Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu nâng cao chất lượng xây dựng các công trình sửa chữa đường bộ của Công ty cổ phần XDCT giao thông 244

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1021.98 KB, 95 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Đất nước ta đang từng ngày phát triển, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa đã phát huy hiệu quả tích cực, thể hiện chủ trương đúng đắn của Đảng ta trong
định hướng xây dựng và phát triển đất nước khi đưa nước ta phát triển từng bước vững
chắc từ một nước lạc hậu, nghèo đói trong khu vực và thế giới thành một nước đang
phát triển. Thu nhập bình quân đầu người (GDP) không ngừng tăng lên hàng năm.
Năm 2006, nước ta chính thức ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, đây là cơ
hội lớn đối với sự phát triển nền kinh tế của đất nước nhưng đồng thời cũng đặt ra
nhiều thách thức cho các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội trong nước. Một nền kinh tế
phát triển bền vững đòi hỏi có một cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại để tạo tiền đề,
làm động lực phát triển kinh tế - xã hội. Hàng năm, nhà nước đã huy động hàng chục
ngàn tỷ đồng từ các nguồn vốn khác nhau để đầu tư xây dựng, sửa chữa các công trình
hạ tầng giao thông đường bộ.
Tuy nhiên, trong thực tế đầu tư xây dựng các công trình giao thông, hiện tượng lãng
phí, thất thoát và các công trình xây dựng có chất lượng không tốt vẫn tồn tại đã làm
ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả đầu tư và tạo ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh
tế, xã hội. Do đó, việc quản lý dự án nói chung và quản lý chất lượng xây dựng các
công trình giao thông nói riêng luôn được quan tâm của các cơ quan quản lý chuyên
ngành cũng như toàn xã hội.
Thời gian vừa qua, cùng với cả nước, Bộ giao thông vận tải đã có rất nhiều cố gắng
trong công tác phát triển mạng lưới giao thông đường bộ trên cả nước bằng cách huy
động các nguồn vốn trong và ngoài nước cũng như mạnh dạn tạo cơ chế để thu hút vốn
BOT… Nhiều tuyến quốc lộ, đường cao tốc được sửa chữa cải tạo hoặc xây dựng mới
đáp ứng cơ bản nhu cầu giao thông phát triển kinh tế xã hội. Giao thông đường bộ đã
có một diện mạo mới. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề về chất lượng xây dựng, sửa chữa và
duy tu bảo dưỡng các công trình giao thông cần được nghiên cứu, xem xét một cách
nghiêm túc để khắc phục các vấn đề về chất lượng xây dựng công trình.

1



Công ty cổ phần XDCTGT 244 tiền thân là Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 244
(doanh nghiệp công ích – Trực thuộc Khu quản lý đường bộ II, Cục đường bộ việt
nam nay là Cục quản lý đường bộ I thuộc Tổng cục đường bộ việt nam) được thành
lập năm 1997 có nhiệm vụ quản lý, sửa chữa cầu đường bộ tuyến QL3 đoạn Km
113+816(địa phận huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) – Km 344+436 (cửa khẩu Tà Lùng,
Cao Bằng). Năm 2010, Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 244 đổi tên thành Công
ty TNHH MTV quản lý và sửa chữa đường bộ 244 là doanh nghiệp 100% vốn nhà
nước. Năm 2014, Công ty trải qua 2 lần nhà nước thoái vốn khỏi doanh nghiệp, Từ
1/1/2015 đến nay là doanh nghiệp cổ phần không còn vốn nhà nước.
Từ một doanh nghiệp của nhà nước có chức năng quản lý tuyến đường quốc lộ 3 được
giao gắn liền với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh phục vụ các mục tiêu chính trị là chủ
yếu, chuyển sang hoạt động với mô hình công ty cổ phần thoát khỏi các yếu tố nhà
nước, hòa mình trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh hết sức khốc liệt với bộ máy
nhân sự cơ bản được giữ nguyên như ban đầu là yếu tố thuận lợi và cũng là những khó
khăn của Công ty phải đối mặt để tổ chức tốt sản xuất kinh doanh. Công tác Chất
lượng, tiến độ, hiệu quả luôn là khẩu hiệu và cũng là mục tiêu sống còn của Công ty để
đảm bảo phát triển bền vững. Tuy nhiên, do những hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ
cũng như những vấn đề khách quan đem lại nên nhiều công trình, dự án chưa đạt được
những kết quả, chất lượng… như mong muốn. Vì vậy, việc thực hiện đề tài “Nghiên
cứu nâng cao chất lượng xây dựng các công trình sửa chữa đường bộ của Công ty cổ
phần XDCT giao thông 244” nhằm góp một phần vào mục tiêu đó.
2. Mục đích của đề tài:
Đề tài nhằm nghiên cứu giải quyết các vấn đề còn bất cập, hạn chế trong công tác quản
lý chất lượng xây dựng các công trình sửa chữa đường bộ của Công ty cổ phần XDCT
giao thông 244, qua đó nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý chất lượng xây dựng các
công trình do Công ty thực hiện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:


2


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến công tác quản lý chất
lượng xây dựng công trình giao thông.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu tập trung vào các công trình sửa chữa đường bộ được Công ty cổ
phần XDCT giao thông 244 thi công trong thời gian qua.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
Cách tiếp cận :
- Tiếp cận khoa học quản lý chất lượng
- Tiếp cận thực tiễn
Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập, tổng hợp, phân tích và kế thừa các kết quả nghiên cứu
- Phân tích thống kê
- Phương pháp chuyên gia
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài đã hệ thống hóa và đưa ra phương pháp luận khoa học
trong công tác quản lý chất lượng sửa chữa công trình đường bộ.
- Đề tài đã đề xuất được các giải pháp kỹ thuật và quản lý chất lượng, giúp cho công ty
cổ phần XDCT giao thông 244 quản lý tốt chất lượng sửa chữa công trình.
6. Kết quả đạt được của đề tài
- Dựa trên cơ sở khoa học đã phân tích thực trạng chất lượng và công tác quản lý chất
lượng công tác sửa chữa công trình đường bộ.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác sửa chữa công
trình đường bộ tại công ty CPXD giao thông 244.

3



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
1.1 Về chất lượng công trình xây dựng đường bộ:
1.1.1 Công trình xây dựng
1.1.1.1Khái niệm:
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật
liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình được liên kết định vị với đất, có thể bao
gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước,
được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng dân
dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công
trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác. [1]
1.1.1.2 Đặc điểm:
- Công trình xây dựng thường có vốn đầu tư lớn, chiếm tỉ trọng lớn trong ngân sách
quốc gia.
- Công trình xây dựng có quy mô, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian
sản xuất xây lắp kéo dài.
- Công trình xây dựng cố định tại nơi sản xuất, phương tiện thi công, người lao động,
… phải di chuyển đến địa điểm xây dựng.
- Công trình xây dựng được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc theo giá thỏa thuận với chủ
đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm không thể hiện rõ.
1.1.2 Chất lượng công trình xây dựng
- Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và
mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng,
các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế.
- Chất lượng công trình xây dựng không chỉ đảm bảo sự an toàn về mặt kỹ thuật mà
còn phải thỏa mãn các yêu cầu về an toàn sử dụng có chứa đựng yếu tố xã hội và kinh
tế.

4



- Để có được chất lượng các công trình xây dựng như mong muốn, có nhiều yếu tố ảnh
hưởng, trong đó yếu tố cơ bản nhất là năng lực quản lý (của chính quyền, của chủ đầu
tư) và năng lực của các nhà thầu tham gia các quá trình hình thành sản phẩm xây dựng.
Chất lượng công trình xây dựng là chất lượng của cả một quá trình từ chất lượng khảo
sát, chất lượng thiết kế, tổ chức thi công xây lắp đến khi đưa công trình vào vận hành
khai thác sử dụng.
- Từ góc độ bản thân sản phẩm xây dựng và người thụ hưởng sản phẩm xây dựng, chất
lượng công trình xây dựng được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản như: công năng, độ
tiện dụng; tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật; độ bền vững, tin cậy; tính thẩm mỹ; an
toàn trong khai thác, sử dụng, tính kinh tế; và đảm bảo về tính thời gian (thời gian
phục vụ của công trình). Rộng hơn, chất lượng công trình xây dựng còn có thể và cần
được hiểu không chỉ từ góc độ bản thân sản phẩm và người hưởng thụ sản phẩm xây
dựng mà còn cả trong quá trình hình thành sản phẩm xây dựng đó.
Một số vấn đề cơ bản trong đó là:
- Chất lượng công trình xây dựng cần được quan tâm ngay từ khi hình thành ý tưởng
về xây dựng công trình, từ khâu qui hoạch, lập dự án, chất lượng khảo sát, chất lượng
thiết kế…
- Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng nguyên vật liệu,
cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng đơn lẻ, của các bộ phận, hạng mục công
trình.
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định
nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình thành và thực hiện
các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ công nhân, kỹ sư
lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng.
- Vấn đề an toàn không chỉ là trong khâu khai thác, sử dụng đối với người thụ hưởng
công trình mà còn là cả trong giai đoạn thi công xây dựng đối với đội ngũ công nhân,
kỹ sư xây dựng.

5



- Tính thời gian không chỉ thể hiện ở thời hạn công trình xây dựng có thể phục vụ mà
còn ở thời hạn phải xây dựng và hoàn thành, đưa công trình vào khai thác sử dụng.
- Tính kinh tế không chỉ thể hiện ở số tiền quyết toán công trình mà chủ đầu tư phải
chi trả mà còn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho các nhà thầu thực hiện các
hoạt động và dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng…
- Vấn đề môi trường: cần chú ý không chỉ từ góc độ tác động của dự án tới các yếu tố
môi trường mà cả tác động theo chiều ngược lại, tức là tác động của các yếu tố môi
trường tới quá trình hình thành dự án.
1.1.3 Quản lý chất lượng xây dựng công trình giao thông đường bộ.
- Quản lý chất lượng công trình xây dựng nói chung và quản lý chất lượng xây dựng
công trình giao thông đường bộ nói riêng là tập hợp các hoạt động từ đó đề ra các yêu
cầu, quy định và thực hiện các yêu cầu, quy định đó bằng các biện pháp như kiểm soát
chất lượng, đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống.
Hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng chủ yếu là công tác kiểm tra giám
sát của chủ đầu tư và của các chủ thể khác.
- Công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng nói chung và quản lý chất
lượng xây dựng công trình giao thông đường bộ nói riêng có vai trò to lớn đối với chủ
đầu tư, nhà thầu tư vấn khảo sát, thiết kế và xây dựng cụ thể là:
Đối với chủ đầu tư, đảm bảo và nâng cao chất lượng sẽ thỏa mãn được các yêu cầu của
chủ đầu tư, tiết kiệm được vốn và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Đảm bảo
và nâng cao chất lượng tạo lòng tin, sự ủng hộ của chủ đầu tư đối với nhà thầu, góp
phần phát triển mối quan hệ hợp tác lâu dài.
Đối với nhà thầu, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình xây dựng sẽ tiết
kiệm nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nhân công, tăng năng suất lao động. Nâng cao
chất lượng công trình xây dựng là tư liệu sản xuất có ý nghĩa quan trọng tới năng suất
lao động, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ đối với nhà thầu. Quản lý chất lượng
công trình xây dựng là yếu tố quan trọng, quyết định sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp xây dựng. Hàng năm, vốn đầu tư dành cho xây dựng rất lớn, chiếm từ 30-


6


45%GDP, vì vậy quản lý chất lượng công trình xây dựng rất cần được quan tâm. Thời
gian qua, còn có những công trình có chất lượng kém, bị bớt xén, rút ruột khiến dư
luận bất bình. Do vậy vấn đề cần thiết đặt ra là làm sao để công tác quản lý chất lượng
công trình xây dựng có hiệu quả.
- Nội dung hoạt động quản lý chất lượng theo các giai đoạn của dự án:
Sản phẩm công trình xây dựng được đặt hàng bao tiêu sử dụng trước khi có sản phẩm
cùng với đặc điểm nêu trên để dạt được một công trình xây dựng chất lượng tốt thì
từng công đoạn khảo sát, thiết kế, thi công; từng loại vật liệu; thiết bị, dây truyền công
nghệ, con người thực hiện… đều phải tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn, hướng dẫn ký
thuật và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Để đảm bảo chắc chắn quá trình
đầu tư xây dựng đã thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng cần phải thực hiện công tác
giám sát trong suốt quá trình thực hiện để quản lý chất lượng công trình xây dựng. Do
vậy công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng thực chất là công tác giám sát,
đây là nhiệm vụ của tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình hình thành nên sản phẩm
xây dựng bao gồm: Người quyết định đầu tư thông qua cơ quan quản lý chuyên
nghành về đầu tư xây dựng, chủ đầu tư, các nhà thầu, các tổ chức và cá nhân liên quan
trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình.
Giám sát là nhiệm vụ của chủ đầu tư và các chủ thể ký kết hợp đồng với chủ đầu tư.
Có thể gọi chung công tác giám sát là Giám sát xây dựng. Nội dung công tác giám sát
tùy theo nội dung của thành phần công việc.
Tự giám sát là nhiệm vụ của các chủ thể tham gia công tác khảo sát, thiết kế, xây lắp
và lắp đặt thiết bị công trình đã ký kết hợp đồng thực hiện công việc với chủ đầu tư.
Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành kiểm tra quá trình thực hiện công tác giám
sát và tuân thủ luật pháp của chủ đầu tư và các chủ thể tham gia xây dựng công trình.
Theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng [2], công tác quản lý chất lượng xuyên suốt các

giai đoạn từ khâu khảo sát, thiết kế đến thi công và khai thác công trình theo nguyên
tắc:

7


- Công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình phải đảm bảo an toàn cho
bản thân công trình và các công trình lân cận; đảm bảo an toàn trong quá trình thi công
xây dựng và tuân thủ các quy định của pháp luật.
- Công trình, hạng mục công trình chỉ được nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng khi
đáp ứng được các yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp
dụng cho công trình, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của Chủ đầu tư theo nội
dung của hợp đồng và qui định của pháp luật có liên quan.
- Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù
hợp với công việc thực hiện, có hệ thống quản lý chất lượng và chịu trách nhiệm về
chất lượng các công việc do mình thực hiện trước chủ đầu tư và trước pháp luật.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng phù hợp với tính chất, qui mô
và nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng
công trình theo qui định của Nghị định.
- Người quyết định đầu tư có trách nhiệm kiểm tra việc tổ chức thực hiện quản lý chất
lượng công trình xây dựng của Chủ đầu tư và các nhà thầu theo qui định của Nghị định
và qui định của Pháp luật có liên quan.
- Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng huống dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất
lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; kiểm tra, giám định chất
lượng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình
xây dựng theo qui định của pháp luật.
* Nội dung quản lý chất lượng công trình xây dựng đường bộ:
Nội dung của các chủ thể giám sát và tự giám sát trong các giai đoạn của dự án xây
dựng đường bộ như sau:
- Giám sát chất lượng của chủ đầu tư: Lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện

năng lực theo qui định để thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình, thí nghiệm,
kiểm định chất lượng công trình và các công việc tư vấn xây dựng khác. Thông báo
vwf nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của chủ

8


đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình cho các nhà thầu có liên quan
biết để phối hợp thực hiện.
- Trong giai đoạn khảo sát: Chủ đầu tư thực hiện công tác giám sát với nội dung kiểm
tra năng lực thực tế của nhà thầu khảo sát xây dựng, việc tuân thủ các qui định trong
hợp đồng xây dựng của nhà thầu trong quá trình thực hiện khảo sát; theo dõi, kiểm tra
việc thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm: Vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát, qui
trình thực hiện khảo sát, lưu giữ số liệu khảo sát và mẫu thí nghiệm, kiểm tra thí
nghiệm trong phòng thí nghiệm và thí nghiệm hiện trường, kiểm tra công tác đảm bảo
an toàn lao động, an toàn môi trường trong quá trình thực hiện khảo sát. Nghiệm thu,
phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng theo đề cương đã được phê duyệt. Ngoài
sự giám sát của chủ đầu tư, nhà thầu khảo sát xây dựng phải có bộ phận chuyên trách
tự giám sát công tác khảo sát.
- Trong giai đoạn thiết kế: Nhà thầu tư vấn thiết kế bố trí đủ người có kinh nghiệm và
chuyên môn phù hợp để thực hiện thiết kế; cử người có đủ điều kiện năng lực theo qui
định để làm chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế đồng thời có bộ phận tự giám sát
sản phẩm thiết kế theo các qui định và chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật
về chất lượng thiết kế xây dựng công trình. Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước
chuyên ngành thực hiện công tác thẩm tra hoặc thuê đơn vị tư vấn có năng lực thẩm tra
trước khi chủ đầu tư nghiệm thu sản phẩm thiết kế. Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế các
giai đoạn và chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của các bản vẽ thiết kế giao cho nhà
thầu.
- Trong giai đoạn thi công xây dựng công trình: Nhà thầu thi công xây dựng công trình
lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với qui mô công trình trong đó qui định trách

nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận đối với việc quản lý chất lượng công trình xây
dựng. Chủ đầu tư thực hiện công tác giám sát hoặc thuê đơn vị tư vấn có đủ năng lực
thực hiện công tác giám sát từ vật liệu đàu vào, quá trình tổ chức thi công tới khi
nghiệm thu công trình đưa vào vận hành khai thác. Cùng giám sát với chủ đầu tư còn
có nhà thầu thiết kế xây dựng công trình thực hiện nhiệm vụ giám sát tác giả và ở một
số dự án còn có sự tham gia giám sát của cộng đồng;

9


- Trong giai đoạn bảo hành công trình: Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử
dụng công trình có trách nhiệm kiểm tra tình trạng công trình xây dựng, phát hiện hư
hỏng để yêu cầu sửa chữa, thay thế, giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục sửa
chữa đó;
Bên cạnh sự giám sát, tự giám sát cảu các chủ thể, quá trình triển khai xây dựng còn có
sự tham gia giám sát của nhân dân, của các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng
công trình xây dựng.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng:
Do đặc điểm của công trình xây dựng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
công trình xây dựng, Luận văn chỉ xem xét các nhân tố này theo các nhóm yếu tố chủ
quan và khách quan.
- Yếu tố con người:
+ Chủ đầu tư: Sự kiên quyết của chủ đầu tư đối với chất lượng công trình là quan trọng
nhất. Nơi nào chủ đầu tư (hoặc giám sát của chủ đầu tư) nghiệm túc thực hiện đúng
quy chuẩn, tiêu chuẩn, chỉ dẫn kỹ thuật trong quá trình tổ chức giám sát thì nơi đó có
sản phẩm công trình xây dựng chất lượng tốt. Thực tế cùng một công trình xây dựng
tương tự với cùng một nhà thầu xây dựng vẫn con người đó, dây chuyền thiết bị không
thay đổi nếu Tư vấn giám sát là người nước ngoài thì công trình đó chất lượng tốt hơn
tư vấn giám sát là người Việt nam.
+ Nhà thầu xây dựng: Nhà thầu thi công xây dựng đóng vai trò quyết định trong công

tác quản lý chất lượng công trình xây dựng. Nếu lực lượng này không quan tâm đúng
mức chất lượng sản phẩm do mình làm ra, chạy theo lợi nhuận thì sẽ ảnh hưởng không
tốt tới chất lượng công trình.
Công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu: Quá trình tổ chức đấu thầu nếu lựa chọn được
nhà thầu đủ năng lực, kinh nghiệm tổ chức thi công, có hệ thống quản lý chất lượng
thực hiện nghiêm túc theo tiêu chuẩn ISO, hệ quả là sẽ có công trình chất lượng tốt.

10


+ Ngoài ra còn có các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thí nghiệm, kiểm định… cũng là
những đối tượng có tác động không nhỏ đến chất lượng công trình;
+ Thiết bị và dây chuyền công nghệ: Thiết bị và dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên
tiến cũng góp phần tạo ra công trình có chất lượng tốt;
+ Vật tư vật liệu đầu vào là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình, bởi vật tư,
vật liệu là thành phần cấu tạo nên sản phẩm công trình xây dựng. Do vậy phải thực
hiện tốt từ khâu lựa chọn vật tư, vật liệu đến khâu thí nghiệm, kiểm định bảo quản sử
dụng.
+ Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các văn bản quy phạm pháp luật khoa học hợp lý,
phù hợp với thực tế sản xuất sẽ góp phần nâng cao chất lượng công trình xây dựng.
Ngược lại sẽ cản trở sản xuất và ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình.
- Ảnh hưởng theo nhóm yếu tố khách quan:
+ Khí hậu: Mưa, nắng, bão lũ, nhiệt độ, độ ẩm… ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ
thi công công trình;
+ Điều kiện địa chất, thủy văn phức tạp cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
công trình, đặc biệt là các hạng mục nền móng công trình.
1.1.4 Các mô hình quản lý chất lượng xây dựng công trình giao thông
Từ các nguyên tắc chung ở trên ta thấy rằng trong hoạt động xây dựng công trình giao
thông có sử dụng vốn nhà nước có hai chủ thể chính tham gia trực tiếp quản lý chất
lượng trong suốt quá trình đầu tư xây dựng đó là:

- Người quyết định đầu tư: Là cá nhân hoặc đại diện cho cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư. Cụ thể là Thủ tướng chính
phủ đối với những công trình quan trọng quốc gia do Quốc Hội phê duyệt chủ trương
đầu tư; Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương; Chủ tịch Quận, Huyện, xã, Thị trấn theo phân cấp là người quyết định đầu
tư theo phân cấp theo Luật ngân sách.

11


Người quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư và dự án đầu tư đồng thời chỉ định Chủ
đầu tư trong quá trình phê duyệt dự án đầu tư.
Mặt khác người quyết định đầu tư thành lập cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng
quản lý nhà nước chuyên ngành giúp việc cho mình kiểm tra, đôn đốc chất lượng, tiến
độ trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình, cụ thể là:
+ Bộ giao thông vận tải: Cục quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông là
cơ quan trực thuộc Bộ GTVT thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực
hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về quản lý xây dựng và chất lượng
công trình xây dựng trong giai đoạn thực hiện đầu tư đối với các dự án đầu tư xây
dựng do Bộ giao thông vận tải quản lý; quản lý nhà nước về chất lượng các công trình
xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trong phạm vi cả nước theo nhiệm vụ và quyền
hạn của Bộ Giao thông vận tải.
Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông có trụ sở đặt tại thành phố
Hà nội.
+ Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương: Sở giao thông vận tải là
cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng chuyên
ngành.
+ Ủy ban nhân dân thành phố, UBND huyện: Có các phòng nghiệp vụ (Phòng Hạ tầng
kinh tế, Phòng quản lý đô thị…) là cơ quan chuyên môn giúp việc cho Ủy ban nhân

dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây
dựng chuyên ngành.
+ Các Ban quản lý dự án trực thuộc Tổng cục đường bộ Việt nam: Là các đơn vị sự
nghiệp hoạt động và thực hiện nhiệm vụ tư vấn quản lý dự án các dự án giao thông
đường bộ được Bộ giao thông vận tải hoặc Tổng cục đường bộ việt nam giao.
+ Các Ban quản lý dự án giao thông đường bộ trực thuộc Sở giao thông vận tải : Là
các đơn vị sự nghiệp hoạt động và thực hiện nhiệm vụ tư vấn quản lý dự án các dự án
giao thông đường bộ được Sở giao thông vận tải giao.

12


+ Ban quản lý các dự án trực thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh: Là các đơn vị sự nghiệp
hoạt động và thực hiện nhiệm vụ tư vấn quản lý dự án các dự án giao thông đường bộ
được giao trên địa bàn tỉnh.
+ Ban quản lý dự án trực thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, Thành phố, Thị xã: Là các
đơn vị sự nghiệp hoạt động và thực hiện nhiệm vụ tư vấn quản lý dự án các dự án giao
thông đường bộ được giao trên địa bàn huyện, Thành phố, Thị xã.
- Chủ đầu tư: Là người sở hữu vốn hoặc được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư
xây dựng công trình.
Chủ đầu tư là người trực tiếp tổ chức quản lý chất lượng và thực hiện quá trình xây
dựng công trình thông qua quá trình tổ chức đấu thầu và quản lý bằng hợp đồng với
các chủ thể tham gia quá trình đầu tư, xây dựng công trình. Chủ đầu tư có thể trực tiếp
thực hiện công tác quản lý chất lượng thông qua bộ máy của mình hoặc thuê tư vấn
giám sát thực hiện công tác quản lý chất lượng thông qua đấu thầu lựa chọn hoặc chỉ
định thầu đơn vị tư vấn giám sát quản lý chất lượng công trình. Các chủ thể tham gia
quá trình xây dựng như đơn vị khảo sát, thiết kế, xây lắp và chế tạo thiết bị… đều phải
thỏa mãn các điều kiện của nguyên tắc chung đó là năng lực phù hợp với công việc
thực hiện, có hệ thống quản lý chất lượng và chịu trách nhiệm về chất lượng các công
việc xây dựng do mình thực hiện trước chủ đầu tư và trước pháp luật.

Tự giám sát: Là công việc của các nhà thầu khảo sát, thiết kế và thi công công trình
với các sản phẩm của mình tạo ra trong quá trình hoạt động xây dựng.
Tất cả các hoạt động giám sát nêu trên đều góp phần đảm bảo chất lượng của công
trình xây dựng. Kết quả của hoạt động giám sát được thể hiện thông qua hồ sơ quản lý
chất lượng , bao gồm các văn bản phê duyệt, biên bản nghiệm thu và bản vẽ hoàn công
, nhật ký giám sát của chủ đầu tư, nhật ký thi công của nhà thầu, các thông báo công
văn trao đổi, văn bản thống nhất. Việc thực hiện các hoạt động giám sát chất lượng,
lập và lưu trữ hồ sơ quản lý chất lượng được gọi chung là công tác quản lý chất lượng.
2. Phương pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng

13


Căn cứ vào hệ thống qui chuẩn, tiêu chuẩn ký thuật và văn bản quy phạm pháp luật ở
Việt nam, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng thực hiện bằng hai phương
pháp:
- Phương pháp đo lường (định lượng): Hiện nay trên các công trình xây dựng đều có
các phòng thí nghiệm hợp chuẩn của nhà thầu xây dựng hoặc liên doanh với nhà thầu
xây dựng thực hiện công tác thí nghiệm kiểm tra đánh giá chất lượng.
+ Đối với vật tư, vật liệu: Dùng phương pháp đo lường và thực hiện các thí nghiệm
đánh giá các chỉ tiêu của vật tư, vật liệu sử dụng để đưa vào xây dựng công trình nếu
đạt yêu cầu nhà thầu thi công mới được phép sử dụng, nếu không đạt các chỉ tiêu theo
đúng yêu cầu thiết kế phải mang ra khỏi công trường.
+ Quá trình xây lắp: Đo, đếm kiểm tra các kích thước hình học công trình tương lai sẽ
đạt được, đánh giá các sai số so với thiết kế theo qui chuẩn, tiêu chuẩn đạt hay không
đạt. Nếu đạt thì được phép chuyển bước thi công, nếu không đạt phải thực hiện lại.
Trước khi tiến hành đánh giá bộ phận công trình hay dự án cần xác định phương pháp
đánh gái thông qua việc lấy mẫu và sử dụng phương pháp thống kê. Những mẫu được
lấy đảm bảo tính khách quan trong suốt quá trình thực hiện dự án hay trong các giai
đoạn xây dựng khác nhau. Tất cả các vị trí kiểm tra phải thuận tiện cho việc đánh giá

và các mẫu được lựa chọn phải đảm bảo mang tính đại diện cho toàn bộ công trình và
phải được phân tích, đánh giá theo các tiêu chuẩn quy định hiện hành.
- Phương pháp quan sát (định tính): Dùng kinh nghiệm theo dõi quan sát trực quan để
đánh giá chất lượng công trình xây dựng trong suốt quá trình tổ chức thi công từ khâu
chuẩn bị vật liệu đầu vào, quá trình xây lắp đến khi đưa công trình vào khai thác sử
dụng, tuy nó không định lượng được các chỉ tiêu, thông số nhưng nó đánh giá được
toàn bộ quá trình tạo nên chất lượng sản phẩm công trình xây dựng; phát hiện được
các khuyết tật và các nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng công trình để kịp thời khắc
phục, xử lý.
Ý nghĩa của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng:

14


Chất lượng công trình xây dựng ngày càng được Nhà nước và cộng đồng xã hội quan
tâm. Nếu làm tốt công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng sẽ tạo ra một sản
phẩm xây dựng có công năng và tuổi thọ đáp ứng yêu cầu sử dụng, mang lại lợi ích
cho cộng đồng, phát huy hiệu quả của công tác đầu tư xây dựng, nhất là đối với công
trình đầu tư xây dựng từ nguồn vốn nhà nước. Đây là một yêu cầu tất yếu không chỉ
của cơ quan quản lý nhà nước, các chủ thể tham gia xây dựng công trình mà còn là của
cả cộng đồng xã hội.
1.2 Những hư hỏng thường gặp ở các công trình đường bộ và nguyên nhân.
Trong quá trình khai thác sử dụng công trình cầu đường, do tác động của tải trọng, các
yếu tố thời tiết, các yếu tố khí hậu, thủy văn, lũ lụt… và yếu tố thời gian sẽ làm cho
các công trình bị xuống cấp và xuất hiện những hư hỏng. Những hư hỏng xuất hiện
nhiều hay ít tùy thuộc vào cấp loại công trình và mức độ khai thác sử dụng như lưu
lượng xe trên một đơn vị thời gian, tải trọng xe khai thác cho phép và diễn biến thực tế
tải trọng các phương tiện lưu thông, kết cấu công trình, đặc điểm địa chất thủy văn, khí
hậu … và đặc biệt quan trọng là công tác sửa chữa, bảo trì cầu đường bộ.
Thực tế cho thấy rằng sau khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử

dụng thì công tác duy tu bảo dưỡng, bảo trì cầu đường bộ là cực kỳ quan trọng, nó là
yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ công trình cũng như đảm bảo năng lực khai thác
hiệu quả, an toàn cho công trình cầu đường bộ cũng như vấn đề an toàn giao thông nói
chung.
1.2.1 Các hư hỏng nền, mặt đường thường gặp ở các công trình đường bộ:
Mặt đường là kết cấu ngoài cùng của kết cấu công trình đường bộ chịu tác động trực
tiếp của lốp xe và các tải trọng khác cũng như ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết, nhiệt
độ, thủy văn… nên rất dễ phát sinh hư hỏng. Hiện nay, mạng lưới giao thông đường
bộ nước ta chủ yếu sử dụng kết cấu mặt đường lớp trên bằng bê tông nhựa rải nóng, đá
dăm láng nhựa, thấm nhập nhựa hoặc mặt đường bê tông xi măng. Một số công trình
sửa chữa mặt đường sử dụng kết cấu bằng bê tông nhựa cacboncor làm áo đường, loại
kết cấu áo đường này ít phổ biến do còn nhiều e ngại về độ bền của công trình theo
thời gian.

15


Kết cấu nền đường thường sử dụng đất đắp, đất liền thổ hoặc cát được xử lý gia cố
đảm bảo độ chặt trên nền đất tự nhiên theo yêu cầu thiết kế.
Kết cấu móng mặt đường thường dùng là kết cấu đá dăm tiêu chuẩn được lu lèn đảm
bảo độ chặt thiết kế hoặc kết cấu cấp phối đá dăm loại. Với mặt đường bê tông xi
măng, thường dùng kết cấu bê tông xi măng có mác bê tông thấp hơn để làm lớp
móng.
Tùy thuộc vào loại mặt đường mà quá trình khai thác sử dụng có thể xuất hiện các
dạng hư hỏng thường gặp như sau:
- Ổ gà mặt đường: Là các hư hỏng lớp áo ngoài cùng của mặt đường gây ra các hố
bong bật mặt đường, khi mới xuất hiện có thể chỉ khoảng <15*15cm nhưng có thể
phát triển tăng diện tích hư hỏng rất nhanh, nhất là vào mùa mưa lũ nếu không được
kịp thời sửa chữa. Loại hư hỏng này có thể gặp với các loại mặt đường nhưng nhiều
nhất là dạng mặt đường đá dăm láng nhựa hoặc thấm nhập nhựa. Rất hiếm gặp với kết

cấu mặt đường bê tông xi măng.
- Xô trượt thảm bê tông nhựa, bong bật kết cấu thảm: là hiện tượng một hay nhiều lớp
thảm bê tông nhựa phía trên mặt đường bị trượt xô khỏi vị trí ban đầu, bong bật gây
biến dạng mặt đường do tác dụng của lực bánh xe tác động vào gây nên (Hình 1.1)
- Lún vệt bánh xe: Là dạng hư hỏng gây lún mặt đường dọc theo đường ở vị trí vệt
hàng bánh xe chạy. Loại hư hỏng này thường xuất hiện nhiều ở kết cấu mặt đường bê
tông nhựa. Các khu vực có lưu lượng xe tải nặng lưu thông cao. Mùa hè có nhiệt độ
cao cùng các yếu tố xe quá tải trọng thiết kế đường hoạt động không được kiểm soát
kịp thời là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các hư hỏng dạng này xuất hiện rất nhiều
trong thời gian vừa qua. Một số nguyên nhân khác cũng được nghiên cứu để có các
giải pháp khắc phục (Hình 1.2).
- Cao su nền đường: Là hiện tượng nền đường bị phá vỡ kết cấu chịu lực dưới tác dụng
của tải trọng động hoặc nước ngầm… gây ra hiện tượng lún có đàn hồi mặt đường
dưới tác dụng của tải trọng, khi có tải trọng xe thì mặt đường bị lún võng xuống khi xe
đi qua lại trở lại gần như cũ, quan sát rõ bằng mắt thường. Do biến dạng lún lớn nên

16


phần áo đường bị phá hủy có thể nứt vỡ hoặc gây nên trồi trượt, biến dạng nền mặt
đường. Có thể có cả bùn đất phùi lên mặt đường mỗi khi xe chạy qua.
- Cao su mặt đường: Là hiện tượng hư hỏng lớp móng mặt đường gây phá hoại lớp áo
đường và nhận biết gần giống hiện tượng cao su nền đường nhưng phần hư hỏng cần
sửa chữa chỉ dừng lại ở lớp móng của kết cấu mặt đường.
- Cóc gặm: là hư hỏng kết cấu mặt đường dọc theo mép đường phần tiếp giáp với lề
đường tạo nên các hình dạng giống cóc gặm. Hư hỏng dạng này thường có ở mặt
đường đá dăm láng nhựa.
- Nứt vỡ mặt đường bê tông xi măng: Xuất hiện các loại vết nứt chéo, vết nứt ngang,
vết nứt dọc, vết nứt hỗn hợp, vỡ góc, vỡ cạnh tấm bê tông mặt đường.
- Tấm bản mặt đường bê tông xi măng bị lún và chuyển vị.

- Lún võng cục bộ mặt đường: Mặt đường xuất hiện các vị trí lún cục bộ với diện tích
hạn chế, thường là dọc theo các vệt bánh xe nhưng cũng có thể là lún cục bộ ngang
đường nhất là tại các vị trí hai bên mang cống, đầu cầu… gây mất an toàn giao thông.
- Rạn nứt chân chim mặt đường (nứt lưới): thường gặp ở mặt đường có kết cấu đá dăm
láng nhựa hay thảm bê tông nhựa.
- Bong tróc mặt đường: Bong lớp láng mặt (đá nhỏ và chất kết dính) khỏi mặt đường
do độ liên kết kém giữa lớp láng (láng mặt) và lớp mặt đường phía dưới.
- Sạt lở ta luy dương nền đường: Là hiện tượng thường xảy ra đối với nền đường đào
hoặc nền đường nửa đào nửa đắp. Đất đá bị mất ổn định trượt khỏi vị trí ban đầu rơi
xuống vùi lấp rãnh dọc, mặt đường gây hư hỏng công trình giao thông và mất an toàn
giao thông nghiêm trọng. Trong mùa mưa lũ, các tuyến đường miền núi thường xuyên
xảy ra hiện tượng hư hỏng dạng này (Hình 1.3).

17


Hình 1.1

Hình ảnh mặt thảm BTN bị xô trượt và bong bật

Hình 1.2

Hình ảnh mặt đường bị lún vệt bánh xe

18


Hình 1.3

Hình ảnh sạt lở ta luy dương đường QL3


Hình 1.4

Hình ảnh sói lề đường

19


- Sạt lở ta luy âm nền đường: Là hiện tượng nền đất phía ta luy âm nền đường bị trôi
trượt, sạt lở gây phá hoại kết cấu nền mặt đường rất nguy hiểm. Hiện tượng này
thường gặp ở các tuyến đường miền núi, đường chạy dọc theo bờ sông, suối…Thường
phải làm kè rọ thép đá hộc hoặc xấy kè đá, kè bê tông để khắc phục, sửa chữa hư hỏng
dạng này.
- Sói lở ta luy nền đường đắp: Do nước chảy tập trung với lưu lượng lớn từ mặt đường
đổ xuống mái ta luy làm sói trôi đất nền đường, thường hay xuất hiện ở đầu tường
cánh cống hoặc phần đất đắp ¼ nón cầu hay nền đắp phía bụng của đường cong.
- Sụt lún nền, mặt đường: Do nhiều nguyên nhân, một đoạn đường có thể bị sụt xuống
thành hố sâu (Hố tử thần) hoặc bị trôi trượt về phía ta luy âm.
- Sói lề đường: Hiện tượng lề bị sói trôi do nước chảy dọc mép đường hoặc kết hợp
các yếu tố xe chạy gây bong bật lề đường gây nên ( Hình 1.4).
- Hư hỏng công trình thoát nước: Hệ thống cống, rãnh thoát nước mặt đường có thể bị
hư hỏng trong quá trình sử dụng do bị phá hoại bởi thiên nhiên hoặc do phương tiện
giao thông.
- Hư hỏng các công trình an toàn giao thông như hộ lan tôn sóng, cọc tiêu, biển báo
hiệu đường bộ… do tai nạn giao thông hoặc lụt bão và yếu tố thời gian gây nên.
1.2.2 Nguyên nhân gây hư hỏng công trình đường bộ
- Ổ gà mặt đường: Thường xuất hiện cục bộ trên mặt đường do sự bong bật kết cấu
mặt đường tại một hay vài vị trí trên một đơn vị diện tích mặt đường tạo nên các hố hư
hỏng với chiều sâu và chiều rộng phát sinh rất nhanh nếu không được sửa chữa kịp
thời. Ổ gà được tạo nên do chất lượng tại vị trí mặt đường đó không đảm bảo, dưới tác

động của lực ngang do bánh xe chạy trên đường sẽ bị bong bật, gặp thời tiết bất lợi
(đặc biệt là mưa kéo dài) sẽ kết hợp và phát sinh rất nhanh về diện tích và chiều sâu.
Nguyên nhân chính thường do chất lượng vật liệu mặt đường kém; thấm nước; Mất vật
liệu hạt do giao thông gây ra; Nứt lưới hoặc các điểm lún không được sửa chữa kịp
thời.

20


- Xô trượt thảm bê tông nhựa, bong bật kết cấu thảm: Nguyên nhân gây nên hiện
tượng này là do lớp thảm áo đường mỏng, lớp dính bám giữa lớp kết cấu áo đường
ngoài cùng và lớp dưới không tốt, dưới tác dụng của tải trọng xe nặng khi phanh
thường gây nên lực ma sát lớn dẫn tới xô trượt lớp áo đường bê tông nhựa ngoài cùng,
thậm chí gây bóc tách bong bật mảng lớn mặt đường trên những đoạn đường đèo có độ
dốc dọc lớn.
- Lún vệt bánh xe: Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do tải trọng xe quá tải
trọng thiết kế đường; tải trọng trùng phục của xe cộ; Cường độ mặt đường không thích
hợp với lưu lượng xe cùng với yếu tố nhiệt độ cao của mặt đường khi xe chạy gây nên.
Những năm trước 2010, rất hiếm gặp hư hỏng mặt đường dạng này nhưng trong những
năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì lưu lượng xe trên các tuyến
đường tăng đột biến và sự tăng lên nhanh chóng của các xe tải nặng chở quá tải trọng
trục xe đến trên 200% tải trọng thiết kế của đường bộ đã làm hàng loạt các tuyến
đường trên toàn quốc bị hư hỏng dạng này.
- Cao su nền đường: Nguyên nhân do nền đường bị phá hoại bởi các yếu tố tải trọng xe
chạy; nước ngầm; nền đất yếu chưa được xử lý đúng cách, nền đất đắp không được xử
lý loại bỏ đất hữu cơ trước khi đắp hoặc nước mặt ngấm xuống trực tiếp từ mặt đường
qua các hư hỏng áo đường dẫn đến nền đường bị suy giảm cường độ chịu tải, dưới tác
dụng của tải trọng xe chạy nền đường bị phá hoại gây nên hiện tượng cao su nền
đường.
- Cao su mặt đường: Nguyên nhân do hư hỏng lớp móng mặt đường (thường là cấp

phối đá dăm). Quá trình thi công cấp phối đá dăm làm lớp móng mặt đường nếu kiểm
soát chất lượng không tốt sẽ có các hiện tượng phân tầng vật liệu, xô dồn vật liệu hạt
to, kiểm soát độ ẩm cấp phối đá dăm không tốt khi lu lèn… làm giảm cường độ chịu
lực lớp móng. Quá trình khai thác, dưới tác động của tải trọng xe chạy các vị trí này bị
phá hoại gây nên hiện tượng cao su mặt đường.
- Cóc gặm: Nguyên nhân chủ yếu do quá trình thi công không định hình tạo khuôn
đường tốt (với rải thảm bê tông nhựa thì phải ke tạo khuôn bằng thép, với mặt đường
đá dăm láng nhựa thì phải trồng, xếp đá vỉa tạo thẳng mép đường phần tiếp giáp lề và

21


cũng là tạo khuôn đường). Quá trình khai thác, phần lề tiếp giáp mặt đường bị bào
mòn, xói trôi dẫn đến dập vỡ mép mặt đường đặc biệt là khi lề thấp hơn mặt đường tạo
thành nấc; Đầm không kỹ ở 2 bên lề của mặt đường nhựa; Đường quá hẹp do vậy
phương tiện giao thông thường phải đi lấn lề …tạo nên cóc gặm.
- Nứt vỡ mặt đường bê tông xi măng: Tùy vào dạng vết nứt để xác định nguyên nhân
có thể do co ngót bê tông, nứt do nhiệt độ, nứt do nền móng yếu, do tải trọng xung
kích, tải trọng trùng phục… gây nên. Vỡ góc, vỡ cạnh có thể do thiết kế, thi công
thanh truyền lực hoặc khung tấm bê tông không có hoặc chưa phù hợp yêu cầu kỹ
thuật hoặc do yếu tố nền móng công trình.
- Tấm bản mặt đường bê tông xi măng bị lún và chuyển vị: Nguyên nhân chủ yếu do
nền móng công trình không ổn định, dưới tác dụng của tải trọng động các tấm bê tông
xi măng mặt đường bị lún xuống và có thể kèm theo sự dịch chuyển khỏi vị trí ban
đầu.
- Lún võng cục bộ mặt đường: Cường độ kết cấu mặt đường không thích hợp; Tính
không ổn định của lớp mặt nhựa; Cường độ nền đường không đồng nhất, độ lún không
đều nên tại các vị trí nền đường yếu hoặc lún, co ngót nhiều sẽ sinh ra các hư hỏng
dạng này. Cũng có thể do các yếu tố như hang Kaster nhỏ dưới nền đường hoặc lẫn tạp
chất hữu cơ trong vật liệu đất đắp nền… dẫn đến việc sắp xếp lại kết cấu các hạt vật

liệu sau một thời gian khai thác đường gây nên.
- Rạn nứt chân chim mặt đường (nứt lưới): Mặt đường sau một thời gian khai thác nhất
định sẽ bị bào mòn, kết cấu nhựa bị lão hóa không còn có đặc tính cơ lý như ban đầu
nên dưới tác động của tải trọng xe chạy gây nên các hư hỏng rạn nứt chân chim; Do
chất lượng vật liệu kém; Trình độ tay nghề kém; Độ dày mặt đường không đủ; Các vết
nứt lớn không được sửa chữa kịp thời. Những hư hỏng này làm nước trên mặt đường
ngấm xuống phía dưới gây phá hoại nền đường rất nhanh nhất là vào mùa mưa nếu
không được kịp thời sửa chữa.
- Bong tróc mặt đường: Với loại kết cấu mặt đường láng nhựa, do lớp nhựa láng mặt
đường chỉ dày từ 2-3cm nên trong quá trình khai thác có thể xuất hiện hư hỏng gây
bong tróc mặt đường do đá lớp láng mặt bị bong bật dưới tác dụng của lực ma sát bánh

22


xe với mặt đường phối hợp với một số nguyên nhân khác gây nên; Do độ liên kết kém
giữa lớp láng và lớp mặt đường phía dưới; Dùng đá bẩn để láng mặt; Đá nhỏ chưa
được lèn sâu xuống mặt đường; Chất lượng trộn hoặc tay nghề kém; Chất kết dính
không đủ hoặc tưới không đều. Ban đầu hư hỏng rất nhỏ sau đó phát triển mở rộng rất
nhanh về diện tích hư hỏng.
- Sạt lở ta luy dương nền đường: Đất đá phong hóa khi gặp mưa kéo dài bị trương nở
hoặc đất co ngót khi trời nắng sau các đợt mưa đều gây nên các hiện tượng sạt lở ta luy
nền đường đào. Nền đường đào tạo nên mái đường đất mất tính ổn định tự nhiên ban
đầu của đất; mái ta luy quá dốc; tiêu thoát nước mái ta luy không tốt hay có những lớp
nước treo hoặc xen trong các lớp đất… rất dễ gây ra hiện tượng sạt lở trong mùa mưa.
- Sạt lở ta luy âm nền đường: Nguyên nhân sạt lở cũng cơ bản là do nền đường mất ổn
định, tuy nhiên khi xảy ra hư hỏng phía ta luy âm phải xét đến ảnh hưởng của tải trọng
xe chạy, việc phá hoại do nước chảy tập trung, nước ngầm; độ dốc mái ta luy nền
đắp…
- Hư hỏng các công trình phụ trợ như cọc tiêu, biển báo, hộ lan tôn sóng…

- Hư hỏng các công trình tiêu thoát nước mặt đường như: Hư hỏng mối nối cống
ngang đường, sói lở hạ lưu cống, nứt vỡ ống cống, vỡ tấm bản mặt chịu lực của cống
bản…
- Hư hỏng các công trình thoát nước dọc tuyến đường như: Rãnh thoát nước bị đất lấp
làm mất tác dụng thoát nước, rãnh xây bị vỡ hỏng…
1.3 Những tồn tại về chất lượng sửa chữa đường bộ và vấn đề đặt ra cho nghiên
cứu.
1.3.1 Những tồn tại về chất lượng sửa chữa đường bộ:
Các công trình đường bộ sau một thời gian khai thác sử dụng sẽ bị xuống cấp, hư
hỏng. Tuổi thọ, độ bền vững của công trình nói chung và các công trình sửa chữa
đường bộ nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng công tác xây dựng, sửa chữa.
Trong những năm qua, hàng năm Tổng cục đường bộ việt nam đã chi hàng nghìn tỷ
đồng để sửa chữa các hư hỏng đường bộ trên các tuyến quốc lộ trong cả nước, các

23


tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bằng nguồn ngân sách của mình và phần vốn
Quỹ bảo trì đường bộ được phân bổ cũng đã chi hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm cho việc
sửa chữa các hư hỏng trên tuyến đường được phân cấp cho địa phương quản lý. Các
công trình được đầu tư sửa chữa phần lớn đã đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, chất
lượng đặt ra. Tuy nhiên một số công trình sửa chữa đường bộ cũng bộc lộ nhiều hạn
chế, tồn tại về chất lượng cần được xem xét một cách nghiêm túc dưới góc nhìn của
đơn vị thi công như sau:
- Hiện tượng xuất hiện vết nứt tại mối nối giữa kết cấu miếng vá xử lý hư hỏng mặt
đường và kết cấu mặt đường cũ sau một thời gian sửa chữa. Hiện tượng này hay xảy ra
tại các công trình mặt đường bê tông nhựa, chủ yếu là do chất lượng thi công không
đảm bảo yêu cầu. Trong một số trường hợp là do giải pháp thiết kế sửa chữa không
phù hợp dẫn đến hư hỏng.
- Các miếng vá sửa chữa mặt đường cao hơn mặt đường cũ gây mất an toàn xe chạy

trên đường.
- Chất lượng vật liệu đưa vào công trình không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Số lượng và chủng loại vật liệu sử dụng cho công trình sửa chữa đường bộ chưa đủ
và đúng với yêu cầu thiết kế.
- Đơn vị thi công không tuân thủ quy trình thi công dẫn đến một số công trình sửa
chữa đường bộ nhanh chóng hư hỏng, xuống cấp sau khi hoàn thành.
- Thiết bị, máy thi công sử dụng cho công trình không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật
làm ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền vững của công trình. Ví dụ như sử dụng máy
lu tĩnh để lu cấp phối đá dăm hoặc lu có tải trọng nhỏ hơn yêu cầu để lu sẽ không đảm
bảo độ chặt cho kết cấu được lu lèn.
- Công tác đắp phụ lề đường chưa được quan tâm kiểm soát đúng mức dẫn đến chất
lượng không đảm bảo, rất nhanh bị hư hỏng do vật liệu không phù hợp và không được
lu lèn đảm bảo độ chặt và độ dốc thoát nước.

24


- Chất lượng công tác xây và công tác bê tông không đồng đều, chất lượng ở nhiều
công trình còn kém.
- Chất lượng tay nghề công nhân cũng bộc lộ nhiều hạn chế, nhiều lao động chưa qua
đào tạo, ý thức kỷ luật kém và làm việc theo kinh nghiệm nên cũng ảnh hưởng nhiều
đến chất lượng ở một số công trình.
- Do tính chất của công tác sửa chữa đường bộ thường có khối lượng công việc nhỏ,
trải dài trên tuyến đường, khối lượng công việc không tập trung nên trình độ cán bộ kỹ
thuật và cán bộ quản lý công trình yếu kém cũng là yếu tố tạo nên nhiều công trình có
chất lượng không tốt.
- Việc thi công các công trình sử dụng vật liệu thảm bê tông nhựa còn tồn tại nhiều vấn
đề như chất lượng bê tông nhựa, mối nối dọc, ngang xử lý kém, không cắt mép, không
vuông vắn các miếng vá sửa chữa theo qui định, không đảm bảo mỹ quan hay khi rải
bê tông nhựa không tạo khuôn (ke) vững chắc dẫn đến lu lèn không đảm bảo độ chặt…

- Chất lượng các công trình xây và công trình sử dụng bê tông xi măng … không đồng
đều. Nhiều công trình bị xuống cấp hay hư hỏng nghiêm trọng sau một thời gian khai
thác sử dụng.
- Các nhà thầu thi công chưa tổ chức tốt công tác kiểm soát chất lượng nội bộ dẫn đến
việc nhiều công trình có chất lượng thấp, chưa thi công đúng theo thiết kế…phải phá
đi làm lại gây lãng phí, thất thoát tiền của và tạo dư luận không tốt trong xã hội.
- Công tác giám sát trong sửa chữa đường bộ còn chưa thực hiện đầy đủ chức năng của
Tư vấn giám sát, không có mặt thường xuyên để giám sát công trình hoặc có mặt
nhưng không có các giải pháp cụ thể, quyết liệt để thực thi nhiệm vụ dẫn đến sai sót
làm giảm chất lượng công trình xây dựng.
- Chức năng quản lý nhà nước của chủ đầu tư trong một số dự án sửa chữa đường bộ
không được thực hiện tốt dẫn đến sai có hệ thống từ khâu khảo sát, thiết kế, đến thẩm
định phê duyệt dự án. Chất lượng hồ sơ thiết kế ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng các
dự án sửa chữa đường bộ.
1.3.2 Vấn đề đặt ra cho nghiên cứu

25


×