Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phong cách ngôn ngữ khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.07 KB, 2 trang )

Phong cách ngôn ngữ khoa học
Người đăng: Bảo Chi - Ngày: 09/07/2017

Phong cách ngôn ngữ khoa học là phong cách ngôn ngữ trong các văn bản khoa học mang
các đặc trưng cơ bản là tính trừu tượng, tính lí trí và tính phi cá thể, thể hiện ở những yêu
cầu dùng từ, đặt câu và tạo văn bản. Tech12h sẽ tóm tắt những kiến thức trọng tâm và
hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi của bài. Mời các bạn cùng tham khảo.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM


Các văn bản khoa học gồm ba loại chính
o Các văn bản chuyên sâu: bao gồm chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận,
báo cáo khoa học, dự án… Những văn bản này đòi hỏi phải chính xác về
thông tin, logic trong lập luận, chặt chẽ nghiêm ngặt trong kiến giải.
o Các văn bản văn bản dùng để giảng dạy các môn khoa học, bao gồm: giáo
trình, giáo án… giảng dạy các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
nhân văn. Những văn bản này ngoài yêu cầu về khoa học còn có yêu cầu về
sư phạm, tức là phải trình bày nội dung dễ đến khó, từ thấp đến cao, phù
hợp với trình độ học sinh theo từng cấp, từng lớp, cố định lượng kiến thức
từng tiết, từng bài
o Các văn bản phố biến khoa học (khoa học đại chúng), bao gồm: sách phổ
biến khoa học, các bài báo, bút kí khoa học, phê bình, điểm sách, nhằm phổ
biến rộng rãi kiến thức khoa học đến đông đảo bạn đọc. Loại văn bản này
yêu cầu viết cho dễ hiểu, hấp dẫn.




Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong các loại văn bản khoa học, phạm
vi giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học như khoa học tự nhiên (Toán, Lí, Hóa,


Sinh…) và khoa học xã hội nhân văn (Triết học, Xã hội học, Giáo dục học, Tâm sinh
lí học, Sử học, Chính trị học…)



Định nghĩa phong cách ngôn ngữ khoa học: Phong cách ngôn ngữ khoa học là
phong cách ngôn ngữ trong các văn bản khoa học mang các đặc trưng cơ bản là
tính trừu tượng, tính lí trí và tính phi cá thể, thể hiện ở những yêu cầu dùng từ, đặt
câu và tạo văn bản.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1 (Trang 76 SGK) Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng thán Tám 1945 đến
hết thế kỉ XX là một văn bản khoa học. Hãy cho biết
a. Văn bản đó trình bày những nội dung gì?
b. Văn bản đó thuộc ngành khoa học nào?
c. Ngôn ngữ khoa học ở dạng viết của văn bản đó có đặc điểm gì dễ nhận thấy?
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 2 (Trang 76 SGK) Giải thích và phân biệt thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thường
qua các ví dụ sau: điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, mặt phẳng góc, đường tròn, góc
vuông…
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 3 (Trang 76 SGK) Hãy tìm các thuật ngữ khoa học và phân tích tính lí trí, logic của
phong
cách
ngôn
ngữ
khoa
học
thể
hiện


đoạn
văn
sau:
Những phát hiện của nhà khảo cổ nước ta chứng tỏ Việt Nam xưa kia đã từng là nơi sinh
sống của người vượn. Năm 1960 tìm thấy ở núi Đọ (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) nhiều hạch đá,
mạnh tước, rìu tay có tuổi 40 vạn năm. Cùng năm đó phát hiện ở núi Voi, cách núi Đọ 3 km,
một di chỉ xương (vừa là nơi cư trú, vừa là nơi chế tạo công cụ) của người vượn, diện tích
16 vạn m2. Ở Xuân Lộc (Đồng Nai) cũng đã tìm thấy công cụ đá của người vượn
(Sinh học 12)
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 4 (Trang 76 SGK) Hãy viết một đoạn văn thuộc loại văn bản khoa học phổ cập sự cần
thiết của việc bảo vệ môi trường sống (nước, không khí và đất).



×