Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Bài báo cáo hệ thống mới trên oto

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 22 trang )

Bài Báo Cáo Hệ Thống Mới Trên Oto
1. Chức năng lái bán tự động
Hệ thống chức năng lái bán tự động : tính năng gọi là Super Cruise, kết hợp hệ
thống ga tự động thích ứng, phát hiện điểm mù, hỗ trợ giữ làn và phanh tự động
khẩn cấp cùng hàng loạt các cảm biến để giúp người lái hoàn toàn có thể rời tay và
chân khỏi hệ thống điều khiển xe trong khi xe vẫn có thể giữ tốc độ người lái đặt
trước, di chuyển đúng làn đường và giữ khoảng cách với phương tiện phía trước.
Một camera gắn trên vô lăng cũng giúp hệ thống đảm bảo rằng người lái không
ngủ quên hay quá bất cẩn ở chế độ lái bán tự động này.

2. Tự động tránh tai nạn
Về cơ bản, cả 2 hệ thống đều sử dụng các cảm biến để tính toán khả năng xảy ra va
chạm, tự động áp lực phanh và đánh lái để tránh vật cản.

1


hệ thống hỗ trợ phanh một phần, hỗ trợ đánh lái, đồng thời giúp người lái dễ dàng
quay trở về làn cũ sau khi tránh.

3.Hệ thống chăm sóc sức khỏe ngay trên xe
Tính năng mang tên "Energizing Comfort", một dạng "spa trên xe hơi" với 6
chương trình được thiết lập sẵn, tác động tới hệ thống điều hòa nhiệt độ, sấy và
thông gió ghế, chức năng massage, đèn nền trong xe, hệ thống âm thanh và hệ
thống nước hoa tự động giúp người ngồi trên xe lấy lại cân bằng và thư giãn
hơn sau những giờ làm việc mệt mỏi.

4. Hệ thống cảnh báo chống buồn ngủ khi lái xe
Thời gian làm việc kéo dài, nhịp sống căng thẳng và trạng thái thiếu ngủ đang đặt
mạng sống của hàng ngàn người dân tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào
nguy hiểm. Nhiều lái xe đã hoàn toàn kiệt sức nhưng vẫn cố gắng điều khiển


phương tiện giao thông di chuyển trên đường, và điều này đã gây ra những hậu quả
đáng báo động.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, tình trạng thiếu ngủ của người dân tại các quốc gia ở châu
Á luôn ở mức nghiêm trọng nhất thế giới. Tại Seoul, trung bình một người chỉ ngủ
6 tiếng/ngày. Tại Trung Quốc, lái xe trong tình trạng thiếu ngủ là nguyên nhân gây
ra hơn 187.000 vụ tai nạn mỗi năm. 29% lái xe ở Australia thừa nhận họ đã từng
tham gia giao thông trong trạng thái không tỉnh táo ít nhất một lần mỗi tháng, và
20% trong số đó thậm chí đã ngủ gật ngay cả khi đang ngồi sau tay

2


Trên đường quốc lộ và đường cao tốc, hệ thống biển báo được sử dụng để cảnh báo
về các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, ô tô
cũng được tích hợp các công nghệ thông minh giúp người lái điều khiển phương
tiện theo đúng làn đường của mình.
Hệ thống Cảnh báo Người lái được trang bị camera giúp nhận biết làn đường, cảnh
báo khi xe có khả năng đi chệch khỏi phần đường đang di chuyển một cách không
kiểm soát, đồng thời hiển thị biểu tượng một ly cà phê để nhắc nhở người lái nên
dừng lại và nghỉ ngơi.
Cùng với sự phát triển của các hệ thống phần mềm thông minh, Ford đã tiếp tục
nghiên cứu phát triển để hệ thống cảnh báo này hoàn thiện hơn, theo hướng thông
minh và gần gũi hơn; với các dòng xe được tích hợp hệ thống kết nối SYNC 3, chỉ
cần bạn nói “I need a coffee (Tôi cần uống một ly cà phê)”, chiếc xe sẽ tự động tìm
kiếm địa điểm gần nhất để bạn có thể dừng xe và nghỉ ngơi.

3


5.Hệ thống gạt mưa tự động.

Phương thức hoạt
· Cảm biến đằng sau gương chiếu hậu bên trong xe có thể phát hiện nước trên kính
chắn gió.
· Các cần gạt nước tự động chạy và điều chỉnh tốc độ để đảm bảo độ sạch của kính
chắn gió sau khi phát hiện ra nước. Mưa to, cần gạt chạy càng nhanh. Mưa nhỏ,
cần gạt hoạt động nhát ngừng.

Luôn trong tầm kiểm soát

4


· Bộ điều khiển cần gạt nước có chế độ điều chỉnh độ nhạy. Bạn có thể điều chỉnh
độ nhạy của cần gạt từ cao đến thấp. Độ nhạy càng cao, gạt nước hoạt động càng
nhanh và nhiều.
· Bạn có thể tự kiểm soát và điều chỉnh cần gạt nước bằng cách sử dụng nó như hệ
thống gạt nước bình thường.8

6. Hệ thống ABS
Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) được xem như một tiêu chuẩn của những
chiếc xe hơi hiện nay. Đây là một trong những thành phần hết sức quan trọng, hỗ
trợ quá trình phanh xe được an toàn và chính xác hơn, đặc biệt là trong trường hợp
phanh gấp.
Đối với một chiếc xe không được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh (ABS),
khi bạn đạp mạnh cần phanh xuống, 1 hoặc nhiều bánh xe sẽ đột ngột ngừng quay
như bị khóa cứng lại, khi đó nó sẽ trượt hoặc lết đi trên mặt đường dẫn tới việc
người lái gần như không thể nào kiểm soát được hướng di chuyển của xe. Nếu
trường hợp xe không có ABS, một số ý kiến cho rằng người lái cần có kỹ thuật
phanh gấp: dùng mũi chân đạp mạnh vào cần phanh, ngay lập tức nhả nhẹ ra và lặp
lại cho tới khi tốc độ giảm như ý. Đây được gọi là kỹ thuật phanh theo ngưỡng

(threshold braking) và điểm mấu chốt là người lái phải cảm nhận được thời điểm
5


nhả phanh trước giới hạn trượt lốp.
Và toàn bộ quá trình phức tạp trên sẽ do hệ thống ABS hoàn toàn tự động, nhanh
hơn và chính xác hơn so với con người. Cũng chính vì điều này nên các giải đua xe
đã cấm sử dụng công nghệ này để tay lái có dịp phô bày kỹ năng điêu luyện của họ
nhưng đối với người dùng thương mại thì lại rất cần.

Một hệ thống phanh ABS 4 kênh gồm 4 thành phần chính: các cảm biến tốc độ tại
mỗi bánh xe, van điều khiển bằng máy tính trên đường dẫn động đến mỗi phanh, 1
bơm giúp phục hồi áp lực của phanh thủy lực và một trung tâm đầu não giám sát
toàn bộ quá trình vận hành của hệ thống (ECU).
Khi hệ thống phát hiện ra 1 (hoặc nhiều) bánh xe có tốc độ quay giảm nhanh hơn
so với các bánh còn lại, nó sẽ hiểu là bánh xe đó sắp sửa bị bó cứng. Để ngăn chặn
điều đó xảy ra, hệ thống sẽ điều chỉnh áp lực phanh tới má phanh tương ứng bằng
cách đóng hoặc mở van liên tục trên đường dẫn thủy lực cho phù hợp. Quá trình
này được tính toán và hoạt động trong thời gian cực kỳ nhanh cho phép áp lực
6


phanh thay đổi khoảng 30 lần/giây với độ lớn dao động từ cực đại tới cực tiểu. Chú
ý rằng hệ thống ABS cho phép người lái vẫn giữ được tay lái trong quá trình phanh
gấp nhưng nó không giúp giảm độ dài quãng đường phanh.
Hiện nay, hệ thống ABS đã trở thành một tiêu chuẩn không thể thiếu trên cả những
mẫu xe hơi mới lẫn mô tô phân khối lớn. Đồng thời, nhiều hãng xe máy cũng bắt
đầu chú ý tới hệ thống này nhằm tăng cường tính an toàn của người điều khiển xe,
đặc biệt là điều kiện khí hậu nhiều mưa dẫn đến đường trơn trượt như tại Việt Nam
thì ABS trở nên cần thiết hơn rất nhiều. Điển hình như hãng Piagio đã bắt đầu

trang bị ABS cho một số dòng xe của hãng. Bên dưới là video so sánh 2 chiếc xe
máy có và không sử dụng ABS trong tình huống phanh khẩn cấp trên đường trơn
ướt.
Nhiều hệ thống an toàn khác trên xe nhu hệ thống ổn định hoặc kiểm soát lực kéo
cũng sử dụng chung các cảm biến và van thuộc hệ thống ABS. Ngày nay, hệ thống
ABS gần như là một tiêu chuẩn phải có trên những chiếc xe hơi đời mới. Bên cạnh
đó còn có nhiều hệ thống hỗ trợ giúp tăng cường mức độ an toàn trong quá trình
phanh như hệ thống phân phối lực phanh (EBS), hệ thống hỗ trợ phanh (BA) hoặc
tự động phanh khẩn cấp (AEB).

7. Hệ thống Hỗ trợ khởi hành ngang dốc và Hỗ trợ đổ đèo


Cảm biến phát hiện độ nghiêng : Nếu xe bạn dừng lại trên một khu vực
dốc (từ 5 độ trở lên) trong khi vẫn nổ máy thì cảm biến phát hiện độ nghiêng
sẽ làm việc, gửi tín hiệu về ECU và ECU sẽ tính toán xem xe bạn có khả
năng bị tuột dốc hay không. Nhược điểm của cảm biến này là khi xe bị sụp ổ
gà, thân xe nghiêng thì nó vẫn "hiểu" rằng xe đang trên một con dốc nào đó.



ECU: Đây là trung tâm xử lí các tín hiệu gửi từ các cảm biến trên xe. ECU
có thể ra quyết định phanh xe dựa vào các tín hiệu đầu vào, đồng thời điều
chỉnh được áp suất nén của giảm chấn và biết được độ dốc của con đường để
đưa ra được lực phanh cần thiết cũng như mô-men-xoắn phù hợp để xe di
chuyển.

 Cảm biến chuyển động của bánh xe: Ở mỗi bánh xe đều được trang bị
cảm biến tốc độ. Các cảm biến sử dụng một nam châm xoay, khi bánh xe
chuyển động mà chưa nổ máy thì xuất hiện từ trường và được mã hóa thành

các tín hiệu gửi về ECU. Nó cũng biết được hướng của các bánh xe đang
chuyển động.
7


 Cảm biến áp suất giảm chấn: Đây là một bộ phận của hệ thống treo
nhằm xác định trọng lượng của xe, bao gồm cả trọng lượng hành khách và
hàng hóa. Những cảm biến này tạo ra một tín hiệu để ECU có thể tính
toán hoạt động của hệ thống phù hợp với trọng lượng của xe.
 Điều khiển hệ thống phanh: Đối với những mẫu xe trang bị hộp số tự
động, nếu xe dừng lên dốc ECU sẽ điểu khiển hệ thống phanh hoạt động khi
bạn rời bàn đạp phanh trong một khoảng thời gian ngắn, đủ để bạn chuyển
sang bàn đạp ga và đưa xe lăn bánh về phía trước. Còn ở trường hợp xe
xuống dốc, hệ thống Hỗ trợ đổ đèo DAC được kích hoạt, giúp giữ cho chiếc
xe không di chuyển quá nhanh và mất kiểm soát kể cả khi bạn không tác
động vào chân phanh.


Cảm biến áp suất phanh: Sau khi nhận tín hiệu xe bị trôi, ECU sẽ đưa
lệnh điều khiển để hệ thống phanh hoạt động nhằm tránh việc xe bị trôi, áp
lực phanh nhiều hay ít sẽ được kiểm soát thông qua cảm biến này.

8




Hoạt động của ly hợp: Riêng đối với những mẫu xe trang bị hộp số sàn và có
trang bị HAC, lúc đề máy hay vào số bắt buộc bạn phải đạp bàn đạp ly hợp, lúc
này sẽ xuất hiện tín hiệu gửi về ECU điều khiển để xác định thời điểm

kích hoạt hệ thống phanh nhằm giữ cho xe ổn định.

 Kiểm soát mô-men-xoắn: Hệ thống này kiểm soát lực kéo của chiếc xe

đủ lực để chiếc xe không bị trôi hoặc trượt bánh trong lúc xe bắt đầu chạy,
sau khi xe được tăng tốc thì hệ thống này tự động tắt. Các cảm biến này có
9


thể xác định được bao nhiêu mô-men-xoắn truyền tới các bánh xe qua hệ
thống truyền lực.

8. Định vị GPS cho ô tô là gì?
Định vị GPS cho ô tô là loại thiết bị có gắn chip GPS
Ngoài việc xác định vị trí thiết bị định vị nó còn truyền nhận tín hiệu từ các thiết bị
ngoại vi. Từ đó, cho ta biết được thông tin hoạt động của đối tượng được gắn thiết
bị định vị đó. Ví dụ như gắn thiết bị định vị ô tô. Ngoài việc thiết bị truyền thông
tin về vị trí của xe còn truyền các loại tín hiệu khác như tắt/ nổ, chạy/ dừng, vận
tốc mà xe đang chạy…. Quá trình truyền nhận tín hiệu cho đến việc xử lý các tín
hiệu đó thành các thông tin có ích đến với người dùng gọi là hệ thống định vị ô
tô hay còn gọi là hệ thống quản lý hành trình.
Việc ứng dụng định vị GPS vào trong đời sống hiện nay là 1 nhu cầu tất yếu, bởi
thiết bị này mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong tất cả các lĩnh vực.
Tại Việt Nam, thiết bị này đã được sử dụng nhiều trong lĩnh vực an ninh quốc
phòng, giao thông, ô tô, xe máy, các loại đồng hồ thông minh cho trẻ em.

9.

Hệ


thống

cân

cằng

điện

tử

trên

xe

ôtô

Hệ thống cân bằng điện tử trên xe ô tô hay còn được nhắc tới với cái tên ESP hoặc
VSC là một trong những hệ thống đảm bảo an toàn cho người lái xe. Hệ thống cân
bằng điện tử trên xe ô tô giúp xe hoạt động ổn định và giúp người lái kiềm soát
được chiếc xe của mình một cách chính xác nhất, tránh được các trường hợp lệch
góc lái, xe bị xỉa đầu hoặc văng đuôi khi vào cua với tốc độ cao.

10


Nguyên lý hoạt động của hệ thống cân bằng điện tử trên xe ô
tô .
Hệ thống cân bằng điện từ trên xe ô tô được xem là một trong những hệ
thống tổng tận dụng thông tin từ các cảm biến truyền về hệ thống tổng ECU
sau đó quyết định sử dụng các chương trình khác như kiểm soát góc lái, hệ

thống phân bổ lực phanh điện từ EBD, và hệ thống chống trượt bánh xe
DOHC để kiểm soát toàn bộ chiếc xe

11


Cứ mỗi 1 giây, các hệ thống cảm biển sẽ hoạt động trên 30 lần để kiểm tra
độ trượt và độ xoay của bánh xe để quyết định lực phanh và vị trí phanh của
các bánh khác nhau nhằm đảm báo góc lái của xe đúng với ý định của người
lái. Đồng thời trong lúc đó, hệ thống ECU sẽ can thiệp vào bướm ga giúp xe
giảm tốc độ giúp xe tránh bị văng khỏi quỹ đạo.

10.Đèn pha thích ứng thông minh (Adaptive Headlights)
Những đèn pha thông thường, chỉ chiếu ánh sáng hướng thẳng về phía trước,
do đó, mỗi khi vào cua ánh sáng sẽ không bao quát, gây mất tầm nhìn. Hiện nay,
với công nghệ đèn pha thông minh, các đèn pha hầu như được sử dụng công nghệ
LED và tự động chuyển hướng theo góc đánh lái để chiếu sáng con đường mới ở
phía trước. Công nghệ này hiện nay đã phổ biến ở trên các mẫu xe tầm trung …
Đối với một số dòng xe cao cấp hệ thống này được thiết kế thông minh hơn, bằng
cách sử dụng nhiều khối đèn LED hay Laser có thể mở tắt độc lập, kết hợp với hệ
thống camera để phát hiện các nguồn sáng trước xe, qua đó, hệ thống sẽ điều
khiển, tắt các khối sáng có thể gây ảnh hưởng cho xe đối diện. Nhờ công nghệ này,
lái xe có thể sử dụng đèn pha liên tục, cải thiện đáng kể tầm quan sát, mà không lo
ảnh hưởng đến các xe phía trước.

11.Camera 360
12


Đây là hệ thống giúp lái xe có thể chủ động tránh khỏi những va quẹt không đáng

có nhờ vào hệ thống Camera thông minh đặt xung quanh chiếc xe. Với trang bị này
người lái sẽ quan sát được toàn cảnh xung quanh chiếc xe một cách bao quát nhất,
loại bỏ các góc khuất và điểm mù, thông qua một màn hình đặt ở bảng điều khiễn
trung tâm. Giúp bạn hoàn toàn có thể chủ động khi lái xe trong những khu vực
không gian chật hẹp.

15. Hệ thống hỗ trợ đỗ xe tự động (Active Parking Assist - System)
Cũng giống như hệ thống Camera 360, hệ thống hỗ trợ đỗ xe tự động sẽ giúp lái xe
hoàn thành việc đỗ xe nhanh hơn mà không cần phải chạm tay vào vô-lăng. Hơn
nữa, một số dòng xe còn hỗ trợ người lái lấy xe ra khỏi nơi vừa đậu vào, hạn chế
những va quẹt cũng như tai nạn khi đỗ xe.

13


Khi nhấn nút kích hoạt, hệ thống sẽ tự động dò tìm chỗ trống thông qua các cảm
biến và báo cho người lái, sau đó bác tài chỉ cần vào số và đạp phanh theo lệnh của
chiếc xe. còn việc tính toán đánh lái sao cho tối ưu và nhanh nhất sẽ được điều
khiễn hoàn toàn tự động.

16. Hệ thống cảnh báo chệch làn đường (Lane Departure Warning
System - LDWS).
LDWS là một hệ thống an toàn rất hiệu quả khi đi trên đường trường, đặc biệt là
cao tốc, giúp giảm thiểu tai nạn liên quan đến việc lơ đãng chuyển động lệch
hướng không lường trước của ô tô. Về cơ bản hoạt động của LDWS dựa vào thông
tin từ các Camera hoặc cảm biến hồng ngoại, được bố trí ở kính chắn gió, tap-lo,
trần xe hay cản trước…

14



Bộ phận Camera và cảm biến sẽ đảm nhận nhiệm vụ rà soát và phân tích các
vạch kẻ đường. Sau đó, truyền về trung tâm để tính toán và phát hiện các chuyển
động lệch ra khỏi làn đường và báo cho lái xe bằng âm thanh, hình ảnh hoặc rung
vô-lăng. Nếu tài xế không phản hồi hệ thống sẽ tự động đánh lái để duy trì làn
đường ổn định.

17.Hệ

thống

cảnh

báo

điểm



(Blind

Spot

Warning).

Hoạt động dựa trên những cảm biến được bố trí bên hông xe hoặc sau xe.
Các cảm biến này sẽ phát ra sóng điện từ khi xe đang di chuyển, qua đó,
phát hiện những chiếc xe khác đang nằm trong các điểm mù mà người lái
không quan sát được qua gương. Sau đó gữi tín hiệu về bộ điều khiễn và
cảnh báo cho người lái bằng nhiều hình thức như phát ra âm thanh, báo

đèn trên gương hậu…

15


18. Hệ thống kết nối điện thoại thông minh
Việc tích hợp điện thoại trên ô tô không phải mới mẻ, nhưng nó là tính
năng tiếp cận người tiêu dùng mỗi ngày gần như tiêu chuẩn đối với những
mẫu xe hiện nay. chức năng kết nối điện thoại thông minh đã dần hoàn
thiện hơn khi xuất hiện 2 tính năng vô cùng thông minh là Apple Carplay và
Androi Auto. với 2 hệ thống này người dùng có thể kết nối với các điện
thoại sử dụng hệ điều hành Androi hay IOS, cho phép đọc nhắn tin, gọi
điện, đọc mail… trên ngày màn hình cảm ứng của chiếc xe mà không cần
phải móc điện thoại ra.

19.Hệ thống kiểm soát hành trình (Cruise Control)
Là tính năng được trang bị hầu hết trong những dòng xe hạng C trở lên. Với hệ
thống này người lái có thể thư giản khi đi trên đường trường, nhờ vào việc điều
khiễn tốc độ thông qua những nút bấm trên vô-lăng. Khi đó, chân phải có thể rời
khỏi chân ga và đặt lên bàn đạp phanh để sẵn sàng xử lý mọi tình huống trên
đường.

16


Hơn nữa, khi đi trên cao tốc và đường trường, việc canh tốc độ giới hạn sẽ khiến
các bác tài phân tâm. Với hệ thống Cruise Control, người lái có thể thiết lập một
tốc độ giới hạn tối đa cho phép, và tập trung vào những tình huống ở trên đường
mà không lo đi quá tốc độ cho phép.


20. Hệ thống phanh tự động (Auto Emergency Brake – AEB)
Là một tính năng có thể phát hiện và ngăn ngừa được một tai nạn từ phía sau hoặc
giảm thiểu tốc độ va chạm, nhờ vào các cảm biến radar, laser hoặc camera giám
sát. Khi gặp tình huống khẩn cấp, hệ thống sẽ cảnh báo người lái bằng âm thanh,
hình ảnh hoặc rung tay lái, nếu không thấy phản hồi từ tài xế, chiếc xe sẽ tự động
phanh lại để tránh va chạm.

17


Hệ thống này cơ bản được chia làm 3 loại, với các điều kiện sử dụng khác nhau
như hệ thống cảnh báo ở tốc độ thấp, tốc độ cao và người đi bộ. Mỗi hệ thống sẽ
hoạt động ở một tốc độ khác nhau, nhưng cũng có thể kết hợp cả 3 loại tùy theo
nhà sản xuất. Nhưng nên nhớ, hệ thống AEB chỉ hỗ trợ người lái trong những tình
huống khẩn cấp, việc giảm thiểu các tai nạn phần lớn đều phụ thuộc vào người lái.

21.Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp (Brake Assist – BA)
Trong khi lái xe không hiếm gặp những tình huống cần phải phanh gấp, tuy nhiên,
vào những lúc đó, người lái thường cuống và đạp phanh thật nhanh, nhưng thật ra
lực phanh vẫn chưa đủ mạnh. Hơn nữa, lực phanh thường có xu hướng giảm sau
thời điểm nhấn phanh đầu tiên. Do đó chiếc xe bị dừng quá điểm và xảy ra va
chạm là điều hoàn toàn có thể.

18


Với Hệ thống BA, khi có tình huống bất ngờ xảy ra, các cảm biến sẽ phát hiện
những động thái bất thường của bàn đạp phanh, lúc này, bộ điều khiển trung tâm sẽ
kích hoạt van điện cấp khí nén vào bộ khếch đại lực phanh, giúp chiếc xe dừng lại
kịp thời. Thậm chí, một số dòng cao cấp còn ghi nhớ thói quen sử dụng phanh của

người lái, để nhanh chóng phát hiện tình huống khẩn cấp.

22.Công nghệ Night Vision – hỗ trợ quan sát về đêm

19


Công nghệ này hoạt động dựa vào cơ chế "bắt" lấy nhiệt tỏa ra từ các tia sáng có
bước sóng thấp. Do đó, công nghệ này sẽ dễ dàng nhận diện những vật thể tỏa
nhiệt như người, động cơ hơn là những vật thể "lạnh" như cây cối, nhà cửa. Công
nghệ tăng cường ảnh (nguyên văn: Image enhancement) - công nghệ này hoạt
động dựa trên những ánh sáng có bước sóng dài, những ánh sáng này hoàn toàn vô
hình với mắt thường. Tuy nhiên, sau khi được điều chỉnh, bước sóng của những
ánh sáng này sẽ nằm trong giới hạn mà ta có thể quan sát được.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về hai loại công nghệ này, đồng
thời giới thiệu về những dòng thiết bị Night Vision và những ứng dụng của chúng
trong thực tế. Nhưng trước tiên, hãy cùng tìm hiểu về bản chất của ánh sáng.

Bản chất của ánh sáng
Nguồn năng lượng trong mỗi tia sáng phụ thuộc vào bước sóng của nó: bước sóng
càng thấp, năng lượng càng lớn. Trong giới hạn nhìn thấy của mắt người, ánh sáng
tím chứa nhiều năng lượng nhất, và đối lập với nó - ánh sáng đỏ sẽ mang theo ít
năng lượng nhất.
Ánh sáng hồng ngoại có thể được chia làm 3 miền chính:

Vùng cận hồng ngoại: nằm gần sát với vùng ánh sáng mà mắt người có khả năng
quan sát được, những ánh sáng nằm trong vùng này có bước sóng khoảng từ 0.71.3 micron, hay 1 phần 7 tỷ tới 1 phần 1300 tỷ mét.
Vùng giữa hồng ngoại: Ánh sáng nằm trong vùng này có bước sóng vào khoảng
1.3 đến 3 micron.
20



Vùng ánh sáng nhiệt: chiếm khoảng rộng nhất, với bước sóng vào khoảng từ 3 đến
30 micron.
Sự khác biệt giữa vùng ánh sáng nhiệt với hai vùng còn lại nằm ở chỗ: những ánh
sáng nhiệt sẽ được phát xạ đi, thay vì phản chiếu một vật thể. Và nguyên nhân của
sự khác biệt là do những hiện tượng xảy ra trong thế giới hạ phân tử. Như ta đã
biết, khi một electron di chuyển tới một quỹ đạo mang năng lượng cao hơn, nó sẽ
có xu hướng quay về quỹ đạo cũ. Và khi làm như vậy, electron này sẽ giải phóng ra
năng lượng dưới dạng photon - một phần tử của ánh sáng. Photon được phát xạ
này, có bước sóng hoàn toàn phụ thuộc vào trạng thái của electron đã giải phóng ra
nó. Và với một vật thể có nhiệt độ cao, các phần tử trong nó mang động lượng rất
lớn, do đó các photon được phát xạ ra sẽ có bước sóng nằm trong giới hạn mắt
người quan sát được: đỏ sau đó là da cam, vàng, xanh, thậm chí là trắng.
Quá trình hoạt động cua công nghệ night vision
1. Một ống nhòm chuyên dụng sẽ thu thập thông tin về các tia hồng ngoại và các
tia sáng cận hồng ngoại.
2. Những tia sáng này sau đó sẽ được gửi tới một ống khuếch đại hình ảnh
3. Ống khuếch đại này chứa một thiết bị có tên gọi photocathode, với tác dụng là
chuyển năng lượng từ các photon vào các electron.
4. Khi các electron này đi qua ống khuếch đại hình ảnh, các electron tương tự sẽ
được giải phóng ra khỏi các nguyên tử nằm trên ống, do đó khuếc đại số lượng các
electron này lên gấp hàng nghìn lần.
5. Các electron này sẽ di chuyển trong nhiều kênh khác nhau, và ở cuối ống, các
electron này sẽ gắn vào một màn hình đã được bôi phốt pho. Vị trí của các electron
này trên màn hình phospho hoàn toàn phụ thuộc vào các electron được tạo ra ban
đầu, nên hình ảnh hiển thị sẽ rất rõ ràng và chính xác. Năng lượng của các electron
này sẽ kích hoạt các nguyên tử phospho, làm các electron nằm trong các nguyên tử
phospho đạt đến 1 trạng thái năng lượng cao hơn, và giải phóng ra photon, từ đó
tạo ra hình ảnh. Việc sử dụng phospho làm chất hiển thị đã giải thích cho màu xanh

mà ta thường thấy khi bật thiết bị này.
6. Những hình ảnh này sẽ được quan sát thông qua một thấu kính khác, được gọi là
thị kính. Thị kính sẽ cho phép bạn phóng đại và tập trung vào quan sát vật thể.
21


Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo
Trường Đại Học Lạc Hồng

GVCN: Đỗ Tấn Thích
MSSV:118000094
Họ Và Tên : Thập Hải Long
Lớp : 18OT112

Ngày 22 Tháng 11 Năm 2018
22



×