Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Tổng hợp và nghiên cứu cấu trúc một số Nhetaryliđen(4,6đimetylpirimiđin2yl)axetohiđrazit

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 94 trang )

MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN

Khóa luận này được hoàn thành tại Bộ môn Hóa học Hữu cơ, khoa Hóa họcTrường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Nguyễn Đăng Đạt đã trực tiếp
hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo trong Bộ
môn Hóa học Hữu cơ, Khoa Hóa học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cùng các anh
chị nghiên cứu sinh, các bạn học viên cao học K22, các em sinh viên K61 và người
thân đã luôn động viên, giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa
luận này.
Em xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2014
Học viên
Hà Thị Giang


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Phổ IR của hợp chất A1…………………………………………………....30
Hình 2: Phổ IR của hợp chất A2………………………………………………..…..33
Hình 3: Phổ IR của hợp chất A3…………………………………………………....35
Hình 4: Phổ 1H-NMR của hợp chất A3……………………………………………36
Hình 5: Phổ IR của hợp chất B1……………………………………………………38
Hình 6: Phổ 1H-NMR của hợp chất B1………………………………………….…39
Hình 7: Phổ 13C-NMR của hợp chất B1……………………………………………40
Hình 8: Phổ HSQC của hợp chất B1………………………………………….……42
Hình 9: Phổ HMBC của hợp chất B1………………………………………….…...42
Hình 10: Phổ 1H-NMR của hợp chất B2…………………………………………...44


Hình 11: Phổ 13C-NMR của hợp chất B2…………………………………………..45
Hình 12: Phổ HSQC của hợp chất B2………………………………………….…..46
Hình 13: Phổ HMBC của hợp chất B2………………………………………….….47


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Một số tín hiệu phổ IR tiêu biểu của hợp chất (B1)………………37
Bảng 2 : Tín hiệu phổ proton của các hiđrazit…………………………………45
Bảng 3 : Tín hiệu phổ 13C-NMRcủa các hiđrazit………………………………46


MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của hóa học hữu cơ nói chung, từ lâu các hợp chất dị
vòng đã được nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều nghành khoa học, kĩ thuật, y
dược cũng như trong nhiều lĩnh vực khác của đời sống. Rất nhiều công trình nghiên
cứu đã được công bố, chứng tỏ sự quan tâm lớn của các nhà khoa học đối với các
hợp chất dị vòng. Nhờ đó mà những đặc tính quý báu của hợp chất dị vòng được
mọi người biết đến và ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất.
Các hợp chất dị vòng có nhiều ý nghĩa trong việc nghiên cứu lý thuyết cũng như
những ứng dụng thực tiễn. Pirimiđin là một trong ba dị vòng đơn sáu cạnh chứa hai
nguyên tử nitơ và có tính thơm (các điazin). Dị vòng pirimiđin có trong thành phần
của nhiều hợp chất giữ vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa sinh học. Nó
là bộ khung cấu tạo nên ba bazơ hữu cơ: uraxin, xitoxin và thimin có trong thành
phần cấu tạo của các nucleotit và axit nucleic. Ngoài ra, có nhiều hợp chất trong
thiên nhiên chứa dị vòng pirimiđin, một số được dùng làm thuốc kháng sinh, một
số dùng trong tổng hợp dược phẩm, nông dược v.v…
Nhiều hợp chất chứa dị vòng pirimiđin đã đươc nghiên cứu trên thế giới. Tuy
nhiên hiđrazit của các axit pirimidyloxiankanoic và axit pirimidylsunfanylankanoic
được nghiên cứu chưa nhiều.
Với mục đích tìm kiếm chất mới, nghiên cứu cấu trúc, tìm ra mối liên hệ giữa

cấu trúc và tính chất chúng tôi chọn đề tài: “Tổng hợp và nghiên cứu cấu trúc một
số N-hetaryliđen(4,6-đimetylpirimiđin-2-yl)axetohiđrazit”
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn này
gồm ba chương:
Chương I: Tổng quan
Chương II: Thực nghiệm
Chương III: Kết quả và thảo luận
5


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
I.1. SƠ LƯỢC VỀ VÒNG PIRIMIĐIN
1. Đặc điểm cấu tạo
Khi thay thế hai nhóm CH ở vị trí số 1 và số 3 trong phân tử benzene bằng
nguyên tử N ta được dị vòng pirimiđin.

Pirimiđin đơn giản nhất có công thức phân tử: C 4H4N2 và có
công thức cấu tạo:

Pirimiđin là một trong các dị vòng thơm điển hình. Tính đối xứng phân tử,
độ dài và góc của các liên kết, mật độ electron trên mỗi nguyên tử trong dị vòng
pirimiđin thay đổi nhiều so với vòng benzene. Tuy nhiên, dị vòng pirimiđin vẫn có
trục đối xứng qua hai nguyên tử C số 2 và số 5 (trục đối xứng 2,5), phân tử 4,6đimetylpirimiđin cũng vẫn chứa trục đối xứng 2,5. Phân tử pirimiđin có chứa hệ
thống 6 electron π trong vòng nhưng được phân bố không đều trên các đỉnh. Kết
quả tính toán lượng tử theo thuyết VESCF cho các giá trị về độ dài các liên kết C –
C và C – N, góc hóa trị và mật độ electron trên các nguyên tử C và N như sau [25]:

6



Trục đối xứng 2,5

Độ dài các liên kết

Góc liên kết

Mật độ electron

Trên phổ tử ngoại của vòng pirimiđin có hai cực đại hấp thụ tại các bước
sóng 243 và 298nm [8]. Trên phổ hồng ngoại, pic đặc trưng cho vòng pirimiđin là
các dao động 1570, 1467, 1402 cm-1. Trong khi đó, trên phổ cộng hưởng từ hạt
nhân giá trị độ chuyển dịch hóa học (δ, ppm) của các proton và cacbon như sau[2]:

Độ chuyển dịch hóa học

Độ chuyển dịch hóa học

của các proton

của các nguyên tử cacbon

Về mặt cấu trúc, pirimiđin giống piriđin nên có nhiều tính chất giống
piriđin nhưng do sự hiện diện của hai dị tố âm điện nên phân tử có tính phân cực
hơn piriđin. Chẳng hạn, pirimiđin có momen lưỡng cực là 2.42D, có cấu trúc cộng
hưởng như sau:

Từ các công thức cộng hưởng trên, chúng ta thấy rằng sự thế electrophin xảy ra
ở vị trí số 5 do vị trí số 5 ít bị mất hoạt hóa hơn cả.


7


2. Tính chất
2.1. Tính chất vật lý
Pirimiđin là chất lỏng không màu, dễ tan trong nước và etanol, nóng chảy ở
22,5oC, sôi ở 124oC.
Pirimiđin có tính bazơ yếu do ảnh hưởng qua lại giữa hai nguyên tử nitơ
trong vòng. Điều này thể hiện rõ với giá trị pK a của pirimiđin là 1,3 và pKa của 4,6
– đimetylpirimiđin là 2,8. Như vậy, dị vòng pirimiđin bị proton hóa trong dung dịch
axit. Thí dụ:

2.2. Tính chất hóa học
Dị vòng pirimiđin khá bền vững với tác dụng của các chất oxi hóa, tuy nhiên
dưới tác dụng của các chất oxi hóa mạnh nó có thể chuyển thành mono- hoặc đi-Noxit.

Phản ứng của N-oxide pirimiđin rất giống với các phản ứng của N-oxide
piriđin hay N-oxide quinolin.
Trong phản ứng thế electronphin (SE), khả năng phản ứng của pirimiđin kém
piriđin và nhất là so với benzen, nguyên nhân do sự có mặt của hai nguyên tử nitơ

8


lai hóa sp2. Nhưng nếu trên vòng có gắn các nhóm hoạt hóa mạnh như hydroxy
hay amino thì lúc đó có thể thực hiện sự thế electrophin:

Phản ứng nucleophin có thể xảy ra ở các vị trí ortho hay para đối với dị tố
nitơ trong vòng. Nhưng các dữ kiện thực nghiệm cho thấy sự thế nucleophin các
nguyên tử halogen liên kết trực tiếp với vòng pirimiđin ở vị trí para dễ dàng hơn ở

vị trí ortho.

Các nguyên tử halogen, nhóm metylsunfonyl gắn vào các vị trí 2 và 4 dễ
dàng được thay thế bởi các tác nhân nucleophin.

Hydro của nhóm metyl có trên vòng pirimiđin ở các vị trí 2 và 4 có tính axit
và dễ ngưng tụ với các chất có nhóm cacbonyl.

9


3. Ứng dụng của pirimiđin
Pirimiđin là một đối tượng hấp dẫn để nghiên cứu về tính chất và ứng dụng
của nó trong thực tiễn. Dị vòng pirimiđin có trong thành phần của nhiều hợp chất
thiên nhiên, đặc biết nó thường tham gia vào thành phần các hệ thống hai vòng
purin và pteriđin. Trong thiên nhiên cũng gặp những hơp chất chứa dị vòng
pirimiđin chưa ngưng tụ như axit orotic (vitamin B13), thiamin (vitamin B1), …

Axit orotic
Đặc biệt, dị vòng pirimiđin tham gia vào các hợp chất giữ vai trò quan
trọng trong quá trình chuyển hóa sinh học. Nó là bộ khung của các phân tử uraxin,
xitozin, thimin. Đó là những phân tử nằm trong thành phần các nucleotit và axit
nucleic.

10


Uraxin

Xitozin


Thimin

5-bromuraxin là tác nhân hóa học gây đột biến mạnh được sử dụng trong
lĩnh vực đột biến tế bào, chẳng hạn khi dùng nó để thay thế một bazơ nitơ nào đó
trong axit nucleic mẫu thì sẽ gây ra sự thay đổi các tính chất di truyền; 5fluorouraxin lại được dùng làm chất chống ung thư mà không gây ra phản ứng phụ.
Có những dược phẩm có tính chất gây ngủ là dẫn xuất của pirimiđin như veronal và
luminal:

Veronal

Luminal

Đặc biệt pirimiđin còn dùng để tổng hợp nên nhiều loại dược phẩm, nông
dược, … chẳng hạn như: idoxuriđin dùng làm thuốc chữa bệnh đau mắt, pentoxyl
(hay 5-hydroxymethyl-4-methyluracil) và metaxyl (hay 4-methyluracil) có tác dụng
hạ sốt mạnh… Ngoài ra, các dẫn xuất chứa dị vòng pirimiđin còn là những
dược phẩm quan trọng trong điều trị ung thư và kháng virút như: AZT,
Trifluriđin (TFT),

Bromovinyldesoxyuriđin

11

(BVDU),

Iododesoxycytiđin,


Zalcitabin


(hay 2’,3’-didesoxycytiđin,

DDC),

Idoxuriđin,

5-fluorouraxin,

Xytarabin). Ví dụ:
TFT và Iodoxuriđin tác dụng tốt trên virút thủy đậu và virút của bệnh Zona,
Herpes 1 và 2, thường được sử dụng điều trị bệnh da, viêm kết mạc do virút.

Iodoxuriđin

TFT (trifluriđin)

Xytarabin dùng trong các trường hợp ung thư máu:

Xytarabin
5-flouraxin điều trị ung thư ống tiêu hóa, thận, cổ tử cung, vòm hầu:

5-flouraxin
12


Các sulfametazin, dẫn xuất của pirimiđin, là sulfamide có đặc tính
kháng khuẩn mạnh, được dùng phổ biến trong điều trị nhiễm khuẩn [4]. Ví dụ:

Sunfađiazin


Sunfamerazin

Sunfađimerazin

Sunfađimetoxin

13


AZT dùng chữa bệnh AIDS, pentoxyl và metaxyl có tác dụng hạ sốt mạnh…

AZT

Pentoxyl

Metaxyl

Ngoài ra, một số sunfamit được sử dụng để trị nhiễm khuẩn ở ngoài da dưới
dạng thuốc bột hay thuốc mỡ. Trong đó, muối bạc sunfađiazin có tác dụng kháng
khuẩn rất tốt. Nói chung, ít sử dụng các sunfamit trị nhiễm khuẩn da do sự có mặt
của PAB (axit p-aminobenzoic) trên các vết thương sẽ làm giảm tác dụng của
sunfamit và sự tăng mẫn cảm của da khi dùng sunfamit [3]

Ngoài ra, người ta còn sử dụng sự phối hợp giữa sunfamit với các thuốc khác
nhằm làm tăng hiệu quả như: sunfadoxin được dùng phối hợp với pyrimetamin
trong chế phẩm FANSIDAR dùng trị sốt rét.
14



Sunfadoxin
Một số hợp chất chứa dị vòng pirimiđin được dùng làm thuốc trừ sâu như
diaveriđin, đimpylat, 'Enheptin-P', isocil, vixin và đivixin (2,6-điamino-5hiđroxipirimiđin-4(3H)-on), convixin và isouraxin (6-amino-5-hiđroxipirimiđin2,4(1H,3H) – đion), axit orotic (axit 2,6-đioxo-1,2,3,6-tetrahiđropirimiđin-4cacboxylic) …

Diaveriđin

Đimpylat

15


Isocil

Vicin

Đivicin

Convicin

Isouraxin

I.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO VÒNG PIRIMIĐIN
Có nhiều phương pháp để tổng hợp dị vòng pirimiđin. Tuy nhiên, phương
pháp thông dụng nhất là tổng hợp dị vòng pirimiđin đi từ hai hợp phần ba nguyên
tử không vòng [9]. Cụ thể là đi từ hợp chất 1,3-đicacbonyl và hợp phần 1,1điamino:

16


Thí dụ:


Axetylaxeton

Ure

Đối với các dẫn xuất của axit babituric có nhóm thế ở vị trí số 5 người ta áp
dụng cách tổng hợp tương tự như sau:

17


Một phương pháp khác được dùng tổng hợp pirimiđin là ngưng tụ giữa hợp
chất β-aminocacbonyl với fomamit [28]. Thí dụ:

Hiện nay, pirimiđin được nhiều tác giả nghiên cứu tổng hợp theo nhiều cách
khác. Năm 2002, P. Zhichkin, D. J. Fairfax, S. A. Eisenbein [35] đã tổng hợp được
dẫn xuất của pirimiđin bằn cách lấy muối natri của 3,3-đimetoxy-2metoxycacbonylpropen-1-ol phản ứng với muối của amin:

Năm 2003, A. S. Karpov, T. J. J. Müller [10] đã kết hợp clorua axit với ankin
đầu mạch tạo thành một ankinylon trung gian. Sau đó cho sản phẩm trung gian này
phản ứng với amin hoặc muối của amin:

18


Năm 2007, M. G. Barthakur và các cộng sự [31] đã tổng hợp pirimiđin từ βformyl enamide và ure dưới xúc tác SmCl 3, phản ứng được thực hiện trong lò vi
song ở 140oC, trong khoảng từ 8 – 10 phút:

Năm 2013, O. O. Stepaniuk và các cộng sự [34] đã tổng hợp pirimiđin từ 5aminopirazol:


I.3. TÌNH HÌNH TỔNG HỢP VÀ NGHIÊN CỨU CÁC DẪN XUẤT HIROXI
VÀ SUNFANYL CỦA PIRIMIĐIN
Trong số các dẫn xuất của pirimiđin, các dẫn xuất hiđroxi và sunfanyl được
nhiều tác giả quan tâm đến, do khả năng tạo phức của các dẫn xuất này với các ion
kim loại. Chẳng hạn như phương pháp đóng vòng từ axetylaxeton với ure hoặc
thioure ( xem I.2), đóng vòng từ 1,1,3,3-tetraetoxipropan và thioure [26]:

19


Năm 1959, R.R Hunt [35] và cộng sự đã điều chế được các dẫn xuất
pirimiđin-2(1H)-on, pirimiđin-2(1H)-thion và một số dẫn xuất của chúng. Năm
1990, Zheng, Zhizhan [11] đã điều chế được pirimiđin-2(1H)-on và một số dẫn
xuất, sau đó tác giả đã nghiên cứu tính chất của các chất này. Đến năm 1994,
Mustafina [21] đã tổng hợp và nghiên cứu ảnh hưởng của các nhóm thế CH 3 và
NH2 ( tại vị trí 4 và 6 ) đến tính axit-bazơ của pirimiđin-2(1H)- thion. Một phương
pháp mới để điều chế 2-sunfanyl-4,6-đimetyl-pirimiđin bằng cách thực hiện phản
ửng đề- cacbonyl hóa từ dẫn xuất S- thế [29]. Trong phương pháp này, tác giả đã
tiến hành phản ứng bằng cách trộn tert-butyl S-(4,6- đimetylpirimiđin-2yl)thiocabonat với xêri amoni nitrat ( Ce(NH)2(NO3)6) và axetonitrin (CH3CN) rồi
đun nóng trong hệ silicagen thu được sản phẩm với hiệu suất 96%. Bằng cách này,
tác giả đã tổng hợp được nhiều dẫn xuất khác.
Nhiều tác giả đã nghiên cứu sự tạo phức của các dẫn xuất này với các ion
kim loại khác nhau. Chẳng hạn như năm 1995, Castro Jesus A. và cộng sự [17] đã
tổng hợp được 4,6- đimetylpirimiđin-2(1H)-on và 2-sufnanyl-4,6-đimetylpirimiđin,
sau đó đã nghiên cứu khả năng tạo phức của chúng với Mn (II). Tiếp sau đó, GodinoSalido [22] đã tổng hợp, nghiên cứu tính chất phổ và cấu trúc phân tử của phức
bis(4,6-đimety-2- sunfanylpirimiđin) tetraclorozincat (II) mônhidrat. Cũng trong
năm đó, Lopez-Garzon [23] đã nghiên cứu khả năng tạo phức của 4,6đimetylpirimiđin-2(1H)- thion với ion Cd(II) và sau đó dã nghiên cứu cấu trúc phân
tử của phức 2-sunfanyl-4,6-đimetylpirimiđin triclorocadinat (II). Trong khi đó,
Mikhajlov [19] đã nghiên cứu khả năng tạo phức của 4,6-đimetylpirimiđin-2(1H)20



on với Pt(II). Năm 1997, Battistuzzi [15] dã nghiên cứu cân bằng oxi hóa – khử của
V
3+
phức hệ bát diện [Re O] €

[Re III ]3+ với phối tử 4,6- đimetylpirimiđin-2-thiolat.

Cùng trong năm 1997, Das [20] đã nghiên cứu cấu trúc của phức hệ (HgL 2)n trong
đó L = 4,6- đimetylpirimiđin-2-thiolat.
S.Furberg và J.Solbank [36], năm 1970, lần đầu tiên đã dùng phương pháp
tính toán lượng tử cho phân tử pirimiđin-2-on. Kết quả tác giả đã tính được một số
thuộc tính phân tử như độ dài các liên kết, góc liên kết, momen lưỡng cực,…
Quá trình tautomer hóa của các dẫn xuất này cũng là một đối tượn để nhiều
tác giả quan tâm đến. Năm 1990, S.Stoyanov [37] đã nghiên cứu quá trình tautome
hóa của 2-sunfanylpirimiđin. Trong đó, tác giả đã nghiên cứu tính chất phổ của các
dạng tautome; đồng thời cũng nghiên cứu sự ảnh hưởng của dung môi (etanol,
nước và đioxan), ảnh hưởng của nhiệt độ, quá trình cô cạn cũng như bức xạ của ánh
sáng mặt trời tới cân bằng tautome. Năm 2003, Raul Martos [34] đã nghiên cứu quá
trình tautome hóa của 2-sunfanyl-4,6-đimetylpirimiđin nhờ lý thuyết lượng tử. Kết
quả tính toán khá phù hợp với số liệu mà các tác giả trước đó đưa ra.
Ngay trong năm 2003, M.S.Masoud [33] đã nghiên cứu phổ hấp thụ electron
của muối clohiđrat 2-sunfanyl-4,6-đimetylpirimiđin trong dải pH từ 2 đến 11. Tác
giả đã thấy hợp chất này hấp thụ ở những cực đại 216,274 và 331 nm với giá trị ε
tương ứng là 3200-10400, 16700-20800 và 1600-5100. Đồng thời, tác giả cũng
nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến quá trình ion hóa của phân tử:

21



Trong số các phương pháp điều chế dẫn xuất hiđroxi và dẫn xuất sunfanyl
của pirimiđin, phương pháp tổng hợp đi từ ure hoặc thioure với hợp phần 1,3đicacbonyl có thuận lợi vì các nguyên liệu ban đầu dễ kiếm, tương đối bền vững.
Tuy nhiên, theo tài liệu mà các tác giả đã nêu chúng tôi thấy về phương pháp có
một số hạn chế đó là: thời gian phản ứng khá lâu (tài liệu [13] thực hiện phản ứng
trong 16 ngày), khi chuyển muối clohiđrat sang dạng tự do nếu dùng KOH (hoặc
NaOH) rắn sẽ làm biến chất sản phẩm do phản ứng tỏa nhiệt mạnh.
I.4. TÌNH HÌNH TỔNG HỢP VÀ NGHIÊN CỨU CÁC ANKOXIPIRIMIĐIN,
AXIT PIRIMIĐINOXIANKANOIC VÀ DẪN XUẤT, CÁC CHẤT TƯƠNG
ĐỒNG CHỨA LƯU HUỲNH
Để điều chế các axit hiđroxiaxetic và thioaxetic người ta thường cho ancolat
hoặc thiolat phản ứng với axit cloaxetic hoặc axit bromaxetic. Tuy nhiên, đối với
các axit pirimiđin-2-yloxiaxetic hoặc axit pirimiđin-2-ylsunfanylaxetic người ta có
thể cho pirimiđin-2(1H)-on hoặc pirimiđin-2(1H)-thion tác dụng với axit cloaxetic
trong nước, phản ứng xảy ra tương đối dễ dàng [35].
Năm 1988, Taran và cộng sự [23] đã tổng hợp được 2-metoxi-4,6đimetylpirimiđin.
Một số tác giả đã tổng hợp được các este của axit α-(pirimiđin-2-yloxi)ankanoic. Năm 1989, David Phillip [12] đã điều chế được một số este của axit
2-(4,6-đimetyl pirimiđin-2-yloxi)axetic bằng phản ứng của 4,6-đimetylpirimiđin2(1H)-on với este của metyl-2-brompropionat có mặt K 2CO3 và thu được sản phẩm
với hiệu suất 31%. Sau đó, chuyển hóa thành dạng axit tự do qua phản ứng thủy
phân và nghiên cứu đặc tính của các hợp chất này. Tác giả cũng đã thăm dò khả
năng diệt cỏ và tác dụng ức chế sự phát triển của cây lúa đối với những chất điều
chế được.
22


Ellingboe [27] đã điều chế axit pirimiđin-2-ylaxetic và axit (pirimiđin-2yloxi)axetic bằng phản ứng của pirimiđin hoặc pirimiđin-2(1H)-on với etyl
bromaxetat hoặc tert-butyl bromaxetat, sau đó thủy phân este sinh ra. Ngoài ra, các
tác giả đã tìm hiểu nghiên cứu về cấu trúc và hoạt tính sinh học của các chất tổng
hợp được. Kết quả cho thấy nhóm hợp chất này có khả năng kiềm chế quá trình đục
thủy tinh thể khi thí nghiệm trên loài chuột.
Smith [13] đã điều chế được este của axit (4,6-đimetylpirimiđin-2ylsunfanyl)phenoxiaxetic và nghiên cứu tính chất của các chất này.


Một số dẫn xuất của 4,6-đimetylpirimiđin được Chen Fusheng và Yu
Zhongsheng [25] tổng hợp và nghiên cứu vào năm 1992:

23


R = 4-ClC6H4, 4-F2CHOC6H4
R1 = Me, 4-MeC6H4, 4-ClC6H4
R2 = CH3C(CH3)=CH, CCl2=CH
Kết quả thử hoạt tính sinh học của các chất này cho thấy các hợp chất điều
chế được có khả năng tiêu diệt một số loại côn trùng.
Đến năm 1993, Yamamoto [18] đã tổng hợp được nhiều dẫn xuất của
pirimiđin:

Sau đó, tác giả đã nghiên cứu khả năng ức chế sự phát triển của các khối u ác
tính của hợp chất này.
Tiếp sau đó, năm 1995, Baumann [16] đã điều chế được một số dẫn xuất của
pirimiđin có công thức như sau:

24


Sau đó, tác giả đã nghiên cứu hoạt tính sinh học của các chất đó, kết quả cho
thấy các chất này không có khả năng diệt cỏ và không có tác dụng điều hòa sinh
trưởng.
Một số dẫn xuất O-thế của 4,6-đimetylpirimiđin-2(1H)-on đã được Klinge
[13] tổng hợp và nghiên cứu vào năm 1997:

Este của các axit cacboxylic nói chung là nguyên liệu để tổng hợp các hiđrazit axit

bằng phản ứng giữa este với hiđrazin hiđrat ở các nồng độ khác nhau.

25


×