Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Thực hiện Chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.75 KB, 79 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƯƠNG NGỌC HOÀNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT
ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN,

TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI - năm 2018

1


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƯƠNG NGỌC HOÀNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT
ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN,

TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành

: Chính sách công



Mã số

:

834 04 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS. TS. CÙ CHÍ LỢI

HÀ NỘI - năm 2018

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quế Sơn là một huyện vùng trung du bán sơn địa nằm về phía Tây Bắc
của tỉnh Quảng Nam. Sau ngày chia tách huy ện với Nông Sơn theo Nghị
định số 42/2008/NĐ-CP ngày 08/4/2008 của Chính phủ, huyện Quế Sơn

hiện nay có tổng diện tích tự nhiên 251,17 km2, dân số trung bình năm
2014 là 83.134 người, bao gồm 13 xã và 01 thị trấn.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy chưa cao nhưng khá vững chắc, cơ cấu
kinh tế khá hợp lý, trong đó, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng đạt mức tăng
trưởng khá cao và cao hơn so với toàn tỉnh, chiếm t ỷ trọng cao trong cơ cấu


kinh tế, tạo được nhiều bước đột phá. Mạng lưới cụm công nghiệp ho ạt
động khá hiệu quả, nhiều doanh nghi ệp đầu tư, hoạt động ổn định và hiệu

quả đã góp phần đưa huyện Quế Sơn nhanh chóng trở thành một trong
những địa phương có tiềm năng phát triển công nghi ệp của Tỉnh.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghi ệp hoá,
hiện đại hoá đạt kết quả bước đầu khả quan. Từng bước phá thế thuần
nông, độc canh, đưa nông nghiệp tiến dần lên sản xuất hàng hoá, hình
thành được các vùng tập trung chuyên canh cây nguyên li ệu phục vụ công

nghiệp, sản xuất lương thực, thực phẩm, vấn đề đầu ra sản phẩm ngày càng
được cải thiện.

Quế Sơn, trong từng bước phát triển đã chăm lo giải quyết các vấn đề
xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh th ần của nhân dân, xóa đói giảm
nghèo, đời sống nông dân và diện mạo nông thôn đã và đang có những thay
đổi căn bản. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ

vững. Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở không ngừng được củng cố,
kiện toàn, phát huy tốt vai trò và hi ệu quả hoạt động.

3


Tuy nhiên, so với xu thế chung, tình hình phát tri ển KT-XH của huyện
vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế: Quy mô nền kinh tế nhỏ, nguồn tài
chính còn yếu, khả năng thu hút đầu tư phát triển kinh tế chưa mạnh, tiềm
lực trong dân còn nghèo, ngu ồn thu ngân sách hạn hẹp, chưa có điều kiện
tích lũy để tái sản xuất mở rộng; các nguồn đầu tư còn hạn chế nên chưa


khai thác, phát huy mạnh các tiềm năng, lợi thế của huyện; kết cấu hạ tầng
vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; quy mô sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ còn nhỏ lẻ; các nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực văn hoá - xã hội
chưa đáp ứng được yêu cầu.

Các nguồn đầu tư thực tế rất nhiều, nhưng dự án thực tế triển khai còn
rất thấp. Vì vậy, làm thế nào để thu hút được ngày càng nhi ều nguồn đầu tư
và tỷ lệ dự án thực tế được triển khai đạt tỷ lệ cao đang là nỗi trăn trở của
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Quế Sơn .

Vì vậy, đề tài “Thực hiện Chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn
huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam” được chọn có ý nghĩa về mặt lý luận,
đặc biệt đối với việc phát triển KTXH đảm b ảo QPAN huyện Quế Sơn, tỉnh

Quảng Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên c ứu đề tài
Vấn đề thu hút đầu tư đã được nghiên cứu, phân tích ở nhiều góc độ
khác nhau. Có th ể nêu ra một số công trình nghiên c ứu sau:
“Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội

nhập kinh tế quốc tế” GS-TS Chu Văn Cấp, Nxb CTQG Hà Nội, 2003.
“Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Thự c trạng và triển vọng” Đề tài cấp bộ năm
2004 của khoa Kinh tế - Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, PGS-TS Trần Quang Lâm chủ biên. “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
Việt Nam thực trạng và giải pháp” Trần Xuân Tùng, Nxb CTQG, Hà N ội,

4



2005; “Nghiên cứu chiến lược xúc tiến FDI tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam” của bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan hợp tác quốc tế

Nhật Bản năm 2003. “Thu hút đầu tư trực tiếp từ các nước trong khu vực
nhằm thúc đẩy phát triển nền Kinh tế Việt Nam – thực trạng và giải pháp”
Đinh Văn Cường – Luận văn Thạc sĩ kinh tế năm 2004. “Đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở Bình Dương – thực trạng và giải pháp” Bùi Thị Dung – Luận
văn thạc sĩ Kinh tế năm 2005. “Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào vùng duyên h ải miền Trung” Bài báo của Hoàng Hồng

Hiệp, tạp chí Kinh tế và Dự báo số 04/2005. “Một số vấn đề xã hội trong
xây dựng và phát triển các khu công nghi ệp ở Việt Nam” Bài báo Thạc sĩ
Nguyễn Ngọc Dũng, tạp chí Kinh tế và Dự báo số 03/2005.
Các công trình trên chủ yếu tập trung nghiên c ứu vấn đề thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài trên phạm vi của cả nước hoặc của từng ngành,

từng địa phương.
Trên các lĩnh vực đầu tư huyện Qu ế Sơn nói riêng và tỉnh Quảng Nam
nói chung đã có những chính sách ưu đãi thể hiện tại Nghị quyết số 02-

NQ/HU ngày 24/3/2016 v ề tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi để thu
hút đầu tư vào huyện giai đoạn 2016 – 2020; Nghị quyết 03-NQ/HU ngày

15/7/2016 về huy động nguồn lực tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng thủy lợi, giao thông và khu, c ụm công nghiệp trên địa bàn huyện giai
đoạn 2016-2020 của Huyện ủy huyện Quế Sơn. Bên cạnh đó, UBND huyện

Quế Sơn thường xuyên triển khai các văn bản của cấp trên như: Nghị quyết
số 13/NQ-CP ngày 18/3/2014 và Ngh ị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015

về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 – 2016 của

Chính phủ; Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 18/6/2013 v ề việc tăng cường
các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh

5


tranh tỉnh Quảng Nam của UBND tỉnh Quảng Nam; Chỉ thị số 16/CTUBND ngày 06/8/2015 tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh
doanh và nâng cao ch ỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của UBND tỉnh
Quảng Nam; Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND và Quyết định số
15/2015/QD-UBND ngày 04/6/2015 v ề ban hành Quy ch ế quản lý ưu đãi
đầu tư Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Qu ảng Nam của UBND tỉnh

Quảng Nam; Nghị Quyết số 70/2013/NQ-HĐND ngày 20/3/2013 của
HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế hỗ trợ, khuyến khích đầu tư ngành dệt
may, da giày, mây tre lá trên địa bàn nông thôn, mi ền núi tỉnh Quảng Nam
giai đoạn 2013-2016.
Thu hút đầu tư vào huyện Quế Sơn đang là mối quan tâm rất lớn của

các cấp, các ngành địa phương và đã có một số bài viết trên các báo trong
và ngoài tỉnh, trong các báo cáo thường niên của UBND huyện Quế Sơn về
tình hình thu hút đầu tư vào huyện Quế Sơn. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn
chưa có một luận văn, đề tài khoa học về việc thực hiện chính sách thu hút
đầu tư vào huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Luận văn này kế thừa có chọn

lọc phương pháp phân tích, một số quan điểm, giải pháp và nhưng kiến nghị
từ các công trình nghiên cứu nêu trên, từ các báo cáo, văn kiện của huyện, để
làm rõ lợi thế kinh tế của huyện Quế Sơn nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói

chung. Phân tích thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi và quảng bá xúc tiến
thu hút đầu tư, từ đó chỉ ra những thành công và yếu kém của hoạt động này,
đồng thời đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút đầu tư

vào huyện Quế Sơn đến năm 2024, tầm nhìn đến năm 2030.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá chính sách thu hút đầu tư từ thực tiễn huyện Quế

6


Sơn, tỉnh Quảng Nam. Từ đó đề xuất những giải pháp, cơ chế chính sách

phù hợp với điều kiện của huyện Quế Sơn nhằm thu hút đầu tư với tốc độ
cao hơn vào huyện Quế Sơn trong thời gian đến.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ các luận cứ khoa học, gồm lý luận và thực tiễn về đầu tư,
vốn đầu tư, nhu cầu, khả năng đáp ứng và nhân tố ảnh hưởng đến chính
sách thu hút các nguồn đầu tư vào huyện Quế Sơn.
- Đánh giá, phân tích tình hình thực hiện chính sách thu hút đầu tư tại
huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
- Đề xuất những giải pháp, cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện
của huyện Quế Sơn nhằm thu hút với tốc độ cao hơn các nguồn đầu tư vào
huyện Quế Sơn trong thời gian đến.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chính sách thu hút đầu tư trong
và ngoài nước vào huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chính sách, cơ chế thu hút đầu tư của Trung ương, tỉnh.

Thực hiện chính sách từ thực tiễn huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam
Thời gian từ khi Nghị quyết Nghị quyết số 02-NQ/HU ngày 24/3/2016
về tạo môi trường thông thoáng, thu ận lợi để thu hút đầu tư vào huyện giai
đoạn 2016 – 2020 của Huyện ủy huyện Quế Sơn ban hành.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận

Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy v ật lịch sử làm nền
tảng cơ sở phương pháp luận. Luận văn nghiên cứu từ những vấn đề lý luận

7


vào thực tế, tìm ra các vướng mắc, các trở ngại trong thực hiện chính sách
thu hút đầu tư vào huyện Quế Sơn, để trên cơ sở đó có những đề xuất căn

cứ khoa học cho thời gian đến.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin: Phân tích và t ổng hợp, được sử
dụng để thu tập, phân tích và khai thác thông tin t ừ các nguồn có sẵn liên
quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu, nghị quyết,

quyết định của Đảng, Nhà nước, bộ ngành ở trung ương và địa phương;
Các công trình nghiên c ứu, các báo cáo, tài li ệu thống kê của chính quyền,
ban ngành đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên quan tr ực tiếp hoặc gián tiếp tới


thực hiện chính sách thu hút đầu tư trong cả nước nói chung và th ực tế trên
địa bàn huyện Quế Sơn nói riêng.

- Phương pháp phân tích chính sách: Là đánh giá toàn vẹn, tính thống
nhất, tính khả thi và hiệu quả của chính sách nh ằm điều chỉnh cho phù hợp
với mục tiêu và thực tế.
- Phương pháp thống kê: Là phương pháp thu thập, tổng hợp, trình bày
số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ
cho qua trình phân tích, dự báo và đề ra các quyết định.
- Phương pháp chuyên gia: Thông qua các buổi gặp gỡ, trao đổi và
thảo luận với các cán bộ tại địa phương và giáo viên hướng dẫn nhằm tháo
gỡ những thắc mắc.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận
Trên cơ sở nghiên cứu về đầu tư, nguồn vốn, nhu cầu, khả năng và các

nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư, đề ra các giải pháp thu hút đầu tư để
phát triển KTXH huyện Quế Sơn.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

8


Góp phần phát triển KTXH, bảo đảm An ninh – Quốc Phòng huyện
Quế Sơn.
7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận một số phụ lục, danh mục các bảng,

biểu, chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 03
Chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực tế Chính sách thu hút
đầu tư vào huyện Quế Sơn.
Chương 2. Thực trạng thực hiện các chính sách thu hút các ngu ồn đầu
tư vào huyện Quế Sơn.
Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư vào

huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

9


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO

HUYỆN QUẾ SƠN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm vốn đầu tư
Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, lao động, nguyên li ệu, đất
đai,… nói chung là sử dụng tài nguyên cho mục đích sản xuất – kinh

doanh, mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển kinh tế nói chung của
một ngành, một lĩnh vực, một địa phương,… nhằm thu về sản phẩm, lợi
nhuận và các lợi ích kinh tế xã hội khác.
Hay nói cách khác: đầu tư là hoạt động sử dụng tài nguyên cho mục
đích sản xuất -kinh doanh hoặc sinh lợi.

Khác với các yếu tố tài nguyên môi trường và lao động, các loại tài

sản như máy móc, thiết bị, nhà xưởng và các loại nguyên vật liệu, bán
thành phẩm dùng cho sản xuất, mặc dù cũng là yếu tố đầu vào của quá
trình sản xuất song bản thân chúng lại là kết quả đầu ra của các quá trình
sản xuất trước đó nói cách khác, đó là những tài sản được sản xuất ra nhằm
để tiếp tục sản xuất ra các loại hàng hóa khác được gọi là tài sản sản xuất.
Để có được tái sản xuất đó, cần phải tiến hành các hoạt động đầu tư.
Đối với các loại tài sản như nguyên liệu, bán thành phẩm thì hoạt động đầu
tư đơn giản chỉ là bỏ tiền ra mua s ắm chúng. Để tạo ra các sản phẩm như

máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất hay cả một nhà máy thì ho ạt động
đầu tư là một quá trình lâu dài và ph ức tạp hơn. Toàn bộ số tiền và giá trị

các tài sản được đưa vào đầu tư để tạo ra các tài sản sản xuất được gọi là
vốn sản xuất.

10


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full

















×