Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Theo dõi tỷ lệ nhiễm một số bệnh đường hô hấp trên gà hyline brown nuôi tại công ty TNHH ĐTK Phú Thọ và biện pháp phòng trị bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.74 MB, 74 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC..........................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.............................................................................5
Chương 1............................................................................................................1
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................1
1.2.Mục đích và yêu cầu của đề tài......................................................................2
1.2.1. Mục đích..................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu....................................................................................................3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.......................................................................3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học.....................................................................................3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn.....................................................................................3
Chương 2............................................................................................................4
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................................................4
2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của địa bàn nghiên cứu.....................................4
2.1.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................4
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................5
2.2. Điều kiện cơ sở nơi thực tập tại công ty TNHH ĐTK Phú Thọ......................8
2.3. Đặc điểm các bệnh hô hấp trên gà và giống gà Hyline Brown......................12
2.3.1. Đặc điểm các bệnh hô hấp trên gà.........................................................12
2.3.2. Đặc điểm giống gà Hyline Brown.........................................................22
2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh hô hấp trên gà...............23
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới........................................................23
2.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước..........................................................25
2.5. Các quy trình sản xuất tại công ty TNHH ĐTK Phú Thọ.............................30
2.5.1. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng............................................................30
i



2.5.2. Công tác vệ sinh phòng bệnh................................................................36
Chương 3..........................................................................................................39
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................39
3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................39
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...............................................................39
3.3. Nội dung nghiên cứu..................................................................................39
3.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................39
3.4.1. Quan sát triệu chứng lâm sàng..............................................................39
3.4.2. Mổ khám và quan sát bệnh tích.............................................................40
3.4.3. Phương pháp điều trị................................................................................41
3.4.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi...................................................42
3.4.5. Bố trí thí nghiệm....................................................................................42
3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................43
Chương 4..........................................................................................................43
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................................43
4.1. Kết quả tỷ lệ nuôi sống theo tuần tuổi của đàn gà Hyline Brown..................43
4.2. Kết quả theo dõi số gà có triệu trứng bệnh đường hô hấp.............................47
4.3. Kết quả các triệu chứng chủ yếu của gà bị bệnh đường hô hấp.....................48
Trong thời gian thực tập chúng tôi theo dõi được 109 con gà có biểu hiện về bệnh
hô hấp với các triệu chứng điển hình. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.3.............48
4.4. Phác đồ điều trị bệnh đường hô hấp............................................................49
4.5. Kết quả điều trị bệnh đường hô hấp ở gà Hyline Brown..............................51
4.6. Kết quả bệnh tích chủ yếu của gà bị mắc bệnh trên đường hô hấp................52
Chương 5..........................................................................................................56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................56
5.1. Kết luận.....................................................................................................56
5.2. Kiến nghị...................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................58
I.Tài Liệu Tiếng Việt.........................................................................................58
ii



II.Tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài....................................................................61
PHỤ LỤC.........................................................................................................63
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

CS
IB

Cộng sự
Infectious Bronchitis

ILT
HCHH

Infectious Laryngotracheitis
Hội chứng hô hấp

CRD

Chronic Respiratory Disease

MG

Mycoplasma gallimarum


MS

Mycoplasma synoviae


MB

Thức ăn
Mycoplasma Broth

MA

Mycoplasma Agar

CPTD

Chế phẩm thảo dược

NXB

Nhà xuất bản

TR

Trang

TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn


VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

TY

Thú y

VTM

Vitamin

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Chương trình chiếu sáng....................................................................33
Bảng 2.2. Chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng........................................................34
Bảng 2.3. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp....................................34
Bảng 2.4. Chương trình sử dụng vaccine phòng bệnh cho đàn gà.......................35

iv


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Hình 4.1. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà Hyline Brown qua các tuần tuổi.......44


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi gia cầm là một trong những nghề sản xuất truyền thống lâu đời
và mang lại hiệu quả thu nhập cao đối với người nông dân Việt Nam hiện nay.
Ngành chăn nuôi gia cầm gần đây có những bước phát triển mạnh. Theo
kết quả sơ bộ điều tra chăn nuôi kỳ 01/10/2017, đàn gia cầm cả nước có 385,2
triệu con, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2016 . Do nền kinh tế của nước ta ngày
càng phát triển, nhu cầu đời sống của người dân càng cao con người càng trú
trọng đến các sản phẩm gia cầm. Nhu cầu sử dụng sản phẩm gia cầm của nước ta
cũng ngày càng tăng mà nguồn sản phẩm gia cầm trong nước không đáp ứng
được yêu cầu tiêu dùng của xã hội cũng như thị hiếu của khách hàng. Năm 2012,
sản lượng thịt tiêu thụ tính theo đầu người là 8,3 kg/người/năm, trứng là 83
quả/người/năm, với số liệu này so với các nước trong khu vực và trên thế giới còn
rất thấp (Hải Phương, 2013). Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, vấn đề đặt
ra là phải lựa chọn những giống gà tốt, cho năng suất cao trong thời gian ngắn.
Trong những năm qua, nước ta đã nhập một số giống gà cao sản như:
Leghorn, Pologi, Goldline, Hyline Brown,... Đặc biệt trong các giống gà nhập có
giống gà Hyline Brown là giống gà siêu trứng có nguồn gốc từ Mỹ, lông màu nâu,
mào đơn, chân và da màu vàng, tỷ lệ sống cao, hiệu quả sử dụng thức ăn tối ưu,
năng suất trứng cao, dễ nuôi, thích nghi nhanh với điều kiện môi trường khí hậu
Việt Nam nên đây là một giống gà phù hợp cho người chăn nuôi với mục đích thu
trứng thương phẩm nhưng ở nước ta giống gà này vẫn chưa được người chăn nuôi
biết đến nhiều. Từ năm 1995 giống gà này đã được nhập vào Việt Nam nuôi ở một
số tỉnh phía Bắc, qua quá trình thích ứng và phát triển được người chăn nuôi và
nhiều công ty lựa chọn. Tuy nhiên vào thời điểm này ở Việt Nam vẫn có rất ít
công ty, doanh nghiệp có đủ điều kiện để phát triển với quy mô lớn.

1


Công ty TNHH ĐTK Phú Thọ là đơn vị thành viên của Công ty Cổ phần

ĐTK, vận hành Nhà máy sản xuất trứng gà sạch với công nghệ được chuyển giao
100% từ Tập đoàn ISE Foods, Nhật Bản - Thương hiệu số 1 thế giới về trứng gà
sạch. ĐTK Phú thọ là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đầu tư 100% các con giống
chất lượng từ những thương hiệu uy tín trên thế giới như: tập đoàn Hyline Mỹ, tập
đoàn hàng đầu thế giới về giống gà đẻ trứng, cung cấp giống cho hơn 130 nước
với thị phần gà giống trứng tại Mỹ chiếm trên 70%, hơn 60% tại Trung Quốc và
trên 50% tại 10 thị trường lớn nhất toàn cầu. Tại nhà máy giống gà này được
chăm sóc nuôi dưỡng trong điều kiện lý tưởng, với hệ thống lồng nuôi thiết bị
điều khiển nhiệt độ, độ ẩm lưu lượng gió, hệ thống làm sạch nước của Nhật Bản.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi còn có rất nhiều khó khăn. Giống gà
Hyline Brown nói riêng và các giống gà trên thế giới nói chung trong suốt giai
đoạn nuôi không tránh khỏi được sự rủi ro, bệnh tật, kém năng suất, không thích
nghi được với điều kiện ngoại cảnh, môi trường. Theo các nghiên cứu của
Nguyễn Xuân Bình và cs, 1999, Lê Hồng Mận và cs, 1999, Bùi Thị Tho, 2003 [1]
thì miền Bắc và miền Trung nước ta, thời tiết lạnh, khi ấm lên thì độ ẩm tăng cao
(trời “nồm”) nên gia cầm rất dễ mắc một số bệnh trên đường hô hấp. Tại Thừa
Thiên Huế, khảo sát trên 6700 gà thịt và 5000 gà đẻ tại hai cơ sở chăn nuôi tập
trung tại xã Quảng Vinh, Quảng Điền năm 2015 cho kết quả gà mắc HCHH là
10,44% (gà thịt) và 12,4% (gà đẻ) (Nguyễn Đức Hưng và cộng sự, 2015). Bệnh
thường xảy ra trong những tháng mùa đông (tháng 9, 10, 11, 12) và đầu xuân (1,
2) khi mà thời tiết khí hậu lạnh cộng với gió và mưa làm giảm sức đề kháng của
gà.. Đây chính là những vấn đề khó khăn đặt ra cho người chăn nuôi hiện nay.
Xuất phát từ những thực tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Theo dõi tỷ lệ
nhiễm một số bệnh đường hô hấp trên gà hyline brown nuôi tại công ty TNHH
ĐTK Phú Thọ và biện pháp phòng trị bệnh”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
- Tiếp cận kỹ thuật chăn nuôi hiện đại tại công ty THHH ĐTK Phú Thọ
2



- Hoàn thiện kĩ năng chuyên môn của bản thân
- Đánh giá được tỷ lệ nhiễm bệnh hô hấp trên gà Hyline Brown
- Đánh giá hiệu quả của thuốc Doxy gold sử dụng trong quá trình điều trị.
1.2.2. Yêu cầu
- Cần có kiến thức vững vàng về một số bệnh trên đường hô hấp ở gà.
- Nghiêm túc, trung thực, chính xác.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định được tỷ lệ nhiễm một số bệnh đường hô hấp trên gà Hyline
Brown tại công ty TNHH ĐTK Phú Thọ.
- Cung cấp dẫn liệu cho các nghiên cứu khác.
- Là cơ sở để xác định được lịch phòng và điều trị bệnh hô hấp trên gà nói
chung và bệnh hô hấp trên gà Hyline Brown nói riêng.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Áp dụng các biện pháp phòng và phác đồ điều trị bệnh đường hô hấp.

3


Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý:
Công ty TNHH ĐTK Phú Thọ là đơn vị thành viên của công ty cổ phần
ĐTK. Hiện chi nhánh đang hoạt động trên địa bàn khu 1 xã Tề Lễ - huyện
Tam Nông - tỉnh Phú Thọ.
- Địa hình đất đai:
+ Xã Tề Lễ là một xã có địa hình đặc thù của miền trung du với tổng

diện tích đất tự nhiên 1.698,05 ha trong đó:
+ Đất nông nghiệp 754,04 ha
+ Đất phi nông nghiệp 174,61 ha
+ Đất chưa sử dụng 58,68 ha
+ Công ty TNHH ĐTK có quy mô hơn 42 ha trải dài trên địa bàn xã Tề Lễ,
huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
+ Còn lại là các loại đất khác
- Giao thông:
Hệ thống giao thông của xã đã dần được ổn định hơn, dự án xây dựng
cầu ngòi Giáng đã được triển khai. Người dân đi lại thuận tiện phục vụ nhiều
trong quá trình sản xuất cho người nông dân.
- Điều kiện khí hậu thủy văn:
Xã Tề Lễ nằm trong vùng khí hậu chung của miền núi phía Bắc Việt Nam,
nên khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông, khí hậu
lạnh, khô hanh, độ ẩm thấp. Mùa hè khí hậu nóng ẩm mưa nhiều. Dao động nhiệt
độ và độ ẩm trong năm tương đối cao, thể hiện rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
+ Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ dao động từ 21- 36 oC,
độ ẩm từ 80 - 86%, lượng mưa trung bình 150mm/ tháng và tập trung nhiều vào
4


tháng 6, 7, 8. Nhìn chung khí hậu vào mùa mưa thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp. Tuy nhiên trong chăn nuôi những tháng này cần phải chú ý đến công
tác tiêm phòng để phòng dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm, gây thiệt
hại cho sản xuất.
+ Mùa khô: Kéo dài từ tháng 11 dến tháng 4 năm sau, thời gian này khí hậu
thường lạnh, khô hanh sự dao động nhiệt độ trong ngày lớn (từ 13,7 0C - 24 0C),
có ngày giảm xuống còn 8 - 10 0C, độ ẩm trung bình 76 - 78%. Ngoài ra trong
mùa đông còn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, giá rét và sương muối kéo
dài từ 6-10 ngày gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và sức chống

đỡ bệnh tật của cây trồng, vật nuôi.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Trong xã có trạm y tế xã luôn làm tốt các công tác dự phòng, các
trương trình y tế Quốc Gia. Duy trì và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh,
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các
dịch bệnh có nguy cơ xảy ra trên địa bàn, duy trì công tác tiêm chủng và cho
trẻ em uống Vitamin đạt 100%. Tỷ lệ người sử dụng nước sạch bằng 73%. Tổ
chức khám sức khỏe cho các đối tương chính sách, tổ chức tập huấn VSATTP
và khám định kỳ cho các đối tượng kinh doanh.
- Về giáo dục
Có nhiều cơ quan trường học đóng trên địa bàn xã. Các trường luôn
thực hiện nghiêm túc quy định của nghành giáo dục, góp phần xây dựng nền
giáo dục lành mạnh, điều kiện học sinh học tập ngày càng tốt hơn. Làm tốt
công tác khuyến học khuyến tài.
- Về an ninh chính trị
Xã Tề Lễ có đội ngũ dân quân, an ninh từng bước nâng cao về chất
lượng. Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa hai lực lượng trong việc tuần tra
canh gác, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, duy trì chế độ trực ban. Lập và
làm kế hoạch hoạt động ký kết giữa hai lực lượng về đảm bảo an ninh trật tự
5


giữa Công an và Quân sự. Nói chung tình hình an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội trên địa bàn cơ bản ổn định.
- Tình hình kinh tế
Xã Tề Lễ có cơ cấu kinh tế đa dạng, nhiều thành phần kinh tế cùng hoạt
động: nông - Công nghiệp, Lâm nghiệp và dịch vụ, tạo mối quan hệ hữu cơ
hỗ trợ thúc đẩy nhau. Tuy vậy sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm hơn 50% bao
gồm: cả ngành trồng trọt và chăn nuôi. Trong những năm gần đây, cơ sơ hạ
tầng của xã được chú ý đầu tư phát triển, đặc biệt là hệ thống giao thông thủy

lợi tạo điều kiện nhân dân đi lại, làm ăn… thúc đẩy kinh tế của xã phát triển.
- Tình hình sản xuất
+ Tình hình sản xuất ngành trồng trọt
Ngành trồng trọt đóng vai trò quan trọng là nguồn thu chủ yếu của nhân
dân. Do vậy sản phẩm của ngành trồng trọt được người dân quan tâm và phát
triển. Cây nông nghiệp chủ yếu và là cây trồng mũi nhọn trên địa bàn của xã
Ngoài ra còn có một số cây khác được trồng khá nhiều như: khoai lang, lạc,
ngô, đậu tương… và một số rau màu khác được trồng xen giữa các vụ lúa
nhưng chủ yếu là trồng vào mùa đông.
Người dân đã biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất,
mạnh dạn đưa các giống mới vào sản xuất.
+ Ngành chăn nuôi
Ngành chăn nuôi của xã chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình, tận dụng các
phụ phẩm của ngành trồng trọt là chủ yếu.
Chăn nuôi trâu bò
Tổng đàn trâu bò của xã năm 2013 khoảng 145 con, trong đó chủ yếu là
trâu. Hình thức chăn nuôi trâu bò chủ yếu là tận dụng bãi thả tự nhiên và sản
phẩm phụ của ngành trồng trọt, nên thức ăn cung cấp cho trâu bò chưa thật
đầy đủ cả về số lượng và chất lượng.
Chăn nuôi lợn
6


Việc chăn nuôi lợn chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình với số lượng ít.
Thức ăn sử dụng cho chăn nuôi lợn chủ yếu là tận dụng phế phụ phẩm của
ngành trồng trọt như: ngô, khoai, sắn… vì vậy năng suất chăn nuôi lợn chưa
cao. Tuy nhiên có một số hộ gia đình mạnh dạn đầu tư vốn cho chăn nuôi, biết
áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như công tác thú y vào chăn nuôi
như: sử dụng các loại thức ăn hỗn hợp ngoài thị trường để rút ngắn thời gian
chăn nuôi cũng như tăng năng suất, chú trọng hơn vào công tác vệ sinh, chọn

giống cũng như phòng bệnh cho vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao cho
người chăn nuôi.
Chăn nuôi gia cầm
Nhìn chung chăn nuôi gia cầm ở xã Tề Lễ khá phát triển, chủ yếu là
chăn nuôi gà theo hình thức chăn thả tự nhiên. Bên cạnh đó có một số hộ gia
đình đã đầu tư vốn xây dựng trang trại quy mô từ 3.000 - 8.000 gà thịt/ lứa, sử
dụng thức ăn hỗn hợp của một số công ty như: C.P, Dabaco… áp dụng lịch
tiêm phòng vaccine phòng bệnh nghiêm ngặt, ngoài ra còn áp dụng các biện
pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên đã đưa năng suất lên cao. Trong năm
2013 Xã đã thực hiện tiêm phòng cúm cho đàn gia cầm. Tổ chức phun thuốc
khử trùng tiêu độc trên địa bàn toàn xã, khống chế các loại dịch bệnh, không
để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn.
- Công tác thú y
Công tác thú y có vai trò quan trọng đến việc chăn nuôi, nó quyết định
đến thành công hay thất bại của người chăn nuôi, đặc biệt trong điều kiện
nuôi quảng canh. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Vì
vậy công tác thú y luôn được ban lãnh đạo xã quan tâm, chú trọng.
Chính vì vậy, trong nhiều năm gần đây ngành chăn nuôi của xã phát
triển mạnh, đảm bảo an toàn.
- Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
Cơ khí - dịch vụ duy trì và hoạt động chủ yếu là các cơ sở xóm dọc trục
đường quốc lộ tăng thu nhập cho nhân dân.
7


Các doanh nghiệp tích cực đầu tư xây dựng cơ bản phát triển sản xuất.
- Nhận xét chung
+ Thuận lợi:
Có nguồn nhân lực dồi dào.
Đất đai rộng thuận lợi cho trồng rừng và chăn nuôi phát triển

Hàng hóa lưu thông giữa các tỉnh, giao thoa nền văn hóa giữa các dân tộc.
Thu hút vốn đầu tư lớn do có nguồn khoáng sản phong phú như đá vôi,
mỏ quặng.
+ Khó khăn
Địa hình đồi núi đá vôi là chủ yếu gây khó khăn trong trồng trọt.
Làm chậm quá trình vận chuyển hàng hóa.
Khó khăn trong kiểm soát dịch bệnh khi dịch bệnh xảy ra.
2.2. Điều kiện cơ sở nơi thực tập tại công ty TNHH ĐTK Phú Thọ
Công ty TNHH ĐTK Phú Thọ là đơn vị thành viên của Công ty Cổ phần
ĐTK, vận hành Nhà máy sản xuất trứng gà sạch với công nghệ được chuyển giao
100% từ Tập đoàn ISE Foods, Nhật Bản - Thương hiệu số 1 thế giới về trứng gà
sạch với hơn 100 năm lịch sử hình thành và phát triển. Nhà máy đi vào hoạt động
góp phần tạo ra lợi ích kinh tế cho chủ đầu tư, giải quyết được các vấn đề về chất
lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, ... đang được xã hội quan tâm.
- Lịch sử phát triển
Khởi nghiệp từ Kinh doanh thuốc thuốc thú y năm 1988, khi ngành
chăn nuôi còn chưa phát triển, đến năm 2000 trở thành Công ty TNHH Thương
mại. ĐTK chính thức được thành lập và mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực
nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Với sự tăng trưởng không ngừng, năm 2009 ĐTK
đã chuyển đổi mô hình sang Công ty Cổ phần để thích ứng với yêu cầu kinh
doanh hiện đại, quy mô lớn, đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản và
cung ứng đầu vào cho ngành chăn nuôi. Năm 2013 và 2014, ĐTK liên tục là một
trong những đơn vị nhập khẩu thương mại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi lớn nhất
Việt Nam, là nhà cung cấp truyền thống cho hầu hết các Nhà máy Sản xuất Thức
8


ăn Chăn nuôi trên toàn quốc. Đồng thời, ĐTK đã vươn lên Top 5 doanh nghiệp
xuất khẩu cà phê lớn nhất Việt Nam. Năm 2015, bên cạnh việc duy trì hoạt động
thương mại, ĐTK đẩy mạnh đầu tư phát triển chuỗi giá trị khép kín của ngành

chăn nuôi, chế biến thực phẩm 3F (Feed - Farm - Food) và chính thức tham gia
vào tất cả các khâu của chuỗi, từ cung ứng nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, sản
xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, sản xuất con giống, chăn nuôi, đến chế biến
thực phẩm. ĐTK tự hào đứng thứ 58 trong Top 500 Doanh nghiệp Tư nhân lớn
nhất Việt Nam. Hiện nay, Công ty Cổ phần ĐTK có trụ sở chính tại Hà Nội và có
các Văn phòng đại diện tại Tp. Hồ Chí Minh và Tp. Buôn Mê Thuột. Nhà máy
Trứng gà sạch của ĐTK Phú Thọ ứng dụng công nghệ xanh hàng đầu thế giới:
+ Dây chuyền công nghệ hoàn toàn tự động và khép kín
+ Kiểm soát và cách ly tối đa với môi trường bên ngoài
+ Đảm bảo tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm
+ Chất lượng tiêu chuẩn Nhật Bản Sản phẩm phong phú và đa dạng:
Organic, Vitamin D, Vitamin E,..
- Cấu trúc công ty
Gần 30 năm đồng hành cùng ngành chăn nuôi Việt Nam đến nay, ĐTK đã
trở thành một doanh nghiệp có uy tín và bề dày kinh nghiệm, được đối tác, khách
hàng tín nhiệm. Hiện nay, ĐTK sở hữu 8 đơn vị thành viên. Mỗi đơn vị đóng vai
trò là một mắt xích quan trọng không thể thiếu trong chuỗi sản xuất chăn nuôi
khép kín 3F3C của ĐTK để tạo ra những sản phẩm có chất lượng vượt trội, an
toàn và đáng tin cậy.
ĐTK sở hữu hệ thống các nhà máy, trang trại tọa lạc tại những vị trí đắc
địa, có giao thông đi lại thuận lợi, có thổ nhưỡng tốt và khí hậu trong
lành. Đặc biệt, nguồn nước ngầm, hạ tầng điện lưới và khoảng cách an toàn
sinh học (cách li với khu dân cư) ... đáp ứng tốt các yêu cầu khắt khe về điều
kiện tiêu chuẩn cho ngành chăn nuôi tại Việt Nam. Trong bối cảnh quỹ đất
dành cho nông nghiệp còn rất ít, mặt bằng đủ điều kiện để chăn nuôi lớn rất
9


hiếm hoi thì việc sở hữu một hệ thống nhà máy và trang trại có cơ sở hạ tầng,
quy mô lớn như của ĐTK hiện nay được xem là một lợi thế cạnh tranh vượt

trội, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
- Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu của nhà máy được tổ chức và biên chế như sau:
+ Bộ phận chăn nuôi có 1 trong đó có: 1 quản lí khu, 2 tổ trưởng, 4
nhóm trưởng, 5 kĩ thuật chính, còn lại là hộ trợ kĩ thuật và công nhân hai khu.
+ Bộ phận chất lượng, kĩ thuật thiết bị :1 phó trưởng phòng kĩ thuật, 1
tổ trưởng kĩ thuật, 7 nhân viên chất lượng, còn lại là kĩ sư, kĩ tuật viên chịu
trách nhiệm bên thiết bị máy móc.
+ Bộ phận hành chính nhân sự, kế toán ngoài ra còn lái xe, quản lí kho,
bảo vệ, nhà bếp.
Có thể nói đội ngũ cán bộ công nhân viên của trại là một đội ngũ trẻ có
kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, có kĩ thuật và trách nhiệm với công việc.
- Cơ sở vật chất
Công ty TNHH ĐTK Phú Thọ được đưa vào sản xuất ngày 16-6-2015.
Với hệ thống lưới B40 bảo vệ xung quanh, không cho người bên ngoài ra vào,
đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn sinh học, cách li hoàn toàn với khu vực bên
ngoài. Nhà máy với cơ sở hoàn thiện đã và đang giữ vai trò quan trọng trong
việc cung cấp trứng gà sạch.
Cơ sở vật chất của nhà máy gồm có: 2 khu tách biệt
+ Khu gà hậu bị (khu A), khu gà đẻ (khu B) cách nhau 1km
+ Khu gà đẻ tổng có 12 hệ thống chuồng nuôi đã được đưa vào sử dụng
11 hệ thống chuồng với mô hình khép kín.
+ Khu hậu bị gồm 4 hệ thống chuồng nuôi đã được đưa vào sử dụng toàn bộ.
+ Nhà hành chính (văn phòng làm việc): 1 dãy
+ Dãy nhà ở cho công nhân và trực kĩ thuật( kí túc xá): 2 dãy
+ Khu sản xuất trứng gà sạch.
+ Khu sản xuất phân bón
10



Thiết bị máy móc, các trang thiết bị đảm bảo phục vụ đủ cho người chăn nuôi.
- Lĩnh vực hoạt động chính:
+ Xuất khẩu nông sản
+ Nhập khẩu nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi
+ Công nghệ sinh học thú y
+ Sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi
+ Chăn nuôi gia súc, gia cầm
+ Sản xuất kinh doanh thực phẩm tươi sống và chế biến
+ Ngoài việc cung cấp trứng gà sạch, Công ty TNHH ĐTK Phú Thọ
đầu tư hệ thống sản xuất phân bón hữu cơ với công suất: 7.000 tấn/năm với
công nghệ hoàn toàn mới, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam:
+ Ủ men vi sinh công nghệ Nhật bản hoàn toàn từ phân gà tự nhiên.
+ Thiết bị sản xuất bởi Chubu Ecotec.
+ Chỉ cần một lượng nhỏ phân hữu cơ có thể cung cấp đầy đủ hàm lượng
+ Amino Acid giúp đẩy nhanh hoạt động của các vi sinh vật có lợi, cải
thiện tình trạng đất khô cằn.
+ Sản phẩm đáp ứng 7 không:
Không vi khuẩn gây hại (Ecoli, Samonella, Staphylococcus)
Không ký sinh trùng
Không mầm cỏ dại
Không kháng sinh
Không hóa chất
Không vụn gỗ
Không chất phụ gia độc hại
- Đánh giá chung
Qua kết quả tìm hiểu và điều tra thực tế về công ty TNHH ĐTK Phú
Thọ tôi rút ra được những nhận xét sau:
+ Thuận lợi: nhà máy luôn được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của
lãnh đạo Sở Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn, trung tâm giống vật
11



nuôi, chi cục thú y tỉnh Phú Thọ và các cơ quan ban ngành liên quan. Ban
lãnh đạo nhà máy thường xuyên quan tâm đến chú ý sản xuất và nâng cao
đời sống cho cán bộ, công nhân viên của trại, trại có đội ngũ các bộ trẻ có
trình độ, nhiệt tình, năng động sáng tạo, sẵn sàng tiếp nhận và hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao, đặc biệt luôn có sự đoàn kết thống nhất cao.
+ Khó khăn: do khí hậu một số tháng trong năm không được thuận
lợi nên việc sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, khả năng sinh trưởng phát
triển của vật nuôi còn bị hạn chế.
2.3. Đặc điểm các bệnh hô hấp trên gà và giống gà Hyline Brown
2.3.1. Đặc điểm các bệnh hô hấp trên gà
- Đặc điểm cơ quan hô hấp trên gà
Gà có nhu cầu oxy cao hơn rất nhiều so với gia súc, do đó đặc điểm
giải phẫu sinh lý của bộ máy hô hấp rất đặc biệt, đảm bảo cường độ trao đổi
khí cao trong quá trình hô hấp. Cơ hoành không phát triển, hai lá phổi nhỏ,
đàn hồi kém, lại nằm kẹp vào các xương sườn nên hệ hô hấp được bổ sung
thêm hệ thống túi khí. Túi khí có cấu trúc túi kín (giống như bóng bay) có
màng mỏng do thành các phế quản chính và phế quản nhánh phình ra mà
thành. Theo chức năng, các túi khí được chia thành túi khí hít vào (chứa đầy
khí hít vào) và túi khí thở ra (chứa đầy khí thở ra). Gà có 9 túi khí gồm 4 cặp
nằm đối xứng nhau và một túi lẻ. Các cặp túi hít vào gồm cặp bụng và cặp
ngực phía sau. Các túi khí to nhất là những phần tiếp theo của các phế quản
chính. Túi bên phải lớn hơn túi bên trái. Cả hai túi có bọc tịt (túi thừa) kéo
vào tới xương đùi, xương chậu và xương thắt lưng - xương cùng, có thể nối cả
với các xoang của những xương này.
Túi khí ngực sau nằm ở phần sau xoang ngực và kéo dài tới gan.
Túi khí ngực trước nằm ở phần bên của xoang ngực, dưới phổi, và kéo
dài tới xương sườn cuối cùng.
Cặp túi khí cổ kéo dài dọc theo cổ tới đốt sống cổ thứ 3 - 4, nằm trên

khí quản và thực quản. Theo đường đi, các túi khí này tạo ra thêm các bọc, toả
12


vào các đốt sống cổ, ngực và xương sườn. Túi khí lẻ giữa xương đòn nối với
các túi khí cổ. Nhờ hai ống túi này nối với hai lá phổi và có ba cặp túi thừa,
một cặp đi vào hai xương vai, cặp thứ hai đi vào khoảng trống giữa xương
quạ và xương sống, cặp thứ ba vào giữa các cơ và vai ngực. Phần giữa lẻ của
túi giữa xương đòn nằm giữa xương ngực và tim.
Dung tích tất cả các túi khí của gà là 130 - 150 cm 3, lớn hơn thể tích
của phổi 10 - 12 lần.
Các túi khí còn có vai trò trong việc điều hoà nhiệt của cơ thể, bảo
vệ cơ thể khỏi bị quá nóng hoặc quá lạnh. Nếu tách hệ thống túi khí khỏi
quá trình hô hấp của gà thì khi cơ làm việc nhiều, thân nhiệt sẽ tăng lên
quá mức bình thường.
Gà hô hấp kép, đó là các đặc điểm điển hình của cơ quan hô hấp. Khi
hít vào, không khí bên ngoài qua mũi để vào phổi, sau đó vào các túi khí bụng
(túi khí hít vào), trong quá trình đó, diễn ra quá trình trao đổi khí lần thứ nhất.
Khi thở ra, không khí từ các túi khí bụng và ngực sau, bị ép và đẩy ra qua
phổi, trong quá trình đó, diễn ra quá trình trao đổi khí lần thứ hai. Tần số hô
hấp ở gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giới tính, độ tuổi, khả năng sản xuất,
trạng thái sinh lý, điều kiện nuôi dưỡng và môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, thành
phần khí trong không khí, áp suất khí quyển ...). Tần số hô hấp thay đổi trong
ngày và đặc biệt trong các trạng thái bệnh lý khác nhau của cơ thể.
Dung tích thở của phổi gà được bổ sung bằng dung tích các túi khí,
cùng với phổi, tạo nên hệ thống hô hấp thống nhất. Dung tích thở của phổi và
các túi khí được tính bằng tổng thể tích không khí hô hấp, bổ sung và dự trữ.
Ở gà dung tích này bằng 140 - 170cm3. Các thể tích bổ sung và dự trữ của
dung tích ở trong thực tế không đo được. Không xác định được cả thể tích
không khí lưu lại.


13


Trao đổi khí giữa không khí và máu gà bằng phương thức khuyếch tán,
quá trình này phụ thuộc vào áp suất riêng của các khí có trong không khí và
trong máu gà. Trong khí quyển hoặc trong những chuồng nuôi thông thoáng
tốt thường có: oxi 20,94%; CO2 0,03%; nitơ và các khí trơ khác (acgon, heli,
neon...) 79,93%. Trong không khí thở ra của gia cầm có 13,5 - 14,5% oxi và
5 - 6,5% cacbonic. Trong chăn nuôi gà, việc tạo chuồng nuôi có độ thông thoáng
lớn, tốc độ gió lưu thông hợp lý nhằm cung cấp khí sạch, loại thải khí độc (CO 2,
H2S…), bụi ra khỏi chuồng, có một ý nghĩa vô cùng to lớn.
- Đặc điểm bệnh hô hấp ở gà
Bệnh hô hấp hay còn gọi là hội trứng hô hấp (HCHH) ở gia cầm là tên
dùng chung chỉ các nhóm gia cầm mắc bệnh dẫn đến xuất hiện các triệu
chứng, bệnh tích gây tổn thương trên đường hô hấp. HCHH có thể từ nhiều
loại bệnh do vi khuẩn, vi rút gây ra ở dạng độc lập hoặc kết hợp và thường
xuất hiện khi có những yếu tố bất lợi của môi trường. Trong tự nhiên các loài
như gà, gà sao, vịt, ngỗng đều có thể mắc. Gà nuôi theo phương thức công
nghiệp bệnh phổ biến hơn gà nuôi theo phương thức tự nhiên do mật độ nuôi
cao, các yếu tố nuôi dưỡng nhân tạo nên sức đề kháng của gia cầm thấp hơn
trong tự nhiên.
Gà mắc bệnh ở mọi lứa tuổi nhưng tập trung ở 4 - 8 tuần tuổi, gà đẻ có
biểu hiện bệnh khi tỷ lệ đẻ cao nhất, gà lớn, gà đẻ tỷ lệ mắc cao hơn gà con.
Trong thiên nhiên nguồn bệnh chủ yếu là các con vật mang bệnh. Gia cầm
mắc bệnh có thể ẩn tính và mang trùng thải mầm bệnh ra ngoài môi trường.
+ Tác nhân gây bệnh
Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (CRD: Chronic Respiratory Disease) do
vi khuẩn Mycoplasma gây viêm xoang mặt, xoang mũi, phế quản và túi khí. CRD
thường là bệnh khởi đầu và kế phát là các bệnh khác gây nên HCHH ở gà. Các

bệnh khác đó là: Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB: Infectious Bronchitis) do
14


vius thuộc nhóm Coronavirus gây ra ở gà mọi lứa tuổi với những biểu hiện đặc
trưng của bệnh đường hô hấp. Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT:
Infectious Laryngotracheitis) do vius thuộc nhóm Herpes gây ra. Bệnh cúm gia
cầm (Avian Influenza) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm thuộc
họ Orthomyxoviridae gây ra. Các bệnh truyền nhiễm khác trên gia cầm như Tụ
huyết trùng (Fowl Cholera), bệnh bạch lỵ và thương hàn (Salmonellois), bệnh đậu
gà (Fowl Pox), bệnh Marex, bệnh dịch tả gà (Newcatsle Disease), bệnh do E.coli
(Avian Colibacillosis), bệnh Gumboro (IBD: Infectious Bursal Disease)... đều có
các triệu chứng trên đường hô hấp ở mức độ nhiều ít khác nhau.
Bệnh có thể độc lập ở thể nhẹ, nhưng nếu kế phát hoặc kết hợp các bệnh
khác thì nặng hơn và gây tổn thất lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. HCHH có
thể xuất hiện và bệnh phát ra trong điều kiện mới tiêm phòng các bệnh khác hay
môi trường ẩm thấp, dơ bẩn, khí amoniac (NH 3) trong chuồng nuôi quá cao thì
bệnh càng nặng hơn. Đặc biệt nếu ghép 3 bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm
(do virus), viêm phế quản truyền nhiễm (do virus) và bệnh cúm (do virus và vi
khuẩn haemophylus) thì bệnh càng trầm trọng kéo dài và không chữa trị được.
Theo các nghiên cứu của Nguyễn Xuân Bình và cộng tác viên, 1999; Lê
Hồng Mận và cộng tác viên, 1999; Bùi Thị Tho, 2003 [17] thì miền Bắc và miền
Trung nước ta, thời tiết lạnh, khi ấm lên thì độ ẩm tăng cao (trời “nồm”) nên gia
cầm rất dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (hội chứng viêm đường hô hấp
mãn tính hoặc CRD) hay còn gọi là bệnh “hen”. Bệnh do Mycoplasma gây nên,
có thể xảy ra ở các giống gia cầm như gà, vịt, ngan, và chim bồ câu ở các lứa
tuổi khác nhau. Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt nặng vào mùa mưa rét hoặc
nóng ẩm đầu năm, thường xuyên tái phát khi sức khoẻ gia cầm giảm sút do
thay đổi thời tiết hoặc chăm sóc, nuôi dưỡng kém. Tỷ lệ mắc HCHH lên đến
30% tổng đàn. Tại Thừa Thiên Huế, khảo sát trên 6700 gà thịt và 5000 gà đẻ

tại hai cơ sở chăn nuôi tập trung tại xã Quảng Vinh, Quảng Điền năm 2015
15


cho kết quả gà mắc HCHH là 10,44% (gà thịt) và 12,4% (gà đẻ) (Nguyễn Đức
Hưng và cộng sự, 2015) [8].
+ Dịch tễ học:
Động vật cảm thụ: Hầu hết các loại gia cầm đều mẫn cảm với bệnh này.
Đặc biệt ở gà nuôi theo hướng tập trung công nghiệp thì tỷ lệ mắc bệnh càng
cao. Bệnh xuất hiện ở tất cả các nước trên thế giới.
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây nên. Đây là
một loại vi khuẩn kích thước rất nhỏ, nhỏ hơn các vi khuẩn thường thấy,
nhưng lớn hơn các loại virus. Nó ít mẫn cảm với các loại kháng sinh thông
thường nên điều trị bệnh phải chọn kháng sinh đặc trị.
Do có nhiều serotype khác nhau nên bệnh lý thay đổi không hoàn toàn
giống nhau giữa các đàn gà bị nhiễm bệnh này. Có loại bệnh tích gây viêm
đường hô hấp, có loại gây viêm túi khí và có loại gây viêm khớp…
+ Phương thức truyền bệnh:
Lây qua trứng từ những đàn gà bố mẹ bị nhiễm bệnh.Vi khuẩn xâm
nhập vào phôi và gây chết phôi. Vi khuẩn có thể xâm nhập ngay trong lúc mới
nở do vi khuẩn có sẵn ở ngoài vỏ trứng vào gà con qua đường hô hấp.
Lây nhiễm từ đàn gà khác có nhốt chung hoặc ở gần đó (vi khuẩn lây
nhiễm từ đàn cũ qua đàn gà mới hoặc ngược lại).
Lây nhiễm qua các dụng cụ chăn nuôi và các cán bộ thú y đã qua vùng
nhiễm bệnh đi qua lại, mầm bệnh lây nhiễm vào không khí, vào thức ăn nước uống.
Khi gà con trưởng thành, con đường xâm nhập của vi khuẩn chủ yếu qua
không khí vào đường hô hấp. Từ đó các vi khuẩn khác lây nhiễm kế phát qua vết
thương làm cho bệnh phát ra trầm trọng với nhiều triệu chứng và bệnh tích khác
nhau gây khó chẩn đoán.
Bệnh nếu chỉ có một mình loại Mycoplasma gây bệnh thì nhẹ. Nhưng nếu

kế phát thì nặng hơn. Hoặc bệnh phát ra trong điều kiện mới tiêm phòng các bệnh
16


khác hay môi trường ẩm thấp, dơ bẩn, khí amoniac (NH3) trong chuồng nuôi quá
cao thì bệnh sẽ phát nặng hơn. Đặc biệt nếu ghép 3 bệnh viêm thanh khí quản
truyền nhiễm (do virus) viêm phế quản truyền nhiễm (do virus) và bệnh cúm (do
virus + vi khuẩn haemophylus) thì bệnh càng trầm trọng kéo dài và không chữa
trị được.
+ Triệu chứng:
Bệnh thường xảy ra trong những tháng mùa đông (tháng 9, 10, 11, 12) và
đầu xuân (1, 2) khi mà thời tiết khí hậu lạnh cộng với gió và mưa làm giảm sức đề
kháng của gà. Bệnh xảy ra ở gà ở mọi lứa tuổi (cả gà con và gà lớn).
Triệu chứng ở gà con: Trong những ngày đầu nhiễm bệnh thấy nước dịch
chảy ra ở mũi, mắt, lúc đầu trong và loãng sau đặc và nhầy trắng. Gà ho hay thở
khò khè về ban đêm và sáng. Gà ít ăn, chậm lớn chết ít (3-5%). Nếu kế phát với
các bệnh khác mới chết cao (10-15%).
Triệu chứng ở gà lớn và gà đẻ: Gà lớn tăng trọng chậm và cũng thở
khò khè. Gà đẻ những ngày đầu thấy đẻ trứng giảm (tỷ lệ đẻ trong đàn có thể
giảm từ 5-50% tùy theo mức độ bệnh). Đôi khi cũng có con thở khò khè. Trứng
đổi màu, vỏ xù xì. Nếu có ghép bệnh E. coli thì trứng méo mó và vỏ trứng có vệt
màu đỏ lấm tấm. Trứng đem ấp, tỷ lệ nở thấp do phôi thường bị chết và do trong
trường hợp bị ứ nhớt trong đường khí quản nên không thở được.
+ Chẩn đoán bệnh:
Chẩn đoán bệnh dựa vào: Dịch tễ, triệu trứng lâm sàng.
Bệnh xảy ra mọi lứa tuổi, mùa vụ nhưng thường mắc khi thời tiết thay
đổi đột ngột, gà chảy nhiều nước mắt, nước mũi, vươn cổ thở, vẩy mỏ, mổ
khám thấy có màng trắc đục bao phủ cơ quan nội tạng.
Chuẩn đoán phân biệt với các bệnh khác
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB): Bệnh viêm phế quản truyển

nhiễm ở gà (Infectious bronchitis viết tắt là: IB) là một trong những bệnh
truyền nhiễm rất nghiêm trọng trên gia cầm, bệnh do Coronavirus (ARN
17


virus) gây ra. Bệnh gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho người chăn nuôi, do bệnh
lây lan rất nhanh, tỉ lệ chết cao ở gà con và làm giảm đẻ, giảm chất lượng thịt
ở gà đẻ và gà thịt. Bệnh xảy ra quanh năm trên tất cả các giống gà và mọi lứa
tuổi nghiêm trọng nhất ở gà dưới 6 tuần tuổi. Triệu chứng hô hấp ở gà bệnh
không phải thể hiện ở phần trên mà thể hiện ở phần sâu hơn của đường hô
hấp. Gà thở hổn hển, ho và xuất huyết khí quản, gà chảy nước mũi. Ở gà đẻ
giảm sản lượng trứng ban đầu giảm từ 5-10% sau đó giảm đến 50-70% sản
lượng trứng.
Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT): do virut thuộc nhóm
herpes gây viêm đường hô hấp chủ yếu là khí quản và thanh quản làm cho gà
khó thở, thở khò khè rồi chết, bệnh chỉ xảy ra khi gà trên 5 tháng tuổi do đó
rất khó chẩn đoán dễ nhầm với bệnh CRD. Khi bệnh ở thể nhẹ độc lực của
virut yếu hay trung bình để chẩn đoán có thể kiểm tra tổ chức học bệnh tích
niêm mạc khí quản để phát hiện, phân lập virut để xác định. Tuy nhiên khi
bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm không ghép với các bệnh khác thì
không gây viêm các xoang hô hấp.
Bệnh nấm phổi ở gà
Gà con: mệt mỏi, kém ăn, mắt lim dim, đứng tách đàn. Gà thở khó,
chảy nhiều nước mũi.
Gà lớn: gầy yếu, giảm cân, khát nước, gà thở nặng nhọc, khó khăn, há mỏ
để thở. Phổi và túi khí có những chấm tổn thương màu trắng, vàng, xanh lá.
- Phòng và trị bệnh:
+ Phòng bệnh:
Yêu cầu đầu tiên là chỉ nhập gà từ những đàn gà sạch bệnh. Bệnh CRD
liên quan chặt chẽ đến sức đề kháng của cơ thể, do đó luôn chú ý nâng cao

sức đề kháng của cơ thể, như đảm bảo mật độ nuôi hợp lý, chuồng trại khô
ráo, thông thoáng tốt. Thức ăn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin,
khoáng, khẩu phần thức ăn cân đối. Thức ăn, nước uống đảm bảo các chỉ tiêu
về vệ sinh: không có vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh, lượng aflatoxin trong thức
18


ăn ở mức độ cho phép. Dùng đúng, đầy đủ lịch trình vacxin phòng các bệnh
truyền nhiễm khác. Khi sức đề kháng bị giảm sút (do tiêm phòng, chọn giống vận
chuyển, thời tiết thay đổi…), cần bổ sung kháng sinh, phòng Mycoplasma vào
thức ăn hoặc nước uống. Đối với đàn gà giống, đảm bảo nghiêm túc việc kiểm tra
định kì bằng phản ứng ngưng kết huyết thanh, kịp thời phát hiện và loại thải
những gà mang bệnh. Đặc biệt trước khi gà lên đẻ, kiểm tra 100% đàn và loại
thải toàn bộ số gà dương tính với phản ứng ngưng kết. Có thể phòng bệnh
CRD bằng vacxin. Hiện nay đã có một số vacxin phòng CRD ngoại (có được
tỷ lệ kháng thể cao). Cần phải kết hợp phương pháp vệ sinh chuồng trại, đảm
bảo môi trường chăn nuôi sạch sẽ, thông thoáng, dùng kháng sinh cho uống
định kỳ cùng với việc dùng vắc - xin phòng bệnh.
Hội chăn nuôi Việt Nam (2002) [15] đã đưa ra biện pháp phòng bệnh
có hiệu quả như sau:
Ăn uống đảm bảo số lượng và vệ sinh tốt. Cho uống bổ sung vitamin
nhóm B định kỳ 2 lần/tháng.
Chuồng nuôi sạch sẽ, thoáng khí, khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp,
thoáng khí vào mùa đông tránh gió lùa, đặc biệt đối với gà dưới 5 tuần tuổi.
Kiểm tra hàng ngày để phát hiện gà bị bệnh, có biện pháp xử lý.
Khử trùng vỏ trứng, nhà kho, trạm ấp.
Không nhập gà, trứng giống từ đàn bố mẹ mắc CRD.
Kiểm tra kháng thể ở huyết thanh của đàn gà bố mẹ vào 42, 140, 308
ngày tuổi đối với gà giống thịt, còn đối với gà giống trứng vào lúc 63, 133, 266
ngày tuổi.

Theo Trần Văn Bình (2008) [2] có thể giảm thiểu tác hại của bệnh bằng
các cách sau:
Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, chuồng trại thông thoáng, mật độ thích hợp.
Sau khi xuất hết đàn, vệ sinh sát trùng kỹ mới nhập đàn mới về nuôi.
Nếu đàn gà đang bị bệnh CRD mà nhập đàn mới vào thì chắc chắn bệnh sẽ
lây qua đường mới.
19


Dùng vắc - xin phòng bệnh CRD cho đàn gà bố mẹ.
Định kỳ vệ sinh sát trùng chuồng trại, đặc biệt tiêm phòng đầy đủ các loại
vắc - xin để hạn chế các vi khuẩn, virus cơ hội sẽ giảm thiểu tác hại của bệnh.
Một biện pháp hạn chế bệnh xảy ra là định kỳ dùng kháng sinh phòng
bệnh CRD. Dùng CRD - pharm phòng bệnh pha 1g/1 lít nước hoặc DTC - vit
pha 2 g/ 1 lít nước, Phargentylo-F 10 ml/1 lít nước.
Trong số kháng sinh và Sulphamid chỉ có 3 nhóm kháng sinh sau có
hiệu lực với Mycoplasma:
Nhóm Tetracycline gồm: Oxytetracycline, Doxycycline.
Nhóm Macrolides gồm: Erythromycin, Tylosine, Lincomycin, Spiramycin,
Tiamuline.
Nhóm Quinolones (Fluoroquinolones) gồm: Norfloxacin, Enrofloxacin.
Để việc phòng bằng kháng sinh có hiệu quả, nhất thiết phải lựa chọn
kháng sinh phù hợp và nhạy cảm, đồng thời thực hiện tốt các vấn đề vệ sinh
chuồng trại, quản lý tốt tiểu khí hậu, dinh dưỡng hợp lý và loại thải các gà
nhiễm bệnh thường xuyên... (Công ty trách nhiệm hữu hạn Long Đình, 2004).
Phạm Sỹ Lăng và Trương Văn Dung (2002) [16] cho biết, việc dùng
kháng sinh như Dihydrostreptomycin, Erythomycin hoặc Tylosin để sát trùng
trứng ấp đã đạt được một kết quả rất lớn trong việc khống chế truyền lây mầm
bệnh MG qua trứng ấp. Người ta có thể sử dụng các phương pháp sát trùng
trứng như sau:

Nhúng trứng: Fabricant và Levine (1962) và một số tác giả khác dùng
cách nhúng trứng là biện pháp chính để đưa kháng sinh vào trứng ấp nở nhằm
chống lại việc reo rắc mầm bệnh. Trứng được ấp ở nhiệt độ 37,8 0C được
nhúng vào nước lạnh 1,7 - 4,40C có hòa với kháng sinh Tylosin hoặc
Tetracyline nồng độ 400 - 1000 ppm, trong vòng 15 - 20 phút. Do chênh lệch
nhiệt độ nên thuốc kháng sinh có thể thẩm thấu qua vỏ trứng vào bên trong.

20


×