TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------
Trần Quốc Thành
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH PHÙ HỢP
QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
CHO BỆNH VIỆN ĐA KHOA TUYẾN HUYỆN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Hà Nội - 2018
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------
Trần Quốc Thành
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH PHÙ HỢP
QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
CHO BỆNH VIỆN ĐA KHOA TUYẾN HUYỆN
Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng
Mã số
: 60440301
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Nguyễn Bá Ngọc
PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG
Giáo viên hƣớng dẫn
Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải
PGS.TS. Nguyễn Thị Hà
Hà Nội - 2018
LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Quý thầy cô giáo của Trƣờng Đại
học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội, đặc biệt là những thầy cô giáo
đã giảng dạy, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu tại lớp K22 - Khoa Môi trƣờng. Qua những thầy cô, tôi đã đƣợc trang bị những
kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới những giảng viên hƣớng dẫn khoa
học cho tôi, TS. Nguyễn Bá Ngọc và PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải, những ngƣời đã
dành nhiều thời gian và tâm huyết giúp định hƣớng và hƣớng dẫn tôi thực hiện luận
văn này.
Tôi xin gửi lời cám ơn đến các bạn trong lớp K22 - Khoa Môi trƣờng, những
ngƣời đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, nguồn động lực tinh thần và hỗ trợ
mọi mặt để tôi thực hiện luận văn đƣợc thuận lợi.
Dù đã cố gắng hoàn thành luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực, tuy
nhiên chắc chắn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự đóng
góp ý kiến quý báu từ quý thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
HỌC VIÊN
Trần Quốc Thành
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................v
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của luận văn .................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ của luận văn.................................................................................3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................................4
1.1. Tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn y tế trên thế giới .................................4
1.1.1. Các nhóm chất thải y tế .............................................................................4
1.1.2. Mã màu, phƣơng tiện thu gom, lƣu giữ, vận chuyển ................................5
1.1.3. Tình hình quản lý chất thải y tế trên thế giới ............................................9
1.1.4. Xử lý chất thải rắn y tế ............................................................................13
1.2. Tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam ..............................16
1.2.1. Các nhóm chất thải y tế ...........................................................................16
1.2.2. Hiện trạng phát sinh CTRYT ..................................................................17
1.2.3. Hiện trạng quản lý CTRYT .....................................................................20
1.2.4. Hiện trạng xử lý chất thải rắn y tế nguy hại ............................................23
1.3. Ảnh hƣởng của chất thải rắn y tế ...................................................................26
1.3.1. Ảnh hƣởng của chất thải y tế tới sức khỏe ..............................................26
1.3.2. Ảnh hƣởng của chất thải y tế tới môi trƣờng ..........................................28
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..30
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................30
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................30
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................30
2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................30
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................31
i
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp.....................................31
2.3.2.Phƣơng pháp thu thập thông tin sơ cấp ....................................................32
2.3.3.Phƣơng pháp đánh giá ..............................................................................32
2.3.4. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp số liệu ................................................35
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................36
3.1. Thông tin chung của các bệnh viện nghiên cứu .............................................36
3.2. Tải lƣợng chất thải rắn y tế phát sinh tại các bệnh viện nghiên cứu ..............38
3.3. Hiện trạng phân loại, thu gom, lƣu giữ chất thải rắn y tế. .............................43
3.4. Hiện trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị thu gom chất thải rắn y tế ...............44
3.5. Hiện trạng và bất cập trong xử lý chất thải rắn y tế .......................................46
3.5.1. Hiện trạng xử lý chất thải rắn y tế ...........................................................46
3.5.2. Những bất cập trong xử lý chất thải rắn nguy hại bằng lò đốt ................49
3.6. Đề xuất mô hình quản lý, xử lý phù hợp........................................................50
3.7. Những lợi ích khi triển khai mô hình đề xuất ................................................55
3.7.1. Về mặt kinh tế .........................................................................................55
3.7.2. Về mặt môi trƣờng ..................................................................................56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI ...................................................................................
57
̣
Kế t luâ ̣n .................................................................................................................57
Kiến nghị ...............................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................59
PHỤ LỤC 1. Phiếu điều tra lƣợng CTRYT phát sinh trong ngày ............................61
PHỤ LỤC 2. Phiếu điều tra hiện trạng phân loại, thu gom CTRYT ........................61
PHỤ LỤC 3. Phiếu điều tra chất lƣợng và số lƣợng trang thiết bị thu gom .............62
PHỤ LỤC 4. Một số hình ảnh công tác quản lý và xử lý CTR ................................63
ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Quy định mã màu, biểu tƣợng và phƣơng tiện thu gom ................................6
Bảng 2. Một số biểu tƣợng chất thải trong các cơ sở y tế ...........................................6
Bảng 3. Khối lƣợng CTYT phát sinh theo quy mô bệnh viện (Nigeria) ..................12
Bảng 4. Tổng hợp các phƣơng pháp xử lý CTYT phổ biến tại một số quốc gia ......14
Bảng 5. Nguồn phát sinh các loại CTR đặc thù từ hoạt động y tế ............................18
Bảng 6. Lƣợng CTRYT phát sinh tại các khoa trong bệnh viện...............................19
Bảng 7. Thành phần CTRYT ở Việt Nam ................................................................20
Bảng 8. Tình hình xƣ̉ lý CTRYT lây nhiễm của hệ thống cơ sở y tế các cấp ...........24
Bảng 9. Thông tin chung của các BVĐK huyện .......................................................36
Bảng 10. Tỷ lệ % đối tƣợng liên quan đến công tác quản lý CTYT .........................38
Bảng 11. Số lƣợng CTRYT phát sinh trung bình trong ngày ...................................39
Bảng 12. Thành phần CTRYT phát sinh trung bình trong ngày ...............................40
Bảng 13. Lƣợng CTRYT nguy hại lây nhiễm phát sinh ...........................................42
Bảng 14. Đánh giá chất lƣợng và số lƣợng trang thiết bị thu gom CTRYT .............44
Bảng 15. Thông tin về lò đốt CTRYT của 10 bệnh viện ..........................................48
Bảng 16. Tỷ lệ lƣợng dầu tiêu hao trung bình ứng với công suất lò đốt ..................55
Bảng 17. Chi phí hoạt động xử lý CTRYT nguy hại lây nhiễm ...............................55
Bảng 18. So sánh các khoản chi phí xử lý CTRNH bằng lò đốt ...............................56
iii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Chu trình thu gom và xử lý CTYT tại Hàn Quốc ........................................10
Hình 2. Quy trình quản lý CTYT tại Croatia ............................................................11
Hình 3. Tỷ lệ % trung bình các thành phần CTRYT của 10 bệnh viện ....................41
Hình 4. Khảo sát hiện trạng phân loại, thu gom CTRYT của 10 bệnh viện .............43
Hình 5. Hiện trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị thu gom CTRYT ...........................45
Hình 6. Hiện trạng xử lý CTRYT của 10 bệnh viện .................................................47
Hình 7. Sơ đồ mô hình đề xuất xử lý CTRYT nguy hại theo cụm bệnh viện ...........54
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BV
Bệnh viện
BVĐK
Bệnh viện đa khoa
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
CTNH
Chất thải nguy hại
CTR
Chất thải rắn
CTRLN
Chất thải rắn lây nhiễm
CTRTT
Chất thải rắn thông thƣờng
CTRYT
Chất thải rắn y tế
CTYT
Chất thải y tế
GB
Giƣờng bệnh
NVYT
Nhân viên y tế
v
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Ngành y tế có một sứ mệnh hết sức cao cả và thiêng liêng đó là sứ mệnh chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.Các cơ sở khám chữa bệnh ngày càng phát triển
mạnh mẽ về quy mô cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh,
kỹ thuật y tế, đội ngũ nhân viên ngành y tế… nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa
bệnh của nhân dân. Bên cạnh đó, sự phát triển này cũng đi kèm sự phát thải lƣợng
chất thải do quá trình khám chữa bệnh ngày càng tăng. Chất thải rắn y tế đƣợc xem
là loại chất thải nguy hại vì tính chất phức tạp và khả năng lây nhiễm cao, ảnh
hƣởng lớn tới sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng. Loạichất thải này bao gồm các
loại chất thải nhƣ: Kim tiêm, bông băng, gạc có thấm dịch, máu, bệnh phẩm, mô,
tạng...
Hiện nay theo báo cáo thống kê, tổng lƣợng chất thải rắn y tế phát sinh từ các
bệnh viện trong cả nƣớc khoảng 450 tấn/ngày, đòi hỏi phải xử lý bằng những biện
pháp phù hợp. Tỷ lệ gia tăng CTRYT phụ thuộc vào tăng giƣờng bệnh, phát triển
các dịch vụ kỹ thuật và sự tiếp cận các dịch vụ y tế của ngƣời dân. Ƣớc tính đến
năm 2020 lƣợng chất thải phát sinh khoảng 800 tấn/ngày. Hiện nay, 100% bệnh
biện tuyến Trung ƣơng, 88% bệnh viện tuyến tỉnh và 54% bệnh viện tuyến huyện
xử lý chất thải rắn y tế bằng lò đốt tại chỗ hoặc thuê các công ty vận chuyển đi xử
lý. Số bệnh viện còn lại xử lý chất thải rắn y tế bằng phƣơng pháp thủ công, chôn
lấp tại chỗ (hầu hết ở miền núi) [10].
Đa số các bệnh viện thuộc tuyến huyện, do không chủ động đƣợc kinh phí đầu
tƣ hệ thống xử lý nên các hệ thống xử lý đƣợc cấp có công suất nhỏ, tuổi thọ thấp.
Kèm theo đó là khó khăn trong việc bố trí kinh phí để duy trì, vận hành và bảo trì
thƣờng xuyên dẫn đến hƣ hỏng, không hoạt động đƣợc hoặc hoạt động không đúng
với thiết kế. Việc này dẫn đến hậu quả là chất thải rắn không đƣợc xử lý triệt để,
ngoài ra còn phát thải những chất độc hại gây ra ô nhiễm môi trƣờng và ảnh hƣởng
xấu tới sức khoẻ ngƣời dân khu vực xung quanh.
1
Mặt khác, các bệnh viện tuyến huyện thƣờng gặp khó khăn trong việc hợp
đồng với các công ty có chức năng xử lý chất thải rắn y tế do vị trí địa lý hoặc trên
địa bàn không có công ty có chức năng hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn
y tế. Vì vậy, chất thải rắn y tế thƣờng đƣợc các bệnh viện này xử lý theo điều kiện
của bệnh viện, không đảm bảo các quy định hiện hành. Việc xử lý CTRYT nhƣ vậy
gây nguy cơ lây lan mầm bệnh và có thể gây ô nhiễm nguồn nƣớc nếu xử lý theo
phƣơng pháp chôn lấp.
Khâu quản lý, thu gom và phân loại chất thải rắn ngay tại nguồn phát sinh còn
chƣa đƣợc các bệnh viện tuyến huyện chú trọng. Hầu hết CTRYT, các bệnh phẩm
chƣa đƣợc phân loại đúng, chƣa đƣợc khử khuẩn trƣớc khi thải bỏ, phƣơng tiện vận
chuyển và nhà lƣu chứa không có hoặc có nhƣng không đúng tiêu chuẩn, không
đảm bảo vệ sinh và có nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.
Những năm qua, ngành y tế nói chung và các cơ sở y tế nói riêng đã từng bƣớc
có nhiều sự đầu tƣ nhằm nâng cao công tác quản lý chất thải, góp phần thực hiện tốt
công tác bảo vệ môi trƣờng trong ngành y tế. Tuy nhiên, công tác quản lý CTRYT
nói riêng và quản lý môi trƣờng nói chung tại các bệnh viện vẫn đang tồn tại một số
bất cập. Với thực trạng đó, việc tìm ra một giải pháp nhằm quản lý một cách hiệu
quả là hết sức quan trọng nhằm giảm thiểu sự ảnh hƣởng nghiêm trọng của loại chất
thải này đến môi trƣờng và sức khỏe của con ngƣời.
Do đó, tác giả đề xuất Luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Khoa học
Môi trƣờng "Nghiên cứu đề xuất mô hình phù hợp quản lý và xử lý chất thải rắn y
tế cho BVĐK tuyến huyện" với mục tiêu có cái nhìn tổng quan về công tác quản lý,
xử lý chất thải rắn y tế và đề xuất mô hình phù hợp cho BVĐK tuyến huyện trong
quản lý và xử lý nhóm chất thải này.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý và xử lý chất thải
rắn y tế của các BVĐK tuyến huyện, đánh giá những mặt còn tồn tại cần khắc phục
2
nhằm đƣa ra một mô hình phù hợp để quản lý và xử lý hiệu quả. Cụ thể, luận văn có
những mục tiêu sau:
- Đánh giá đƣơ ̣c đặc điểm, thành phần và thực trạng phát sinh chất thải rắn tại
một số bệnh viện đa khoa tuyến huyện.
- Đánh giá đƣơ ̣c thƣ̣c trạng quản lý và xử lý chất thải rắn tại một số bệnh viện
đa khoa tuyến huyện.
- Nghiên cƣ́ u đề xuấ t mô hình quản lý, xử lý chất thải rắn phù hợp với điều
kiện tại địa phƣơng cho những bệnh viện đa khoa tuyến huyện thuộc đối tƣợng
nghiên cứu.
2.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Thu thập thông tin chung của các bệnh viện: Vị trí địa lý, quy mô, cơ cấu tổ
chức, chức năng và nhiệm vụ của các bệnh viện.
- Thu thập thông tin về hoạt động chuyên môn của các bệnh viện, xác định
nguồn và loại chất thải rắn có thể phát sinh.
- Hồi cứu số liệu sẵn có của bệnh viện đƣợc nghiên cứu về số lƣợng chất thải
rắn phát sinh.
- Thu thập các văn bản, quy định của đơn vị về công tác thu gom, lƣu giữ, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn; kết hợp phỏng vấn cán bộ lãnh đạo phụ trách chung
về công tác này tại đơn vị.
- Khảo sát thực tế kết hợp phỏng vấn các cán bộ bệnh viện về công tác thu
gom, lƣu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
- Đánh giá công tác thu gom, lƣu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của
các bệnh viện.
- Đề xuất mô hình quản lý, xử lý chất thải dựa vào kết quả nghiên cứu thực tế
và phù hợp với điều kiện tại địa phƣơng.
3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn y tế trên thế giới
1.1.1. Các nhóm chất thải y tế
Theo hƣớng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới [17], chất thải phát sinh từ các cơ
sở y tế có thể đƣợc chia làm 07 nhóm chính, bao gồm:
- Chất thải sắc nhọn là những vật sắc nhọn nhƣ kim tiêm dƣới da, kim tiêm tĩnh
mạch (kim bƣớm), dao mổ, v.v đã sử dụng hoặc chƣa qua sử dụng. Nhóm chất thải
này thƣờng đƣợc coi là chất thải y tế nguy hại do có khả năng gây thƣơng tích cho
ngƣời tiếp xúc.
- Chất thải lây nhiễm là chất thải có nghi ngờ chứa các mầm bệnh và có nguy cơ
truyền bệnh nhƣ chất thải bị nhiễm máu và chất dịch cơ thể; mẫu vi khuẩn trong
phòng thí nghiệm; chất thải bao gồm phân và các vật liệu khác tiếp xúc với bệnh
nhân mắc bệnh truyền nhiễm cao ở phòng cách ly, v.v.
- Chất thải giải phẫu đƣợc coi là một phân nhóm nhỏ của chất thải truyền nhiễm
nhƣng thƣờng đƣợc phân loại riêng biệt, đặc biệt khi sử dụng các biện pháp xử lý và
thải bỏ đặc biệt. Chất thải giải phẫu bao gồm mô, cơ quan, bộ phận cơ thể, máu dịch
cơ thể; bào thai ngƣời hay; xác động vật nhiễm bệnh và chất thải khác phát sinh từ
quá trình phẫu thuật hoặc khám nghiệm tử thi bệnh nhân nhiễm trùng.
- Chất thải dƣợc phẩm bao gồm chất thải độc hại nhƣ dƣợc phẩm hết hạn sử dụng
hoặc không còn cần thiết; các chất thải bị nhiễm hoặc có chứa dƣợc phẩm. Chất thải
độc hại có chứa các chất có đặc tính di truyền nhƣ chất thải có chứa các thuốc
cytostatic – thƣờng đƣợc sử dụng trong điều trị ung thƣ, các chất độc genotoxic.
- Chất thải hóa học là những chất thải có chứa thành phần hóa học nguy hại bao
gồm hóa chất quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng; chất hóa học
nguy hại sử dụng trong y tế; chất gây độc tế bào hoặc vỏ chai thuốc, lọ thuốc và
dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ ngƣời bệnh đƣợc điều trị bằng
hóa trị liệu; kim loại nặng nhƣ thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị vỡ,
chất thải hàn răng), cadimi (từ pin, ăc quy), chì (từ tấm bọc chì hoặc vật liệu tráng
chì sử dụng trong ngăn tia bức xạ tại các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị, v.v.
4
- Chất thải phóng xạ gồm các chất thải phóng xạ dạng rắn, lỏng và khí phát sinh từ
các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất. Chất thải phóng xạ dạng
rắn gồm vật liệu sử dụng trong xét nghiệm, chẩn đoán điều trị nhƣ ống tiêm, chai lọ
đựng chất phóng xạ. Chất thải phóng xạ dạng lỏng gồm dung dịch chứa nhân phóng
xạ phát sinh trong quá trình chẩn đoán, điều trị; nƣớc tiều bệnh nhân. Chất thải
phóng xạ dạng khí bồm chất khí dùng trong lâm sàng nhƣ 133Xe hoặc khí thoát ra từ
kho chứa nguồn phóng xạ.
- Chất thải thông thƣờnglà chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, yếu tố nguy
hại kể trên, không dễ cháy, dễ nổ gồm:
+ Chất thải có thể tái chế nhƣ chất thải phát sinh từ các phòng hành chính
(giấy, báo, tài liệu, v.v.); chất thải lây nhiễm sau khi đƣợc khử khuẩn bằng công
nghệ khử khuẩn an toàn và có khả năng tái chế.
+ Chất thải không có khả năng tái chế gồm chất thải sinh hoạt phát sinh từ các
buồng bệnh, khoa/phòng không cách lý và không có khả năng tái chế; chất thải phát
sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế nhƣ chai lọ thủy tinh, chai huyết thanh, vật
liệu nhựa, bột bó trong gãy xƣơng kín, v.v. Những chất thải này không bị dính máu,
dịch sinh học hay các chất nguy hại khác. Ngoài ra, chất thải ngoại cảnh cũng thuộc
nhóm chất thải này.
1.1.2. Mã màu, phương tiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển
Tổ chức Y tế thế giới [17] cũng đƣa ra một số hƣớng dẫn về mã màu, phƣơng
tiện thu gom, lƣu giữ chất thải rắn y tế. Cụ thể nhƣ sau:
- Mã màu và biểu tƣợng:Quy định về màu sắc thùng, túi giúp cho nhân viên y tế
dế dàng nhận biết và phân loại đúng chất thải theo quy định. Mã màu sắc còn phản
ánh nguy cơ tiềm ẩn của chất thải chứa trong đó.
5
Bảng 1. Quy định mã màu, biểu tƣợng và phƣơng tiện thu gom
Loại CTYT
Mã màu, biểu tƣợng
Màu vàng
Chất thải lây nhiễm cao
Loại túi, thùng
Túi nhựa bền, không bị rò
Biểu tƣợng Nguy hại sinh học rỉ hoặc thùng đựng bền
Dòng
chữ
“HIGHLY nhiệt
INFECTIOUS”
Chất thải lây nhiễm khác, Màu vàng
chất thải giải phẫu
Túi/thùng nhựa bền, không
Biểu tƣợng Nguy hại sinh học bị rò rỉ
Vàng
Chất thải sắc nhọn
Biểu tƣởng Nguy hại sinh học Hộp/thùng kháng thủng
Dòng chữ “SHARPS”
Chất thải dƣợc phẩm và
chất thải hóa học
Chất thải phóng xạ
Chất thải thông thƣờng
Màu nâu
Dán nhãn tƣơng ứng với
Túi/thùng nhựa cứng
Biểu tƣợng nguy hại
Dán nhãn tƣơng ứng với biểu
tƣợng Phóng xạ
Màu đen
Hộp chì
Túi nhựa
(Nguồn: [17])
Bảng 2. Một số biểu tƣợng chất thải trong các cơ sở y tế
Biểu tƣợng nguy hại sinh học Biểu tƣợng phóng xạ cũ Biểu tƣợng phóng xạ mới
- Dụng cụ đựng chất thải: Các thùng đựng chất thải có nhiều kích cỡ và đƣợc làm
từ các vật liệu khác nhau để phù hợp với nhóm chất thải chứa trong đó. Yêu cầu của
dụng cụ chứa chất thải:
6
+ Thùng chứa phải đảm bảo chắc chắn và không bị rò rỉ và đƣợc lớt bên trong
bằng túi nhựa chắc chắn (trừ thùng chứa chất thải sắc nhọn);
+ Chất thải đựng trong túi hoặc thùng không chứa Clo;
+ Thùng chứa phải có nắp đậy bằng tay hoặc có thể tháo rời bằng tay;
+ Cả thùng chứa và túi lót phải có màu sắc và mã màu theo đúng quy định;
+ Thùng chứa có thể dùng một lần hay tái sử dụng nhiều lần. Nếu sử dụng một
lần là hộp làm bằng plasic hoặc nhựa dẻo plasic, tái sử dụng là nhựa hoặc kim loại.
Đối với chất thải phóng xạ thùng chƣa phải làm bằng kim loại.
- Dụng cụ đựng chất thải sắc nhọn:Chất thải sắc nhọn có thể gây ra thƣơng tích
và nguy cơ lây nhiễm, cả các loại chất thải sắc nhọn có chứa hay không chứa nguy
cơ lây nhiễm đều phải đƣợc thu gom trong hộp chứa kháng thủng. Yêu cầu của hộp
chứa chất thải sắc nhọn:
+ Hộp chứa chất thải sắc nhọn phải phù hợp với phƣơng pháp tiêu hủy cuối
cùng;
+ Thành, đáy cứng không bị xuyên thủng, chống thấm;
+ Có nắp đóng mở dễ dàng;
+ Đối với hộp nhựa đựng chất thải sắc nhọn sau khi khử khuẩn có thể tái sử
dụng.
- Lƣu trữ tạm thời tại các khoa phòng:Chất thải phát sinh từ khoa phòng đƣợc
lƣu giữ trong các phòng tiện ích đƣợc thiết kế để làm sạch thiết bị, vải bẩn và chất
thải sau đó đƣợc thu gom vom vận chuyển đến kho lƣu trữ.Nếu không có phòng tiện
ích chất thải đƣợc lƣu trữ tạm thời tại vị trí gần khoa, phòng và tránh xa khu vực
bệnh nhân, khuôn viên và côn trùng.Có thể lƣu trữ tạm thời chất thải trong các
thùng kín đặt tại các vị trí thích hợp. Thùng chứa chất thải truyền nhiễm phải đƣợc
dán nhãn rõ ràng và tốt nhất khóa lại.
- Vận chuyển chất thải trong nội bộ cơ sở y tế: Vận chuyển trong cơ sở y tế cần
thiết lập các tuyến đƣờng để ngăn tiếp xúc với bệnh nhân, nhân viên và nơi tập
trung đông ngƣời. Vận chuyển chất thải giữ các tầng nên sử dụng cầu thang hoặc
thang máy riêng biệt. Việc vận chuyển, thu gom chất thải ở các khoa phòng đƣợc cố
7
định thời gian và tuyến đƣờng. Nhân viên tham gia vận chuyển phải đƣợc đeo bảo
hộ lao động: găng tay; giày dép kín; mặt nạ, v.v. Thời gian vận chuyển đƣợc bố trí
hợp lý, thực hiện vào giờ ít ngƣời qua lại.Chất thải nguy hại và không nguy hại nên
đƣợc vận chuyển riêng biệt. Thƣờng chia làm ba tuyến đƣờng:
+ Xe vận chuyển chất thải không nguy hại hay chất thải sinh hoạt. Xe đẩy phải
sơn màu đen và ghi rõ chất thải không nguy hại;
+ Xe vận chuyển chất thải truyền nhiễm đƣợc có thể vận chuyển cùng với rác
thải đã qua sử dụng. Không lên vận chuyển chất thải lây nhiễm cùng với các loại
chất thải khác để ngăn ngừa sự lan truyền của tác nhân lây nhiễm. Xe đẩy phải đƣợc
sơn màu vàng và ghi rõ chất thải nguy hại;
+ Xe vận chuyển chất thải nguy hại khác nhƣ chất thải hóa học hay dƣợc
phẩm.
Nên sử dụng xe vận chuyển bằng xe lăn hoặc xe đẩy. Để tránh bị thƣơng và
truyền nhiễm xe đẩy cần: dễ dàng chất tải và tháo dỡ; không có cạnh sắc nhọn để
làm hỏng túi khi bố dỡ; dễ dàng đẩy kéo và làm sạch sàn có lỗ thoát nƣớc; có kích
thƣớc phù hợp với lƣợng chất thải phát sinh; xe vận chuyển chất thải nguy hại phải
đƣợc khóa lại khi không sử dụng.
- Lƣu trữ tại các cơ sở y tế:Khu vực lƣu phải an toàn đến khi chất thải đƣợc vận
chuyển đi. Khu vực lƣu trữ có kích thƣớc phù hợp với lƣợng chất thải phát sinh và
tần suất thu gom.
+ Lƣu trữ chất thải truyền nhiễm: Thời gian lƣu trữ chất thải không vƣợt quá:
Đối với khí hậu ôn đới: 72 tiếng vào mùa đông; 48 tiếng vào muà hè;
Đối với khí hậu ấm: 48 tiếng vào mùa đông; 24 tiếng vào muà hè;
Trừ khi chất thải lƣu trữ trong tủ đông đƣợc làm lạnh từ 3-8oC có thể
lƣu trữ trong một tuần;
Khu lƣu trữ chất thải truyền nhiễm đƣợc sử dụng biểu tƣợng nguy hại
sinh học. Sàn và tƣờng đƣợc lát gặt để cho phép khử trùng dễ dàng. Khu lƣu trữ có
hệ thống thoạt nƣớc đƣợc kết lối với hệ thống thu gom nƣớc thải y tế.
8
1.1.3. Tình hình quản lý chất thải y tế trên thế giới
Nhiều báo cáo, bài báo tổng kết việc thực hiện công tác này tại một số nƣớc
trên thế giới cho thấy công tác quản lý chất thải rắn y tế tại các nƣớc trên thế giới rất
đƣợc quan tâm thực hiện.
- Tại Hàn Quốc [18], chất thải y tế đƣợc phân làm 6 loại chính bao gồm:
+ Chất thải giải phẫu;
+ Bông băng dính máu;
+ Nhựa phế thải y tế (ống tiêm, túi/vỏ chai dịch truyền, túi máu hoặc chất thải
từ việc chạy thận nhân tạo);
+ Chất thải phát sinh từ phòng thí nghiệm, phòng xét nghiệm, chứa các tác
nhân gây bệnh;
+ Chất thải sắc nhọn;
+ Hỗn hợp các loại chất thải (bao gồm các loại chất thải y tế khác không đƣợc
phân loại cùng các chất thải truyền nhiễm, v.v).
+ Với chất thải giải phẫu tại hàn quốc, việc lƣu giữ phải ở trong môi trƣờng có
nhiệt độ thấp (tủ lạnh). Đối với các loại chất thải khác phải đặt vào trong thùng kín
ở nhiệt độ phòng trƣớc khi đƣợc đem đi xử lý.
Việc phân loại chất thải tại các cơ sở y tế tại Hàn Quốc đƣợc thực hiện khá
chặt chẽ, chất thải giải phẫu đƣợc đặt trong các hộp màu đỏ bằng nhựa, bìa giấy
hoặc kim loại trong khi chất thải sắc nhọn cùng chất thải từ phòng thí nghiệm đƣợc
đặt trong hộp chứa màu vàng. Tất cả các chất thải còn lại đƣợc chứa trong thùng
màu cam trƣớc khi đƣợc vận chuyển về khu lƣu giữ. Đối với nhau thai thì thƣờng
đƣợc đặt tạm trong hộp chứa màu đỏ và sau đó đƣợc sử dụng làm nguyên liệu cho
các loại dƣợc phẩm [18].
Việc vận chuyển chất thải yêu cầu một biểu mẫu chi tiết về thông tin cơ sở thu
gom vận chuyển và đƣợc sao lƣu ra 6 bản (4 bản với bệnh viện nhỏ) và phải đƣợc
hoàn thành trƣớc khi vận chuyển. Các bản sao đƣợc giữ bởi bộ phận thu gom, nhân
viên vận chuyển, cơ sở xử lý, sau khi nhận đƣợc chất thải thì cơ sở xử lý rác gửi lại
cho bộ phận thu gom một bản, đồng thời các cơ quan môi trƣờng tại địa phƣơng
9
cũng sẽ giữ một trong các bản sao của biểu mẫu. Tuy nhiên, từ năm 2002, các văn
bản đều đƣợc thể hiện và quản lý trên một hệ thống trực tuyến thời gian thực. Dƣới
đây là chu trình thu gom và xử lý rác thải y tế tại Hàn Quốc:
Chất thải rắn y tế
Phân loại tại nguồn
Xử lý tại chỗ
-
Tái chế
Xử lý ngoài
(Quản lý và theo dõi trực tuyến)
Đốt
Hấp tiệt trùng
1.
Đốt
Hấp tiệt trùng
nƣớc
Xử lý tro tại bãi chôn lấp
Hình 1. Chu trình thu gom và xử lý CTYT tại Hàn Quốc
(Nguồn: [18])
- Tại Croatia [16], theo số liệu thu đƣợc từ cuộc điều tra cho thấy các cơ sở y tế
phát sinh ra 210.840 kg rác thải hàng tuần, với tổng số là 10.064 tấn mỗi năm.
Trong đó chất trơ chiếm 86%, chất thải nguy hại chiếm 14% còn lại. Trong tổng số
chất thải nguy hại, có đền gần 80% là chất thải lây nhiễm, chất thải hóa học 5%,
chất thải giải phẫu 3%, dƣợc phẩm bỏ đi (không chứa cytostatics) và cytostatics
cùng bao bì của nó. Ngoài ra, các tổ chức y tế xử lý chất thải nguy hại mới thành lập
còn lƣu giữ một lƣợng lớn chất thải y tế cũ, trong đó có 3.900 kg là chất thải dƣợc
phẩm, 2.500 kg là chất thải truyền nhiễm, 1.250 kg là chất cytost có bao bì bị ô
nhiễm và khoảng 1400 kg là chất thải hóa học. Bằng cách so sánh dữ liệu liên quan
10
đến số lƣợng và loại chất thải y tế cho 21 quận của Croatia, nguồn phát sinh chất
thải y tế lớn nhất chính là thành phố Zagreb với 817 tấn mỗi năm. Hơn một phần
năm số ngƣời Croatia sống ở thủ đô Zagreb.Zagreb có số lƣợng các cơ sở y tế cao
nhất, và một số lƣợng lớn bệnh nhân từ các quận khác cũng tìm đến điều trị tại
Zagreb. Dƣới đây là quy trình quản lý rác thải y tế tại Croatia:
Hình 2. Quy trình quản lý CTYT tại Croatia
(Nguồn: [15])
- Tại Nigeria[14], năm 2011, Thành phố Port Harcourt đã thực hiện thống kê lƣợng
chất thải phát sinh tại 5 bệnh viện đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên. Kết quả cho thấy khối
lƣợng trung bình các loại chất thải rắn y tế tăng lên theo quy mô của bệnh viện.
11
Bảng 3. Khối lƣợng CTYT phát sinh theo quy mô bệnh viện (Nigeria)
Quy mô bệnh viện (kg/ngày)
Các loại chất thải rắn
Lớn
Vừa
Nhỏ
Plastic, PVC, ống kim tiêm
2,28
0,95
0,28
Bông băng/gạc
2,45
1,26
0,14
Thùng giấy/Chai lọ
3,01
1,61
0,83
Chất thải sắc nhọn
0,63
0,42
0,09
Thực phẩm/Đồ ăn thừa
9,29
3,65
1,02
Tổng:
17,66
7,89
2,36
(Nguồn: [14])
Trong số đó tại các bệnh viện lớn, lƣợng chất nguy hại chiếm 41% tổng số
chất thải rắn phát sinh, không nguy hại chiếm 33% và các loại rác thải khác chiếm
26%. Đối với các bệnh viên quy mô trung bình, lƣợng chất thải nguy hại chiếm tỷ lệ
35%, không nguy hại chiếm tỷ lệ 30%, còn lại là các loại chất thải hỗn hợp khác.
Trong khi đó ở các bệnh viện nhỏ, chất thải nguy hại chiếm tỷ lệ 18%, không nguy
hại chiếm tỷ lệ 31% và các chất thải hỗn hợp khác chiếm tỷ lệ 51%. Thành phần
chất thải nguy hại tại Port Harcourt thƣờng bao gồm kim và ống tiêm, lƣỡi dao phẫu
thuật, mô ngƣời hoặc chất lỏng. chất độc hại tế bào, nƣớc rửa phim x-ray, găng tay,
chất thải phóng xạ v.v... [14].
Theo điều tra cho thấy 49% chất thải rắn phát sinh từ các bệnh viện lớn đƣợc
xử lý tại các khu xử lý tập trung đƣợc chỉ định bởi chính phủ, 22% đƣợc đốt thủ
công dạng hở, 12% đƣợc đƣa vào lò đốt, 7% chôn lấp và 7% còn lại lƣu chứa trong
các thùng rác. Từ các dữ liệu tổng hợp cho thấy việc xử lý tập trung tại các bãi rác
vẫn là một hình thức đƣợc ƣa chuộng khi các bệnh viện và phòng khám không có lò
đốt rác.Đồng thời tại các bệnh viện, các loại chất thải cũng không đƣợc phân biệt
bằng mã màu cũng nhƣng đựng trong các thùng chƣa có ghi nhãn riêng.Ngoài ra
việc lƣu trữ và xử lý chất thải rắn phát sinh từ bệnh viện đƣợc các bên đối xử nhƣ
12
với rác thải thông thƣờng.Tro lò đốt thƣờng đƣợc xử lý bằng để đóng rắn và trơ
hóa.Bên cạnh đó việc thiếu sót trong công tác huấn luyện cũng nhƣ bảo hộ cho
ngƣời xử lý chất thải cũng là một trong những vấn đề cần khắc phục của
Nigeria[14].
1.1.4. Xử lý chất thải rắn y tế
Hiện tại trên thế giới ở hầu hết các quốc gia phát triển, trong các bệnh viện, cơ
sở chăm sóc sức khỏe, hay những công ty đặc biệt xử lý phế thải đều có thiết lập hệ
thống xử lý loại phế thải y tế. Đó là các loại lò đốt ở nhiệt độ cao tùy theo loại phế
thải từ 1.000 đến trên 4.000C. Tuy nhiên phƣơng pháp này hiện nay vẫn còn đang
tranh cãi về việc xử lý khí bụi sau khi đốt đã đƣợc thải hồi vào không khí. Các phế
thải y tế trong khi đốt, thải hồi vào không khí có nhiều hạt bụi li ti và các hóa chất
độc hại phát sinh trong quá trình thiêu đốt nhƣ axit clohidric, đioxin/furan, và một
số kim loại độc hại nhƣ thủy ngân, chì hoặc asen, cadmi. Do đó, tại Hoa kỳ vào năm
1996, đã bắt đầu có các điều luật về khí thải của lò đốt và yêu cầu khí thải phải
đƣợc giảm thiểu bằng hệ thống lọc hóa học và cơ học tùy theo loại phế thải.
13
Bảng 4. Tổng hợp các phƣơng pháp xử lý CTYT phổ biến tại một số quốc gia
Quốc gia
Algeria
Phƣơng pháp xử lý
-Lò đốt
Mông Cổ
-Đốt ngoài trời
-Lò đốt
-Hấp
Nam Phi
-Chôn lấp
-Lò Đốt
-Hấp
Palestine
-Lò đốt
-Gia nhiệt khô (khử trùng bằng khí nóng)
Nigeria
Mauritius
-Lò đốt
-Đốt ngoài trời
-Chôn lấp
-Lò đốt
Libya
-Lò đốt
Brazil
-Chôn lấp
-Lò đốt
-Hấp
Hy Lạp
-Tái chế, tái sử dụng
-Đốt Prolytic
Hàn Quốc
Croatia
Nhóm các nƣớc phát triển
(Mỹ, Anh, v.v)
- Lò đốt
- Hấp khử trùng
- Lò đốt
- Lò đốt
- Hấp khử trùng
(Nguồn: [15])
Ở Hàn Quốc, công nghệ đốt là một phƣơng pháp xử lý truyền thống để xử lý
chất thải y tế lây nhiễm và nguy hại. Nó có nhiều ƣu điểm khi xử lý chất thải y tế,
bao gồm giảm khối lƣợng chất thải, khử trùng và có thể thu hồi nhiệt hoặc điện
trong quá trình đốt. Tuy nhiên, phƣơng pháp này có một số nhƣợc điểm nhƣ nguy
14
cơ phát thải các chất độc hại vào khu vực xung quanh, chi phí vận hành và bảo
dƣỡng cao, và phải xử lý tro sau đốt.
Loại lò đốt chính đƣợc sử dụng để xử lý chất thải y tế ở Hàn Quốc là lò đốt
thiếu khí.Lò đốt thiếu khí thƣờng có hai buồng.Trong buồng sơ cấp, chất thải đƣợc
đốt với lƣợng không khí đƣợc cung cấp cần thiết (khoảng 50-80%), làm phân hủy
nhiệt các chất hữu cơ.Khí thải sau đó đƣợc đốt cháy trong buồng thứ cấp, nơi có
lƣợng khí (hoặc oxy) cần thiết để đốt hoàn toàn. Điều kiện vận hành lò đốt theo yêu
cầu của Bộ Y tế Hàn Quốc là nhiệt độ ở buồng thứ cấp phải lớn hơn 850C và ít
thời gian lƣu khí phải đạt ít nhất 2 giây. Tất cả lò đốt chất thải y tế đều phải tuân thủ
các tiêu chuẩn khí thải đối với các cơ sở công nghiệp để giảm tiềm năng ô nhiễm
không khí [18].
Tại Croatia, theo chỉ thị, mỗi bệnh viện phải có kế hoạch 5 năm về quản lý
chất thải. Quản lý chất thải nguy hại phụ thuộc vào loại chất thải. Do đó, chất thải
bệnh lý, bao gồm các bộ phận có thể nhận biết đƣợc (bộ phận cắt cụt, phôi thai) và
các bộ phận cơ thể không thể nhận ra (mẫu mô, máu) đƣợc xử lý riêng biệt. Vì lý do
đạo đức, nhóm thứ nhất bị đốt trong hỏa táng hoặc bị chôn trong nghĩa trang, trong
khi thứ hai bị đốt với các chất thải lây nhiễm khác. Để xử lý các chất thải lây nhiễm
bao gồm các vật sắc nhọn, có hai phƣơng pháp chấp nhận đƣợc: đầu tiên là khử
trùng bằng công nghệ hấp và chôn lấp, và thứ hai là đốt. Sau khi khử trùng, các vật
sắc nhọn bằng kim loại có thể đƣợc tái chế làm nguyên liệu thứ cấp. Chất thải hóa
học và dƣợc phẩm cũng cần đƣợc đốt, và các tro còn lại nên đƣợc xử lý ở bãi chôn
lấp [16].
Nếu chất thải đƣợc lƣu giữ trƣớc khi xử lý, nó phải đƣợc đặt trong bao bì có
dán nhãn thích hợp, và đƣợc lƣu giữ tại khu vực riêng.Không gian đó phải nằm
ngoài khu vực của bệnh nhân và nhân viên, có biển báo và chỉ có nhân viên có thẩm
quyền mới đƣợc ra vào.
15
1.2. Tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam
1.2.1. Các nhóm chất thải y tế
Căn cứ theo Thông tƣ liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ban hành
ngày 31/12/2015 của Bộ trƣởng Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định
về quản lý chất thải y tế, CTRYT đƣợc phân thành những loại sau:
- Chất thải lây nhiễm:
a) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết
cắthoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của
dâytruyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lƣỡi dao mổ; đinh, cƣa dùng trong phẫu
thuậtvà các vật sắc nhọn khác;
b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa
máuhoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly;
c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng
cụđựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các
phòngxét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định
số92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết
thihành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh học tại
phòngxét nghiệm;
d) Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể ngƣời thải bỏ và xác
độngvật thí nghiệm.
-Chất thải nguy hại không lây nhiễm:
a) Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;
b) Dƣợc phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hạitừ
nhà sản xuất;
c) Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và
cáckim loại nặng;
d) Chất hàn răng amalgam thải bỏ;
16
đ) Chất thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tƣ số 36/2015/TTBTNMTngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về
quản lýchất thải nguy hại.
- Chất thải y tế thông thƣờng bao gồm:
a) Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thƣờng ngày của con
ngƣờivà chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế;
b) Chất thải rắn thông thƣờng phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc Danh
mụcchất thải y tế nguy hại hoặc thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại nhƣng có
yếu tố nguy hại dƣới ngƣỡng chất thải nguy hại;
c) Sản phẩm thải lỏng không nguy hại.
1.2.2. Hiện trạng phát sinh CTRYT
1.2.2.1. Nguồn phát sinh CTRYT
Theo thống kê của Bộ y tế (tính đến thời điểm 2014), cả nƣớc có 13.725 cơ sở
y tế các loại, trong đó có 1.914 cơ sở khám chữa bệnh thuộc các tuyến trung ƣơng,
tỉnh, huyện, bệnh viện ngành và bệnh viện tƣ nhân. Ƣớc tính, các cơ sở y tế này
hàng ngày phát sinh khoảng 350 tấn chất thải rắn, trong đó có 45 tấn chất thải rắn y
tế nguy hại. Tỷ lệ gia tăng chất thải rắn y tế trung bình khoảng 7,6% mỗi năm phụ
thuộc vào số giƣờng bệnh, mức độ áp dụng các kỹ thuật y tế và khả năng tiếp cận
của ngƣời dân với các dịch vụ y tế. Ƣớc tính, lƣợng chất thải rắn y tế phát sinh hàng
ngày sẽ khoảng 600 tấn đến năm 2015 và khoảng trên 800 tấn đến năm 2020.
Nguồ n phát sinh ch ất thải y tế chủ yếu là : bê ̣nh viê ̣n; các cơ s ở y tế khác nhƣ:
trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám sản phụ khoa, nhà hộ sinh, phòng khám
ngoại trú, trung tâm lọc máu ...; các trung tâm xét nghiệm và nghiên c ứu y sinh học;
ngân hàng máu ... Hầu hết các CTRYT đ ều có tính chất độc hại và tính đặc thù khác
với các loại CTR khác . Các nguồn xả chất lây lan độc hại chủ yếu là ở các khu vực
xét nghiê ̣m, khu phẫu thuật, bào chế dƣơ ̣c. Nguồn phát sinh các loại CTR đặc thù từ
hoạt động y tế đƣợc nêu trong bảng 5 dƣới đây:
17