Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Kế hoạch chiến lược giáo dục 2015-2020 và tầm nhìn năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.74 KB, 9 trang )

PHÒNG GD&ĐT MƯỜNG ẢNG

TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN
Số: 15/KHCL-THCSTTMA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Mường Ảng, ngày 10 tháng 9 năm 2015

PHƯƠNG HƯỚNG, CHIẾN LƯỢC
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG
GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2025
Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN
và hội nhập quốc tế”;
Căn cứ Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ ban hành
Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013
của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”;
Căn cứ Quyết định số 2635/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2014 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành kế hoạch hành động của ngành giáo dục triển khai Chương trình hành động
của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ
tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Căn cứ tình hình, nhiệm vụ phát triển GD&ĐT của thị trấn Mường Ảng.
Trường THCS thị trấn Mường Ảng xây dựng kế hoạch, chiến lược xây dựng và
phát triển nhà trường đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn 2025 cụ thể như sau:


A. KHÁI QUÁT NHÀ TRƯỜNG
Trường THCS thị trấn Mường Ảng, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên được
thành lập ngày 01 tháng 9 năm 2004 theo Quyết định số 316/QĐ-UB của UBND
huyện Tuần Giáo, đến nay đã được 11 năm xây dựng và trưởng thành. Trong năm học
2011 - 2012 trường đạt chuẩn Quốc gia theo quyết định số 409/QĐ-UBND ngày
17/5/2012 của UBND tỉnh Điện Biên và đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3
vào năm 2014. Kết quả hàng năm trường đều đạt các tiêu chí của trường THCS đạt
chuẩn Quốc gia.
B. KẾ HOẠCH, CHIẾN LƯỢC XÂY DƯỢNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ
TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2025
Kế hoạch, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường đoạn 2015 - 2020, tầm
nhìn 2025 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ
yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của
Hội đồng trường và hoạt động của Ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên,


nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược phát
triển của nhà trường là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện “Đổi mới
căn bản toàn diện giáo dục - Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trọng tâm là đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2016 - 2020” góp phần thành công của Nghị
Quyết 29 của BCH TW Đảng về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục - Đào Tạo.
I. Tình hình nhà trường
1. Điểm mạnh
1.1. Chất lượng đội ngũ
Ban giám hiệu có tầm nhìn, quyết đoán. Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn
và ngắn hạn có tính khả thi và sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh
giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm được sự
tin tưởng của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Nhiệt tình, có trách nhiệm, có khả năng
tiếp thu nhanh mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn đáp ứng

được yêu cầu đổi mới giáo dục.
Năm học 2015 - 2016 đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên: 22, trong đó:
+ Cán bộ quản lý: 02
+ Giáo viên: 16
+ Nhân viên: 04
Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn trở lên, trên chuẩn: 14 giáo viên.
Chất lượng đội ngũ tính đến thời điểm hiện tại:
Giáo viên Giáo viên Giáo viên
Xếp loại
Xuất sắc Khá
Trung bình dạy giỏi
dạy giỏi
dạy giỏi
cấp trường cấp huyện cấp tỉnh
2015 - 2016
7
9
0
4
6
1
1.2. Chất lượng học sinh
Về quy mô năm học 2015 - 2016: Trường có 08 lớp = 227 HS,
Trong đó Khối 6: 2 lớp = 57 HS; Khối 7: 2 lớp = 67 HS; Khối 8: 2 lớp = 58 HS;
Khối 9: 2 lớp = 45 HS.
Kết quả năm học 2014 - 2015:
Học lực ( % )
Hạnh kiểm ( % )
Số
Tỉ

Số học
Tỉ học
lệ
sinh
TS
lệ sinh
Năm
HS
đạt
học
HS đạt
học
Lên
giải
sinh G K Tb Y Kém Tốt Khá Tb Yếu
TN giải
lớp
cấp
(%) cấp
(%)
tỉnh
huyện
2014
223 12,6 53,8 33,6
2015
1.3. Cơ sở vật chất

0

0


53,4 40,4 6,2

0

100 100

40

9


- Tổng diện tích nhà trường 14.000m2; diện tích sân chơi bài tập 3.500m2.
- Phòng học: 8 phòng, đủ điện tích, đủ bàn ghế theo tiêu chí trường chuẩn Quốc
gia;
- Phòng học môn Tin học: 01 phòng với 25 máy tính được kết nối Internet.
- Phòng học môn Tiếng Anh: 01 phòng với 32 máy.
- Phòng học bộ môn khác: Thực hành Vật lý - Công nghệ: 01 phòng; Thực hành
Hóa: 01 phòng; Thực hành Sinh: 01 phòng; Nhạc: 01 phòng.
- Phòng thư viện: 01 phòng.
- Nhà đa năng: 01 nhà.
- Nhà trường có đầy đủ các phòng chức năng khác: Phòng y tế, Đoàn thanh
niên, phòng truyền thống, Văn phòng và phòng làm việc của Ban giám hiệu… Cơ sở
vật chất bước đầu đáp ứng được yêu cầu tối thiểu cho hoạt động dạy và học.
- Các công trình phụ trợ khác cơ bản đảm bảo, như: Cổng trường, nhà bảo vệ,
tường bao, nhà vệ sinh, nước sạch, vườn trường…
2. Hạn chế
2.1. Tổ chức quản lý của Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng
Lãnh đạo nhà trường đương nhiệm hiện tại có 02 đồng chí đều thực hiện nhiệm
quản lý nhà trường, việc xây dựng đội ngũ lãnh đạo kế cận còn gặp khó khăn do giáo

viên còn trẻ thiếu kinh nghiệm lãnh đạo, thiếu tính chủ động trong công việc, thiếu
kinh nghiệm quản lý.
Công tác quy hoạch bồi dưỡng còn khó khăn, do tính nổi bật, nổi trội của đội
ngũ GV trong diện quy hoạch hạn chế.
2.2. Đội ngũ giáo viên, nhân viên
Đội ngũ giáo viên trong nhà trường còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, chưa thực đáp
ứng được yêu cầu quản lý. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên chưa đồng
đều. Vẫn còn giáo viên, nhân viên chậm đổi mới, hiệu quả giáo dục chưa cao, quản lý
lớp chưa hiệu quả.
2.3. Chất lượng học sinh
Chất lượng học sinh đầu vào chưa được cao, nhiều HS có nhận thức tốt chuyển
học ở những nơi phát triển hơn, vì vậy nguồn số lượng và chất lượng đào tạo học sinh
giỏi, học sinh năng khiếu các môn văn hóa thấp (nhân tố nổi bật để tạo dựng phong
trào hạn chế).
2.4. Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất còn thiếu, một số phòng học bộ môn diện tích chưa đảm bảo
theo tiêu chuẩn.
Nhà trường còn thiếu sân chơi bãi tập. Công tác tham mưu cho cấp uỷ, chính
quyền địa phương trong mọi hoạt động giáo dục còn chưa kịp thời.
3. Thời cơ
Nhà trường đã có sự tín nhiệm của học sinh và được sự đồng thuận của phu
huynh học sinh trên địa bàn.


Ban lãnh đạo trường có tầm nhìn, có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo, chủ động,
dám nghĩ dám làm. Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản, có năng lực
chuyên môn và kỹ năng sự phạm khá, tốt.
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo UBND huyện,
PGD&ĐT, các ban ngành đoàn thể và Ban đại diện Cha mẹ học sinh.
4. Thách thức

Yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của phụ huynh học sinh và xã hội với nhà
trường về chất lượng giáo dục của học sinh, nhất là trong thời kỳ hội nhập, thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.
Sự phát triển mạnh về xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển về kinh tế - xã hội của
địa phương, cùng với việc thực hiện “Đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục - Đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực trọng tâm là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, giai
đoạn 2016-2020”.
Do yêu cầu đổi mới giáo dục, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đòi hỏi ngày
càng phải có chất lượng, hiệu quả; nhất là khả năng ứng dụng CNTT, khả năng sáng
tạo trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Các trường cùng bậc học trong khu vực đã có những bước tiến mạnh mẽ về
chất lượng giáo dục, sẽ có tốc độ phát triển cao trong thời gian tới. Việc phát triển cơ
sở hạ tầng giao thông làm rút ngắn khoảng cách giữa các nhà trường.
5. Xác định các vấn đề ưu tiên
- Đảm bảo công tác tuyển sinh đầu cấp tăng về số lượng và duy trì số lượng và
tỉ lệ chuyên cần, nâng cao chất lượng của trường chuẩn Quốc gia.
- Xây dựng nhà trường văn hóa, giáo dục con người biết xây dựng môi trường
văn hóa. Tạo điều kiện để giáo viên cống hiến, học sinh được phát triển toàn diện.
- Đào tạo và bồi dưỡng bồi dưỡng đội ngũ phù hợp với yêu cầu đổi mới toàn
diện, tiếp cận với đổi mới chương trình SGK, đạt chuẩn CNTT, chuẩn ngoại ngữ.
Nâng cao tỉ lệ giáo viên trên chuẩn.
- Đổi mới mạnh mẽ đồng bộ nội dung, hình thức, phương pháp dạy học, kiểm
tra đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi
học sinh. Giáo dục đạo đức, KNS, năng lực sáng tạo cho học sinh…
- Đổi mới công tác quản lý thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực
hiện nhiệm vụ. Xây dựng và đào tạo tuyển chọn cán bộ quản lý có chất lượng.
- Khai thác sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có, tu sửa định kỳ hằng
năm. Tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương. Thường xuyên tham
mưu với các cấp về kế hoạch chiến lược của nhà trường, tranh thủ sự ủng hộ của nhân
dân. Tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường để phát triển toàn diện học

sinh. Huy động các nguồn lực để phát triển nhà trường.
- Duy trì mối quan hệ giữa Nhà trường với các cơ quan quản lý, cơ quan hữu
quan, cấp ủy chính quyền địa phương và nhân dân.
II. Tầm nhìn, Sứ mệnh và các giá trị
1. Tầm nhìn


"Xây dựng nhà trường có chất lượng của huyện, là nơi giáo viên và học sinh
lựa chọn để công tác và học tập. Giáo dục học sinh có nhân cách, có trí lực mạnh mẽ,
có thể chất mạnh khỏe, có kỹ năng sống, có tư duy sáng tạo".
2. Sứ mệnh
"Xây dựng trường có môi trường học tập năng động, hiện đại, phát huy tiềm
năng, sở trường, tính sáng tạo và năng lực tư duy của mỗi học sinh".
3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường
Tình đoàn kết
Lòng nhân ái
Tinh thần trách nhiệm

Sự hợp tác, sáng tạo

Tính trung thực
Khát vọng vươn lên
III. Mục tiêu, chỉ tiêu và phương châm hành động
1. Mục tiêu chung
Xây dựng thương hiệu nhà trường, có uy tín và ổn định về chất lượng giáo dục;
từng bước phấn đấu theo mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát
triển của tỉnh. Xây dựng nhà trường văn hóa, giáo dục học sinh hướng tới 9 phẩm chất
và 6 năng lực. Tạo điều kiện để giáo viên cống hiến, học sinh được phát triển toàn
diện.
2. Chỉ tiêu

2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên
- Tổng biên chế: 30; Hiệu trưởng: 01; Phó hiệu trưởng: 01; Giáo viên: 23;
Nhân viên: 05.
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn đào tạo, trong đó có 90% cán bộ,
giáo viên, nhân viên trên chuẩn.
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được đánh giá
Khá, Giỏi trên 80%.
- Có 100% CB – GV - NV đạt chuẩn về CNTT đáp ứng yêu cầu công tác.
- 100% đạt xếp loại cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn Hiệu trưởng và chuẩn
nghề nghiệp từ khá trở lên (Xuất sắc 60% trở lên).
- 100% cán bộ, giáo viên đổi mới phương pháp quản lý, sinh hoạt tổ chuyên
môn theo hướng nghiên cứu bài học, giảng dạy theo hướng phát triển năng lực của
học sinh.
2.2. Học sinh
* Về quy mô trường lớp và số lượng học sinh:
Đến năm 2020 kế hoạch thực hiện: 12 lớp với 400 học sinh.
* Về chất lượng: Hàng năm đạt các chỉ số quy định về trường học đạt chuẩn
Quốc gia.
- Tỉ lệ chuyên cần: 99%
- Học sinh có học lực từ TB trở lên: 99%
Trong đó: Giỏi: 10% trở lên; Khá: 40% trở lên.
- Học sinh có hạnh kiểm Tốt, Khá: 90% trở lên


- Học sinh đỗ tốt nghiệp THCS: 100%.
- Tỉ lệ học sinh đỗ TN THCS đi học lên THPT, đi học nghề: 90% trở lên.
- Học sinh giỏi cấp trường tăng theo năm: 20 HS trở lên.
- Số giải trong các kỳ thi cấp tỉnh: Đạt từ 03 giải trở lên;
2.3. Cơ sở vật chất
- Tiếp tục tham mưu với PGD&ĐT xây dựng bổ sung thêm phòng học, đồ dùng

thiết bị dạy học và sân chơi bãi tập.
3. Phương châm hành động
“Xây dựng nhà trường văn hóa, giáo dục con người biết xây dựng môi trường
văn hóa. Chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trường”.
IV. Chương trình hành động
1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh
Thành lập các Ban nhằm tổ chức có hiệu quả các hoạt động phù hợp đặc thù
chuyên môn riêng của từng môn học; xây dựng và thực hiện các kế hoạch giáo dục
của nhà trường, tổ chức các hoạt động học tập trải nghiệm cho học sinh; tổ chức nhiều
sân chơi trong nhà trường để thu hút và khuyến khích học sinh tham gia; đánh giá
người học thông qua các hoạt động giáo dục.
Đổi mới mạnh mẽ trong kiểm tra đánh giá người học, linh hoạt trong kiểm tra
đánh giá, đánh giá theo chiều hướng tiến bộ của người học; Dạy kiến thức song song
với dạy các kỹ năng mềm cho người học.
Linh hoạt trong các hoạt động giáo dục, gắn kiến thức với giáo dục ý thức công
dân; gắn dạy học với xây dựng mô hình trường học; gắn lý thuyết với thực hành; gắn
kiến thức học với thực tiễn; đa dạng hình thức tổ chức các hoạt động tập thể nhằm
phát huy năng lực và phẩm chất học sinh, học sinh phát triển toàn diện…
Tăng cường hoạt động dạy học trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa, giáo dục
thông qua trải nghiệm; tổ chức giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng mềm, giáo dục pháp
luật, giáo dục ý thức công dân… ngay trong từng tiết dạy/các hoạt động.
Đội TNTP HCM phát huy vai trò xung kích trong giáo dục lý tưởng, phát động
các phong trào thi đua định kỳ. Phát huy vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh
trong các hoạt động giáo dục (cùng trải nghiệm, cùng đi làm từ thiện, tham gia công
tác thiện nguyện…)
Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để giáo dục
học sinh; làm rõ trách nhiệm của cha mẹ học sinh, của chính quyền địa phương, của
cán bộ các tổ dân phố trong quản lý học sinh…
Thống nhất quy chế hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo
dục đạo đức học sinh. Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan

trong quản lý, giám sát, phối hợp thông tin 2 chiều về học sinh ngoài giờ nhà trường
quản lý.
Thực hiện nghiêm túc công tác tuyên truyền, giáo dục và kiểm tra nội bộ.
Người phụ trách trực tiếp là: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách tổ chuyên
môn, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn.
2. Xây dựng và phát triển đội ngũ


Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất
chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có
phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác,
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Thực hiện công tác tuyên truyền, triển khai sâu rộng về kế hoạch, chiến lược
xây dựng phát triển của nhà trường, giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức nghề nghiệp,
khơi dậy và phát huy niềm tự hào về nghề đối với cán bộ giáo viên trong nhà trường.
Thực hiện tốt công tác dân chủ nhằm thống nhất ý trí, hành động và quyết tâm
thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Hàng năm xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhằm
nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng tốt hơn yêu cầu
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Chú trọng đào tạo nâng
chuẩn; mở các lớp bồi dưỡng tại đơn vị và khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi
dưỡng. Chuẩn bị tốt tâm thế, nhận thức đến năm 2019 và tiếp cận chương trình thay
SGK.
Người phụ trách trực tiếp: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên
môn.
3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục
Tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương. Thường xuyên
tham mưu với PGD&ĐT về kế hoạch, chiến lược xây dựng và phát triển của nhà
trường, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân. Tiếp tục đề xuất với PGD&ĐT xây dựng
thêm phòng học, đồ dùng thiết bị, sân chơi bãi tập.

Sử dụng kinh phí hợp lý đầu tư cho công tác chuyên môn. Làm tốt công tác thi
đua, khen thưởng tạo động lực cho đội ngũ.
Người phụ trách trực tiếp: Ban Giám hiệu
4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý,
giảng dạy, xây dựng kho học liệu điện tử, thư viện điện tử…góp phần nâng cao chất
lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo
học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc.
Người phụ trách trực tiếp: Hiệu trưởng, tổ công tác công nghệ thông tin.
5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục
- Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà
trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển
Nhà trường.
- Nguồn lực tài chính:
+ Ngân sách Nhà nước.
+ Ngoài ngân sách: Từ xã hội hóa.
Người phụ trách trực tiếp: Ban Giám hiệu
6. Xây dựng thương hiệu
- Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường.


- Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, nhân viên, học
sinh và PHHS.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần
trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà
trường.
V. Tổ chức, kiểm tra, đánh gia thực hiện kế hoạch chiến lược
1. Phổ biến kế hoạch chiến lược
Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân

viên nhà trường, cơ quan chủ quản, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân
quan tâm đến nhà trường.
Thông tin nội dung cơ bản của kế hoạch chiến lược phát triển trên website của
trường.
2. Tổ chức thực hiện
Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược bao gồm Hiệu trưởng, phó hiệu
trưởng, chủ tịch công đoàn, TPTĐ các tổ trưởng chuyên môn; nhà trường chịu trách
nhiệm lãnh đạo, điều hành triển khai thực hiện kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ
của từng thành viên và cả tập thể Ban chỉ đạo
Ban chỉ đạo có trách nhiệm điều chỉnh KHCL sau từng giai đoạn triển khai,
thực hiện sát với tình hình thực tế của nhà trường. Có thể chia thành các giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ năm 2015 - 2017: Xây dựng, phát triển và duy trì đạt chỉ tiêu
về số lượng và chất lượng.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2017 - 2020: Xây dựng, phát triển và duy trì đạt chỉ tiêu
về số lượng và chất lượng. Xây dựng thêm phòng học, đồ dùng thiết bị, sân chơi bãi
tập.
2.1. Đối với Hiệu trưởng
Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược xây dựng và phát triển nhà
trường tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập ban kiểm tra và
đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất các giải pháp để thực hiện; tham mưu
với lãnh đạo cấp trên, phối hợp với các tổ chức Đảng, đoàn thể trong đơn vị để lãnh
đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược.
Bám sát nội dung kế hoạch chiến lược, các mục tiêu, chỉ tiêu, phương châm
hành động được nêu trong kế hoạch chiến lược để kiểm tra, đánh giá mức độ thực
hiện, đánh giá mức độ tiến bộ so sánh các chỉ tiêu cùng kỳ năm sau với năm trước và
với mục tiêu đề ra của kế hoạch chiến lược.
2.2. Đối với Phó Hiệu trưởng
Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần
việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những
giải pháp để thực hiện.

2.3. Đối với tổ trưởng chuyên môn
Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch
của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế
hoạch.


2.4. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên
Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế
hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo
từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
VI. Đề xuất kiến nghị
* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
Tiếp tục quan tâm về việc tăng cường CSVC, trang thiết bị phục vụ các hoạt
động giáo dục trong nhà trường, tạo mọi điều kiện để trường thực hiện kế hoạch chiến
lược đề ra; chỉ đạo và giúp đỡ trường về cách thức tổ chức và thực hiện.
* Đối với chính quyền địa phương
Triển khai nội dung kế hoạch, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn 2025 đến các đoàn thể của Thị trấn và nhân dân trên toàn
địa bàn bằng nhiều hình thức, tạo điều kiện để nhà trường thực hiện kế hoạch chiến
lược đã đề ra.
Trên đây là thực hiện kế hoạch, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn 2025 của trường THCS thị trấn Mường Ảng./.
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT, UBND Thị trấn (để b/c);
- Các đoàn thể (để t/h);

HIỆU TRƯỞNG

- Lưu VT.


PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO



×