Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

THỰC TIỄN THỰC HIỆN các QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT về HÌNH THỨC GIAO đất CHO THUÊ đất TRÊN địa bàn HUYỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.84 KB, 35 trang )

0
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn
Phùng Trọng Quế đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực tập và làm chuyên đề báo cáo. Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn các
thầy giáo, cô giáo khoa Luật, Viện Đại học mở Hà Nội đã bằng những tri thức của
bản thân truyền đạt cho em trong suốt khoá học và tạo điều kiện cho em được tham
gia thực tập hai tháng tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tam Đường để
trau dồi kiến thức thực tiễn phục vụ cho công việc sau khi ra trường, tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu, chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các cán bộ, công chức
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tam Đường đã tạo điều kiện thuận lợi cho
em trong suốt quá trình thực tập. Bằng những tri thức chuyên môn hướng dẫn em
tham gia vào các công việc thực tế tại Phòng, xuống cơ sở giải quyết các tranh chấp
cũng như nắm bắt địa bàn. Dành nhiều thời gian cộng tác, trao đổi, nghiên cứu,
tổng hợp số liệu, trả lời những thắc mắc của em trong suốt quá trình thực tập.
Với thời gian thực tập ngắn, trình độ nhận thức của bản thân còn nhiều hạn
chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp của quý thầy cô, gia đình, bạn bè, các cán bộ, công chức công tác tại phòng để
chuyên đề báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tam Đường, ngày 25 tháng 07 năm 2018
Sinh viên thực hiện


MỤC LỤC

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ.................................................................0
PHẦN II: QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU VÀ THU THẬP THÔNG TIN....................4
1. Thời gian thu thập.............................................................................................4
2. Phương pháp thu thập thông tin........................................................................5


3. Nguồn thu thập thông tin...................................................................................5
4. Các thông tin thu thập được..............................................................................7
5. Xử lý thông tin thu thập được.........................................................................12
5.1. Nội dung pháp luật về giao đất và cho thuế đất...........................................12
5.2. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về giao đất và cho thuê đất
trên địa bàn huyện Tam Đường...........................................................................18
PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ............................................................27
1. Nhận xét về thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về hình thức giao đất
và cho thuê đất trên địa bàn huyện Tam Đường từ năm 2015 - năm 2017.........27
1.1. Những thuận lợi trong việc thực hiện các quy định pháp luật về hình thức
giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Tam Đường........................................27
1.2. Những khó khăn khi thực hiện các quy định pháp luật về giao đất và cho
thuê đất trên địa bàn huyện Tam Đường.............................................................28
2. Kiến nghị một số giải pháp khắc phục những khó khăn trong việc thực hiện
các quy định của pháp luật về hình thức giao đất và cho thuê đất ở huyện Tam
Đường..................................................................................................................29
KẾT LUẬN.........................................................................................................31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................32


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2015 – 2021 trên
địa bàn huyện Tam Đường:...................................................................................7
Bảng 2: Tổng hợp kết quả giao đất nông nghiệp, đất rừng cho tổ chức, cá nhân,
cộng đồng dân cư tại các xã trên địa bàn huyện Tam Đường từ năm 2015 - 2017. .8
Bảng 3: Kết quả giao đất trên địa bàn huyện Tam Đường năm 2015...................9
Bảng 4: Kết quả giao đất trên địa bàn huyện Tam Đường năm 2016...................9
Bảng 5: Kết quả giao đất trên địa bàn huyện Tam Đường năm 2017...................9
Bảng 6: Kết quả cho thuê đất trên địa bàn huyện Tam Đường năm 2015..................11

Bảng 7: Kết quả cho thuê đất trên địa bàn huyện Tam Đường năm 2016..................11
Bảng 8: Kết quả cho thuê đất trên địa bàn huyện Tam Đường năm 2017..................12
Bảng 6: Tổng hợp kết quả cho thuê đất trên địa bàn xã Mường Than từ năm
(2015 – 2017)......................................................................................................12
Bảng 7: Kết quả thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất từ năm 2015 đến năm 2017
tại địa bàn xã Mường Than..................................................................................12


1
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ
Ai cũng biết "Tấc đất là tấc vàng", đất đai không thể sinh sôi thêm được và
cũng không bao giờ mất giá. Hình thức giao đất, cho thuê đất là nội dung quan trọng
của quản lý nhà nước về đất đai, được hình thành trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân do
Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu. Nhà nước thực hiện trao quyền sử dụng đất cho các
đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua giao đất và cho thuê đất.
Theo quy định của Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành,
nội dung pháp luật về giao đất, cho thuê đất quy định về các vấn đề: căn cứ giao đất,
cho thuê đất; hình thức giao đất, cho thuê đất; thẩm quyền giao đất, cho thuê đất; thời
hạn giao đất, cho thuê đất; quy trình, thủ tục giao đất, cho thuê đất; giá đất được quy
định chi tiết cụ thể rõ ràng và việc giao đất và cho thuê đất phải đảm bảo các nguyên
tắc là phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đúng thẩm quyền; đúng đối
tượng; theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định; đúng hạn mức, thời hạn; do uỷ ban
nhân dân các cấp có thẩm quyền thực hiện. Việc giao đất, cho thuê đất được thực hiện
thông qua các hình thức Nhà nước có thu tiền và không thu tiền sử dụng. Trên cơ sở
Luật đất đai năm 2013, Chính phủ và các bộ đã ban hành nghị định, thông tư hướng
dẫn cụ thể hình thành hệ thống các quy định pháp luật tương đối đầy đủ và khá chặt
chẽ về giao đất, cho thuê đất, tạo cơ sở pháp lý để việc triển khai có hiệu quả việc giao
đất, cho thuê đất cho cá nhân, tổ chức sử dụng đất phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp đã dần đi vào nền nếp,
trở thành cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất, tạo điều kiện để kinh tế nông thôn phát triển; bảo đảm hài hòa

lợi ích giữa nhà đầu tư, người sử dụng và Nhà nước. Thẩm quyền giao đất, cho thuê
đất được phân cấp phù hợp với quá trình đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả
hoạt động của chính quyền địa phương. Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển
mục đích sử dụng đất đã được thực hiện theo đúng quy định. Đất được giao, cho thuê,
được chuyển mục đích cơ bản phù hợp với quy hoạch, kế hoạch được xét duyệt và quá
trình chuyển đổi cơ cấu đầu tư, cơ cấu lao động và bảo đảm quốc phòng - an ninh.
Chính sách về giá đất thời gian qua đã được quan tâm điều chỉnh theo hướng tiếp cận
cơ chế thị trường, từng bước phát huy nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội


2
và là cơ sở để từng bước giải quyết tốt hơn quyền lợi của người có đất bị thu hồi, đồng
thời góp phần hạn chế tham nhũng trong quản lý, sử dụng đất.
Theo tài liệu tổng kết thi hành Luật đất đai (2013) của Bộ Tài nguyên và Môi
trường, tổng diện tích đất đã được Nhà nước giao, cho thuê và công nhận quyền sử
dụng đất cho các đối tượng sử dụng là 24.996 nghìnha, chiếm 75,53% tổng diện tích tự
nhiên cả nước. Phân theo đối tượng sử dụng thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng
14.878 nghìn ha, chiếm 59,52% tổng diện tích đã giao, cho thuê; trong đó diện tích đất
nông nghiệp là 13.915 nghìn ha, chiếm 93,53% diện tích đất nông nghiệp mà Nhà
nước đã giao, cho thuê cho các đối tượng sử dụng. Các tổ chức trong nước sử dụng
9.735 nghìn ha chiếm 38,95 % tổng diện tích đã giao, cho thuê; trong đó diện tích đất
phi nông nghiệp 1.021 nghìn ha, chiếm 59,50% diện tích đất phi nông nghiệp Nhà
nước đã giao cho các đối tượng sử dụng. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được thuê sử
dụng 56 nghìn ha (chỉ chiếm 0,22% tổng diện tích đã giao, cho thuê), trong đó đất
nông nghiệp 30 nghìn ha (53,57%), đất phi nông nghiệp 26 nghìn ha (46,43%). Cộng
đồng dân cư được giao 325 nghìn ha (chiếm 1,30% tổng diện tích đã giao, cho thuê),
trong đó đất nông nghiệp 274 nghìn ha (1,10%), đất phi nông nghiệp 6 nghìn ha
(0,20%). Trên địa bàn huyện Tam Đường cũng đã thực hiện giao đất, cho thuê đất đối
với các hộ dân sinh sống trên địa bàn. Được khoa và Nhà Trường phân công thực tập
tại Phòng Tài nguyên và Môi Trường huyện Tam Đường. Trong thời gian 2 tháng em

nhận thấy vấn đề giao đất, cho thuê đất trên địa bàn vẫn còn gặp rất nhiều bất cập và
hạn chế do nhiều nguyên nhân, gây khó khăn cho đội ngũ cán bộ, công chức trong việc
thực thi công vụ. Để công tác quản lý nhà nước về đất đai được đảm bảo chặt chẽ,
tránh lãng phí tài nguyên đất, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả phát
huy tối đa tiềm năng và nguồn lực về đất góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn
huyện Tam Đường. Em quyết định lựa chọn chuyên đề “Thực tiễn thực hiện các quy
định pháp luật về hình thức giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Tam Đường
từ năm 2015 đến năm 2017” làm chuyên đề báo cáo thực tập. Đây là lần đầu tiên tiếp
xúc, việc nghiên cứu báo cáo thực tập kết hợp cả tính lý luận và thực tiễn cùng với
phạm vi nghiên cứu khá rộng, thời gian ngắn nên chất lượng chuyên đề còn nhiều hạn
chế và không tránh khỏi những thiếu xót vì vậy em rất mong nhận được sự quan tâm
chỉ bảo của quý thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn!
Trong chuyên đề này em tập trung triển khai một số nội dung sau:


3
- Giới thiệu chuyên đề
- Trình bày quá trình tìm hiểu thu thập thông tin nơi thực tập:
+ Thời gian thu thập;
+ Phương pháp thu thập;
+ Nguồn thu thập tư liệu và các thông tin thu thập được;
+ Xử lý thông tin đã thu thập được (Phân tích, bình luận, đánh giá).
- Nhận xét và kiến Nghị:
+ Nhận xét
+ Kiến nghị


4
PHẦN II: QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU VÀ THU THẬP THÔNG TIN
Tìm hiểu và thu thập thông tin là một việc quan trọng trong quá trình thực tập

của sinh viên bởi qua quá trình này sinh viên được bổ sung thêm kiến thức thực tiễn tại
Phòng Tài nguyên và Môi Trường cũng như trang bị những kỹ năng cần thiết phục vụ
cho công việc sau khi sinh viên tốt nghiệp, và điều quan trọng trước mắt là giúp sinh
viên hoàn thành tốt việc viết chuyên đề báo cáo thực tập. Nhận thức được tầm quan
trọng của quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin bản thân em đã định hướng trước
chuyên đề ngay từ những buổi đầu thực tập để nghiên cứu tìm hiểu, thu thập các số
liệu phục vụ cho nội dung chuyên đề báo cáo đạt chất lượng.
1. Thời gian thu thập
Được sự giúp đỡ của quý cơ quan nơi thực tập, đặc biệt là sự giúp đỡ của lãnh
đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, các cán bộ, công chức trong quá trình thực tập
mà em được tham gia vào rất nhiều công việc tại phòng, thu thập được nhiều số liệu
thực tiễn mang tính xác thực. số liệu chủ yếu được thu thập từ các báo cáo tháng, báo
cáo năm, báo cáo quý và các sổ lưu trữ tại Phòng cũng như các báo cáo chuyên môn
của các công chức. Đặc biệt em chú ý tìm hiểu báo cáo của công chức chuyên môn
thuộc lĩnh vực đất đai qua các năm từ năm 2015 đến 6 tháng đầu năm 2018. Tuy nhiên
các số liệu trích dẫn đưa vào bài viết không đơn giản thuần tuý như đã thu thập mà còn
thông qua quá trình đánh giá, phân tích, tổng hợp đưa ra nhận xét rút ra bản chất của
vấn đề thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về hình thức giao đất, cho thuê đất
trên địa bàn. Quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin được thực hiện ngay từ những
ngày đầu tiên đến Phòng Tài nguyên và Môi Trường thuộc Uỷ ban nhân dân huyện
Tam Đường và trong suốt quá trình thực tập đến khi hoàn thành chuyên đề. Với tinh
thần hăng say, nhiệt tình, tâm huyết, ham học hỏi của một sinh viên thực tập đã giúp
em hoàn thành tốt quá trình thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho chuyên đề.
Các thông tin em thu thập được cụ thể như sau:
+ Nghiên cứu các văn bản pháp luật liên quan đất đai đặc biệt là các
chế định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất tập chung
vào chế định cho thuê đất thuộc thẩm quyền của phòng Tài Nguyên và Môi
trường trên địa bàn huyện Tam Đường.
+ Khảo sát bản đồ địa chính để thống kê số lượng đất chưa sử dụng, chưa
giao và cho thuê trên địa bàn huyện Tam Đường;



5
+ Trực tiếp xuống cơ sở các hộ dân được Uỷ ban nhân dân huyện ra quyết
định giao đất và cho thuê đất.
+ Nghiên cứu tìm hiểu hồ sơ giao đất, cho thuê đất của một số tổ chức, cá
nhân trên địa bàn.
Việc này giúp em nắm bắt và hiểu về thủ tục và nội dung hồ sơ giao đất cũng
như cho thuê đất trên địa bàn.
+ Tìm hiểu các trường hợp khiếu nại, tố cáo vi phạm cho thuê đất.
+ Ngoài các thông tin thu thập được tại đơn vị thực tập em còn nghiên cứu
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng báo, đài, ti vi, internet
2. Phương pháp thu thập thông tin
Để chuyên đề báo cáo đạt chất lượng và hiệu quả cần sử dụng các phương pháp
thu thập hợp lý. Phương pháp thu thập thông tin chính là cách thức, con đường sử
dụng để lấy thông tin sao cho được nhiều nhất và xử lý thông tin sao cho tốt nhất. Xuất
phát từ phương pháp luận của triết học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận
chung về nhà nước và pháp luật bản thân em đã sử dụng các phương pháp sau để vận
dụng vào chuyên đề báo cáo:
+ Phương pháp phân tích để phân tích các quy định pháp luật về giao đất và
cho thuê đất những ưu điểm, hạn chế thực tiễn diễn ra tại địa bàn huyện Tam Đường.
+ Phương pháp thống kê được sử dụng chủ yếu trên cơ sở các số liệu, tài liệu
thu thập được. tiến hành phân tích xử lý kẻ bảng phân tích mối tương quan giữa các
yếu tố về tình hình sử dụng đất, mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố về
tình hình sử dụng đất, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội và việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất.
+ Phương pháp tổng hợp được sử dụng nhằm tổng hợp đánh giá, nhận xét
những thông tin thu thập được từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu để hoàn thiện quy
định của pháp luật liên quan đến giao đất, cho thuê đất thuộc thẩm quyền của Uỷ ban
nhân dân huyện trên địa bàn huyện Tam Đường.

3. Nguồn thu thập thông tin
Thông tin, tài liệu em thu thập được chủ yếu là Phòng Tài nguyên và Môi
trường thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Tam Đường cung cấp. Bên cạnh đó bản thân em
còn thu thập thêm trên internet để nghiên cứu, tìm hiểu các văn bản pháp luật liên quan
đến đất đai nói chung, đến giao đất, cho thuê đất nói riêng. Khi lựa chọn chuyên đề


6
báo cáo em đã xác định sẽ phải cố gắng thu thập thật nhiều nội dung kiến thức thực
tiễn cho bài viết được phong phú và mang tính thuyết phục sâu sắc nên em đã định
hướng trước những thông tin mình sẽ thu thập ở đâu, trong văn bản luật nào, trong văn
bản nào của Phòng Tài nguyên và Môi trường? Em đã tổng hợp và thu thập thông tin
từ một số văn bản luật, dưới luật và báo cáo tại Phòng cụ thể như sau:
- Luật đất đai năm 2013;
- Các nghị định hướng dẫn thi hành luật đất đai năm 2013:
+ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính Phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;
+ Nghị định số 45/2015/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính Phủ quy định về
thu tiền sử dụng đất;
+ Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ tài nguyên và môi
trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
+ Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ tài nguyên và môi
trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất;
+ Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ tài nguyên và Môi
trường quy định về hồ sơ địa chính;
+ Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2014 của Bộ tài
nguyên và môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất, xây dựng,
+ Thông tư số 42/2014/TT-BTNMT ngày 29/07/2014 của Bộ tài nguyên và môi
trường về việc ban hành định mức kinh tế, kĩ thuật thống kê, kiểm kê đất đai và lập

bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
+ Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/06/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn
một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính
Phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.
+ Các văn bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu và uỷ ban nhân dân huyện
Tam Đường về giao đất, cho thuê đất trên địa bàn do Phòng Tài nguyên Môi trường
cung cấp;
+ Báo cáo tổng kết về việc giao đất, cho thuê đất trên địa bàn qua các năm
(2015, 2016, 2017, 6 tháng đầu năm 2018) thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân
dân huyện;


7
+ Bảng giá đất trên địa bàn do phòng Tài nguyên và Môi trường xây dựng căn
cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.
+ Ngoài ra còn có các tài liệu tham khảo khác.
4. Các thông tin thu thập được
Thời gian về thực tập tại phòng Tài nguyên và Môi Trường thuộc Uỷ ban nhân
dân huyện Tam Đường thông qua việc nghiên cứu tìm hiểu các thông tin trong các văn
bản pháp luật cũng như thực tiễn em đã chắt lọc và tóm gọn vào một số bảng sau:
Bảng 1: Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2015 – 2021
trên địa bàn huyện Tam Đường:
Nhịp độ tăng
Chỉ tiêu

2015

2016

trưởng giai


2017

đoạn 20152021

1. Tổng GDP tỷ đồng

405,0
giá 2015
+ Nông lâm nghiệp
209
+ Công nghiệp xây dựng 120
+ Dịch vụ
76
2. Tổng GDP tỷ đồng
684,2
giá hh
+ Nông lâm nghiệp
370
+ Công nghiệp xây dựng 254
+ Dịch vụ
60,2
3. Cơ cấu GDP %
100
+ Nông lâm nghiệp
51,6
+ Công nghiệp xây dựng 29,6
+ Dịch vụ
18,8


425

452

47

197
150
78

203
155
94

-6
35
18

690.1

691,2

7

376,7
264,2
49,2
100
46,35
35,29

18,36

385,3
275,7
30,2
100
44,9
34,3
20,8

15,3
21,7
- 30
-6,1
4,7
2


8
Bảng 2: Tổng hợp kết quả giao đất nông nghiệp, đất rừng cho tổ chức, cá nhân,
cộng đồng dân cư tại các xã trên địa bàn huyện Tam Đường từ năm 2015 - 2017
S
T
T
1
2
3
4
5
6

7
8
9
1

Tổng

nuôi

trồng

thuỷ

Tổng

Đất sản xuất Đất

chính

số hộ

nông nghiệp

nghiệp

3
2
3
5
8

6
5
10
5

3,5
2,3
4,5
5,5
5,5
4,5
3,5
5,5
4,3

46,6
31,5
42,0
36,7
31,42
27,27
24,47
45,45
28,28

2,1
3,5
1,5
7,5
10

8,5
9,3
3,5
6,7

28
47,94
14,01
50
57,1
51,51
65,03
28,92
44,07

1,9
1,2
4,2
2
1,5
3,5
1,5
3,1
4,2

6

3,8

40,21


3,2

33,86

1.45

4

3,6

33,4

4,5

41,78

2,67

6

4,57

34,96

6,35

48,58

2,15


8

7,5

43,85

4,3

25,15

5,3

6

5,6

38,6

7,4

51,03

1,5

tích

(ha)
Xã Bản Bo
7,5

Xã Bản Hon
7,3
Xã Bình Lư
10,7
Xã Giang Ma 15
Xã Hồ Thầu
17,5
Xã Khun Há
16,5
Xã Nà Tăm
14,3
Xã Nùng Nàng 12,1
Xã Sơn Bình
15,2

Xã Sùng Phài 9,45
0
11 Xã Tà Lèng
10,77
1
Xã Thèn Xin
13,07
2
1 Thị trấn Tam
17,1
3 Đường
1
Xã Bản Giang 14,5
4


lâm

Đất

Đơn vị hành diện

sản
23,4
16,4
39,2
13,3
8,57
21,21
10,48
31
27,63
15,34
24,79
16,44
30,9

10,34


9
Bảng 3: Kết quả giao đất trên địa bàn huyện Tam Đường năm 2015
STT

Tên xã, thị trấn


Số tổ chức,cá Diện tích (ha)
nhân

1.
2
3.
4
5
6
7
8
8

Thị trấn Tam Đường
Xã Bình Lư
Xã Khun Há
Xã Bản Giang
Xã Hồ Thầu
Xã Sơn Bình
Xã Bản Bo
Xã Bản Hon
Tổng Số

Cơ cấu %

được

giao đất
3
5

4
3
4
2
3
4
28

3,5
5,7
7,75
10,7
4,75
6.8
8,9
7,5
55,6

6,29
10,25
13,9
19,24
8,54
12,23
16,0
13,55
100

Bảng 4: Kết quả giao đất trên địa bàn huyện Tam Đường năm 2016
STT


Tên xã, thị trấn

Số tổ chức,cá Diện tích (ha)
nhân

1.
2
3.
4
5
8

Thị trấn Tam Đường
Xã Nùng Nàng
Xã Nà Tăm
Xã Bản Giang
Xã Hồ Thầu
Tổng Số

Cơ cấu %

được

giao đất
2
4
5
2
3

16

2,2
6,5
6,55
4,3
3,5
23,05

9,36
28,1
28,4
18,65
15,49
100

Bảng 5: Kết quả giao đất trên địa bàn huyện Tam Đường năm 2017
STT

Tên xã, thị trấn

Số tổ chức, cá Diện tích (ha)
nhân

1.
2
3.
4
5
6

7
8
9

Cơ cấu %

được

giao đất
Xã Thèn Xin
4
7,3
15,5
Xã Tà Lèng
3
5,4
11,5
Xã Khun Há
2
3,5
7,47
Xã Sùng Phài
4
11,5
24,57
Xã Hồ Thầu
2
5,3
11,32
Xã Giang Ma

5
9,8
20,94
Xã Bản Bo
1
2,5
5,34
Xã Bản Hon
1
1,5
3,36
Tổng Số
25
46,8
100
Quy trình giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư công cộng trên địa

bàn Huyện Tam Đường, Tỉnh Lai Châu


10
Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng sau đó giao đất hoặc cho thuê đất
cho nhà đầu tư.
- Có hai hình thức thu hồi:
+ Thu hồi đất theo quy hoạch;
+ Thu hồi đất theo dự án;
- Giao đất có hai hình thức:
+ Giao đất có thu tiền sử dụng đất;
+ Giao đất không thu tiền sử dụng đất
- Cho thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm hoặc cho thuê đất thu tiền một lần cho

cả thời gian thuê.
Căn cứ vào Điều 59 Luật Đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền giao đất,
cho thuê đất và thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
+ Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức;
+ Giao đất đối với cơ sở tôn giáo;
+ Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật này;
+ Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1
Điều 56 của Luật này;
+ Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
+ Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia
đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện
tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước
khi quyết định;
+ Giao đất đối với cộng đồng dân cư.


11
Do vậy khi nghiên cứu tìm hiểu thực tiễn trên địa bàn huyện Tam Đường em tập
trung phân tích và đưa ra giải pháp cho thuê đất trên địa bàn.
Bảng 6: Kết quả cho thuê đất trên địa bàn huyện Tam Đường năm 2015
Stt
1
2

3
4

Số tổ chức, cá



Tên bản

nhân được giao Diện tích (ha)

cấu

Xã Bản Giang
Xã Tà Lèng
Xã Nùng Nàng
Tổng số

và thuê đất
04
03
03
10

%
30,0
25,7
44,3
100


5,7
4,86
8,4
18,96

Bảng 7: Kết quả cho thuê đất trên địa bàn huyện Tam Đường năm 2016
Số tổ chức, cá
nhân

Stt Tên bản

1
2
3
4

được Diện

tích

giao và thuê (m2)

Thị trấn Tam đường
Xã Bản Bo
Xã Thèn Xin
Tổng số

đất
2
3

2
7

2,5
3.0
3,75
9,25

Cơ cấu %

27,02
32,4
40,4
100

Bảng 8: Kết quả cho thuê đất trên địa bàn huyện Tam Đường năm 2017
Số tổ chức, cá
Stt
1
2
3
4

Tên bản

nhân được giao

Xã Nùng Nàng
Xã Bình Lư
Xã Hồ Thầu

Tổng số

và thuê đất
2
3
1
6

Diện

tích

(ha)
5,5
7,2
1,54
14,24

Cơ cấu %
38,84
50,56
10,6
100

Bảng 6: Tổng hợp kết quả cho thuê đất trên địa bàn xã Mường Than từ
năm (2015 – 2017)
Số tổ chức, cá
STT

Năm


nhân được giao Diện tích (ha)
và thuê đất

Cơ cấu (%)


12
1
2
3
Tổng số

2015
2016
2017

10
7
6
23

18,96
9,25
14,24
42,45

13,88
22,75
27,06

100

Bảng 7: Kết quả thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất từ năm 2015 đến
năm 2017 tại địa bàn xã Mường Than
STT Năm/Nội dung
1
Số tổ chức thanh, kiểm tra
Số trường hợp sử dụng đất sai
2
mục đích
3
Số trường hợp lấn chiếm đất
4
Truy thu tiền thuê đất (đồng)
Xử phạt vi phạm hành chính
5
(đồng)

2015
05

2016
07

2017
08

01

01


02

0
0

0
0

1
10.000.000

11.000.000

0

1.300.000

5. Xử lý thông tin thu thập được
5.1. Nội dung pháp luật về giao đất và cho thuế đất
Khái niệm giao đất và cho thuê đất được quy định tại Khoản 7 và khoản 8 điều
3 giải thích từ ngữ của Luật đất đai 2013
Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc
Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có
nhu cầu sử dụng đất.
Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước cho thuê đất) là
việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng
đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất.
* Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
+ Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có

thẩm quyền phê duyệt.
+ Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất,
chuyển mục đích sử dụng đất.
* Hình Thức Giao đất
Bao gồm 2 hình thức:
+ Giao đất không thu tiền sử dụng đất


13
Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129
của Luật này;
2. Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là
rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc
phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh
doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại
khoản 4 Điều 55 của Luật này;
3. Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công
trình sự nghiệp;
4. Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của
Nhà nước;
5. Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi
nông nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.
+ Giao đất có thu tiền sử dụng đất
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;
2. Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để
bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết
hợp cho thuê
4. Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang,
nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.
* Hình thức cho thuê đất
Trong luật đất đai năm 2013 được quy định cụ thể tại điều 56 có hai hình thức:
Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần cho
cả thời gian thuê trong các trường hợp sau đây:


14
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thủy sản, làm muối;
Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức
được giao quy định tại Điều 129 của Luật này;
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất sử dụng cho hoạt
động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất cơ sở sản xuất phi
nông nghiệp;
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục
đích kinh doanh;
Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất
xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất để thực hiện dự án đầu tư
nhà ở để cho thuê;
Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất xây dựng
công trình sự nghiệp;
Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao sử dụng đất để xây dựng trụ sở
làm việc.

Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm đối với đơn vị vũ trang nhân
dân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối
hoặc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối kết hợp với
nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
* Thẩm quyền giao đất và cho thuê đất
Được quy định cụ thể tại điều 59 Luật đất đai 2013
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức;
Giao đất đối với cơ sở tôn giáo;


15
Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật này;
Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 56
của Luật này;
Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia
đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện
tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
trước khi quyết định;
Giao đất đối với cộng đồng dân cư.
+ Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng
vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục

đích sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được ủy quyền.
Theo quy định tại điều 118 quy định về các trường hợp đấu giá quyền sử dụng
đất và các trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất như sau:
- Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá
quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây, trừ các trường hợp quy định tại khoản
2 Điều này:
+ Đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê hoặc cho thuê mua;
+ Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê;
+ Sử dụng quỹ đất để tạo vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng;
+ Sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;


16
+ Cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích để
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
+ Giao đất, cho thuê đất đối với đất Nhà nước thu hồi do sắp xếp lại, xử lý trụ
sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh mà tài sản gắn liền
với đất thuộc sở hữu nhà nước;
+ Giao đất ở tại đô thị, nông thôn cho hộ gia đình, cá nhân;
+ Giao đất, cho thuê đất đối với các trường hợp được giảm tiền sử dụng đất,
tiền thuê đất.
- Các trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho
thuê đất bao gồm:
+ Giao đất không thu tiền sử dụng đất;
+ Sử dụng đất được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất quy định tại Điều 110
của Luật này;
+ Sử dụng đất quy định tại các điểm b, g khoản 1 và khoản 2 Điều 56 của Luật này;
+ Sử dụng đất vào mục đích hoạt động khoáng sản;
+ Sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư, nhà ở xã
hội và nhà ở công vụ;

+ Giao đất ở cho cán bộ, công chức, viên chức chuyển nơi công tác theo quyết
định điều động của cơ quan có thẩm quyền;
+ Giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại xã mà không có
đất ở và chưa được Nhà nước giao đất ở;
+ Giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại thị trấn thuộc
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn mà không có đất ở và chưa được Nhà nước giao đất ở;
+ Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Trường hợp đất đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1
Điều này mà không có người tham gia hoặc trường hợp chỉ có một người đăng ký
tham gia đấu giá hoặc đấu giá ít nhất là 02 lần nhưng không thành thì Nhà nước thực
hiện việc giao đất, cho thuê đất mà không phải đấu giá quyền sử dụng đất.


17
Về cơ bản, trình tự thủ tục giao đất, cho thuê đất thực hiện như sau:
Theo quy định của pháp luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Ủy ban
nhân dân cấp huyện chỉ được phép giao đất cho thuê đất không thông qua hình thức
đấu giá quyền sử dụng đất cho các đối tượng được quy định trên và trong các trường
hợp luật định.
Do vậy trình tự thủ tục giao đất, cho thuê đất được thực hiện như sau:
Một là, người xin giao đất cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng
đất nộp một bộ hồ sơ các giấy tờ:
Đơn xin giao đất, cho thuê đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư
30/2014/TT- BTNMT
Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.\
Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ địa
chính thửa đất đối với những nơi đã có bản đồ địa chính hoặc thực hiện trích đo địa
chính thửa đất theo yêu cầu của người xin giao đất, thuê đất.
Một số giấy tờ chứng minh nhân thân của người xin giao đất cho thuê đất

không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất: chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn
cước công dân hoặc hộ chiếu…
Hai là, Phòng tài nguyên môi trường chuẩn bị hồ sơ trình Ủy ban nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) quyết định giao
đất, cho thuê đất gồm:
Các giấy tờ của người xin giao đất cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền
sử dụng đất đã nộp;
Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê
đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số
43/2014/NĐ-CP (thẩm định các yêu cầu để xin giao đất cho thuê đất tiến hành thực
hiện dự án đầu tư)
Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định giao đất (Mẫu số 02) hoặc dự thảo quyết
định cho thuê đất (Mẫu số 03) ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT- BTNMT
5.2. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về giao đất và cho thuê
đất trên địa bàn huyện Tam Đường


18
* Khái quát về địa bàn huyện Tam Đường
Tam Đường là một huyện vùng cao thuộc tỉnh Lai Châu. Diện tích: 68.472,56
ha; Dân số: 40.685 người năm 2008; Huyện Tam Đường gồm thị trấn Tam Đường và
các xã Nùng Nàng, Sùng Phài, Thèn Xin, Tả Lèng, Bản Hon, Bản Giang, Sơn Bình,
Hồ Thầu, Giang Ma, Bình Lư, Khun Há, Nà Tăm, Bản Bo. Phía Đông huyện Tam
Đường giáp với tỉnh Lào Cai; phía Tây và Nam Tam Đường giáp với huyện Sìn Hồ;
phía Bắc Tam Đường giáp với huyện Phong Thổ.
Địa hình huyện Tam Đường rất phức tạp được cấu tạo bởi những dãy núi chạy
dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Phía Đông Tam Đường là dãy Hoàng Liên Sơn có
đỉnh Phanxipăng cao 3.143 m, phía Đông Tam Đường là dãy Pu Sam Cáp kéo dài
khoảng 60 km, xen kẽ những dãy núi cao là các thung lũng và sông suối...
Huyện Tam Đường tháng 1/2002 được thành lập trên cơ sở 82.843,7 ha diện

tích tự nhiên và 52.567 người của huyện Phong Thổ. Huyện Tam Đường có 1 thị trấn
Phong Thổ và 14 xã:Tam Đường, Nậm Loỏng, Nà Tăm, Bản Hon, Sùng Phài, Bản
Giang, Hồ Thầu, Lản Nhì Thàng, Tả Lèng, Khun Há, Thèn Sin, Nùng Nàng, Bình Lư,
Bản Bo.
Quốc hội ra Nghị quyết tháng 11/2003 chia tỉnh Lai Châu thành tỉnh Điện Biên
tỉnh và Lai Châu (mới),huyện Tam Đường thuộc tỉnh Lai Châu mới, thị trấn Phong
Thổ thuộc huyện Tam Đường đồng thời là tỉnh lị. Một phần diện tích và dân số của
huyện Tam Đường tháng 10/2004, được tách ra để thành lập thị xã Lai Châu mới, đồng
thời thị trấn Tam Đường cũng được thành lập. Huyện Tam Đường còn lại 75.760,70 ha
diện tích tự nhiên và 42.131 người. Thị xã Lai Châu cũ (thuộc tỉnh Điện Biên) được
đổi thành thị xã Mường Lay.
Thành lập xã Sơn Bình thuộc huyện Tam Đường tháng 12/2006 đồng thời
chuyển xã Lản Nhì Thàng thuộc huyện Tam Đường về huyện Phong Thổ. Huyện Tam
Đường thời điểm này có có 68.656,56 ha diện tích tự nhiên và 40.685 người.
Thành lập xã Giang Ma thuộc huyện Tam Đường tháng 4/2008. Huyện Tam Đường lúc
này có 68.472,56 ha diện tích tự nhiên và 46.271 người.
* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Tài
nguyên và Môi trường thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Tam Đường


19
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tam Đường là cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân huyện Tam Đường thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy
ban nhân dân huyện Tam Đường quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm:
đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, biến đổi khí hậu.
2. Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản;
chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân huyện Tam Đường; đồng
thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Lai Châu.
Có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1. Trình Ủy ban nhân dân huyện Tam Đường ban hành quyết định, chỉ thị; quy
hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi
trường.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được
phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi
trường; theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường.
3. Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất huyện Tam Đường và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
4. Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của
Ủy ban nhân dân huyện Tam Đường.
5. Theo dõi biến động về đất đai; thực hiện việc lập, quản lý, cập nhật và chỉnh
lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai huyện Tam Đường.
6. Tham gia xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của huyện
Tam Đường; tổ chức thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy
định của pháp luật; tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tam Đường
quyết định trưng dụng đất, gia hạn trưng dụng đất.
7. Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi
trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và các kế hoạch phòng
ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trên địa bàn; thực hiện công tác bảo vệ
môi trường làng nghề trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; đề


20
xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp, khu du
lịch trên địa bàn; thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước, môi trường và
đa dạng sinh học trên địa bàn.
8. Tham gia thực hiện các giải pháp ngăn ngừa và kiểm soát các loài sinh vật

ngoại lai xâm hại; tiếp nhận, xử lý thông tin, dữ liệu về các sinh vật biến đổi gen và
sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen, quản lý nguồn gen; tham
gia tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình bảo tồn và phát triển bền vững các hệ
sinh thái, loài và nguồn gen.
9. Thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng tài nguyên nước, nguồn nước sinh
hoạt tại địa phương; điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp;
kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.
10. Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện
và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền.
11. Tổ chức đăng ký hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước
thải vào nguồn nước theo thẩm quyền.
12. Giúp Ủy ban nhân dân huyện Tam Đường giải quyết theo thẩm quyền cho
thuê đất hoạt động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên
quan cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy
định của pháp luật.
13. Giúp Ủy ban nhân dân huyện Tam Đường thực hiện các biện pháp bảo vệ
khoáng sản chưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật.
14. Tổ chức thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và
tham gia cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện
Tam Đường.
15. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài
nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản.
16. Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định
của pháp luật về tài nguyên và môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống
tham nhũng, lãng phí về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật và phân
công của Ủy ban nhân dân huyện Tam Đường.
17. Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ
phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.



21
18. Giúp Ủy ban nhân dân huyện Tam Đường quản lý nhà nước đối với các tổ
chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tham gia quản lý tổ chức và hoạt động của các
hội và tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm
quyền của Ủy ban nhân dân huyện Tam Đường.
19. Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài
nguyên và môi trường đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường
thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.
20. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực
hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân huyện Tam Đường và Sở
Tài nguyên và Môi trường.
21. Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch
công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ
luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức và người lao
động thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của
Ủy ban nhân dân huyện Tam Đường.
22. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Phòng theo quy định
của pháp luật.
23. Giúp Ủy ban nhân dân huyện Tam Đường quản lý các nguồn tài chính và
các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.
24. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân huyện Tam Đường giao
hoặc theo quy định của pháp luật.
Hiện tại, Phòng tài nguyên và Môi trường có tổng số 12 đồng chí. Trong đó
Dân tộc Thái: 5; Dân tộc Kinh: 6; dân tộc Mông: 1.
Trong đó: Về trình độ chuyên môn: Trung cấp 4 đồng chí, Cao đẳng 2, Đại học: 5
đồng chí. Về trình độ lý luận chính trị: Cao cấp: 1; Trung cấp: 05, Sơ cấp: 06.
Về tổ chức bộ máy đơn vị bao gồm 01 đồng chí trưởng phòng; 03 đồng chí phó
phòng; và các công chức chuyên môn nghiệp vụ.
* Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về giao đất và cho thuê đất
trên địa bàn huyện Tam Đường từ năm 2015 đến năm 2018

Tam Đường là một huyện Thuộc tỉnh Lai Châu có diện tích tương đối rộng,
dân số đông kinh tế - xã hội đang trên đà phát triển. Là huyện có nhiều tài nguyên
khoáng sản và nhiều khu du lịch có thể phát triển du lịch sinh thái, nuôi trồng thuỷ


22
sản, Với 3 vùng kinh tế trọng điểm của huyện là: Thèn Sin, Bình Lư, và Bản Bo với
mục tiêu đầu tư thâm canh tăng vụ, sản xuất hàng nông sản chất lượng cao tạo ra
các sản phẩm hàng hoá đáp ứng cho thị trường nhằm tăng thu nhập trên một diện
tích đất canh tác. Tam Đường hiện nay đang mở rộng diện tích trồng cây dong
riềng, nếu chỉ riêng bán bột dong đã cho thu nhập hàng trăm triệu/ha, sản phẩm
miến dong (bán sản phẩm thô) đã cho doanh thu 160–190 triệu đồng/ha. Cùng với
sản phẩm lúa gạo, miến dong là sản phẩm “mía vàng giòn” một đặc sản chỉ có ở
Bình Lư mới sản xuất được, có thể mở rộng diện tích mía, tạo thương hiệu như
miến dong tại Bình Lư. Tam Đường hiện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên 120
ha trong đó có hàng chục ha nuôi cá nước lạnh ( cá tầm, cá hồi) cho thu nhập hàng
chục tỷ đồng/năm. Hiện nay với gần 1200 ha chè trong đó có trên 60% diện tích cho
thu hoạch trên 2000 tấn/năm chè búp tươi cung cấp cho 05 nhà máy chè hoạt động
liên tục trong năm. Cùng với việc khoanh nuôi bảo vệ rừng nhân dân huyện Tam
Đường đã trồng trên 1000 ha thảo quả, nhiều hộ dân có thu nhập từ thảo quả hàng
trăm triệu đồng/năm. Với lợi thế nằm trên chuỗi đô thị biên giới vùng Tây Bắc là
hạt nhân phát triển của “Vùng kinh tế động lực quốc lộ 32; 4D” là một trong 3 vùng
kinh tế trọng điểm của tỉnh, là cầu nối các tua du lịch Sa Pa–Tam Đường Lai Châu–
Sìn Hồ, Sa Pa–Tam Đường-Điện Biên,Sa Pa–Tam Đường-Ma Lù Thàng,
Trên địa bàn huyện số đất tại các xã cơ bản đã được đưa vào sử dụng khai thác
gần hết. Tuy nhiên diện tích đất trên địa bàn xã vẫn còn nhiều Theo quy định của pháp
luật chính quyền tại mỗi xã sẽ để lại một số lượng đất trong quỹ đất công ích là 5%
(hay còn gọi là quỹ đất dự phòng 5%) là loại đất được lấy từ quỹ đất nông nghiệp ở địa
phương bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy
sản để xây dựng các công trình công cộng bao gồm công trình văn hóa, thể dục, thể thao,

vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình công
cộng khác theo quy định của úy ban nhân dân cấp tỉnh; Bồi thường cho người có đất được
sử dụng để xây dựng các công trình công cộng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 132
Luật đất đai 2013; Xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương. Chính quyền tại xã lập
phương án giao đất và cho thuê đất trình lên Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định.
Áp dụng các quy định của pháp luật và căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Uỷ ban nhân dân huyện đã quyết định giao đất, cho thuê đất đối với hộ gia đình và cá
nhân để nuôi trồng thuỷ sản, phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp, kinh doanh, dịch


×