Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Phân tích vai trò của hành vi tổ chức xong xây dựng văn hóa DN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.76 KB, 8 trang )

PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA HÀNH VI TỔ CHỨC XONG XÂY DỰNG VĂN
HÓA DN
Hành vi Tổ chức là một môn học được nhiều nhà khoa học đưa ra nhiều khái
niệm ở nhiều khía cạnh nhất, tuy nhiên có thể hiểu một định nghĩa chung là Hành
vi Tổ chức là môn khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống về các hành vi và
thái độ của con người trong một tổ chức và sự tương tác giữa hành vi của con
người với tổ chức.
Trong bất cứ một doanh nghiệp nào, hành vi tổ chức có vai trò nâng cao hiệu
quả quản lý, phát huy vai trò của con người trong tổ chức, khai thác một cách tối
ưu nguồn nhân lực, phát huy tính sáng tạo của con người .v.v… tạo nên được mối
quan hệ gắn bó giữa con người với tổ chức.
Hành vi tổ chức có 3 chức năng cơ bản là : giải thích, dự đoán và kiểm soát:
- Chức năng giải thích
Chức năng Giải thích của Hành vi tổ chức giúp nhà quản lý tìm cách lý giải
những hành vi của cá nhân, nhóm và tổ chức. Theo quan điểm quản lý thì “Giải
thích” có thể là chức năng ít quan trọng nhất trong số ba chức năng của Hành vi tổ
chức bởi vì nó diễn ra khi sự việc đã xảy ra.
- Chức năng dự đoán
Dự đoán là nhằm vào các sự kiện sẽ diễn ra trong tương lai. Nó tìm cách xác
định một hành động cho trước sẽ dẫn đến những kết cục nào.
- Chức năng kiểm soát
Kiểm soát là tác động đến người khác để đạt được những mục tiêu nhất định.
Chức năng kiểm soát của Hành vi tổ chức là chức năng gây tranh cãi nhiều nhất.
Có quan điểm cho rằng kiểm soát hành vi của người lao động là vi phạm tự do cá
nhân; kiểm soát người khác khi mà bản thân người đó không biết mình bị kiểm
soát là không “danh chính ngôn thuận” về mặt đạo đức. Đối lập với quan điểm này,
1


đa số các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu hiện nay cho rằng kiểm soát hành vi
trong khuôn khổ tổ chức là điều hết sức cần thiết. Không vi phạm quyền tư do cá


nhân mà ngược lại nó có tác dụng bảo vệ cá nhân và đảm bảo đạt được mục tiêu
của tổ chức.
Trong thực tế, các nhà quản lý ngày càng áp dụng các công nghệ, kỹ thuật
hiện đại để kiểm soát người lao động trong tổ chức của mình và các nhà quản lý
đều nhận thức rằng kiểm soát là chức năng quan trọng của Hành vi tổ chức nó đảm
bảo tính hiệu quả trong công việc của tổ chức.
Câu 2:
Mô hình hành vi tổ chức được xây dựng dựa trên hàm số toán học là Y=f(X)
trong đó Y là biến phụ thuộc- đối tượng nghiên cứu của môn học và X là biến độc
lập- những định tố ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu. Vậy kết quả của Y chịu
ảnh hưởng và bị chi phối bởi các biến X. Trước tiên, chúng ta cùng phân tích đối
tượng nghiên cứu của môn học.

X

2


1. Đối tượng nghiên cứu của môn học (các biến phụ thuộc)
Các biến phụ thuộc trong môn học này được hiểu là năng suất, sự vắng mặt,
tỷ lệ thuyên chuyển và mức độ hài lòng trong công việc. Khái niệm của từng biến
sẽ được làm rõ trong nội dung tiếp theo.
Năng suất: một tổ chức được coi là có năng suất khi nó đạt được mục tiêu
đề ra và biết chuyển đổi những yếu tố đầu vào thành các sản phẩm ở mức chi phí
thấp nhất. Như vậy năng suất sẽ bao hàm cả hiệu suất lẫn hiệu quả. Ví dụ, một
bệnh viên được coi là làm việc có hiệu quả khi nó đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng và bệnh viện sẽ được coi là có hiệu suất khi khi nó vận hành với mức chi phí
thấp.
Sự vắng mặt: Tổ chức sẽ gặp khó khăn trong hoạt động nếu như tỉ lệ vắng
mặt của nhân viên trong tổ chức quá cao. Bạn hãy hình dung, công việc sẽ ra sao

nếu những người cần giải quyết lại vắng mặt. Thực ra, không phải mọi sự vắng mặt
đều có hại cho tổ chức. Khi rơi vào trường hợp đau bệnh, mệt mỏi hay căng thẳng
thái quá thì chúng ta cần phải nghỉ ngơi vì nếu đi làm, năng suất có thể giảm hoặc
phạm phải những sai lầm đáng tiếc. Nhưng trong mô hình này, những nhà nghiên
cứu giả định rằng sự vắng mặt của nhân viên là điểm bất lợi cho tổ chức.

3


Tỷ lệ thuyên chuyển: Mức độ thuyên chuyển trong tổ chức càng cao đồng
nghĩa với việc tăng chi phí tuyển dụng, lựa chọn và đào tạo. Ngoài ra, tỉ lệ thuyên
chuyển cao cũng ảnh hưởng đến năng suất làm việc, đặc biệt là đối với những nhân
viên có kiến thức và kinh nghiệm. Ví dụ, một trường đại học cần phải mất 3 đến 5
năm để đào tạo được một giảng viên có thể đứng lớp đạt yêu cầu. Vậy nếu người
này rời bỏ tổ chức thì nhà trường lại phải mất một khoảng thời gian tương đương
tiếp theo để đào tạo một giảng viên khác có thể đạt yêu cầu như vậy.

Hài lòng trong công việc: Sự hài lòng được định nghĩa là sự khác biệt giữa
giá trị phần thưởng mà nhân viên nhận được với giá trị phần thưởng mà họ tin
mình sẽ nhận được. Thật ra, hài lòng trong công việc phản ánh thái độ hơn là hành
vi, nhưng vì có liên quan đến các yếu tố thực hiện công việc và là mối quan tâm
của các nhà quản trị nên hài lòng trở thành một biến phụ thuộc rất quan trọng. Hầu
hết mọi người đều tin rằng sự hài lòng sẽ giúp nhân viên làm việc có năng suất hơn
so với những nhân viên bất mãn.

4


Ngoài ra, gần đây có thêm một biến phụ thuộc nữa được đề cập tới trong mô
hình hành vi tổ chức. Đó là tinh thần làm việc tập thể thông qua khả năng làm việc

nhóm và sự hòa đồng trong tổ chức. Tuy nhiên ta chỉ để cập đến 4 biến phụ thuộc
nêu trên.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu của môn học (Các biến độc
lập).
5


Theo nghiên cứu của các học giả thì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng
suất, tỉ lệ vắng mặt, mức thuyên chuyển và sự hài lòng trong tổ chức, được nhóm
thành 3 nhóm: các biến ở cấp độ cá nhân, ở cấp độ nhóm làm việc và ở cấp độ tổ
chức.

Các biến ở cấp độ cá nhân bao gồm:
- Đặc tính tiểu sử (tuổi, giới tính, tình trạng gia đình, thâm niên).
- Khả năng của mỗi người.
- Tính cách con người.
- Quan niệm về giá trị của mỗi cá nhân.
- Thái độ của từng cá nhân.
- Nhu cầu động viên của mỗi người.
Các biến ở cấp độ nhóm:
- Cơ cấu của nhóm.
- Truyền thông trong nhóm.
- Phong cách lãnh đạo.
- Quyền lực và mâu thuẫn trong nhóm.
Các biến ở cấp độ tổ chức:
- Cơ cấu tổ chức.
6



- Văn hóa tổ chức.
- Chính sách nhân sự của tổ chức.
3. Các biến ngẫu nhiên:
Ngoài ra, Các yếu tố tình huống trung hòa mối quan hệ giữa hai hay nhiều
biến khác và cải thiện mối tương quan giữa các biến được gọi là các biến ngẫu
nhiên.

Câu 3:
Trong bất kỳ tình huống nào, dự án nào muốn thực hiện thành công như
mong đợi thì người quản lý không thể nào bỏ qua là công tác kiểm soát. Như đã
trình bày ở trên thì Kiểm soát là tác động đến người khác để đạt được những mục
tiêu nhất định. Chức năng kiểm soát của Hành vi tổ chức là chức năng gây tranh
cãi nhiều nhất. Có quan điểm cho rằng kiểm soát hành vi của người lao động là vi
phạm tự do cá nhân; kiểm soát người khác khi mà bản thân người đó không biết
7


mình bị kiểm soát là không “danh chính ngôn thuận” về mặt đạo đức. Đối lập với
quan điểm này, đa số các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu hiện nay cho rằng
kiểm soát hành vi trong khuôn khổ tổ chức là điều hết sức cần thiết. Không vi
phạm quyền tư do cá nhân mà ngược lại nó có tác dụng bảo vệ cá nhân và đảm bảo
đạt được mục tiêu của tổ chức.
Bởi vì thực tế khi bạn đưa ra mục tiêu để hành động, bạn xây dựng đầy đủ
các kế hoạch chi tiết, các bước thực hiện cụ thể,…nhưng thiếu kiểm soát, trong quá
trình thực hiện sẽ phát sinh ít hay nhiều vấn đề từ đơn giản đến phức tạp, không
giống với dự kiến hay kế hoạch bạn đưa ra và nếu không biết kiểm soát tình hình
bạn không thể đưa kế hoạch thực hiện của bạn về đúng đích mà bạn mong muốn.
Đặc biệt khi ở vai trò quản lý, bạn không phải là người trực tiếp làm các
bước để đạt được mục tiêu mà là cấp dưới bạn, là đồng đội bạn nên ngoài việc
kiểm soát bạn phải am hiểu tâm lý từng thành viên để có thể kịp thời hổ trợ, bổ

sung những khiếm khuyết mà đồng đội bạn đang thiếu và khi hiểu được tâm lý của
cấp dưới, người quản lý có thể làm cho nhóm hoạt động tốt hơn, cạnh tranh tốt
hơn, mọi người khi được động viên, khuyến khích sẽ làm việc tốt hơn.
Khi là nhà lãnh đạo, quản lý, bãn am hiểu nhiều kỹ năng khác nhau, tuy
nhiên luôn duy trì việc kiểm soát và quan tâm đến cấp dưới của bạn đó là chìa khóa
giúp bạn có thể vượt qua được nhiều khó khăn và dễ dàng thành công hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hành vi Tổ chức –
2. www.pgsm.edu.vn
3. http:// data.tailieuhoctap.vn

8



×