Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Dạy học hát dân ca tày, nùng trong hoạt động ngoại khóa tại trường THCS phúc xuân, TP thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.93 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

VI THỊ NGỌC ÁNH

DẠY HỌC HÁT DÂN CA TÀY, NÙNG TRONG HOẠT ĐỘNG
NGOẠI KHÓA TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ PHÚC XUÂN, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC
Khóa 7 (2016-2018)

Hà Nội, 2018


DANH
MỤC
CHỮ
TẮT
BỘ GIÁO
DỤC
VÀ VIẾT
ĐÀO TẠO
TRƯỜNG
SƯbộ
PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
CLB ĐẠI :HỌC
Câu lạc
CNTT


: Công nghệ thông tin

GS.NSND : Giáo sư Nghệ sĩ nhân dân
GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

NSƯT

: Nghệ sĩ ưu tú

Nxb

: Nhà xuất bản

PGS

: Phó giáo sư

VI THỊ NGỌC ÁNH

học cơ
sở NÙNG TRONG HOẠT ĐỘNG
DẠYTHCS
HỌC HÁT: Trung
DÂN CA

TÀY,
TW

TP NGOẠI
: Thành
phốTẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC
KHÓA
: Trung
ương
CƠ SỞ
PHÚC
XUÂN, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc
Mã số: 8140111

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Trịnh Hoài Thu

Hà Nội, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
kì công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 25 tháng 07 năm 2018
Tác giả luận văn


Vi Thị Ngọc Ánh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CLB

Câu lạc bộ

CNTT

Công nghệ thông tin

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

NSƯT

Nghệ sĩ ưu tú

Nxb

Nhà xuất bản

PGS


Phó giáo sư

THCS

Trung học cơ sở

TP

Thành phố

TW

Trung ương

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................... 8
1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................... 8
1.1.1. Giải thích các khái niệm .................................................... 8
1.1.2. Đặc điểm âm nhạc của dân ca Tày, Nùng .......................... 17
1.1.3. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh bậc Trung học cơ sở .... 27
1.1.4. Chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc bảo tồn và
giáo dục dân ca trong trường Trung học cơ sở .......................... 30
1.1.5. Ý nghĩa của việc đưa các làn điệu dân ca vào chương trình ngoại
khóa ở trường học ......................................................................................... 34

1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................. 37
1.2.1. Khái quát về Trường Trung học cơ sở Phúc Xuân, thành
phố Thái Nguyên ...................................................................... 37
1.2.2. Vài nét hoạt động âm nhạc ngoại khóa của học sinh Trường
trung học cơ sở Phúc Xuân ........................................................ 39
1.2.3. Tình hình dạy - học hát dân ca tại Trường Trung học cơ sở Phúc Xuân ... 42
Tiểu kết........................................................................................................... 47
Chương 2: BIỆN PHÁP DẠY HỌC HÁT DÂN CA TÀY, NÙNG
VÙNG VIỆT BẮC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ ......... 49
2.1. Yêu cầu và tiêu chí lựa chọn dân ca Tày, Nùng ......................... 49
2.1.1. Yêu cầu ............................................................................ 49
2.1.2. Tiêu chí lựa chọn dân ca Tày, Nùng vùng Việt Bắc ........... 50
2.2. Nội dung tổ chức các hoạt động ngoại khoá ......................... 53
2.2.1. Hoạt động tìm hiểu .......................................................... 54
2.2.2. Hoạt động luyện tập hát dân ca Tày, Nùng ........................ 61
2.2.3. Hoạt động trải nghiệm ..................................................... 68
2.3. Thực nghiệm dạy học hát dân ca Tày, Nùng trong hoạt động ngoại khóa........ 72


2.3.1. Xây dựng và thực nghiệm kế hoạch dạy học các tiết dạy buổi chiều
cho câu lạc bộ ............................................................................. 72
2.3.2. Xây dựng và thực nghiệm kế hoạch một hội thi hát dân ca . 73
2.3.3. Xây dựng và thực nghiệm kế hoạch diễn biến một chương
trình trải nghiệm thực tế ........................................................... 75
Tiểu kết ......................................................................................................... 79
KẾT LUẬN ................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 83
PHỤ LỤC LUẬN VĂN THẠC SĨ ............................................................... 87



1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam với bề dày lịch sử đã hình thành nên một nền
văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Mỗi một dân tộc, mỗi một vùng miền lại
mang một màu sắc, bản sắc văn hóa riêng không thể trộn lẫn. Bản sắc ấy
không chỉ được tạo nên bởi tiếng nói, bởi trang phục, bởi nếp văn hóa sinh
hoạt, mà còn được tạo nên bởi âm nhạc trong đó có các làn điệu dân ca.
Âm nhạc dân gian nói chung, dân ca nói riêng là tinh hoa văn hóa đặc sắc,
là linh hồn của dân tộc. Dân ca là nhịp cầu thời gian để ta trở về với cội
nguồn của ông cha, dân tộc. Dân ca luôn có sức sống bền chặt trong lòng
mỗi người dân Việt Nam, cho dù phải trải qua bao biến cố thăng trầm của
lịch sử.
Đất nước ta có nhiều thay đổi đáng kể sau nhiều năm đổi mới. Kinh
tế đi lên kéo theo sự phát triển của văn hoá, xã hội… Sự phát triển đó đã
đem lại rất nhiều tín hiệu đáng mừng cho sự thay đổi bộ mặt của Đất nước,
song cũng tồn tại nhiều hạn chế kéo theo từ nền kinh tế thị trường. Tình
trạng xuống cấp về mặt đạo đức ở một số bộ phận thanh, thiếu niên đang là
vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Bên cạnh đó hầu hết con trẻ hiện nay gần
như quên hẳn các trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca vốn rất phong
phú và đa dạng mà ông cha ta đã để lại từ bao đời, bởi lẽ, các em được
tiếp xúc nhiều với các luồng văn hóa ngoại lai. Thực tế cho thấy, đa phần
lớp trẻ ngày nay thích nghe và thích hát những bài hát trẻ trung, sôi
động, nhạc ngoại... hơn là thưởng thức những làn điệu dân ca, thậm chí
không mấy mặn mà với các bài dân ca, và còn có quan niệm rằng: nghe
dân ca là không sành điệu, là lỗi thời…
Điều đó đặt ra một yêu cầu cấp thiết là đưa dân ca đến gần với thanh,
thiếu niên trong đó biện pháp hữu hiệu và phổ biến nhất là đưa dân ca trở
thành một trong những nội dung giáo dục trong nhà trường. Thực hiện



2

được điều đó sẽ giúp cho lớp trẻ hôm nay nhận ra được những giá trị tinh
thần vô cùng to lớn kết tinh trong các làn điệu dân ca, từ chỗ hiểu được các
giá trị, các em biết trân trọng, yêu quý các làn điệu dân ca này và có ý thức,
trách nhiệm giữ gìn và bảo tồn những di sản của quê hương, đất nước mình.
Xuất phát từ tình yêu các làn điệu dân ca, tôi luôn trăn trở làm sao
đưa dân ca tới gần hơn với học sinh THCS - đối tượng giáo dục tại nhà
trường của bản thân, để các em có thể thấy được cái hay, cái đẹp, cái duyên
trong các làn điệu ấy.
Nhận thức được tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của dân ca trong
việc giáo dục thế hệ trẻ, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ đạo về việc đưa các làn điệu dân ca, trò chơi
dân gian vào trường học và coi đó là một trong năm tiêu chí xây dựng
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Hưởng ứng phong trào ý nghĩa
này, cả nước đã và đang tích cực thực hiện các biện pháp khác nhau để đưa
dân ca vào giảng dạy trong nhà trường với những tín hiệu đáng mừng.
Mặt khác, mục đích giáo dục âm nhạc, bao gồm những mục tiêu yêu
cầu giáo dục cụ thể, còn là sự phản ảnh kết quả mong muốn sau một quá
trình giáo dục - dạy học. Kết quả ấy cũng chính là mô hình hay kiểu nhân
cách cần hình thành, kiểu tập thể cần xây dựng ở học sinh, thông qua môn
học âm nhạc. Có ba mức độ từ thấp lên cao biểu hiện của học tập tích cực là:
bắt chước - tìm tòi - sáng tạo. Sẽ thiệt thòi cho các em về nghệ thuật âm nhạc,
nếu giáo viên không tạo điều kiện để HS học tập, rèn luyện và thể hiện sự sáng
tạo của mình.
Đã có rất nhiều các tài liệu cũng như đề tài nghiên cứu về việc dạy
học hát dân ca trong bộ môn Âm nhạc chính khóa. Bản thân tôi đã đọc và
học được rất nhiều từ các tài liệu ấy. Song, việc dạy hát học dân ca cho học

sinh THCS qua các hoạt động ngoại khóa như kiểu các câu lạc bộ, đội văn
nghệ thì vẫn còn thiếu nên tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu khía cạnh này.


3

Từ những lý do và niềm trăn trở đó, cá nhân tôi đi vào nghiên cứu
một đề tài không còn mới song hết sức lý thú và thiết thực với nhà trường
THCS, đề tài Dạy học hát dân ca Tày, Nùng trong hoạt động ngoại khóa
tại trường THCS Phúc Xuân, TP Thái Nguyên.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu về dân ca nói chung hay nhiệm vụ gìn giữ dân ca trong
đời sống hiện đại ngày nay là đề tài được rất nhiều các nhà khoa học nghiên
cứu. Có thể kể đến một số các công trình nghiên cứu sau:
- Dự án Âm nhạc học đường được tổ chức UNESCO tài trợ do Giáo
sư Trần Văn Khê triển khai đã đem lại những dấu hiệu đáng mừng cho việc
bảo tồn dân ca Việt Nam. Đây chính là nguồn tư liệu quí giá để thực hiện
luận văn này.
- Đề án Thực hiện đưa dân ca vào trường học giai đoạn 2008- 2015 của
Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản Dân ca xứ Nghệ cũng đem lại nhiều tài
liệu cũng như kinh nghiệm quí báu cho việc nghiên cứu đề tài này.
- Đề án Hỗ trợ đưa dân ca vào trường THCS của tập thể các thầy cô
trường ĐHSP Nghệ Thuật TW, năm 2012 bao gồm các cuốn sách như
Tuyển tập dân ca, Giới thiệu dân ca Việt Nam, Tài liệu hướng dẫn hỗ trợ
đưa dân ca vào trường trung học cơ sở, 1 bộ đĩa CD gồm 54 bài dân ca, 1
bộ đĩa hình DVD gồm 14 bài trong tuyển tập và 12 bài dân ca gồm các bài
trong chương trình SGK âm nhạc THCS và một số bài bổ sung khác. Các
cuốn sách, đĩa nhạc này là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích, hỗ trợ cho
luận văn này. Đề án này được coi là nguồn tham khảo quí để tiến hành đề
tài này.

Ngoài ra còn có một số cuốn sách có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu như:
- Phương pháp dạy học Âm nhạc của TS Ngô Thị Nam (2001), Nxb
Giáo dục. Cuốn sách này nói về các phương pháp dạy học Âm nhạc, mà


4

chủ yếu là dạy hát ở trường THCS. Đây chính là một nguồn tư liệu quí giá
trong quá trình giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở trường THCS.
- Âm nhạc với tuổi thơ của TS Trần Quỳnh Mai, Nxb Thanh Niên
(2004). Trong cuốn sách tác giả đã nêu rõ vai trò to lớn của Âm nhạc đối
với đời sống cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ.
Với đề tài đưa âm nhạc dân tộc vào học đường, năm 2003, tại một hội
thảo khoa học do Viện âm nhạc Việt Nam tổ chức đã có rất nhiều ý kiến
đóng góp sắc bén từ các tham luận của đại biểu, ví dụ như:
- Tham luận Đưa âm nhạc cổ truyền vào học đường của PGS.TS
Nguyễn Thuỵ Loan đã nêu ra biện pháp đưa âm nhạc cổ truyền vào học
đường ở cả hai khối: Chuyên nghiệp và phổ thông.
- Tham luận Thử bàn về việc đưa âm nhạc truyền thống vào học
đường của GS.TS Trần Văn Khê nêu lên vai trò và tầm quan trọng của việc
đưa âm nhạc truyền thống vào trường học phổ thông.
Nghiên cứu về đề tài tương tự cũng đã có một số các luận văn như:
- Triển khai đề án Hỗ trợ đưa dân ca vào trường THCS ở huyện
Phúc Thọ - TP Hà Nội của học viên Cao Thị Bình do PGS. TS Kiều Trung
Sơn hướng dẫn.
- Đưa dân ca một số vùng miền Việt Nam vào chương trình hoạt
động âm nhạc ngoại khoá cho học sinh trường THCS Tiền An- Bắc Ninh
của Trần Lê Hiệp, Trường Đại học Sư Phạm Nghệ Thuật TW.
Một số khoá luận tốt nghiệp đại học chính qui chuyên ngành sư phạm

âm nhạc nghiên cứu về đề tài này như:
- Đưa một số làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh tiêu biểu vào chương trình
ngoại khoá tại trường THCS Trường Thi- TP Vinh - Nghệ An của Nguyễn
Ngọc Thương Thương, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW.


5

- Nghiên cứu một số biện pháp dạy và học hát dân ca cho học sinh
trường THCS Tây Sơn - Hà Nội của Trần Thị Sa, Trường Đại học Sư phạm
Nghệ thuật TW.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu vào việc dạy và học
hát các làn điệu dân ca Tày, Nùng vùng Việt Bắc cho học sinh THCS trong
hoạt động ngoại khoá tại trường THCS Phúc Xuân TP Thái Nguyên. Nên
người viết muốn có một đề tài nghiên cứu của riêng mình nhằm đem lại lợi
ích khoa học và lợi ích thực tiễn cao nhất cho công tác giáo dục của nhà
trường. Các công trình nghiên cứu trước đây chính là nền tảng, là tài liệu
quí giá giúp người viết rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng nội dung dạy học hát dân ca Tày, Nùng vào hoạt động
ngoại khóa cho học sinh trường THCS Phúc Xuân. Qua đó giúp học sinh
phát triển tốt kĩ năng hát và biểu diễn các làn điệu dân ca Tày, Nùng, nhất
là các làn điệu hát ru, hát Then, hát Lượn. Đồng thời giáo dục ý thức trân
trọng, giữ gìn, bảo tồn các làn điệu dân ca quê hương từ đó có ý thức kế
thừa và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến dân ca Tày, Nùng và cách dạy
hát dân ca, khảo sát chương trình âm nhạc của bậc THCS.
- Đánh giá đúng thực trạng kĩ năng hát và biểu diễn các làn điệu dân ca

Tày, Nùng của học sinh trường THCS Phúc Xuân.
- Đề xuất một số giải pháp giáo dục giúp các em phát triển tốt kĩ năng hát và
biểu diễn các làn điệu dân ca Tày, Nùng, đặc biệt là các làn điệu hát Ru, hát
Then, hát Lượn.


6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Dạy học hát dân ca Tày, Nùng vùng Việt Bắc cho học sinh trung học
cơ sở trong chương trình hoạt động ngoại khóa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu nội dung dạy học hát dân ca Tày, Nùng vùng Việt Bắc
trong hoạt động ngoại khóa cho học sinh THCS cụ thể là tại trường THCS
Phúc Xuân TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Trong phạm vi luận văn này, tôi xin được phép chọn lọc những làn
điệu dân ca Tày, Nùng vùng Việt Bắc tương đối phổ biến, phù hợp với độ
tuổi, khả năng tiếp thu của đối tượng học sinh THCS. Đó là dân ca của các
dân tộc Tày, Nùng, là các làn điệu hát Ru, hát Then, hát Lượn.
- Thực nghiệm tại trường THCS Phúc Xuân, Thành phố Thái
Nguyên trong năm học 2017 – 2018, cụ thể là từ 1/8/2017 đến 30/5/2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp:
- Phương pháp phân tích tổng hợp so sánh: Nghiên cứu các tài liệu
liên quan tới nội dung luận văn từ đó phân tích, tổng hợp, so sánh nhằm sử
dụng có hiệu quả trong quá trình thực hiện luận văn.
- Phương pháp khảo sát phỏng vấn: được sử dụng nhằm thu thập các
ý kiến cũng như nắm bắt được thực trạng của học sinh, giáo viên và việc
dạy học hát tại nhà trường.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: thực hiện các kế hoạch dạy
học đã được xây dựng từ các cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn nhằm cải tiến
chất lượng dạy và học hát dân ca tại nhà trường, từ đó xác định được kết
quả và phương hướng thực hiện tiếp theo.


7

6. Những đóng góp của đề tài
- Là công trình khoa học đầu tiên có tính lí luận nghiên cứu về việc
dạy hát dân ca Tày, Nùng trong các hoạt động âm nhạc ngoại khóa cho học
sinh ở trường THCS Phúc Xuân.
- Luận văn này có ý nghĩa góp phần vào nâng cao chất lượng dạy
học trong trường THCS, góp phần giáo dục dân ca Tày, Nùng vùng Việt
Bắc cho học sinh nhà trường, là tài liệu tham khảo đối với việc tổ chức các
hoạt động ngoại khóa tại trường THCS Phúc Xuân TP Thái Nguyên.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận
văn gồm có 02 chương.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Chương 2: BIỆN PHÁP DẠY HỌC HÁT DÂN CA TÀY, NÙNG VÙNG
VIỆT BẮC CHO HỌC SINH THCS TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ


8

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
Trong nội dung của mục sơ sở lý luận, người viết xin được đưa ra hệ

thống các khái niệm về dân ca, dân ca Tày, Nùng vùng Việt Bắc, về hoạt
động dạy học hát dân ca, hoạt động ngoại khoá. Ngoài ra người viết còn
nêu lên các đặc điểm âm nhạc của các làn điệu dân ca Tày, Nùng, đặc điểm
tâm sinh lý của HS bậc THCS, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong
việc bảo tồn dân ca quê hương và ý nghĩa của việc đưa các làn điệu dân ca
vào chương trình ngoại khoá ở trường học.
1.1.1. Giải thích các khái niệm
1.1.1.1. Dân ca - Dân ca Tày, Nùng
Trong phạm vi luận văn này, khái niệm đáng được quan tâm nhiều
nhất đó chính là khái niệm về dân ca. Thực tế, không chỉ ở Việt Nam mà
trên phạm vi quốc tế, các nhà khoa học nghiên cứu về lĩnh vực này cũng
chưa từng đưa ra được một định nghĩa thống nhất nào về “Dân ca”.
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một nền văn hoá mang màu sắc
đặc trưng riêng. Mỗi nền văn hoá ấy lại có những làn điệu dân ca khác
nhau mang màu sắc, nội dung, tính chất, giọng điệu, khu vực, vùng miền
khác nhau. Trong cuốn Tìm hiểu dân ca Việt Nam, tác giả Phạm Phúc
Minh đã từng viết: “Dân ca là những bài hát cổ truyền do nhân dân sáng
tác, được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác và được nhân dân ca hát
theo phong tục tập quán của từng địa phương, từng dân tộc” [32; 2]. Trong
các tài liệu khác, khái niệm dân ca lại được viết như sau: “Dân ca là những
bài hát đã đi vào kho tàng nghệ thuật dân gian bằng cách truyền khẩu trong
nhân dân. Chúng luôn được biến đổi và không thuộc bản quyền của một tác
giả nào từ ban đầu” [54]. Theo khái niệm này ta thấy rõ được đặc điểm của
dân ca đó là có thể có nhiều dị bản khác nhau cho một bài dân ca vì trong


9

quá trình lưu truyền, nhân dân sẽ có những sáng tạo bổ sung thêm vào bài
ca nguyên thủy (còn có thể gọi là lòng bản)

Để phục vụ tốt nhất cho các nội dung trong luận văn này, tôi xin
mạnh dạn đưa ra một khái niệm về dân ca như sau: Dân ca là những khúc
hát do nhân dân sáng tạo ra trong đời sống sinh hoạt và quá trình lao động
sản xuất, được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng phương thức
truyền miệng. Các làn điệu dân ca không có tên tác giả cụ thể và là bức
tranh tái hiện lại đời sống một cách sinh động nhất.
Việt Bắc bao gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái
Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Đây là vùng miền núi và dân tộc thiểu
số còn gặp nhiều khó khăn cả về điều kiện tự nhiên và xã hội. Địa hình
hiểm trở, nhiều đồi núi, dốc đá quanh co là những hạn chế gây khó khăn
cho việc phát triển kinh tế xã hội của vùng. Mật độ dân cư thưa thớt, không
tập trung, thường sống xa trung tâm, tiếng nói, tập quán không giống nhau
cũng gây khó khăn cho việc phát triển đồng bộ kinh tế xã hội đặc biệt là
việc bảo tồn văn hóa. Đời sống vật chất và tinh thần còn thấp kém, nguy cơ
tụt hậu và mất dần bản sắc văn hóa ở một số dân tộc là hết sức lo ngại.
Từng được coi là Thủ đô gió ngàn khi là trung tâm chỉ huy của cách mạng
Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến ác liệt. Chiến trường Việt
Bắc xưa kia đã lùi xa vào những trang sử hào hùng song những giai điệu tự
hào của một vùng đất anh hùng kiên cường bất khuất thì còn sống mãi
trong trái tim những người dân Việt Nam. Việt Bắc là vùng cư trú của một
số dân tộc ít người khác như Dao, H’mông, Lô Lô, Sán Chay, Sán Dìu, Cao
Lan, Hà Nhì, Mường, Dáy, Lự, Bố Y... [22; 2]. Tuy nhiên cư dân chủ yếu
của vùng Việt Bắc là người Tày, người Nùng.
Người Tày là dân tộc có số dân đứng thứ hai ở nước ta (chỉ sau dân
tộc Kinh) thuộc nhóm ngôn ngữ Tày- Thái. Người Tày cư trú tập trung
thành bản, thường ở ven các thung lũng, triền núi thấp trên một miền


10


thượng du. Mỗi bản có từ 15 đến 20 nóc nhà, nhiều bản có tới hàng trăm
nóc nhà. Ngôi nhà truyền thống của người Tày là nhà sàn, họ thường chọn
những loại gỗ quý để dựng nhà. Nhà có 2 hoặc 4 mái lợp ngói, tranh hoặc
lá cọ. Xung quanh nhà thưng ván gỗ hoặc che bằng liếp nứa. Người Tày có
lịch sử với truyền thống canh tác lúa nước lâu đời. Ngoài ra người Tày còn
có các nghề thủ công phong phú, đa dạng, nam nữ đều biết đan các đồ dùng
bằng cót, bồ, sọt, rổ, nơm, đó… Nghề làm gạch, ngói, nung vôi có ở nhiều
nơi. Nghề kéo dầu thực vật để ăn và thắp cũng khá phổ biến. Lạng Sơn có
nghề chưng cất dầu hồi đã có truyền thống từ lâu. Người Tày tự túc được
các loại vải để may váy áo, làm màn, khăn mặt, chăn… Nhiều vùng dệt thổ
cẩm rất đẹp, nuôi tằm kéo tơ dệt lụa. Nghề rèn đã có mặt ở nhiều nơi để
làm ra nông cụ như: Lưỡi cày, cuốc, xẻng, hái, các loại dao…Tộc Tày có
nhiều làn điệu dân ca như Lượn, Phong slư, Phuối pác, Phuối rọi, Vén
eng… Lượn gồm: Lượn cọi, Lượn slương, Lượn then, Lượn nàng ới… là
lối hát giao duyên được phổ biến rộng rãi ở nhiều vùng. Họ thường lượn
trong hội lồng tồng, trong đám cưới, mừng nhà mới hay khi có khách đến
bản. Ngoài múa trong nghi lễ ở một số địa phương có múa rối với những
con rối bằng gỗ khá độc đáo. Hát Then, Hát Lượn, Hát Sli là các thể loại
nổi tiếng được dùng vào các mục đính sinh hoạt khác nhau. Bộ nhạc cụ đặc
thù có Tính tẩu, chùm quả xóc. Tính tẩu và chùm quả xóc là loại nhạc cụ có
mặt trong tất cả những sinh hoạt văn hoá tinh thần của người Tày, như linh
hồn trong nghệ thuật dân ca dân vũ Tày [12], [48].
Bên cạnh đồng bào dân tộc Tày, thì người Nùng là dân tộc đông thứ
hai ở vùng Việt Bắc. Người Nùng nói tiếng Nùng, là ngôn ngữ thuộc ngữ
chi Tai của ngữ hệ Tai-Kadai. Dân ca Nùng rất phong phú, bao gồm nhiều
thể loại: làn điệu Ru, làn điệu Đồng dao, làn điệu Then, Mo, Tào…, đặc
biệt là Sli, Lượn và Cỏ Lảu [11]. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi xin
lựa chọn các làn điệu hát sli của đồng bào dân tộc Nùng. Đây chính là lối



11

hát ví, giao duyên của nam thanh nữ tú vùng Việt Bắc. Theo nhà nghiên
cứu Vi Hồng trong cuốn Sli, lượn dân ca trữ tình Tày - Nùng thì: “Sli có
nghĩa là thơ. Người Nùng dùng từ sli để chỉ toàn bộ dân ca mang tính trữ
tình của họ cũng như người Tày dùng từ lượn để chỉ hầu như toàn bộ dân
ca của mình” [18; 29]. Giống như dân tộc Tày, Người Nùng cũng sử
dụng Tính tẩu. Ngoài ra, người Nùng còn có đàn 4 dây, đàn kéo, và một
số loại trống như trống cao, trống dẹt... trong việc đệm hát và diễn tấu
âm nhạc [11].
Dân ca Tày, Nùng là những khúc hát do quần chúng nhân dân đồng
bào Tày, Nùng sáng tạo ra trong đời sống sinh hoạt tình cảm và quá trình
lao động sản xuất. Các làn điệu này thể hiện những tâm tư tình cảm cũng
như những ước muốn về một cuộc sống yên bình ấm no của người dân Tày,
Nùng. Mỗi một dân tộc lại mang màu sắc, bản sắc riêng không thể trộn lẫn
về nếp sống, sinh hoạt về tiếng nói, trang phục và cả âm nhạc, trong đó có
dân ca. Song vì cư trú trên cùng một địa bàn nên các dân tộc ấy cũng có sự
giao thoa đáng kể về đời sống và văn hoá nên dân ca Tày và dân ca Nùng
cũng có nhiều điểm tương đồng mà vẫn vô cùng độc đáo tạo nên màu sắc
phong phú đa dạng cho dân ca của toàn vùng. Trong luận văn này tôi xin
phép chọn lọc các làn điệu Hát Then, hát Lượn, hát Ru của người Tày,
Nùng vùng Việt Bắc tương đối phổ biến, quen thuộc và phù hợp với đặc
điểm của học sinh THCS để giới thiệu và luyện tập cho các em.
1.1.1.2. Dạy học hát dân ca
Dạy học là một khái niệm được rất nhiều các nhà khoa học trên thế
giới nghiên cứu và liên tục bổ sung, chỉnh sửa sao cho đúng đắn nhất với
từng giai đoạn, thời kì. Theo quan niệm của người Việt thì trồng người tức
là dạy người. Người thầy được coi là nhân tố đóng vai trò quan trọng, quyết
định như trong câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” hay “Một chữ
là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Việt Nam đang bước vào thời kì “Công



12

nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ
từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập
với cộng đồng quốc tế” [7; 5]. Đứng trước những cơ hội và cũng là thách
thức to lớn của thời đại, Trung Ương Đảng đã đề ra nghị quyết số 29 về
Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo và Quốc hội khoá XIII đã
thông qua Nghị quyết số 88/2014/QH13, ngày 28 tháng 11 năm 2014 về
đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, ngành giáo dục
đã có nhiều những đổi mới, trong đó vị trí trung tâm của học sinh được đặc
biệt quan tâm:
Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng: phát
triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học,
hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm và khả năng tư
duy độc lập: đa dạng hóa hình thức tổ chức học tập, tăng cường
hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ
thông tin và truyền thông; giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo
dục gia đình và xã hội [50].
Khái niệm về dạy học cũng có nhiều thay đổi. “Hoạt động dạy học là
hoạt động được thực hiện theo một chiến lược, chương trình đã được thiết
kế, tác động đến người học nhằm hướng tới mục tiêu hình thành và phát
triển phẩm chất, năng lực của người học” [8].
Để phục vụ cho luận văn này, tôi xin đưa ra một khái niệm về dạy
học như sau: Dạy học là một quá trình mà trong đó, người dạy có vai trò
hướng dẫn giúp người học lĩnh hội kiến thức và hình thành các năng lực
theo hướng tích cực chủ động, sáng tạo.
Trong giáo dục đổi mới, người học không còn tiếp thu kiến thức một

cách thụ động mà vai trò chủ động tích cực, sáng tạo được đẩy mạnh. Thực
hiện theo chiến lược chung của toàn ngành giáo dục, bộ môn Âm nhạc


13

cũng có nhiều đổi mới sao cho phù hợp và đạt kết quả tích cực nhất. Khái
niệm dạy học hát từ đó cũng thay đổi. Dạy học hát không còn là hoạt động
của riêng người dạy mà bao gồm cả hoạt động dạy và hoạt động học.
Người dạy là chủ thể của hoạt động dạy. Người học là chủ thể của hoạt
động học. Hai hoạt động này có mối quan hệ chặt chẽ mật thiết với nhau.
Khác với dạy học hát nói chung là dạy bao gồm cả các làn điệu dân ca và
các ca khúc thì dạy học hát dân ca chỉ lựa chọn các bài dân ca để thực hiện
hoạt động dạy và học. Giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học, kết
hợp phương tiện dạy học và tổ chức các hình thức dạy học khác nhau nhằm
hướng dẫn cho học sinh cách tiếp cận các bài dân ca. Từ đó, hình thành cho
học sinh các kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực về các làn điệu dân ca
cũng như xây dựng ý thức yêu quý, trân trọng, giữ gìn và phát triển các làn
điệu dân ca các vùng miền. Tương tự như khái niệm dạy học, dạy học hát
cũng được nêu thành khái niệm như sau: Dạy học hát là quá trình người
dạy có vai trò hướng dẫn cho người học có thể lĩnh hội được kiến thức,
hình thành các kĩ năng, năng lực cần đạt như hát đúng lời ca, giai điệu, thể
hiện tốt tính chất sắc thái của bài hát, vận động sinh động theo nhạc và xây
dựng các ý thức tốt đẹp thông qua bài hát.
Từ ngàn xưa, dân ca được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng
phương thức truyền miệng. Người sau nghe người trước hát, thấy hay và
học hát theo hoặc biến đổi theo sở thích cũng như cảm nhận của mình để
tạo ra một dị bản khác so với nguyên bản. Cứ thế các làn điệu dân ca được
lưu truyền cũng như phát triển ngày một rộng rãi hơn. Xuất phát từ chính
phương thức lưu truyền mà dân ca luôn có một đặc điểm vô cùng độc đáo

đó chính là có rất nhiều dị bản. Dị bản ở đây có thể là giai điệu luyến láy,
ngân ngắt, cao thấp khác so với làn điệu nguyên thuỷ hay có thay đổi về
lời ca. Trải qua nhiều năm tháng, sự gọt giũa, biến đổi của thời gian đã
giúp cho các làn điệu dân ca luôn mới, luôn trẻ, luôn có một sức sống


14

mãnh liệt, lâu bền và vững chắc trong lòng quần chúng nhân dân. Trong
không gian và môi trường văn hoá của nó, dân ca sẽ phát huy được nhiều
nhất những giá trị và nét đẹp của mình.
Tuy nhiên, ngày nay, với điều kiện sống thay đổi, chúng ta không
còn được sống và lao động sản xuất như trước đây mà cuốn theo sự tiến bộ
của khoa học kĩ thuật, của hội nhập và phát triển mà khiến cho các làn điệu
dân ca không còn có không gian lưu truyền rộng rãi như trước đây nữa.
Điều này đặt ra một đòi hỏi là ta sẽ dạy các làn điệu dân ca theo phương
pháp nào. Đưa dân ca vào trường học là một trong những việc làm sáng
suốt của Đảng và Nhà nước nhằm bảo tồn dân ca. Vận dụng linh hoạt và
phát triển các đề án đưa dân ca vào trường học trước đây, bản thân tôi đã có
những tiêu chí cũng như cách làm nhằm giúp học sinh của mình có thể biết
hát biết yêu và trân trọng, giữ gìn các giá trị truyền thống quê hương.
Trong quá trình đó chúng tôi đã vận dụng linh hoạt các phương pháp
của việc dạy học hát vào dạy học hát dân ca và nhận thấy là hoàn toàn hợp
lí trong phạm vi nhà trường. Từ các luận điểm trên, có thể hiểu dạy học hát
dân ca theo khái niệm sau: Dạy học hát dân ca là quá trình người dạy
hướng dẫn học sinh theo các phương pháp có chọn lọc (đặc biệt ưu tiên cho
phương pháp truyền khẩu) như trong quá trình dạy học hát thông thường
nhằm giúp học sinh có thể hình thành các kĩ năng, năng lực và ý thức tốt
đẹp thông qua các làn điệu dân ca.
1.1.1.3. Hoạt động ngoại khóa

Trong những năm gần đây, hoạt động ngoại khoá đã không còn lạ
lẫm mà trở thành một trong những nội dung vô cùng quan trọng, không thể
thiếu trong chương trình giảng dạy của các cấp học. Nội dung, cách thức đa
dạng và phong phú đã khiến cho các hoạt động ngoại khoá gây được nhiều


15

cảm tình đối với các em học sinh và đem lại nhiều kết quả tích cực cho giáo
dục hiện đại.
Hoạt động ngoại khoá là các hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau
như: âm nhạc, hội họa, thể dục thể thao, văn hoá, xã hội... được tổ chức
ngoài giờ học các môn văn hoá ở trên lớp. Các hoạt động ngoại khoá được
xây dựng trên cơ sở tự nguyện, tự bản thân học sinh lựa chọn dựa vào sở
trường, ý thích của các em nên tính tự giác của học sinh rất cao. Hơn nữa vì
là tự nguyện nên học sinh không mang tâm lý gò bó, áp lực mà luôn cảm
thấy thoải mái, vui vẻ khiến cho các hoạt động ngoại khoá luôn mang tính
chất nhẹ nhàng đầy sáng tạo. Các hoạt động ngoại khoá luôn được các thầy
cô giáo chuẩn bị kĩ lưỡng về nội dung cũng như tận tình chỉ bảo cách thức
thực hiện, chính vì vậy mà các hoạt động đó luôn đem lại nhiều kết quả tích
cực cho cả học sinh lẫn giáo viên thực hiện. Ngày nay, việc học của các em
học sinh luôn ở mức hết sức căng thẳng. Nhiều học sinh đến trường với áp
lực nặng nề, coi trường học không còn là nơi mà các em muốn tới. Hoạt
động ngoại khoá được triển khai nhằm giúp giảm stress, giải toả áp lực
nặng nề cho các em, tăng động lực để các em thêm yêu lớp yêu trường hơn.
Hoạt động ngoại khoá chính là sân chơi lành mạnh cho học sinh được thoả
sức thể hiện đam mê của bản thân cũng như hỗ trợ đắc lực cho các nội
dung giáo dục ở trên lớp, giúp các em có không gian và thời gian nhằm
thực hành các nội dung lý thuyết đã học trong chương trình chính khoá.
Giữa lí thuyết và thực tế thường có sự khác nhau nhất định. Nếu các em chỉ

được dạy lí thuyết suông, kết quả chỉ mang tính hàn lâm và khi thực hành
rất bỡ ngỡ. Vì vậy, hoạt động ngoại khoá sẽ giúp các em được tiếp xúc với
môi trường thực tế, tự các em khám phá ra nhiều điều hay mà trong sách vở
nhiều khi không có được.


16

Tham gia các hoạt động ngoại khóa không chỉ giúp các em tăng
cường sức khỏe, giải tỏa mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng mà còn là
cơ hội để các em phát triển các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Khi
tham gia các hoạt động ngoại khóa, các em có được một không gian thoải
mái nhất để học tập, giao lưu và kết bạn. Các hoạt động tập thể giúp học
sinh giao lưu kết bạn với những bạn bè cùng trang lứa, từ đó xây dựng ở
các em ý thức tập thể, tình đồng đội, sự sẻ chia và đoàn kết. Mặt khác khi
tiếp xúc với những bạn năng động, giỏi giang các em cũng sẽ trở nên linh
hoạt hơn, tiến bộ hơn. Theo các chuyên gia, những trẻ có nhiều bạn bè sẽ ít
có biểu hiện trầm cảm, lo lắng, ngôn ngữ phát triển, do đó trẻ sẽ dễ hòa
nhập và thích nghi với những hoàn cảnh mới. Chính vì vậy cho trẻ tham gia
các hoạt động ngoại khóa giúp trẻ có thể tự lập và trưởng thành hơn rất
nhiều, giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng, xây dựng kĩ xảo và phát huy tính tích
cực độc lập, sáng tạo, trong học tập cũng như trong các hoạt động phong
trào khác, qua đó góp phần xây dựng “trường học thân thiện và học sinh
tích cực”.
Có thể kể tên một số hoạt động thường thấy trong hoạt động ngoại
khoá như: Hoạt động nghệ thuật - phong trào; Hoạt động Giáo Dục Quốc
Phòng; Hoạt động công tác xã hội…Thực tế những hoạt động này đem lại
hiệu quả rất tích cực. Các em coi đây là buổi học ngoài trời vô cùng thoải
mái để thể hiện những gì mình muốn. Bên cạnh đó, các em thấy được mình
thích hoạt động nào, mình có năng khiếu gì nổi trội hơn để phát huy nó.

Đây cũng là cơ hội để thực hành những gì được học trong trường và nhiều
em còn tỏ ý rất muốn được tham gia những hoạt động này thường xuyên
hơn nữa.
Chúng ta hãy cùng xây dựng cho trẻ một môi trường học tập thật
lành mạnh để giúp trẻ có thể phát huy hết mọi tài năng, năng lực cũng như
những tiềm năng còn đang bị che lấp. Giáo dục toàn diện cho trẻ nhằm hình


17

thành đầy đủ ở trẻ cả “Đức - Trí - Thể - Mỹ” đòi hỏi nhiều đổi mới trong
giáo dục. Hoạt động ngoại khoá cũng chính là một trong những nội dung
cần thực hiện một cách tích cực hơn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Nhà trường xây dựng một môi trường học tập lí thú cho trẻ thì trẻ sẽ coi
nhà trường chính là ngôi nhà thứ hai và luôn muốn gắn bó, yêu quí.
1.1.2. Đặc điểm âm nhạc của dân ca Tày, Nùng
Trong đời sống của người dân vùng núi cao phía Bắc, các làn điệu
hát Ru, hát Then, hát Lượn đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu
của người Tày, người Nùng. Trong dân gian còn luôn lưu truyền một câu
nói đề cao vai trò của Lượn, Then trong đời sống như sau:
“Ké quá tàng đẩy thỉnh lượn then
Mừa rườn táng piến pền báo ón”
Dịch nghĩa:
“Già qua đường nghe tiếng lượn then
Về nhà tự biến thành trai trẻ”
Có thể nói đây chính là những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đa
dạng, phong phú và đặc sắc trong giá trị nghệ thuật. Tìm hiểu về những giá
trị nghệ thuật này đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa học lớn.
Song trong phạm vi luận văn này, chúng tôi xin đưa ra một số những nét
đặc trưng cơ bản và phổ biến nhất về đặc điểm âm nhạc của các làn điệu

dân ca Tày, Nùng để từ đó làm tốt các nhiệm vụ sau của đề tài.
1.1.2.1. Thang âm
Một trong những yếu tố cơ bản của âm nhạc đó chính là thang âm.
Yếu tố này có tác động chi phối rất lớn tới giai điệu, và quan trọng nhất là
tạo nên màu sắc, nét đặc trưng trong âm nhạc của từng vùng miền. Trong
cuốn Âm nhạc cổ truyền Việt Nam, tác giả Nguyễn Thụy Loan có viết:
“Thang âm là sắp xếp các âm thanh theo một trật tự cao độ. Mỗi âm trong


18

thang âm được gọi là các bậc của nó” [30; 80]. Từ những khái niệm trên, ta
có thể rút ra một số nhận xét về thang âm của dân ca Tày, Nùng như sau:
Dân ca Tày, Nùng thường được xây dựng trên thang 4 âm hoặc thang
5 âm.
Loại thang âm trong hát Ru của người Tày, Nùng thường là 4 âm:
Ví dụ 1:

Hoặc Ví dụ 2:

Loại thang âm 4 bậc thường thấy ở các điệu Lượn như sau:
Lượn slương: G-A-B-D Ví dụ 3:

Lượn Then: E-G-A-B
Ví dụ 4:

Loại thang âm 5 bậc thường thấy ở các điệu lượn như sau:
Lượn cọi: D-F-G-A-C
Ví dụ 5:



19

1.1.2.2. Giai điệu, tiết tấu
Giai điệu trong các làn điệu dân ca Tày, Nùng hết sức mềm mại uyển
chuyển. Giai điệu đó được tạo nên bởi rất nhiều các dấu luyến láy và đặc
biệt là các âm dựa, các âm hoa mỹ tô điểm. Các âm dựa được sử dụng rất
nhiều trong các loại hình dân ca này. Có khi là một âm dựa, có khi lại là 2,
3 hay nhiều âm dựa, luyến láy được sử dụng trong bài. Các âm dựa được
xuất hiện đồng thời cùng các phụ từ, hư từ, các từ đệm có nghĩa và cả
không có nghĩa tạo ra cho giai điệu sự mềm mại uyển chuyển và duyên
dáng hơn rất nhiều.
Ví dụ: 1 âm dựa tạo sự mềm mại, nhẹ nhàng cho nét nhạc trong làn
điệu Lượn nàng ới (dân ca Nùng)
Ví dụ 6:

[PL 4.6; 121]
Ví dụ: âm dựa, luyến láy nhiều nốt tạo ra sự uyển chuyển duyên dáng cho
giai điệu.
Ví dụ 7:

[PL 4.6; 121]


×