Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

dạy thơ tố hữu theo hướng tích hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.92 KB, 10 trang )

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Đổi mới dạy học văn nói chung và dạy học văn ở trường THPT theo
hướng tích hợp là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp thiết trong dạy học
hiện nay. Những thập kỉ gần đây, chúng ta đã làm quen với những tư
tưởng như: liên môn, xuyên môn, tích hợp… Hiện nay tích hợp đã đặc biệt
được quan tâm trong hệ thống giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới
và đã thu được nhiều kết quả khả quan như: Anh, Mĩ, Nhật, Úc,…
Hòa nhập vào xu thế phát triển chung của thế giới, giáo dục nước ta
cũng đang từng bước đổi mới chương trình SGK, phương pháp dạy học
theo quan điểm tích hợp. Tuy nhiên, tích hợp được vận dụng vào nền giáo
dục nước ta, đang là vấn đề mới mẻ, còn nhiều lúng túng về lí luận cũng
như cách thức thực hiện.
Thực trạng của cách dạy học tách rời các phân môn thuộc môn Ngữ
văn bộc lộ nhiều hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả của giờ học văn. Đó
là tình trạng quá tải, trùng lặp, dư thừa kiến thức gây lãng phí thời gian đào
tạo; HS học một cách thụ động, không phát huy được vai trò chủ thể tiếp
nhận, chủ thể sáng tạo của mình, khả năng tự chiếm lĩnh kiến thức của HS
còn hạn chế, tư duy tổng hợp của HS rất yếu và thiếu đi cái nhìn tổng thể
về bộ môn.
TPVC nói chung và thơ Tố Hữu nói riêng, bản thân nó là một đối


tượng tiềm tàng nhiều yếu tố và dữ kiện để thực hiện tích hợp. Một TPVC
mang trong mình nó rất nhiều vấn đề của cuộc sống xã hội trên nhiều
phương diện như: Lịch sử, Địa lí, văn hóa, đạo đức, ngôn ngữ,…Chính vì
vậy, dạy học TPVH không chỉ đơn thuần mình kiến thức văn chương mà
còn cần liên hệ, gắn kết TPVH đó với các bộ phận khác nữa.


2
2. Lịch sử vấn đề:
. Về vấn đề tích hợp đã có một số công trình nghiên cứu được công
bố, nổi bật là cuốn sách “Khoa Sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát
triển các năng lực ở nhà trường” của tác giả Xavier. Roegier. Cuốn sách đã
trở thành nguồn tài liệu quí giá đối với việc đổi mới dạy học theo hướng
tích hợp.
Giáo dục nước ta đã xây dựng chương trình, SGK Ngữ văn theo
hướng tích hợp xuyên suốt từ cấp tiểu học, THCS và hiện nay đang tiếp
tục triển khai ở THPT.
Quan tâm đến vấn đề này, TS. Đỗ Ngọc Thống, TS. Nguyễn Văn
Đường và một số các báo cáo khoa học, luận văn cũng có những đóng góp
nhất định.
. Về thơ Tố hữu và dạy học thơ Tố Hữu có khá nhiều công trình
nghiên cứu. Nhưng “Dạy học thơ Tố Hữu ở trường THPT theo hướng tích
hợp” lại là một đề tài hoàn toàn mới mẻ, từ trước tới nay chưa có ai nghiên
cứu.
3. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp


sau: khảo sát, hệ thống, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa.
4. Mục đích nghiên cứu: Nhằm đánh giá được tình hình dạy học thơ
Tố Hữu theo phương thức cũ đồng thời xác định cơ sở lí luận của vấn đề
tích hợp trong dạy học Ngữ văn. Trên cơ sở đó xây dựng một số nguyên
tắc và đề xuất một số biện pháp dạy học tác phẩm trữ tình, dạy học thơ Tố
Hữu ở THPT theo hướng tích hợp.
5. Phạm vi nghiên cứu:
- Một số bài thơ của Tố Hữu trong chương trình THPT; giáo án của
GV, SGK, SGV, Sách bài soạn, sách bài tập Văn học hiện hành và Ngữ
văn mới THPT.

- Những vấn đề lí luận của tích hợp.
3
- Vận dụng quan điểm tích hợp để xây dựng một mô hình thiết kế
cho giờ dạy học tác phẩm thơ trữ tình của Tố Hữu ở nhà trường THPT.
6. Ý nghĩa đề tài:
Về mặt lí luận: Trên cơ sở nghiên cứu về lí luận dạy học theo hướng
tích hợp, những đặc trưng có tính chất đặc thù của tác phẩm trữ tình, luận
văn cụ thể hóa tư tưởng dạy học tích hợp vào một tác gia lớn Tố Hữu.
Về thực tiễn: Xây dựng được một hệ thống các nguyên tắc, biện
pháp dạy học TPVC nói chung, dạy học thơ Tố Hữu nói riêng theo hướng
tích hợp, phát huy được tính tích cực, chủ động và tiềm năng sáng tạo của
HS, phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học và khắc phục được


những hạn chế đang tồn tại trong giờ dạy học văn như hiện nay, góp phần
nâng cao hiệu quả giờ dạy học văn.
7. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh
mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của Đề tài được trình bày trong 3
chương:
Chương 1: Khảo sát thực trạng dạy học tác phẩm trữ tình của Tố
Hữu ở nhà trường THPT hiện nay.
Chương 2: Cơ sở lí luận của việc dạy học theo hướng tích hợp.
Những nguyên tắc và biện pháp dạy học TPVC nói chung và dạy học tác
phẩm trữ tình của Tố Hữu ở trường THPT nói riêng theo hướng tích hợp.
Chương3: Thiết kế giáo án thể nghiệm dạy học tác phẩm Từ ấy của
Tố Hữu cho HS THPT ( Lớp 11- Bộ 2- Ban KHXH- SGK thí điểm).

4
NỘI DUNG


Chương 1:
Khảo sát thực trạng dạy học tác phẩm
trữ tình của Tố Hữu ở nhà trường THPT hiện nay.
1. Mục đích khảo sát.
Nhằm hiểu rõ thực tế cảm thụ, tiếp nhận thơ Tố Hữu nói chung,


bài Từ ấy nói riêng của HS THPT hiện nay. Đồng thời so sánh, đánh
giá hiệu quả của hai cách dạy: dạy học thơ Tố Hữu theo hướng tách
biệt các phân môn và dạy học thơ Tố Hữu theo hướng tích hợp để
khẳng định một cách thuyết phục nhất hướng dạy học tích hợp.
2. Tư liệu và phương pháp khảo sát.
- SGK, SGV, Sách bài soạn, sách bài tập văn học hiện hành và Ngữ
văn THPT.
- Tìm hiểu giáo án và trao đổi với GV về việc dạy học thơ Tố Hữu.
- Tổng hợp các tài liệu lí luận có liên quan.
3. Quá trình khảo sát và kết quả khảo sát.
3.1. khảo sát SGK.
3.1.1. SGK văn học hiện hành: Thơ Tố Hữu được học ở lớp 12,
gồm 3 bài học chính thức (Tố Hữu, Việt Bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du) và 2
bài đọc thêm (Mẹ Tơm, Quê mẹ).
Nhìn chung việc kết hợp dạy học giữa ba phân môn Văn- Tiếng
Việt- Làm văn chưa được chú ý đến, vì vậy ba phân môn ít có sự liên hệ,
hỗ trợ lẫn nhau. Tuy cũng có những câu hỏi hướng dẫn HS học bài có sự
liên hệ với thời đại, hoàn cảnh lịch sử, với bài thơ, bài văn khác có liên
quan, nhưng rất hạn hữu.
5
3.1.2. SGK mới Ngữ văn: Gồm 2 bộ sách, thơ Tố Hữu được học ở
lớp 11 và lớp 12.



Bộ 1: GS. Trần Đình Sử tổng chủ biên: Lớp 11 (Tập 2)- Ban KHXH bài
Nhớ đồng- 1 tiết. Lớp 12 (Tập 1)- Ban KHTN bài Việt Bắc (trích)- 2 tiết
và một bài đọc thêm Bác ơi.
Bộ 2: GS. Phan Trọng Luận tổng chủ biên: Lớp 11 (Tập 2)- Ban KHXH,
bài thơ Từ ấy- 1 tiết. Lớp 12 (tập 1)- Ban KHTN bài Việt Bắc (trích) – 2
tiết và bài đọc thêm Bác ơi.
Nhìn chung các nhà biên soạn chương trình, SGK đã có sự chọn lựa kĩ
càng, hợp lí trong việc đưa những bài nào vào chương trình và phân bố dạy
ở những lớp nào cho phù hợp. Các bộ SGK (nhất là bộ 2) hướng dẫn HS
học rất cụ thể, kĩ càng và thể hiện được tinh thần tích hợp, ba phân môn:
Văn- Tiếng Việt- Làm văn thực sự có sự hỗ trợ đắc lực cho nhau. Cách
hướng dẫn học tập như vậy sẽ giúp HS hiểu văn bản một cách sâu sắc, cặn
kẽ; HS sẽ có cái nhìn liên môn, xuyên môn chứ không bó hẹp, khép kín
trong phạm vi văn bản văn học. HS sẽ có ý thức tự học, tự tìm hiểu để có
những suy nghĩ, xúc cảm, cảm nhận riêng của cá nhân mình về TPVC.
3.2. Khảo sát bài soạn của GV về thơ Tố Hữu được học trong
chương trình THPT.
3.2.1. Các bài soạn theo SGK hiện hành:
Phần lớn các giáo án soạn sơ sài, vẫn còn tồn tại nhiều câu hỏi phát
hiện, tái hiện, số lượng câu hỏi có vấn đề, câu hỏi liên hệ, mở rộng rất ít
được sử dụng. Nhìn chung hệ thống câu hỏi chưa được GV quan tâm chú ý
nên chất lượng bài soạn và kết quả tiết dạy chưa cao.
Giáo án chưa thể hiện rõ được công việc làm của HS, chưa có được


sự kết hợp giữa các phân môn, bộ môn như yêu cầu đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng kết hợp của SGK hiện hành. Vì thế vẫn chưa hoàn toàn
khắc phục được tình trạng thầy diễn giảng, thầy cảm thụ hộ còn HS nghe và
6

ghi chép theo. HS chưa có được những hoạt động bên trong một cách tích
cực và sự tự ý thức, tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức ở các em còn hạn chế.
3.2.2. Các bài soạn SGK mới Ngữ văn theo hướng tích hợp.
Nhiều GV vẫn đang còn dạy học theo cách cũ lâu nay, vẫn là dạy
TPVH chỉ bó hẹp trong phạm vi văn bản văn học, ít hướng dẫn cho HS
thói quen, kĩ năng liên hệ, mở rộng sang những vấn đề khác có liên quan.
GV vẫn còn thuyết giảng nhiều dẫn đến tình trạng HS ít được làm việc, ít
có cơ hội bày tỏ chính kiến của bản thân; những kiến thức ngoài văn bản,
những cách hiểu riêng của cá nhân HS ít được GV quan tâm tới.
Một số GV đã bước đầu ý thức được việc soạn bài, dạy học theo tinh
thần tích hợp. Nhưng sự tích hợp mà GV thể hiện trong giáo án đôi khi
chưa rõ ràng, sâu sắc, đang còn gượng ép chung chung. Hơn nữa, hệ thống
câu hỏi để dẫn dắt, khơi gợi, định hướng cho HS chưa được quan tâm nhiều.
Tuy tinh thần tích hợp mà GV thể hiện qua bài soạn mới chỉ dừng lại ở mức
độ khiêm tốn, nhưng đó đã là một bước khởi đầu đáng ghi nhận.
4. Phân tích những hạn chế của việc dạy học tách biệt các phân
môn thuộc môn Ngữ văn.
4.1. Dạy học tách biệt các phân môn sẽ dẫn đến việc GV và HS
thiếu ý thức gắn kết các phần khác của chương trình.
Lâu nay GV vẫn rất quen với cách dạy khu biệt Văn ra Văn, Tiếng


ra Tiếng và Làm văn lại càng tách riêng lẻ. Trong từng phân môn, hầu hết
là GV dạy bài nào biết bài nấy mà thiếu đi sự liên hệ, so sánh, gắn kết với
các bài, các phần khác. Chính vì vậy mà kiến thức HS thu nhận được cũng
rời rạc, lẻ tẻ, không có tính hệ thống, tổng thể. HS sẽ không có được thói
quen liên hệ, gắn kết kiến thức giữa phân môn này với phân môn khác,
giữa bài này với bài với bài khác, các em chưa biết lấy kiến thức, kĩ năng
của các phân môn để soi sáng cho nhau. Cách dạy tách rời như vậy dẫn tới
tư duy người học bị hạn chế chỉ phát triển theo kiểu suy luận khép kín,

kiến thức HS tiếp thu được có phần nghèo nàn, kém đi sự liên tưởng và HS
7
không có đầu óc tổng hợp bởi kiến thức các em thu nhận được là những
mảng tách rời biệt lập.
Nói tóm lại, việc dạy học tách biệt các phân môn, bộ môn tồn tại
trong hệ thống giáo dục nước ta qua một thời gian khá dài đã vô tình tạo
cho cả GV và HS thiếu ý thức gắn kết các phân môn với nhau cũng như
việc gắn kết khâu dạy học TPVH với các phần khác của chương trình.
4.2. Dạy học tách biệt các phân môn dẫn đến tình trạng trùng lặp,
dư thừa kiến thức.
Một điều chúng ta dễ nhận thấy là chương trình đào tạo phổ thông rất
chú trọng đến việc cung cấp hệ thống nội dung tri thức cho HS. Đó là điều
tốt nhưng đôi khi vì quá cẩn trọng nên tạo ra những dư thừa kiến thức
không cần thiết. Có hiện tượng trùng lặp kiến thức giữa môn này và môn
khác (như ở môn lịch sử và văn học), giữa cấp THCS và cấp THPT khiến
mất nhiều thời gian trong đào tạo.


4.3. Dạy học tách biệt các phân môn dẫn đến tình trạng GV và HS tiếp
cận tác phẩm của Tố Hữu một cách phiến diện, thiếu cái nhìn tổng thể.
Cách dạy học theo hướng tách biệt trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến
việc tiếp cận TPVC nói chung và thơ Tố Hữu nói riêng. Đó là tình trạng
dạy học thơ Tố Hữu nhưng GV không chú ý đến việc liên hệ gắn kết bài
này với bài khác của tác giả, giữa kiến thức Văn học với Tiếng Việt, Làm
văn, Lí luận văn học,…Trong khi dạy lại thiên lệch về một hướng tiếp cận
nào đó hoặc chỉ bó hẹp trong khuôn khổ của kiến thức văn học là một việc
làm phiến diện. Cách dạy như trên làm cho HS thiếu đi sự liên hệ, so sánh
kiến thức giữa các môn học, các bài học và thiếu đi sự nhìn nhận vấn đề
trong hệ thống, trong chỉnh thể bộ môn.
8

Chương 2
Cơ sở lí luận của việc dạy học theo hướng tích hợp. Những
nguyên tắc và biện pháp dạy học TPVC nói chung và dạy học thơ trữ
tình của Tố Hữu ở THPT nói riêng theo hướng tích hợp.
1.Cơ sở lí luận của việc dạy học theo hướng tích hợp.
1.1. Các quan điểm về tích hợp.
Luận văn đã nêu ra một số quan điểm của các nhà nghiên cứu: Quan
điểm của Xavier. Roegier, quan điểm của SGK Ngữ văn THCS, quan điểm
của SGK Ngữ văn THPT, quan điểm của TS. Đõ Ngọc Thống và TS.
Nguyễn Văn Đường. Tuy mỗi quan điểm thể hiện một cách hiểu, cách
nhìn nhận và diễn đạt riêng nhưng các nhà nghiên cứu đều nêu lên được
những vấn đề trọng tâm, cốt lõi của vấn đề tích hợp và gặp nhau ở một


điểm chung nhất trong tinh thần tích hợp, đó là làm sao để khắc phục tình
trạng dạy học biệt lập giữa các phân môn, bộ môn; phải vượt qua được
những “nhà thờ riêng”, những “lãnh địa bộ môn” ở các trường học. Dạy
môn Ngữ văn phải làm thế nào đó để thể hiện rõ được mối liên hệ, gắn kết
chặt chẽ với nhau và sự tác động lẫn nhau giữa ba phân môn Văn- Tiếng
Việt- Làm văn như nó vốn có cũng như làm rõ mối liên hệ giữa Ngữ văn
với các bộ môn gần gũi.
1.2. Ý nghĩa, tác dụng của quan điểm tích hợp trong dạy học nói
chung và dạy học TPVC nói riêng.
Từ những quan điểm về tích hợp nói trên, luận văn đã soi vào việc dạy
học TPVC nói chung và dạy học thơ Tố Hữu ở nhà trường THPT nói riêng
và nhận thấy quan điểm tích hợp có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt.
Thứ nhất: Dạy học theo hướng tích hợp phù hợp với mục tiêu giáo
dục của nhà trường hiện đại, khắc phục được tình trạng quá tải, trùng lặp,
dư thừa kiến thức nhằm tiết kiệm thời gian trong đào tạo và tác động rất tốt
đến việc rèn luyện tư duy sáng tạo và tư duy tổng hợp cho HS.




×