Tải bản đầy đủ (.doc) (139 trang)

Thực trạng chăn nuôi bò sữa tại huyện ba vì hà nội và bước đầu tính toán phát thải khí nhà kính (CH4) trong chăn nuôi bò sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------

NGUYỄN VĂN HƯNG

THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI BÒ SỮA
TẠI HUYỆN BA VÌ - HÀ NỘI VÀ BƯỚC ĐẦU
TÍNH TOÁN PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH (CH4)
TRONG CHĂN NUÔI BÒ SỮA

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------

NGUYỄN VĂN HƯNG

THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI BÒ SỮA
TẠI HUYỆN BA VÌ - HÀ NỘI VÀ BƯỚC ĐẦU
TÍNH TOÁN PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH (CH4)
TRONG CHĂN NUÔI BÒ SỮA
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số ngành: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:


1. GS.TS. Từ Quang Hiển
2. GS. TS. Vũ Chí Cương

Thái Nguyên - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả
trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo
vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giup đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hưng


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực
của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tập thể cá nhân
trong và ngoài trường.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với GS.
TS. Từ Quang Hiển, GS.TS. Vũ Chí Cương, các thầy đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ
bảo tôi hết sức tận tnh trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Khoa Chăn nuôi thú y,
Bộ phận Sau Đại học - Phòng Đào tạo, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Viện Chăn
nuôi đã góp ý, chỉ bảo để luận văn của tôi được hoàn thành.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cán bộ Trung tâm Phát triển chăn nuôi
Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì – Viện chăn nuôi, cán bộ và
nhân dân huyện Ba Vì - Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện
đề tài của mình.
Để hoàn thành luận văn này tôi còn nhận được sự động viên khích lệ của
người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn những tnh cảm
cao quý đó.
Hà Nội, ngày

tháng 12 năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hưng


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ........................................................................ viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... ix MỞ
ĐẦU .....................................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài

...................................................................................1
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
............................................................................2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .........................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4
1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi bò
sữa....................................................4
1.1.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ
............................................................................4
1.1.2. Khả năng sinh sản của bò và các yếu tố ảnh hưởng..................................5
1.1.3. Sức sản xuất của bò sữa và các yếu tố ảnh hưởng
....................................7
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò sữa
.................................13
1.2.1. Môi trường tự nhiên
................................................................................13
1.2.2. Môi trường kinh tế - xã hội .....................................................................14
1.3. Nghiên cứu về phát thải khí nhà kính ............................................................19
1.4. Tình hình chăn nuôi bò sữa trong và ngoài nước...........................................20
1.4.1. Khái quát tình hình chăn nuôi bò sữa trên thế giới
.................................20
1.4.2. Tình hình chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam và Hà Nội................................25
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..30
2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................30
2.2. Địa điểm nghiên cứu: .....................................................................................30


4

2.3. Thời gian nghiên cứu .....................................................................................30

2.4. Nội dung nghiên cứu. .....................................................................................30
2.5. Phương pháp nghiên
cứu................................................................................30


5

2.5.1. Phương pháp nghiên cứu cho nội dung nghiên cứu 1: Thực trạng chăn
nuôi bò sữa tại huyện Ba Vì - Hà Nội. ..............................................................30
2.5.2. Phương pháp nghiên cứu cho nội dung nghiên cứu 2: Bước đầu tính
toán phát thải khí nhà kính (CH4) trong chăn nuôi bò sữa.
......................................33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................36
3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Ba Vì ..................................36
3.1.1. Vị trí địa lý của huyện Ba Vì ..................................................................36
3.1.2. Điều kiện khí hậu thời tiết của huyện Ba Vì ...........................................37
3.1.3.Tình hình sử dụng đất của huyện Ba Vì...................................................37
3.1.4. Tình hình dân số và lao động của huyện Ba Vì ......................................39
3.1.5. Cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp..........................................................42
3.2. Thực trạng chăn nuôi bò sữa tại các xã nghiên cứu .......................................47
3.2.1. Chăn nuôi bò sữa tại 3 xã nghiên cứu giai đoạn (2010 - 2014) .............47
3.2.2. Một số thông tin về các hộ chăn nuôi bò sữa
..........................................49
3.2.3. Cơ cấu giống và cơ cấu đàn bò sữa tại các nông hộ ...............................51
3.2.4. Quy mô chăn nuôi bò sữa nông hộ giai đoạn (2010 - 2014)...................52
3.2.5. Thức ăn và dinh dưỡng trong chăn nuôi bò sữa......................................54
3.2.6. Các hoạt động chăn nuôi khác trong nông hộ .........................................56
3.2.7. Công tác thú y và tnh hình dịch bệnh trong chăn nuôi bò sữa...............57
3.2.8. Một số chỉ tiêu về sinh sản ......................................................................59
3.2.9. Khả năng sản xuất của bò sữa .................................................................64

3.2.10. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa ..............................................66
3.3. Bước đầu tính toán phát thải khí nhà kính (CH4) trong chăn nuôi bò sữa. ...69
3.3.1. Đặc điểm về thức ăn cho bò sữa tại Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ
Ba Vì, Viện chăn nuôi .......................................................................................69
3.3.2. Hiện trạng phát thải khí methane từ chăn nuôi bò
sữa............................70
3.3.3. Một số kịch bản nâng cao năng suất sữa và giảm phát thải khí nhà kính
từ bò tiết sữa bằng cách thay đổi khẩu phần ăn
................................................71


6

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................77
4.1. Kết luận ..........................................................................................................77
4.2. Đề nghị ...........................................................................................................78
PHỤ LỤC ..................................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................79


7

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Năng suất sữa bình quân của bò ở một số nước
.......................................22
Bảng 1.2. Số lượng bò sữa ở một số nước ................................................................24
Bảng 1.3. Phân bố đàn bò sữa theo vùng sinh thái ...................................................26
Bảng 1.4. Sản lượng sữa tươi sản xuất hàng năm 2001 - 2014.................................27
Bảng 1.5. Số lượng bò sữa và sản lượng sữa bò của Hà Nội từ 2001 - 2015 ...........28
Bảng 2.1. Số lượng các mẫu điều tra tại 3 xã nghiên cứu.........................................31

Bảng 2.2. Giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn được sử dụng để ước tính lượng
CH4 phát thải từ chăn nuôi bò sữa.............................................................................34
Bảng 2.3. Hiện trạng dinh dưỡng cho bò sữa tại nông hộ.........................................34
Bảng 2.4. Thử nghiệm khẩu phần khác nhau nhằm nâng cao năng suất
sữa............35
Bảng 3.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của huyện Ba Vì (2012-2014).......38
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Ba Vì (2012-2014)...................40
Bảng 3.3. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt của huyện Ba Vì (2012-2014).........43
Bảng 3.4. Tình hình phát triển chăn nuôi ở huyện Ba Vì (2010-2014) ....................44
Bảng 3.5. Kết quả phát triển đàn bò sữa tại 3 xã nghiên cứu (2010-2014) ..............48
Bảng 3.6. Một số thông tin về hộ chăn nuôi bò sữa..................................................49
Bảng 3.7. Cơ cấu đàn bò sữa tại 3 xã nghiên cứu .....................................................52
Bảng 3.8. Quy mô đàn bò sữa tại các nông hộ..........................................................53
Bảng 3.9. Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi bò sữa (n= 40) .....................................55
Bảng 3.10. Các hoạt động chăn nuôi khác trong nông hộ ........................................57
Bảng 3.11. Một số bệnh trên đàn bò sữa nuôi tại nông hộ ở 3 xã nghiên
cứu..........58
Bảng 3.12. Tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu ............................................59
Bảng 3.13. Khối lượng phối giống lần đầu và khối lượng đẻ lứa đầu ......................61
Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu sinh sản đàn bò sữa ở 3 xã nghiên cứu ..........................61
Bảng 3.15. Khoảng cách lứa đẻ của bò sữa nuôi ở 3 xã nghiên cứu (ngày) .............63
Bảng 3.16. Thời gian cho sữa thực tế và năng suất sữa ............................................64
Bảng 3.17. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng sữa (n=16) .....................................65


vii

Bảng 3.18. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa theo quy mô hộ chăn nuôi
(đồng) ........................................................................................................................67
Bảng 3.19. Thức ăn cho bò sữa ở nông hộ................................................................69

Bảng 3.20. Phát thải khí CH4 từ đường tiêu hóa của bò ở các nông hộ bò sữa ........70
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của tỷ lệ thức ăn tinh, ..........................................................72
thô trong khẩu phần đến năng suất sữa và phát thải khí CH4 từ bò
sữa....................72
Bảng 3.22. Ảnh hưởng các loại thức ăn thô trong khẩu phần đến năng suất sữa
và phát thải khí CH4 từ bò sữa
.......................................................................................73
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của sử dụng cây ngô ủ chua trong khẩu phần đến năng suất
sữa và phát thải khí CH4 từ bò sữa
............................................................................75


8

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Địa giới hành chính của các xã nghiên cứu ..............................................36
Hình 3.2. Biểu đồ số lượng đàn bò sữa qua các năm của huyện Ba Vì ....................45
Hình 3.3. Biểu đồ phân bố đàn bò sữa của huyện Ba Vì ..........................................46
Hình 3.4. Cơ cấu giống bò sữa tại 3 xã nghiên cứu ..................................................51
Hình 3.5. Biểu đồ quy mô chăn nuôi bò sữa tại các nông hộ ...................................54


9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cs

: Cộng sự

Cv%


: Hệ số biến động của số trung bình

CNBS

: Chăn nuôi bò sữa

CNH - HĐH

: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

ĐVT

: Đơn vị tính

F1

: Con lai giữa bò đực HF và bò cái lai Sind

F2

: Con lai giữa bò đực HF và bò cái F1

F3

: Con lai giữa bò đực HF và bò cái F2

HF

: Holstein Friesian


Kg

: Kilogam

KL

: Khối lượng

KHKT

: Khoa học kỹ thuật



: Lao động

NXB

: Nhà xuất bản

NN & PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PTCN

: Phát triển chăn nuôi

SE


: Standard Error - Sai số của số trung bình

TT

: Thứ tự



: Thức ăn

TB

: Trung bình

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TL

: Tỷ lệ
: Giá trị trung bình


1

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi bò sữa đã bắt đầu phát triển ở Việt Nam 50 năm, nhưng kể từ

năm
2001 sau khi có Quyết định 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng
Chính phủ về một số biện pháp phát triển đàn bò sữa Việt Nam giai đoạn 20012010 thì chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam mới thực sự phát triển. Nhờ có chính sách
này, ngành chăn nuôi bò sữa ở m ộ t s ố v ù n g đ ã đ ó n g g ó p m ộ t p h ầ n
q u a n tr ọ n g v à o c ơ c ấ u t h u n h ậ p c ủ a n h i ề u n ô n g h ộ . T h u nhập
từ chăn nuôi b ò s ữ a đã trở thành nguồn thu nhập đáng kể của nhiều hộ chăn
nuôi. Tốc độ tăng trưởng bình quâ n hàng năm của đàn b ò s ữ a l ê n t ớ i 3 0 %
trong giai đoạn 2001
- 2009 (Đỗ Kim Tuyên, 2009) [28].
Trong những năm vừa qua, Hà Nội là địa phương có đàn bò sữa tăng trưởng
nhanh cả về số lượng và chất lượng. Năm 2014 tổng đàn bò sữa của thành phố

14.057 con, tăng 6,5% so với năm 2013. Sản lượng sữa đạt 32,03 ngàn tấn, tăng
9,7% so cùng kỳ năm 2013. Thành phố Hà Nội quy hoạch 7 tiểu vùng sinh thái nông
nghiệp cho phát triển chăn nuôi bò sữa, trong đó huyện Ba Vì là một tiểu vùng
chăn nuôi bò sữa phát triển nhất. Năm 2001 tổng đàn bò sữa của huyện là 1.035
con, đến năm 2014 tổng đàn bò sữa của huyện là 8.045 con, chiếm 64% tổng đàn
bò sữa trên địa bàn thành phố (Niên giám thống kê Hà Nội, 2014)[22].
Bên cạnh đó, hàng năm sản xuất chăn nuôi, chủ yếu là chăn nuôi gia súc nhai
lại, tạo ra khoảng 86 triệu tấn khí methane (CH4), đóng góp tới 18% tổng lượng khí
thải nhà kính (Steinfeld và cs., 2006)[64]. Lượng methane có xu hướng ngày càng
tăng do số lượng gia súc tăng nhanh trên phạm vi toàn thế giới. Theo Moss và cs
(2000)[62] methane từ gia súc nhai lại chiếm khoảng 30-40% tổng lượng methane
thải ra từ cơ quan tiêu hóa của động vật trên toàn cầu. Việc phát thải khí nhà kính
từ chăn nuôi đang có khuynh hướng gia tăng do tăng cả về số lượng và quy mô
chăn nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu thịt, sữa ngày càng cao của con người
(Leng,


2


2008)[61]. Methane sản sinh trong dạ cỏ không chỉ gây nên hiệu ứng khí thải nhà
kính mà methane mất đi còn kéo theo mất đi khoảng 10% năng lượng của vật chủ
(Moss và cs, 2000)[62].


3

Thực tế, sản xuất chăn nuôi trong sản xuất kinh tế hộ gia đình rất đa dạng và
phong phú về cả loài, giống, quy mô, mức độ thâm canh, tiêu thụ sản phẩm; theo
vùng miền, tình hình kinh tế và trình độ kỹ thuật của người nông dân... đã tạo nên
sự đa dạng các mô hình, hệ thống chăn nuôi ở các địa phương. Do vậy, nghiên cứu
thực trạng chăn nuôi ở mỗi vùng là rất cần thiết và quan trọng, giúp ta có một cái
nhìn đầy đủ, khách quan nhất về thực trạng chăn nuôi của vùng nhằm đề ra những
giải pháp phát triển phù hợp. Chăn nuôi bò sữa tại Ba Vì còn gặp nhiều khó khăn
như thiếu vốn, thiếu đất trồng cỏ, việc chọn giống, quản lý, nhiều nông hộ còn
chưa chủ động đủ nguồn thức ăn thô xanh và vẫn còn nhiều hộ chăn nuôi theo
phương thức tận dụng.... Xuất phát từ những lý do và sự cần thiết trên nhằm tìm
hiểu đánh giá thực trạng của ngành chăn nuôi bò sữa và lượng phát thải khí nhà
kính (CH4), chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng chăn nuôi bò sữa tại
huyện Ba Vì - Hà Nội và bước đầu tnh toán phát thải khí nhà kính (CH4) trong
chăn nuôi bò sữa”.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá thực trạng, tiềm năng phát triển chăn nuôi bò sữa tại 3 xã Tản
Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
- Xác định năng suất, hiệu quả kinh tế, thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi

sữa theo quy mô nông hộ.
- Thấy được những điểm mạnh cũng như những hạn chế của hiện trạng chăn

nuôi bò sữa để từ đó đề ra các giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy chăn nuôi bò
sữa của huyện Ba Vì - Hà Nội, ngày càng phát triển hiệu quả, giảm thiểu tác động
phát thải khí nhà kính trong (CH4).
1.2.2. Yêu cầu
- Thu thập đầy đủ, chính xác các thông tin và số liệu liên quan đến các quy
mô chăn nuôi bò sữa của vùng nghiên cứu.
- Đánh giá hiện trạng, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa ở các nông hộ.
- Đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi bò sữa bền vững ở huyện Ba Vì,
Hà Nội.
- Ước tính lượng phát thải khí nhà kính(CH4) trong chăn nuôi bò sữa.


4

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học:
- Đưa ra những cơ sở khoa học, thực tiễn cho định hướng phát triển
chăn nuôi bò sữa bền vững của huyện Ba Vì và Thành phố Hà Nội trong những năm
tiếp theo.
- Bước đầu tính toán được lượng phát thải khí nhà kính (CH4) trong chăn
nuôi bò sữa.
* Về ý nghĩa thực tễn:
- Đề tài góp phần khảo sát, đánh giá thực trạng chăn nuôi bò sữa ở huyện Ba
Vì - Hà Nội thấy được những điểm mạnh, điểm hạn chế, cơ hội và thách thức để từ
đó giúp đề ra những chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở huyện Ba Vì - Hà Nội
một cách hiệu quả và bền vững.
- Việc xác định được lượng phát thải khí nhà kính (CH4) là cơ sở khoa học
quan trọng cho việc xác định quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò sữa hợp lý trong nông
hộ.



5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi bò sữa
1.1.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Các yếu tố khí hậu, thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến trao đổi nhiệt của cơ
thể và do vậy mà ảnh hưởng đến khả năng thu nhận thức ăn, sức khỏe của bò. Các
yếu tố đó bao gồm nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, thời gian chiếu sáng, gió, bức xạ,
trong đó yếu tố nhiệt độ và ẩm độ giữ vai trò quan trọng nhất. Theo Mai Thị
Thơm và Nguyễn Xuân Trạch (2004)[35] các yếu tố khí hậu, thời tiết ảnh hưởng
không thuận lợi đến sức khỏe và sức sản xuất của bò sữa thông qua hai con đường.
Ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ và ẩm độ cao lên cơ thể con vật và ảnh hưởng
gián tiếp qua chất lượng thức ăn và bệnh tật.
Nhiệt độ không khí từ 10 - 200C, ẩm độ từ 55-65% là điều kiện lý tưởng cho
sinh trưởng phát triển và sản xuất của bò. Ở bò sữa, việc tiết mồ hôi là biện pháp
chính để thải nhiệt. Quá trình này bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường và ẩm độ
không khí. Nhiệt độ được ổn định trong cơ thể trong một giới hạn khá hẹp và các
quá trình sinh lý trong điều kiện trao đổi chất bình thường . Bò sữa là động vật
đẳng nhiệt, để duy trì được trạng thái đẳng nhiệt, bò cần trạng thái cân bằng nhiệt
với môi trường. Bò sữa thích hợp nhất với khoảng nhiệt độ từ 5-250C, đây là nhiệt
độ trung tính. Khi nhiệt độ > 250C, bò sữa đạt tới điểm mà tại đó chúng không thể
làm mát cơ thể được nữa và rơi vào trạng thái stress nhiệt.
Mọi sự thay đổi về môi trường đều đe dọa và ảnh hưởng đến cân bằng
trao đổi chất ở bò sữa. Ở bò sữa khi năng suất tăng, thì nhiệt độ sinh ra cũng tăng
lên với quá trình tiêu hóa một lượng lớn thức ăn. Do vậy, bò sữa năng suất cao,
chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ môi trường lớn hơn ở bò sữa năng suất
thấp và có mức độ trao đổi chất lớn hơn, trao đổi chất và năng suất luôn đi song
song với nhau, bò sữa năng suất cao chịu ảnh hưởng stress nhiệt cao hơn vì vùng

trung hòa nhiệt của chúng giảm thấp. Khi năng suất sữa tăng, lượng thu nhận thức
ăn tăng dần, dẫn đến nhiệt sản xuất ra trong cơ thể tăng. Theo Silarikove stress
nhiệt làm tăng sự mất


6

dịch từ cơ thể vì tăng hô hấp và tiết mồ hôi, nếu quá trình này tiếp tục đến một lúc
nào đó cơ thể mất sự kiểm soát sẽ đe dọa đến khả năng điều khiển nhiệt và hệ tim
mạch. Để chống lại stress nhiệt gia súc thực hiện các đáp ứng về thần kinh và thể
dịch trong việc điều hòa thân nhiệt.
Theo Shearer và Beede khi chỉ số nhiệt ẩm ≤ 72 bò sữa ôn đới bắt đầu có
dấu hiệu stress; THI nằm trong khoảng 79-89 bò sẽ rơi vào tình trạng stress nhiệt
nặng. Trong khi đó ở giới hạn THI 79 – 89 thì ảnh hưởng của stress nhiệt với bò sữa
lai F1 nuôi tại Ba Vì trong mùa hè không rõ.
Bò F2 biểu hiện stress nhiệt nặng hơn bò F1 (Vương Tuấn Thực, 2005)[42].
Trong điều kiện stress nhiệt, quá trình trao đổi chất (trao đổi muối khoáng, trao
đổi nước), hoạt động tiêu hóa bị ảnh hưởng, khi bò stress nhiệt, Na trong nước
tiểu tăng, bổ sung thêm Na và K cao hơn tiêu chuẩn thấy năng suất sữa tăng lên
đáng kể.
1.1.2. Khả năng sinh sản của bò và các yếu tố ảnh hưởng
1.1.2.1. Các chỉ têu đánh giá khả năng sinh sản
Tính trạng sinh sản trong chăn nuôi bò sữa là tính trạng quan trọng vì sinh
sản với bò sữa không chỉ đơn thuần là để duy trì nòi giống, mà còn để tạo ra sản
phẩm (sữa), nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò
sữa. Các chỉ tiêu đánh giá sinh sản của bò gồm:
a) Tuổi phối giống lứa đầu
Cũng như các loài gia súc khác thời gian thành thục về tính của bò thường
sớm hơn thời gian thành thục về thể vóc, với bò khi mới đạt 30-40% khối lượng
trưởng thành bò đã thành thục về tính. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải chọn thời

điểm phối giống lần đầu phù hợp, nếu phối quá sớm sẽ ảnh hưởng đến khả
năng phát triển của bò mẹ và khối lượng bê sơ sinh, ảnh hưởng đến khả năng sinh
sản và sức sản xuất của bò sữa. Theo tác giả Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm
(2004)[35] tuổi phối giống lần đầu tiên của bò vàng Việt Nam là 20 - 24 tháng tuổi,
bò laisind là 18 - 24 tháng tuổi, bò HF từ 15 - 20 tháng tuổi.
b) Tuổi đẻ lứa đầu


7

Tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào yếu tố di truyền, ngoại cảnh, chế độ nuôi
dưỡng, chăm sóc bê, khí hậu và ảnh hưởng sinh trưởng, phát dục của giống. Do
thời


8

gian mang thai của bò ít biến động nên tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào tuổi
phối giống lần đầu. Tuổi đẻ lứa đầu của giống bò lai có khuynh hướng tăng dần
theo sự tăng tỷ lệ máu bò ôn đới. Theo Tăng Xuân Lưu (1999)[19] tuổi đẻ lứa đầu
của bò F1 là 38,47 tháng, bò F2 là 38,87 tháng.
c) Khoảng cách lứa đẻ
Như đã đề cập, thời gian mang thai của bò cơ bản ổn định, vì vậy khoảng
cách lứa đẻ phụ thuộc lớn vào thời gian có chửa trở lại sau đẻ. Về lý thuyết khoảng
cách lứa đẻ lý tưởng là 12 tháng, song trong thực tế do nhiều nguyên nhân khách
quan cũng như chủ quan như đặc điểm phẩm giống, chế độ chăm sóc nuôi
dưỡng, kỹ thuật cạn sữa, kỹ thuật phối giống làm cho khoảng cách lứa đẻ thường
kéo dài
390 – 420 ngày hoặc hơn (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004)[35]. Để
nâng cao sản lượng sữa và số bê sinh ra trong một đời gia súc đòi hỏi chúng ta phải

thực hiện tốt và đồng bộ các yếu tố từ chăm sóc nuôi dưỡng, đến kỹ thuật vắt sữa,
cạn sữa và thụ tinh nhân tạo để rút ngắn khoảng cách lứa đẻ.
D) Hệ số phối giống
Hệ số phối giống là số lần phối đến khi thụ thai. Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật khá quan trọng trong chăn nuôi bò sữa. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào chất
lượng phẩm giống, điều kiện khí hậu, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, kỹ thuật
thụ tinh nhân tạo và chất lượng tinh dịch. Hệ số phối giống trên đàn bò lai hướng
sữa của Vĩnh Thịnh F1 là 2,13 và F2 là 2,37 (Mai Thị Thơm, 2004)[29].
1.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh
sản
Khả năng sinh sản của bò sữa liên quan chặt chẽ và phụ thuộc vào hai yếu tố
di truyền và ngoại cảnh, các giống khác nhau khả năng sinh sản khác nhau. Khả
năng sinh sản của bò sữa được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu như tuổi đẻ lứa đầu,
tuổi phối giống lứa đầu. Các chỉ tiêu này có hệ số di truyền thấp nên chúng
chịu tác động mạnh của yếu tố ngoại cảnh bao gồm thức ăn, dinh dưỡng,
chuồng trại, vệ sinh thú y. Trên thực tế việc xác định mức độ ảnh hưởng của mỗi
nhân tố riêng biệt trong sự chi phối chung là rất khó khăn.
a) Yếu tố di truyền


9

Yếu tố di truyền phụ thuộc vào đặc tính của giống, những chỉ tiêu có hệ số di
truyền càng cao phụ thuộc vào đặc tính phẩm giống càng lớn. Theo nghiên cứu của


10

Nguyễn Thị Hoa (2007)[16] trên đàn bò lai hướng sữa nuôi tại Nghĩa Đàn – Nghệ
An thì tuổi phối lần đầu ở bò F1 là 15,2 tháng; bò F2 là 16,23 tháng và bò F3 là 17,15

tháng. Khoảng cách lứa đẻ của bò F1 là 391,03 ngày; bò F2 là 401,63 ngày và bò F3
là 417,1 ngày. Theo Vũ Chí Cương và Cs (2006)[8] nghiên cứu trên bò lai F2 và F3
nuôi ở Phù Đổng, Ba Vì, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận cho
biết tuổi đẻ lứa đầu của toàn đàn trong vùng là 26,65 và 27,71 tháng.
b) Yếu tố ngoại cảnh
Yếu tố ngoại cảnh bao gồm điều kiện khí hậu, thức ăn dinh dưỡng, chuồng
trại, vệ sinh thú y... ảnh hưởng lớn đến sức sinh sản của bò sữa. Điều kiện dinh
dưỡng thấp sẽ kìm hãm sinh trưởng của bò cái tơ làm chậm thời gian đưa vào sử
dụng. Đối với bò trưởng thành khi kéo dài thời gian phục hồi sau đẻ, giảm khả năng
sinh sản. Ngược lại nếu dinh dưỡng quá nhiều, nhất là gluxit sẽ làm cho bò quá
béo, buồng trứng bị tích lũy mỡ nên giảm hoạt động chức năng sinh sản (Nguyễn
Xuân Trạch và cs, 2006)[36].
1.1.3. Sức sản xuất của bò sữa và các yếu tố ảnh hưởng
1.1.3.1. Sức sản xuất của bò sữa
Trong chăn nuôi bò sữa sản phẩm chính thu được là sữa và bê, trong đó sữa
là sản phẩm quan trọng tạo ra lợi nhuận tức thì, chiếm phần lớn tổng thu bán sản
phẩm. Khả năng sản xuất sữa của bò được đánh giá thông qua các chỉ tiêu.
a) Thời gian cho sữa
Thời gian cho sữa thực tế và lượng sữa sản xuất ra trên một ngày quyết
định sản lượng sữa. Thông thường thời gian cho sữa lý tưởng của bò là 300 - 305
ngày. Tuy nhiên vì chỉ tiêu này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, điều kiện
môi trường, thức ăn... nên thường biến động trong khoảng lớn. Theo kết quả
nghiên cứu đàn bò lai hướng sữa HF của Nguyễn Quốc Đạt và cs (1998)[13] cho
thấy thời gian cho sữa dài nhất ở bò F2 là 307,54 ngày, sau đó là bò F1 là 306,02
ngày và ngắn nhất ở bò F3 là 302,4 ngày.
b) Sản lượng sữa
Sản lượng sữa là chỉ tiêu quan trọng cho phép đánh giá phẩm chất con giống,
nó quyết định đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa. Tính trạng này
phụ



11

thuộc rất nhiều vào yếu tố di truyền và các yếu tố ngoại cảnh, cho nên các giống
khác nhau, điều kiện nuôi dưỡng khác nhau, chu kỳ cho sữa khác nhau, sản lượng
sữa sẽ khác nhau. Bò HF nhập từ Úc nuôi ở Mộc Châu có sản lượng sữa 4.365 kg,
Lâm Đồng đạt 3.877 kg (Nguyễn Hữu Lượng và cs, 2007)[18]. Bò HF nuôi ở Cu Ba có
sản lượng sữa bình quân 4.099 kg; ở Mộc Châu đạt 3.766 kg, còn ở Lâm Đồng là
3.315 kg (Trần Công Thành, 2000)[40].
Theo Cục chăn nuôi sản lượng sữa bình quân năm 2013 năng suất sữa ở bò lai
HF đạt 4.280 kg/chu kỳ (305 ngày); ở bò thuần HF đạt 5.600 kg/chu kỳ (305 ngày).
c) Chất lượng sữa
Chất lượng sữa được đánh giá thông qua hai chỉ tiêu cơ bản quan trọng là
mỡ và protein trong sữa. Tỷ lệ mỡ cao thì giá trị năng lượng của sữa cao, tỷ lệ
protein cao thì giá trị dinh dưỡng của sữa cao.
Tỷ lệ protein sữa là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá chất lượng sữa. Các
loại bò sữa khác nhau thì tỷ lệ protein sữa khác nhau. Nghiên cứu của Nguyễn
Ngọc Thiệp (2003)[30] trên đàn bò sữa lai F1, F2, F3 nuôi tại Lâm Đồng cho kết quả
tỷ lệ protein sữa lần lượt là 3,09 ± 0,13; 3,02 ± 0,15 và 2,82 ± 0,01.
Tỷ lệ mỡ sữa là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng và giá trị kinh tế của
sữa. Bò HF nuôi ở Mộc Châu có tỷ lệ mỡ sữa là 3,4 - 3,8%, bò sữa ở Phù Đổng có
tỷ lệ mỡ sữa là 4,89%, bò lai có tỷ lệ mỡ sữa là 3,4 - 383% (Nguyễn Xuân Trạch,
Mai Thị Thơm, 2004)[35].
1.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng
sữa
a) Giống
Các giống khác nhau cho sản lượng sữa khác nhau. Giống bò sữa HF đạt năng
suất 5.000 – 8.000 kg/chu kỳ với tỷ lệ mỡ sữa từ 3,2 - 3,8%, giống bò Jersey đạt
năng suất trung bình 2.800 - 3.500 kg/chu kỳ; tỷ lệ mỡ sữa 5,8 - 6,0%; Bò lai Hà Ấn
F1 cho sản lượng sữa 2.800 – 2.900 kg/chu kỳ với tỷ lệ mỡ sữa 3,24%; Bò laisind

bình quân đạt 700 – 1.200 kg/chu kỳ với tỷ lệ mỡ sữa 5 - 6%. Các giống chuyên sản
xuất thịt như các giống bò Charolais, Hereford lượng sữa chỉ đủ nuôi con.


12

Giống là yếu tố cơ bản quyết định đến năng suất và sản lượng sữa. Những
giống có sức sản xuất sữa cao thuờng là những giống chuyên môn hoá theo
huớng


13

sữa. Thí dụ giống bò HF có sản lượng sữa 5.500 - 6.000 kg, bò Brown Swiss 3.100 3.200 kg và bò Sind, bò Sahiwal 1.200 - 2.700 kg sữa/chu kỳ (Nguyễn Văn Thưởng,
1995)[32]. FAO (2000, dẫn theo Trần Đình Miên, 2002)[20], cho biết mặt bằng sản
lượng sữa trên thế giới đã ngang 6.000 lít/chu kỳ, ở một số đàn cao sản cao
hơn, nhất là các nước Bắc Mỹ và châu Âu co những con đat 12.000 - 13.000 lít/chu
kỳ.
Mặc dù giống có ảnh huởng rất lớn đến năng suất sữa, nhưng hệ số di
truyền về năng suất sữa lại không cao. Theo Nguyễn Văn Thưởng (1995)[32] hệ số
di truyền về năng suất sữa biến động trong phạm vi 0,27 - 0,36. Theo Taylor và
Bogart (1998, dẫn theo Đặng Vũ Bình, 2002)[1] sản lượng sữa ở bò sữa có hệ số di
truyền là 0,25. Hệ số di truyền sản lượng sữa của bò HF nuôi ở Việt Nam theo
Phạm Văn Giới và Cs (2006)[14] là 0,32, còn theo Hoàng Thị Thiên Hương (2007)
[15] là 0,33
b) Tuổi có thai lần đầu
Thông thường bê thành thục về tính sớm hơn thành thục về thể vóc, vì vậy
cần chọn thời điểm phối giống lần đầu thích hợp để tránh ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng phát triển của cơ thể. Đối với các giống bò sữa nên tiến hành phối lần
đầu vào khoảng 16 -18 tháng tuổi, khi khối lượng đạt từ 65 – 70% thể trọng bò cái

trưởng thành. Tuổi phối giống lần đầu ở lứa tuổi muộn hơn có thể do nuôi dưỡng
kém, đã kìm hãm sự sinh trưởng của cơ thể, và thường kèm theo sự phát triển
kém của bầu vú, vì thế năng suất sữa thấp (Nguyễn Xuân Trạch và cs, 2006)[25].
c) Tuổi và lứa đẻ
Sản lượng sữa của bò có sự thay đổi rõ rệt phụ thuộc vào tuổi và thứ tự
lứa đẻ. Sản lượng sữa thu được ở lứa đẻ thứ nhất và lứa đẻ thứ hai thường thấp
hơn so với các lứa về sau đó. Số lượng sữa đạt được cao nhất ở lứa đẻ thứ 4 hoặc
5 và ổn định trong hai hoặc ba năm. Sau đó cơ thể càng già sản lượng sữa càng
giảm. Ở một số bò cái có cơ thể tốt, được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt có thể cho
sản lượng sữa cao đến lứa đẻ thứ 12, thậm chí đến lứa đẻ thứ 17 (Phùng Quốc
Quảng và Nguyễn Xuân Trạch, 2002)[24].
Theo Nguyễn Văn Thưởng (1995)[32], bò sữa cho sản lượng sữa cao nhất từ
chu kỳ thứ 4 đến chu kỳ thứ 6. Sản lượng sữa ở những chu kỳ này tăng khoảng 40


×