VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN ĐÌNH SƠN
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN,
TỈNH QUẢNG NGÃI
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI, năm 2018
1
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN ĐÌNH SƠN
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN,
TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 834.04.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN DUY LỢI
HÀ NỘI, năm 2018
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách việc làm là một trong những chính sách an sinh xã hội quan
trọng của Nhà nước, chính sách cơ bản của mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy,
nếu một Quốc gia mà làm tốt về công tác giải quyết việc làm cho người lao
động thì sẽ giảm thiểu rất nhiều về rủi ro cho người dân và các vấn đề về
chính sách an sinh xã hội từ đó sẽ nâng cao mức sống của người dân, góp
phần phát triển kinh tế- xã hội. Trong những năm qua Đảng, nhà nước ta đã
từng bước thực hiện được nhiệm vụ quan trọng đó.
Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện chính sách việc làm, kế thừa và
phát triển quan điểm lãnh đạo của các kỳ đại hội trước, chủ trương của Đảng
tại đại hội XII đó là: “Tạo cơ hội để mọi người có việc làm và cải thiện thu
nhập. Bảo đảm về nguồn thu nhập cho người lao động, nâng cao chất lượng
cuộc sống. Chú trọng giải quyết việc làm cho lao động dôi dư từ khu vực
nông nghiệp do việc tích tụ, tập trung ruộng đất hoặc thu hồi đất để phát triển
công nghiệp, đô thị và các công trình công cộng. Khuyến khích đầu tư xã hội
tạo ra nhiều việc làm, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng
và hoàn thiện hệ thống chính sách về tiền lương, tiền công, khắc phục cơ bản
những bất hợp lý. Điều chỉnh chính sách dạy nghề, gắn đào tạo với sử dụng.
Điều chỉnh chính sách xuất khẩu lao động hợp lý”.[2]
Là địa bàn nằm giữa hai vùng kinh tế lớn là Đà Nẵng và Thành phố Hồ
Chí Minh; huyện Bình Sơn tỉnh Quảng ngãi được nhà nước chọn là nơi để xây
dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của đất nước, nằm trên địa bàn Khu kinh tế
Dung Quất thuộc các xã khu đông của huyện Bình Sơn. Năm 2009, nhà máy
lọc dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động và hiện nay tiếp tục mở rộng diện tích
của nhà máy tiến tới nối liền với Khu Kinh tế mở Chu Lai thuộc huyện Núi
3
Thành tỉnh Quảng Nam. Đây được xem là ý nghĩa chiến lược trong việc phát
triển kinh tế- xã hội ở các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên. Thời gian qua
trên địa bàn huyện Bình Sơn đã thu hút nhiều nhà đầu tư vào đầu tư trên địa
bàn từ đó xuất phát rất lớn từ áp lực về lao động và việc làm ngày càng gia
tăng. Là một cán bộ làm công tác tại cơ sở trên một địa bàn huyện ngày càng
bị thu hẹp diện tích đất, nhường đất cho các nhà đầu tư, với những trăn trở,
kịp thời phản ánh, đề xuất với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh trong việc xây
dựng, ban hành các cơ chế chính sách và tổ chức triển khai thực hiện chính
sách việc làm trên địa bàn huyện, nhằm giải quyết tốt nhu cầu việc làm của
lao động trên địa bàn, bản thân thấy đây là vấn đề cấp bách và phù hợp với
thực tế trong giai đoạn hiện nay nên tôi chọn Đề tài “Thực hiện chính sách
việc làm trên địa bàn huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi” nhằm đánh giá đúng
thực trạng việc thực hiện chính sách việc làm trên địa bàn của huyện để từ đó
đưa ra những quan điểm, giải pháp tăng cường thực hiện chính sách trong thời
gian đến làm đề tài luận văn thạc sỹ chính sách công.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Để chính sách việc làm đi vào hiệu quả đối với tỉnh Quảng Ngãi nói
chung và huyện Bình Sơn nói riêng là vấn đề nan giải trong thời gian qua.
Chính vì vậy, trong những năm qua cũng đã có các tác giả đã nghiên cứu về
chính sách việc làm cụ thể như:
- “Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị
hóa” (2010) do tác giả Nguyễn Thị Thơm và Phí Thị Hằng làm chủ biên.Với
những đánh giá như trên các chủ biên lo lắng cho việc người dân sẽ bị mất đất
nông nghiệp để nhường đất cho các nhà đầu tư, từ đó người nông dân không có
đất để sản xuất, từ đó sẽ dẫn đến việc thiếu việc làm và thất nghiệp sẽ diễn ra là
điều không tránh khỏi, dẫn đến các vấn đề về xã hội sẽ phát sinh. [12]
- "Thị trường lao động Việt Nam: Định hướng và phát triển” của Th.S
4
Nguyễn Thị Lan Hương, NXB Lao động Hà Nội 2002. Chủ biên đã đánh giá
các vấn đề thực tiễn cơ bản và định hướng những vấn đề nhằm để phát triển
cho thị trường lao động tại Việt Nam trong thời gian tới.
- “Chính sách việc làm- thực trạng và giải pháp” của Trung tâm thông
tin khoa học- viện nghiên cứu lập pháp, Hà Nội 2013. Những người chủ biên
đã có một cách nhìn nhận và đánh giá một cách tổng quan về kết quả đạt được
trong thực hiện chính sách việc làm giai đoạn qua, đồng thời mạnh dạn đưa ra
các giải pháp nhằm thực hiện trong thời gian đến...
Qua đó cho chúng ta thấy rằng Chính sách việc làm đối với huyện Bình
Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua, đặc biệt là từ khi có Khu kinh tế
Dung Quất đi vào hoạt động không phải là đều mới mẽ. Năm 2007, Huyện ủy
Bình Sơn đã cho chủ trương để UBND huyện Bình Sơn nghiên cứu đề tài
khoa học: “Thực trạng và giải pháp về giải quyết việc làm, ổn định đời sống
cho các hộ dân khi Nhà nước thu hồi đất thuộc địa bàn Khu kinh tế Dung
Quất”; do ông Phạm Hùng lúc bấy giờ là Phó Chủ tịch UBND huyện làm chủ
nhiệm đề tài và các cộng sự là Trưởng các ban, ngành của huyện thực hiện
[21]. Tuy nhiên, đề tài chỉ đi sâu vào phân tích về các chính sách bồi thường,
lý do tại sao công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng lại triển khai chậm ở
các địa phương; đề tài chưa đánh giá một cách tổng quát mang tính khách
quan về thực trạng lao động và việc làm hiện nay trên địa bàn huyện nhất là
các hộ dân nằm trong diện phải di dời nơi ở khác, công tác đào tạo nghề với
giải quyết việc làm, các giải pháp cần thực hiện trong thời gian đến chưa khả
thi trong thực tế hiện nay.
Đề tài nghiên cứu của Đặng Thị Mai Trâm, (2010): “Nghiên cứu thực
trạng và giải pháp phát triển kinh tế ở các khu tái định cư trên địa bàn Dung
Quất” đề cập đến vấn đề vị trí, điều kiện thổ nhưỡng hiện có để phát triển
kinh tế ở các khu tái định cư [13]. Trên thực tế, vấn đề bồi thường, hỗ trợ và
5
tái định cư (trong đó có hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp) là bồi thường bằng
tiền cho người bị ảnh hưởng bởi các công trình, dự án (bồi thường về giá trị
quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền trên đất); người dân hầu hết không còn đất
để sản xuất; di dời đến các khu tái định cư giống như khu chung cư, mỗi hộ
gia đình được nhận đất theo một định mức nhất định từ 200m2 - 300m2 để xây
dựng nhà ở; do vậy, vấn đề thổ nhưỡng ở khu tái định cư để phát triển kinh tế
là chưa toàn diện và chưa sát với tình hình thực tiễn về tái định cư ở huyện
Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Ngoài ra, cũng có một số đề tài luận văn tiến sỹ, thạc sỹ viết về vấn đề
việc làm ở một số tỉnh: Thanh Hóa, Kiêng Giang, Hưng Yên, Thán Bình,
Bình Định, Quảng Ngãi… với những cách tiếp cận khác nhau, nhưng chưa có
đề tài, công trình khoa học nào phân tích, đánh giá vấn đề thực hiện chính
sách việc làm từ thực tiển tại huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi dưới dạng một
luận văn khoa học về chính sách công.
Với tình hình đã nghiên cứu như trên, bản thân đã sưu tầm, nghiên cứu
một số đề tài khoa học đã được công bố trong thời gian qua, đồng thời kết hợp
với những vấn đề thực tiễn phát sinh ngay tại cơ sở gắng với các Hội nghị
tổng kết việc triển khai thực hiện chính sách việc làm trên địa bàn huyện Bình
Sơn để so sách, phân tích trên cơ sở các chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của nhà nước từ đó sẽ có những đề xuất về các giải pháp để các cấp,
các ngành làm cơ sở nghiên cứu và vận dụng vào thực tế trên địa bàn huyện
Bình Sơn trong thời gian đến.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách việc
làm trên địa bàn huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi, nhất là giải quyết việc làm
tại chổ, luận văn này sẽ đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách giải quyết
6
việc làm, phát triễn kinh tế xã hội, giải pháp về tăng cường công tác quản lý
nhà nước… nhằm góp phần phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của từng
người và hộ gia đình, qua đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách
việc làm tại huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc làm và giải quyết việc
làm cho người lao động trên địa bàn huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá đúng thực trạng về thực hiện chính sách
việc làm trên địa bàn huyện; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của thực
trạng đó.
- Tác giả đề xuất quan điểm, những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường
thực hiện chính sách việc làm trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
trong thời gian đến phù hợp với giai đoạn hiện nay.
4. Đối tựơng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu cuả đề tài là việc thực hiện chính sách việc làm
trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng ngãi
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
- Phạm vi thời gian: giai đoạn 2010 đến 2017
- Phạm vi nội dung; Thực hiện chính sách việc làm
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận tổng hợp để thu thập
các nguồn tư liệu có sẵn từ các nguồn thông tin được công bố chính thức của
cơ quan nhà nước, các đề tài khoa học của các tập thể, cá nhân về thực hiện
chính sách việc làm, các tài liệu báo cáo của UBND huyện Bình Sơn lưu tại
7
Phòng Lao đông thương binh và xã hội huyện theo phương pháp nghiên cứu
chính sách công về những vấn đề có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến
chính sách việc làm ở nước ta nói chung và huyện Bình sơn tỉnh Quảng Ngãi
nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp thống kê, thu thập thông tin từ kết quả thống kê của chi
cục thống kê huyện và phòng lao động thương binh và xã hội huyện Bình Sơn
về vấn đề lao động, việc làm, đào tạo, xuất khẩu lao động…
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp… các vấn đề liên quan đến
nội dung nghiên cứu của đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Đề tài có ý nghĩa trong thực tiễn những vấn đề liên quan đến chính sách
công mà cụ thể là chính sách việc làm trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh
Quảng ngãi; kết quả nghiên cứu sẽ chỉ ra những thuận lợi, khó khăn và những
tồn tại hạn chế để từ đó đưa ra các giải pháp thực hiện về chính sách việc làm
cho thời gian đến.
- Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu luận văn cũng đã chứng minh
trong việc vận dụng về cơ sở lý thuyết phân tích chính sách công đã được tiếp
thu tại trường trong quá trình học tập, đánh giá thực tiễn về chính sách việc
làm trên địa bàn huyện thời gian qua
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đã đánh giá một cách khách quan, toàn diện và sát với thực tiễn
từ đó đề xuất các giải pháp về thực hiện chính sách việc làm trên địa bàn
huyện, đồng thời tạo điệu kiện thuận lợi nhất cho người lao động dễ tiếp cận
các thông tin, chính sách của Đảng, nhà nước một cách nhanh nhất đễ chính
sách sớm đi vào thực tiễn nhằm giải quyết tốt các vấn đề xã hội giúp giảm
8
nghèo nhanh và bền vững góp phần vào việc phát triển kinh – tế xã hội tại địa
phương.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, nội dung chính của luận văn được trình
bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách việc làm
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách việc làm trên địa bàn huyện
Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp chủ yếu tăng cường thực hiện
chính sách việc làm trên địa bàn huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi trong
thời gian tới.
9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM
1.1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách việc làm
1.1.1. Khái niệm về việc làm và thất nghiệp
Để hiểu được khái niệm về việc làm và thất nghiệp, trước hết cần nghiên
cứu các khái niệm:
Khái niệm việc làm
Như chúng ta biết, trước đây ở Việt Nam, trong cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp, người lao động được coi là có việc làm và được xã hội thừa
nhận, trân trọng người làm việc trong thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa
(quốc danh, tập thể). [1]
Khái niệm giải quyết việc làm
Giải quyết việc làm là tổng thể các biện pháp, chính sách kinh tế, xã hội
từ vi mô đến vĩ mô tác động đến người lao động có thể có việc làm.
Có thể khẳng định rằng từ khi đất nước đổi mới thì chính sách việc làm
luôn được Đảng và nhà nước quan tâm, và đây là nhân tố quan trọng trong
việc thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế của một Quốc gia, ổn định các vấn đề
xã hội
Xét ở góc độ chính sách công thì chính sách việc làm là một hệ thống
các chính sách chung nhất và có mối quan hệ biện chứng qua lại với trong
việc mở rộng và phát triển các ngành nghề tạo được nhiều việc làm ổn định và
thu nhập cao, đặc biệt là có những chính sách việc làm cho người có hoàn
cảng khó khăn trong xã hội như người khuyết tật, phụ nữ đơn thân…
Nếu trong thực tế mà các cấp, các ngành điều thực hiện tốt các yêu cầu
về chính sách việc làm, duy trì các chuổi liên kết trong sản xuất thì tình trạng
10
thất nghiệp trong xã hội sẽ hạn chế đáng kể, từ đó các chính sách xã hội khác
như các chế độ về bảo hiểm xã hội sẽ giảm đi. Trong một xã hội công bằng,
các Quốc gia đều làm tốt chính sách việc làm hay còn gọi là làm tốt chính
sách an sinh xã hội thì Quốc gia đó nhất định sẽ có nền kinh tế phát triển cho
dù Quốc gia đó phải gánh chịu nhiều rủi ro như thiên tai bất lợi, tài nguyên,
khoán sản ít...
* Nguồn lao động
Ở mổi Quốc gia có việc tính tuổi lao động khác nhau theo quy định pháp
luật của Quốc gia đó và phù hợp với điều kiện trong từng giai đoạn phát triển
của đất nước mà do Quốc hội quyết định. Ở nước ta, theo quy định của Bộ
luật lao động (2012) độ tuổi lao động đối với nam từ 15- 60 tuổi và nữ là từ
đủ 15- 55 tuổi [1, tr.36]
- Thị trường lao động
Thị trường lao động được cấu thành bởi ba yếu tố: cung lao động; cầu
lao động và giá cả sức lao động. Giữa ba yếu tố này có mối liên quan, ảnh
hưởng lẫn nhau [1,tr.38].
* Lực lượng lao động
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): lực lượng lao động là một bộ phận
dân số trong độ tuổi quy định, thực tế có tham gia lao động và những người
không có việc làm đang tích cực tìm kiếm việc làm [1,tr.34].
* Thiếu việc làm và thất nghiệp
+ Thiếu việc làm
Thiếu việc làm được hiểu là một người đang làm việc nhưng họ không
sử dụng hết thời gian đó cho một công việc mà họ phụ trách, hoặc làm những
công việc mà nguồn thu nhập ( lương) không đảm bảo để trang trải cuộc sống
của họ, xuất phát từ đó mà họ phải tranh thủ để tìm thêm việc làm nhằm tăng
thêm thu nhập để đảm bảo yêu cầu chi tiêu tối thiểu mà họ cần
11
+ Thất nghiệp
Theo ILO, cho rằng: “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người
trong lực lượng lao động muốn việc làm, nhưng không thể tìm được việc làm
ở mức tiền công đang thịnh hành” [1,tr.57]. Người thất nghiệp là người trong
độ tuổi lao động có khả năng lao động, không có việc làm và đang có nhu cầu
tìm vệc làm
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện chính sách việc làm
Có thể nói rằng việc làm và chính sách việc làm có vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và của
mổi địa phương. Bởi vì, con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển
kinh tế và là yếu tố tạo ra lợi ích kinh tế- xã hội
Chính vì vậy, mà mục đích cuối cùng của nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã
hội là làm sao cho cộc sống của người dân ngày càng giàu có hơn, no ấm ơn,
đầy đủ hơn nhằm để hạn chế các vấn đề phức tạp trong xã hội phát sinh, xây
dựng xã hội ngày càng văn minh, hiện đại.
Huyện Bình sơn là địa bàn nằm trong Khu kinh tế Dung Quất, có nhiều
doanh nghiệp đang hoạt động, từ đó nhiều diện tích đất nông nghiệp dần dần
bị thu hồi để mở rộng nhà máy lọc dầu và nhường đất cho các công ty, xí
nghiệp đang sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
Đễ đảm bảo tiến trình CNH- HĐH đất nước thì hằng năm các địa
phương phải mất đi khoảng diện tích đất nông nghiệp để bàn giao cho các nhà
đầu tư. Chính vì vậy, diện tích đất nông nghiệp lại giảm xuống từ đó kéo theo
giảm việc làm cho người nông dân. Ruộng đết bị thu hẹp, lao động thừa, việc
làm thiếu và thu nhập thấp, đời sống nông dân càng khó khăn, khoản cách
giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị có xu hướng gia tăng.
1.1.3. Nội dung và các bước thực hiện chính sách việc làm
a. Đào tạo nghề cho người lao động
Đào tạo nghề cho người lao động là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước,
12
của các cấp, các ngành và toàn xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động
nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại nông nghiệp, nông
thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho người lao
động, có chính sách đảm bảo thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề
đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để
toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho người lao động.
Chính vì vậy mà chúng ta cần phải hoàn thiện chính sách đào tạo và đào
tạo lại nghề phổ thông cũng như đào tạo nghề bậc cao cho lực lượng lao động;
thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề cho người lao động nhằm phát huy mọi
nguồn lực trong nước và nước ngoài để đầu tư cho hệ thống dạy nghề; nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, tạo tiền đề cho đào tạo nghề,
chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động; tư vấn nghề nghiệp đối với học
sinh mới tốt nghiệp phổ thông; gắn dạy nghề với tạo việc làm cho người lao
động… là đòi hỏi đầu tiên và tiền đề của việc tạo việc làm cho người lao động.
b. Trang bị thêm công cụ cho người lao động
Khuyến khích sử dụng nguồn nhân lực đông, bằng cách đầu tư các trang
thiết bị mới áp dụng công nghệ sử dụng nhiều lao động sống trong các khu
sản xuất, công cụ chủ yếu là máy móc, thiết bị công nghiệp, công nghiệp có
quy mô vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao;
thông qua chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu máy móc thiết bị cho doanh
nghiệp, trợ cấp tín dụng, phương thức hổ trợ ưu đãi giá thuê mặt bằng sản
xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ, cải tiến máy móc, thiết bị… theo
chương trình khuyến công, khuyến nông… chính sách đầu tư và thu hút đầu
tư hợp lý vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ nhằm tạo nhiều chổ việc làm
cho người lao động.
c. Hổ trợ vốn cho người lao động
Hiện nay, hầu hết các hộ gia đình nông thôn đều khó khăn về vốn, đặc
13
biệt những hộ sau khi bị thu hồi đất, việc thay đổi phương thức sản xuất càng
làm cho yêu cầu về vốn cao hơn trước. Nhà nước cần có chính sách cho vay
thiết thực hơn các hộ có nhu cầu vay vốn và tạo điều kiện cho các hộ có khả
năng chi trả sau khi vay. Ưu tiên cho vay từ các nguồn vốn khác nhau với lãi
xuất ưu đãi. Cần thường xuyên kiểm soát việc sử dụng tiền vốn và hướng dẫn
họ sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nâng cao vai trò các quỷ tín dụng,
quỹ xói đói giảm nghèo, quỹ quốc gia về giải quyết việc làm để hổ trợ cho các
hộ gia đình, các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề…
d. Phát triển các ngành nghề phù hợp
Để tạo được nhiều chổ làm việc cho người lao động trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, cần chú ý vừa phát triển các
ngành kinh tế theo chiều rộng và chiều sâu. Để phát triễn kinh tế theo chiều
rộng và chiều sâu, trước hết cần có những chính sách cụ thể thu hút và
khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp lớn, phát triển sản
xuất các khu công nghiệp lớn, khu công nghệ cao. Để thúc đẩy các ngành
nghề thủ công phát triển, tạo cơ hội việc làm cho người lao động. Việc khôi
phục các làng nghề truyền thống, có vai trò vô cùng quan trọng; nó không
chỉ sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa, bảo tồn được nét văn hóa truyền
thống của dân tộc mà còn góp phần tạo công ăn việc làm nâng cao đời sống
cho người lao động. Bên cạnh đó thì chính quyền các cấp cùng với nhà nước
hướng dẫn cho người dân về kỷ thuật, cây giống, con giống và đặc biệt là thị
trường tiêu thụ ổn định lâu dài.
e. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp được các nước trên thế
giới quan tâm và khai thác tối đa. Thông qua việc xuất khẩu lao động không
chỉ giảm bớt gánh nặng về việc làm trước mắt trong nước, mà hàng năm còn
thu về một lượng ngoại tệ đáng kể do người đi lao động nước ngoài gởi về.
14
Mặt khác, thông qua xuất khẩu lao động, người lao động học hỏi và tiếp nhận
được kỹ thuật hiện đại, phương pháp làm việc tiên tiến, tác phong công
nghiệp của người lao động tại các nước phát triễn. Cùng với xuất khẩu lao
động ra nước ngoài, cần có chính sách thu hút xuất khẩu lao động tại chổ
thông qua hình thức gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng của nước ngoài và
lao động làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
f. Động viên và giúp đỡ người lao động tự tạo việc làm trong các ngành
nghề thuộc khu vực kinh tế ngoài nước
Tiếp tục nâng cao nhận thức về tự tạo việc làm trong khu vực kinh tế
ngoài nước, đặc biệt là khu vực phi chính thức. Xác định khu vực phi chính
thức là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế đang phát triển, có vai trò lớn
trong việc giải quyết việc làm; tôn trọng sự phát triển khách quan và năng
động của nó, hổ trợ cho nó cùng phát triễn theo hướng lành mạnh, nâng cao
chất lượng phục vụ, cải tiến kỷ thuật, công nghệ, bảo vệ môi trường và quyền
lợi của người lao động.
Ngoài ra, cần khuyến khích người lao động lớn tuổi hoặc không đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ mới về hưu sớm hoặc tự nguyện thôi việc với các chế
độ ưu đãi phù hợp theo quy định cả nhà nước.
1.1.4. Tổ chức thực hiện chính sách việc làm
Thực hiện các Nghị quyết của BCH TW Đảng đã được ban hành; các
quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết của Chính phủ; các quyết
định của UBND tỉnh Quảng ngãi về việc ban hành các chính sách như vấn đề
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; các đề án về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn, các chính sách về hổ trợ, giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho
lao động nông thôn... trên cơ sở đó UBND huyện Bình Sơn đã quyết định thành
lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án của Chính phủ, của tỉnh và đã ban hành nhiều
văn bản cụ thể hóa cho phù hợp với điều kiện đặc thù của huyện Bình Sơn.
15
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách việc làm
* Điều kiện tự nhiên
Mổi quốc gia, mổi địa phương hay vùng, miền nếu có điều kiện tự nhiên,
vị trí địa lý, môi trường sinh thái, nguồn lao động chất lượng, an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội ổn định chắc chắn rằng ở đó sẽ thu hút được nhiều
dự án, nhiều chương trình kinh tế- xã hội đầu tư và như vậy sẽ có điều kiện
hơn trong việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho người lao động và
ngược lại.
* Dân số
Dân số là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế- xã hội của
đất nước. Việt Nam là đất nước nằm trong tóp các nước đang phát triển, các
thiết chế về văn hóa- xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu, chính vì vậy nhà
nước không có chính sách về dân số đúng đắn, phù hợp thì vấn đề tăng trưởng
về dân số sẽ kéo theo các hệ lụy cho xã hội. Đây là yếu tố tiêu cực không
đáng có.
* Chính sách vĩ mô
Trong điều tiết chính sách vĩ mô về thực hiện chính sách việc làm để đạt
hiệu quả chúng ta cần đưa ra những chính sách cụ thể sau:
+ Mở rộng các lĩnh vực như liên kết các chuỗi sản xuất trong nông
nghiệp nhằm tạo đầu ra ổn định từ đó mở rộng quy mô sản xuất và thu hút
nhiều lao động; bên cạnh đó mở rộng các vùng kinh tế mới, các làng thanh
niên lập nghiệp, mở các lớp dạy nghề đẻ liên kết đưa thanh niên tham gia đi
xuất khẩu lao động, khôi phục các làng nghề truyền thống...
+ Trong thực hiện chính sách việc làm cần quan tâm ưu tiên các đối
tượng không may mắn trong xã hội như: người khuyến tật, phụ nữ neo đơn
hay các đối tượng chính sách, gia đình có công với cách mạng…
* Giáo dục- đào tạo và khoa học công nghệ
16
+ Về giáo dục đào tạo:
Khoa học – công nghệ tác động rất lớn đến sự phát triển của đất nước.
Người lao động muốn có tri thức, tay nghề cao đòi hỏi phải được đào tạo, qua
đó đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp; đồng thời khi người lao động có
được tay nghề vững chắc, thông qua các cơ sở đào tạo có huy tín, đảm bảo
chất lượng thì đây là cơ hội để người lao động thỏa mái trong việc lựa chọn
được cho mình một công việc thích hợp điều đó sẽ ổn định hơn trong việc làm
và thu nhập.
+ Về khoa học- công nghệ
Sự biến đổi về cơ cấu đội ngủ lao động xuất phát từ khoa học – công
nghệ nhằm giảm bớt lao động chân tay nặng nhọc.
1.2. Kinh nghiệm thực hiện chính sách việc làm ở một số tỉnh
1.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An
Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước (16.490,25 km2),
dân số trên 3.309,066 người; là địa phương có quy mô lao động lớn nhất, tiềm
năng nguồn nhân lực khá dồi dào. Qua hơn 30 năm đổi mới, cùng với cả
nước, kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng:
Kinh tế đạt mức tăng trưởng khá cao, liên tục và toàn diện; đời sống nhân dân
được nâng lên rỏ rệt…Nghệ An là tỉnh luôn được Đảng, chính phủ quan tâm,
hổ trợ và có những cơ chế chính sách riêng đối với Nghệ An, như Nghị quyết
số 26- NQ/TW , ngày 30-7-2013 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020; Quyết định 2355/ QĐ-TTg, ngày 4-12-2013,
của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển kinh tế- xã hội miền
Tây Nghệ An đến năm 2020…
Mặc dù trong bối cảnh chung của đất nước vẫn còn nhiều khó khăn,
thách thức do tác động bất lợi từ tình hình kinh tế, chính trị thế giới…song
Nghệ An vẫn tập trung tăng cường các nguồn lực để đảm bảo các chính sách
17
về việc làm và phát triển cộng đồng.
Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2017, Nghệ An có 1.661.800 người
trong độ tuổi lao động, chiếm gần 54% dân số toàn tỉnh. Từ năm 2015 đến
nay, trung bình mỗi năm tỉnh đã giải quyết việc làm cho khoảng 3,6- 3,8 vạn
lao động, trong đó lao động làm việc trong tỉnh khoảng 1,4-,1,5 vạn người,
lao động ngoại tỉnh khoảng 1- 1,1 vạn người, lao động xuất khẩu: 1,1-1,3 vạn
người; đào tạo nghề cho khoảng 7,5- 8 vạn lượt người. Đến cuối năm 2017, tỷ
lệ lao động qua đào tạo đạt 59%, trong đó lao động qua nghề đạt 53,1%; GDP
bình quân đầu người năm 2017 đạt 32,26 triệu đồng, tăng gần 1,7 lần so với
năm 2011 (19,09 triệu đồng). Điều đó cho thấy rằng những kinh nghiệm của
tỉnh Nghệ An có thể khái quát như sau:
- Thực hiện chính sách việc làm tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt các
chính sách hổ trợ phát triễn sản xuất, tạo việc làm, học nghề, đưa lao động đi
làm việc ở ngoài nước, ưu tiên người nghèo, người dân tộc thiểu số thuộc các
huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản khó khăn…
Để đẩy nhanh phát triển nông ngiệp, Nghệ An đã tập trung đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng lao động
trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp và dịch
vụ, thực hiện áp dụng các tiến bộ khoa học- công nghệ mới vào sản xuất nông
nghiệp nhằm tăng năng xuất, chất lượng và giá trị cây trồng, con vật nuôi
1.2.2. Kinh nghiệm của huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
Giáp ranh với địa bàn huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi có huyện Núi
Thành tỉnh Quảng Nam là huyện có khu kinh tế mở Chu Lai với tốc độ phát
triển kinh tế nhanh và vượt bật. Tình trạng người lao động thiếu việc làm do
chưa có nghề nghiệp ngày càng tăng, nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề
trình độ cao của các doanh nghiệp nhiều nhưng lực lượng lao động trên địa
bàn không đáp ứng đủ
18
Đễ giảm sức ép lao động và việc làm, trong những năm qua huyện Núi
Thành đã đầu tư mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, nâng cao chất lượng dạy
nghề góp phần bảo đảm cơ cấu nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; tạo điều kiện phổ cập nghề cho thanh niên
và đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động; đào tạo nghề cho người lao
động đi làm việc ở nước ngoài; khuyến khích, hỗ trợ dạy các nghề truyền
thống và ngành nghề ở nông thôn là việc làm quan trọng và cần thiết .
Tính đến cuối năm 2015 số lao động có việc làm trong độ tuổi lao động
trên toàn huyện là 66.788/93.364 người chiếm 71,54%. Cơ cấu lao động:
Công nghiệp, xây dựng là 13.178 lao động, chiếm 19,73%; Thương mại và
dịch vụ là 25.981 lao động, chiếm 38,90%; Nông, lâm và thủy sản là 27.629
lao động, chiếm 41,37%. Tính đến cuối năm 2015 số lao động có việc làm
trong độ tuổi lao động trên toàn huyện là 66.788/93.364 người chiếm 71,54%.
Cơ cấu lao động: Công nghiệp, xây dựng là 13.178 lao động, chiếm 19,73%;
Thương mại và dịch vụ là 25.981 lao động, chiếm 38,90%; Nông, lâm và thủy
sản là 27.629 lao động, chiếm 41,37%.
* Từ năm 2011-2015 đã giải quyết việc làm cho 24.681 lao động, đạt
109,69% vượt 9,69% so với kế hoạch (24.681/22.500 KH), cụ thể:
- Năm 2011: 5.359 người (Công nghiệp, xây dựng: 2.158 người;
Thương mại và dịch vụ: 1.765 người; Nông, lâm và ngư nghiệp: 1.436 người).
- Năm 2012: 5.287 người (Công nghiệp, xây dựng: 3.291 người;
Thương mại và dịch vụ: 1.191 người; Nông, lâm và ngư nghiệp: 805 người).
- Năm 2013: 3.748 người (Công nghiệp, xây dựng: 1.913 người;
Thương mại và dịch vụ: 1.057 người; Nông, lâm và ngư nghiệp: 778 người).
- Năm 2014: 7.087 người (Công nghiệp, xây dựng: 4.406 người;
Thương mại và dịch vụ: 1.645 người; Nông, lâm và ngư nghiệp: 836 người).
- Năm 2015: 3.200 người (Công nghiệp, xây dựng: 1.984 người;
Thương mại và dịch vụ: 736 người; Nông, lâm và ngư nghiệp: 480 người).
19
* Công tác cho vay giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động thông
qua Phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện đã cho 1.226 lượt
vay vốn giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động, số dư nợ hiện nay là
10.837 triệu đồng, đạt 27,24% KH (1.226/4.500 lao động KH). Nguyên nhân
không đạt kế hoạch là khi xây dựng kế hoạch không sát với thực tế, hơn nữa
nguồn vốn còn quá ít so với nhu cầu của người lao động. Trong đó số tiền 1,2
tỷ đồng bổ sung từ đề án 764 của ngân sách UBND huyện đã giải quyết việc
làm cho hơn 105 người lao động có nhu cầu.
*Công tác xuất khẩu lao động: từ năm 2010-2015 toàn huyện đã có 57
người đã tham gia học nghề, học tiếng (học tiếng Hàn, Nhật, Anh) xuất khẩu
lao động (kế hoạch là 150 người, chỉ đạt 38% KH). (Nhật Bản: 27 lao động,
Hàn Quốc: 29 lao động, Malaysia: 1 lao động).
* Công tác giới thiệu việc làm thông qua sàn giao dịch việc làm tỉnh:
Từ năm 2011-2015 số người trong độ tuổi lao động của huyện đã tham gia
sàn giao dịch việc làm tỉnh là 1.457 lượt người, đã giới thiệu cho 822 người,
có 457 người có việc làm đạt 130,57% (457/350 người KH)
Với kết quả như trên cho ta thấy rằng huyện Núi Thành đã có nhiều
kinh nghiệm trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Cụ thể:
- Các tổ chức chính trị như: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội liên
hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh… đã tích cực làm tốt công
tác tuyên truyền, tham giai giải quyết việc làm, xói đói giảm nghèo, hướng
dẫn hổ trợ người dân phát triển sản xuất.
- Đã có nhiều cơ sở sản xuất được thành lập và phát triển từ đó đã tạo
được nhiều việc làm tại chổ nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Kết luận Chương 1
Trong chương này chúng ta đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản có
tính lý luận về việc làm và chính sách việc làm, trong đó trọng tâm là thực
20
hiện chính sách việc làm; những chính sách cơ bản của Đảng, Nhà nước ta
đối với vấn đề việc làm thời gian qua và giai đoạn hiện nay liên quan đến
việc làm và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách việc làm. Trên cơ sở lý
luận và thực tiễn thực hiện chính sách việc làm của một số địa phương có
điểm nổi bật về thực hiện chính sách việc làm để làm cơ cở khoa học cho tác
giả viết tiếp chương 2 và chương 3 theo bố cục của đề tài.
21
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Bình Sơn tỉnh
Quảng Ngãi
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Bình Sơn nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Ngãi. Phía Đông giáp biển Đông;
phía Tây giáp huyện Trà Bồng; phía Nam giáp huyện Sơn Tịnh; phía Bắc giáp
huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam); có Quốc lộ 1A và đường sắt Thống
Nhất chạy qua. Diện tích: 466,77km2. Dân số: 174.939 người. Mật độ dân số:
385 người/ km2. Đơn vị hành chính trực thuộc gồm 01 thị trấn (Châu Ổ huyện
lị; thành lập tháng 4 năm 1986), và 24 xã.
Trong đó có 06 xã nằm trong địa bàn khu kinh tế Dung Quất, đó là:
Bình Chánh, Bình Thạnh, Bình Đông, Bình Thuận, Bình Trị, Bình Hải… có
01 thôn thuộc xã Bình An có đồng bào dân tộc Cor sinh sống với 160 hộ,
650 khẩu.
Đi đôi với việc tập trung phát triển kinh tế- xã hội huyện còn chú trọng
quan tâm chăm sóc đối tượng gia đình chính sách, người có công với cách
mạng; trong năm 2015 huyện đã quyết tâm huy động các nguồn kinh phí từ
cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện để đầu tư xây dựng nhà ghi ơn Bà mẹ
Việt Nam anh hùng, nhằm tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và người
dân luôn khắc ghi đến công lao của thế hệ đi trước đã hi sinh cho dân
tộc…Đặc biệt huyện còn có nguồn tài nguyên du lịch phong phú đó là bờ biển
đẹp, dài 40km với hàng ngàn hecta bải bồi, có 6 cửa biển có độ sâu đảm bảo
cho tàu thuyền có trọng tải lới ra vào neo đậu, độ mặn phù hợp với việc nuôi
trồng thủy sản nhằm giải quyết lao động tại chổ. Bên cạnh đó còn có nhiều
22
danh lam thắng cảnh gắn với các di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như: Di tích
chiến thắng Vạn tường nổi tiếng bởi trận đánh phủ đàu đầu tiên của quân và
dân ta vào đội quân viễn chinh mỹ xâm lược đầu tháng 8.1965.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Bình Sơn giai đoạn 20142017
Huyện Bình Sơn đang có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế- xã hội
với Khu kinh tế tổng hợp Dung Quất, có các ngành công nghiệp quy mô
lớn như: Công ty công nghiệp nặng Doosan- Vina, Công ty công nghiệp
tàu thủy Dung Quất, nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất,
tập đoàn thép Hòa phát, nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn; đang triển khai
thực hiện Nhà máy nhiệt điện Sembcorp Dung Quất, nhà máy bột giấy
VNT19… đây được xem như ngành công nghiệp trọng điểm kinh tế
không chỉ ở Huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi mà còn mang tính liên
vùng trong khu vực và quốc tế, tạo điều kiện và là cơ hội để tỉnh Quảng
Ngãi chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, góp phần thực hiện tốt chính sách việc làm cho lao
động địa phương.
Kinh tế của huyện trong những năm qua có tốc độ phát triển kinh tế ở
mức khá cao, bình quân đạt 15,15%/ năm và được duy trì nhiều năm liên tiếp.
Thu nhập bình quân đầu người tính theo giá cố định năm 2010 tăng đáng kể,
năm 2014 là 28,5 triệu đồng/ người/ năm, đến năm 2017 đạt 35,5 triệu đồng/
người/ năm.
Bên cạnh đó thì các chính sách kinh tế- xã hội, nhất là chương trình
134,135 và gần đây là quyết định 167, Nghị quyết 30a của Chính Phủ được
triển khai thực hiện có kết quả trên địa bàn huyện; từ đó đời sống của đại
bộ phận người dân được nâng lên rỏ rệt. tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 19% năm
2014 xuống 7,5% năm 2017.
23
Giáo dục và đào tạo từng bước được tỉnh và huyện quan tâm đầu tư.
Hiện nay trên địa bàn của huyện có 02 cơ sở đào tạo nghề đó là Trường
Cao đẵng nghề Dung Quất và Trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề huyện
Bình Sơn. Đặc biệt trường dạy nghề Dung Quất là nơi đào tạo ra các công
nhân lành nghề phục vụ cho hoạt động của các công ty, xí nghiệp đang hoạt
động trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất từng bước đáp ứng về nhu cầu
lao động trên địa bàn huyện nói chung và các Khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh nói riêng
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2014-2017
Chỉ tiêu
Dân số trung bình
GTSX ( giá theo 1994)
Ngông lâm nghiệp và
ngư nghiệp
Công nghiệp- xây
Đơn vị
2014
Nghìn người
169,4
Tỷ đồng
2.410
Tỷ đồng
725
2015
170,7
2016
2017
173,3
174,9
2.712,6 3.102,7 3.395,6
776,6
808,7
832,2
Tỷ đồng
765
696
804
905,4
Tỷ đồng
290
1.240
1.400
1.658
dựng
Dịch vụ
(Nguồn: Báo cáo tổng kết về tình hình kinh tế- xã hội huyện Bình Sơn giai
đoạn 2014-2017)
2.2. Thực trạng về dân số và lực lượng lao động ở Huyện Bình Sơn
Bình Sơn là địa bàn rộng, dân số tương đối đông so với các huyện khác
trong tỉnh. Tuy nhiên, thời gian qua Bình Sơn cũng đã làm tốt công tác dân
số- KHHGĐ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đã giảm từ 9,3% năm 2010 xuống còn
7,8% năm 2015. Dân số trung bình của huyện năm 2010 là 174,939 người;
trong đó nam là 85,854 người chiếm 49%, nữ 89,085 người chiếm 51%; thành
thị 8,228 người, chiếm 4,70%; nông thôn 166,711 người, chiếm 95,29%.
24
Bảng 2.2. Cơ cấu dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo nhóm tuổi và khu vực
năm 2010
Nhóm
Tổng số
Thành thị
Nông thôn
tuổi
Số người
Dân số
174,939
100
8,228
4.70
166,711
95.30
>15 tuổi
44,679
25,53
1,749
3.91
42,930
96.09
15-19
18,964
10,84
738
3.89
18,226
96.11
20-24
13,155
7,51
428
3.25
12,727
96.75
25-29
12,664
7,23
554
4.37
12,110
95.63
30-34
12,955
7,40
597
4.61
12,358
95.39
35-39
14,323
9,68
754
5.26
13,569
94.74
40-44
13,387
7,65
804
6.01
12,583
93.99
45-49
9,751
5,57
652
6.69
9,099
93.31
50-54
8,338
4,76
580
6.96
7,758
93.04
55-59
5,694
3,25
339
5.95
5,355
94.05
60+
21,029
12,02
1,033
4.91
19,996
95.09
%
Số người
%
Số người
%
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi)
Dân số cơ cấu trẻ; nhóm tuổi từ 0-14 tuổi chiếm 25,53%, nhóm từ 15-19
tuổi chiếm 10,84% và nhóm 20-24 tuổi chiếm 7,51%; đây là một thuận lợi về
cung nguồn nhân lực trong giai đoạn tới.
Dân số trên địa bàn huyện phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở khu
vực thị trấn và các xã ven biển chiếm khoản 80%; dân số các xã đồng bằng,
miền núi chiếm 20% tổng dân số toàn huyện, khoảng cách giữa các xã khá xa
(ví dụ ở các xã khu tây của huyện đến các xã nằm trong KKT Dung Quất
khoảng cách 25 km) từ đó không thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở đào tạo
nghề cũng như hệ thống mạng lưới trường học.
25