Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Ly thuyet du thua lao dong cua lewis vao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.41 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
KHOA THƯƠNG MẠI-DU LỊCH-MARKETING

bài tiểu luận kinh tế phát triển

vận dụng “lý thuyết dư thừa lao
động của lewis” vào việc phát
triển và tăng trưởng kinh tế việt
nam

NHĨM TIỂU LUẬN: TM1-K34

Huỳnh Lê Kim Hà

Lê Hồng Lan Thảo

Nguyễn Thị Bích Thuận

Bùi Thị Thu Huyền

Trần Thị Thúy Lan

Trần Thị Út Thoa

Đỗ Ngơ Thanh Vân

Nguyễn Ngọc Phương Trang

Phạm Thị Hồng



I.

Giới thiệu

II.

Nội dung

1- Tình trạng phát triển , vận động lao động trong nền kinh tế việt Nam như
thế nào?
i. Bao gồm : a) khu vực nông thôn
a. b) khu vực thành thị, công nghiệp
b. c)nhận xét

2- Mô hình có những giả định nào? Ba giả định chủ yếu của mô hình không
gắn với thực tế của nền kinh tế và thể chế Việt Nam, tại sao?
3- Mở rộng: trong điều kiện hiện nay mô hình này còn đúng hay không? Vì
sao? Cho ví dụ minh họa
4- Phần nào trong mô hình Lewis còn được sử dụng hiện nay? Cho ví dụ minh
họa

III. Kết luận
Biện pháp cần thiết để thực hiện mô hình



I-

GIỚI THIỆU


Thị trường lao dộng Việt Nam là thị trường dư thừa lao động và phát triển
không đồng đều, đặc biệt quan hệ cung - cầu lao động giữa các vùng, khu vực,
ngành nghề đang diễn ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng.
Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hiện nay cả nước có
hơn 4 triệu cơ sở kinh tế. Nhìn chung, các cơ sở kinh tế, loại hình doanh nghiệp
tăng nhanh ở tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là bất động sản, truyền thông, năng
lượng và ngân hàng... Hàng năm, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thu hút khoảng
từ 1,2 đến 1,5 triệu người vào làm việc.
Tuy nhiên, Bộ Lao động cũng nêu ra thực trạng hiện nay của thị trường lao
động trong nước là lao động phân bố không đồng đều, bất hợp lý, lực lượng lao
động tập trung phần lớn ở nông thôn, chiếm 73,5% lực lượng lao động trong cả
nước. Trong số lao động có việc làm thì 70% làm việc không ổn định, dễ bị tổn
thương, dễ rơi vào hoàn cảnh nghèo đói.
Lao động ở nông thôn những năm gần đây có giảm về tỷ lệ, nhưng thường
xuyên gia tăng rõ rệt về số lượng, trong khi diện tích đất trồng trọt lại ngày càng
bị thu hẹp, hiện nay giảm xuống chỉ còn khoảng 0,25 ha một lao động. Vì lý do
đó, làn sóng lao động từ nông thôn đổ ra thành thị để tìm việc ngày càng đông.
Ước đoán thường xuyên có hàng nghìn người lao động từ nông thôn về các thành
phố để tìm việc làm phồ lớn trong những ngày nông nhàn.
Tại sao lại dư thừa lao động?
Hiện tượng dư thừa lao động ở Việt Nam trước hết bắt nguồn từ sự gia tăng
dân số, gia tăng áp lực việc làm không tương thích với khả năng tạo việc làm từ
nội bộ nền kinh tế. Nếu như hiện tượng dư thừa lao động ở Việt Nam trước hết bắt
nguồn từ sự gia tăng dân số, gia tăng áp lực việc làm không tương thích với khả
năng tạo việc làm từ nội bộ nền kinh tế; nhịp độ gia tăng lực lượng lao động bình
quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2005 là 2,6%/năm, thì nhịp độ gia tăng việc làm
trong cả nước chỉ đạt 1,3%/năm.
Thứ hai là mâu thuẫn giữa cơ cấu lao động với cơ cấu ngành nghề của nền kinh
tế. Cơ cấu đào tạo “thầy nhiều hơn thợ”, đào tạo cao đẳng, đại học nhiều hơn đào


-0-


tạo công nhân kỹ thuật dẫn đến tình trạng thiếu đội ngũ lao động có trình độ
chuyên môn kỹ thuật cao, đồng thời lại quá thừa lao động phổ thông.
Thứ ba là chất lượng đào tạo cũng chưa đáp ứng được cầu của thị trường lao
động phát triển, đặc biệt là ở các vùng kinh tế trọng điểm và các khu đô thị tập
trung (cả về cơ cấu ngành nghề cũng như kỹ năng tay nghề). Nhiều ngành nghề ở
địa phương còn thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, kỹ năng tay
nghề giỏi, trong khi số lao động đã qua đào tạo lại đang thất nghiệp với số lượng
không nhỏ. Hơn nữa, tính kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp của người
lao động còn rất hạn chế, do đó khả năng người lao động bị đào thải sau khi có
việc làm là khá lớn.
Thứ tư là mâu thuẫn giữa nhu cầu giải quyết việc làm với năng lực tổ chức giải
quyết việc làm. Trong khi nhu cầu giải quyết việc làm ngày càng cao, thì trình độ
tổ chức quản lý về mặt nhà nước trong lĩnh vực việc làm chưa theo kịp với sự phát
triển của thị trường lao động. Mạng lưới các trung tâm môi giới việc làm ở một số
nơi chưa đủ rộng, hệ thống thông tin về việc làm còn thiếu để người có nhu cầu
bức xúc về việc làm tiếp cận.

II- NỘI DUNG
1-Tình hình vận động của lao động diễn biến trong các khu vực:
a-Nông thôn:
Tự do hóa thương mại, cải cách thị trường lao động và tác động lên thu nhập lao
động nông thôn
Sự gia nhập WTO sắp tới đây của VN không chỉ để giải quyết vấn đề thương mại
mà hơn thế, nó còn là một thay đổi cơ bản trong chính sách phát triển, và là một
trong những quyết sách kinh tế quan trọng nhất kể từ sau thống nhất đất nước.
Gia nhập WTO không chỉ ảnh hưởng đến các chính sách kinh tế đối ngoại của VN
mà còn dẫn đến cải cách chính sách kinh tế đối nội, góp phần khắc phục tình trạng

bất bình đẳng về thu nhập cho lao động trong hai khu vực nông thôn và thành thị.
Nếu chỉ riêng tự do hóa thương mại không thôi sẽ chỉ có tác dụng hạn chế trong
việc lấp hố sâu ngăn cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị. Nếu lao động
tiếp tục không được tự do dịch chuyển giữa hai khu vực, như theo cơ chế quản lý
lao động và cư trú hiện thời, thì cả thị trường sản phẩm và thị trường yếu tố đầu
vào ở nông thôn sẽ tiếp tục bị bóp méo.
-1-


Minh họa rõ nét nhất cho sự bóp méo này có thể thấy trong thị trường lao động.
Bất chấp những điều chỉnh lớn trong lực lượng lao động nông thôn đến nay, xu
hướng chuyển dịch lao động dư thừa từ nông thôn ra thành thị mới chỉ dừng lại ở
mức độ rất thấp và những chính sách về thị trường lao động đã tạo ra những rào
cản lớn ngăn cách nông thôn với thành thị.
Có những ước tính cho thấy khoảng 35-40% lực lượng lao động nông thôn bị dư
thừa và năng suất lao động nông thôn cực kỳ thấp. Phần lớn lao động rời bỏ nông
thôn nếu may mắn thì tìm được việc làm trong các nhà máy.
Tuy nhiên, xu hướng hiện nay của các nhà máy này là tăng cường đầu tư vào thiết
bị máy móc để nâng cao chất lượng và cải thiện tính cạnh tranh của sản phẩm, và
do đó giảm đáng kể năng lực hấp thu lao động phổ thông nông thôn. Vì vậy, nếu
chỉ dựa vào các nhà máy công nghiệp này thì chỉ có một bộ phận nhỏ trong lao
động dư thừa nông thôn có thể thoát khỏi cảnh đói nghèo.
Vấn đề lao động nông thôn còn trở nên nan giải với hiện thực thất nghiệp và bán
thất nghiệp tương đối lớn ở thành thị, nơi mà các doanh nghiệp tư nhân chỉ mới
được khuyến khích gần đây, còn các doanh nghiệp nhà nước tuy chiếm tỉ trọng đa
số về vốn nhưng chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ về công ăn việc làm, nhiều trong số
đó nợ nần và thua lỗ ngập đầu và đang trải qua quá trình tái cơ cấu, sát nhập, giải
thể và tinh giảm biên chế. Với những nguyên nhân này, không khó hiểu tại sao tỉ
trọng lao động nông nghiệp ở VN có xu hướng giảm rất chậm (quanh quẩn con số
70% trong nhiều năm nay).

Sau khi gia nhập, tác động từ WTO lên thu nhập lao động nông thôn sẽ xảy ra từ
hai kênh chính, có liên quan đến nhau.
Thứ nhất là tiền lương thực tế của lao động nông thôn sẽ tăng tương đối so với
tiền lương trong khu vực công nghiệp (thành thị). Lý do là vì cho đến nay, mức độ
bảo hộ với hàng công nghiệp vẫn lớn hơn hàng nông sản, và do đó sau khi gia
nhập WTO, sự cắt giảm thuế và các loại bảo hộ phi thuế quan khác trong ngành
công nghiệp ở mức độ lớn hơn trong ngành nông nghiệp sẽ làm giảm giá cả tương
đối của các sản phẩm công nghiệp so với các sản phẩm nông nghiệp, dẫn đến thu
nhập thực tế của công nhân thành thị sẽ giảm tương đối so với lao động nông
thôn.
Ví dụ cho điều này là việc VN cam kết cắt giảm khoảng 30% mức thuế nhập khẩu
hiện hành cho 10.600 dòng thuế, và các sản phẩm bị cắt giảm nhiều nhất là những
sản phẩm công nghiệp, như dệt may (lớn nhất, tới 63%), gỗ, giấy (33%), máy

-2-


móc, thiết bị điện tử (24%)... so với mặt hàng nông sản cắt giảm nhiều nhất là cá
và sản phẩm cá (38%).
Thứ hai, gia nhập WTO còn có nghĩa là các hạn chế về dịch chuyển trong thị
trường lao động sẽ bị gỡ bỏ dưới áp lực của WTO và/hoặc là kết quả tự thân của
sự thay đổi trong chính sách về thị trường lao động của chính phủ, trước yêu cầu
của thực tế đòi hỏi phải tự do hóa thị trường lao động nhằm khắc phục tình trạng
cách biệt nông thôn - thành thị như đã nêu ở trên.
Sự tự do hóa này sẽ khuếch đại thêm tác động của WTO lên thu nhập của lao động
nông thôn qua kênh thứ nhất. Lao động nông thôn sẽ di cư ra thành thị tìm việc
nhiều hơn. Quá trình di trú này làm tăng mạnh hơn nữa nguồn cung trong thị
trường lao động thành thị, do đó dẫn đến giảm mạnh hơn nữa thu nhập tương đối
công nhân thành thị. Ngược lại, quá trình này dẫn đến thu hẹp nguồn cung trong
thị trường lao động nông thôn, dẫn đến tăng thu nhập tương đối cho lực lượng lao

động còn lại ở nông thôn.
Điều này cho thấy tự do hóa thị trường lao động cũng mang lại những hiệu quả
phúc lợi lớn như, nếu không muốn nói là hơn, những hiệu quả mang lại từ tự do
hóa thương mại. Nói cách khác, nếu gia nhập WTO dẫn đến cải cách thị trường
lao động thì thu nhập tương đối của lao động nông thôn sẽ được cải thiện đáng kể,
thu hẹp nhanh hơn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn.
Dự báo này trái với những dự đoán bi quan của nhiều nhà phân tích khi họ chỉ
dừng lại ở tác động tiêu cực của việc gia nhập WTO lên (lao động trong) ngành
nông nghiệp do hậu quả của việc xóa bỏ bảo hộ các sản phẩm nông nghiệp.
b-Thành thị, công nghiệp:
Lao động năm 2009: Thừa lao động công nghiệp, thiếu lao động dịch vụ
Theo thống kê mới đây của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về tình trạng
cắt giảm lao động thực tế cho thấy, trong khi nhiều doanh nghiệp do nền kinh tế
suy thoái phải thu hẹp sản xuất nên buộc phải cắt giảm lao động để cứu nhà máy,
thì một số doanh nghiệp khác lại trong tình cảnh loay hoay tìm kiếm lao động.
Số người mất việc được các tỉnh, thành thống kê tương đối nhiều như Hà Nội
là 4.600 người, Bà Rịa-Vũng Tàu 1.624 người, Đà Nẵng có 933 người, Vĩnh Phúc
500 người, Hải Phòng có 900 người, Quảng Nam có 8.000 người, Bình Dương
-3-


915 người, Đồng Nai 7.000 người, Thành phố HCM 8.000 người... Số lao động bị
cắt giảm tập trung vào doanh nghiệp gia công, hàng xuất khẩu, dệt may, da giày
và điện tử. Tuy nhiên, vẫn có sự thiếu hụt nhân lực có kỹ thuật cao, kinh nghiệm
quản lý và công nhân sản xuất trực tiếp lành nghề.
Thông thường, sau Tết tại các khu công nghiệp là thời điểm thường diễn ra
hiện tượng công nhân "nhảy việc", còn các công ty, nhà máy lại thiếu nhân công
nên phải chăng đầy biển, băng-rôn tuyển dụng người... Nhưng năm nay, những
tấm biển kiểu này chỉ xuất hiện lẻ tẻ, bởi các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao
động chỉ đếm trên đầu ngón tay và chỉ cần tuyển thêm một lượng nhân công khá

khiêm tốn. Theo dự báo từ Ban quản lý các khu công nghiệp - khu chế xuất Hà
Nội, năm 2009, hơn 400 doanh nghiệp trong các khu vực này sẽ cắt giảm khoảng
10% số lao động, tương đương khoảng hơn 8.000 lao động. Điển hình như công ty
Panasonic Việt Nam với hơn 6.000 công nhân thuộc 3 công ty con, đã báo cáo xin
giảm 500 lao động; Nishei xin giảm 1.600 lao động, Canon Việt Nam xin giảm
1.200 lao động...
Ngược lại với tình trạng thất nghiệp đối với lao động phổ thông tại các khu
công nghiệp, lại xảy ra tình trạng khan hiếm lao động phổ thông trong các lĩnh
vực khác. Hiện nay, nhiều trung tâm cung ứng việc làm tại Hà Nội đang phải tận
dụng mọi đầu mối để tìm lao động phổ thông trong các lĩnh vực như giúp việc gia
đình, phục vụ quán cơm bình dân, đưa hàng... nhưng vẫn không đủ cung cấp cho
những nơi có nhu cầu tuyển dụng.
Tuy nhiên, tại một số tỉnh, các ngành sản xuất, các ngành công nghiệp và chế
biến, ngành vệ sinh công nghiệp, tiếp thị, dịch vụ và phục vụ trong đó ngành dệt da - may vẫn cần tuyển mới hàng ngàn lao động. Các ngành quản lý và kỹ thuật,
đặc biệt nhu cầu quản lý kinh tế, hành chính, nhân sự, kiến trúc, xây dựng, cầu
đường, tư vấn, marketing thương mại và công nghiệp cần nhiều lao động có trình
độ cao, nhưng lại rất khó tìm nguồn tuyển dụng.
Ông Trịnh Quang Điều, Phó ban Chính sách kinh tế - xã hội (Tổng liên đoàn
Lao động Việt Nam) nhận định: Khoảng giữa năm 2009, tình trạng cắt giảm
lao động sẽ giảm xuống, người lao động mới có cơ hội tìm việc mới. Do đầu
năm các doanh nghiệp tiếp tục cắt giảm lao động song cùng với quá trình đó,
các gói giải pháp của Chính phủ áp dụng với doanh nghiệp cũng bắt đầu đi vào
-4-


vận hành và cần một thời gian để phát huy hiệu quả. Để giảm thiểu thất nghiệp,
Chính phủ đã chỉ đạo nhiều giải pháp mạnh cả về chính sách lẫn nguồn lực với
những gói kích cầu rất lớn để duy trì sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người
dân, đảm bảo an sinh xã hội.


c-Nhận xét:
"Lựa chọn mô hình chuyển lao động nông nghiệp sang khu vực phi nông
nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam trong những năm tới”

-5-


Nghiên cứu một số lý thuyết (các mô hình của A. Fisher, W. Arthur Lewis, Harry
T.Oshima. . .) và bài học kinh nghiệm từ một số nước (Thái Lan, Nhật Bản, Trung
Quốc...)
Để chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp
theo hướng phát triển bền vững đối với điều kiện phát triển của Việt Nam hiện
nay, cần kết hợp hài hoà phát triển nông thôn và đô thị, khu vực nông nghiệp và
khu vực phi nông nghiệp, theo phương châm "Nông nghiệp bồi dưỡng cho công
nghiệp phát triển, công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp phát triển". Khu vực phi nông
nghiệp là đầu tàu lôi kéo tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy công nghiệp hóa(CNH),
hiện đại hóa (HĐH) nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu lao động. Ngược lại, khu
vực nông nghiệp là nền tảng để phát triển khu vực công nghiệp thông qua đảm
bảo vững chắc ANLT, ổn định xã hội, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp đồng
thời là khu vực tiêu thụ hàng hoá cho sản xuất công nghiệp.
Đánh giá thực trạng chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực
phi nông nghiệp của cả nước và ở một số địa phương như Đồng Nai, Vĩnh Phúc,
Ninh Bình thời kỳ 1998- 2007.
Mô hình chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông
nghiệp của Việt Nam trong thời kỳ vừa qua dựa chủ yếu vào thu hút đầu tư nước
ngoài, phát triển các ngành công nghiệp gia công và chế biến thô sử dụng nhiều
lao động không cần kỹ thuật cao với mức tiền công lao động thấp. Mô hình này,
phát huy được lợi thế của Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên quá
trình chuyển lao động còn thiếu tính bền vững do chưa đi kèm với nâng cao năng
suất lao động, hàm lượng GTGT và sức cạnh tranh về chất lượng của nhiều sản

phẩm công nghiệp và dịch vụ. Quá trình chuyển lao động ở nhiều nơi còn mang
tính tự phát, thiếu tổ chức chặt chẽ, chưa gắn kết với xây dựng kết cấu hạ tầng và
mở rộng đô thị, xây dựng nhà ở cho công nhân dẫn đến chưa đảm bảo điều kiện
sống ổn định để người lao động yên tâm sản xuất. Ô nhiễm môi trường đang có xu
hướng tăng lên nhất là ở các khu công nghiệp(KCN), làng nghề do phần lớn các
KCN và làng nghề thiếu hệ thống xử lý nước thải tập trung, làm hạn chế đến phát
triển bền vững.

-6-


Đề xuất mô hình chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi
nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam trong những năm
tới.
- Kiến nghị chuyển từ mô hình thu hút lao động thông qua phát triển các
KCN là chủ yếu sang mô hình đa dạng hoá các hình thức tạo việc làm, kết hợp tạo
việc làm tại chỗ ở nông thôn với tạo việc làm ở các khu công nghiệp và đô thị, coi
trọng xuất khẩu lao động, lấy phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn
là chủ yếu để thu hút lao động ở khu vực nông nghiệp, giảm sức ép dân số cho
khu vực đô thị.
- Để tạo việc làm phi nông nghiệp tại chỗ cho lao động nông nghiệp, đẩy
mạnh phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn thông qua các hình
thức kinh tế hộ, kinh tế HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, phát triển
làng nghề (làng nghề truyền thống và làng nghề mới). Phát triển mô hình khu sản
xuất tập trung theo cụm xã và xã, nhất là ở các xã có làng nghề để xây dựng hệ
thống xử lý chất thải sản xuất đáp ứng yêu cầu vệ sinh, môi trường. Khuyến khích
đưa công nghiệp về nông thôn dưới các hình thức phát triển công nghiệp tại chỗ
và chuyển công nghiệp về nông thôn để thu hút lao động từ khu vực nông nghiệp.
- Để tạo việc làm, thu hút lao động nông nghiệp ra khỏi nông thôn, tổ chức
phát triển hệ thống các khu kinh tế, KCN trên phạm vi từng vùng và cả nước gắn

với phân bố hợp lý lực lượng lao động và cân đối phát triển giữa các vùng trong
nước. Tiếp tục phát triển và tổ chức lại hợp lý hệ thống đô thị, đẩy mạnh đô thị
hoá nông thôn để giảm tải cho các đô thị lớn là nơi thu hút mạnh lao động từ khu
vực nông nghiệp, nông thôn đến tìm kiếm việc làm.
- Quan tâm thích đáng tổ chức giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực
nông nghiệp thông qua xuất khẩu lao động, xác định đây là một kênh quan
trọng để chuyển lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp trong thời kỳ
tới.

2-Những giả định của mô hinh Lewis:

-7-


- Nền kinh tế chậm phát triển luôn có hai khu vực cơ bản:
+ Thứ nhất, khu vực nông thôn truyền thống (traditional sector).la khu vực tập
trung nhiều dân số và đang trong tình trạng dư thừa lao động. Vì thế sản phẩm
biên của lao đông bằng không. Lewis xếp lao động này là lao động “dư thừa”
+ Thứ hai, khu vực thành thị công nghiệp hiện đại (modern sector) với đặc trưng
là năng suất cao.nếu có lao đông tăng thêm sẽ làm tăng sản lượng. Do đó, mô hình
này gợi ý về sự di chuyển lao động trong khu vực nông thôn sang khu vực thành
thị công nghiệp hiện đại.
- Tỷ số đầu tư công nghiệp và tích lũy tư bản trong khu vực hiện đại quyết định sự
mở rộng sản xuất trong khu vực này.
- Khả năng đầu tư có thể thực hiện trên cơ sở lợi nhuận thu được của khu vực hiện
đại nếu đem tái đầu tư.
- Mức tiền lương trong khu vực công nghiệp thành thị là không đổi và được xác
định như là mức trung bình cố định của tiền công trong khu vực nông nghiệp
truyền thống cộng thêm một khoảng vượt trội
- Tiền lương ở thành thị tối thiểu phải cao hơn 30% thu nhạp trung bình ở nông

thôn thì mới có thể làm cho nông dân rời nơi ở của họ đi nơi khác làm việc
 Những thiếu sót của mô hình Lewis
Mặc dù mô hình phát triển của Lewis vừa đơn giản vừa cung cấp một ý
nghĩa thực tế trong ý tưởng chính sách về chuyển dịch cơ cấu của các nước đang
phát triển. Thế nhưng chính sự đơn giản hóa bằng các giả định của mô hình, tự nó
đã kéo mô hinh ra quá xa với thực tế. Cụ thể, ba giả định chủ chốt của mô hình lại
không gắn được với thực tế kinh tế và thể chế ở nước ta.

-8-


- Thứ nhất, mô hình ngầm giả định rằng tỷ suất lao động chuyển dịch và số công
việc làm được tạo ra ở khu vực hiện đại tỷ lệ thuận với tích lũy càng cao. Nhưng
điều này chỉ xảy ra nếu lợi nhuận của các nhà tư bản được tái đầu tư vào loại thiết
bị phức tạp có tính chất tiết kiệm lao động hơn là chỉ tăng thêm một cách đơn
thuần số tư bản hiện có như đã ngầm giả định trong mô hình Lewis
- Thứ hai, mô hình giả định rằng luôn có dư thừa lao động ở khu vực nông thôn và
toàn dụng nhân công ở khu vực thành thị. Nhưng thực tế quan sát thì cho thấy có
thất nghiệp đồng thời ở thành thị và nông thôn.
- Thứ ba, mô hình giả định không thực tế là khái niệm thị trường cạnh tranh về lao
động ở khu vực hiện đại bảo đảm tiền công ở khu vực này vẫn cố định cho đến
thời điểm mà số cung lao động nông thôn dư thừa cạn kiệt. Nhưng trên thực tế,
tiền công trong khu vực thành thị vẫn tăng trong khi lao động ở nông thôn vẫn
đang dư thừa.
- Ngoài ra, mô hình đã đơn giản hóa lao động, xem lao động là đồng nhất. Tức là
lao động ở nông thôn có thể chuyển lên thành thị và hòa nhập một cách nhanh
chóng. Nhưng điều này trên thực tế rất khó xảy ra, khi có sự chuyển dịch lao động
từ khu vực này sang khu vực khác, từ ngành này sang ngành khác thì đều phải cần
thời gian thích nghi và đào tạo.


3-Trong điều kiện hiện nay mô hình còn đúng hay không?
Mô hình lewis cung cấp ý tưởng thực tế cho chính sách về chuyển dịch lao
động cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên ba giả định của mô hình không gắn
liền với thực tế kinh tế và thể chế ở hầu hết các nước phát triển
 Mô hình nhầm giả định tỷ suất lao động chuyển dịch và công việc làm
đươc tạo ra ở khu vực hiện đại tỷ lệ thuận với lũy tích, lũy tích càng cao thì
-9-


tỉ lệ tăng trưởng ở khu vực hiện đại càng cao tỷ lệ tạo công ăn việc làm ở
khu vực này càng cao, nhưng điều ngày nay lợi nhuận của nhà tư bản đươc
đầu tư vào các thiết bị máy móc phức tạp,có tính tiết kiệm lao động .
 Luôn có dư thừa lao động ở khu vực nông thôn và toàn dụng nhân công ở
khu vực thành thị nhưng có nhiều thực tế cho thấy luôn có thừa lao động
khi khi nông nhàn và thiếu lao động khi vào mùa vụ và có tình trạng thất
nghiệp ở thành thị .
 Giả định thị trường cạnh tranh về lao động ở khu vực thành thị bảo đảm
tiền công ở khu vực này vẫn cố định ở thời điểm cho tới cung lao động
nông thôn dư thừa cạn kiệt nhưng thực tế tiền công khu vực thành thị vẫn
tăng trong khi lao động ở nông thôn đang dư thừa
 Lí thuyết cho rằng thực tế lao động ở nông thôn có thể chuyển lên thành thị
và hòa nhập một cách nhanh chóng. Trong thực tế mọi sự chuyển dịch cần
có thời gian thích nghi và đào tạo.
 Các Lewis kép là mô hình kinh tế được công nhận rộng rãi trong kinh tế
phát triển cho việc giải thích của nó sâu sắc và các ứng dụng trong phát
triển kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số nhầm lẫn và sự mơ hồ, đặc biệt là
đối với các định nghĩa về lao động dư thừa và các cơ chế xác định tiền
lương trong cả hai lĩnh vực truyền thống và hiện đại. Điều này đã bị cấm sử
dụng của nó, đặc biệt là trong các nghiên cứu thực nghiệm. Một số câu hỏi
được giải quyết:

 Thứ nhất, nó định nghĩa hai loại lao động dư thừa.
 Thứ hai, nó sẽ xem xét các mô hình sản xuất và dân số tăng trưởng
trong lĩnh vực nông nghiệp truyền thống để xác định mức sinh hoạt
phí về tiêu thụ.
- 10 -


 Thứ ba, nó cho rằng hai cơ chế tiền lương xác định trong lĩnh vực
hiện đại, mà sau đó được áp dụng cho các mối quan hệ giữa các cơ
chế, hạn chế thị trường lao động.
 Thứ tư, vai trò của nông nghiệp và cung cấp thực phẩm được thảo
luận.
 Thứ năm, nó sẽ xem xét sự năng động của lao động dư thừa và
chuyển lao động, và xác định hai loại bước ngoặt, có ý nghĩa quan
trọng cho các nghiên cứu thực nghiệm.
 Thứ sáu, một kịch bản cho lao động dư thừa đô thị được trình bày.
Tóm lại, bài viết này tìm cách nâng cao trình độ chung của sự hiểu biết của
mô hình Lewis và ứng dụng của nó đến quá trình phát triển kinh tế.
 Nghiên cưú lý thuyết này liệu có thể di chuyển lao động, cơ cấu kinh tế liên
tục từ nông nghiệp sang công nghiệp cho đến khi trở thành nền kinh tế phát
triển được không? chắc là không bởi vì sự di chuyển này gắn liền với nhiều
yếu tố. Liên quan đến kĩ thuật tay nghề lao động, phong tục tập quán, điều
kiện sinh sống.
 Mặt khác vậy nếu tập trung toàn bộ để phát triển khu vực sản xuất hiện đại
thì nền kinh tế có tăng trưởng như mong muốn không? Rõ ràng là không vì
ở nước đang phát triển thì giá trị sản phẩm của khu vực kinh tế hiện đại thì
kĩ thuật và năng suất lao động vẫn ở trình độ thấp
 Nhận xét:
Hơn 70% lao động chưa qua đào tạo
 Lực lượng lao động của nước ta hiện nay có 44.385 nghìn người, tăng gần

2,6% so với năm 2004. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo mới chỉ đạt
- 11 -


24,8%. Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo cũng chưa đáp ứng được yêu cầu
của của thị trường lao động phát triển, đặc biệt là ở các vùng kinh tế trọng
điểm và các khu đô thị tập trung (cả về cơ cấu ngành nghề cũng như kỹ
năng tay nghề).
 Theo kết quả điều tra, tỷ lệ mù chữ của LĐ VN là 4%. Trong tỷ lệ mù chữ
này lại có sự cách biệt quá cao giữa các vùng miền và khu vực. Trong 8
vùng lãnh thổ thì vùng có tỷ lệ LĐ mù chữ cao nhất là Tây Bắc (17%) và
Tây Nguyên (10%), thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng (0,6%) và Bắc
Trung Bộ (1,9%). Sự cách biệt này càng trở nên “trời - vực” khi so sánh
nông thôn - thành thị, đồng bằng - miền núi, vùng sâu, vùng xa...
 Kết quả điều tra cũng công bố một con số buồn về trình độ chuyên môn kỹ
thuật của lực lượng LĐ hùng hậu này. Tỷ lệ LĐ qua đào tạo mới chỉ là 24%
(tăng 2,2% so với năm 2004); trong đó, tỷ lệ LĐ đã qua đào tạo nghề nói
chung mới chiếm 15%. Đây thực là một kết quả gây “sốc”!
Ông Nguyễn Trọng Phu - Vụ trưởng, Giám đốc Trung tâm Tin học, Uỷ viên
thường trực Ban chỉ đạo điều tra lao động- việc làm TW nhận xét: “Sự cách biệt
về trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động giữa thành thị và nông
thôn đã, đang và sẽ gây bất lợi cho các khu vực nông thôn trong giai đoạn phát
triển CNH, HĐH dưới tác động ngày càng mạnh mẽ của kinh tế thị trường và xu
thế hội nhập, toàn cầu hoá về kinh tế”.
4- Vận dụng mô hình Lewis vào tăng trưởng và phát triển kinh tế ở VN
Trong vòng 5 năm trở lại đây, Việt Nam là nước duy nhất trong nhóm N-11 có khả
năng duy trì mức tăng trưởng sánh ngang tầm với hai người khổng lồ Trung Quốc
và Ấn Độ .
Ba yếu tố chính làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế Việt Nam là : sự chuyển mình
từ kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, quá trình công nghiệp hóa và đô

- 12 -


thị hóa nhanh chóng và chính sách mở cửa nền kinh tế với khu vực cũng như toàn
cầu. Trong đó quá trình công nghiệp hóa đã áp dụng thành công mô hình Lewis và
thu được kết quả khả quan .
Nền kinh tế thị trường thúc đẩy Việt Nam phát triển các ngành công nghiệp một
cách nhanh chóng. Nguồn tài nguyên dồi dào cùng lực lượng lao động vốn dư
thừa trong nông nghiệp được tận dụng để tăng tốc cho sự nghiệp công nghiệp hóa,
với sự trợ giúp của nguồn vốn nước ngoài và chuyển giao công nghệ .
Việc phân bố lại lực lượng lao động từ khu vực nông nghiệp với năng suất sang
khu vực sản xuất dịch vụ đã có tác động đáng kể tới tổng năng suất tăng trưởng .
Mô hình kinh tế dựa theo học thuyết Lewis này đã được áp dụng thành công tại
các nước khác, và cũng một lần nữa đóng góp cho sự tăng trưởng của sản lượng
công nghiệp, và nhanh chóng vượt cả lĩnh vực nông nghiệp. Nhờ vậy mà Việt
Nam đã không những bắt kịp mà còn vượt trội một số nước bạn trong khối
ASEAN .

Biểu đồ tăng trưởng GDP theo đầu người của một số
nước châu Á trong giai đoạn phát triển nhanh nhất.
Theo đó, mức tăng trưởng của Việt Nam vượt trội
một số nước bạn trong khu vực ASEAN mức tăng
trưởng (Nguồn: WDI, Ngân hàng Thế giới, TT

- 13 -


nghiên cứu Kinh tế Goldman Sachs.)

- 14 -



Để chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp theo
hướng phát triển bền vững đối với điều kiện phát triển của Việt Nam hiện nay, cần
kết hợp hài hoà phát triển nông thôn và đô thị, khu vực nông nghiệp và khu vực
phi nông nghiệp, theo phương châm "Nông nghiệp bồi dưỡng cho công nghiệp
phát triển, công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp phát triển". Khu vực phi nông nghiệp
là đầu tàu lôi kéo tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu lao động. Ngược lại, khu vực nông nghiệp là
nền tảng để phát triển khu vực công nghiệp thông qua đảm bảo vững chắc an ninh
lương thực, ổn định xã hội, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp đồng thời là
khu vực tiêu thụ hàng hoá cho sản xuất công nghiệp.
Ví dụ:
Đánh giá thực trạng chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi
nông nghiệp của cả nước và ở một số địa phương như Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Ninh
Bình thời kỳ 1998- 2007.
Mô hình chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông
nghiệp của Việt Nam trong thời kỳ vừa qua dựa chủ yếu vào thu hút đầu tư nước
ngoài, phát triển các ngành công nghiệp gia công và chế biến thô sử dụng nhiều
lao động không cần kỹ thuật cao với mức tiền công lao động thấp. Mô hình này,
phát huy được lợi thế của Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên quá
trình chuyển lao động còn thiếu tính bền vững do chưa đi kèm với nâng cao năng
suất lao động, hàm lượng GTGT và sức cạnh tranh về chất lượng của nhiều sản
phẩm công nghiệp và dịch vụ. Quá trình chuyển lao động ở nhiều nơi còn mang
tính tự phát, thiếu tổ chức chặt chẽ, chưa gắn kết với xây dựng kết cấu hạ tầng và
mở rộng đô thị, xây dựng nhà ở cho công nhân dẫn đến chưa đảm bảo điều kiện
sống ổn định để người lao động yên tâm sản xuất. Ô nhiễm môi trường đang có xu
hướng tăng lên nhất là ở các khu công nghiệp(KCN), làng nghề do phần lớn các
KCN và làng nghề thiếu hệ thống xử lý nước thải tập trung, làm hạn chế đến phát
triển bền vững.

 Đề xuất mô hình chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu
vực phi nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam trong
những năm tới.

- 15 -


- Kiến nghị chuyển từ mô hình thu hút lao động thông qua phát triển các
KCN là chủ yếu sang mô hình đa dạng hoá các hình thức tạo việc làm, kết hợp tạo
việc làm tại chỗ ở nông thôn với tạo việc làm ở các khu công nghiệp và đô thị, coi
trọng xuất khẩu lao động, lấy phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn
là chủ yếu để thu hút lao động ở khu vực nông nghiệp, giảm sức ép dân số cho
khu vực đô thị.
- Để tạo việc làm phi nông nghiệp tại chỗ cho lao động nông nghiệp, đẩy
mạnh phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn thông qua các hình
thức kinh tế hộ, kinh tế HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, phát triển
làng nghề (làng nghề truyền thống và làng nghề mới). Phát triển mô hình khu sản
xuất tập trung theo cụm xã và xã, nhất là ở các xã có làng nghề để xây dựng hệ
thống xử lý chất thải sản xuất đáp ứng yêu cầu vệ sinh, môi trường. Khuyến khích
đưa công nghiệp về nông thôn dưới các hình thức phát triển công nghiệp tại chỗ
và chuyển công nghiệp về nông thôn để thu hút lao động từ khu vực nông nghiệp.
- Để tạo việc làm, thu hút lao động nông nghiệp ra khỏi nông thôn, tổ chức
phát triển hệ thống các khu kinh tế, KCN trên phạm vi từng vùng và cả nước gắn
với phân bố hợp lý lực lượng lao động và cân đối phát triển giữa các vùng trong
nước. Tiếp tục phát triển và tổ chức lại hợp lý hệ thống đô thị, đẩy mạnh đô thị
hoá nông thôn để giảm tải cho các đô thị lớn là nơi thu hút mạnh lao động từ khu
vực nông nghiệp, nông thôn đến tìm kiếm việc làm.
- Quan tâm thích đáng tổ chức giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực
nông nghiệp thông qua xuất khẩu lao động, xác định đây là một kênh quan trọng
để chuyển lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp trong thời kỳ tới.


III- KẾT LUẬN
Hiện tại Đảng và Nhà nước đã và đang có nhiều chủ truơng chính sách để giải
quyết tình trạng dư thừa lao động cả ở nông thôn và thành thị trong toàn quốc, cụ
thể như: chính sách khuyến khích các nhà đầu tư, các doanh nghiệp mở rộng, xây
dựng mới nhiều doanh nghiệp, phát triển các ngành nghề ở nông thôn, mở rộng

- 16 -


làng nghề và thành lập các trang trại... Trong khi đó những người lao động có việc
làm trong các DNNN cũng đang có hiện tượng dư thừa, nên phát sinh nhiều khó
khăn mới.
Thực tế cho thấy quá trình sắp xếp lại và chuyển đổi mô hình DNNN thành
các doanh nghiệp cổ phần, công ty TNHH một thành viên, hoặc bán, khoán, cho
thuê thì khó mà tránh khỏi được tình trạng dư thừa lao động.
Tình trạng dư thừa lao động ở DNNN (theo số liệu của Ban cải cách đổi mới
DNNN) có hai mức độ:
1/ Dư thừa thực tế trong DNNN có gần 7,2%.
2/ Dư thừa tiềm năng (có thể cắt giảm cũng không ảnh hưởng đến sản xuất kinh
doanh của DN) có tỷ lệ gần 9,5%. Đây là một hiện tượng phổ biến đối với các
nước có nền kinh tế chuyển đổi như nước ta.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, 7
nguyên nhân gây nên dư thừa lao động ở các DNNN là:
1/ Khó khăn về tiêu thụ sản phẩm,
2/ Lao động không có khả năng đáp ứng công nghệ mới hoặc khó đào tạo lại,
3/ Mất cân đối giữa tuyển dụng, cho nghỉ hưu và sa thải,
4/ Thiếu hệ thống quản lý nguồn nhân lực hiện đại,
5/ Chưa có hệ thống đào tạo đầy đủ,
6/ Chưa nhất quán giữa khuyến khích lao động và việc quy trách nhiệm của người

đứng đầu doanh nghiệp,
7/ Chế độ lương và chế độ hỗ trợ cho lao động dư thừa chưa hoàn chỉnh, chưa phù
hợp.
Thực tế cũng thừa nhận là vấn đề trả lương và việc khuyến khích là nội dung
gai góc nhất mà DNNN phải đối mặt khi phát triển nguồn nhân lực có khả năng
lao động cao. Qua mấy năm thực hiện sắp xếp lại và cổ phần hóa DNNN, việc
bán, khoán và cho thuê cho thấy số lao động dư thừa có những đặc điểm nổi bật
sau: Tình trạng dư thừa ở các DNNN địa phương quản lý thường nghiêm trọng
- 17 -


hơn các DN do Trung ương quản lý. Các DN ở phía Bắc có tỷ lệ dư thừa cao hơn
các tỉnh phía Nam. Trong quá trình đổi mới và chuyển mô hình quản lý DN ở lĩnh
vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ và thương mại phải gánh chịu nặng hơn tình
trạng dư thừa so với các DN ở lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Phần
lớn các DN có quy mô vừa và nhỏ có tỷ lệ dư thừa lao động cao hơn các DNNN
có quy mô lớn. Đối tượng lao động hợp đồng vô thời hạn (số biên chế cũ) có tỷ lệ
dư thừa cao nhất trong các loại lao động, sau đó là đến loại lao động dài hạn, riêng
đối tượng tuyển dụng hợp đồng theo thời vụ (dưới một năm) tỷ lệ dư thừa nhỏ
nhất. Loại lao động có hợp đồng vô thời hạn và dài hạn miền Bắc có tỷ lệ cao hơn
các DN phía Nam. Lao động nữ có tỷ lệ cao hơn lao động nam, về chất lượng thì
lao động không có nghề, chưa qua đào tạo (lao động phổ thông) dư thừa nhiều
hơn lao động có kỹ năng và qua đào tạo.
Với những đặc điểm nổi bật trên hiện tượng dư thừa lao động do sắp xếp lại
các DNNN, cổ phần hóa DNNN... số lao động này khó kiếm được việc làm mới,
làm nảy sinh nhiều vấn đề trong xã hội bức xúc phải giải quyết. Vì thế Đảng và
Nhà nước ta đã kịp thời ban hành các chính sách để giải quyết. Nguyên tắc là: Nhà
nước, DN và người lao động cùng giải quyết những vấn đề mà phát sinh từ hiện
tượng dư thừa lao động như: Khuyến khích người lao động dư thừa tự nguyện
nghỉ, (trả tiền nghỉ hưu sớm, hạ tuổi hưu cho một số ngành); hoặc đào tạo lại cho

người lao động, tạo khả năng cho họ tìm việc mới; quy định về tuyển dụng lao
động sau khi có sát nhập, chia tách, cổ phần hóa v.v. hoặc cung cấp các khoản tiền
vay với lãi suất thấp để tự họ tạo công việc cho mình, các chính sách đó đã có tác
động tích cực trong việc giải quyết lao động dư thừa trong quá trình chuyển đổi
DNNN. Tuy nhiên đây là vấn đề mới phát sinh và đụng vào quyền lợi trực tiếp của
cá nhân, nên còn có một số nảy sinh cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với
thực tiễn. Để từng bước giải quyết số lao động dư thừa ở các DNNN do sắp xếp
lại hợp lý, thực tế hơn, xin nêu một số biện pháp cơ bản sau:

- Cần xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực dài hạn, cân đối số lao động
hiện có, số lao động dư thừa còn đào tạo và còn sử dụng được trong tổng thể chiến
lược phát triển DNNN dài hạn (5 - 10 năm) với cách nhìn nhận nghiêm túc về lao
động hiện nay để có kế hoạch sử dụng lao động hợp lý, thực tế hơn.

- 18 -


- Từng bước xây dựng hệ thống quản lý nhân lực hiện đại ở các khâu: đào tạo,
đào tạo lại, tuyển dụng mới, việc trả lương, trả thưởng, tiền lương hưu trí... việc
cải cách hành chính về quản lý nhân lực phải bắt đầu từ chiến lược và kế hoạch
phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó phân bổ lao động trong DNNN cho phù hợp.
- Các nhà quản lý DNNN nhất là lĩnh vực quản lý lao động cần nâng cao trách
nhiệm trong lĩnh vực khuyến khích lao động phải đúng đắn trên cơ sở lợi ích
chung với quyền lợi chính đáng của người lao động thông qua chế độ tiền lương,
tiền thưởng và chế độ nghỉ hưu; Nhà nước cần quy định rõ hơn về quyền và trách
nhiệm của người đứng đầu DNNN về việc tuyển dụng và giải quyết lao động dư
thừa sao cho vừa đảm bảo quyền tự chủ song không gây tổn hại đến Nhà nước,
chú ý phân biệt nguyên nhân để việc sử dụng giải quyết lao động dư thừa trong
trường hợp DNNN bị thua lỗ.
- Tăng cường xây dựng và quản lý chương trình của các trung tâm dạy nghề, các

trung tâm đào tạo theo hướng chuyên sâu, chuyên ngành, hoặc đa ngành kết hợp
gần gũi nhau, tạo cho người lao động có kỹ năng thực sự, cần đa dạng hóa các
hình thức đào tạo; tập trung, hoặc ở tại DN cần được khuyến khích bằng nhiều
nguồn kinh phí, hoặc đào tạo theo chương trình nước ngoài với các ngành nghề
mới, yêu cầu kỹ thuật cao là cần thiết song không nhất thiết phải đưa người lao
động ra nước ngoài.
- Các trung tâm xúc tiến việc làm của Nhà nước và tư nhân cần được hoạt động có
kế hoạch và mang lại hiệu quả cao hơn nữa trên cơ sở đúng luật pháp và có lòng
tin cậy cho người đào tạo.
- Cũng đã đến lúc Nhà nước phải nghiên cứu về chế độ bảo hiểm cho người thất
nghiệp; tạo điều kiện cho người tạm thời chưa có việc làm được vay ưu đãi để tự
tìm việc làm mới; Nhà nước cũng xem xét nghiên cứu có chính sách để giúp cho
các DNNN đang phải bao cấp về lao động dư thừa hiện nay, tạo điều kiện cho
DNNN thực sự có năng suất lao động cao.
- Nhà nước tạo điều kiện cho lao động dư thừa được làm việc ở các cơ sở kinh tế
gia đình mới thành lập bằng cách thông qua chính sách thuế và ưu đãi khác cho
họ; có thể tạo cơ hội cho kinh tế gia đình thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, từ
đó có điều kiện thu hút lao động dư thừa ở DNNN hiện nay.

- 19 -


- Nhà nước cần có quy chế tuyển dụng lao động với các doanh nghiệp có sản
phẩm ổn định, không phải cạnh tranh, doanh nghiệp công ích để tình trạng sử
dụng lao động không hợp lý vì thực chất là dôi thừa nhưng vẫn chia ngày công
cho người lao động dù không đủ ngày công chế độ, nhằm hạn chế những tiêu cực
trong tuyển dụng và sử dụng lao động ở những DNNN này.

- 20 -




×