Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên huyện nông sơn, tỉnh quảng nam ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.33 KB, 85 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THANH LUẬN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN
HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số

: 8.34.04.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng đề tài và
giúp đỡ tôi giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Xin chân thành
cảm ơn Ban giám đốc, các khoa, phòng và quý thầy, cô trong Học viện Khoa học
Xã hội đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện
luận văn.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo các Sở, ban, ngành ở


tỉnh Quảng Nam; lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Nông Sơn; bạn
bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, tạo điều kiện và động viên tôi trong thời gian
học tập và thực hiện luận văn.
Trong quá trình thực hiện, bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy,
cô và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ
Chính sách công về “Thực hiện Chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên
huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với
các đề tài khác trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn

Lê Thanh Luận


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHO THANH NIÊN .................................................................................................7
1.1. Khái niệm thanh niên và chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên .............7
1.2. Mục tiêu, nội dung và vai trò của chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên
...................................................................................................................................12
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho thanh

niên ...........................................................................................................................28
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT CHO THANH NIÊN HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM ......32
2.1. Khái quát chung về thanh niên huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam ..................32
2.2. Những thành tựu trong việc thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho Thanh
niên huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam ...................................................................43
2.3. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong thực hiện chính sách giáo dục pháp
luật cho thanh niên huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam .........................................544
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN TẠI HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG
NAM GIAI ĐOẠN 2020 – 2025 .............................................................................59
3.1. Quan điểm và mục tiêu thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên
huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2020 - 2025 .......................................59
3.2. Giải pháp thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên huyện Nông
Sơn, tỉnh Quảng Nam ..............................................................................................611
KẾT LUẬN ............................................................................................................755
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCHQS

: Bộ chỉ huy quân sự

CBCC

: Cán bộ công chức

CK55


: Tên một đơn vị lực lượng vũ trang

CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

CP

: Chính phủ

CT

: Chỉ thị

CTr

: Chương trình

ĐVTN

: Đoàn viên thanh niên

GD&ĐT

: Giáo dục và đào tạo

GRDP

: Tổng sản phẩm trên địa bàn


LHTN

: Liên hiệp thanh niên

LLVT

: Lực lượng vũ trang



: Nghị định

NQ

: Nghị quyết

NXB

: Nhà xuất bản

GDPL

: Giáo dục pháp luật

PL

: Pháp luật

QLNN


: Quản lý nhà nước

QLHCNN

: Quản lý hành chính nhà nước

QPPL

: Quy phạm pháp luật

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TNCS

: Thanh niên cộng sản

TP

: Thành phố

TTg

: Thủ tướng


TW

: Trung ương

UBND

: Ủy ban nhân dân

VBQPPL

: Văn bản quy phạm pháp luật

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1.

2.2.

Tên bảng
Bảng thống kê trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của thanh niên
trong độ tuổi lao động năm 2016
Bảng phân tích các chủ thể chính sách PBGDPL của huyện
Nông Sơn, tỉnh Quảng nam


Trang

35

47


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “…. Thanh niên là rường cột
nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, đâu cần thanh niên có đâu khó có thanh
niên…”. Điều đó khẳng định vai trò của thanh niên là vô cùng to lớn và bao trùm
rất nhiều lĩnh vực, vai trò và vị trí của thanh niên luôn được đánh giá cao trong sự
nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc Việt Nam.
Hiện nay, nước ta đang ở thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” thanh niên chiếm tỷ lệ
lớn nhất trong lịch sử phát triển nhân khẩu của đất nước, đây là lực lượng xã hội to
lớn, là nguồn nhân lực quan trọng vì vậy thanh niên đóng vai trò quan trọng trong
việc phát triển kinh tế- xã hội và phát huy tiềm lực của đất nước. Để có thể huy
động tối đa nguồn nhân lực thanh niên thì nhà nước cần hoạch định chính sách và
xây dựng pháp luật cần tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho lực lượng thanh niên,
đồng thời không được xem nhẹ công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên,
trang bị kiến thức pháp luật cho thanh niên, đào tạo họ thực sự trở thành những
người có đủ đức, đủ tài tiếp tục thừa kế, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam
xã hội chủ nghĩa ngày một vững mạnh.
Trước sự phát triển và hội nhập quốc tế mạnh mẽ của Việt Nam và hầu hêt tất
cả các nước trên thế giới thì lực lượng thanh niên càng phải là lực lượng tiên phong,
gương mẫu trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào lao động sản xuất, đi đầu
trong hội nhập cũng như nghiêm túc chấp hành những quy định của Hiến pháp và
Pháp luật.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, khẳng định: “Hoàn thiện

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Nhà nước theo quy định của Hiến
pháp, đáp ứng các đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều
kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên
tắc tập trung dân chủ”. Vì vậy, muốn xây dựng Nhà nước pháp quyền vững mạnh,
bên cạnh việc xây dựng một hệ thống pháp luật phù hợp, đòi hỏi Đảng và Nhà nước
1


ta tăng cường công tác giáo dục pháp luật, để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống,
phát huy hiệu quả quản lý xã hội bằng pháp luật của nhà nước, trở thành cầu nối
giữa dân với Đảng, Nhà nước.
Xác định thanh niên luôn là lực lượng chiến lược của quốc gia dân tộc, Đảng
đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm giáo dục toàn diện cho thanh niên,
nâng cao tri thức, trình độ văn hóa cho thanh niên. Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày
25/7/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước tiếp tục khẳng định “xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam có ý
thức chấp hành pháp luật…”, hay gần đây nhất là Chỉ thị số 42- CT/TW ngày
24/3/2015 về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng
cách mạng, đạo đức, lối sống, văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015- 2030”.
Trên cơ sở các chủ trương, chính sách Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn
bản, đề án, chương trình về phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó thanh niên luôn
được xác định là đối tượng chính: Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 07/01/1998
của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002; Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày
17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục
pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007; Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày
12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp
luật từ năm 2008 đến năm 2012 xác định mục tiêu đến hết năm 2012 có 95% thanh

thiếu niên được tuyên truyền, giáo dục pháp luật... đặc biệt là Quyết định số
2106/QĐ-TTg ngày 26/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng
cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho
thanh thiếu niên giai đoạn 2011 – 2015.
Huyện Nông Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, được chia tách
ra từ huyện Quế Sơn của tỉnh Quảng Nam theo Nghị định 42/2008/ NĐ-CP của
Chính phủ. Thanh niên là lực lượng đáng kể trong dân số địa phương, trình độ văn
hóa khác nhau, đại bộ phận thanh niên sống tập trung ở nông thôn. Trước những
biến động phức tạp của tình hình chính trị - kinh tế trong nước và thế giới, sự tác
2


động từ mặt trái của cơ chế thị trường, thanh niên huyện Nông Sơn còn một số hạn
chế như: Thiếu những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho yêu cầu phát triển, hội nhập;
một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, thiếu trách nhiệm, thực dụng, coi nhẹ
đạo lý, thuần phong mỹ tục; suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống; ý thức chấp
hành pháp luật kém, dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, ứng xử thiếu văn hoá, vi
phạm pháp luật. Các tệ nạn xã hội xảy ra trên địa bàn huyện có số lượng lượng
thanh niên chiếm tỷ lệ cao.
Trong tình hình đó, việc thực hiện chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật cho
thanh niên đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. Nội dung giáo dục được hiện đại hóa và
cập nhật gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, đất nước cũng như tình hình thế
giới. Phương thức giáo dục ngày càng phong phú, đa dạng, chú trọng các hình thức
giáo dục thân thiện, cởi mở, có tính hấp dẫn cao nhưng đảm bảo tính định hướng.
Song, công tác PBGDPL cho thanh niên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém. Cơ
sở vật chất và phương tiện phục vụ công tác giáo dục còn thiếu, lạc hậu, chưa đáp
ứng được yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của thanh niên. Chất lượng và hiệu quả
công tác giáo dục pháp luật chưa cao. Số thanh thiếu niên hư, lệch chuẩn và vi phạm
pháp luật còn nhiều.
Vì vậy, thông qua học tập, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn các yếu tố tác

động đến chính sách GDPL tại huyện Nông Sơn, tôi lựa chọn nội dung: “Thực hiện
chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam”
làm đề tài luận văn cao học chuyên ngành Chính sách công nhằm phân tích rõ việc
thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên huyện Nông Sơn hiện nay
đồng thời đề xuất các giải pháp đổi mới, hoàn thiện thực hiện chính sách góp phần
vào việc nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho thanh niên tại huyện Nông sơn
nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu
Các công trình, đề tài nghiên cứu liên quan:
- Đề tài nghiên cứu cấp tỉnh “Phòng ngừa thanh, thiếu niên phạm tội trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam. Thực trạng và giải pháp” do Trường Trung cấp Giao thông
tỉnh Quảng Nam chủ trì. Đề tài đã nêu ra một số nội dung lý luận về thanh thiếu
3


niên, tội phạm... Qua đó, nghiên cứu, đánh giá thực trạng phạm tội trong thanh,
thiếu niên cũng như thực trạng hoạt động phòng ngừa thanh, thiếu niên phạm tội tại
tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua. Đồng thời, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả công tác phòng ngừa thanh, thiếu niên phạm tội tại Quảng Nam. Đề tài
cho người viết cái nhìn tổng thể về tình hình vi phạm pháp luật trong thanh, thiếu
niên tại Quảng Nam.
- Tống Đức Thảo,

i o dục ph p luật góp ph n nâng cao ý thức v ngh a vụ

tuân thủ ph p luật, (tạp chí ý luận chính trị, số 10/2006 nghiên cứu vai trò tác
động của giáo dục pháp luật đối với việc hình thành và nâng cao ý thức pháp luật
cho các tầng lớp dân cư đồng thời nêu những đặc điểm cơ bản của ý thức pháp luật.
- Trần Ngọc Đường và Dương Thanh Mai, Bàn về giáo dục pháp luật, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. Đây là cuốn sách đầu tiên ở nước ta nghiên cứu

một cách cơ bản những vấn đề lý luận giáo dục pháp luật bao gồm khái niệm, mục
đích, đối tượng, chủ thể, nội dung, hình thức, phương pháp và phương tiện giáo dục
pháp luật.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ lý luận về chính sách giáo dục
pháp luật cho thanh niên, từ thực tiễn thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho
thanh niên huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên huyện
Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chính sách giáo dục pháp luật đối với
thanh niên ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay;
- Phân tích, đánh giá thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên
tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam;
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho
thanh niên tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam hiện nay
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4


4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên và thực trạng thực hiện chính
sách giáo dục pháp luật cho thanh niên huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu từ năm 2010 đến nay
- Về không gian: Trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được xây dựng trên cơ sở các hệ thống lý luận của Chủ nghĩa Mác ênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, pháp luật, quan điểm, chủ trương, chính

sách của Đảng và Nhà nước về GDPL cho thanh niên. Vận dụng thế giới quan duy
vật và phương pháp luận biện chứng của Triết học Mác - Lênin, với các quan điểm
khách quan, khoa học để giải quyết các vấn đề.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh… để thu
thập, xử lý số liệu, dẫn liệu. Trong đó sử dụng các phương pháp chính là:
- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp thống kê
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Góp phần nâng cao sự nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các cấp, các
ngành, toàn xã hội, sự nỗ lực của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục
thế hệ trẻ nói chung và giáo dục chính sách pháp luật nói riêng, tạo môi trường, điều
kiện tốt để thanh niên rèn luyện, trưởng thành, góp phần hình thành lý tưởng cách
mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, tuân thủ pháp luật và từng bước hoàn thiện nhân
cách.
- Luận văn nghiên cứu toàn diện về chính sách GDPL cho thanh niên, nghiên
cứu những yếu tố tác động và yếu tố cấu thành của GDPL cho thanh niên; phân tích
thực trạng, ưu điểm, nhược điểm và những nguyên nhân của thực trạng; đề xuất giải

5


pháp cơ bản để hoàn thiện việc thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên
tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam một cách hiệu quả.
7. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Những lý luận cơ bản về chính sách giáo dục pháp luật cho thanh
niên.
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho thanh niên
huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Chương 3: Một số giải pháp thực hiện chính sách giáo dục pháp luật cho thanh
niên huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2020-2025.

6


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full














×