Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

ĐỔI mới PHƯƠNG PHÁP KIẾM TRA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.95 KB, 2 trang )

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIẾM TRA- ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT
BẰNG HÌNH THỨC TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.
(Nguyễn Thị Thanh Hằng)
Đại hội Đảng II coi Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Do vậy đổi mới chương trình giáo dục để phù
hợp với yêu cầu và đòi hỏi của tình hình xã hội là một vấn đề có tính cấp thiết đối với tất cả các
cấp học và ngành học. Sự đổi mới chương trình giáo dục phải được thực hiện bằng sự đổi mới của
sáu thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, tổ chức, phương tiện và cách đánh giá. Trong đó,
đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá có ý nghĩa quan trọng.
Trong rất nhiều hình thức kiểm tra đánh giá thì hình thức trắc nghiệm khách quan được coi là một
trong những công cụ đo lường cơ bản trong giáo dục . Nó đảm bảo độ che phủ chương trình, tính
chính xác khách quan và tiện ích từ khâu ra đề cho tới khâu chấm bài.
Tiếng Việt là phân môn quan trọng trong chương trình Ngữ văn cùng với Làm văn và Đọc
văn. Trong cơ cấu bộ môn Ngữ văn thì tiếng Việt giữ vị trí và vai trò to lớn. Nếu văn học rèn cho
học sinh năng lực đọc hiểu và khả năng cảm thụ văn bản hoàn chỉnh thì tiếng Việt với các hiện
tượng và bản chất của nó có ảnh hưởng rất lớn tới hai phân môn còn lại. Hơn nữa tiếng Việt là bộ
môn phù hợp hơn cả với hình thức trắc nghiệm.
Trong chương trình Tiểu học, tác giả Nguyễn Thị Hạnh với cuốn Một số vấn đề đổi mới đánh giá
kết quả học tập môn tiếng Việt ở Tiểu học đã đề cập tới phương pháp test trong dạy học và đã
cung cấp một số ý kiến quí báu về sử dụng test trong tiếng Việt. Tác giả Trần Trọng Trí trong hai
công trình Phương pháp dạy học tiếng Việt và Dạy và học môn tiêng Việt ở bậc Tiểu học theo
chương trình mới ban hành đã bàn về vấn đề xây dựng tiêu chí đánh giá dựa trên sáu mức độ nhận
thức của B.S Bloom và Coole. Ngoài ra, tác giả còn phân tích ưu, nhược điểm của câu hỏi trắc
nghiệm, tự luận và việc áp dụng một cách tích hợp vào thực tiễn kiểm tra đánh giá chất lượng học
tập môn tiếng Việt hiện nay.
Cấp Trung học cơ sở, bộ sách Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 6,7,8 do TS Đỗ Ngọc Thống chủ biên
và cuốn Bài tập rèn luyện kĩ năng tích hợp Ngữ văn 6,7,8,9 của Vũ Đình Nho, Nguyễn Thuý
Hồng, Trần Thành biên soạn. Các bộ sách trên đã cung cấp cho giáo viên và học sinh một hệ thống
các bài tập trắc nghiệm về ba bộ môn: văn học, tiếng Việt và Làm văn. Mặt khác, cuốn sách thể
hiện mối quan hệ mật thiết giữa ba phân môn qua việc tích hợp.
Cấp Trung học phổ thông đối với bộ môn Ngữ văn, TS Đỗ Ngọc Thống cùng với các chuyên gia
khác đã viết bộ sách Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 10, 11 và có ý thức tách ba bộ môn văn học,


tiếng Việt và làm văn ra để xây dựng câu hỏi trắc nghiệm thành hệ thống.
Như vậy từ bậc Tiểu học tới bậc Trung học phổ thông việc sử dụng hình thức test trong bộ môn
Ngữ văn đã được thực thi. Tuy nhiên do khối lượng kiến thức lớn nên trong giờ học thời gian dành
riêng cho thực hành làm bài tập trắc nghiệm khách quan là có hạn. Nhưng không thể phủ nhận
rằng trắc nghiệm khách quan trong học phân môn Tiếng Việt rất đáng được lưu tâm trong các nhà
trường hiện nay. Tuy nhiên để bài tập trắc nghiệm thực sự mang tính khả thi thì giáo viên cần nắm
chắc hình thức câu hỏi trắc nghiệm khách quan với các dạng phổ biến như: câu hỏi đúng sai, câu
hỏi trả lời ngắn, câu hỏi điền khuyết và câu hỏi nhiều lựa chọn… Trong đó loại câu hỏi sử dụng
nhiều nhất là loại câu hỏi có nhiều lựa chọn. Trên cơ sở đó xây dựng ma trận (tức lược đồ cơ sở)
để người viết căn cứ vào đó xây dựng số lượng câu hỏi chung với các mục tiêu đánh giá cụ thể cho
từng nội dung. Trong quá trình ra câu hỏi trắc nghiệm, người viết luôn đối chiếu với bảng ma trận
để xác định hướng đi của mình cho phù hợp, kịp thời điều chỉnh những sai lệch không cần thiết.
Căn cứ vào số lượng kiến thức của bài học và căn cứ vào trình độ nhận thức của học sinh
đại trà, người viết có thể xây dựng bảng ma trận như sau:
Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Phân tích

Tích hợp

Đánh giá

Bài học


2

4

4

3

4

3

Tác giả: Nguyen Thi Thanh Hang - GV mon Ngu van truong THPT Song Lo
- Vinh Phuc -*-

Các tin khác:




Doi moi phuong phap day hoc mon dia ly theo huong tich cuc nham nang
cao chat luong hoc tap mon Dia ly cho hoc sinh truong THPT Song Lo
(02/11/2013)



×