BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
TRẦN VŨ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH VƯỜN MẪU
TẠI HÀ TĨNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHÁNH HÒA - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
TRẦN VŨ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH VƯỜN MẪU
TẠI HÀ TĨNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:
Quản trị kinh doanh
Mã số:
8340101
Quyết định giao đề tài:
410/QĐ-ĐHNT ngày 28/4/2017
Quyết định thành lập hội đồng:
913/QĐ-ĐHNT ngày 20/8/2018
Ngày bảo vệ:
12/9/2018
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Phạm Xuân Thủy
ThS. Hoàng Gia Trí Hải
Chủ tịch Hội Đồng:
PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh
Phòng Đào tạo Sau Đại học:
KHÁNH HÒA - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ
MÔ HÌNH VƯỜN MẪU TẠI HÀ TĨNH” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và
chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Khánh Hòa, tháng 7 năm 2018
Tác giả luận văn
Trần Vũ
iii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy
cô, quý phòng, ban trường Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được
hoàn thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Phạm Xuân Thủy và
ThS. Hoàng Gia Trí Hải đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây tôi xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đồng nghiệp
đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, tháng 7 năm 2018
Tác giả luận văn
Trần Vũ
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC KÝ HIỆU ............................................................................................... vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................xi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
VƯỜN MẪU...................................................................................................................6
1.1. Các khái niệm cơ bản ...............................................................................................6
1.1.1. Hiệu quả kinh tế.....................................................................................................7
1.1.2. Vườn ......................................................................................................................8
1.1.3. Mô hình kinh tế vườn mẫu ....................................................................................9
1.1.4. Bộ tiêu chí vườn mẫu của Hà Tĩnh......................................................................11
1.2. Vai trò của xây dựng vườn mẫu .............................................................................12
1.3. Đặc điểm cơ bản của kinh tế vườn nước ta ............................................................15
1.3.1. Kinh tế vườn nước ta mang đặc điểm vườn nhiệt đới .........................................15
1.3.2. Kỹ thuật làm vườn mang tính chất truyền thống.................................................15
1.3.3. Kinh tế vườn được hình thành và tồn tại lâu đời.................................................15
1.3.4. Phương thức làm vườn linh hoạt .........................................................................16
1.3.5. Sản phẩm kinh tế vườn mang đặc trưng là hàng hóa riêng có của vùng, địa phương......17
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế vườn kiểu mẫu .........................17
1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh tế vườn kiểu mẫu .........................................19
1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế vườn kiểu mẫu .......................................19
1.4.3. Hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường .............................................................20
1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế vườn .....................................20
1.5.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................20
v
1.5.2. Nhân tố chính sách xã hội ...................................................................................21
1.5.3. Nhân tố năng lực, vai trò quản lý của nhà nước..................................................21
1.5.4. Chính sách, pháp luật ..........................................................................................23
1.5.5. Nhân tố tài chính .................................................................................................24
1.5.6. Nhân tố thị trường, chuỗi giá trị gia tăng ............................................................24
1.5.7. Nguồn nhân lực làm vườn ...................................................................................25
1.5.8. Sự phát triển của khoa học công nghệ.................................................................26
1.5.9. Sự phát triển của công nghiệp chế biến và công nghệ sau thu hoạch .................26
1.5.10. Hoạt động dịch vụ và kết cấu hạ tầng kỹ thuật .................................................27
Tóm tắt chương 1: .........................................................................................................28
CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ KINH TẾ VƯỜN MẪU TẠI HUYỆN CẨM XUYÊN
HÀ TĨNH ......................................................................................................................29
2.1. Vài nét cơ bản về huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh ..............................................29
2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.........................................................................29
2.1.2. Tình hình và thực trạng phát triển kinh tế vườn tại huyện Cẩm Xuyên..............34
2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình vườn mẫu tại huyện Cẩm Xuyên. tỉnh Hà Tĩnh ......52
2.2.1. Hiệu quả mô hình kinh tế vườn mẫu ...................................................................52
2.2.2. Tổng kết đánh giá thực trạng xây dựng vườn mẫu tại huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh . 65
Tóm tắt chương 2: .........................................................................................................67
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VƯỜN
MẪU TẠI HUYỆN CẨM XUYÊN ............................................................................68
3.1. Quan điểm về hiệu quả kinh tế mô hình vườn mẫu tại huyện Cẩm Xuyên ...........68
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình vườn mẫu tại huyện Cẩm Xuyên ......68
3.2.1. Giải pháp chung...................................................................................................68
3.2.2. Giải pháp khác .....................................................................................................73
Tóm tắt chương 3: .........................................................................................................73
KẾT LUẬN ...................................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................75
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC KÝ HIỆU
A:
Khấu hao tài sản cố định được phân bổ trong chu kỳ sản xuất
Biogas:
Khí sinh học
C:
Chi phí sản xuất
CL:
Tiền công lao động gia đình
Gi:
Giá của sản phẩm thứ i
GO :
Giá trị sản xuất
H:
Hiệu quả kinh tế
Ha:
Hecta
IC:
Chi phí sản xuất trung gian
K:
Kết quả thu được
Kg:
Kilôgam
LD:
Lao động
MI:
Thu nhập hỗn hợp
m2:
Mét vuông
m3:
Mét khối
Pr (Profit):
Lợi nhuận
Q:
Kết quả
Qi:
Khối lượng sản phẩm thứ i
TC:
Tổng chi phí sản xuất
T:
Thuế
VA :
Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm
VAC:
Vườn, Ao, Chuồng
vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
2D (2 Diménion)
: 2 chiều
3D (3 Dimension)
: 3 chiều
ATTP
: An toàn thực phẩm
BHYT
: Bảo hiểm y tế
ĐTBĐ
: Đầu tư ban đầu
GAP (Good Agriculture Practices): Quy trình nông nghiệp an toàn trong sản xuất nông nghiệp
HQKT
: Hiệu quả kinh tế
HTX
: Hợp tác xã
HLV&TT
: Hội làm vườn và trang trại
KHKT
: Khoa học kỹ thuật
KNKL
: Khuyến nông khuyến lâm
MTQG
: Mục tiêu quốc qua
NTM
: Nông thôn mới
NNHC
: Nông nghiệp hữu cơ
PTTK
: Phân tổ thống kê
SXKD
: Sản xuất kinh doanh
TKKD
: Thời kỳ kinh doanh
UBND
: Ủy ban nhân dân
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Bộ tiêu chí xây dựng vườn mẫu áp dụng tại tỉnh Hà Tĩnh ...........................10
Bảng 2.1: Tổng kết đánh giá tình hình quy hoạch huyện Cẩm Xuyên, từ năm 2014 -2016...33
Bảng 2.2: Phổ biến văn bản quy phạm pháp luật, đào tạo, tập huấn Nông nghiệp hữu
cơ tại huyện Cẩm Xuyên ...............................................................................................35
Bảng 2.3: Số hộ tham gia xây dựng “Kinh tế vườn mẫu” tại huyện Cẩm Xuyên.........37
Bảng 2.4: Tổng hợp mô hình vườn mẫu sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ tại
huyện Cẩm Xuyên, năm 2016 .......................................................................................39
Bảng 2.5: Tổng diện tích và sản lượng sản phẩm kinh tế vườn theo chương trình nông
nghiệp hữu cơ tại huyện Cẩm Xuyên, năm 2014-2016.................................................41
Bảng 2.6: Tỷ trọng sản lượng của sản phẩm nông nghiệp chủ lực so với với tổng sản
lượng sản phẩm của vườn tại huyện Cẩm Xuyên, năm 2014-2016 ..............................43
Bảng 2.7: Tỷ lệ số hộ đăng ký tham gia vườn mẫu có sử dụng bình biogas.................45
Bảng 2.8: Hiệu quả kinh tế thu được từ hầm ủ biogas ở các mô hình vườn mẫu tại
huyện Cẩm Xuyên .........................................................................................................47
Bảng 2.9: Thống kê các hộ tham gia xây dựng hệ thống mương thoát nước trong vườn
mẫu tại huyện Cẩm Xuyên, năm 2014-2016 .................................................................49
Bảng 2.10: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt huyện Cẩm Xuyên, năm 2014 - 2016.....50
Bảng 2.11: Diện tích và doanh thu mô hình vườn mẫu của các hộ tại huyện Cẩm
Xuyên, năm 2014-2016 .................................................................................................51
Bảng 2.12: Thông tin cơ bản của các hộ điều tra tại 3 xã thuộc huyện Cẩm Xuyên, năm 2016....53
Bảng 2.13: Diện tích, năng suất và sản lượng các loại cây trồng tại huyện Cẩm Xuyên
năm 2016 .......................................................................................................................53
Bảng 2.14: Chi phí đầu tư ban đầu cho 1 ha của hộ tại huyện Cẩm Xuyên năm 2016 ......55
Bảng 2.15: Chi phí chăm sóc 1 ha vườn giống tại huyện Cẩm Xuyên năm 2016 ........56
Bảng 2.16: Chi phí chăm sóc 1 ha vườn theo tình hình kinh tế của hộ tại huyện Cẩm
Xuyên, năm 2016...........................................................................................................57
Bảng 2.17: Chi phí chăm sóc 1 ha vườn ở các xã tại huyện Cẩm Xuyên, năm 2016 ..58
Bảng 2.18: Kết quả và hiệu quả kinh tế của mô hình vườn mẫu/ 1 ha tại huyện Cẩm
xuyên năm 2016.............................................................................................................60
Bảng 2.19: Kết quả và hiệu quả kinh tế của vườn kiểu mẫu/ 1ha tại huyện Cẩm Xuyên theo
tình hình kinh tế năm 2016 ............................................................................................62
Bảng 2.20: Kết quả và hiệu quả kinh tế của 1 ha vườn kiểu mẫu ở 3 xã. năm 2016 ....63
ix
DANH MỤC HÌNH
Đồ thị 3.1: Tỷ trọng sản lượng của sản phẩm nông nghiệp chủ lực so với với tổng sản
lượng sản phẩm của vườn tại huyện Cẩm Xuyên, năm 2014-2016 ..............................43
Sơ đồ 3.1: Phương thức tiêu thụ sản phẩm vườn ..........................................................59
x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Sau gần 5 năm triển khai xây dựng vườn mẫu, đến nay Hà Tĩnh có trên 2300
vườn đạt chuẩn, xây dựng vườn mẫu là thực hiện đa mục tiêu vừa chỉnh trang vườn
hộ, tạo môi trường xanh sạch đẹp, vừa mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết được lao
động nhàn rỗi, vừa nâng cao ý thức cho người dân về bảo vệ môi trường và xây dựng
nông thôn mới. Năm 2018, Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG đã phối
hợp với UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn
mẫu, tại Hội nghị Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chỉ đạo đây là cách làm hay,
hiệu quả cần nhân rộng ra toàn quốc. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng gặp không ít
khó khăn, việc phát triển kinh tế vườn còn làm theo thủ công, truyền thống, chưa áp
dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất nên sản phẩm từ vườn vẫn chưa tạo sản phẩm
hàng hóa, giá trị tạo ra trên một đơn vị diện tích vẫn còn thấp; việc tiêu thụ sản phẩm
chủ yếu là thị trường tự do, thiếu liên kết với doanh nghiệp, chưa xây dựng được
thương hiệu, sản phẩm... Đây là mô hình mới cần được đánh giá một cách cụ thể hiệu
quả kinh tế mô hình vườn mẫu tại Hà Tĩnh để rút ra giải pháp thực hiện thời gian tới.
Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình vườn mẫu trong xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn tỉnh Hà Tĩnh để đề xuất giải pháp thực hiện thời gian tới.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình vườn mẫu tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà
Tĩnh trong gian đoạn vừa qua.
Đưa ra các giải pháp, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình
vườn mẫu trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh trong gian đoạn tới.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế mô hình
vườn mẫu của các hộ dân nông thôn sống trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: tập trung nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh tế
của mô hình vườn mẫu tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
Trực tiếp tham gia khảo sát các hoạt động của huyện Cẩm Xuyên đặc biệt là công
tác phát triển mô hình vườn mẫu để thu thập thông tin và dữ liệu thực tế có liên quan
đến vấn đề nghiên cứu thông qua xây dựng các bảng hỏi và tham gia trực tiếp vào một
số cơ quan địa phương có liên quan đến phát triển mô hình vườn mẫu để tiếp thu
những kinh nghiệm.
Tiến hành phỏng vấn 150 vườn hộ của huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh sau đó sử
dụng để tính toán ra số liệu phục vụ cho đề tài.
Các chỉ tiêu của mô hình kinh tế vườn.
xi
Tình hình thực hiện các chỉ tiêu của mô hình vườn.
Hiệu quả xã hội.
Hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả môi trường sinh thái.
Luận văn tốt nghiệp sẽ là một tài liệu hữu ích về vấn đề đánh giá hiệu quả kinh tế
trong xây dựng mô hình vườn mẫu tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
Kết quả của luận văn tốt nghiệp còn có thể giúp cho Hội Làm vườn và trang trại
tỉnh, Ban chỉ đạo nông thôn mới tỉnh, Văn phòng chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương
liên quan triển khai xây dựng vườn mẫu trong thời gian tới.
Luận văn cũng hứa hẹn là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản trị
kinh doanh ở Việt Nam và các bạn sinh viên ngành quản trị kinh doanh.
Từ khóa: Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình vườn mẫu, Hà Tĩnh.
xii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm qua tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh
vực phát triển kinh tế, xã hội, nhất là trong xây dựng nông thôn mới, với cách làm sáng
tạo, nông thôn mới của Hà Tĩnh là một trong những điểm sáng được Trung ương đánh
giá cao và được nhân dân ghi nhận. Một trong những cách làm sáng tạo trong xây
dựng nông thôn mới của Hà Tĩnh là xây dựng mô hình vườn mẫu, đã mang lại kết quả
thiết thực, góp phần chỉnh trang khu dân cư và nâng cao thu nhập góp phần thực hiện
thành công xây dựng nông thôn mới một cách bền vững.
Sau gần 5 năm triển khai xây dựng vườn mẫu đến nay Hà Tĩnh có trên 2300
vườn đạt chuẩn, xây dựng vườn mẫu là thực hiện đa mục tiêu vừa chỉnh trang vườn
hộ, tạo môi trường xanh sạch đẹp, vừa mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết được lao
động nhàn rỗi, vừa nâng cao ý thức cho người dân về bảo vệ môi trường và xây dựng
nông thôn mới. Năm 2016, Hội làm vườn và Trang trại Việt Nam đã tổ chức Hội thảo
và đánh giá đây là mô hình có hiệu quả, thiết thực cần được tổng kết để nhân rộng;
năm 2018 Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG đã phối hợp với UBND
tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu, tại Hội
nghị Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chỉ đạo đây là cách làm hay, hiệu quả cần
nhân rộng ra toàn quốc.
Tuy vậy, quá trình thực hiện cũng gặp không ít khó khăn, việc phát triển kinh tế
vườn còn làm theo thủ công, truyền thống, chưa áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản
xuất nên sản phẩm từ vườn vẫn chưa tạo sản phẩm hàng hóa, giá trị tạo ra trên một
đơn vị diện tích vẫn còn thấp; việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là thị trường tự do, thiếu
liên kết với doanh nghiệp, chưa xây dựng được thương hiệu, sản phẩm...
Đây là mô hình mới cần được đánh giá một cách cụ thể hiệu quả kinh tế để rút
ra giải pháp thực hiện thời gian tới, tôi chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình
vườn mẫu tại Hà Tĩnh” làm luận văn tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh
doanh của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài nhằm đạt được mục tiêu:
1
- Đánh giá tình hình phát triển mô hình Vườn mẫu tại huyện Cẩm Xuyên thời
gian qua; đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình vườn mẫu; hiệu quả kinh tế đối với từng
đối tượng cây trồng.
- Đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế Vườn mẫu trên địa bàn huyện
Cẩm Xuyên thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế Vườn mẫu.
- Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế Vườn mẫu.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình vườn mẫu tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh
Hà Tĩnh trong giai đoạn vừa qua: Những mặt được, những tồn tại, hạn chế.
- Đưa ra các giải pháp, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình
vườn mẫu trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh trong gian đoạn tới.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế mô hình vườn mẫu của các hộ dân
nông thôn sống trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình vườn mẫu
tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
4.2. Về không gian nghiên cứu
Vì lý do kinh phí và thời gian có hạn không thể thực hiện lấy số liệu của quy
mô toàn tỉnh Hà Tĩnh. Để tập trung nghiên cứu đạt được kết quả tốt nhất tôi chọn một
huyện điển hình trong công tác phát triển mô hình vườn mẫu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
đó là huyện Cẩm Xuyên.
4.3. Về thời gian nghiên cứu
+ Các thông tin, số liệu thứ cấp lấy từ năm 2014 đến năm 2016;
+ Thông tin sơ cấp về mô hình vườn mẫu năm 2016.
5. Câu hỏi nghiên cứu:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc phát triển mô hình Vườn mẫu?
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình Vườn mẫu?
2
- Hiệu quả việc phát triển mô hình Vườn mẫu tại huyện Cẩm Xuyên như thế nào?
- Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình Vườn mẫu tại huyện Cẩm
Xuyên?
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập số liệu
6.1.1. Số liệu thứ cấp
Tại huyện Cẩm Xuyên trực tiếp tham gia khảo sát các hoạt động của huyện
Cẩm Xuyên đặc biệt là công tác phát triển mô hình vườn mẫu để thu thập thông tin và
dữ liệu thực tế có liên quan đến vấn đề nghiên cứu thông qua xây dựng các bảng hỏi
và tham gia trực tiếp vào một số cơ quan địa phương có liên quan đến phát triển mô
hình vườn mẫu để tiếp thu những kinh nghiệm. Các báo cáo có sẵn, các số liệu thống
kê và dự báo,... Nguồn thu thập chính được lấy từ Hội làm vườn và trang trại tỉnh Hà
Tĩnh, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Hà Tĩnh, UBND Huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh.
6.1.2. Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp: Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành phỏng
vấn 150 vườn hộ của huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.
- Số liệu điều tra vườn hộ của huyện Cẩm Xuyên về các vấn đề:
+ Thông tin về chủ hộ: trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, giới tính, tuổi…
+ Thông tin về sử dụng các yếu tố đầu vào: đất đai, vốn, tư liệu sản xuất, lao
động, chi phi đầu tư.
+ Kết quả sản xuất: năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng
(VA), thu nhập hỗ hợp (MI)
+ Yếu tố thị trường: giá cả, phương thức bán, nơi bán…
+ Những thông tin về ý kiến, dự định, nguyện vọng, nhu cầu, thuận lợi, khó khăn…
của chủ trang trại về các yếu tố sản xuất như đất đai, lao động, vốn, giá cả, thị trường.
Những thông tin trên được điều tra, phỏng vấn chủ hộ qua phiếu điều tra đã
được chuẩn bị.
6.2. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập được xử lý theo yêu cầu của đề tài, chủ yếu sử dụng
phần mềm Excel để tính toán.
3
6.3. Phương pháp phân tích số liệu
6.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nhằm thu thập thông tin thứ cấp, các tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, tập quán
canh tác, sản xuất, lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Cẩm Xuyên qua giai
đoạn 2014 - 2016; cùng các thông tin liên quan đến quá trình phát triển mô hình vườn
mẫu tại huyện Cẩm Xuyên.
6.3.2. Phương pháp phân tổ thống kê
Phân tổ thống kê (PTTK) là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để
phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và các tiểu tổ có các mức
độ hoặc đặc điểm khác nhau (tuỳ theo mục đích nghiên cứu khác nhau mà lựa chọn
tiêu thức phân tổ khác nhau cho phù hợp). PTTK là việc làm tất yếu để thực hiện các
phương pháp tiếp theo, nhằm hệ thống hoá các tài liệu ghi chép ban đầu, lập các bảng
thống kê và tính toán chỉ tiêu phục vụ cho bước phân tích thống kê. Chỉ sau khi đã
phân chia hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có quy mô và đặc điểm khác nhau, việc
tính các chỉ tiêu phản ánh mức độ kết cấu, sự biến động, mối liên hệ giữa các thành
phần, mới có thể rút ra nhận xét đúng.
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu các chỉ tiêu về cơ cấu các loại trang
trại và tình hình phát triển mô hình vườn mẫu của huyện về quy mô diện tích, quy mô
sản xuất, quy mô lao động…
Trong đề tài này tác giả tiến hành phân tổ dựa trên quy mô sản xuất và hướng
kinh doanh chính.
6.3.3. Phương pháp chuyên khảo
Là phương pháp thu thập ý kiến của các hộ vườn mẫu. Qua đó, nắm bắt được
các thông tin về thực trạng tình hình, xác định các phương pháp tiến bộ áp dụng vào
sản xuất nhằm tổng hợp các ý kiến và đưa ra các đánh giá nhận xét.
6.3.4. Phương pháp thống kê kinh tế
- Thống kê mô tả: Dùng một số chỉ tiêu như số tương đối, số tuyệt đôi, số trung
bình để nhận dạng thực trạng sản xuất của các loại hình vườn mẫu.
- Thống kê so sánh: phương pháp này được sử dụng chủ yếu để tổng hợp kết
quả điều tra nhằm phản ánh các đặc điểm cơ bản của vườn mẫu và đi sâu vào phân tích
chỉ tiêu kết quả và hiệu quả của vườn mẫu.
4
- Dùng phương pháp hạch toán kinh tế để tính các chi phí đầu vào, đầu ra để
tính giá trị và chi phí sản xuất qua đó tính lãi, lỗ của vườn mẫu.
6.3.5. Phương pháp định lượng
Dựa trên các số liệu đã có để lập các sơ đồ, bảng biểu, đồ thị, nhằm chứng minh
bằng các căn cứ xác thực.
7. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn tốt nghiệp sẽ là một tài liệu hữu ích về vấn đề đánh giá hiệu quả kinh
tế trong xây dựng mô hình vườn mẫu tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
Kết quả của luận văn tốt nghiệp còn có thể giúp cho Hội Làm vườn và trang trại
tỉnh, Ban chỉ đạo nông thôn mới tỉnh, Văn phòng chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương
liên quan triển khai xây dựng vườn mẫu trong thời gian tới.
Luận văn cũng hứa hẹn là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản trị
kinh doanh ở Việt Nam và các bạn sinh viên ngành quản trị kinh doanh.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn được sắp xếp thành
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế vườn mẫu.
Chương 2: Đánh giá hiệu quả kinh tế vườn tại huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh.
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển mô hình vườn mẫu tại
huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ
KINH TẾ VƯỜN MẪU
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu
Mô hình kinh tế vườn mẫu là mô hình kinh tế mới được xây dựng từ chương
trình phát triển nông thôn ở một số địa phương trong thời gian gần đây, nên đến nay
chưa có công trình nào nghiên cứu về đề tài: đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình vườn
mẫu mà chỉ có một số ít đề tài có liên quan đến đánh giá hiệu quả của một số mô hình
kinh tế trong nông nghiệp như:
Nghiên cứu: “Ảnh hưởng của chính sách nông nghiệp nông thôn Việt Nam
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (PGS.TS Ngô Đức Cát, 1996).
Nghiên cứu: “Về một số chính sách phát triển nông nghiệp nước ta trong thời
kỳ mới” (PGS.TS Đặng Văn Thanh, 1995).
Đề tài luận văn “Hoàn thiện các chính sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp
nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (ThS. Vũ Thị Thảo, 2010).
Luận án "Hoàn thiện các chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ngoại thành
Hà Nội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa" (Ts. Nguyễn Tiến Dĩnh, 2003).
Cẩm nang “Sản xuất Nông lâm kết hợp ở Việt Nam” - Chương trình hỗ trợ
Lâm nghiệp và hợp tác (Bộ nông nghiệp và phát triển Nông thông biên soạn, 2009).
Đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế và tác động môi trường của một số mô
hình Nông lâm kết hợp ở vùng miền núi phía bắc” (Nguyễn Văn Chung, 2008).
Luận án tiến sỹ “Đánh giá hiệu quả một số hệ thống Nông lâm kết hợp tại địa bàn
huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên” (Đàm Văn Linh, 2011).
Đề tài khoa học: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng cam tại huyện Cao Phong,
tỉnh Hòa Bình” (Nguyễn Thị Phương Loan, Trần Thị Tuyết Thu và Đặng Thanh An, 2016)
Đề tài khoa học “Xây dựng khu dân cư Nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu
tại Hà Tĩnh” (Trần Huy Oánh - Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng
nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh, 2015).
Các đề tài đều có những nghiên cứu về những nội dung, mô hình nhằm phát
triển nền kinh tế nông nghiệp theo hướng đi bền vững của địa phương, góp phần bảo
vệ môi trường và an ninh quốc phòng. Các công trình nghiên cứu trên đã tập trung vào
6
phân tích vai trò của phát triển kinh tế nông nghiệp theo nội dung khác nhau ở hai khía
cạnh lý luận và thực tiễn, trên phạm vi quốc gia và địa phương. Đồng thời, đưa ra các
kiến nghị, giải pháp nhằm không ngừng hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế nông
nghiệp ở nước ta và ở một số địa phương cụ thể. Các đề tài, công trình nghiên cứu là
cơ sở, nguồn tài liệu để cho tác giả tham khảo để phục vụ cho nghiên cứu của mình.
Việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế mô hình vườn mẫu trên địa bàn huyện Cẩm
Xuyên, đây là cách làm mới của Hà Tĩnh trong xây dựng nông thôn mới và chưa có đè
tài nào nghiên cứu về vấn đề này. Đây là một hướng nghiên cứu mới không trùng lặp
với các đề tài và những công trình đã được công bố trước đây.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách quan, là thước đo quan trọng để
đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Đây cũng là
mục tiêu quan trọng nhất mà các chủ thể kinh tế muốn đạt được. Việc nâng cao HQKT
là một đòi hỏi khách quan của các chủ thể sản xuất và của nền sản xuất xã hội.
Vì vậy, việc hiểu đúng bản chất của HQKT, xác định đúng các chỉ tiêu để đo
lường, đánh giá HQKT là vấn đề quan trọng cần làm rõ khi phân tích hiệu quả sản xuất
của một hoạt động trong nền kinh tế.
Theo Nguyễn Đức Dỵ (2008) “Hiệu quả kinh tế là mối tương quan giữa các
yếu tố đầu vào khan hiếm với đầu ra hàng hóa dịch vụ” và khái niệm hiệu quả kinh tế
được dùng làm một tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân
phối tốt như thế nào? Như vậy, có thể hiểu hiệu quả kinh tế là mức độ thành công của
các chủ thể sản xuất trong việc phân bổ các yếu tố nguồn lực kham hiếm để sản xuất ra
sản phẩm, nhằm đáp ứng một mục tiêu nào đó.
Theo Samullson và Nordhaus “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể
tăng sản lượng một cách hàng loạt của một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản
lượng một loại hàng hóa khác”. Thực chất quan điểm hiệu quả này là đề cập đến khía
cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực làm tăng hiệu quả.
Theo Phạm Ngọc Kiểm “Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ khai thác và tiết
kiệm chi phí các nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu trong quá trìnhsản xuất”.
7
Quan điểm hiệu quả này đã chú ý đến việc đánh giá hiệu quả kinh tế theo chiều sâu,
hiệu quả của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong quá trình sản xuất.
Như vậy, từ những khái niệm trên, ta có thể khái quát bằng khái niệm như sau:
“Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt
được mục tiêu xác định”. Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công thức
biễu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau:
K
C
Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó; K là
H
=
kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ để đạt
được kết quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh tế phản
ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với
chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi
điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm như thế hoàn toàn có thể tính
toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt
động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng.
1.2.2. Vườn
Vườn là thuật ngữ rất quen thuộc và gần gũi với chúng ta. Tuy nhiên, trong
nghiên cứu do thái độ tiếp cận thời điểm và địa bàn khác nhau nên có nhiều định nghĩa
khác nhau.
Theo từ điển tiếng việt vườn là “khu đất thường rào kín ở cạnh sát nhà ở để
trồng cây” hoặc là “vườn là khu đất xung quanh nhà hoặc khu đất riêng có trồng cây
trái, rau, quả”.
Một số tác giả cho rằng “kinh tế vườn là một bộ phận cấu thành hữu cơ của
kinh tế VAC" có nghĩa là: Vườn nó bao hàm “A” ao, “C’’ chuồng, ‘’V” vườn và quyết
định “A”, ”C”.Thế nhưng, không có “A,C” thì hiệu quả của kinh tế của vườn sẽ kém
đi. Thực ra, kinh tế vườn là một bộ phận cấu thành hữu cơ của kinh tế nông nghiệp, là
một phần kinh tế được tách ra từ ngành trồng trọt. Đó là một ngành sản xuất độc lập,
một phương thức kinh doanh riêng, đồng thời có quan hệ chặt chẽ với ngành trồng trọt
và ngành chăn nuôi. Nhưng hoạt động chủ yếu của người nông dân là trồng cây ăn quả.
8
Như vây, sự đa dạng của các loại vườn nó mang lại thu nhập không nhỏ đối với
các hộ gia đình của nông thôn Việt Nam càng khẳng định được vai trò quan trọng của
kinh tế vườn đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng.
Từ những phân tích trên về vườn ta thấy vườn là bộ phận chủ yếu, tồn tại lâu
dài, mang tính chất phổ biến, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng,
mang lại lợi ích kinh tế - xã hội, môi trường. Do đó vườn không chỉ là một không
gian kinh tế mà còn là một bộ phận cấu thành hữu cơ của không gian xã hội ở nông
thôn nước ta mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, theo quan điểm của tác giả thì:
Vườn là khu đất gắn liền với hộ gia đình, dùng để trồng cây và chăn nuôi mang tính
ổn định, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân, mang lại hiệu quả kinh tế- xã hội,
lợi ích lâu dài.
1.2.3. Mô hình kinh tế vườn mẫu
1.2.3.1. Khái niệm mô hình
Mô hình là một kiểu mẫu mô tả về cách thức tổ chức được tương tác với thực
tế, một cung cách ứng xử, một mẫu tương tác mà chủ thể có thể bắt chước, học hỏi và
tiến hành theo.
1.2.3.2. Mô hình kinh tế vườn mẫu
Từ khái niệm vườn, đã phân tích, ta thấy kinh tế vườn là một bộ phận cấu thành
hữu cơ của kinh tế nông nghiệp để phản ánh, hình thành nên phương thức sản xuất
mang tính chất đơn thuần của ngành nông nghiệp tai từng hộ gia đình.
Đây là một mô hình quản lý kinh tế được hình thành và xây dựng trên cơ sở có
liên quan đến các phương thức sử dụng đất đai như trồng trọt, chăn nuôi,…
Mô hình kinh tế vườn theo kinh tế nông nghiệp là mô hình thể hiện sự liên quan
trực tiếp đến việc sản xuất, trồng trọt, nhằm đem lại những lợi ích về kinh tế, xã hội,
môi trường và đời sống con người.
Đó là một ngành sản xuất độc lập, một phương thức kinh doanh riêng, đồng
thời có quan hệ chặt chẽ với ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Nhưng hoạt động
chủ yếu của người nông dân là trồng cây ăn quả. Căn cứ vào chức năng, cấu trúc, qui
mô và hiệu quả kinh tế có thể chia kinh tế vườn thành những loại như sau:
Thứ nhất là vườn nhà chủ yếu trồng cây được thâm canh bằng lao động của hộ
gia đình mục đích là chắn gió, che mát, làm cảnh, cung cấp thức ăn, dược liệu...
Thứ hai là vườn đồi được trồng trên đồi theo phương thức bán tự nhiên, chủ
yếu là cây công nghiệp dài ngày như: cao su, cà phê, chè, tiêu...
9
Thứ ba là vườn rừng chủ yếu canh tác theo phương thức canh tác tự nhiên.
Thứ tư là vườn chủ yếu trồng các loại cây rau thiết yếu hàng ngày được trồng
rải rác khắp nơi.
Thứ năm là vườn tạp chủ yếu là tạp chủng về giống đủ các loại cây, có cây gì
trồng cây ấy, có bao nhiêu thu hoạch bấy nhiêu, nên hiệu quả kinh tế kém.
Thứ sáu: là vườn chuyên canh trong vườn chỉ có một loại cây nhất định, sản
xuất theo hướng chuyên môn hoá nên năng xuất và hiệu quả rất cao so với vườn tạp,
vườn nhà.
Thứ bảy là vườn ươm chủ yếu sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại và kỹ
thuật tiến bộ.
Thứ tám là vườn du lịch chủ yếu là cây ăn quả, cây cảnh để kinh doanh du
lịch. Đặc trưng của vườn này chủ yếu là cảnh quan, chất lượng, mùa vụ... là nơi văn
minh nhất đồng thời là nơi thu lợi nhuận cao nhất.
Kinh tế vườn là một bộ phận của kinh tế nông nghiệp, có chức năng vận dụng
các quy luật để tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực và sản xuất, nhằm tạo ra sản
lượng và lợi nhuận tối đa, môi trường sinh thái bền vững, hình thành một không gian
kinh tế - xã hội giàu đẹp, văn minh.
1.2.4. Bộ tiêu chí vườn mẫu của Hà Tĩnh
Theo Quyết định số 59/2015/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
ngày 24 tháng 11 năm 2015 về Ban hành bộ tiêu chí xây dựng vườn mẫu nông thôn
mới áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh như sau:
TT
Bảng 1.1. Bộ tiêu chí xây dựng vườn mẫu áp dụng tại tỉnh Hà Tĩnh
Tiêu chí
Nội dung tiêu chí
Chỉ tiêu
Có bản vẽ hoặc sơ đồ quy hoạch - thiết kế vườn
Quy
1
hoạch
hộ được UBND xã xác nhận.
và thực hiện
quy hoạch
Thực hiện đúng quy hoạch - thiết kế
được UBND xã xác nhận.
Ứng dựng
2
Đạt
tiến bộ khoa
học kỹ thuật
Đạt
Có hệ thống tưới, tiêu khoa học và ít nhất có áp
dụng một trong các ứng dụng tiến bộ khoa học,
công nghệ tiên tiến khác vào sản xuất, thu
hoạch, bảo quản và chế biến.
10
Đạt
Sản phẩm hàng hóa đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm
3
Đạt
Sản phẩm từ
vườn
Giá trị sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm nông
nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh chiếm tỷ lệ tối
Đạt
thiểu 75% tổng giá trị sản phẩm từ vườn.
Tỷ lệ hàng rào xanh.
≥ 80%
Tỷ lệ cây xanh trong diện tích đất ở của hộ gia
đình.
4
Chuồng trại chăn nuôi phải đảm bảo đúng quy
Môi trường - cách kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh môi trường (có
Cảnh quan
sử dụng bể biogas hoặc chế phẩm sinh học;
đảm bảo vệ sinh môi trường,...).
Có hệ thống mương thoát nước thải đảm bảo vệ
sinh, không ô nhiễm môi trường; chất thải rắn
hộ gia đình trước khi tập kết tại điểm thu gom
phải được phân loại.
Thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đối với
cây trồng trong vườn so với thu nhập từ trồng
lúa trong xã
5
Thu nhập
Tổng thu nhập tối thiểu từ kinh tế vườn trong
một năm (bao gồm tất cả các sản phẩm từ:
Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản...):
- Đối với vườn có diện tích ≤ 1000m2:
- Đối với vườn có diện tích 1000m2 - 2000m2
- Đối với vườn có diện tích 2000m2 - 3000m2
- Đối với vườn có diện tích ≥ 3000m2
≥ 20%
Đạt
Đạt
≥ 5 lần
≥ 60 triệu
≥ 80 triệu
≥ 120 triệu
≥ 150 triệu
Tiêu chí thứ nhất là quy hoạch và thực hiện quy hoạch gồm 2 nội dung: có bản
vẽ hoặc sơ đồ quy hoạch, thiết kế vườn hộ được UBND xã xác nhận; thực hiện đúng
quy hoạch, thiết kế được UBND xã xác nhận.
Tiêu chí thứ 2 - ứng dụng tiến bộ KHKT - quy định có hệ thống tưới tiêu khoa
học và ít nhất có áp dụng một trong các ứng dụng tiến bộ KHKT, công nghệ tiên tiến
khác vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản và chế biến.
11
Sản phẩm vườn là tiêu chí thứ 3 với 2 nội dung: sản phẩm hàng hóa đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm; giá trị sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm nông nghiệp hàng hóa
chủ lực của tỉnh chiếm tỷ lệ tối thiểu 75% tổng giá trị sản phẩm từ vườn.
Trong tiêu chí thứ 4 là môi trường - cảnh quan cần thực hiện 4 nội dung: tỷ lệ
hàng rào xanh đạt ≥ 80%; tỷ lệ cây xanh trong diện tích đất ở của hộ gia đình ≥ 20%;
chuồng trại chăn nuôi phải đảm bảo đúng quy cách kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh môi
trường (có sử dụng bể biogas hoặc chế phẩm sinh học, đảm bảo vệ sinh môi trường...);
có hệ thống mương thoát nước thải đảm bảo vệ sinh, không ô nhiễm môi trường, chất
thải rắn hộ gia đình trước khi tập kết tại điểm thu gom phải được phân loại.
Cuối cùng là tiêu chí số 5 với 2 nội dung: thu nhập trên cùng một đơn vị diện
tích đối với cây trồng trong vườn so với thu nhập từ trồng lúa trong xã; tổng thu nhập
tối thiểu từ kinh tế vườn trong một năm (bao gồm tất cả các sản phẩm từ trồng trọt,
chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, cụ thể: đối với vườn có diện tích ≤ 1.000m2 đạt ≥ 60
triệu đồng, đối với vườn có diện tích 1.000m2 - 2.000m2 đạt ≥ 80 triệu đồng, đối với
vườn có diện tích 2.000m2 - 3.000m2 đạt ≥ 120 triệu đồng, đối với vườn có diện tích ≥
3.000m2 đạt ≥ 150 triệu đồng.
1.3. Vai trò của xây dựng vườn mẫu
Sự đa dạng của các loại vườn nó mang lại thu nhập không nhỏ đối với các hộ
gia đình của nông thôn Việt Nam càng khẳng định được vai trò quan trọng của kinh tế
vườn đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng.
Thứ nhất, vai trò của kinh tế vườn trong việc sử dụng có hiệu quả đất đai, lao
động, tăng thu nhập cho người lao động. Hoạt động nông nghiệp phụ thuộc rất lớn về
điều kiện tự nhiên (về vị trí, thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu...) và mang tính thời vụ.
Song mùa vụ rất khác nhau đối với từng vùng đất và từng loại cây, con. Đất đai từng
vùng rất nhiều loại, mỗi loại chỉ thích hợp với một hoặc vài cây nhất định. Mặt khác,
vị trí của đất (xa hay gần nhà, đường giao thông, thị trường tiêu thụ, trung tâm khoa
học kỹ thuật...) là điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn trong việc sử dụng và khai thác
đất đai cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả trong việc sử dụng lao động,
đồng thời khẳng định rằng với một loại hình sản xuất thích hợp có thể khắc phục được
tính mùa vụ phát huy ưu thế của từng loại đất, để khai thác và sử dụng hiệu quả nhất.
Trong các loại hình sản suất nông nghiệp, kinh tế vườn là hình thức sản xuất kết
hợp tốt nhất vì có đất có lao động là có của cải đất càng rộng thì của cải càng nhiều.
12
Nếu nhìn vào cấu trúc vườn, nó được bố trí theo dài, rộng trên một diện tích nhất định,
nhưng vườn có khả năng chuyển tải thường xuyên một hệ thống cây con mà đất lúa,
đất công nghiệp chưa có khả năng to lớn như vậy. Bởi vì nhìn vào góc độ các loại
vườn có thể nhận thấy được về sự tận dụng nguồn lao động và sử dụng đất một cách
hợp lý nhất: Ví dụ: khi cây chưa bị phân tán, người nông dân có thể thực hiện trồng
xen các loại cây rau và chăn nuôi, trên một diện tích đất, mặt nước có thể tận dụng lấy
“ngắn nuôi dài’’. Về thời gian không gian không có giới hạn, có thể làm trong giờ hay
ngoài giờ, lực lượng lao động không cần tính độ tuổi: già hay trẻ, nam hay nữ đều bố
trí một cách hợp lý vừa không để đất trống mà giải quyết việc làm, vừa tăng thêm thu
nhập tạo ra một sự gắn bó và ràng buộc giữa con người và đất đai.
Thứ hai, kinh tế vườn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển nông
nghiệp hàng hóa đa dạng và toàn diện. Bởi vì, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp bao giờ cũng gắn liền với sự vận động phát triển nền kinh tế nông nghiệp: tức
là chuyển nền sản xuất độc canh sang nền sản xuất nông sản hàng hóa đa dạng toàn
diện. Quá trình chuyển dịch đó phải diễn ra chiều hướng tỷ trọng ngành trồng trọt
giảm thì chăn nuôi, ngư nghiệp tăng lên. Trong trồng trọt, giảm lúa và hoa màu thì rau
quả phải tăng, điển hình là ở Đài Loan, năm 1981, tỷ trọng trong ngành trồng trọt giảm
từ 60% xuống 47% nhưng giá trị sản lượng ngành trồng trọt vẫn tăng 3,5 lần từ 29,405
triệu đồng, Đài Loan lên 110,235 triệu đồng. Tuy nhiên, cơ cấu nông lâm - ngư nghiệp
nước ta còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, có vùng chưa thoát khỏi độc canh, tuyệt đại
đa số diện tích đất đai trồng trọt, phần lớn thu nhập của người nông dân do sản xuất
lúa đem lại.
Thứ ba, kinh tế vườn làm tăng sản lượng phẩm cho xã hội, đặc biệt làm tăng
sản phẩm xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Bởi vì, cấu trúc
của vườn rất đa dạng về loài thực vật và động vật, riêng khu vực kinh tế vườn đã có
150 loại cây và con, tạo ra hàng trăm loại sản phẩm khác nhau, con ong cho ta mật,
cây cho ta lá, hoa, trái, hạt,.... Thực phẩm được lấy từ vườn vừa tươi vừa rất bổ, nhiều
chất dinh dưỡng (bột, béo, đường, vitaminA) cho con người. Đặc biệt làm tăng giá trị
một số mặt hàng xuất khẩu như cây công nghiệp (cà phê, tiêu, hạt điều...) và một số
cây ăn quả (xoài, vải thiều, nhãn, cam quýt, sầu riêng, vú sữa...) và một số hải sản
(tôm, cua, lươn, ếch...). Nhưng do tính thời vụ, mặt hàng lại mau hỏng chuyên chở
cồng kềnh đòi hỏi phải được chế biến. Như vậy, kinh tế vườn là nguồn nuôi dưỡng
13