Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

THỰC TRẠNG TRANH CHẤP QUYỀN sử DỤNG đất tại tòa án NHÂN dân TỈNH LAI CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.44 KB, 31 trang )

0

LỜI CẢM ƠN
Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có,
ước mơ giống như một con đường chưa có, nhưng con người cần phải khai phá và
vượt qua. Sau bốn năm học tập và rèn luyện tại Khoa Luật, Viên Đại học mở Hà Nội
thì ước mơ của em sắp trở thành hiện thực, bằng sự biết ơn và lòng kính trọng, em xin
chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các khoa, phòng chuyên môn thuộc Viện Đại học
mở Hà Nội, các Giáo sư, P. Giáo sư, Tiến sĩ đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện
thuận lợi giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em
được đi thực tập tại Toà án nhân dân tỉnh Lai Châu để em hoàn thiện kiến thức lý luận
và kỹ năng nghề nghiệp.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn thực tập
Phùng Trọng Quế đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập
cũng như hoàn thiện chuyên đề báo cáo thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ, công chức Toà án nhân dân tỉnh Lai
Châu nói chung và các cán bộ, công chức Toà dân sự nói riêng đã tạo điều kiện cho em
được thực tập tại đơn vị, hướng dẫn chỉ bảo tận tình, cung cấp thông tin, tài liệu, chia
sẻ kinh nghiệm cho em trong suốt thời gian thực tập và viết chuyên đề báo cáo
Do thời gian thực tập không dài, điều kiện về năng lực bản thân còn hạn chế
nên chắc chắn chuyên đề báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các quý thầy, cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để báo cáo
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Lai Châu, ngày 20 tháng 07 năm 2018
Sinh viên thực hiện


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ 0
PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ...........................................................................1


PHẦN II. QUÁ TRÌNH TÌM HIỀU VÀ THU THẬP THÔNG TIN.............................3
1. Thời gian thu thập thông tin.......................................................................................3
2. Phương pháp thu thập thông tin.................................................................................4
3. Nguồn thu thập thông tin...........................................................................................5
4. Các thông tin thu thập được.......................................................................................6
5. Xử lý thông tin thu thập được..................................................................................12
5.1. Khái quát về tranh chấp quyền sử dụng đất..........................................................12
5.2. Thực trạng giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Toà án nhân dân tỉnh Lai
Châu từ năm 2015 đến tháng 7 năm 2018....................................................................14
5.2.1. Lịch sử hình thành, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân
tỉnh Lai Châu...............................................................................................................14
5.2.2. Thực trạng giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại toà án nhân dân tỉnh Lai
Châu từ năm 2015 đến tháng 7 năm 2018....................................................................15
PHẦN 3. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................23
3.1. Nhận xét về tình hình giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại tòa án nhân dân
tỉnh Lai Châu...............................................................................................................23
3.2. Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật và thực tiễn giải
quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Toà án nhân dân tỉnh Lai Châu...........................26
KẾT LUẬN.................................................................................................................28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................29


1

PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ
Đất đai là tài sản của quốc gia là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá. Đất
đai có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi
quốc gia, là nguồn lực quan trọng phát triển đất nước. Theo quan điểm của các nhà
kinh tế học “Lao động là cha đất đai là mẹ của mọi của cải vật chất” mọi hoạt động
của con người đều được thực hiện trên đất đai từ trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh…

Ở nước ta qua các bản Hiến pháp từ năm 1959, 1980, 1992, 2013 đều quy định
đất đai thuộc sở hữu toàn dân Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước thống nhất quản
lý nhằm bảo toàn lãnh thổ và khai thác hợp lý, hiệu quả về đất đai. Góp phần to lớn
trong công cuộc đổi mới. Để thực hiện tốt việc quản lý về đất đai pháp luật Việt Nam
có chế định quy định đầy đủ đối với loại tài sản này. Về nguyên tắc, đất đai thuộc sở
hữu toàn dân, nhưng pháp luật cũng dành cho người sử dụng đất những quyền năng
nhất định trong việc khai thác, quản lý và sử dụng đất. Quyền sử dụng đất là một trong
những quyền năng cơ bản được pháp luật thừa nhận, và trao cho các chủ thể sử dụng
đất khác so với quyền sở hữu, quyền sử dụng là một trong 3 quyền năng mà quyền sở
hữu xác lập. Tuy nhiên, hiện nay khi đời sống xã hội ngày càng phát triển điều kiện
sống cũng như nhu cầu của con người ngày càng tăng lên, dân số đông kéo theo đó đất
đai ngày càng không đủ để đáp ứng nhu cầu của con người. Dẫn đến đạo đức của con
người ngày càng suy thoái xuống cấp. Đồng tiền như một ma lực khiến mọi người đặt
lên làm trọng đánh đổi cả tình cảm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, từ đó dẫn đến các
tranh chấp diễn ra ngày càng nhiều, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, tất cả các loại
tài sản từ đất đai, nhà ở, các loại hợp đồng liên quan đến tài sản, thừa kế…Trong
những năm qua số lượng các vụ án tranh chấp về dân sự và hình sự ngày càng có xu
hướng tăng cao tăng gấp nhiều lần so với trước.
Trong thời gian được khoa và Nhà trường phân công về thực tập tại Toà án
nhân dân tỉnh Lai Châu. Được Chánh án toà án nhân dân tỉnh phân công vào thực tập
tại Toà dân sự toà án nhân dân tỉnh. Trong quá trình thực tập làm việc thực tiễn em
nhận thấy các tranh chấp dân sự có xu hướng ngày càng tăng. Đặc biệt nổi trội và đánh
chú ý là các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất. Từ khi toà án nhân dân cấp
huyện được nâng thẩm quyền thì các vụ sơ thẩm về tranh chấp quyền sử dụng đất
được giải quyết tại toà án nhân dân tỉnh chiếm số lượng ít và không đáng kể. Nhưng


2

qua báo cáo tổng kết em nhận thấy các vụ xét xử phúc thẩm từ năm 2015 đến 6 tháng

đầu năm 2018 là tương đối lớn có xu hướng tăng và chiếm phần lớn các tranh chấp
dân sự, tính chất và mức độ phức tạp ngày càng tăng. Vì tranh chấp quyền sử dụng đất
đang là vấn đề nóng và nổi cộm nên em quyết định lựa chọn chuyên đề “Thực trạng
giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Toà án nhân dân tỉnh Lai Châu từ
năm 2015 đến 6 tháng đầu năm 2018” làm chuyên đề báo cáo thực tập trong đợt đi
thực tập và tìm hiểu thực tiễn tại Toà án nhân dân tỉnh Lai Châu. Em mong muốn qua
chuyên đề báo cáo thực tập này sẽ giúp bản thân hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận
cũng như thực tiễn liên quan đến tranh chấp quyền sử dụng đất, đóng góp được một số
giải pháp hữu hiệu góp phần giải quyết nhanh chóng và hiệu quả các tranh chấp dân sự
đặc biệt là tranh chấp về quyền sử dụng đất tại địa bàn tỉnh Lai Châu nơi em học tập
và trưởng thành. Dù thời gian thực tập không dài và trong khuôn khổ một chuyên đề
không thể đưa ra phân tích một cách chuyên sâu đối với một đề tài phức tạp như đề tài
này. Nhưng bản thân em sẽ cố gắng nỗ lực hết mình. Do lần đầu được thâm nhập vào
thực tiễn, thời gian hạn hẹp, giới hạn trang viết chuyên đề bị hạn chế, đặc biệt đây là
một chuyên đề nghiên cứu khoa học đầu tay, nên dù đã cố gắng rất nhiều song chắc
chắn chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của cán bộ, công chức ngành toà án, quý thầy cô và bạn bè để
chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Trong chuyên đề này em tập trung triển khai một số nội dung sau:
Phần I: Giới thiệu chuyên đề
Phần II: Trình bày quá trình tìm hiểu thu thập thông tin tại Toà án nhân dân tỉnh
Lai Châu bao gồm:
2.1. Thời gian thu thập;
2.2. Phương pháp thu thập;
2.3. Nguồn thu thập tư liệu và các thông tin thu thập được;
2.4. Xử lý thông tin đã thu thập được (Phân tích, bình luận, đánh giá).
Phần III: Nhận xét và kiến Nghị:


3


PHẦN II. QUÁ TRÌNH TÌM HIỀU VÀ THU THẬP THÔNG TIN
Tìm hiểu và thu thập thông tin trong viết chuyên đề báo cáo là một công việc vô
cùng quan trọng giúp người viết định hướng nắm bắt và thu thập các thông tin cần
thiết phục vụ cho nội dung chuyên đề sao cho phù hợp và đạt hiệu quả, để thu thập đạt
hiệu quả người viết cần thiết kế và xây dựng bố cục chuyên đề, xác định các thông tin
đưa vào chuyên đề thông tin chính, thông tin phụ, thông tin lý luận, thông tin thực
tiễn.. có như vậy quá trình tìm hiểu cũng như thu thập thông tin mới mang lại hiệu quả
đỡ tốn kém thời gian, công sức cũng như chi phí thực hiện. Xác định được đây là bước
quan trọng nên bản thân em đã định hướng và thực hiện tốt các bước tại giai đoạn này.
Em hi vọng những thông tin thu thập sẽ mang lại nội dung phong phú cho bài viết.
1. Thời gian thu thập thông tin
Sau khi được phân công về thực tập tại Toà án nhân dân tỉnh Lai Châu từ ngày
25 tháng 06 năm 2018 đến ngày 17 tháng 08 năm 2018. dù thời gian thực tập tại đơn vị
không dài, nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo các Toà cũng như các cán bộ, công
chức ngành toà án nói chung và cán bộ, thẩm phán, thư ký, trong toà dân sự đã tạo
điều kiện cho em tiếp xúc, làm quen dần với công việc. Nghiên cứu hồ sơ vụ án, ghi
bút lục án cũng như thực hiện các công việc văn phòng tại toà chuyển hồ sơ, quyết
định cùng các thư ký, thẩm phán.. cùng với sự nỗ lực ham học hỏi, tích cực nghiên
cứu, tìm tòi kiến thức đã giúp em thu thập được nhiều kiến thức thực tiễn và lý luận bổ
ích cho chuyên đề báo cáo của mình như:
Tham dự phiên toà, nghiên cứu hồ sơ vụ án, các bản án đã xét xử giúp em bước
đầu hình dung ra trình tư, thủ tục tố tụng và cách áp dụng pháp luật của các thẩm phán,
thư ký.
Những vụ tranh chấp dân sự đầu năm 2015 chủ yếu là các vụ tranh chấp quyền
sử dụng đất, đó là điều kiện quan trọng để em thu thập thông tin dễ dàng,. Bên cạnh đó
để có cái nhìn phổ quát nhất về chuyên đề “Thực trạng giải quyết tranh chấp quyền
sử dụng đất của Toà án nhân dân tỉnh Lai Châu từ năm 2015 đến 6 tháng đầu năm
2018” Với sự giúp đỡ của chánh toà dân sự hướng dẫn trực tiếp em đã được đọc và
nghiên cứu cùng với thẩm phán, thư ký hồ sơ của một số vụ án tranh chấp quyền sử

dụng đất từ giai đoạn lập hồ sơ cho đến khi chuẩn bị tiến hành xét xử, được tham dự
vào các buổi hoà giải tại hội trường xét xử toà án nhân dân tỉnh. Sau phiên toà được
trao đổi về nội dung của vụ án cũng như đưa ra các thắc mắc liên quan đến việc áp


4

dụng các quy định pháp luật vào giải quyết. Ngoài ra để nắm bắt được số liệu cụ thể
các vụ tranh chấp diễn ra trong một số năm trở lại đây cụ thể từ năm 2015 đến 6 tháng
đầu năm 2018 em đã làm việc trực tiếp tại phòng thường trực, vào sổ thụ lý, sổ kết
quả, tổng hợp các số liệu thống kê từ báo cáo cũng như sổ thụ lý giải quyết các vụ án
dân sự, được tham gia tống đạt giấy tờ cùng với các thư ký tại toà án như tống đạt cho
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lai Châu, Cục thi hành án dân sự tỉnh Lai Châu, Công an
tỉnh Lai Châu… Xuống khảo sát thực tế đất đai tại các cơ sở trong địa bàn liên quan
đến đất có tranh chấp quyền sử dụng, gặp gỡ chính quyền địa phương để trao đổi nắm
bắt thông tin, thu thập chứng cứ. Đọc các hồ sơ, bản án về tranh chấp quyền sử dụng
đất đã xét xử. Do thẩm quyền xét xử của Toà tỉnh chủ yếu là các vụ án xét cử phúc
thẩm nên việc so sánh đối chiếu bản án phúc thẩm và sơ thẩm là phương pháp giúp em
rút ra được nhiều vấn đề thuận lợi cho việc đánh giá tính chất, mức độ phức tạp của vụ
án. Ngoài ra trong thời gian về thực tập tại đơn vị em đã rất may mắn được tham dự
buổi trao đổi rút kinh nghiệm của toà dân sự Toà án nhân dân tỉnh Lai Châu với Toà án
nhân dân huyện Than Uyên về một số vụ án bị huỷ từ năm 2015 đến năm 2017 điều
này giúp em nắm được những sai sót của Toà án cấp dưới mắc phải để có căn cứ dẫn
đến huỷ án.
2. Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp là cách thức con đường giúp cho người nghiên cứu tiếp cận và thu
thập thông tin. Để thu thập thông tin đạt chất lượng và phân tích thông tin đạt hiệu quả
Người viết chuyên đề cần lựa chọn phương pháp thu thập thông tin phù hợp và
kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương pháp.
Trong chuyên đề này em sử dụng một số phương pháp sau:

+ Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng nhiều vì đây là phương pháp
phổ biến có thể mô tả phân tích được đặc điểm của vấn đề mà ta đang muốn làm rõ, và
hiểu sâu sắc hơn nội dung, bản chất vấn đề đó.
+ Phương pháp thăm dò dư luận trong đó hỏi ý kiến của các cán bộ, công chức
Toà án nhân dân tỉnh Lai Châu nói chung và toà dân sự nói riêng và các đương sự
trong một số vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất.
+ Phương pháp nghiên cứu kết hợp phương pháp phân tích khi tìm hiểu, tổng
hợp những vấn đề lý luận về quyền sử dụng đất, tiếp xúc hồ sơ các vụ án dân sự trong


5

đó tập trung vào các vụ tranh chấp quyền sử dụng đất; phương pháp quan sát, phỏng
vấn các cán bộ, công chức về trình tự thủ tục và cách thức giải quyết tranh chấp.
+ Phương pháp thống kê, tổng hợp và so sánh việc giải quyết tranh chấp quyền
sử dụng đất qua các năm 2015, 2016, 2017, 6 tháng đầu năm 2018.
+ Phương pháp tổng hợp, phương pháp diễn giải được sử dụng khi phân tích,
định hướng việc hoàn thiện pháp luật và đội ngũ cán bộ, công chức ngành toà án.
+ Phương pháp đánh giá được sử dụng khi đánh giá bình luận thực tế thi hành
các quy định về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, các vụ án thực tế cũng như
đánh giá những khó khăn của ngành toà án từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện
các quy định pháp luật cũng như hoàn thiện đội ngũ thẩm phán, thư ký toà dân sự nói
riêng toà án nhân dân tỉnh Lai Châu nói chung.
3. Nguồn thu thập thông tin
Nguồn thu thập thông tin chính là những văn bản, tài liệu, sách báo, các thông
tin trên các phương tiện thông tin đại chúng tại khu dân cư, cơ quan nơi thực tập…
Nguồn là tư liệu tạo nên nội dung bài viết, chuyên đề báo cáo có hiệu quả và có ý
nghĩa lý luận cũng như thực tiễn hay không là do nguồn thu thập thông tin có đa dạng,
có chính thống, người viết có biết chọn lọc nội dung, sắp xếp khoa học các thông tin
logic không? Vì vậy trong suốt quá trình tham gia thực tập tại Toà dân sự toà án nhân

dân tỉnh Lai Châu bản thân bên cạnh những kiến thức lý luận đã học tập nghiên cứu tại
giảng đường đại học và kiến thức thực tiễn tại Toà án em cũng tìm hiểu, nghiên cứu
thêm từ bên ngoài trên sách, báo, internet, Được sự giúp đỡ của cán bộ hướng dẫn thực
tập, các thẩm phán, thư ký tại toà dân sự. Em đã được tiếp xúc với những nguồn tài
liệu vô cùng quý giá. Cụ thể bao gồm những nguồn tài liệu quý giá sau đây:
+ Hiến pháp năm 2013
+ Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2014;
+ Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
+ Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến
quyền sử dụng đất
+ Sổ thụ lý phúc thẩm, sơ thẩm các vụ án dân sự;
+ Sổ kết quả phúc thẩm, sơ thẩm các vụ án dân sự;
+ Báo cáo tổng kết qua các năm; trong đó em tập trung thu thập:
Báo cáo kết quả tổng kết năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016;


6

Báo cáo kết quả tổng kết năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017;
Báo cáo kết quả tổng kết năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018;
Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2018;
+ Kết luận của Toà án nhân dân tỉnh Lai Châu với Toà án cấp dưới;
+ Kết luận của Toà án nhân dân tỉnh Lai Châu với Toà án nhân dân
huyện Than Uyên;
+ Sổ quyết định đưa vụ án ra xét xử và sổ hoãn phiên toà;
+ Hồ sơ một số vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất đã xét xử qua một số năm
Em lựa chọn những tài liệu trên là nguồn để lấy thông tin vì một số lý do sau:
Các văn bản pháp luật liên quan đến đất đai, tố tụng, Luật tổ chức toà án nhân
dân cung cấp những kiến thức pháp lý cơ bản làm nền tảng và là cơ sở lý luận để so
sánh đối chiếu với thực tiễn.

Sổ thụ lý cho ta biết số lượng các vụ án đã được thụ lý trong các năm từ đó giúp
ta đối chiếu, so sánh từng năm để rút ra nhận xét.
Sổ kết quả cho ta biết số lượng các vụ án đã được xét xử, thời gian xét xử, kết
quả xét xử, tìm ra được lý do y án, huỷ án, sửa án đối với từng vụ án.
Báo cáo tổng kết qua các năm cho ta biết số liệu tổng hợp về các vụ án tranh
chấp quyền sử dụng đất các loại tranh chấp đã thụ lý, đã giải quyết, tỷ lệ giải quyết so
với số vụ thụ lý.
Kết luận của Toà án cấp trên với toà án cấp dưới bởi trong số các vụ án đem ra
trao đổi với Toà án cấp dưới có nhiều vụ án liên quan đến tranh chấp quyền sử dụng
đất. Lý do vì sao phải rút kinh nghiệm những sai sót của toà án cấp dưới dẫn đến an
phải sửa hoặc huỷ án.
Nghiên cứu hồ sơ vụ án để biết nội dung của tranh chấp và nhận ra các loại
tranh chấp quyền sử dụng đất thường gặp đặc trưng của loại tranh chấp ở huyện này so
với huyện khác các vụ án điển hình được lấy làm ví dụ trong báo cáo.
4. Các thông tin thu thập được
Trong thời gian 2 tháng về thực tập tại Toà án nhân dân tỉnh Lai Châu được
phân công về Toà dân sự. Từ các nguồn thông tin em đã chắt lọc và tổng hợp được
những thông tin cơ bản sau:


7

Bảng 1: Bảng số liệu thống kê tình hình thụ lý và giải quyết các vụ án Sơ
thẩm về tranh chấp quyền sử dụng đất tại toà án nhân dân tỉnh Lai Châu (từ
năm 2015 đến tháng 7/2018).
Năm
Dân sự
Quyền sử dụng đất
Đã
giải Dân sự

Quyền sử dụng đất
quyết
Dân sự
Còn lại
Quyền sử dụng đất
Thụ lý

2015

2016

2017

27
03
25
02
02
0

29
04
27
03
02
01

32
03
30

02
02
0

6 tháng đầu
năm 2018
15
02
14
02
02
0

Bảng 2: Bảng số liệu thống kê các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất
phúc thẩm đã thụ lý tại Toà án nhân dân tỉnh Lai Châu từ năm 2015 đến
tháng 7/2018
Năm
Dân sự
Quyền sử dụng đất

2015

2016

2017

100
25

110

30

112
28

6 tháng đầu
năm 2018
60
18

Bảng 3: Bảng số liệu thống kê kết quả xét xử phúc thẩm các vụ án tranh
chấp quyền sử dụng đất từ năm 2015 đến tháng 7/2018
Năm
Dân sự
Quyền sử dụng đất
Án huỷ sơ thẩm
Kết quả xét xử Án y sơ thẩm
Án sửa sơ thẩm
Án huỷ và đình chỉ
Thoả thuận
Bảng 4: Bảng số liệu thống kê số lượng

2015

2016

28
75
08
25

03
08
04
10
01
04
0
01
0
02
các quyết định

2017

6 tháng đầu

năm 2018
83
20
18
10
06
04
07
03
03
01
01
0
01

02
hoãn phiên toà liên quan

đến tranh chấp quyền sử dụng đất từ năm 2015 đến tháng 7 năm 2018
6 tháng
Năm
Số lượng/ trong đó
Chưa giao được bản án

2015
20
01

2016
21
02

2017

đầu năm

18
01

2018
09
0


8


Hoà giải
Xác minh thêm chứng cứ
Vắng mặt đương sự
Đơn đề nghị hoãn
Lý do khác

02
05
06
05
01

04
06
05
03
01

05
03
04
05
0

02
04
02
01
0


Bảng 5: Bảng thống kê số lượng các vụ án về tranh chấp quyền sử dụng đất phúc thẩm
có quyết định đưa ra xét xử

Năm

2015

2016

6 tháng đầu

2017

năm 2018

Quyết định đưa

25
28
27
17
vụ án ra xét xử
Bảng 6: Bảng thống kê và thụ lý giải quyết các vụ án tranh chấp quyền Sử
dụng đất từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 6 năm 2016
Số vụ phải

Số vụ đã

Phân tích các vụ án đã xét


Đặc điểm của

giải quyết

giải quyết

xử

các vụ án


người
viện
bảo vệ
kiểm
quyền
sát
lợi và
tham
nghĩa
gia
vụ

Loại vụ
TT

1

án


T/c


còn
lại

Mới
thụ


Đìn
h
chỉ

Xét
xử
hoặc
giải
quyết

Giữ
nguyên
bản án
sơ thẩm

Sửa
án

Huỷ


đình
chỉ

Huỷ

xét
xử
lại

0

1

0

1

1

0

0

0

0

0


0

2

0

2

0

0

2

0

2

0

0

3

0

3

2


1

0

0

0

0

về

đòi đất
cho
mượn,
cho sử
dụng
nhờ, lấn
chiếm
2

đất
t/c hợp
đồng
chuyển
đổi

3

QSDĐ

t/c hợp


9

đồng
chuyển
nhượng
QSDĐ
T/c hợp

4

đồng
thuê

1

3

0

3

1

2

0


0

0

0

1

3

0

4

2

0

0

0

0

0

2

25


0

25

15

03

02

0

05

0

QSDĐ
T/c về

5

thừa kế
QSDĐ
T/c

6

QSDĐ

Bảng 7: Bảng thống kê và thụ lý giải quyết các vụ án tranh chấp quyền Sử dụng đất từ

tháng 6 năm 2016 đến tháng 6 năm 2017

Số vụ phải
giải quyết
TT

Loại vụ
án

1

T/c


còn
lại

về 0

Số vụ đã
giải quyết

Phân tích các vụ án đã xét
xử

Mới
thụ


Đìn

h
chỉ

Xét
xử
hoặc
giải
quyết

1

1

1

1

0

Đặc điểm của
các vụ án


Huỷ người
Huỷ
viện

bảo vệ

kiểm

xét
quyền
đình
sát
xử
lợi và
chỉ
tham
lại
nghĩa
gia
vụ
1
0
1
0

3

0

1

0

1

2

Giữ

nguyên
bản án
sơ thẩm

Sửa
án

đòi đất
cho
mượn,
cho sử
dụng
nhờ, lấn
chiếm
2

đất
t/c hợp 0
đồng
chuyển

0

1

0


10


đổi
QSDĐ
t/c hợp 0

3

4

0

4

2

2

0

0

0

0

3

0

3


1

1

1

0

0

0

4

0

3

1

0

1

0

0

0


28

0

28

17

03

02

1

05

0

đồng
chuyển
nhượng
QSDĐ
T/c hợp 0

4

đồng
thuê
QSDĐ
T/c về 1


5

thừa kế
QSDĐ
T/c

6

2

QSDĐ

Bảng 7: Bảng thống kê và thụ lý giải quyết các vụ án tranh chấp quyền Sử dụng đất từ
tháng 6 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018

Số vụ phải

Số vụ đã

Phân tích các vụ án đã xét

Đặc điểm của

giải quyết

giải quyết

xử


các vụ án


người
viện
bảo vệ
kiểm
quyền
sát
lợi và
tham
nghĩa
gia
vụ

Loại vụ
TT

1

án

T/c về
đòi đất
cho
mượn,
cho sử
dụng
nhờ, lấn
chiếm

đất


còn
lại

Mới
thụ


Đìn
h
chỉ

Xét
xử
hoặc
giải
quyết

Giữ
nguyên
bản án
sơ thẩm

0

3

0


3

2

Sửa
án

Huỷ

đình
chỉ

Huỷ

xét
xử
lại

1

0

0

1

0



11

2

3

4

5

6

t/c hợp
đồng
chuyển
0
4
0
3
2
1
0
0
1
0
đổi
QSDĐ
t/c hợp
đồng
chuyển

0
3
0
3
2
1
0
0
0
0
nhượng
QSDĐ
T/c hợp
đồng
0
3
0
3
1
1
1
0
0
0
thuê
QSDĐ
T/c về
thừa kế
0
5

0
3
1
0
1
0
0
0
QSDĐ
T/c
2
18
0
18
13
03
02
1
05
0
QSDĐ
Trên đây là một số thông tin em thu thập được trong quá trình tham gia thực tập
tại Toà án nhân dân tỉnh Lai Châu làm tư liệu cho bài cáo cáo.
5. Xử lý thông tin thu thập được
5.1. Khái quát về tranh chấp quyền sử dụng đất
- Khái niệm quyền sử dụng đất:
Quyền sử dụng đất là quyền khai thác những thuộc tính có lợi từ đất một cách
hợp pháp thông qua các hành vi sử dụng đất hoặc chuyển quyền đó cho người khác.
- Khái niệm tranh chấp đất đai và tranh chấp quyền sử dụng đất:
Theo Khoản 24, Điều 3, Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp

về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất
đai. Trong khái niệm này chúng ta cần lưu ý: đối tượng của tranh chấp đất đai không
phải là quyền sở hữu đất, các chủ thể tham gia tranh chấp không phải là các chủ thể có
quyền sở hữu đối với đất. Đây là điều không phải bàn cãi vì Điều 53, Hiến pháp 2013
hay điều 4, Luật đất đai 2013 quy định rất rõ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Trên thực tế, tranh chấp đất đai không chỉ là hiện tượng phổ biến mà trong đó
còn hết sức đa dạng về chủ thể cũng như nội dung tranh chấp. Tuy nhiên, về cơ bản


12

tranh chấp đất đai được chia thành ba dạng khác nhau trong dó tranh chấp về quyền sử
dụng đất diễn ra nhiều nhất.
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất: là những tranh chấp giữa các bên với
nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó. Trong dạng
tranh chấp này chúng ta thường gặp các loại tranh chấp về ranh giới đất; tranh chấp về
quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ ly hôn, thừa kế; tranh
chấp để đòi lại đất (đất đã cho người khác mượn sử dụng mà không trả lại, hoặc tranh
chấp giữa người dân tộc thiểu số với người đi xây dựng vùng kinh tế mới…)
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Được quy định tại điều 203 Luật đất đai năm 2013 như sau:
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không
thành thì được giải quyết như sau:
+ Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các
loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với
đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
+ Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có
một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được
lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;
Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố
tụng dân sự;
+ Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp
có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau
thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định
giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi
kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì
có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại
Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;


13

+ Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai nêu trên phải ra quyết
định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải
được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp
hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
+ Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương
Theo quy định tại điều 37 Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2014 Toà án nhân
dân tỉnh có nhiệm vụ quyền hạn:
Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật.
Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng
cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.

Kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, khi phát hiện có vi phạm
pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì kiến nghị với Chánh
án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị.
Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật
Điều 38 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định cụ thể về thẩm quyền của
các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh như sau:
Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
+ Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về dân sự thuộc
thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này;
+ Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định dân
sự chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng
nghị theo quy định của Bộ luật này.
5.2. Thực trạng giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Toà án nhân
dân tỉnh Lai Châu từ năm 2015 đến tháng 7 năm 2018
5.2.1. Lịch sử hình thành, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu
Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu có trụ sở tại phường Tân Phong thành phố
Lai Châu, tỉnh Lai Châu, được thành lập theo quyết định số 350/2004/QĐ-TA của
Chánh Án Tòa Án Nhân Dân Tối Cao.


14

Toà án nhân dân tỉnh Lai Châu có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Xét sử sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng;
- Xét xử phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu
lực pháp luật của tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp
luật tố tụng;
- Giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật;

Các Tòa chuyên trách - Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu
- Tòa hình sự tòa án nhân dân tỉnh: Sơ thẩm những vụ án hình sự theo quy định
của pháp luật tố tụng hình sự. Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm
chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy
định của pháp luật tố tụng.
- Tòa dân sự tòa án nhân dân tỉnh : Sơ thẩm những vụ án dân sự theo quy định
của pháp luật tố tụng dân sự. Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm
chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy
định của pháp luật tố tụng.
- Tòa hành chính tòa án nhân dân tỉnh: Sơ thẩm những vụ án hành chính theo
quy định của pháp luật tố tụng hành chính. Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết
định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị
theo quy định của pháp luật tố tụng.
- Tòa kinh tế tòa án nhân dân tỉnh: Sơ thẩm những vụ án kinh tế theo quy định
của pháp luật. Phúc thẩm những vụ án kinh tế mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có
hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị. Giải quyết việc phá
sản theo quy định của pháp luật
- Tòa lao động tòa án nhân dân tỉnh: Sơ thẩm những vụ án lao động theo quy
định của pháp luật. Phúc thẩm những vụ án lao động mà bản án, quyết định sơ thẩm
chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định
của pháp luật tố tụng. Giải quyết các cuộc đình công theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tỉnh Lai Châu
Theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân tỉnh Lai
Châu là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại tỉnh Lai
Châu. Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tỉnh Lai Châu gồm có:


15

- Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp Tỉnh gồm có: Chánh án, các Phó

Chánh án Toà án nhân dân tỉnh; Một số Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh do Chánh án
Toà án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tỉnh
Lai Châu. Tổng số thành viên Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh có tám người.
Gồm 5 toà: Toà hình sự, Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động, Toà hành chính;
có Chánh toà, Phó Chánh toà, Thẩm phán, Thư ký Toà án. Bên cạnh đó còn có bộ máy
giúp việc. Hiện nay biên chế của Toà án nhân dân tỉnh Lai Châu bao gồm 50 đồng chí.
5.2.2. Thực trạng giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại toà án nhân
dân tỉnh Lai Châu từ năm 2015 đến tháng 7 năm 2018
* Về thực tiễn thụ lý vụ án
Đối với các vụ án sơ thẩm tranh chấp quyền sử dụng đất được xét xử tại Toà án
nhân dân tỉnh Lai Châu. Sau khi tiếp nhận đơn khởi kiện của đương sự. Toà án sẽ tiến
hành xem xét tính hợp pháp của đơn, hướng dẫn đương sự điền đầy đủ thông tin theo
yêu cầu của páp luật và tiến hành thụ lý đơn.
Đối với các vụ án phúc thẩm sau khi nhận được đơn kháng cáo, kháng nghị toà
án cấp sơ thẩm gửi hồ sơ vụ án kháng cáo, kháng nghị và các tài liệu cho toà dân sự
toà án nhân dân tỉnh Lai Châu. Hồ sơ vụ án, tài liệu sẽ được chánh toà dân sự kiểm tra
và có chữ ký của người giao và nhận, khi thấy có đầy đủ giấy tờ và tài liệu thì chánh
toà giao cho phòng thường trực tiến hành vào sổ thụ lý đồng thời chánh toà dân sựu ra
quyết định thành lập hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một thẩm phán làm chủ
toạ phiên toà phụ trách giải quyết vụ án.
* Thực tiễn lập hồ sơ và chuẩn bị xét xử
Trong quá trình giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm trên cơ sở nghiên
cứu hồ sơ, tài liệu. Thẩm phán được giao nhiệm vụ sẽ tiến hành một số công việc như
yêu cầu đương sự cung cấp tài liệu bổ sung, triệu tập đương sự lấy lời khai.
Do tranh chấp đất đai liên quan đến quyền sử dụng đất thường là tranh chấp
phức tạp nên đương sự thường yêu cầu toà án thu thập thêm chứng cứ. Trường hợp cần
thiết thẩm phán giao nhiệm vụ về tận địa phương nơi có đất tranh chấp để tìm hiểu và
nghiên cứu tình hình.Các tài liệu thu thập được sẽ được đưa vào hồ sơ vụ án.
Tại toà án nhân dân tỉnh Lai Châu Các tranh chấp quyền sử dụng đất đều được
tiến hành hoà giải ở tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng. Nếu hoà giải thành toà

vẫn tiến hành mở phiên toà công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Thực tế thì


16

việc tiến hành hoà giải các tranh chấp quyền sử dụng đất thường không thành chỉ có
một số vụ hoà giải thành. Nếu không tiến hành hoà giải được thì sau khi nghiên cứu
nếu thấy có thể đưa ra xét xử được thẩm phán sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử.
* Thực tiễn tiến hành phiên toà tranh chấp quyền sử dụng đất
Được tiến hành theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2014 bao gồm:
- Chuẩn bị khai mạc phiên toà và thủ tục bắt đầu phiên toà;
- Thủ tục hỏi tại phiên toà;
- Thủ tục tranh luận tại phiên toà;
- Hội đồng xét xử nghị án và tuyên án.
Khi tham dự các phiên toà xét xử về tranh chấp quyền sử dụng đất em thấy thủ
tục hỏi tại phiên toà thường chiếm rất nhiều thời gian bởi đây là thủ tục quan trọng
nhất làm rõ, xác định các tình tiết và kiểm tra tính đúng đắn, của các lời khai đã có
trong hồ sơ, tài liệu và hồ sơ vụ án. Thủ tục tranh luận thường diễn ra ngắn, bởi các vụ
tranh chấp quyền sử dụng đất phần lớn không có người bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ
nên họ tự đứng ra tranh luận và thường không có nhu cầu hỏi phía bên kia và tranh
luận với bên kia.
Qua các bảng số liệu đã thu thập được tại mục 4 các thông tin thu thập được và
thực tiễn thực tập tại Toà án nhân dân tỉnh Lai Châu trong thời gian 2 tháng em nhận
thấy rằng:
* Đối với các án sơ thẩm
Các án sơ thẩm được Xét xử tại toà án nhân dân tỉnh Lai Châu là không lớn. bởi
từ khi Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2014 ra đời hệ thống toà án của chúng ta bao
gồm 4 cấp. Toà án nhân dân huyện được nâng thẩm quyền, Toà án nhân dân tỉnh
không còn thẩm quyền giám đốc thẩm và tái thẩm các vụ án như trước.
Số lượng các tranh chấp quyền sử dụng đất được thụ lý tại Toà án nhân dân tỉnh

Lai Châu qua các năm có xu hướng tăng năm 2015 đã thụ lý 3 vụ tranh chấp quyền sử
dụng đất trong tổng số 25 vụ tranh chấp dân sự, chiếm 11,1%. Năm 2016 đã thụ lý 4
vụ tranh chấp quyền sử dụng đất trong tổng số 29 vụ tranh chấp dân sự chiếm 13,7%.
Năm 2017 đã thụ lý 3 vụ tranh chấp quyền sử dụng đất trong tổng số 32 vụ
tranh chấp dân sự chiếm 9,37% số lượng các vụ tranh chấp quyền sử dụng đất có xu
hướng giảm vào năm 2017 đến 6 tháng đầu năm 2018 lại có xu hướng tăng và chiếm
phần lớn các vụ tranh chấp 2 trên tổng số 15 vụ. chiếm 13,3%.


17

Số lượng các vụ tranh chấp đã giải quyết tại Toà án nhân dân tỉnh Lai Châu
cũng có xu hướng tăng qua các năm:
Năm 2015 đã giải quyết 2 vụ tranh chấp quyền sử dụng đất trong tổng số 25 vụ
tranh chấp dân sự, chiếm 8%;
Năm 2016 đã giải quyết 3 vụ tranh chấp quyền sử dụng đất trong tổng số 27 vụ
tranh chấp dân sự, chiếm 11,1%; án còn lại 1, chiếm 3,7%;
Năm 2017 đã giải quyết 2 vụ tranh chấp quyền sử dụng đất trong tổng số 30 vụ
tranh chấp dân sự, chiếm 6,66%;
6 tháng đầu năm 2018 đã giải quyết 2 vụ tranh chấp quyền sử dụng đất trong
tổng số 14 vụ tranh chấp dân sự chiếm 14,28%.
Qua bảng số liệu chúng ta thấy số lượng các vụ án tranh chấp quyền sử
dụng đất có tính chất mức độ nghiêm trọng xảy ra ở các huyện trên địa bàn tỉnh
ngày càng có xu hướng tăng nên Toà án nhân dân tỉnh Lai Châu đã lấy lên để thụ
lý và xét xử sở thẩm.
* Đối với các vụ án phúc thẩm tranh chấp quyền sử dụng đất
- Qua bảng số liệu 2 ta thấy các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất phúc thẩm
đã thụ lý tại Toà án nhân dân tỉnh Lai Châu có xu hướng tăng qua các năm:
Năm 2015 đã thụ lý phúc thẩm 25 vụ tranh chấp quyền sử dụng đất trong tổng
số 100 vụ tranh chấp dân sự, chiếm 25% trong tổng số các vụ tranh chấp;

Năm 2016 đã thụ lý phúc thẩm 30 vụ tranh chấp quyền sử dụng đất trong tổng
số 110 vụ tranh chấp dân sự, chiếm 27,27% trong tổng số các vụ tranh chấp;
Năm 2017 đã thụ lý phúc thẩm 28 vụ tranh chấp quyền sử dụng đất trong tổng
số 112 vụ tranh chấp dân sự, chiếm 25%;
6 tháng đầu năm 2018 đã thụ lý phúc thẩm 18 vụ tranh chấp quyền sử dụng đất
trong tổng số 60 vụ tranh chấp dân sự, chiếm 30% trong tổng số tranh chấp.
Như vậy qua phân tích bảng số liệu chúng ta thấy số lượng án thụ lý phúc thẩm
tranh chấp quyền sử dụng đất tại Toà án nhân dân tỉnh Lai Châu về cơ bản có xu
hướng tăng qua các năm.
- Qua bảng 5 ta thấy Số lượng các vụ án về tranh chấp quyền sử dụng đất phúc
thẩm có quyết định đưa ra xét xử cũng có xu hướng tăng qua các năm
Năm 2015 quyết định đưa ra xét xử 25 vụ phúc thẩm tranh chấp quyền sử dụng
đất, Năm 2016 tăng lên 03 vụ từ 25 vụ lên 28 vụ tranh chấp, đến năm 2017 có xu


18

hướng giảm, giảm mất 01 vụ còn 27 vụ đến 6 tháng đầu năm 2018 lại có xu hướng
tăng riêng 6 tháng đầu đã quyết định đưa 17 vụ ra xét xử gần bằng so với năm 2016, số
lượng các vụ phúc thẩm tăng cho ta thấy việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất
của Toà án nhân dân huyện và thành phố Lai Châu vẫn còn nhiều bất cập và cần có các
giải pháp để nâng cao chất lượng giải quyết giảm đến mức thấp nhất số lượng án phúc
thẩm.
* So sánh số lượng thụ lý và số lượng quyết định đưa vụ án ra xét xử
Căn cứ vào bảng số liệu đã thu thập ở trên ta dễ dàng nhận thấy số lượng
án thụ lý và số lượng quyết định đưa vụ án ra xét xử còn khác xa nhau. Số lượng
các quyết định hoãn phiên toà liên quan đến tranh chấp quyền sử dụng đất còn
khá phổ biến do nhiều lý do khác nhau. Về cơ bản lý do hoãn phiên toà qua các
năm chủ yếu tập trung vào một số căn cứ như:
+ Xác minh thêm chứng cứ năm 2015 có 05 vụ năm 2016 tăng 01 vụ lên 06 vụ, năm

017 có xu hướng giảm xuống 03 vụ 6 tháng đầu năm 2018 lại tiếp tục có xu hướng tăng cao,
riêng 6 tháng đầu năm đã có 04 vụ cao hơn cả năm 2017.
+ Vắng mặt đương sự năm 2015 là 06 vụ đến năm 2016 có xu hướng giảm
01 vụ, năm 2017 tiếp tục giảm xuống còn 04 vụ, 6 tháng đầu năm 2018 chỉ còn
02 vụ như vậy chúng ta thấy rằng xã hội càng phát triển thì nhận thức của người
dân ngày càng có xu hướng tăng cao và trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình cũng được nâng lên. …
+ Chưa giao được bản án cũng là một căn cứ để hoãn phiên toà do
nhiều nguyên nhân khách quan mang lại như giao thông bị chia cắtdo mùa
mưa lũ, sạt lở…
Về chất lượng xét xử các tranh chấp quyền sử dụng đất tại toà án nhân dân
các huyện và toà án nhân dân thành phố Lai Châu vẫn còn thấp chúng ta biết
được điều này qua bảng thống kê số 3 ở mục 4 kết quả xét xử phúc thẩm các vụ
án tranh chấp quyền sử dụng đất từ năm 2015 đến tháng 7 năm 2018 tại Toà án
nhân dân tỉnh Lai Châu. Số lượng án huỷ sơ thẩm vẫn còn nhiều
Năm 2015 có 03 vụ trong tổng số giải quyết 08 vụ tranh chấp quyền sử
dụng đất, chiếm 37,5% trong tổng số vụ tranh chấp quyền sử dụng đất,
Năm 2016 có 08 vụ trong tổng số 25 vụ tranh chấp quyền sử dụng đất,
chiếm 32% trong tổng số các vụ tranh chấp quyền sử dụng đất phúc thẩm;


19

Năm 2017 án huỷ sơ thẩm có xu hướng giảm giảm 02 vụ còn 06 vụ trong
tổng số 18 vụ, chiếm 33,3% mặc dù có xu hướng giảm nhưng trong tổng số án
xét xử phúc thẩm thì vẫn có xu hướng tăng;
6 tháng đầu năm 2018 số lượng án huỷ sơ thẩm có xu hướng tăng 04 vụ
trong tổng số 10 vụ tranh chấp quyền sử dụng đất phúc thẩm, chiếm 40%
Qua tìm hiểu thực tiễn tại các địa bàn thì án huỷ sơ thẩm chủ yếu do các nguyên
nhân sau:

Do đương sự tự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án nên đã rút
đơn kháng cáo, rút đơn khởi kiện nên phải huỷ án sơ thẩm và đình chỉ vụ án;
Việc đánh giá chứng cứ chưa đúng đắn dẫn đến xử sai quan hệ pháp luật;
Việc thu thập chứng cứ thực hiện không đúng thủ tục tố tụng, đánh giá chứng
cứ không đầy đủ, không khách quan còn bỏ lọt tài sản và người tham gia tố tụng, xác
định sai tư cách nguyên đơn, bị đơn, sai quan hệ pháp luật, giải quyết không đúng yêu
cầu của đương sự và quá hạn luật định.
Việc nguyên đơn xin rút đơn khởi kiện không phải là tự nguyện mà do toà sơ
thẩm giải thích cho nguyên đơn làm đơn xin rút đơn khởi kiện là không đúng quy định
của pháp luật;
Tranh chấp thực tiễn:
Vụ tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Nõn và bị
đơn là anh Hoàng Đình Quang (Toà huyện Nậm Nhùn thụ lý). Tại đơn xin rút đơn
khởi kiện bà Nõn trình bày: Sau khi nghe giải thích của Thẩm phán là sự việc không
thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án mà thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban
nhân dân nên nguyên đơn mới xin rút đơn khởi kiện, đơn này thẩm phán đã được xem
nhưng không có ý kiến gì và đã căn cứ vào đó để ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ
án là không đúng theo quy định của pháp luật vì vi phạm ý chí của các bên trong
đương sự cụ thể là nguyên đơn.
* Các dạng tranh chấp quyền sử dụng đất xảy ra trên địa bàn
tỉnh Lai Châu
Trong thời gian về thực tập tại Toà án nhân dân tỉnh Lai Châu, nghiên cứu hồ sơ
các vụ án tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất mà toà án đã thụ lý giải quyết
Em thấy các dạng tranh chấp quyền sử dụng đất hiện nay rất đa dạng và
phong phú như: Tranh chấp đòi lại đất, tài sản gắn liền với đất, tranh chấp quyền


20

sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất khi vợ chồng lý hôn, Tranh chấp về quyền

thừa kế quyền sử dụng đất; tranh chấp về hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng
quyền sử dụng đất; tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau về gianh
giới giữa các vùng đất được phép sử dụng và quản lý.
Ở toà án nhân dân tỉnh Lai Châu trong thời gian qua từ năm 2015 đến
tháng 7 năm 2018 thường thụ lý và xét xử với số lượng khá lớn các tranh chấp
quyền sử dụng đất về:
- Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất;
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
- Thừa kế quyền sử dụng đất;
- Đòi lại quyền sử dụng đất.
Còn lại một số vụ tranh chấp thuộc dạng khác như tranh chấp hợp đồng
thế chấp quyền sử dụng đất và tranh chấp cho thuê lại quyền sử dụng đất thì hầu
như không xảy ra bởi các quan hệ này không phổ biến tại địa bàn tỉnh Lai Châu
địa bàn một tỉnh thuộc khu vực miền núi trình độ, nhận thức của người dân còn
hạn chế, tính cố kết cộng đồng cao, người dân sống vẫn coi trọng tình cảm.
Bảng 6, 7, 8 tại mục 4 các thông tin thu thập được thống kê và thụ lý giải quyết
các vụ án tranh chấp quyền Sử dụng đất từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 7 năm 2018 đã
cho chúng ta thấy rõ thực trạng các dạng tranh chấp xảy ra tại địa bàn tỉnh Lai
Châu cũng như cung cấp các thông tin cơ bản liên quan đến tranh chấp như số
vụ phải giải quyết, số vụ đã giải quyết, thông tin bản án các vụ đã xét xử, Đặc
điểm của các vụ án có người bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ hay có sự tham gia
của Viện Kiểm sát hay không?
Cơ bản các vụ tranh chấp quyền sử dụng đất diễn ra trên địa bàn đều được giải
quyết số vụ án tồn đọng ít, đảm bảo xét xử đúng thời gian quy định của pháp luật.
Một số vụ án tranh chấp thực tiễn diễn ra trên địa bàn tỉnh Lai Châu do Toà án
nhân dân tỉnh thụ lý giải quyết và tiến hành xét xử phúc thẩm:
Tranh chấp 1: Về đòi lại quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn là ông Lê Tiến
Dũng và bị đơn là ông Đỗ Minh Chiến. Với nội dung vụ án như sau:
Năm 2013 Vợ chồng ông Lê Tiến Dũng và Bà Nguyễn Thị Hương đổi được 320
m2 nhà và hoa màu của vợ chồng ông Phùng và bà Hoa, Năm 2015 cháu của ông

Dũng là ông Chiến có đặt vấn đề hỏi mượn đất xây nhà cấp 4 để bán hàng. Theo ông


21

Dũng khai do là họ hàng nên ông đồng ý cho mượn 112m2 đôi bên có thoả thuận khi
nào ông cần đến thì cháu ông là Chiến sẽ hoàn trả lại. Năm 2016 Ông Chiến đã bán
nhà và toàn bộ phần đất cho chị Đỗ Thị Hường. Tháng 2 năm 2017 gia đình ông biết
được nên đã làm đơn khiếu nại đề nghị các cấp chính quyền giải quyết. Uỷ ban nhân
dân huyện Than Uyên có quyết định giao đất đó cho ông tiếp tục sử dụng, Do đó ông
đã làm đơn khởi kiện yêu cầu ông Chiến dỡ nhà, trả lại cho ông 112 m2 mà ông Chiến
đã mượn của ông. Án sơ thẩm đã tuyên cho ông Dũng và bà Hương được nhận lại
quyền sử dụng đất sau khi ông chiến giải phóng mặt bằng trả lại cho gia đình ông.
Tách hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Chiến và bà Hường ra
khỏi vụ án, lập vụ án khác nếu các bên có yêu cầu. Tháng 6 năm 2017 ông Chiến
kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Gửi đơn khởi kiện lên Toà án nhân dân tỉnh Lai
Châu. Toà án nhân dân tỉnh Lai Châu đã tiến hành thụ lý giải quyết và đưa vụ án ra xét
xử phúc thẩm tại Bản án số 33/2017/DS-PT đã không chấp nhận yêu cầu kháng cáo
của ông Chiến và giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Tranh chấp 2: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa
nguyên đơn là Bà Hoàng Thị Hương và bị đơn là anh Đỗ Thành Nam (Phong Thổ).
Theo bản án sơ thẩm thì do nhu cầu về đất ở và biết chị Hoàng Thị Hương có 01 lô đất
đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tổng diện tích 535m2 do Uỷ ban nhân
dân huyện Phong Thổ cấp ngày 12 tháng 05 năm 2007. chị Hương muốn cho tiền chi
tiêu nên đã bán cho anh Nam 250m2 và mốc giới xác định cụ thể. Gia đình anh Nam
đã làm nhà để ở hôm động thổ xây nhà cũng có chị Hương chứng kiến xây nhà nhưng
chị không có ý kiến gì, Tháng 10 năm 2015 gia đình anh Nam yêu cầu chị Hương tách
sổ đỏ và làm thủ tục tiếp theo quy định của Luật đất đai năm 2013 để gia đình anh
Nam được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng gia đình chị Hương đã lật
lọng không thực hiện như theo thoả thuận mà còn xây tường dào lấn chiếm 50m2 đất,

không thực hiện nghĩa vụ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền lợi của gia đình
anh Nam bị xâm hại hợp đồng thoả thuận không được thực hiện nên gia đình anh đã
nhiều lần làm đơn lên Uỷ ban nhân dân xã Ma Lù Thàng huyện Phong Thổ giải quyết
nhưng gia đình chị Hương vẫn không thực hiện. Nay anh làm đơn đề nghị toà án xem
xét giải quyết yêu cầu Chị Hương trả lại cho anh 250m2 đất và thực hiện nghĩa vụ
chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai. Án sơ thẩm của
Huyện Phong Thổ xử buộc Chị Hương phải trả cho anh Nam 250 m2 đất và làm thủ


22

tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho anh Nam. Sau khi sử án sơ thẩm chị Hương
kháng cáo. Bản án số 25/2015/DS-PT của Toà án nhân dân tỉnh Lai Châu đã huỷ toàn
bộ bản án sơ thẩm của toà án nhân dân huyện Phong Thổ vì án sơ thẩm đã có những vi
phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng trong quá trình thu thập chứng cứ, giao hồ sơ
cho Toà án nhân dân huyện Phong Thổ xét xử lại.
Trên đây là một số vụ án tranh chấp thực tiễn tại Toà án nhân dân tỉnh Lai Châu
phúc thẩm. trong quá trình giải quyết tranh chấp em nhận thấy vẫn còn nhiều thiếu sót
em sẽ đưa ra nhận xét và kiến nghị một số giải pháp tại nội dung sau:

PHẦN 3. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Nhận xét về tình hình giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại tòa
án nhân dân tỉnh Lai Châu
* Những thuận lợi trong công tác giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất
tại Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu
Trong thời gian qua được sự quan tâm của các cấp, các ngành, lãnh đạo Toà án
nhân dân tối cao Toà án nhân dân tỉnh Lai Châu đã có được một số thuận lợi góp phần
cho việc giải quyết các tranh chấp được nhanh chóng và kịp thời như sau:
+ Về pháp luật
+ Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai tương đối đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả đã

tạo ra khung pháp lý vững chắc cho việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền
sử dụng đất nói riêng và tranh chấp dân sự nói chung. Bộ luật dân sự 2015, Bộ luật tố
tụng dân sự 2015, Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2014, Luật đất đai năm 2013 và
các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo khung pháp lý vững chắc cho quá trình giải
quyết các tranh chấp về đất đai nói chung và quyền sử dụng đất nói riêng.
+ Đặc biệt Bộ luật tố tụng dân sự 2015 ra đời đã tạo cơ sở pháp lý cho Toà án
nắm được trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ việc
dân sự, tranh chấp dân sự nói chung, tranh chấp quyền sử dụng đất nói riêng, tạo thuận
lợi cho công việc giải quyết tranh chấp về đất đai không bị chồng chéo, hiện tượng án
tồn đọng giảm hẳn.


23

Toà án nhân dân cấp huyện được nâng thẩm quyền giảm bỏ bớt gánh nặng cho Toà án
cấp trên. Toà án nhân dân tỉnh chủ yếu chỉ giải quyết phúc thẩm các tranh chấp quyền sử
dụng đất do vậy công việc không bị chồng chéo hiện tượng án tồn đọng giảm.
- Về nhận thức của người dân:
Trình độ nhận thức và hiểu biết pháp luật của người dân trên địa bàn tỉnh Lai
Châu ngày càng được nâng cao thông qua việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp
luật của công chức Tư pháp hộ tịch, bên cạnh đó kinh tế phát triển, các mạng điện
thoại được phủ sóng rông khắp người dân tìm hiểu kiến thức trên các phương tiện
thông tin đại chúng, sách báo, internet. Họ hiểu về quyền, nghĩa vụ pháp luật quy định
và có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình giúp cho Toà án giải quyết công việc được
nhanh chóng. Người dân luôn chủ động nắm bắt thông tin và các quy định để đưa ra
được những chứng cứ giúp toà giải quyết một cách nhanh chóng, tham gia hoà giải có
thiện chí.
- Về chuyên môn
Trình độ chuyên môn của các Chánh án, thẩm phán, thư ký tại Toà án nhân dân
các huyện và thành phố trên địa bàn tỉnh Lai Châu ngày càng được nâng cao. Đội ngũ

này không ngừng cố gắng nỗ lực phấn đấu nghiên cứu tìm hiểu kiến thức lý luận, thực
tiễn liên quan đến tranh chấp quyền sử dụng đất và các tranh chấp dân sự tìm hiểu tâm
lý và ý chí nguyện vọng của các bên đương sự. Đảng và Nhà nước tạo mọi điều kiện
để nâng cao năng lực trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức nghành toà án thường
xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về việc áp dụng các văn
bản pháp luật dân sự, hình sự giúp cho cán bộ, công chức ngành toà án áp dụng pháp
luật một cách đúng đắn và kịp thời.
* Những khó khăn trong công tác giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng
đất tại Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu
Bên cạnh những thuận lợi đã đạt được trong giải quyết tranh chấp quyền sử
dụng đất của toà án nhân dân tỉnh Lai Châu. Toà cũng gặp phải không ít những khó
khăn. Qua công tác kiểm tra hoạt động xét xử phúc thẩm Toà án nhân dân cấp tỉnh
cũng đã phát hiện những thiếu xót trong quá trình đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án, hoà
giải thành và xét xử như:
- Trong việc đình chỉ, tạm đình chỉ vẫn còn nhiều thiếu xót có vụ án căn cứ tạm
đình chỉ còn chưa chính xác, nguyên đơn xin tạm đình chỉ nhưng không có lý do chính


×