Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

TIỂU LUẬN đạo đức vận DỤNG PP THẢO LUẬN vào dạy học môn đạo đức lớp 4 (1)20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.86 KB, 27 trang )

Lời cảm ơn
Thực tế luôn cho thấy, thành công nào cũng đều gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ của
những người xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó là ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp.
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu làm tiểu luận đến nay, em đã nhận được sự quan tâm,
chỉ bảo, giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè xung quanh. Với tấm lòng biết ơn vô
cùng sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất từ đáy lòng đến quý Thầy Cô của
trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh đã dùng những tri thức và tâm huyết của mình để có
thể truyền đạt cho chúng em trong vốn kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại
trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Th.s Lưu Thị Hường đã tận tâm chỉ bảo
hướng dẫn em qua từng buổi thảo luận về đề tài nghiên cứu. Nhờ có những lời hướng dẫn,
dạy bảo đó, bài tiểu luận này của em đã hoàn thành một cách suất sắc nhất. Một lần nữa,
em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô!
Tác giả
Lan
Nguyễn Thị Thuý Lan

1


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn………………………………………………………………………………......1
A. MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………...…4
I. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………………….…4
II. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………………………..5
III. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………………………........5
IV. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………...6
V. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………………….......6
VI. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………..6
VII. Giả thuyết khoa học……………………………………………………………………6
B. NỘI DUNG………………………………………………………………………….......7


I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu………………………………….7
1. Cơ sở lí luận………………………………………………………………………….......7
1.1 Một số khái niệm cơ bản………………………………………………………………..7
1.1.1 Khái niệm phương pháp………………………………………………………………7
1.1.2 Khái niệm phương pháp dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học………………………….7
1.2 Phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Đạo đức ……………………………7
1.2.1 Khái niệm phương pháp thảo luận……………………………………………………8
2


1.2.2 Vị trí, vai trò và ý nghĩa của phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Đạo
đức ở lớp 4………………………………………………………………………………….7
1.2.3 Đặc điểm của phương pháp thảo luận nhóm…………………………………………9
1.2.4 Các bước tiến hành thảo luận nhóm trong dạy học môn Đạo đức…………………...9
1.2.5 Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp thảo luận………………………………..11
2. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………………………………..11
2.1 Giới thiệu tổng quan về môn học Đạo đức…………………………………………….11
2.2 Sự cần thiết của việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm vào việc dạy học môn
Đạo đức ở lớp 4……………………………………………………………………………13
II. Thiết kế các bài dạy Đạo đức ở lớp 4 sử dụng phương pháp thảo luận nhóm………...13
1. Mục đích của phương pháp thảo luận nhóm……………………………………………14
2. Quy trình thực hiện……………………………………………………………………..14
3. Kết quả………………………………………………………………………………….17
4. Giáo án minh họa bài dạy Đạo đức ở lớp 4 sử dụng phương pháp thảo luận
nhóm……………………………………………………………………………………...18
III. Những yêu cầu sư phạm khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học
Đạo đức ở lớp 4……………………………………………………………………………25
C. KẾT LUẬN……………………………………………………………………………26
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………27


3


A.MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, đất nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước đòi hỏi ngành Giáo dục – Đào tạo phải tạo ra những con người đáp ứng được những
yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội, đào tạo ra những con người có kiến thức văn
hóa, khoa học, có kĩ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có năng lực tự giải quyết vấn
đề có tính kỉ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh. Để
đáp ứng những yêu cầu đó mà ngay từ khi bước vào bậc Tiểu học các em đã được tiếp cận
với các môn học Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Thủ công, Kĩ thuật, Mĩ thuật, Đạo
đức và những hoạt động ngoài giờ lên lớp. Mỗi môn học đều có khả năng trong việc giáo
dục đạo đức cho học sinh. Ví dụ các bài thơ, truyện kể trong chương trình môn Tiếng Việt
đều chứa đựng những nội dung giáo dục đạo đức. Hay qua việc dạy học môn Toán, có thể
giáo dục cho các em những nét tính cách tích cực như tính cẩn thận, lòng kiên trì, tính
chính xác, biết tôn trọng sự thật... Tuy nhiên, việc giáo dục đạo đức qua các môn học và
qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở Tiểu học chưa thật sự có tính hệ thống nên hiệu quả
giáo dục còn hạn chế. Vì vậy, cần có một môn học với chức năng chủ yếu là giáo dục đạo
đức cho học sinh tiểu học một cách có hệ thống – đó là môn Đạo đức. Môn Đạo đức giữ
một vị trí quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Bởi vì môn Đạo dức bao
gồm một hệ thống chuẩn mực đạo đức phản ánh những mối quan hệ chủ yếu của học sinh.
Môn Đạo dức ở bậc Tiểu học có vai trò quan trọng trong việc trang bị cho học sinh những
hiểu biết đơn giản, cốt lõi về những chuẩn mực đạo đức thiết yếu.
Để đạt được những mục tiêu giáo dục đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới
phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh, kích thích tính tò mò và
tư duy sáng tạo, phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề, thúc đẩy việc học và khả năng tự
chiếm lĩnh kiến thức của học sinh. Và thực tế hiện nay đã đưa vào sử dụng khá nhiều
phương pháp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, phù hợp với trình độ nhận thức
của học sinh đó là phương pháp thảo luận nhóm, đóng vai, động não, trò chơi. Song khi

lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp cho mỗi bài học để đạt được hiệu quả cao trong
giờ dạy đó là một vấn đề cần quan tâm. Cùng một nội dung như nhau nhưng học sinh học
4


tập có hứng thú, tích cực hay không lại phần lớn phụ thuộc vào phương pháp dạy học của
người thầy. Một trong những cách để phát huy hứng thú, tích cực, chủ động của học sinh
đó là việc tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm. Vai trò của phương pháp thảo luận nhóm
là không thể phủ nhận trong dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học, song trong thực tế còn
nhiều giáo viên Tiểu học chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp dạy học này. Nhiều giáo
viên còn lúng túng trong vận dụng hoặc chưa vận dụng phương pháp này trong dạy học
môn Đạo đức lớp 4 nói riêng. Phương pháp thảo luận nhóm là một phương pháp có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành các tri thức: thái độ, tình cảm đạo đức cho trẻ.
Trong khi đó, ba nhiệm vụ mà môn Đạo đức ở Tiểu học đặt ra hiện nay chưa được giải
quyết thỏa đáng. Các phương pháp dạy học đạo đức phù hợp để giải quyết các nhiệm vụ
của môn học được thực hiện qua 2 tiết học ở từng bài sao cho hợp lí là điều rất quan
trọng. Thảo luận nhóm với dặc trưng, tác dụng của nó trong việc hình thành cho trẻ chuẩn
mực hành vi đạo đức, có thể sử dụng trong dạy học đạo đức ở cả tiết 1 và tiết 2 với tư
cách là phương pháp đặc biệt trong hệ phương pháp tích cực. Việc đưa thảo luận nhóm có
phối hợp các phương pháp dạy học khác vào dạy học đạo đức ở Tiểu học là điều rất hợp
lí. Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học và
thảo luận nhóm cho thấy phương pháp thảo luận nhóm có khả năng vận dụng trong dạy
học đạo đức lớp 4.
Xuất phát từ thực tiễn dạy học và ưu điểm của phương pháp thảo luận nhóm nên
tôi chọn vấn dề “Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Đạo đức lớp
4 ở trường Tiểu học “ làm đề tài nghiên cứu.
II. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
1.


Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.

2.

Thiết kế bài dạy môn Đạo đức vận dụng phương pháp thảo luận nhóm ở lớp 4.

3.

Những yêu cầu sư phạm của vấn đề nghiên cứu.
5


IV. Đối tượng nghiên cứu
Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn đạo đức cho học sinh lớp 4.
V. Phạm vi nghiên cứu
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Đạo đức lớp 4 ở học sinh lớp 4.
VI. Phương pháp nghiên cứu
1.

Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Đọc và nghiên cứu, tổng kết các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
2.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Phương pháp quan sát
Phương pháp điều tra
Phương pháp thực nghiệm

Phương pháp thống kê toán học
VII. Giả thuyết khoa học
Có thể nâng cao được chất lượng môn Đạo đức ở lớp 4 nếu sử dụng tốt phương
pháp thảo luận nhóm.

6


B.NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
1.

Cơ sở lí luận

1.1

Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm phương pháp
Phương pháp là một phạm trù hết sức quan trọng có tính quyết định đối với mọi
hoạt động. Phương pháp tồn tại và gắn bó với mọi mặt hoạt động của con người.
A.N.Krlốp đã nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp: “ Đối với con tàu khoa học,
phương pháp vừa là chiếc la bàn, lại vừa là bánh lái, nó chỉ phương hướng và cách thức
hành động”.
Về phương diện triết học phương pháp được hiểu là cách thức, là con đường,
phương tiện để đạt mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định. Đây là
định nghĩa phổ biến nhất của khái niệm phương pháp.
1.1.2 Khái niệm phương pháp dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học
Phương pháp dạy học môn đạo đức ở Tiểu học là cách thức, con đường hoạt động
thông nhất giữa giáo viên và học sinh dưới tác động chủ đạo của giáo viên, với vai trò tích

cực tự giác của học sinh nhằm giải quyết các nhiệm vụ, đạt được mục tiêu những mục
tiêu tương ứng của môn học này.
1.2

Phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Đạo đức.

1.2.1

Khái niệm phương pháp thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm là phương pháp tổ chức cho học sinh trao đổi với nhau theo nhóm

nhỏ về những vấn đề liên quan đến bài học đạo đức để đưa ra ý kiến chung của nhóm về
giải quyết vấn đề liện quan đến bài học đạo đức.
1.2.2 Vị trí, vai trò và ý nghĩa của phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn
Đạo đức ở lớp 4.
7


Thảo luận nhóm đối với học sinh lớp 4 đã trở thành một hình thức học tập quen
thuộc, các em đã hình thành và phát triển được một thói quen, một tâm thế học tập theo
nhóm. Có thể nói rằng thảo luận nhóm đã trở thành một nhu cầu trong cách học của các
em. Do vậy tổ chức cho học sinh học theo nhóm, thảo luận nhóm trong dạy học môn Đạo
đức lớp 4 đòi hỏi người giáo viên có kĩ năng điều hành, sử dụng linh hoạt, uyển chuyển,
với các cách tổ chức đa dạng phong phú, đủ sức lôi cuốn hấp dẫn học sinh.
Trong dạy học Đạo đức, thảo luận nhóm là phương pháp được sử dụng rộng rãi
nhằm giúp cho mọi học sinh được tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, học
sinh có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề đạo đức nào đó.
Dạy học môn Đạo đức là nhằm biến các giá trị đạo đức thành tình cảm, niềm tin và
hành vi đạo đức của học sinh. Vì vậy, quá trình dạy học Đạo dức phải là quá trình học
sinh hoạt động với sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên để học sinh tự khám phá và

chiếm lĩnh nội dung bài học. Vì vậy, thảo luận nhóm trong dạy học môn Đạo đức chính là
hình thức học sinh hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên, làm cho lớp học sôi nổi,
hứng thú, làm cho các mối quan hệ trong lớp hài hòa.
Mặt khác, chương trình môn Đạo đức ở Tiểu học có tính đồng tâm do đó khi học
các chuẩn mực Đạo đức có tính đồng tâm học sinh ít nhiều đã có những kinh nghiệm đạo
đức mà các em đã học ở lớp dưới. Học sinh lớp 4 đã được hình thành kinh nghiệm đạo
đức qua tiếp thu các chuẩn mực hành vi đạo đức ở lớp 1, lớp 2 và lớp 3. Học sinh lớp 4 có
kinh nghiệm học tập phong phú hơn, các em có ý thức tổ chức kỉ luật, tính tự giác cao
hơn. Vì vậy việc thảo luận nhóm sẽ giúp các em học sinh trong việc bàn bạc tham gia
đóng góp ý kiến, bổ sung những thiếu sót cho nhau.
Đạo đức là môn học có vị trí quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Có thể nói những chuẩn mực đạo đức trang bị cho các em sẽ là nền móng của nhân cách,
của đạo lí làm người. Trong quá trình học môn Đạo đức, học sinh tự tìm ra kiến thức bằng
hoạt động của chính mình, phải tự học kết hợp với hành. Học các nhân rất quan trọng
nhưng sau học các nhân thì cần trao đổi, hợp tác với bạn tranh luận để hướng tới chân lí
khoa học.
8


Vì vậy, có thể nói sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn đạo
đức ở lớp 4 vừa có ý nghĩa về mặt lí luận vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn. Với phương
pháp này các em tự tìm ra cách ứng xử và cách giải quyết phù hợp. Trên cơ sở đó các em
sẽ tự lĩnh hội, tự bồi dưỡng kho tàng tri thức của mình thêm phong phú, có được sự giải
quyết nhạy bén, linh hoạt khi gặp các tình huống xảy ra trong cuộc sống ở các mối quan
hệ của các em với nhà trường, gia đình và xã hội.
1.2.3 Đặc điểm của phương pháp thảo luận nhóm
Một là, đây là phương pháp tổ chức việc học tập mang tính tích cực, tự lực, tự giác
rất cao và có tính chất chủ thể.
Hai là, đòi hỏi người học phải có kiến thức, kinh nghiệm, có đủ tài liệu tham khảo.
Ba là, người học tìm ra kiến thức mới dưới sự gợi mở của giáo viên.

Bốn là, phát huy tính tích cực, nhìn vấn đề nhiều góc cạnh khác nhau.
Năm là, về mặt xã hội: thảo luận tạo điều kiện phát triển quan hệ xã giao giữa nhóm
học viên, nghe, nói, tranh luận, lãnh đạo.
Sáu là, về mặt giáo dục: phát triển kỹ năng suy luận, giải quyết vấn đề.
1.2.4 Các bước tiến hành thảo luận nhóm trong dạy học môn Đạo đức.
Trong dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học, thảo luận nhóm có thể được vận dụng khi
dạy cả tiết 1 lẫn tiết 2 của bài đạo đức.
Tiến hành thảo luận nhóm trong dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học được thực hiện
qua các bước sau :
Bước chuẩn bị:
Thứ nhất, xác định nội dung thảo luận :
Ở tiết 1 , giáo viên đưa ra nội dung thảo luận nhóm để phân tích truyện kể , nêu
cách xử lí tình huống, phân tích tranh ảnh, tư liệu và rút ra bài học đạo đức ...

9


Ở tiết 2, giáo viên đưa ra nột dung thảo luận nhóm và nhận xét hành vi, giải quyết
tình huống, bày tỏ thái độ với các ý kiến liên quan ...
Thứ hai, dự kiến đáp án và khả năng thảo luận của học sinh, cần có phương án gợi ý thích
hợp
Thứ ba, chuẩn bị phương tiện : Nên có phiếu thảo luận nhóm để giúp học sinh ghi lại kết
quả và dựa vào đó để trình bày trước lớp.
Thứ tư, dự kiến việc tổ chức thảo luận nhóm học sinh : về số lượng, về nhóm trưởng, về
thư kí ...
Thứ năm, dự kiến thời gian dành cho thảo luận nhóm ...
Bước thảo luận:
Bước 1: Giáo viên nêu nội dung thảo luận
Bước 2: Giáo viên chia lớp thành các nhóm , giao nhiệm vụ, quy định thời gian
thảo luận cho các nhóm,phát phiếu thảo luận cho các nhóm.

Bước 3: Các nhóm tiến hành thảo luận: Nhóm trưởng nêu vấn đề, từng các nhân
phát biểu ý kiến và đi đến thống nhất ý kiến chung của nhóm, thư kí ghi lại kết quả thảo
luận.
Bước 4: Đại diện một nhóm trình bày ý kiến của mình, các nhóm khác có thể nêu ý
kiến tranh luận và bổ sung kiến thức.
Bước 5: Giáo viên tổng kết ngắn gọn và kết luận chung theo từng nội dung thảo
luận. Ngoài ra, giáo viên khen ngợi hay nhắc nhở tinh thần, thái độ làm việc, sự sáng tạo
của các nhóm trong quá trình tiến hành thảo luận.
1.2.5

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp thảo luận.

1.2.5.1 Ưu điểm
Kiến thức của học sinh sẽ giảm bớt phần chủ quan, phiến diện, làm tăng thêm tính
khách quan khoa học.
10


Qua việc học bạn, hợp tác với bạn mà tri thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và
nhớ lâu hơn.
Nhờ không khí thảo luận cởi mở nên học sinh, đặc biệt những em nhút nhát trở nên
mạnh mẽ hơn ; các em học được cách trình bày ý kến của mình, biết lắng nghe có thể phê
phán ý kiến của bạn từ đó giúp trẻ dễ hòa nhập vào cộng đồng nhóm, tạo cho các em sự tự
tin, hứng thú trong học tập.
1.2.5.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, thảo luận nhóm cũng có những nhược điểm như sau:
Thời gian học tập trên lớp của môn Đạo đức rất ngắn ( 35 phút / tiết ) nên người
giáo viên sử dụng không khéo sẽ không cung cấp hết nội dung bài học vì phương pháp
này rất mất thời gian.
Do phải tập hợp học sinh thành từng nhóm , giáo viên không nói rõ cách chuẩn bị

nhóm trước thì lớp học sẽ rối loạn hoặc mất trật tự , bị lãng phí nhiều thời gian.
Nếu trình độ học sinh trong nhóm không đều nhau thì những bạn học sinh trung
bình, yếu sẽ ỷ lại vào các bạn học sinh khá, giỏi.
Số lượng học sinh trong lớp quá đông sẽ gây những khó khăn cho việc vận dụng
phương pháp thảo luận nhóm vào dạy học.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1 Giới thiệu tổng quan về môn học Đạo đức.
Môn Đạo đức có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học
sinh tiểu học mà không một môn học nào, hoạt động nào có thể thay thế được. Bởi lẽ:
Môn Đạo đức giáo dục cho học sinh tiểu học hệ thống chuẩn mực hành vi đạo đức
được quy định trong chương trình môn học một cách thường xuyên và được thực hiện ở 3
nhiệm vụ sau:

11


Hình thành cho học sinh ý thức về những chuẩn mực hành vi đạo đức, từ đó định
hướng cho các em những giá trị đạo đức phù hợp với những chuẩn mực đạo đức
được quy định trong chương trình môn Đạo đức.
Giáo dục cho học sinh những xúc cảm, tình cảm, thái độ đạo đức đúng đắn phù
hợp với các chuẩn mực hành vi quy định.
Hình thành cho học sinh những kĩ năng, hành vi đạo đức phù hợp với các chuẩn
mực và trên cơ sở đó rèn luyện thói quen đạo đức tích cực trong cuộc sống.
Môn Đạo đức là cơ sở và định hướng để các môn học khác có thể tích hợp nội
dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Ví dụ, bài đạo đức “Hiếu thảo với ông bà,
cha mẹ” (lớp 4) định hướng cho giáo viên lựa chọn những bài toán có lời văn, có nội dung
về sự chia sẻ, giúp đỡ ... ông bà, cha mẹ. Hoặc giáo viên có thể tổ chức cho học sinh vẽ
một bức tranh về hành động, việc làm của các em đang giúp đỡ ông bà, cha mẹ (môn Mĩ
thuật), hay cho các em hát những bài hát về công lao của cha mẹ và những việc làm của
các em (môn Âm nhạc).

Ngoài ra, thông qua các môn học đó, học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng đạo đức,
mở rộng, bổ sung cho kiến thức đạo đức càng phong phú. Ví dụ, các bài thơ, truyện kể
trong chương trình Tiếng Việt đều chứa đựng những nội dung giáo dục đạo đức. Hay môn
Tự nhiên và xã hội, có thể giáo dục cho các em ý thức bảo vệ môi trường: Không vứt rác
bừa bãi, không bẻ cây, ngắt hoa...
Môn Đạo đức còn là cơ sở để học sinh vận dụng, thực hành những kiến thức, kĩ
năng đạo đức, thái độ qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ trên lớp. Các hoạt động giáo
dục ngoài giờ trên lớp là môi trường thực hành, luyện tập rất tốt để củng cố, khắc sâu kiến
thức, kĩ năng hành vi đạo đức. Ví dụ, bài đạo đức “Giữ gìn trường lớp sạch sẽ” định
hướng cho việc tổ chức những hoạt động như lao động trực nhật lớp, lao động vệ sinh sân
trường, chăm sóc cây...hàng này, hàng tuần.
Mối quan hệ của môn Đạo đức với các môn học khác, với hoạt động ngoài giờ lên
lớp có tác dụng đảm bảo tính trọn vẹn, tính hệ thống, tính liên tục của quá trình giáo dục
12


học sinh, góp phần thực hiện mục tiêu chung giáo dục tiểu học về hình thành nhân cách
cho các em.
Môn Đạo đức ở Tiểu học với hệ thống chuẩn mực hành vi đạo đức sẽ tạo cơ sở,
nền tảng để học sinh tiếp tục học môn giáo dục công dân ở trường Trung học cơ sở.
Môn Giáo dục công dân có chức năng vừa giáo dục đạo đức, vừa giáo dục pháp
luật cho học sinh. Như vậy, môn Đạo đức ở Tiểu học và môn Giáo dục công dân ở
Trung học cơ sở có tính đồng tâm và cùng hướng tới hình thành cho học sinh ý
thức, trách nhiệm công dân. Môn Đạo đức ở Tiểu học giúp học sinh có một số kiến
thức sơ giản, kĩ năng,thái độ cơ bản, đặt nền móng cơ sở cho học sinh học tiếp môn
Giáo dục công dân ở các cấp học tiếp theo. Môn Giáo dục công dân kế thừa, phát
triển các kiến thức, kĩ năng, phẩm chất, năng lực được hình thành từ Tiểu học.
2.2

Sự cần thiết của việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm vào việc dạy học môn

Đạo đức ở lớp 4.
Phương pháp thảo luận nhóm có rất nhiều ưu điểm. So với lớp sử dụng phương
pháp truyền thống, lớp sử dụng phương pháp thảo luận nhóm sôi nổi hơn, học sinh
làm việc tích cực hơn, các ý kiến thảo luận đã được chọn lọc thông qua thảo luận nên
hoàn chỉnh và chính xác hơn. Học sinh chủ động trong học tập, tự tin phát biểu ý kiến
của mình, giáo viên chỉ giữ vai trò hướng dẫn và định hướng. Ngoài những kiến thức
chuẩn trong sách các em còn được bổ sung thêm nhiều kỹ năng mềm khác như kỹ
năng thuyết trình, làm việc nhóm, giải quyết tình huống,… Phương pháp thảo luận
nhóm phát huy được tính năng động, sáng tạo của học sinh, các em chủ động phân tích
câu hỏi tình huống và rút ra nội dung tri thức thay cho việc thụ động tiếp thu kiến thức
một chiều từ giáo viên. Mặc dù còn một số khó khăn nhưng phương pháp thảo luận
nhóm vẫn được coi là một phương pháp dạy học tích cực phát huy được tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh. Phương pháp thảo luận nhóm khi được áp dụng vào
những đơn vị kiến thức phù hợp và kết hợp nhuần nhuyễn với các phương pháp khác
sẽ phát huy được hết ưu điểm của nó và mang lại hiệu quả cao cho quá trình giáo dục.
Vì vậy, việc đưa vào luận nhóm vào dạy học môn đạo đức lớp 4 là hợp lí và cần thiết.

II. Thiết kế các bài dạy đạo đức ở lớp 4 sử dụng phương pháp thảo luận nhóm.
13


1.

Mục đích của phương pháp thảo luận nhóm.
Một là, phát huy tính tích cực, chủ động , tự lực của học sinh: trong thảo luận

nhóm, học sinh phải tự giải quyết nhiệm vụ học tập, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các
thành viên; đồng thời, các thành viên cũng có trách nhiệm về kết quả làm việc của mình
Hai là, phát triển năng lực cộng tác làm việc của học sinh: học sinh được luyện tập
kĩ năng cộng tác, làm việc trong nhóm với tinh thần đồng đội, các thành viên có sự quan

tâm và khoan dung trong cách sống, cách ứng xử ...
Ba là, giúp cho học sinh có điều khiện trau dồi, rèn luyện trong nhóm phát triển
năng lực giao tiếp, biết lắng nghe, chấp nhận và phê phán ý kiến người khác. Đồng thời,
các em biết đưa ra những ý kiến và bảo vệ những ý kiến của mình.
Bốn là, giúp cho học sinh có sự tự tin trong học tập, vì học sinh học tập theo hình
thức hợp tác và qua giao tiếp xã hội – lớp học, cho nên các em sẽ mạnh dạn và không sợ
mắc phải những sai lầm.
Năm là, hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học cho học sinh: thông qua
thảo luận nhóm, nhất là quá trình tự giải quyết các vấn đề bài học, giúp các em hình thành
dần phương pháp nghiên cứu khoa học , rèn luyện và phát triển năng lực khoa học trong
mọi vấn đề cuộc sống.
Sáu là, tăng cường tri thức , hiệu quả trong học tập : qua thảo luận học sinh có thể
nắm bài ngay trên lớp, hình thành những tri thức sáng tạo thông qua sự tư duy của mỗi
thành viên. Áp dụng phương pháp này sẽ giúp học sinh tìm kiếm những nguồn tri thức có
liên quan đến vấn đề thảo luận. Trên cơ sở đó các em sẽ thu lượm được những kiến thức
cho bản thân thông qua quá trình tìm kiếm tri thức.
2.
2.1

Quy trình thực hiện
Đối tượng học sinh
Tôi tiến hành nghiên cứu phương pháp này đối với đối tượng học sinh lớp 4 vì các em

đã có tư duy khá phát triển, kinh nghiệm học tập phong phú cũng như đã quen với công
việc học tập, không còn bỡ ngỡ như học sinh các lớp dưới. Mặt khác, các em đã có ý thức

14


học tập tự giác, độc lập suy nghĩ nên tránh được những lộn xộn khi có tác động lạ vào quá

trình học tập.
2.2

Quy trình thực hiện

Tiến hành thảo luận nhóm trong dạy học môn Đạo đức ở lớp 4 được thực hiện qua các
bước sau :
Bước chuẩn bị
Bước chuẩn bị:
Thứ nhất, xác định nội dung thảo luận :
Ở tiết 1 , giáo viên đưa ra nội dung thảo luận nhóm để phân tích truyện kể , nêu
cách xử lí tình huống, phân tích tranh ảnh, tư liệu và rút ra bài học đạo đức ...
Ở tiết 2, giáo viên đưa ra nột dung thảo luận nhóm và nhận xét hành vi, giải quyết
tình huống, bày tỏ thái độ với các ý kiến liên quan ...
Thứ hai, dự kiến đáp án và khả năng thảo luận của học sinh, cần có phương án gợi ý thích
hợp
Thứ ba, chuẩn bị phương tiện : Nên có phiếu thảo luận nhóm để giúp học sinh ghi lại kết
quả và dựa vào đó để trình bày trước lớp.
Thứ tư, dự kiến việc tổ chức thảo luận nhóm học sinh : về số lượng, về nhóm trưởng, về
thư kí ...
Thứ năm, dự kiến thời gian dành cho thảo luận nhóm ...
Bước thảo luận:
Bước 1: Giáo viên nêu nội dung thảo luận
Bước 2: Giáo viên chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ, quy định thời gian thảo
luận cho các nhóm, phát phiếu thảo luận cho các nhóm.

15


Bước 3: Các nhóm tiến hành thảo luận: Nhóm trưởng nêu vấn đề, từng các nhân phát

biểu ý kiên và đi đến thông nhất ý kiến chung của nhóm, thư kí ghi lại kết quả thảo luận.
Bước 4: Đại diện một nhóm trình bày ý kiến của mình, các nhóm khác có thể nêu ý
kiến tranh luận và bổ sung kiến thức.
Bước 5: Giáo viên tổng kết ngắn gọn và kết luận chung theo từng nội dung thảo luận.
Ngoài ra, giáo viên khen ngợi hay nhắc nhở tinh thần, thái độ làm việc, sự sáng tạo của
các nhóm trong quá trình tiến hành thảo luận.
2.3

Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm thiết kế một hoạt động bài “Hiếu thảo với

ông bà, cha mẹ”- tiết 1.
Bước chuẩn bị:
Thứ nhất, xác định nội dung thảo luận :
Ở tiết 1 , giáo viên đưa ra nội dung thảo luận nhóm để phân tích truyện kể , nêu
cách xử lí tình huống, phân tích tranh ảnh, tư liệu và rút ra bài học đạo đức ...
Ở tiết 2, giáo viên đưa ra nột dung thảo luận nhóm và nhận xét hành vi, giải quyết
tình huống, bày tỏ thái độ với các ý kiến liên quan ...
Thứ hai, dự kiến đáp án và khả năng thảo luận của học sinh, cần có phương án gợi ý thích
hợp
Thứ ba, chuẩn bị phương tiện : Nên có phiếu thảo luận nhóm để giúp học sinh ghi lại kết
quả và dựa vào đó để trình bày trước lớp.
Thứ tư, dự kiến việc tổ chức thảo luận nhóm học sinh : về số lượng, về nhóm trưởng, về
thư kí ...
Thứ năm, dự kiến thời gian dành cho thảo luận nhóm ...
Bước thảo luận:
Bước 1: Giáo viên nêu nội dung thảo luận:
Câu hỏi 1: Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng?
16



Câu hỏi 2: Theo em, bà của Hưng sẽ cảm thấy thế nào trước việc làm của bạn?
Câu hỏi 3: Chúng ta phải đối xử với ông bà, cha mẹ như thế nào? Vì sao?
Bước 2: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm sẽ thảo luận và trả lời 3 câu
hỏi ra phiếu thảo luận trong thời gian 5 phút.
Bước 3: Các nhóm tiến hành thảo luận:
Nhóm trưởng nêu vấn đề, từng cá nhân phát biểu ý kiến và đi đến thống nhất ý kiến chung
của nhóm, thư kí ghi lại kết quả thảo luận của nhóm.
Bước 4: Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm
khác nhận xét bổ sung.
Câu hỏi 1: Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng?
Trả lời: qua việc làm em thấy bạn Hưng rất yêu quý bà, biết quan tâm chăm sóc bà.
Câu hỏi 2: Theo em, bà của Hưng sẽ cảm thấy thế nào trước việc làm của bạn?
Trả lời: bà bạn Hưng sẽ rất vui.
Câu hỏi 3: Chúng ta phải đối xử với ông bà, cha mẹ như thế nào? Vì sao?
Trả lời: với ông bà, cha mẹ chúng ta phải kính trọng, quan tâm, chăm sóc, hiếu
thảo vì ông bà cha mẹ là những người đã sinh thành, nuôi dưỡng và thương yêu chúng ta.
Bước 5: Giáo viên nhận xét và đưa ra kết luận:
Ông bà cha mẹ là những người đã sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta nên người. Vì vậy,
chúng ta phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
3.

Kết quả

3.1

Về khả năng vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học Đạo đức lớp 4.
Qua 2 bài đạo đức “Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ” và “Kính trọng, biết ơn người lao

động” đã hình thành cho học sinh ý thức, thái độ, tình cảm đạo đức cũng như các hành vi
đạo đức phù hợp với chuẩn mực đạo đức được học. Học sinh tiếp thu bài, đánh giá hành

17


vi hay giải quyết tình huống một cách tích cực, hào hứng, sôi nổi, tự nhiên, không gò ép.
Học sinh sẽ tự lập luận, lí giải, trao đổi thảo luận với nhau, với các nhóm và rút ra kết
luận cần thiết, thiết thực cho bản thân mình.
3.2

Về hiệu quả dạy học khi vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy học môn

Đạo đức ở lớp 4.
Việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm không những có tác dụng tốt đến dạy học
môn Đạo đức lớp 4 mà còn nâng cao chất lượng dạy học nói chung và hình thành tốt ở
các em ý thức, thái độ đạo đức cũng như hành vi đạo đức nói riêng. Khi giáo viên vận
dụng thảo luận nhóm vào dạy học môn đạo đức lớp 4, lớp học sôi nổi hẳn lên, học sinh
hào hứng, tích cực học tập và trở nên bạo dạn hơn. Hơn thế nữa, chuẩn mực hành vi đạo
đức hình thành cho học sinh được bền vững hơn, phong phú hơn, học sinh dễ nhớ và nhớ
nhanh hơn so với dạy học bình thường.
4.

Giáo án minh họa bài dạy đạo đức ở lớp 4 sử dụng phương pháp thảo luận

nhóm.
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP
(Tiết 1)
l. MỤC TIÊU
1.Về kiến thức
Học xong bài này, HS có khả năng nhận thức được:
-Mỗi người điều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết
tâm và vượt qua khó khăn.

2. Về kĩ năng
-Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục.
-Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
3. Về thái đô
-Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
-Rèn được tính kiên trì và bền bỉ trong học tập.
18


II- ĐỒ DÙNG ĐẠY HỌC
- Giáo viên: Tranh ảnh minh hoạ, sách giáo khoa đạo đức lớp 4, ảnh mặt cười, mặt buồn
( tùy số lượng HS để chuẩn bị số lượng phù hợp),…
- Học sinh : Sách giáo khoa đạo đức lớp 4, bút , các mẫu chuyện, tấm gương vượt khó
trong học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thời

Hoạt đông của giáo viên

Hoạt đông của học sinh

gian
1.Ổn định lớp
1

-Giáo viên yêu cầu lớp trưởng bắt nhịp cho - HS hát khởi động.
lớp hát bài: lớp chúng ta đoàn kết.
2.Kiểm tra bài cũ

5


- GV( giáo viên) nêu câu hỏi kiểm tra:

- HS( học sinh) trả lời:

+ Tại sao chúng ta cần trung thực trong + Bởi vì trung thực trong học tập
học tập?

là thể hiện lòng tự trọng cá nhân
cũng như được mọi người yêu quý
và kính trọng.

+ Em hãy cho cô biết những việc làm nào +HS: nhắc bạn không được mở vở
để thể hiện tính trung thực trong học tập?

trong giờ kiểm tra, không nói dối
cô khi chưa làm bài tập về nhà,
không chép bài tập bạn đã giải và
không xem tài liệu khi đi thi….

- GV nêu nhận xét.

19


3. Bài mới
a, Giới thiệu bài mới
- GV đặt vấn đề: Trong cuộc sống có bạn -HS trả lời đồng thanh: không ạ!
nào gặp toàn những điều may mắn không?
- GV: Đúng rồi các em ạ! Trong cuộc sống - HS lắng nghe.

không ai gặp toàn những điều may mắn cả
cho nên chúng ta có thể rơi vào những
2

hoàn cảnhkhó khăn. Vì vậy, chúng ta có
thể làm gì để vượt lên số phận?
- Truyện “Một học sinh nghèo vượt khó”
trong SGK kể về trường hợp bạn Thảo.
Chúng ta hãy cùng nhau xem bạn Thảo
gặp những khó khăn gì và đã vượt qua như
thế nào nhé!

b, Dạy bài mới
*Hoạt đông 1: Kể chuyện môt học sinh
nghèo vượt khó và thảo luận nhóm.
- GV kể chuyện.
- GV yêu cầu 1 HS đọc lại.

- 1 HS đọc lại câu chuyện.

- GV chia lớp thành 6 nhóm thảo luận và
trả lời các câu hỏi trong 3 phút. Lần lượt
10

các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
+ Trong câu chuyện có mấy nhân vật? Nơi

+Trong truyện có hai nhân vật:
Một phóng viên và bạn Thảo.


thảo sống có tên là gì?

Nơi của bạn Thảo sống có tên là
xóm Trại.
+ Thảo đã gặp những khó khăn gì trong
học tập và trong cuộc sống hằng ngày?
20

+ Nhà Thảo nghèo vì cha mẹ đau
ốm nên Thảo phải giúp cha mẹ


Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng làm việc nhà. Bạn Thảo đã gặp rất
cách nào Thảo vẫn học tốt?

nhiêu khó khăn trong học tập và
trong cuộc sống: bố mẹ lại đau yếu
luôn. Song Thảo đã biết cách khắc
phục, vượt qua, vươn lên học giỏi.
Các em cần học tập tinh thần vượt
khó của bạn.

+ Vượt khó đã giúp gì cho Thảo? Nếu + Mọi công việc của Thảo đều
không vượt khó thì điều gì sẽ xảy ra với hoàn tất. Bạn trở thành người học
Thảo?

giỏi, được mọi người yêu quý. Bạn
cũng là người con ngoan biết giúp
đỡ gia đình.
Nếu Thảo không vượt qua khó

khăn đó thì bạn sẽ không trở thành
người như hôm nay. Có thể bạn sẽ
nản chí và bỏ học.

+ Qua việc làm của Thảo, em thấy Thảo là + Là người biết vượt khó dù gặp
người như thế nào?

nhiều khó khăn nhưng cũng không
lùi bước.

+ Em cần học gì từ bạn Thảo?

+ Cần cố gắng , kiên trì vượt qua
khó khăn.

+ Nếu ở hoàn cảnh khó khăn như bạn + Nếu ở trong hoàn cảnh như bạn
Thảo, em sẽ làm gì?

Thảo em sẽ cố gắng học tập để
không phụ lòng của thầy cô và cha
mẹ.

- Sau khi các nhóm thảo luận xong GV
mời đại diện các nhóm trình bày kết quả
thảo luận.

- Các nhóm nhận xét và bổ sung.

- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và
bổ sung.

21


- GV nhận xét và kết luận.
 GV kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất
nhiều khó khăn trong học tập và
trong cuộc sống, song Thảo đã biết
cách khắc phục, vượt qua, vượt lên
học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh
- HS trả lời

thần vượt khó của bạn.
- Qua bài học các em cho cô biết các em
đã rút được bài học gì cho bản thân và áp
dụng bài học đó như thế nào cho cuộc
sống?

- HS đọc ghi nhớ.

- Vậy một bạn nào rút ra ghi nhớ cho cô?

Trong cuộc sống, mỗi người đều
có những khó khăn riêng. Để học
tập tốt, chúng ta cần cố gắng, kiên
trì vượt qua những khó khăn. Có
chí thì nên.

-GV treo ghi nhớ lên bảng và mời một số
HS nhắc lại.
*Hoạt đông 2: Trình bày ý kiến

- GV treo bài tập trên yêu cầu HS đọc đề - 1 HS đọc đề bài.
bài.
- GV hướng dẫn HS: nếu đồng ý với việc - HS lắng nghe.
làm thì giơ mặt cười còn không đồng ý thì
giơ mặt buồn.
- Bài tập: Khi gặp một bài tập khó, em sẽ

HS trả lời:

chọn một cách làm nào dưới đây?
8

a) Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được.
b) Nhờ bạn giảng giải để tự làm.
c) Chép luôn bài của bạn.
22

a) Đồng ý, đây là biện pháp cho
thấy có ý chí vươn lên. Không


d) Nhờ người khác làm bài hộ.
e) Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn.
f) Bỏ không làm.

nản long trước bài tập khó.
b) Đồng ý, đây là biện pháp hay.
Nếu không biết làm thì vẫn có
thể nhờ bạn và tự làm. Có ý
học hỏi.

c) Không đồng ý, đây là sự ỉ lại,
không có ý chí, không coi
trọng công sức của người khác.
d) Không đồng ý, không có tính
tự lập, vượt khó, đó không phải
là công sức của bản thân.
e) Đồng ý, biết tham khảo ý kiến
của những người hiểu biết, có
kinh nghiệm giúp mình vượt
qua khó khăn.
f) Không đồng ý, chủ quan, dễ
nản lòng, gây ra nhiều hậu quả
không tốt.

- Như vậy, sau khi đưa ra những ý kiến của - HS trả lời
mình, em nào cho cô biết khi gặp 1 bài
toán khó thì các em cần làm gì?
- Các em còn có biện pháp nào khác khi
gặp vấn đề trên?
 Câu hỏi vận dụng:
- Vậy ngoài tình huống trên, các em đã gặp - HS trả lời
những khó khăn gì trong học tập và trong
cuộc sống? Em đã làm gì để vượt qua
những khó khăn đó?
*Hoạt đông 3: Chơi trò chơi
- GV giới thiệu tên trò chơi: Ai là người
biết vượt khó?
- GV hướng dẫn: Cả lớp sẽ chia làm 2 - HS lắng nghe và chơi trò chơi.
23



nhóm. Mỗi nhóm sẽ đưa ra một tình huống
khó khăn và nhóm kia có nhiệm vụ là giải
quyết trong thời gian 1 phút. Nếu không
trả lời được thì nhóm đưa ra tình huống sẽ
5

tự trả lời. Mỗi câu trả lời hay sẽ nhận được
1 bông hoa. Nhóm nào nhiều hoa hơn
nhóm đó sẽ chiến thắng.
- GV nhận xét công bố kết quả.
- GV kết luận lại: Như vậy, trong cuộc - HS lắng nghe
sống có rất nhiều khó khăn và cũng có
nhiều biện pháp để vượt qua như các bạn
đã đưa ra. Là HS, chúng ta hãy cùng giúp
nhau đỡ nhau kiên trì vượt khó các em
nhé!
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học ( tốt hay chưa tốt, - Học sinh lắng nghe và ghi lại các
HS đã tích cực hăng hái chưa?, một số hạn yêu cầu.
chế còn tồn tại của lớp…).
- GV nhắc lại một số kiến thức cần ghi

4

nhớ: Trong cuộc sống, mỗi người đều có
những khó khăn riêng. Để học tập tốt,
chúng ta cần cố gắng, kiên trì vượt qua
những khó khăn.
- Yêu cầu HS thực hiện những biện pháp

đã đề ra để vượt khó khăn trong học tập;
động viên, giúp đỡ các bạn gặp khó khăn
trong học tập.
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị tiếp tiết 2
của bài 2, trang 7, trang 8 trong sách giáo
khoa đạo đức .
24


III.

Những yêu cầu sư phạm khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy
học Đạo đức ở lớp 4.
Một là, vấn đề thảo luận phải phù hợp với chủ đề bài đạo đức, phải thiết thực, gần

gũi và vừa sức với học sinh lớp 4; tránh đưa ra những hành vi, tình huống xa lạ hay câu
hỏi quá đơn giản hoặc quá khó đối với các em.
Hai là, cần có phiếu thảo luận dành cho các nhóm học sinh.
Ba là, số thành viên trong mỗi nhóm phải phù hợp, tốt nhất là từ 2 - 6 em để tạo
không khí gần gũi, thân thiện, giúp học sinh phát triển ý kiến một cách tự nhiên.
Bốn là, không nên cố định các nhóm, cần thường xuyên thay đổi để tạo điều kiện
cho học sinh có thể giao lưu, học hỏi rộng rãi với nhau trong lớp. Đồng thời cũng cần tạo
điều kiện cho học sinh được luân phiên nhau làm nhóm trưởng và thư kí.
Năm là, trong quá trình học sinh thảo luận, giáo viên phải nắm bắt tình hình để biết
được những khó khăn mà các nhóm gặp phải và có sự giúp đỡ khi cần.
Sáu là, cần tạo điều kiện cho mọi học sinh được tự do bày tỏ ý kiến của mình,
tranh luận với nhau, cần động viên kịp thời bằng những lời khen để tạo sự phấn khởi và
tạo không khí thi đua lành mạnh giữa các học sinh trong nhóm với nhau.
Bảy là, cần quy định thời gian thảo luận nhóm.


C. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu, tôi nhận thấy tổ chức dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy đặt
học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành các nhóm
một cách thích hợp. Trong nhóm, học sinh được khuyến khích thảo luận và hướng dẫn
làm việc hợp tác với nhau. Đó là một trong những hình thức thực hiện tốt việc dạy học
phát huy tính tích cực của học sinh, giúp các em rèn luyện kĩ năng làm việc, kĩ năng giao
25


×