Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Trao đổi thêm về chất lượng dạy và học văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.79 KB, 2 trang )

Trao đổi thêm về chất lượng dạy và học Văn
Thứ bảy, 13 Tháng 2 2010 01:42

(GD&TĐ) - “Từ nhiều năm nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng thường đăng tải rất nhiều bài viết
phản ánh tình trạng dạy và học môn văn có chiều hướng ngày càng đi xuống hoặc là đáng báo động. Tuy
nhiên, những bài viết đề cập những giải pháp để cải thiện thực trạng này xem ra còn hiếm, hoặc là có cũng
rất chung chung. Đã đến lúc cần phải tìm lời giải đáp cụ thể cho câu hỏi nêu trên.” Chúng tôi rất đồng tình
với cách đặt vấn đề này của tác giả Thuý Hồng trong bài viết “BAO GIỜ CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC VĂN
ĐƯỢC CẢI THIỆN?”đăng ở mục Bạn đọc với tòa soạn (GD&TĐ, thứ ba ngày 18-8-2009). Nhân đây, xin được
góp thêm đôi điều suy nghĩ của mình.
Hiện nay, chương trình- sách giáo khoa ở bậc học phổ thông đã thay đổi và có những tiến bộ đáng kể, được đội ngũ
các nhà giáo và dư luận xã hội hoan nghênh. Thế nhưng, chương trình, giáo trình, bài giảng ở bậc đại học lại vẫn
chưa đáp ứng được với sự thay đổi đó. Ông Phạm Mạnh Hùng, cục trưởng Cục Nhà giáo và CBQL giáo dục Bộ GDĐT đã phát biểu: “Hệ thống các trường sư phạm vẫn còn bất cập giữa các điều kiện về đội ngũ giảng viên, CSVC,
với qui mô đào tạo, yêu cầu nâng cao chất lượng. Việc trang bị kiến thức, kĩ năng, PP dạy học của các trường sư
phạm cho giáo sinh còn chưa đạt yêu cầu đổi mới PP dạy học ở phổ thông. Vì vậy, đội ngũ GV hiện tại không đồng
đều về chất lượng, chưa đủ tiềm lực đáp ứng yêu cầu khi phải dạy chương trình- SGK mới”. Rõ ràng, khâu đào tạo
GV, hơn bao giờ hết, đang được từ các trường SP đến các trường phổ thông và các bậc phụ huynh quan tâm.
Để có thể đào tạo được đội ngũ GV đáp ứng được yêu cầu dạy chương trình- SGK cho các trường phổ thông, thiết
nghĩ các trường Sư phạm cần phải đổi mới cả chương trình, nội dung dạy học chứ không thể chỉ đổi mới PP dạy
học.
Sự đổi mới của nội dung chương trình, SGK Ngữ văn THPT khiến chúng tôi suy nghĩ rất nhiều về nội dung chương
trình, cấu tạo môn học, … của các Khoa Ngữ văn ở các trường Sư phạm. Xin đơn cử một ví dụ cụ thể: Môn Ngữ văn
ở THPT được cấu tạo trên cơ sở tích hợp của ba phân môn Văn học, Tiếng Việt và Làm văn. Làm văn cùng với Văn
học và Tiếng Việt tạo thành “cái kiềng” Ngữ văn trong chương trình Ngữ văn ở bậc học phổ thông. Sự cấu tạo này
thể hiện rất rõ, từ chương trình, SGK cho đến các tiết học cụ thể, các bài kiểm tra, các bài thi. PP dạy học Ngữ văn ở
THPT dựa trên hai trục Đọc văn và Làm văn cũng thể hiện rất rõ tính chất tích hợp, nhưng trên tinh thần của cả ba
môn học đó. Công việc dạy học Ngữ văn ở THPT là giải mã văn bản và tạo lập văn bản, giải mã văn bản của người
khác và tạo lập văn bản của mình. Làm văn là môn học cung cấp kiến thức về các kiểu loại văn bản và hướng dẫn,
rèn luyện người học kĩ năng tạo lập các kiểu loại văn bản trong nhà trường cũng như trong cuộc sống. Có thể nói,
Làm văn ở THPT đã có nhiều thay đổi. Và, mặc dầu là tích hợp nhưng Làm văn vẫn là một trong ba phân môn của
bộ môn Ngữ văn, vẫn tồn tại với những đặc trưng riêng của nó. Trong khi đó, ở các khoa Ngữ văn của các trường


Đại học Sư phạm còn có nhiều quan niệm khác nhau về môn học Làm văn.
Thứ nhất, hiện nay, rất ít khoa Ngữ văn của các trường ĐHSP đưa môn học
Làm văn vào trong chương trình
đào tạo. Với trường có dạy môn Làm văn cho SV khoa Ngữ văn thì họ quan niệm: học sinh THPT học Làm văn thì
SV Sư phạm không thể không học môn Làm văn, giáo viên THPT dạy Làm văn thì không thể không đào tạo họ về
môn học này ở đại học. Còn một số trường, vì một lí do nào đó, đã bỏ môn học này, mặc dầu chính các chuyên gia
của các trường này tham gia xây dựng chương trình, viết SGK Ngữ văn THPT, trong đó có phân môn Làm văn..
Thứ hai, có người cho rằng, môn Làm văn không cần dạy ở trường đại học. Cũng có người cho rằng, Làm văn là
sửa lỗi chính tả, đó là công việc của GV phổ thông, cứ để cho GV phổ thông làm. Có người lại còn cho rằng, SV Sư
phạm Ngữ văn không cần phải học môn Làm văn ở dạng lí thuyết, còn rèn luyện kĩ năng làm văn thì đã có các môn


Văn học, Tiếng Việt, Văn hóa,... rèn luyện hàng ngày. Đây là những quan niệm không đúng, thể hiện cách hiểu sai
lệch về môn học Làm văn, cách suy nghĩ chủ quan, cảm tính về môn học này. Hệ quả của lối suy nghĩ đó là, nhiều
SV khoa Ngữ văn không nhận diện được hoặc không lí giải được các kiểu văn bản mà họ sẽ phải dạy cho HS khi ra
trường, không viết được một văn bản thông dụng theo phương thức biểu đạt; nhiều HS bây giờ cứ viết những bài
văn “nhàn nhạt”, không theo một kiểu văn bản nào, và, các giảng viên đại học thì sẽ còn chấm dài dài “những bài văn
gây sốc”, như báo chí đã từng trích đăng qua nhiều kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Chúng tôi nhận thấy, Làm văn là một môn học có từ lâu đời, nhưng lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức.
Trong thực tế giảng dạy của các cấp học, bậc học cũng như trong thực tế cuộc sống hàng ngày, nhiều khi chúng ta
cần đến những hiểu biết cũng như những kĩ năng liên quan đến môn học Làm văn. Thiết nghĩ, ở các trường Sư
phạm, nơi đào tạo GV Ngữ văn cho bậc học phổ thông, không thể không dạy môn học Làm văn cho SV khoa Ngữ
văn.
Hiện nay, SV các trường Sư phạm phải tích lũy một khối lượng kiến thức rất lớn, nhưng thời lượng đào tạo lại bị hạn
chế. Mâu thuẫn này khiến cho việc xây dựng chương trình, cấu tạo môn học, cung cấp kiến thức, … ở các trường
Sư phạm gặp không ít khó khăn. Nhưng, nếu tính đến đầu ra, nếu nghĩ đến phương châm đào tạo là đáp ứng yêu
cầu dạy học của GV phổ thông (tức là đáp ứng cái mà xã hội cần), thì mâu thuẫn đó cũng sẽ có hướng khắc phục,
và từ đó sẽ có những biện pháp tháo gỡ mâu thuẫn. Những nội dung, những vấn đề, những môn học trong chương
trình-SGK phổ thông phải được đưa vào chương trình, nội dung dạy học ở các trường Sư phạm một cách hệ thống.
Và, SV cần phải được tích lũy khối kiến thức này theo yêu cầu bắt buộc. Hơn nữa, nếu các trường Sư phạm đào tạo

GV đáp ứng được yêu cầu thực tế dạy học của các trường phổ thông thì sẽ giảm bớt được phần nào những công
việc của các đợt bồi dưỡng GV hằng năm, vừa tốn kém, mất thời gian mà lại ít hiệu quả.
Vũ Minh An
(Giảng viên ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng)



×