồ thị, tại điểm C quần thể có tốc độ tăng trưởng cao nhất.
C. Tốc độ tăng trưởng của quần thể tại điểm E cao hơn tốc độ tăng trưởng của quần thể
tại điểm D.
D. Sự tăng trưởng của quần thể này không bị giới hạn bởi các điều kiện môi trường.
Câu 35: Có bao nhiêu trường hợp sau dây không được xem là quần thể sinh vật?
I. Những con hổ châu Á cùng sống trong một sở thú.

II. Những con cá cóc Tam Đảo cùng sống trong một con suối trên dãy Tam Đảo.
III. Những cây cọ ở Phú Thọ cùng sống trên một ngọn đồi.
IV. Những con cá cùng sống trong một bể cá cảnh.
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 36: Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Mỗi quần thể thường có 3 nhóm tuổi là: Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi đang
sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.


B. Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
C. Cấu trúc tuổi của quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
D. Nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có
hiệu quả hơn.

ĐÁP ÁN
1. A
11. D
21. C
31. D

2. D
12. C
22. A

32. D

3. C
13. A
23. B
33. D

4. B
14. C
24. C
34. D

5. A
15. C
25. C
35. B

6. B
16. B
26. C
36. C

7. A
17. C
27. A

8. D
18. B
28. C


9. B
19. D
29. C

10. B
20. D
30. D

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án A
Tập hợp sinh vật được gọi là quần thể khi thỏa mãn :
+ Tập hợp cá thể cùng loài.
+ Sống trong khoảng không gian xác định, thời gian xác định.
+ Có thể giao phối với nhau tạo ra thế hệ sau.
Dựa vào thông tin trên ta thấy
A là quần thể sinh vật, B, C, D không phải là quần thể sinh vật vì những tập hợp này có
thể gồm nhiều loài khác nhau.
Câu 2: Đáp án D
- A, B, C là những phát biểu đúng.
- D là phát biểu sai vì giới hạn sinh thái ở các loài khác nhau là khác nhau
Câu 3: Đáp án C
Quần thể

A

B

C

D


Diện tích khu phân bố (ha)

100

120

80

90

Mật độ (cá thể/ha)

22

25

26

21

Kích thước quần thể

2200

3000

2080

1890


- I đúng, D có kích thước quần thể nhỏ nhất
- II đúng, kích thước của quần thể A (2200) lớn hơn kích thước quần thể C (2080)


- III đúng, kích thước quần thể B tăng 5%/năm thì sau 1 năm quần thể B có kích thước
là: 3000 + 5%. 3000 = 3150 → mật độ cá thể của quần thể B là: 3150 :120 = 26,25 cá
thể/ha
- IV sai vì, kích thước của quần thể C tăng 5%/năm thì sau một năm quần thể này tăng
lên số cá thể là: 5%.2080 = 104 cá thể.
Vậy có 3 phát biểu đúng
Câu 4: Đáp án B
- I, II, III là những ý đúng
- IV sai vì khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu, quần thể sẽ không
chịu áp lực lớn về nguồn thức ăn và nơi ở
Vậy số ý đúng là 3.
Câu 5: Đáp án A
- A chọn vì mạ non chết hàng loạt do một đợt rét xảy ra không theo chu kì, không phải
năm nào cũng xảy ra.
- B là ví dụ thuộc chu kì mùa
- C là ví dụ thuộc chu kì nhiều năm
- D là ví dụ thuộc chu kì ngày đêm
Câu 6: Đáp án B
Khoảng thuận lợi là khoảng mà các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho
sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.
Câu 7: Đáp án A
Một tập hợp sinh vật được coi là quần thể khi nó thỏa mãn : là những cá thể cùng loài
sống trong khoảng không gian xác định, vào thời điểm nhất định và có khả năng giao
phối với nhau để sinh ra thế hệ sau.
- A thỏa mãn là quần thể

- B, C không phải là quần thể vì không có quan hệ sinh sản để sinh ra thế hệ sau, mặt
khác gà khu vực phân bố trong lồng gà chỉ là nhất thời.
- D không phải là quần thể vì trong rừng cây gồm nhiều loài cây khác nhau.
Câu 8: Đáp án D
- A, B, C là những phát biểu đúng
- D sai vì giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài là khác nhau.
Câu 9: Đáp án B


Nhìn vào sơ đồ ta thấy 42oC là giới hạn trên nên phương án sai cần tìm là B
Câu 10: Đáp án B
- Biến động theo chu kì là biến động xảy ra do những thay đổi có tính chu kì của môi
trường.
- Là kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể tăng hay giảm đột ngột do điều kiện
bất thường của thời tiết: lũ lụt, bão, cháy rừng, dịch bệnh, hay do hoạt động khai thác
quá mức của con người.
Xét các phương án trên ta thấy
- A, C, D là những biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì.
- B là biến động số lượng cá thể của quần thể có tính chất chu kì hàng năm.
Câu 11: Đáp án D
Một tập hợp sinh vật được xem là một quần thể nếu thoả mãn :
+ Tập hợp cá thể cùng loài.
+ Sống trong khoảng không gian xác định, thời gian xác định.
+ Có thể giao phối với nhau tạo ra thế hệ sau.
Dựa vào những thông tin trên ta thấy A, B, C đều là quần thể sinh vật. Chỉ có D không
phải là quần thể sinh vật vì chúng không sống trong cùng một không gian xác định.
Câu 12: Đáp án C
- A không chọn vì “Tảo giáp nở hoa gây độc cho tôm, cá sống trong cùng một môi
trường” là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm trong quần xã.
- B, D không chọn vì đây là những mối quan hệ hỗ trợ nhau trong quần thể.

- C chọn vì “các con cò cái trong đàn tranh giành nơi làm tổ” đây chính là ví dụ thể hiện
mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể.
Câu 13: Đáp án A
- Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh: Là tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường
quanh sinh vật.


- Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: Là mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác
sống xung quanh, trong đó con người là nhân tố sinh thái có tác động rất lớn tới sự sinh
trưởng và phát triển của sinh vật.
Dựa vào những thông tin trên ta thấy “Động vật” thuộc nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.
Câu 14: Đáp án C
Một tập hợp sinh vật được xem là một quần thể nếu thoả mãn :
+ Tập hợp cá thể cùng loài.
+ Sống trong khoảng không gian xác định, thời gian xác định.
+ Có thể giao phối với nhau tạo ra thế hệ sau.
Xét các phương án đưa ra ta thấy
- A: không phải là một quần thể sinh vật vì “Những con chuột sống trên một ruộng lúa”
có thể gồm nhiều loại chuột khác nhau.
- B : không phải là một quần thể sinh vật vì “Hươu, nai” là những cá thể khác loài.
- C: “Các cá thể thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam” thoả mãn là
quần thể sinh vật.
- D : không phải là quần thể sinh vật vì các con cá sấu không sống trong cùng một không
gian xác định.
Câu 15: Đáp án C
Dựa vào dữ kiện đề bài, ta nhận thấy khoảng giới hạn về nhiệt độ của loài A, B, C, D
lần lượt là
Loài

A


B

C

D

Giới hạn sinh thái

36, 4C

31C

42C

31, 4C

- Nhìn vào bảng trên ta thấy loài C là có giới hạn sinh thái về nhiệt dộ rộng nhất nên
loài C phân bố rộng nhất → I đúng
- II sai vì nhiệt độ 5,1C nằm ngoài giới hạn sinh thái của loài A → khi nhiệt độ môi
trường xuống mức 5,1C thì có ba loài có khả năng tôgn tại → II sai
- III đúng (sắp xếp theo tăng dần về nhiệt độ)
- IV. đúng vì 30C nằm trong giới hạn sinh thái của tất cả các loài A, B, C, D nên cả 4
loài đều có khả năng tồn tại.
Vậy có 3 phát biểu đúng
Câu 16: Đáp án B
Tập hợp sinh vật được gọi là quần thể khi thoả mãn :


+ Tập hợp cá thể cùng loài.

+ Sống trong khoảng khòng gian xác định, thời gian xác định.
+ Có thể giao phối với nhau tạo ra thế hệ sau.
- A, C, D sai, vì những tập hợp này có thể gồm nhiều loài khác nhau
- B đúng, vì tập hợp cá chép đang sống ở Hồ Tây hội tụ đủ các yếu tố của một quần thể
như (cùng loài, không gian, thời gian, giao phối).
Câu 17: Đáp án C
- A, B, D là những phát biểu đúng vế cạnh tranh, bởi vì cạnh tranh đảm bảo sự tổn tại
và phát triển của các quần thể sinh vật.
- C là phát biểu sai vì không phải cứ cạnh tranh là dẫn đến diệt vong mà một số cá thể
có thể di cư đi nơi khác.
Câu 18: Đáp án B
Tập hợp sinh vật được gọi là quần thể khi thỏa mãn:
+ Tập hợp cá thể cùng loài
+ Sống trong khoảng không gian xác định, thời gian xác định
+ Có thể giao phối với nhau tạo ra thế hệ sau
Dựa vào những thông tin trên ta thấy
A, C, D không phải là quần thể vì gồm những cá thể khác loài hoặc sống ở những không
gian khác nhau
B thỏa mãn là quần thể sinh vật
Câu 19: Đáp án D
- I, II là những phát biểu đúng về ổ sinh thái
- III là phát biểu sai vì cùng trong một sinh cảnh ở các vị trí khác nhau thì nhiệt độ khác
nhau, mà các loài thích ứng với điều kiện khác nhau nên không thể chắc chắn chúng
trùng nhau hoàn toàn
- IV là phát biểu sai vì các loài chim khác nhau cũng sống trên một loài cây nhưng
chúng sử dụng nguồn thức ăn khác nhau: chim ăn sâu, chim ăn hạt, chia ăn quả, chim
ăn lá…nên ổ sinh thái dinh dưỡng không thể trùng nhau hoàn toàn.
Vậy có 2 phát biểu sai
Câu 20: Đáp án D
Trong các loại môi trường, môi trường trên cạn là nơi sống của phần lớn các sinh vật

trên Trái Đất


Câu 21: Đáp án C
Quần thể Diện tích môi Mật độ (cá thể/ m 2 )
trường sống ( m 2 )

Kích thước của quần thể

I

2987

12

2987.12 = 35844

II

3475

8

3475.8 = 27800

III

3573

9


3573.9 = 32157

IV

3500

7

3500.7 = 24500

Vậy kích thước tăng dần từ thấp đến cao của các quần thể trên là: IV → II → III → I
Câu 22: Đáp án A
- A chọn “Những cây tre sống tụ họp thành khóm, cụm” phản ánh mối quan hệ hỗ trợ
cùng loại
- B, C, D loại vì đây là những mối quan hệ khác loài
Câu 23: Đáp án B
- A sai vì những loài sử dụng cùng một loại thức ăn có thể sống ở các khu vực khác
nhau và chúng có thể có ổ sinh thái hoàn toàn không trùng nhau
- B đúng vì trong cùng một nơi ở, các cá thể khác loài có thể không cạnh tranh nhau nếu
như không giao nhau về ổ sinh thái
- C sai vì sự trùng lặp về ổ sinh thái là nguyên nhân chính dẫn đến sự cạnh tranh giữa
các loài sống cùng khu vực
- D sai vì nơi ở chứa nhiều ổ sinh thái của các loài khác nhau
Câu 24: Đáp án C
- A loại vì “giữa các cá thể trong quần thể có sự cạnh tranh gay gắt” chỉ có ở phân bố
đồng đều
- B loại vì kiểu phân bố phổ biến nhất là phân bổ theo nhóm
- C đúng phân bố ngẫu nhiên và phân bố đồng đều có đặc điểm chung là: Thường gặp
khi điều kiện sống phân bố đồng đều

- D loại vì đặc điểm này chỉ có họ phân bố ngẫu nhiên.
Câu 25: Đáp án C
- A, B, D loại vì đây là những trường hợp phản ánh mối quan hệ hỗ trợ khác loài
- C đúng, những cây thông thuộc cùng một loài
Câu 26: Đáp án C


Vì các loài có ổ sinh thái khác nhau nên tận dụng được diện tích trong ao nuôi → tận
dụng tối đa nguồn thức ăn trong ao mà không sợ xảy ra sự cạnh tranh giữa các loài và
không làm ảnh hưởng đến sản lượng cá của từng loài
Câu 27: Đáp án A
Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thỉ thức ăn và chỗ ở trở lên
khan hiếm, do vậy sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
Câu 28: Đáp án C
Sự biến động không theo chu kì là kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể tăng hay
giảm đột ngột do điều kiện bất thường của thời tiết: lũ lụt, bão, cháy rừng, dịch bệnh,
hay do hoạt động khai thác quá mức của con người.
Vậy cả 5 ý đưa ra đều đúng
Câu 29: Đáp án C
- A, B, D loại vì đều phản ánh mối quan hệ hỗ trợ cùng loài.
- C chọn vì “Những con cò và nhạn bể làm tổ thành tập đoàn” phản ánh mối quan hệ hỗ
trợ khác loài (quan hệ hợp tác giữa 2 loài).
Câu 30: Đáp án D
Tập hợp cá thể được xem là quần thể khi thỏa mãn là những cá thể cùng loài, sống trong
một khoảng không gian xác định, vào thời điểm nhất định và có khả năng giao phối với
nhau tạo ra thế hệ sau.
- D thỏa mãn là một quần thể sinh vật
- A, B, C không thỏa mân là một quần thể vì nơi phân bố của những tập hợp này chỉ là
nhất thời. Mặt khác lợn hoặc ong có thể gồm nhiều giống khác nhau.
Câu 31: Đáp án D

- A, B, C là những phát biểu đúng
- D là phát biểu sai quần thể cùng loài có kích thước quần thể khác nhau.
Câu 32: Đáp án D
- A, B, C sai vì đây là những ví dụ phản ánh mối quan hệ hỗ trợ cùng loài trong quần
thể.
- D chọn vì “Cá mập con khi mới nở sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn” là
ví dụ minh họa mối quan hệ cạnh tranh cùng loài.
Câu 33: Đáp án D
- I đúng


- II sai vì cấu trúc tuổi của quần thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện sống của môi
trường.
- III sai vì có những loài không trải qua giai đoạn sau sinh sản. Ví dụ cá chình, cá hồi
Viễn đông sau khi đẻ, cá bố mẹ đều chết.
- IV đúng
Vậy có 2 phát biểu đung
Câu 34: Đáp án D
- A sai vì đây là đường con tăng trưởng thực tế của quần thể.
- B đúng, tại điểm C quần thể có tốc độ tăng trưởng cao nhất sau đó tăng trưởng lại
giảm dần.
- C sai, vì ngược lại thì đúng
- D sai, vì sự tăng trưởng của quần thể này bị giới hạn bởi môi trường.
Câu 35: Đáp án B
Tập hợp cá thể được xem là quần thể khi thỏa mãn là những cá thể cùng loài, sống trong
một khoảng không gian xác định, vào thời điểm nhất định và có khả năng giao phối
nhau tạo ra thế hệ sau.
- I không phải là quần thể vì những con hổ này có thể nhốt riêng nên không thể chắc
chắn là một quần thể.
- II, III là thỏa mãn là quần thể.

- IV không phải là quần thể vì những con cá này có thể gồm nhiều loài cá khác nhau.
Vậy có 2 tập hợp không được xem là quần thể sinh vậy.
Câu 36: Đáp án C
- A, B, D là những phát biểu đúng
- C sai vì cấu trúc tuổi của quần thể không ổn định và phụ thuộc với yếu tố môi trường



×