Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

THỰC TRẠNG QUẢN lý HOẠT ĐỘNG bồi DƯỠNG NĂNG lực QUẢN lý CHO HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG học cơ sở HUYỆN đạ HUOAI TỈNH lâm ĐỒNG THEO HƯỚNG CHUẨN hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.62 KB, 85 trang )

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHO
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN
ĐẠ HUOAI TỈNH LÂM ĐỒNG
THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA


- Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội, thực trạng
Giáo dục và Đào tạo huyện Đạ Huoai
- Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội huyện Đạ Huoai
tỉnh Lâm Đồng
- Đặc điểm địa lý, dân số
Huyện Đạ Huoai nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lâm
Đồng, trung tâm hành chính của huyện cách thành phố Đà Lạt
khoảng 155 km về phía Đông - Bắc, ranh giới hành chính của
huyện: Phía Bắc giáp huyện Đạ Tẻh và Bảo Lâm; Phía Nam
giáp huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận; Phía Đông giáp thành
phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm; Phía Tây giáp huyện Tân
Phú tỉnh Đồng Nai.
Toàn huyện có 8 xã và 2 thị trấn gồm: Thị trấn
Mađaguôi, thị trấn Đạ M'ri, các xã Mađaguôi, xã Đạ M'ri, xã
Hà Lâm, xã Đạ Tồn, xã Đạ Oai, xã Đạ P’loa, xã Đoàn Kết và
xã Phước Lộc. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 49.556 ha,
tổng dân số 36.663 người, dân tộc thiểu số gốc Tây nguyên
chiếm 5%. [39]
a) Đặc điểm địa hình


Huyện Đạ Huoai nằm ở độ cao trung bình 300m so với


mặt biển, thuộc khu vực chuyển tiếp giữa vùng Tây Nguyên
và Đông Nam Bộ, nên địa hình khá phức tạp, có xu hướng
thấp dần theo hướng Đông Bắc xuống Tây Nam. Nhìn chung
địa hình của huyện khá phức tạp, gây khó khăn cho sản xuất
và đời sống nhất là phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất; tuy
nhiên địa hình cũng tạo điều kiện hình thành các vùng sản
xuất chuyên canh như: vùng điều, cây ăn quả, dâu tằm,... cũng
như tạo nên những cảnh quan đẹp để phát triển du lịch.
b) Đặc điểm về dân số và lao động:
- Về dân số: Dân số trung bình huyện Đạ Huoai năm
2017 là 36.663 người, mật độ trung bình 73 người/km 2. Trong
đó dân số khu vực thành thị là 14.446 người, chiếm tỷ trọng
40%, khu vực nông thôn là 21.560 người chiếm 60% dân số
toàn huyện. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2017 đạt
1,28%.
- Về lao động: Tổng số lao động đang làm việc trong các
ngành kinh tế của huyện là 20.752 người, chiếm 57% dân số
toàn huyện. Lao động trong các ngành kinh tế trên địa bàn
huyện tăng lên theo tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tuy nhiên mức


tăng chậm do tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm dần trong giai
đoạn sau này. Trong số lao động đang làm việc trong các
ngành kinh tế thì lao động nông nghiệp chiếm trên 58%, lao
động ở các ngành công nghiệp, dịch vụ,… chiếm gần 42%. Tỷ
lệ lao động đang làm việc qua đào tạo toàn huyện đạt 35%
(khu vực nông thôn 23,93%) trong đó đào tạo nghề đạt
40%/lao động qua đào tạo, trình độ của người lao động đã qua
đào tạo nhất là đào tạo nghề trong nông nghiệp đã được tăng
lên đáng kể với trình độ canh tác và có nhiều kinh nghiệm

thâm canh các loại cây công nghiệp (điều), cây ăn quả (sầu
riêng, chôm chôm, măng cụt).
- Điều kiện kinh tế, xã hội
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ
VIII, trong 5 năm qua kinh tế - xã hội của huyện đã đạt được
những thành tựu đáng ghi nhận.[25]
- Về kinh tế: Nền kinh tế của địa phương trong những
năm qua có bước phát triển nhanh, khá toàn diện trên tất cả
các lĩnh vực theo hướng phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế
cạnh tranh của huyện đã tạo ra bước đột phá quan trọng. Tốc
độ tăng trưởng giá trị sản xuất theo giá so sánh 2010 bình


quân thời kỳ 2011-2015 đạt 9,31% (tăng RGDP đạt 9,62%,
theo giá 1994 đạt 13,03%); thu nhập bình quân đầu người
tăng 2,8 lần so với năm 2010 (từ 11,3 triệu đồng năm 2010
lên 28,9 triệu đồng năm 2017). Sản xuất nông nghiệp tiếp tục
giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
và ổn định xã hội. Quy mô, năng lực sản xuất tăng rõ rệt, giá
trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 10,42%. Sản xuất công
nghiệp, xây dựng ổn định và phát triển. Tăng trưởng ngành
công nghiệp, xây dựng bình quân 8,36%/năm. Thương mại
dịch vụ và du lịch có bước phát triển giá trị dịch vụ tăng khá
cao, tăng bình quân 9,86%. Cơ cấu kinh tế đến năm 2017 phù
hợp với xu thế chung tăng tỷ trọng ngành công nghiệp dịch
vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp;
- Các lĩnh vực xã hội: GD&ĐT có bước phát triển nhanh
cả về chất lượng và quy mô; tỷ lệ số học sinh trong độ tuổi tốt
nghiệp THPT hoặc tương đương năm 2017 đạt 90%; tính đến
năm 2017 có 32% trường học trên địa bàn; tỷ lệ hộ nghèo theo

chuẩn nghèo đa chiều năm 2016 của Chính phủ đến cuối năm
2017 còn 2,09%, đồng bào dân tộc còn 5,23%; tỷ lệ lao động
đang làm việc trong nền kinh tế qua đào tạo nghề đạt 35%.
Có được những thành công trên là nhờ vào sự quan tâm


của các cấp ngành của tỉnh; sự lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo
và các ban ngành trong huyện cùng với nỗ lực của nhân dân
trong việc thực hiện thành công các chỉ tiêu kinh tế - xã hội
mà Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ huyện đề ra. Trong đó,
có sự đóng góp to lớn của sự nghiệp GD&ĐT huyện trong
việc thực hiện hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ, phổ cập giáo
dục tiểu học, phổ cập THCS, nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ công cuộc xóa đói, giảm
nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên
địa bàn huyện.
- Vài nét về thực trạng giáo dục và giáo dục trung học
cơ sở huyện Đạ Huoai
- Thực trạng Giáo dục và Đào tạo huyện Đạ Huoai
Huyện Đạ Huoai được chia tách và tái thành lập vào
ngày 06/6/1986 tại Quyết định số 68/QĐ-HĐBT, của Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Trong hơn ba mươi năm
qua, sự nghiệp GD&ĐT của huyện nhà luôn đồng hành và có
những đóng góp to lớn trong quá trình hính thành và phát
triển, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa
phương.


Quy mô giáo dục tăng nhanh, mạng lưới trường lớp
được mở rộng.

Mạng lưới trường lớp phát triển hợp lí, rộng khắp đáp
ứng được nhu cầu học tập của con em các tầng lớp nhân dân.
Toàn huyện có 32 trường gồm 12 trường MN; 10 trường tiểu
học, 08 trường THCS, 02 trường THPT.
Số lượng trẻ mầm non, học sinh phổ thông đến trường
tăng nhanh theo từng năm học. Chất lượng giáo dục toàn
diện có bước chuyển biến mạnh mẽ.
Chất lượng giáo dục toàn diện đã có những bước tiến
vững chắc. Chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa,
phương pháp dạy học ở các bậc học thực hiện một cách
nghiêm túc, triệt để, đồng bộ và hiệu quả. Thông qua việc
thực hiện cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương,
trách nhiệm”; triển khai phong trào thi đua “Hai tốt”, thực
hiện kỷ cương trong dạy học; đổi mới trong kiểm tra thi cử,
trong đánh giá kết quả người học và người dạy; vận dụng linh
hoạt các hình thức dạy học phù hợp với giáo dục theo vùng
miền. Trong đó, từng cấp học đã xác định được mục tiêu trọng
tâm riêng, giúp trẻ phát triển theo từng độ tuổi, học sinh được


chú trọng trong hoạt động học tập, giáo dục đạo đức nhân
cách, rèn luyện kỹ năng thực hành, kỹ năng sống,... Năm 1996
huyện được công nhận hoàn thành Phổ cập giáo dục - xóa mù
chữ. Năm 2007 được công nhận hoàn thành mục tiêu quốc gia
về Phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và Phổ cập trung học cơ sở.
Năm 2012 hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non
cho trẻ em 5 tuổi. Huy động và duy trì sĩ số hàng năm đạt trên
99%. Đến nay toàn huyện có 8.533 học sinh trong đó bậc học
MN: 1.928 cháu, bậc Tiểu học: 3.298 học sinh, bậc THCS:
2.282 học sinh, bậc THPT: 1.025 học sinh. Hàng năm tỷ lệ

học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, hoàn
thành chương trình THCS 99,4%, tốt nghiệp THPT đạt trên
90%. Số học sinh đạt giải học sinh giỏi, học sinh năng khiếu
cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia khá cao.[37]
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã có sự
trưởng thành vượt bậc cả về số lượng, chất lượng lẫn cơ cấu.
Đội ngũ nhà giáo và CBQLGD được quan tâm chăm lo
đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sắp xếp bố trí một cách hợp
lý. Công tác phát triển đảng viên trong trường học được chú
trọng. Đến nay, tỷ lệ đảng viên trong toàn ngành đạt trên 46%.
Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao kỹ năng ứng dụng


công nghệ thông tin trong quản lý, soạn giảng được quan tâm,
đáp ứng yêu cầu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tính đến năm học 2017 - 2018, toàn ngành có 670 cán
bộ quản lý, viên chức (CBQL 66, giáo viên 477, nhân viên
118, cán bộ công chức Phòng GD&ĐT 09 người); 100%
CBQL đều đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó: CBQL trường
mầm non có trình độ từ cao đẳng trở lên đạt 92,6%, CBQL
tiểu học có trình độ từ đại học trở lên đạt 85,7 %, CBQL
trường THCS trên chuẩn đạt 93,3%, CBQL trường THPT có
trình độ thạc sĩ trở lên là 20%. 100% giáo viên đạt chuẩn đào
tạo, trong đó giáo viên đạt trên chuẩn ở bậc mầm non là
79,4%, bậc tiểu học là 95%, bậc THCS trên là 82,12%, bậc
THPT là 4,8 %. Công tác thực hiện chính sách đãi ngộ, chế
độ, chính sách tiền lương, phụ cấp, chính sách thu hút, tạo
nguồn đối với nhà giáo được đảm bảo đầy đủ theo quy định.
Thực hiện nghiêm túc định mức lao động, chế độ làm
việc, chính sách ưu đãi của nhà giáo. 100% các đơn vị trường

công lập có chi bộ đảng, tỷ lệ đảng viên trong toàn ngành đạt
46,96%. 100% các đơn vị trường học có tổ chức Công đoàn,
hoạt động đảm bảo điều lệ, hàng năm tỷ lệ công đoàn đạt
vững mạnh trên 80%.


Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, cảnh quan trường
lớp ngày được quan tâm đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện
đại hóa, đáp ứng các yêu cầu chuẩn quốc gia.
Trong thời gian qua, đặc biệt trong 5 năm trở lại đây,
ngành GD&ĐT huyện Đạ Huoai được sự quan tâm cụ thể
thiết thực, sự chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành. Từ các
nguồn vốn Chương trình mục tiêu, trái phiếu Chính phủ, ODA,
SEQAP, ngân sách địa phương vốn sự nghiệp giáo dục và
nguồn vốn xã hội hóa, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, cảnh
quan trường lớp đã được đầu tư một cách đồng bộ, đáp ứng
các yêu cầu chuẩn quốc gia. Năm học 2016 - 2017, toàn huyện
có 239 phòng học trong đó số phòng học kiên cố 217, đạt tỷ lệ
90,8%; số phòng học bán kiên cố 22, chiếm tỷ lệ 9,02%; 88
phòng chức năng; 122 phòng hành chính quản trị, phòng hiệu
bộ.
Công tác đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia được
quan tâm, đến nay toàn huyện có 19/32 trường đạt chuẩn quốc
gia, đạt tỷ lệ 60% cao hơn mặt bằng chung của toàn tỉnh (53%).
Trong đó Bậc MN là 8/10 trường đạt tỷ lệ 80%; Bậc Tiểu học là
9/10 trường đạt tỷ lệ 90%; Bậc THCS là 3/8 trường đạt tỷ lệ
37,5%.


Ngành GD&ĐT huyện Đạ Huoai liên tục 13 năm từ năm

học 2004 - 2005 đến 2016 - 2017 là tập thể xuất sắc. Năm
2010 vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen,
năm học 2012 - 2013 được Bộ GD&ĐT tặng Cờ thi đua xuất
sắc, năm học 2016 - 2017 được UBND tỉnh Lâm Đồng tặng
cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua ngành GD&ĐT
Lâm Đồng. Đặc biệt, để ghi nhận công lao đóng góp trong
công tác GD&ĐT góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH
và bảo vệ Tổ quốc, năm 2015, ngành Giáo dục huyện Đạ
Huoai vinh dự được Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
[36]
- Thực trạng giáo dục trung học cơ sở huyện Đạ
Huoai
Việc nâng cao chất lượng giáo dục bậc THCS có một ý
nghĩa hết sức quan trọng, là cấp học nền tảng để học sinh tiếp
tục lên THPT hoặc chuyển sang học nghề và bắt đầu có sự
định hướng nghề nghiệp, chuẩn bị tham gia lao động trực tiếp
trong nền kinh tế.
Trong những năm qua bậc THCS luôn dành được sự


quan tâm đặc biệt của cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp,
lãnh đạo ngành GD&ĐT huyện. Từ khâu quy hoạch mạng
lưới trường lớp học, chăm lo phát triển đội ngũ nhà giáo,
CBQLGD; nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư mua sắm trang
thiết bị dạy học hiện đại đáp ứng nhu cầu huy động ra lớp,
duy trì sỹ số học sinh. Hoạt động đổi mới phương pháp dạy
học, ứng dụng CNTT vào dạy học đã góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện.
a) Quy mô trường, lớp, học sinh:

- Tổng số trường, lớp, học sinh bậc THCS giai đoạn
2015 - 2018

Năm học

Tổng số
trường

Tổng số lớp

Tổng số học
sinh

Năm học 2015 - 2016

07

78

2132

Năm học 2016 - 2017

08

78

2158

Năm học 2017 - 2018


08

77

2286

Tăng (+), giảm (–)

+01

-1

+154

Quan sát bảng. Cho thấy, toàn ngành giáo dục huyện Đạ


Huoai có 8 trường THCS, trong đó có 01 trường Tiểu học và
THCS với tổng số 77 lớp/2286 học sinh, so với năm học 2015
- 2016 số trường tăng 01, tổng số lớp không tăng nhưng tổng
số học sinh tăng. Tỷ lệ huy động học sinh đầu cấp hàng năm
luôn đạt 100%. Trong 3 năm gần đây mặc dù tổng số học sinh
các bậc học trên địa bàn toàn huyện giảm trong khi ở bậc
THCS sĩ số tăng 154 em. Tỷ lệ lên lớp thẳng hàng năm đạt
trên 85 %, duy trì sĩ số đạt tên 99%; tỉ lệ tốt nghiệp THCS
hàng năm đạt trên 98%; tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS học
lên THPT, BTTHPT, học nghề,… đạt trên 85%. Công tác phổ
cập giáo dục THCS được cũng cố và duy trì và phát triển, đến
nay toàn huyện có 6/10 xã, thị trấn đạt chuẩn PCGD THCS

mức độ 2, có 01/10 xã đạt phổ cập giáo dục THCS mức độ 3
và 3/10 xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục THCS mức độ 1.
b) Về cơ sở vật chất:
Chủ trương tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư mua sắm
trang thiết bị, phương tiện dạy học tối thiểu là yêu câu cấp
thiết để thực hiện thành công đổi mới phương pháp dạy học,
là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện. Trong những năm qua ngành GD&ĐT huyện Đạ Huoai
nói chung, bậc THCS nói riêng được UBND tỉnh Lâm Đồng,


UBND huyện quan tâm đầu tư nguồn lực khá lớn để xây
dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắp trang thiết bị dạy học.
- Phòng học và phòng bộ môn bậc THCS
Số phòng hiện có
ST
T

Chia ra
Tên trường

Tổng
số

Kiên
cố

Bán
kiên
cố


Trường TH và THCS Đạ
1

Tồn

6

4

2

Trường THCS Phước Lộc

6

6

Trường THCS xã
3
4

Madaguôi

11

Trường THCS TT.

2


11

19

Mađaguôi

19

5

Trường THCS Đạ Oai

9

6

6

Trường THCS Đạ Ploa

11

11

3

Tạm


7

8

Trường THCS Hà Lâm

6

Trường THCS Nguyễn
Văn Trỗi

13

Cộng

81

6
13
76

5

0

Quan sát bảng ta thấy tính đến năm học 2017 - 2018,
toàn bậc học có 81 phòng học và phòng bộ môn. Trong đó có
76 phòng kiên cố chiếm tỉ lệ 93,83%, phòng bán kiên cố 05
phòng chiếm tỉ lệ 6,17%; 24 phòng phục vụ học tập trong đó
kiên cố 21 phòng chiếm tỉ lệ 87,5%, bán kiên cố 03 phòng,
chiếm tỉ lệ 12,5%. Ngoài ra, toàn bậc học có 1.256 bộ bàn ghế
học sinh, 84 bộ bàn ghế giáo viên, 42 bộ bàn ghế làm việc của

bộ phận hành chính, văn phòng, 96 bộ bàn ghế phòng họp, 26
bộ bàn ghế phòng học thư viện, 41 tủ hồ sơ, 53 kệ sách thư
viện, 16 tủ trưng bày sách thư viện. Về trang thiết bị dạy học
toàn bậc học có 278 máy vi tính trong đó có 42 máy tính phục
vụ văn phòng, 13 máy tính xách tay, 10 máy tính chủ phòng
máy và 223 máy trạm phục vụ dạy học bộ môn tin học; 24
máy chiếu, 05 máy Photocoppy, 07 dàn thiết bị âm thanh, 46


đàn Ocgan, 26 Tivi màn hình lớn, 28 bộ thiết bị dạy học tối
thiểu, 15 bộ thiết bị dạy học bộ môn đầy đủ và hiện đại. Với
hệ thống trang thiết bị dạy học như trên đã giúp ngành giáo
dục huyện triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa,
đổi mới phương pháp dạy học một cách thuận lợi và đem lại
hiệu quả thiết thực.
Hệ thống hàng rào, cổng trường, công trình phụ trợ, nhà
vệ sinh, nước sạch, cảnh quan, môi trường sư phạm được quy
hoạch, xây dựng khang trang theo hướng xanh - sạch - đẹp an toàn tạo điều kiện tốt nhất để bậc THCS hoàn thành các chỉ
tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả đào tạo.
c) Về đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia:
- Kết quả xây dựng trường chuẩn quốc gia huyện Đạ
Huoai giai đoạn 2015 - 2018
Năm học
Bậc học

Năm học

2015 - 2016
Tổn
g số


SL

2016 - 2017

TL

Tổn

%

g số

SL

Năm học
2017 - 2018

TL

Tổn

%

g số

SL

TL
%



Mầm

12

03

25

12

06

50

12

07

58,33

Tiểu học

10

07

70


10

08

80

10

09

90

THCS

07

01

14,2

08

02

25

08

03


37,5

non

8
THPT

02

0

0

02

0

0

02

0

0

Cộng

31

11


35,4

32

16

50

32

19

59,38

8

Quan sát bảng cho thấy, công tác đầu tư xây dựng trường
đạt chuẩn quốc gia luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của
ngành giáo dục huyện, sự chỉ đạo và hỗ trợ đắc lực của cấp
ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở nên bước đầu đạt được
những kết quả đáng ghi nhận. Nếu trước năm 2015, toàn
ngành giáo dục huyện chỉ có 8/31 trường đạt chuẩn quốc gia,
đạt tỉ lệ 25,8% trong đó bậc THCS chưa có trường nào đạt
chuẩn quốc gia. Năm 2015 với chủ trương đầu tư xây dựng
trung tâm chất lượng cao của huyện, trường THCS thị trấn
Mađaguôi là trường đầu tiên được UBND tỉnh Lâm Đồng


công nhận đạt chuẩn quốc gia. Đến nay, toàn bậc THCS có

3/8 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỉ lệ 37,5%. Trong năm
học 2017 - 2018, thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân
dân huyện về kinh tế xã hội huyện Đạ Huoai năm 2018,
ngành giáo dục huyện phấn đấu đầu tư xây dựng và đề nghị
UBND tỉnh kiểm tra công nhận thêm 02 trường THCS đạt
chuẩn quốc gia đó là Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi - thị
trấn Đạ M’ri và Trường tiểu học và THCS Đạ Tồn, nâng tỉ lệ
trường THCS đạt chuẩn quốc gia vào cuối năm 2018 đạt
62,5%.
d) Về đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên:
- Thống kê đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên giai
đoạn 2015 - 2018
Năm học 2015

Năm học 2016

Năm học 2017

Tăng (+), giảm

- 2016

- 2017

- 2018

(–)

Bậc
học


Giá
CB

o

QL

viê
n

THCS

14

13

Nhâ
n
viên

41

CB
QL

16

Giá
o

viên

150

Nh
ân

CB

viê

QL

n

44

17

Giá Nhâ
o

n

viên viên

151

45


CB
QL

+3

Giá Nhâ
o

n

viên viên

+20

+4


1

Quan sát bảng , ta thấy năm học 2015 - 2016, toàn bậc
THCS của huyện có 186 CBQL, giáo viên, nhân viên, trong
đó CBQL 14 người, giáo viên 131 người, nhân viên 41 người.
Đến năm học 2017 - 2018, toàn bậc học có 212 người, trong
đó CBQL 17 người tăng 03 người; giáo viên 151 người, tăng
20 người; nhân viên 45 người tăng 4 người so với năm học
2015 - 2016.
- Trình độ đào tạo chuyên môn của cán bộ quản lý giáo viên
Trình độ chuyên môn
Bậc


Năm học 2015 -

học

2016
CBQL

Năm học 2017 2018

Giáo viên

Tổn

Đạt Trên

CBQL

Giáo viên

CBQL

Giáo viên

Trên Tổn Đạt Trên
Đạt Trên
Tổn Đạt
Tổn Đạt Trên
chuẩ chuẩ
chuẩ chuẩ
chuẩ

chuẩ g chuẩ chuẩ
số
g số
số
g số chuẩn
g số chuẩn chuẩn
chuẩn n
n n
n
n
n số n n

Tổng

Đạt Trên

Năm học 2016 - 2017

Tổng


THCS

14

5

9 131 52 79

16


3

13 150 45 105 16

16 151 27

124

Quan sát bảng, ta thấy, về trình độ đào tạo chuyên môn
của CBQL và Giáo viên bậc THCS: Năm học 2015 - 2016, tỷ
lệ CBQL đạt chuẩn là 5/14 người đạt tỉ lệ 35,71%, trên chuẩn
là 9/14, đạt tỉ lệ 64,29%; tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn là 52/131
chiếm tỉ lệ 39,7%, trên chuẩn là 79/131, đạt tỉ lệ 60,3%. Đến
năm học 2017-2018, tỉ lệ CBQL đạt trên chuẩn là 16/16 đạt
100%; tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 27/151 đạt tỉ lệ 17,88%,
trên chuẩn là 124/151 chiếm tỉ lệ 82,12%.
- Trình độ lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý của
cán bộ quản lý
Lý luận chính trị- Nghiệp vụ quản lý giáo dục

Bậc
học

Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018
Lý luận
chính trị

Tổn Sơ
g số


Tr.

Quản lý
giáo
dục

Lý luận

Quản lý

Lý luận

chính trị giáo dục chính trị

Quản lý
giáo dục

B. Ch Tổn Sơ Tr. B. Chư Tổn Tr. Cao B. Chưa
Dưỡ ưa

Dưỡ a

Dưỡ


cấp cấp

THCS 16


4

12

ng ĐT g số cấp cấp ng ĐT g số cấp cấp ng

12

4 16

2

14 15

1

16 16

16

Quan sát bảng, về lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý
của CBQL và giáo viên: Năm học 2015 - 2016 về lý luận
chính trị: Có 10/14 CBQL bậc THCS có trình độ Trung cấp lý
luận chính trị, 4/14 có trình dộ Sơ cấp lý luận chính trị; về
nghiệp vụ quản lý: có 10/14 CBQL qua bồi dưỡng nghiệp vụ
quản lý bậc THCS, có 4/10 CBQL chưa qua bồi dưỡng nghiệp
vụ quản lý. Đến năm học 2017 – 2018, về lý luận chính trị, có
16/16 CBQL trung cấp lý luận chính trị đạt 100%, có 16/16
CBQL đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, đạt tỉ lệ
100%.

Qua các biểu thống kê cho thấy số lượng, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý
đều được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn và trên
chuẩn. Trong đó 100% CBQL bậc THCS có trình độ lý luận
chính trị hành chính trung cấp; 100% có trình độ chuyên môn
trên chuẩn và 100% đã đã tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ
QLGD (có 10 CBQL được cử học tại trường cán bộ quản lý

ĐT


Thành phố Hồ Chí Minh, 06 CBQL được cử học tại Trường
CĐSP Đà Lạt). Mặc dù đã được đào tạo cơ bản về chuyên
môn, nghiệp vụ quản lý và lý luận chính trị. Tuy nhiên, nhiều
hiệu trưởng trường THCS vẫn còn hạn chế về năng lực quản
lý trong đó yếu nhất là các năng lực xác định tầm nhìn, mục
tiêu, sứ mệnh của nhà trường; năng lực xây dựng chiến lược
phát triển nhà trường để hướng tới hoàn thành mục tiêu, sứ
mệnh; năng lực lập kế hoạch hoạt động; năng lực công nghệ
thông tin, năng lực quản lý hành chính; năng lực quản lý tài
chính, tài sản, cơ sở vật chất,…
Để thực hiện “đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế”[2] đáp ứng kỳ vọng của phụ huynh, nhân
dân và xã hội. Trước yêu cầu đặt ra cho ngành giáo dục là
phải đào tạo ra những con người có tri thức khoa học, năng
động, sáng tạo, thích ứng nhanh với thực tiễn. Để đạt được
mục tiêu đó đòi hỏi phải có các giải pháp bồi dưỡng nâng cao
NLQL cho CBQLGD giáo dục đặc biệt là phải đào tạo, bồi

dưỡng NLQL cho hiệu trưởng trường THCS trên địa bàn
huyện.


- Khảo sát thực trạng
- Nội dung khảo sát
Để đánh giá đúng thực trạng NLQL của đội ngũ hiệu
trưởng trường THCS huyện Đạ Huoai tỉnh Lâm Đồng, tác giả
đã tiến hành khảo sát các nội dung liên quan bao gồm: thực
trạng tổ chức các lớp bồi dưỡng NLQL cho hiệu trưởng ở
THCS; thực trạng xây dựng nội dung bồi dưỡng NLQL theo
hướng chuẩn hóa; thực trạng đánh giá năng lực của hiệu
trưởng trường THCS trên địa bàn huyện; thực trạng phương
pháp bồi dưỡng NLQL cho hiệu trưởng trường THCS theo
hướng chuẩn hóa; thực trạng thời gian bồi dưỡng NLQL cho
hiệu trưởng trường THCS theo hương chuẩn hóa; thực trạng
quản lý hoạt động bồi dưỡng NLQL cho hiệu trưởng trường
THCS; thực trạng đánh giá CBQL các trường THCS theo
hướng chuẩn hóa; thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng NLQL
cho hiệu trưởng trường THCS; thực trạng công tác bồi dưỡng
NLQL cho hiệu trưởng THCS; thực trạng chỉ đạo công tác bồi
dưỡng NLQL cho hiệu trưởng THCS; thực trạng công tác
kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng NLQL cho hiệu trưởng
trường THCS theo hướng chuẩn hóa; thực trạng quản lý các
điều kiện phục vụ công tác bồi dưỡng NLQL cho hiệu trưởng


trường THCS và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý
bồi dưỡng NLQL cho hiệu trưởng THCS.
- Khách thể (đối tượng) khảo sát

Để đảm bảo tính khách quan, công bằng và chính xác
trong đánh giá thực trạng NLQL của đội ngũ hiệu trưởng
trường THCS trên địa bàn huyện, tác giả đã lựa chọn đối
tượng và tiến hành lấy ý kiến trên 139 người bao gồm 07
Công chức, Chuyên viên Phòng GD&ĐT; 17 CBQL bậc
THCS bao gồm 08 Hiệu trưởng, 09 PHT và 115 giáo viên
đang công tác trong 08 trường THCS trên địa bàn huyện.
- Thời gian và địa điểm khảo sát
- Thời gian khảo sát: Để đánh giá thực trạng 13 yếu tố
liên quan đến bồi dưỡng NLQL cho hiệu trưởng trường THCS
trên địa bàn huyện, tác giả đã tiến hành 02 đợt khảo sát đánh
giá. Đợt 01 khảo sát vào tháng 12/2017 và đợt 02 khảo sát vào
tháng 02 năm 2018.
- Địa điểm khảo sát: Đợt 01 tiến hành lấy phiếu khảo sát
tại Hội nghị quán triệt, học tập nghị quyết của toàn thể công
chức, viên chức ngành giáo dục huyện; đợt 02 tác giả tiến


hành phát phiếu khảo sát trực tiếp tại các đơn vị trường
THCS trên địa bàn toàn huyện.
- Xử lý số liệu khảo sát
Nhằm đánh giá hoạt động quản lý bồi dưỡng NLQL cho
hiệu trưởng trường THCS trên địa bàn huyện Đạ Huoai tỉnh
Lâm Đồng, tác giả đã tiến hành khảo sát thực trạng 13 vấn đề
liên quan đến đề tài nghiên cứu được thể hiện ở 13 biểu số
liệu khác nhau. Mỗi nội dung khảo sát tác giả đã đánh giá ở
03 mức độ khác nhau tùy vào thông tin khảo sát có thể là: rất
tốt, tốt và chưa tốt; rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết,…
tương ứng với số điểm là: 3 điểm, 2 điểm và 1 đểm.
Mỗi tiêu chí được tính tổng điểm, điểm trung bình cộng

và sau đó xếp thứ bậc để đánh giá mức độ đạt được của từng
tiêu chí. Tác giả đã kết hợp phương pháp xử lý số liệu bằng
công thức tính tỉ lệ % đạt được của từng mức độ. Công thức
tính tổng điểm, công thức tính điểm trung bình, công thức tính
điểm và xếp loại thứ bậc. Ngoài ra còn sử dụng công thức tính
trung bình chung.
Để tìm hiểu, xem xét mối tương quan về mặt nhận thức
giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu


×