Bài tập nghiên cứu giáo dục Người hướng dẫn: Võ Đức Phương
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong định hướng chiến lược phát triển Giáo dục - Đào tạo trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết 02 của Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII
vẫn tiếp tục khẳng định "Muốn tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá được thắng lợi
thì vẫn phải phát triển mạnh về Giáo dục - Đào tạo, phát huy nguồn lực con người. Đó là
yếu tố cơ bản của sự phát triển mạnh và bền vững".
Bên cạnh những quan điểm về chủ trương đường lối, chính sách đúng đắn đó của
Đảng, của ngành thì đòi hỏi mỗi nhà giáo phải luôn phát huy những tài năng, trí tuệ để
cùng góp phần thực hiện thành công Nghị quyết. Vậy việc tiến hành phải đồng bộ ở mọi
cấp, mọi ngành trên toàn bộ mặt trận giáo dục hiện nay.
Với mục tiêu giáo dục tiểu học hiện nay "Hình thành cho học sinh những cơ sở ban
đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đức, trí, thể, mĩ và các kĩ năng cơ bản để học
tiếp các bậc học trên hoặc để đi sâu vào cuộc sống lao động". Vì vậy với việc thay đổi nội
dung, chương trình sách giáo khoa thì việc thay đổi phương pháp, hình thức dạy học cũng
cần phải được quan tâm để phù hợp với nội dung chương trình và trình độ nhận thức của
học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học hiện nay là phát hiện, lựa chọn và sử dụng
phương pháp cụ thể phù hợp với quan điểm dạy học "Tích cực hóa hoạt động học tập
của học sinh” và phù hợp với nội dung giáo dục. Xây dựng "Trường học thân thiện,
học sinh tích cực” đó là một yếu tố quan trọng trong quá trình dạy học nhằm phát huy
tính tích cực của học sinh.
Thực tế việc dạy học theo hướng tích cực các hoạt động học tập của học sinh tại
Trường Tiểu học U Minh 1 huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau cũng dần được cải thiện.
Người thực hiện: Hồ Diệu Ngân Trang 1
Bài tập nghiên cứu giáo dục Người hướng dẫn: Võ Đức Phương
Tuy nhiên để đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường thì vẫn
còn một số yếu kém và hạn chế: Môi trường giáo dục của địa phương còn hạn chế, cơ sở
vật chất chưa đồng đều nhất là các điểm trường lẻ, tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến
trường còn rất khó khăn. Chất lượng, nhận thức của các học sinh không đồng đều.
Từ những lí do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: Vận dụng phương phương pháp tích
cực vào dạy hình học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học U Minh 1, huyện Trần Văn Thời
tỉnh Cà Mau.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận về vận dụng phương pháp tích cực vào
dạy học hình hoc và tìm hiểu thực trạng học sinh lớp 5 trường tiểu học U Minh 1 huyện
Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Từ đó nhầm góp phần vận dụng phương pháp tích cực vào
dạy học hình học cho học sinh lớp 5 trường tiểu học U Minh 1 huyện Trần Văn, tỉnh Cà
Mau.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy
học tích cực nói riêng
3.2. Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng các phương pháp dạy học và phương pháp
dạy học tích cực nói riêng trong trường tiểu học U Minh 1, huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà
Mau.
3.3. "Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học hình học cho học sinh
lớp 5 trường tiểu học U Minh 1, huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau.
3. 4. Tổng kết, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm, nêu ý kiến đề xuất của bản
thân.
4.ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
Người thực hiện: Hồ Diệu Ngân Trang 2
Bài tập nghiên cứu giáo dục Người hướng dẫn: Võ Đức Phương
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học
hình học.
4.2 Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 5 trường tiểu học U Minh 1, huyện Trần
Văn Thời tỉnh Cà Mau.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
Chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học phụ thuộc vào tính tự giác, tích cực
của người học. Nếu vận dụng phương pháp tích cực vào dạy học hình học cho học sinh
lớp 5 sẽ phát huy được tính tích cực, tính tự lực nhận thức, tính tự giác học tập của học
sinh trong việc học tập, hình thành ở các em năng lực độc lập giải quyết vấn đề góp phần
nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục và đào tạo.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
Nghiên cứu phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới, tích cực.
- Sách giáo khoa Toán lớp 5.
- Sách giáo viên Toán lớp 5.
- Thiết kế bài dạy môn Toán lớp 5.
-Tạp chí tiểu học.
- Phương pháp dạy toán bậc tiểu học (Nhà xuất bản Đại học sư phạm).
- Toán chuyên đề hình học lớp 5 (Nhà xuất bản giáo dục).
- Thông tư 896 BGD & ĐT - GDTH V/v hướng dẫn diều chỉnh việc dạy và học
cho học sinh tiểu học.
- Tài kiệu bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 5 theo chương trình tiểu học mới (Nhà xuất
bản Hà Nội).
- Một số giải pháp chủ yếu để cải thiện chất lượng dạy học cho trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn (Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn).
Người thực hiện: Hồ Diệu Ngân Trang 3
Bài tập nghiên cứu giáo dục Người hướng dẫn: Võ Đức Phương
- Số 9832 BGD & ĐT - GDTH V/v hướng dẫn thực hiện chương trình các môn
học lớp 1, 2, 3, 4, 5.
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học (Lớp 5).
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tế:
- Phương pháp sư phạm.
- Nhóm phương pháp điều tra : Quan sát điều tra từ kết quả thực hiện của học sinh
ở địa phương, phỏng vấn, kiểm tra đánh giá.
- Nhóm phương pháp phân tích, tổng hợp, sử lý tình huống trong giảng dạy.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp trao đổi
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Người thực hiện: Hồ Diệu Ngân Trang 4
Bài tập nghiên cứu giáo dục Người hướng dẫn: Võ Đức Phương
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1.
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ VẬN DỤNG DẠY HỌC TÍCH CỰC
VÀO DẠY HÌNH HỌC
1.1.Giải nghĩa từ " phương pháp" trong phương pháp dạy học tích cực
• Phương pháp là cách thức thực hiện các hành động của con người
• Phương pháp tích cực để chỉ những phương pháp dạy học phát huy tích tích cực,
chủ động, sáng tạo của người học, phương pháp tích cực chủ động sáng tạo của người
học, phương pháp tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận
thức chứ không phải là tập trung vào người dạy.
• Phương pháp dạy học tích cực là một quan điểm dạy học, một su hướng dạy học là
sự tập hợp nhiều phương pháp khác nhau, sao cho trong quá trình dạy học phát huy tối đa
được khả năng học của học sinh.
1.2.Các phương pháp dạy học trong lịch sử giáo dục
Trong lịch sữ giáo dục thế giới có những quan điểm dạy học sau:
• Phương pháp dạy học cụ thể: Một phương pháp dạy học, một quan điểm dạy học
thầy là người trung tâm, thầy có quyền tối thượng, thầy nói gì, viết gì trò phải nhất nhất
tuân theo(áp đặt).
• Phương pháp dạy học truyền thống: Thầy bớt sụ áp đặt của mình đi, thầy đã đặt ra
câu hỏi cho học sinh trả lời, cho học sinh thực hiện.
• Dạy học sinh tích cực: Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh làm việc để học sinh
tự khám phá, tìm ra nội dung bài học. Vận dụng các kiến thức học sinh tìm ra vào giải
các bài tập.
• Dạy học tương tác: là dạy học theo nhu cầu của người học hoặc của người dạy, có
sự tác động qua lại.
Người thực hiện: Hồ Diệu Ngân Trang 5
Bài tập nghiên cứu giáo dục Người hướng dẫn: Võ Đức Phương
1.3.Phương pháp dạy học tích cực" lấy học sinh làm trung tâm"
• Từ thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX, các tài liệu giáo dục ngoài và trong nước, một
số văn bản của bộ Giáo dục và Đào tạo nói tới việc cần thiết phải chuyển dạy học lấy
giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
• Dạy học lấy học sinh làm trung tâm còn có một số thuật ngữ tương đương như: dạy
học tập trung vào người học, dạy học căn cứ vào người học, dạy học hướng vào người
học các thuật ngữ này có chung một nội hàm là nhấn mạnh hoạt động học và vai trò của
học sinh trong quá trình dạy học, khác với cách tiếp cận truyền thống lâu nay là nhấn
mạnh hoạt động dạy và vai trò của giáo viên.
• Lịch sử phát triễn giáo dục cho thấy trong nhà trường, người thầy dạy cho một lớp
đông học trò, cùng lứa tuổi và trình độ tượng đối không đồng đều thì giáo viên khó có thể
có điều kiện chăm lo cho từng học sinh nên đã hình thành kiểu dạy thông báo – đồng loạt.
Giáo viên quan tâm trước hết tới việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền đạt cho
hết nội dung quy định trong chương trình và sách giáo khoa, cố gắng làm cho mọi học
sinh hiểu và nhớ những điều giáo viên giảng.
• Cách học không đáp ứng yêu cầu phát triễn năng động của khoa học hiện đại. Để
khắc phục tình trạng này các nhà sư phạm kêu gọi phải phát huy tính tích cực chủ động
của học sinh, thực hiện " dạy học hân hóa" quan tâm đến nhu cầu, khả năng của mọi cá
nhân học sinh trong tập thể lớp. Phương pháp dạy học tích cục, dạy học lấy học sinh làm
trung tâm ra đời từ bối cảnh đó.
• Dạy học lấy học sinh làm trung tâm: Học sinh là quá trình kiến tạo, học sinh tìm
tòi, khám phá, phát hiện, khai thác và sử lí thông tin tự hình thành hiểu biết, năng lực
và phẩm chất. Giáo viên tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy học sinh cách tìm
ra chân lí.
2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HÌNH HỌC LỚP 5
2.1. Nội dung các yếu tố hình học lớp 5 bao gồm :
Người thực hiện: Hồ Diệu Ngân Trang 6
Bài tập nghiên cứu giáo dục Người hướng dẫn: Võ Đức Phương
Các kiến thức về tam giác, hình thang, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, đường
tròn, hình trụ. Để có phương pháp dạy cụ thể tôi đã tạm chia nội dung dạy các yếu tố hình
học ở lớp 5 thành 3 yếu tố đó là :
* Các kiến thức về hình học phẳng:
- Giới thiệu hình tròn, hình thang.
- Các yếu tố của hình tròn trong tam giác, hình thang (cạnh đáy, cạnh bên, đáy lớn,
đáy bé, đường cao …)
- Diện tích hình tam giác, hình thang, hình tròn, chu vi diện tích của các hình đó.
* Các kiến thức về hình học không gian:
- Hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ và các yếu tố của hình đó.
- Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, hình lập
phương, diện tích xung quanh của hình trụ.
- Thể tích hình hộp chữ nhật, thể tích hình lập phương, thể tích hình trụ.
* Các đại lượng đo lường:
- Sơ đồ diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích.
- Sơ đồ đo thể tích trong bảng đơn vị đo thể tích.
2.2. Mức độ cần đạt được:
- Học sinh nhận biết hình theo đặc điểm riêng của từng hình. Biết vẽ và nhớ công thức
tính diện tích, thể tích, chu vi của các hình tam giác, hình thang, hình tròn, hình hộp chữ
nhật, hình lập phương.
- Học sinh nhận biết và dùng Ê ke để kiểm tra hình tam giác, hình thang và đường cao
của chúng.
Người thực hiện: Hồ Diệu Ngân Trang 7
Bài tập nghiên cứu giáo dục Người hướng dẫn: Võ Đức Phương
- Sử dụng com pa để vẽ đường tròn và hình tròn.
Qua thực tế giảng dạy ở những năm trước về chất lượng môn Toán chỉ đạt 20 -
30% số học sinh có khả năng tiếp thu khá tốt về kiến thức hình học. Số học sinh còn lại
70 - 80% là học sinh rất yếu kém đặc biệt là trong việc cắt ghép hình, vẽ hình nhận dạng
hình và tính diện tích của các hình.
2.3. Phương pháp dạy học hình học
2.3.1. Phương pháp tổng quát:
Định hướng chung PPDH Toán 5 là dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt
động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Cụ thể là giáo viên phải tổ chức, hướng
dẫn cho học sinh hoạt động học tập với sự trợ giúp đúng mức và đúng lúc của SGK Toán
5 và của các đồ dùng dạy và học toán, đề từng học sinh( hoặc từng nhóm học sinh) tự
phát hiện và tự giải quyết các vấn đề bài học, tự chiếm lĩnh nội dung học tập rồi thực
hành, vận dụng các nội dung đó theo năng lực cá nhân cùa HS.
Toán 5 kế thừa và phát huy những ưu điểm của các PPDH toán đã sử dụng ở các lớp
trước, đặt biệt là ở lớp 4 nhằm tiếp tục tăng cường vận dụng các PPDH giúp HS tự nêu
các nhận xét, các quy tắt, các công thức, ở dạng khái quát hơn (so với các lớp trước);
đặt biệt, bước đầu biết hệ thống hóa các kiến thức đã học, nhận ra một số quan hệ giữa
một số nội dung đã học Đây là cơ hội để tiếp tục phát triễn năng lực trừu tượng hóa,
khái quát hóa trong học tập môn toán ở lớp cuối của cấp Tiểu học; tiếp tục phát huy khả
năng diễn đạt và tập suy luận của học sinh theo mục tiêu của môn Toán ở lớp 5.
Dưới đây là sự giới thiệu chung về sự vận dụng các định hướng nêu trên trong dạy học
các dạng bài củ thể của SGK Toán 5.
2.3.2. Phương pháp cụ thể:
2.3.2.1. Phương pháp dạy bài học mới
Người thực hiện: Hồ Diệu Ngân Trang 8
Bài tập nghiên cứu giáo dục Người hướng dẫn: Võ Đức Phương
a) Giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết các vấn đề của bài học
Giáo viên hướng dẫn HS tự phát hiện vấn đề của bài học rồi giúp học sinh huy động
những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy đề tự mình( hoặc cùng các bạn trong từng
nhóm nhỏ) tìm mối quan hệ của vấn đề đó với các kiến thức đã biết ( đã được học ở các
lớp trước hoặc đã có trong vốn sống của bản thân, ) rồi tự tìm cách giài quyết vấn đề.
b) Tạo điều kiện cho học sinh củng cố và vận dụng kiến thức mới học ngay trong tiết
học bài mới để học sinh bước đẩu tự chiếm lĩnh kiến thức mới
Trong SGK Toán 5, sau phần học bài mới thường có 3 bài tập để tạo điều kiện cho học
sinh củng cố kiến thức mới học qua thực hành
Và bước đầu tập vận dụng kiến thức mới học để giài quyết vấn đề liên quan trong học tập
và trong đời sống. GV nên chọn trong số các bài tập này một số bài tập sẽ cho học sinh
làm và chữa ngay tại lớp. HS có thể làm tiếp các bài tập còn lại ngay tại lớp ( nếu có thời
gian ) hoặc có thể làm bài khi tự học
Quá trình tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề của bài học, bước đầu vận dụng kiến thức
mới học sẽ góp phần học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới, thực hiện : học qua hoạt động.
Người thực hiện: Hồ Diệu Ngân Trang 9
Bài tập nghiên cứu giáo dục Người hướng dẫn: Võ Đức Phương
2.3.2.2. phương pháp dạy học các bài luyện tập, luyện tập trung, ôn tập, thực hành
Cũng như SGK Toán ở các lớp 1, 2, 3, 4, SGK Toán 5 dành một thời lượng thích đáng để
dạy học các luyện tập, luyện tập trung, ôn tập, thực hành ( gọi chung là các bài luyện tập,
thực hành). Trong tổng số 175 tiết dạy học, Toán 5 có tới 99 tiết luyện tập, thực hành, ôn
tập. Mục tiêu chung của dạy học các bài luyện tập, thực hành là củng cố nhiều lượt các
kiến thức HS mới chiếm lĩnh được, hình thành và phát triễn các kĩ năng cơ bản trong môn
Toán ở lớp 5 và ở cấp Tiểu học, hệ thống hóa các kiến thức đã học, góp phần phát triễn
Người thực hiện: Hồ Diệu Ngân Trang 10
Bài tập nghiên cứu giáo dục Người hướng dẫn: Võ Đức Phương
khả năng diễn đạt và trình độ tư duy của HS, khuyến khích HS phát triễn năng lực học
tập toán.
Các bài tập trong các bài luyện tập, thực hành thường sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó,
từ đơn giản đến phức tạp, từ thực hành và luyện tập trực tiếp đến vận dụng một cách tổng
hợp và linh hoạt hơn GV có thể tổ chức dạy học các bài luyện tập, thực hành như sau:
a) Hướng dẫn học sinh nhận ra các kiến thức đã học, trong đó có dạng bài tương tự đã làm
trong các bài tập đa dạng và phong phú của Toán 5
Nếu HS tự đọc ( đọc thành tiếng hoặc đọc thầm ) đề bài hoặc nhận ra được dạng bài
tương tự đã làm hoặc các kiến thức đã học trong mối quan hệ cụ thể của nội dung bài tập
thì noi chung, tự HS sẽ biết cách làm bài và trình bày bài làm. Nếu HS nào chưa tự nhận
ra được dạng bài tương tự hoặc các kiến thức đã học trong bài tập thì GV nên giúp HS
bằng cách hướng dẫn, gợi ý ( hoặc tổ chức cho HS khác giúp bạn) để tự HS nhớ lại kiến
thức, cách làm, GV không nên làm thay những gì HS có thể làm được.
b) Giúp HS tự làm bài theo khả năng của từng HS
GV nên yêu cầu HS làm lần lượt các bài tập theo thức tự đã có trong SGK ( hoặc do GV
lựa chọn rồi sắp xếp lại ), không tự ý bỏ qua bái tập nào, kề cà các bài tập HS cho là dễ.
Cần lưu ý HS, các bài tập củng cố trực tiếp kiến thức mới học cũng quan trọng cho mọi
đối tượng HS.
Không nên bắt HS phài chờ đợi nhau trong quá trình làm bài. HS đã làm xong bài tập nào
nên kiểm tra ( hoặc nhờ bạn trong nhóm hoặc nhớ GV kiểm tra) rồi chuyễn sang làm bài
tập tiếp theo.
GV nên chấp nhận tình trạng: trong cùng một khoảng thời gian, có HS àm được nhiều bải
tập hơn HS khác. GV nên trực tiếp hổ trợ cho HS khá, giỏi hỗ trợ HS học yếu cách làm
bài, không làm thay HS. GV nên khuyến khích HS khá, giỏi hoàn thành các bài tập trong
SGK ngay trong tiết học và giúp các bạn làm bài chậm hơn khi chữa bài trong nhóm,
trong lớp. Nói chung, ở trên lớp GV nên có kế hoạch tổ chức cho HS làm hết các bài tập
Người thực hiện: Hồ Diệu Ngân Trang 11
Bài tập nghiên cứu giáo dục Người hướng dẫn: Võ Đức Phương
do GV đã lựa chọn trong SGK; khuyến khích HS làm bài đúng, trình bày gọn, rõ ràng và
tìm được cách giải quyết hợp lí.
c) Tạo ra sự hồ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng HS
Nên cho HS trao đổi ý kiến ( trong nhóm nhỏ, cả lớp) về cách giải hoặc cách giải ( nếu
có) một bài tập. Nên khuyến khích HS nêu nhận xét về cách giải của bạn, tự rút kinh
nghiệm và cách giải của mình.
Sự hỗ trợ giữa các HS trong nhóm, trong lớp phải giúp HS tự tin vào khả năng vào
bản thân; tự rút kinh nghiệm về cách học, cách làm bài cùa mình và tự điều chỉnh, sửa
chữa những thiếu sót ( nếu có) của bản thân.
Cần giúp HS nhận ra rằng: hỗ trợ, giúp đỡ bạn cũng có ích cho bản thân.Thông qua
việc giúp đỡ bạn, HS càng có điều kiện nắm chắc, hiểu sâu kiến thức của bài học, càng có
điều kiện hoàn thiện các năng lực của bản thân.
d) Tập cho HS có thói quen tự kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập, thực hành
GV nên khuyến khích học sinh tự kiểm tra bài đã làm để phát hiện, điều chỉnh, sửa chữa
những sai xót ( nếu có),
Khi có điều kiện nên hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình hoặc của bạn bằng
điểm rồi báo cáo với GV.
Động viên HS tự nêu những hạn chế ( nếu có) trong bài làm của mình hoặc của bạn và tự
đề xuất phương án điều chỉnh.
e) Tập cho HS có thói quen tìm nhiều phương án và lựa chọn phương án hợp lí nhất để giải
quyết vấn đề của bài tập, không nên thỏa mãn với các kết quả đã đạt được
Khi HS chữa xong bài hoặc khi GV nhận xét bài làm của HS, GV nên động viên, nêu
gương những HS đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc đã có cố gắng trong luyện tập, thực hành,
tạo cho HS niềm vui vào sự tiến bộ của bản thân, tạo cho các em niềm vui vì những kết
quả đã đạt được của mình, của bạn.
Khuyến khích HS không chỉ hoàn thành nhiệm vụ khi luyện tập, thực hành mà còn tìm
cách giải khác nhau, lựa chọn phương án hợp lí nhất để giải các bài toán hoặc để giải
Người thực hiện: Hồ Diệu Ngân Trang 12
Bài tập nghiên cứu giáo dục Người hướng dẫn: Võ Đức Phương
quyết một vấn đề trong học tập; khuyến khích học sinh giải thích, trình bày bằng lời nói
phương pháp giải bài tập, Dần dần học sinh sẽ có thói quen không bằng lòng với kết quả
đạt được và có mong muốn tìm giải pháp tốt nhất cho bài làm của mình.
3. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO DẠY HỌC
3.1.Một số phương pháp dạy học toán ở Tiểu Học:
3.1.1. Phương pháp trực quan:
a-Khái niệm:
Phương pháp dạy học trực quan là: quá trình kết hợp trong cái cụ thể và cái trừu tượng.
tức là tổ chức hướng dẫn học sinh nắm bắt được các kiến thức trừu tượng trên cơ sở
những cái cụ thể gần gũi với học sinh, rồi sau đó mới sử dụng quy tắc khái niệm, giải
quyết vấn đề.
b-Ưu điểm:
Phương pháp trực quan có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học.
Với những hình ảnh trực quan (do các đồ dùng biểu diễn mang lại) và lời giảng của giáo
viên giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và lĩnh hội kiến thức.
Tác động vào nhận thức của học sinh theo đúng quy luật nhận thức từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng và tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
Có tính trực quan cao thu hút được sự chú ý của học sinh tạo ra sự say mê tích cực hứng
thú trong học tập.
c-Nhược điểm:
Nếu tuyệt đối hóa phương pháp dạy học trực quan dùng quá mức cần thiết sẽ gây phản
tác dụng làm cho học sinh lệ thuộc vào phương tiện trực quan, tư duy máy móc, kém phát
triển, tư duy trừu tượng.
Nếu lạm dụng phương pháp trực quan sẽ gây cho học sinh sự phân tán, mất tập trung vào
bài học.
Một số phương tiện trực quan khó làm và tốn kém.
d-Một số đặc điểm cần lưu ý khi sử dụng phương pháp trực quan:
Người thực hiện: Hồ Diệu Ngân Trang 13
Bài tập nghiên cứu giáo dục Người hướng dẫn: Võ Đức Phương
Một là: sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học ở tiểu học không thể thiếu phương
tiện (đồ dùng) dạy học.
-Các phương tiện đồ dùng cầ phải tập trung bộc lộ rõ những dấu hiệu bản chất của môn
toán học, giúp học sinh dễ thấy, dễ cảm nhận được nội dung kiến thức đó.
-Các đồ dùng (phương tiện) phù hợp với nội dung, yêu cầu của các bài học, dễ làm phù
hợp với địa phương.
-Đồ dùng (phương tiện) cần đảm bảo tính thẩm mỹ nhưng không quá cầu kỳ về hình
thức.
Hai là: cầ sử dụng đúng lúc, đúng mức độ, phương tiện trực quan.
Ba là: các phương tiện trực quan phải tăng dần mức độ trừu tượng.
Bốn là: không quá đề cao và tuyệt đối hóa phương pháp trực quan.
3.1.2. Phương pháp thực hành luyện tập trong dạy học toán ở Tiểu Học:
a-Khái niệm:
Là phương pháp trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động
thực hành thông qua đó để giải quyết những tình huống cụ thể có thể liên quan tốt các
kiến thức và kỷ năng môn “toán” từ đó hình thành được kiến thức và kỷ năng cần thiết
cho học sinh thực hành.
b-Ưu điểm:
Thông qua tiết thực hành luyện tập học sinh sẽ nắm vững được kiến thức và rèn luyện
được kỷ năng trong toán học.
Học sinh tích cực tham gia vào bài học chủ động trình bảy các giải pháp hoặc những
vướng mắc chưa giải quyết được để giáo viên nắm được tình hình của lớp.
c-Nhược điểm:
Giáo viên phải chuẩn bị tốt nội dung thực hành luyện tập.
Nếu giáo viên không khéo léo tổ chức thì hiệu quả tiết học không cao.
d-Lưu ý:
Một là: chuẩn bị chu đáo nội dung thực hành luyện tập.
Người thực hiện: Hồ Diệu Ngân Trang 14
Bài tập nghiên cứu giáo dục Người hướng dẫn: Võ Đức Phương
Hai là: dự kiến nghĩa vụ thực hành cho các đối tượng để mọi đối tượng học sinh đều được
thực hành một cách tích cực.
Ba là: giáo viên cần giám sát, kiểm tra điều chỉnh sai sót trong khi thực hành trách làm
thay phần phần cho học sinh.
Bốn là: nhà trường cần phải trang bị đủ những phương tiện tối thiểu đáp ứng được các
hoạt động thực hành cơ bản.
Năm là: mọi học sinh phải chuẩn bị kiến thức và phương tiện theo yêu cầu của giáo viên.
Ví dụ: thực hành đo độ dài sau bài: “bảng đơn vị đo độ dài” toán lớp 3.
-Chuẩn bị các loại thước đo cơ bản (m, dm, cm )
-Xác định các vật định đo.
-Chia nhóm học sinh và phân công cụ thể tới từng cá nhân. Giáo viên giám sát các thao
tác: đặt thước, xử lý số đo, đọc số đo, ghi số đo, báo cáo kiểm tra.
3.1.3. Phương pháp gợi mở vấn đáp trong dạy học toán ở Tiểu Học:
a-Khái niệm:
Là phương pháp dạy học trong đó giáo viên không trực tiếp đưa ra những kiến thức
không hoàn chỉnh mà sử dụng một hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh suy nghĩ lần lượt
trả lời, từ đó tiến tới các kiến thức và kỹ năng cần thiết.
b-Ưu điểm:
Học sinh chủ động, tích cực để chiếm lĩnh kiến thức.
Giúp học sinh nhớ lâu kiến thức.
Kích thích học sinh tự tìm kiến thức mới.
c-Nhược điểm:
Nếu đặc nhiều câu hỏi sẽ tạo nên căn thẳng trong giờ học.
Chuẩn bị câu hỏi đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian.
d-Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp:
Một là: giáo viên xây dưng câu hỏi thỏa mãn yêu cầu sau:
Phù hợp đối tượng, nội dung và yêu cầu dạy học không quá dễ hoặc khó.
Người thực hiện: Hồ Diệu Ngân Trang 15
Bài tập nghiên cứu giáo dục Người hướng dẫn: Võ Đức Phương
Câu hỏi cần có nội dung xác định, phù hợp mục tiêu bài.
Cùng có một nội dung có thể hỏi bằng nhiều cách khác nhau để học sinh tư duy năng
động.
Cần dự đoán trước các khả năng trả lời của học sinh để chuẩn bị sẳn câu hỏi phụ.
Hai là: sau khi các câu hỏi phụ được đặt ra giáo viên cần lắng nghe và yêu cầu cả lớp
cùng nghe và thảo luận câu hỏi, để nhận xét, sửa sai nếu cần phải đưa ra kết luận cuối
cùng khẳng định tính đúng đắn của câu hỏi.
Ba là: cần sử dung phương pháp đúng lúc, đúng chổ đúng mức độ .
3.1.4. Phương pháp dạy học phat hiện và giải quyết vấn đề:
a Khái niệm:
là tạo ra tình huống có chúa đựng vấn đè (toán học), trong quá trình hoạt động học sinh
phát hiện ra vấ đề, có nguyện vọng giải quyết vấn đề đó bằng sự cố gắng trí lực, nhờ đó
năng cao một bước trình độ kiến thức, kỷ năng về tư duy.
Dạy học đặt và giải quyết vấn đề cần lưu ý:
-Mốt vấn đề (đối với học sinh) (: Mệnh đề một câu hỏi -) học sinh chưa giải quyết được
(chưa thực hiện được).
-Một vấn đề học sinh chưa có phương pháp (thuật giải) theo yêu cầu đặt ra.
Bài toán có vấn đề phải thỏa mãn 3 điều kiện:
-Tại một vấn đề: phải có vấn đề và câu hỏi.
-Phải gợi được nhu cầu nhận thức: để người học hiểu biết yêu cầu đó là cần thiết và có
mong muốn giải quyết vấn đề đó.
-Gây niềm tin ở khả năng học sinh.
b Cách tạo ra bài toán có vấn đề:
Xây dựng tình huống có vấn đề từ thực tiễn.
Tạo tình huống có vấn đề từ các kiến thức đã biết bằng cách biến đổi hoặc “dấu đi” một
yếu tố, yếu tố một phép tính một chữ số trong khi thực hiện thực toán, một vài nét khuyết
của hình vẽ yêu cầu học sinh tìm lại yếu tố đó
Người thực hiện: Hồ Diệu Ngân Trang 16
Bài tập nghiên cứu giáo dục Người hướng dẫn: Võ Đức Phương
Yêu cầu học sinh sử dụng phương pháp tương tự để phát hiện kiến thức mới.
Lật ngượ một khẳn định đã biết.
Tổ chức tình huống có vấn đề yêu cầu đặt biệt hóa.
Xây dựng tình huông có xác định liên quan đến trí tưởng tượng không gian của học sinh.
Tổ chức hoạt động trên các đồ vât thật, trên các mô hình để rút ra một kiến thức toán học
(một tính chất, một công thức).
3.1.5. Phương pháp thảo luận:
a Khái niệm:
Phương pháp dạy học kích thích được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh,
trong đó chứ trọng đến hình thức học tập hợp tác thông qua thảo luận nhóm, thảo luận
nhóm có thể áp dụng bắt kỳ ở lớp học nào.
b Ưu điểm:
Tạo cơ hội để học sinh đưa ra giải pháp, trình bày cách giải quyết, hướng suy nghĩ của
mỗi cá nhân về nội dung học tập.
Học sinh có thể tự so sánh biết được tính hợp lý, đúng đắn trong cách giải quyết, trình
bày của bày của bạn mình.
Học sinh tự đưa ra những thông tin phản hồi nhanh thể hiện sự hiểu hoặc không hiểu về
nội dung học tập.
Học sinh đối chiếu thông tin từ bạn mà mình điều chỉnh nhận thức.
c Khuyết điểm:
Nếu không tổ chức tốt có thể dẫn tới phản tác dụng như:
Tốn nhiều thời gian
Không đi tới kiến thức cần thiết.
3.2.BÀI SOẠN MINH HOẠ CHO HÌNH THỨC DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH
CỰC.
BÀI: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
I. MỤC TIÊU:
Người thực hiện: Hồ Diệu Ngân Trang 17
Bài tập nghiên cứu giáo dục Người hướng dẫn: Võ Đức Phương
Có biểu tượng về diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
Khả năng tư duy, tự giác trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
Hình hộp chữ nhật có kích thước 8cm x 5cm x 4cm như SGK.
Phiếu bài tập.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Hướng dẫn quan sát, nhận xét; thảo luận; hoạt động nhóm; thực hành.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy nêu những đặc điểm của hình chữ
nhật?
- Nhận xét, ghi điểm.
- 1 HS Trả lời câu hỏi.
- Nhận xét - Bổ sung
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: ghi đầu bài lên bảng. - Lắng nghe.
2. Giảng bài:
Người thực hiện: Hồ Diệu Ngân Trang 18
Bài tập nghiên cứu giáo dục Người hướng dẫn: Võ Đức Phương
a) Giới thiệu về diện tích xung quanh
của hình hộp chữ nhật .
- Đưa ra HHCN kích thước 8cm x 5cm x
4cm. Vừa chỉ các mắt xung quanh của
hình vừa giới thiệu. Sxq của HHCN
chính là tổng diện tích bốn mặt bên của
hình hộp chữ nhật.
- Y/c học sinh chỉ các mặt xung quanh
của HHCN.
- GV nêu: Chúng ta cùng đi tìm cách
tính diện tích xung quanh của HHCN
(hay chính là diện tích 4 mặt bên)
- Nêu bài toán SGK
? Em hãy tìm cách tính Sxq của HHCN
trên?
- GV nhận xét
- Nêu: Cách tính và kết quả tính của các
em đua ra đúng nhưng cô có một cách
khác đơi giản hơn.
+ GV triển khai hình y/c HS quan sát và
hỏi:
? 4 mặt bên của HHCN tạo thành hình
gì?
- Quan sát.
- Nghe
- 2 em lần lượt lên chỉ các mặt
xung quanh và nêu lại : Diện tích
xung quanh của HHCN chính là
tổng diện tích 4 mặt bên.
- Nghe và tóm tắt lại bài
toán .
- HS nêu: tính diện tích của
4 mặt bên sau đó cộng lại
với nhau .
(5 x 4 x 2) + (8 x 4 x 2)
=104 (cm
2
)
- QS-trả lời câu hỏi
+ Tạo thành hình chữ nhật.
+ Chiều dài của HCN đó là
5 + 8 +5 +8 = 26 (cm)
+ Chiều rộng của HCN đó là
Người thực hiện: Hồ Diệu Ngân Trang 19
Bài tập nghiên cứu giáo dục Người hướng dẫn: Võ Đức Phương
?Hãy nêu kích thước của hình chữ nhật
đó?
?Hãy tính và so sánh diện tích của hình
chữ nhật đó với tổng diện tích các mặt
bên của HHCN?
?Hãy so sánh về chiều dài của HCN
triển khai với chiều cao của HHCN?
?Hãy so sánh về chiều rộng của HCN
triển khai với chiều cao của HHCN?
* GVkết luận:
Vậy để tính Sxq của HHCN có thể lấy
chu vi đáy nhân với chiều cao (cùng một
đơn vị đo)
Y/c: Dựa vào quy tắc em hãy trình bày
lại bài giải bài toán trên.
- GV ghi bảng:
Bài giải
Chu vi đáy của HHCN đó là :
( 8 + 5 ) x 2 = 26 (cm)
Sxq của HHCN đó là :
26 x 4 = 104 (cm
2
)
4cm.
+ Diện tích của HCN đó là:
26 x 4 = 104 (cm
2
)
+ Diện tích của HCN này
bằng diện tích xung quanh
của HHCN trên.
+ Chiều dài của HCN trên
triển khai bằng chu vi đáy
của HHCN.
+ Chiều rộng của HCN triển
khai bằng chiều cao của
HHCN.
- Nghe, nhắc lại quy tắc.
-1 HS đứng tại chỗ đọc.
b) Giới thiệu diện tích toàn phần của
HHCN
Người thực hiện: Hồ Diệu Ngân Trang 20
Bài tập nghiên cứu giáo dục Người hướng dẫn: Võ Đức Phương
- Giới thiệu: Stp của HHCN là tổng
diện tích xung quanh và diện tích hai
mặt đáy.
- Có Sxq rồi muốn tính được Stp của
HHCN trên ta làm thế nào?
- Hãy tính Stp của HHCN trên ?
- GV cùng cả lớp nhận xét bài làm của
HS.
+ Diện tích một mặt đáy của HHCN trên
là:
8 x 5 = 40 (cm
2
)
+ Diện tích toàn phần của HHCN trên
là:
104 + 40 x 2 = 184 (cm
2
)
- Nghe.
- Trả lời: Tính diện tích của
hai mặt còn lại sau đó cộng
với diện tích xung quanh đã
tính được.
- Một em lên bảng tính dưới
lớp làm bài vào giấy nháp.
Bài 1:
- Gọi HS đọc đề toán .
?Bài toán cho em biết gì? Yêu cầu em
tính gì?
- 1 em đọc - lớp đọc thầm.
+ Bài toán cho biết các kích
thước của HHCN: Chiều
dài: 5 dm, chiều rộng: 4 dm.
Y/c tính : Sxq… dm
2
Stp……dm
2
Người thực hiện: Hồ Diệu Ngân Trang 21
Bài tập nghiên cứu giáo dục Người hướng dẫn: Võ Đức Phương
?Hãy nêu lại quy tắc tính Sxq và Stp của
HHCN
- Y/c lớp làm bài - một em lên bảng
chữa bài
- GV nhận xét kết luận.
Bài giải
Chu vi đáy của HHCN đó là:
( 5 + 4 ) x 2 = 18 (dm)
Diện tích xung quanh HHCN đó là:
18 x 3 = 54 (dm
2
)
Diện tích một mặt đáy của HHCN đó là:
5 x 4 = 20 (dm
2
)
Diện tích toàn phần của HHCN đó là:
54 + 20 x 2 = 94 (dm
2
)
Đáp số : Sxq : 54 dm
2
Stp : 94 dm
2
- 2 em lần lượt nêu .
- Lớp làm bài - 1 em lên
bảng chữa bài.
- Nhận xét bổ sung.
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề toán.
? Bài toán cho em biết gì ?
? Bài toán yêu cầu em tính gì ?
? Làm thế nào để tính được diện tích tôn
cần dùng để gò thùng ?
- 1 em đọc - Lớp đọc thầm.
- Lần lượt trả lời từng câu
hỏi.
Người thực hiện: Hồ Diệu Ngân Trang 22
Bài tập nghiên cứu giáo dục Người hướng dẫn: Võ Đức Phương
- Chia lớp thành 4 nhóm phát phiếu BT
cho các nhóm, hd làm BT trong nhóm.
- Y/ c HS làm bài theo nhóm.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
Bài giải
Chu vi của mặt đáy thùng tôn là:
( 6 + 4 ) x 2 = 20 (dm)
Diện tích xung quanh của chiếc thùng
tôn đó là:
20 x 9 = 180 (dm
2
)
Diện tích đáy của thùng tôn là:
6 x 4 = 24 (dm
2
)
Thùng tôn có đáy không có nắp nên diện
tích tôn để làn thùng là:
180 + 24 = 204 (dm
2
)
Đáp số: 204 dm
2
- HS nhận nhóm và phiếu
BT.
- HS làm việc trong nhóm.
- Đại diện các nhóm trình
bày trên bảng lớp.
3. Củng cố, dặn dò:
- Y/c HS nêu lại cách tính Sxq và Stp
của HHCN
- GV nhận xét giờ học .yêu cầu HS về
nhà làm bài tập trong vở bài tập
- 1vài HS nhắc lại qui tắc.
- Thực hiện theo y/c.
Người thực hiện: Hồ Diệu Ngân Trang 23
Bài tập nghiên cứu giáo dục Người hướng dẫn: Võ Đức Phương
Chương 2
THỰC TRẠNG DẠY HỌC YẾU TỐ HÌNH HỌC CHO HỌC SINH LỚP
5A Ở TRƯỜNG TH NÔNG TRƯỜNG U MINH 1
1.Giới thiệu về nhà trường và học sinh lớp 5A trường Tiều học U Minh 1
1.1 Nhà trường
Trường trường Tiều học U Minh 1 nằm tại ấp Cơi Năm, Xã Trần Hợi, Huyện Trần Văn
Thời, Tỉnh Cà Mau.
Trường có vị trí địa lí tương đối thuận lợi, với 1 bên giáp mặt với sông, một bên là đường
lộ.Xung quanh trương giáp với các trường THCS, Mẫu giáo. Ngoài ra trường nằm gần
chợ, nơi tập trung đông dân cư. Học sinh từ các nơi đồ về học tại trường.
Đặc điểm nhà trường
Trước đây, là nông trường U Minh gọp nhiều bậc học: THCS, Tiều học, Mẫu giáo.
Nhưng nay trường đã được tách ra riêng biệt thành trường Tiểu học U Minh 1 và vừa đạt
chuẩn quốc gia trong tháng 3 năm 2013 này.
Các thành phần trong trường:
Hiệu trưởng: Đoàn Thị Mỵ
Hiệu phó: Nguyễn Trọng Lanh
Tổng số lớp:14
Tổng học sinh: 355/ 177
Khối 1: 3 lớp
Khối 2: 4 lớp
Khối 3: 3 lớp
Người thực hiện: Hồ Diệu Ngân Trang 24
Bài tập nghiên cứu giáo dục Người hướng dẫn: Võ Đức Phương
Khối 4: 2 lớp
Khối 5: 3 lớp
Thuận lợi và khó khăn của nhà trường trong giảng dạy:
Thuận lợi:
- Học sinh có điều kiện theo học tập trung.
- Có tài liệu học tập và sách giáo khoa.
Khó khăn:
- Phương tiện giảng dạy còn thiếu, chưa đồng bộ.
- Bộ môn học mang tính trìu tượng hoá đối với học sinh.
- Đối tượng học sinh chưa được thực hành nhiều (từ vật mẫu hay hình vẽ).
- Sự đầu tư trang thiết bị còn thiếu.
- Trình độ nhận thức của học sinh có ảnh hưởng của vùng miền.
Chất lượng dạy và học:
Do còn nhiều những khó khăn, nhưng trong những năm gần đây chất lượng dạy và
học trong nhà trường đã có nhiều chuyển biến rõ rệt cả về chất lượng dạy của giáo viên
và chất lượng học của học sinh năm sau cao hơn năm trước. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn
những hạn chế về chất lượng dạy và học, do từ cả hai phía giáo viên và học sinh.
Nguyên nhân:
a. Từ phía giáo viên:
Người thực hiện: Hồ Diệu Ngân Trang 25