Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gốm, sứ tại nhà máy gốm sứ cosevco.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.09 KB, 40 trang )

Lời nói đầu
Gía thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng có ý nghĩa rất
quan trọng đối với công tác quản lý của các doanh nghiệp và
nền kinh tế. Thông qua chỉ tiêu giá thành sản phẩm người ta có
thể đánh giá được hiệu qủa của quá trình sản xuất xem xét việc
sử dụng các yếu tố vật chất đã thực sự tiết kiệm và hợp lý chưa
đồng thời đánh giá được toàn bộ các biện pháp kinh tế, tổ
chức, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã đầu tư trong quá trình sản
xuất kinh doanh.
Giá thành là thước đo bù đắp chi phí và là cơ sở để xác
định giá bán. Doanh lợi của doanh nghiệp cao hay thấp phục
thuộc trực tiếp vào giá thành sản phẩm. Hạ thấp giá thành sản
phẩm là biện pháp để tăng cường doanh lợi, tạo tích lũy để tái
sản xuất mở rộng. Một trong những biện pháp góp phần hạ
thấp giá thành sản phẩm là việc tổ chức tốt công tác hạch toán
chi phí sản xuất và tính chính xác giá thành sản phẩm. Chính
vì vậy em chọn đề tài “Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại công ty gốm sứ Hải Vân Đà Nẵng” để làm
chuyên đề tốt nghiệp.
Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1 : Dặc điểm và tình hình của công ty gốm sứ Hải
Vân
Chương 2 : Tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm gốm sứ tại công ty gốm sưw Hải Vân.
Chương 3 : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện hạch toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gốm sứ tại công ty
gốm sứ Hải Vân.
Chương 1:
ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CỦA NHÀ MÁY GỐM SỨ
COSEVCO - ĐÀ NẴNG
1.1. Qúa trình hình thành của nhà máy gốm sứ COSEVCO Đà Nẵng:


Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu của con người cũng không ngừng
tăng lên, con người luôn đòi hỏi về nhiều mặt, về những nhu cầu trong cuộc sống
như: ăn, mặc, đi lại... Trong đó, nhu cầu về sinh hoạt cũng không kém phần quan
trọng đối với mỗi người. Bắt nguồn từ nhu cầu này nhà máy gốm sứ COSEVCO
được thành lập, xét theo đề nghị của Hội đồng Qủan trị của Tổng công ty Xây
dựng Miền trung tại các tờ trình số 2544/TCT-HĐQT ngày 7/12/2000 và đề nghị
của Vụ trưởng vụ Tổ chức lao động.
Nhà máy gốm sứ COSVECO trước đây có tên là Công ty gốm sứ Hải Vân,
trực thuộc Tổng công ty Xây dựng Miền Trung, sau một thời gian sản xuất đổi
lại với tên là nhà máy gốm sứ COSVECO, là đơn vị thành viên hoạch toán phụ
thuộc của Tổng công ty Xây dựng Miền Trung, có con dấu, có tải khoản phù hợp
với phương thức hoạch toán. Công ty được tổ chức và hoạt động theo điều lệ Tổ
chức và hoạt động của Tổng công ty Xây dựng Miền Trung đã được Bộ trưởng
Xây dựng phê chuẩn và theo điều lệ riêng của Công ty do Hội đồng quản trị
Tổng công ty Xây dựng Miền Trung phê chuẩn.
Sản phẩm chủ yếu của công ty là các loại dụng cụ bằng gốm sứ cho sinh
hoạt, đa dạng về chủng loại, mẫu mã tùy theo nhu cầu của khách hàng như: xí
bệt, chậu rửa, tiểu treo, chân chậu, xí xổm. Gốm sứ COSVECO được sản xuất
trên dây chuyền tự động với công nghệ tiên tiến. Vật liệu dùng để sản xuất chủ
yếu là cao lanh, trường thạch, đất sét.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy gốm sứ COSVECO:
1.2.1. Chức năng của nhà máy:
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kế hoạch
kinh doanhh
Phòng kỹ
thuật
Phòng công

nghệ quản lý
Phòng tài chính
kế toán
Phòng tổ chức
hành chính
Xưởng sản xuất
Xưởng cung
ứng mẫu
Xưởng sản xuất
chính
Lò nung
Xưởng KCS
Tổ làm
mẫu
Tổ đổ rấp
khuôn
Tổ đổ rốp
máy
Tổ đổ rốp
thủ công công
Tổ đổ rốp
phun men
Sản xuất các loại gốm sứ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người tiêu
dùng.
1.2.2. Nhiệm vụ của nhà máy:
Nhà máy gốm sứ COSVECO thực hiện nhiệm vụ kinh doanh theo sự phân
công của Tổng công ty Xây dựng Miền Trung, cụ thể là:
c Triển khai thực hiện và quản lý, khai thác dự án đầu tư xây dựng nhà
máy sứ vệ sinh COSVECO.
m Sản xuất kinh doanh các chủng loại sản phẩm gốm sứ.

S Khai thác chế biến khoáng sản phục vụ và sản suất vật liệu xây dựng.
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán tại nhà máy:
1.3.1. Bộ máy quản lý:
Để làm tốt công tác quản lý và điều hành mọi hoạt động của nhà máy đạt
hiệu quả, công tác qủan lý, cơ cấu trực tuyến - chức năng.
1.3.1.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của nhà máy:
Ghi chú: Quan hệ trực tiếp
Quan hệ công việc
1.3.1.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban:
Hội đồng quản trị.
Giám đốc công ty: là người chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty trước hội đồng quản trị, có quyền quyết định các vấn đề liên
quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy
theo doi công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công
ty, cùng với sự tham mưu của kế toán trưởng điều hành công tác tài chính kế
toán.
Kế toán trưởng
PP kế toán kiêm kế
toán tổng hợp,
TSCĐ
Thủ quỷ
Kế toán vật liệu,
công cụ, dụng cụ
doanh thu
Kế toán thanh toán
ngân hàng tiền
lương, thuế
Kế toán
công nợ
Phó giám đốc: giúp việc cho giám đốc về tổ chức, quản lý sản xuất thông

qua đề nghị của các phòng ban, các bộ phận sản xuất mà bàn bạc với giám đốc
để đi đến quyết định tốt hơn nhằm thúc đẩy công ty ngày càng phát triển.
Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho giám đốc công ty về công tác tổ
chức hành chính, thực hiện các chính sách chế độ tiền lương đối với người lao
động, sắp xếp bố trí lao động, qủan lý hồ sơ lý lịch, lưu trữ hồ sơ đúng nguyên
tắc, quản lý con dấu và các tài liệu khác một cách cẩn thận, chăm lo tổ chức đời
sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Phòng kế hoạch kinh doanh: lập kế hoạch kinh doanh của công ty trong
ngắn hạn, nghiên cứu nắm bắt nhu cầu của thị trường, tổ chức mạng lưới bán
hàng, tiếp nhận sản phẩm chuẩn bị hàng hóa xuất bán theo yêu cầu của kỳ bán
hàng.
Ngoài ra, phòng kế hoạch kinh doanh còn có nhiệm vụ cung ứng kịp thời đầy
đủ vật tư phục vụ sản xuất, thành quyết toán vật tư tiêu hao trong.
Phòng kỹ thuật: tham mưu cho giám đốc công ty trong công tác quản lý
hoạt động kinh doannh xây lắp và đầu tư xây dựng cơ bản nội bộ, lập hồ sơ tham
gia đấu thầu xây dựng, lập hợp đồng xây lắp, quản lý quyết toán các công trình
xây lắp.
Phòng công nghệ và quản lý: tham mưu cho giám đốc công ty trong lĩnh
vực nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghiêp, quản lý sản xuất, đảm bảo chất
lượng sản phẩm nhằm hài lòng khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Phòng tài chính kế toán: thực hiện đúng theo pháp lệnh thống kê kế toán,
chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác tổ chức của công ty, theo dõi quản
lý các loại tài sản và nguồn vốn ghi chép, phản ảnh kịp thời các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh. Tổng hợp, báo cáo kịp thời thông tin về tình hình tài chính của công
ty cho lãnh đạo để định hướng đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các đơn vị sản xuất: có nhiệm vụ tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất của
công ty, quản lý tốt máy móc thiết bị, đảm bảo năng suất chất lượng của sản
phẩm, đảm bảo tiết kiệm nguyên vật liệu, quản lý nhằm giảm tỷ lệ hỏng của sản
phẩm, thực hiện vệ sinh công nghiệp đảm bảo an toàn trong sản xuất.
1.3.2. Bộ máy kế toán:

a. Sơ đồ bộ máy kế toán:

Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ đối chiếu
Quan hệ công việc
b. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban:
Kế toán trưởng: tổ chức công tác kế toán, thống kê toàn công ty tham mưu
cho giám đốc công ty về mặt tài chính, lập kế hoạch tài chính hằng năm, quí,
tháng của công ty, phân tích hoạt động tài chính của công ty.
Phó phòng tài chính kế toán, kiêm kế toán tổng hợp và kế toán TSCĐ: quản
lý hoạt động của phòng khi kế toán trưởng đi vắng kế toán tổng hợp lập báo cáo
các quyết toán hàng quý, năm, lập báo cáo nhanh theo yêu cầu của giám đốc,
kiểm tra, đối chiếu với các kế toán phần hành, tổng hợp chi phí sản xuất kinh
doanh, tính lãi lỗ, theo dõi tình hình tăng, giảm và khấu hoa tài sản cố định hàng
kỳ, kiểm kê tài sản cố định, lưu trữ hồ sơ tài sản cố định trong công ty.
Kế toán thanh toán, ngân hàng, tiền lương, thuế: có nhiệm vụ theo dõi, kiểm
tra các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt, giao dịch ngân hàng về các nghiệp vụ liên
quan đến chuyển khoản vay ngân hàng, bảo lãnh, cuối tháng thanh toán tiền
lương phụ cấp và các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ công
nhân viên, theo dõi kê khai và quyết toán các khỏan thuê và cơ quan thuế.
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tiêu thụ: có nhiệm vụ hạch toán
tình hình nhập kho thành phẩm đi tiêu thụ theo các hình thức bán theo hợp đồng,
bán qua đại lý, bán trực tiếp... Theo dõi các hợp đồng bán chậm trả để kết hơp
với kế toán công nợ có kế hoạch thu hồi nợ.
Kế toán công nợ: có nhiệm vụ theo dõi các khoản công nợ phải thu và phải
trả, theo từng đối tượng và thời gian cụ thể để có kế hoạch thu hồi công nợ và
thanh toán cho người cung cấp, hàng tháng tiến hành đi đối chiếu công nợ với
khách hàng.
Thủ quỹ: có nhiệm vụ chi tiền mặt khi chứng từ đã có đủ chữ ký của giám
đốc và kế toán trưởng, theo dõi cập nhật hàng ngày vào sổ qũy, cuối mỗi ngày

phải đối chiếu với sổ kế toán.
1.3.3. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty:
a. Sơ đồ hình thức kế toán:
Công ty hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ và đã áp dụng máy vi tính
vào công tác kế toán.
Các loại sổ sử dụng tại công ty:
C Bảng kê ghi nợ và ghi các tài khoản, chứng từ ghi sổ.
B Sổ chi tiết tiền mặt, tiền gởi ngân hàng, vay ngắn hạn, vay dài hạn.
S Sổ theo dõi tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định.
S Sổ theo dõi chi tiết các tài khoản 131, 141, 331, 152, 153.
S Sổ theo dõi doanh thu, các loại chi phí.
S Sổ đăng ký chứng từ ghí sổ, sổ cái.
S Bảng cân đối tài khoản, bảng cân đối kế toán.
b. Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày, khi nhận được chứng từ gốc có liên quan, kế toán tiến hành
phân loại sau đó định khoản và phản ảnh vào bảng kê ghi nợ (Có).
Song song với quá trình náy, số liệu từ chứng từ gốc được phản ảnh vào các
sổ quỹ, số tiền gởi ngân hàng và các sổ chi tiết có liên quan. Cuối quý tập hợp
những số phát sinh trong số để lên bảng kê ghi nợ (Có) cho từng tài khoản sử
dụng. Đối với kế toán vật tư, cuối tháng tổng hợp các số liệu từ sổ chi tiết để
phản ảnh vào sổ tổng hợp và lên bảng kê xuất trong quý phục vụ cho kế toán
tổng hợp trong việc tính giá thành.
SƠ ĐỔI TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Số (thẻ) chi tiết
Sổ cái tài khoản
Bảng đối chiếu
số phát sinh
Báo cáo kế toán

Bảng tổng hợp
chi tiết
Nhật ký chung
Nhật ký chuyên dùng
Ghi chú:
Ghi hàng ngày, định kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi cuối quý
Ghi cuối tháng
(1) Hằng ngày hoặc định kỳ kế toán ghi vào sổ nhật ký chung. Nếu nghiệp
vụ liên quan đến chi tiết thì đồng thời phải ghi vào sổ chi tiết, nếu nghiệp vụ liên
quan đến tiền mặt thì phải ghi vào sổ quỹ, nếu nghiệp vụ phát sinh tiếp diễn
nhiều lần trong kỳ (mua - bán hàng), thì được ghi vào nhật ký chuyên dùng
(nhật ký đặc biệt) trước khi ghi vào sổ.
(2) Sau khi vào nhật ký chung lấy số liệu ghi vào sổ cái tài khoản .
(3) Cuối tháng căn cứ vào sổ cái tài khoản để lập bảng đối chiếu sẽ phát
sinh tài khoản đồng thời căn cứ vào sổ chi tiết để lập bảng tổng hợp chi tiết.
(4) Cuối tháng đối chiếu số liệu giữa sổ quỹ với sổ cái tài khoản 111 và đối
chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp chi tiết với bảng đối chiếu sổ phát suinh tài
khoản.
(5) Cuối quý căn cứ vào bảng tổng hợp chi tiết và bảng đối chiếu sổ phát
sinh tài khoản kế toán tiến hành lập báo cáo kế toán.
1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy gốm sứ Hải Vân:
KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2002
1. Tổng doanh thu 8.693.207.098
2. Các khoản giảm trừ 1.644.874
3. Doanh thu thuần 8.691.562.224
4. Gía vốn hàng bán 6.854.153.039
5. Lợi nhuận gộp 1.837.409.185
6. Chi phí bán hàng 482.089.171

7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 673.325.068
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh:
- Thu nhập từ hoạt động tài chính
- Chi phí hoạt động tài chính
381.994.946
X
206.506.543
9. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính:
- Các khoản thu nhập bất thường
- Chi phí bất thường
206.506.543
X
X
10. Lợi nhuận bất thường X
11. Tổng lợi nhuận trước thuế 475.488.403
12. Thuế thu nhập DN phải nộp 118.872.100
13. Lợi nhhuận sau thuế 356.616.303
Chương 2
TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM GỐM, SỨ TẠI NHÀ MÁY GỐM
SỨ COSEVCO - ĐÀ NẴNG
2.1. Tổng quát về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy gốm
sứ COSEVCO - Đà Nẵng:
2.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
2.1.1.1. Chi phí sản xuất:
Là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa được biểu hiện
bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ nhất định
(tháng, quý, năm).
Để tiến hành quá trình sản xuất sản phẩm cần dùng các chi phí về lao động,
đối tượng lao động và tư liệu lao động. Ba yếu tố này đưa vào quá trình sản xuất

sẽ hình thành nên chi phí sản xuất.
2.1.1.2. Gía thành sản phẩm:
Là tổng số biều hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống và lao động vật
hóa tính cho một khối lượng sản phẩm nhất định đã hoàn thành.
2.1.1.3. Các mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Về mặt giá trị, chi phí sản xuất trong một kỳ nhất định có thể lớn hơn, nhỏ
hơn hoặc bằng giá thàn sản phẩm trong kỳ đó: giá thành sản phẩm trong kỳ
không bao gồm chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, những chi phí đã chi trong kỳ
này nhưng chưa phải phân bổ cho các kỳ sau. Nhưng giá thành sản phẩm trong
kỳ lại có thêm chi phí sản xuất dở dang kỳ trước chuyển sang, chi phí thực tế
chưa chi ra trong kỳ, nhưng đã tính trước tính vào giá thành sản phẩm kỳ này.
Những chi phí chi ra ở kỳ trước nhưng chưa phân bổ hết mà tính vào giá thành
sản phẩm kỳ này.
Công thức tính giá thành sản phẩm như sau:
2.1.2. Cách phân loại chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành tại
công ty:
Tổng giá thành
sản phẩm
=
Chi phí sản xuất
dở dang
Tổng chi phí phát
sinh trong kỳ
+
Chi phí sant xuất dở
dang trong kỳ
+
Để quản lý và hạch toán chi phí sản xuất người ta phân loại chi phí sản xuất
theo nhiều cách khác nhau.
a1. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế:

Theo cách phân loại này thì những chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có
chung tính chất kinh tế sẽ được xếp chung vào một yếu tố chi phí, không kể chi
phí đó chi ra ở đâu và dùng vào mục đích gì. Theo quy định hiện nay gồm 5 yếu
tố chi phí:
t Chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu,
phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất trong kỳ báo
cáo trừ nguyên liệu, vật liệu bán hoặc xuất cho xây dựng cơ bản.
c Chi phí phân công: bao gồm toàn bộ chi phí trả cho người lao động về
tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương
trong kỳ báo cáo trước khi trừ các khoản giảm trừ bao gồm cả chi phí
bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn mà doanh nghiệp
phải nộp cho Nhà nước theo quy định.
p Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm các chi phí khấu hao toàn bộ
tài sản cố định của doanh nghiệp dùng trong sản xuất kinh doanh kỳ báo
cáo.
c Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm chi phí về nhận cung cấp dịch vụ từ
các đơn vị khác đề phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp trong kỳ báo cáo như chi phí điện nước, vệ sinh, dịch vụ
khác...
k Chi phí bằng tiền: bao gồm các chi phí không thuộc các loại trên như:
chi phí tiếp khách, hội nghị, thuê quảng cáo...
Cách phân loại này gíup cho doanh nghiệp biết được trong quá trình sản
xuất kinh doanh cần dùng những chi phí gì để từ đó phục vụ cho việc lập, kiểm
tra và phân tích dự đoán chi phí.
a2. Phân loại chi phí sản xuất theo công cụ kinh tế:
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được phân thành nhu cầu khoản
mục tương ứng với những khoản mục giá thành, nhu cầu chi phí có chung công
cụ kinh tế được xếp vào một khoản mục chi phí theo quy định hiện hành, giá
thành sản xuất bao gồm 3 khoản mục:
t Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: gồm có nguyên liệu vật liệu

chính, vật liệu phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế
tạo sản phẩm.
t Chi phí nhân công trực tiếp: là những khoản tiền phải trả thanh toán cho
công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm như: tiền công, các khoản trích
theo lương của công nhân sản xuất, như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định.
Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân
xưởng như: tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng, chi
phí công cụ, lao vụ mua ngoài và chí phí khác thuộc phạm vi phân
xưởng.
Cách phân loại này có tác dụng để hạch toán chính xác giá thành thực tế của
sản phẩm, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau đến giá thành
sản phẩm.
a3. Phân loại chi phí sản xuất theo quan hệ cuat chi phí khối lượng sản
phẩm sản xuất ra:
Người ta chia chi phí sản xuất thành chi phí cố định và chi phí biến đổi:
N Chi phí cố định: là những chi phí mà khối lượng sản phẩm sản xuất
không àlm ảnh hưởng hoặc có ảnh hưởng nhưng không đáng kể đến sự
thay đổi của chi phí này. Nếu khối lượng sản phẩm sản xuất ra tăng lên
hoặc giảm xuống thì chi phí này tính trên một đơn vị sản phẩm lại biến
đổi.
đ Chi phí biến đổi: là những chi phí thay đổi theo tỷ lệ trực tiếp với khối
lượng sản phẩm sản xuất ra chẳng hạn chi phí nguyên liệu, vật liệu trực
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí này tính trên một đơn vị sản
phẩm thì lại cố định cho dù khối lượng sản phẩm sản xuất ra có biến
động.
b. Phân loại giá thành sản phẩm:
b1. Phân loại theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành:
Gía thành kế hoạch: là giá thành tính trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ kế
hoạch, được xây dựng căn cứ vào các định mức và dự toán chi phí của kỳ kế

hoạch.
Giá thành định mức: là một loại giá thành được tính trước khi bắt đầu sản
xuất sản phẩm. Giá thành định mức được xây dựng trên cơ sở các định mức chi
phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành định
mức luôn luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức là thước đo
chính xác chi phí cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trong điều kiện
sản xuất nhất định, tại một thời điểm nhất định.
Giá thành thực tế: giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc sản
xuất sản phẩm. Nó bao gồm tất cả những chi phí thực tế phát sinh trong đó có cả
những chi phí vượt định mức, các thiệt hại do ngừng sản xuất. Gía thành thực tế
được xác định căn cứ vào số liệu kế toán.
b2. Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí:
Gía thành sản xuất: bao gồm toàn bộ các chi phí sản xuất phát sinh có liên
quan đến việc chế tạo sản phẩm như chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi
phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Giá thành toàn bộ: chỉ tiêu giá thành này được dùng để xác định lợi tức
trước thuế của từng thứ sản phẩm.
2.1.3. Nhiệm vụ kế toán hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm:
Xác định đúng đắn đối tượng hạch toán chi phí, phương pháp hạch toán chi
phí, đối tượng tính gía thành và phương pháp hạch toán giá thành.
Ghi chép đầy đủ kịp thời các khoản chi phí thực tế phát sinh trong quá trình
sản xuất.
Tổ chức kiểm tra đánh giá sản phẩm dở dang tính giá thành sản phẩm.
Tổ chức lập các báo cáo chi phí sản xuất và bảng tính giá thành theo chế độ
kiểm toán hiện hành.
2.2. Kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gốm sứ nhà
máy gốm sứ COSEVCO:
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất:
Đ Căn cứ vào tính chất quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của phân

xưởng sản xuất gốm sứ COSEVCO là giản đơn, loại hình sản xuất hàng
loạt, có khối lượng lớn, sản phẩm chỉ sản xuất trong một phân xưởng,
chủng loại sản phẩm hiện nay không nhiều, nên công ty xác định đối
tượng hạch toán chi phí sản xuất là sản phẩm.
Đối tượng tính giá thành sản phẩm:
Đ Đối tượng tính giá thành sản phẩm của phân xưởng gốm sứ COSEVCO
là sản phẩm cuối cùng, không có bán thành phẩm.
2.2.1. Hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất gốm sứ COSEVCO tại nhà
máy :
2.2.1.1. Hạch toán và phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp:
a. Đặc điểm nguyên liệu, vật liệu và định mức sử dụng nguyên vật liệu:
* Đặc điểm nguyên vật liệu:
Nhà máy gốm sứ COSEVCO đã sử dụng các loại nguyên liệu, vật liệu sau
dùng để sản xuất các loại sản phẩm gốm sứ.
+ Nguyên vật liệu chính:
+ Cao lanh
C Trường thạch
T Đất sét
Giá thành toàn
bộ
Giá thành sản
xuất
Chi phí bán
hàng
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
=
+
+
+ Vật liệu phụ:

+ Bet tơ bông nguyên liệu chính để làm men
B Nước
N Phụ gia
b. Trình tự hạch toán:
Theo kế hoạch giao cho xưởng sản xuất chính các loại sản phẩm gốm sứ
sản xuất các loại sản phẩm như sau:
1. Xí bệt: 540.000 cái
2. Chậu rửa: 360.000 cái
3. Tiểu treo: 1.125.000 cái
4. Chân chậu: 200.000 cái
5. Xí xổm: 90.000 cái
Theo kế hoạch sản xuất xưởng sản xuất chính làm giấy đề xuất lên phân
tích vật tu đề nghị xuất vât liệu phục vụ sản xuất các loại sản phẩm gốm sứ.
Căn cứ đề nghị của phân xưởng sản xuất chính và định mức đã được duyệt
Đơn vị: nhà máy gốm sứ COSEVCO- ĐN Mẫu số: 02-VT
Địa chỉ: Ban hành theo QĐ số 199-TC/QĐ/CĐKT
Ngày 2/11/1996 của Bộ tài chính
PHIẾU XUẤT KHO SỐ 01/Q4
Ngày 01 tháng 10 năm 2002
Họ và tên người nhận: Trần Duy Giang
Địa chỉ (bộ phận): Xưởng sản xuất chính Nợ TK 154
Lý do xuất kho: Dùng cho sản xuất Có TK 152
Xuất tại kho: Của nhà máy
Số
TT
Tên, nhãn hiệu, quy
cách, phẩm chất vật


số

Đơn
vị
tính
Số lượng
Yêu
cầu
Thực
chất
Đơn
giá
Thành tiền
1 Đất sét Kg 128 53.000 4.480.000
2 Trường thạch Kg 483 32.000 15.456.000
3 Cao lanh Kg 429 95.000 46.645.000
4 Bet tơ bông Kg 229.986 654 150.410.000
5 Phụ gia Kg 108 21.000 2.268.000
Tổng cộng 219.259.844
Tổng số tiền viết bằng chữ: Hai trăm mười chín triệu,hai trăm năm mươi chín
ngàn, tám trăm bốn mươi bốn đồng.
Ngày 01 tháng 10 năm 2002
Thủ trưởng đơn vị Phụ trách kế toán Người nhận Thủ
kho
Sau khi xuất kho xong, thủ kho giao lại cho kế toán vật 1 liên phiếu xuất, kế
toán tiến hành định khoản và ghi vào sổ như sau:
Nợ TK 154 : 219.259.844
Có TK 152 : 219. 259.844
Đơn vị: nhà máy gốm sứ COSEVCO- ĐN
Mẫu số: 02-VT
Địa chỉ: Ban hành theo QĐ số 199-TC/QĐ/CĐKT
Ngày 2/11/1996 của Bộ tài chính

PHIẾU XUẤT KHO SỐ 02/Q4
Ngày 24 tháng 11 năm 2002
Họ và tên người nhận: Trần Duy Giang
Địa chỉ (bộ phận): Tổ làm mẫu Nợ TK 154
Lý do xuất kho: Dùng cho sản xuất Có TK 152
Xuất tại kho: Của nhà máy
Số
TT
Tên, nhãn hiệu, quy
cách, phẩm chất vật


số
Đơn
vị
tính
Số lượng
Yêu
cầu
Thực
chất
Đơn
giá
Thành tiền
1 Đất sét Kg 92,3 25.000 3.230.500
2 Trường thạch Kg 322,2 32.000 10.310.400
3 Cao lanh Kg 327,3 95.000 31.093.500
4 Bet tơ bông Kg 119,988 654 78.472.152
5 Phụ gia Lít 72 21.000 1.312.000
Tổng cộng 124.618.552

Tổng số tiền viết bằng chữ: một trăm hai mươi bốn triệu, sáu trăm mười
tám nghìn, năm trăm năm hai.
Ngày 24 tháng 10 năm 2002
Thủ trưởng đơn vị Phụ trách kế toán Người nhận Thủ
kho
Căn cứ vào phiếu xuất kho 02/QA kế toán vật liệu tiến hành ghi vào sổ chi
tiết và hoạch toán như sau:
Nợ TK : 154 124.618.552
Có TK : 152 124.618.552

×